Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học để trồng rừng sấu tía (Sandoricum indicum cav.) cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Lâm Đồng

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . v

DANH MỤC CÁC BẢNG . vii

DANH MỤC CÁC HÌNH . ix

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 6

1.1. Trên thế giới . 6

1.1.1. Tên gọi, phân loại và giá trị sử dụng . 6

1.1.2. Đặc điểm sinh học . 9

1.1.3. Chọn giống, nhân giống và trồng rừng . 14

1.2. Ở Việt Nam . 17

1.2.1. Tên gọi, phân loại và giá trị sử dụng . 17

1.1.2. Đặc điểm sinh học . 20

1.1.3. Chọn giống, nhân giống và trồng rừng . 23

1.3. Nhận xét và đánh giá chung . 26

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 28

2.1. Nội dung nghiên cứu . 28

2.1.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Sấu tía . 28

2.1.2. Nghiên cứu chọn giống cây Sấu tía . 28

2.1.3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Sấu tía . 28

2.1.4. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu

tía cung cấp gỗ lớn. 28

2.1.5. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng rừng thâm canh

cây Sấu tía cung cấp gỗ lớn . 28

2.2. Phương pháp nghiên cứu . 28

2.2.1. Quan điểm và phương pháp tiếp cận . 28

2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể . 30

2.3. Khái quát đặc điểm khu vực bố trí thí nghiệm . 47

pdf194 trang | Chia sẻ: minhanh6 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học để trồng rừng sấu tía (Sandoricum indicum cav.) cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tán của rừng. Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm lâm học của cây Sấu tía ở trên cho thấy: - Cây Sấu tía đóng vai trò đồng ưu thế sinh thái trong những quần xã thực vật thuộc rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới ở khu vực nghiên cứu. Độ ưu thế của cây Sấu tía ở những trạng thái rừng giàu cao hơn so với trạng thái rừng trung bình và rừng nghèo. - Trong rừng tự nhiên cây Sấu tía thường phân bố cùng với nhiều loài cây gỗ khác như Sến mủ, Gội tía, Dền đỏ, Bình linh, Bằng lăng, Sao đen, Trường, Thị rừng, Chò xanh, v.v. cho thấy cây Sấu tía có thể sống chung với nhiều loài khác nhau, có đặc tính ưa sáng nhưng tính cạnh tranh giữa các loài đều không cao, tạo thành các nhóm loài ưu thế. Đồng thời cây Sấu tía tái sinh tự nhiên với số lượng cây có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ cao ở các cấp chiều cao. Đây là cơ sở khoa học cho chọn phương thức trồng rừng cây Sấu tía hoặc là trồng thuần loài vì cây mọc khá tập trung, hoặc trồng hỗn giao vì cây sống chung được với nhiều loài cây gỗ khác. 71 Kết quả nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên có cây Sấu tía phân bố và vai trò của nó trong nhóm loài cây ưu thế và đồng ưu thế với các loài cây họ Sao Dầu là những căn cứ quan trọng cho luận án nghiên cứu trồng rừng hỗn giao giữa cây Sấu tía và cây Sao đen các mô hình thí nghiệm về trồng rừng. Khả năng tái sinh của cây Sấu tía trong điều kiện tự nhiên càng mở ra tiềm năng nhân giống và trồng rừng ở loài cây này, không chỉ ở khả năng sinh sản bằng hạt mà còn là nhân giống bằng hom, không chỉ ở phương thức trồng thuần loài mà cả ở phương thức trồng hỗn giao. Tóm lại, cơ sở khoa học cho các biện pháp kỹ thuật trong nhân giống, trồng rừng thâm canh với cây Sấu tía đều có thể xuất phát từ đặc điểm lâm học của loài này như kết quả nghiên cứu đã trình bày ở phần trên. 3.2. Nghiên cứu chọn giống cây Sấu tía 3.2.1. Chọn cây trội Sấu tía Đề tài đã chọn được tổng 70 cây trội của 7 xuất xứ với một số chỉ tiêu đặc trưng mẫu trình bày trong bảng dưới đây. Bảng 3.13. Đặc trưng sinh trưởng của cây trội đã chọn lọc ở 7 xuất xứ TT Xuất xứ D1,3 (cm) Hvn (m) Hdc (m) Dtán (m) TB CV% TB CV% TB CV% TB CV% 1 Bình Dương 69,6 23,8 27,3 6,5 10,6 19,0 9,1 22,1 2 Bình Phước 71,8 22,4 27,1 5,6 12,1 22,5 9,6 18,4 3 Bình Thuận 99,9 27,8 30,8 13,8 19,9 16,8 9,3 27,8 4 Đắk Lắk 73,2 13,2 26,2 12,9 14,4 13,2 8,7 16,4 5 Đồng Nai 62,2 14,6 31,4 5,5 18,2 10,6 7,2 8,8 6 Lâm Đồng 64,7 34,1 17,7 3,8 9,6 8,8 6,1 21,1 7 Tây Ninh 49,6 34,1 16,3 13,6 10,7 6,3 9,2 26,0 Cộng/TB 70,1 31,8 25,3 24,0 13,6 31,2 8,4 25,3 Kết quả bảng 3.13 (phụ lục 3) cho thấy, tất cả cây trội được chọn đều đảm bảo tiêu chuẩn ngành TCVN 8755:2017. Từng cây trội đã được mã hóa, đánh số thứ tự, xác định tọa độ,... đúng theo quy định hiện hành. Trong số 70 cây được chọn lọc 72 có 50 cây từ rừng tự nhiên, 20 cây từ rừng trồng (Bình Dương; Lâm Đồng), là nguồn cung cấp giống cho các khảo nghiệm. Các chỉ tiêu sinh trưởng ở bảng 3.13 cho thấy cây Sấu tía là loài cây gỗ lớn, đường kính bình quân của 10 cây lên tới 99,9 cm và chiều cao đạt 30,8 m (xuất xứ Bình Thuận). Ngay cả các cây có chỉ tiêu sinh trưởng nhỏ nhất trong số các cây đã chọn thì cũng đạt D1,3 = 49,6 cm và Hvn = 16,9 m (xuất xứ Tây Ninh). Kết quả tính toán cũng cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa cây trội ở rừng trồng (xuất xứ Bình Dương, Lâm Đồng) với cây trội ở rừng tự nhiên (các xuất xứ còn lại), cụ thể D1,3 bình quân của rừng tự nhiên là 71,1 cm so với rừng trồng 66,4 cm và Hvn bình quân của rừng tự nhiên là 25,6 m so với 24,1 m. Trong đó, tại khu vực Núi Ông (Bình Thuận) có chỉ số D1,3 bình quân vượt trội so với các khu vực khác, cây nhỏ nhất trong 10 cây chọn tại đây có D1,3 = 60,5 cm và cây lớn nhất đạt tới 140,1cm. So sánh sinh trưởng D1,3 và Hvn của các cây trội ở 7 xuất xứ: Bình Dương (BD), Bình Phước (BP), Bình Thuận (BT), Đắk Lắk (ĐL), Đồng Nai (ĐN), Lâm Đồng (LĐ) và Tây Ninh (TN) như ở hình 3.7 dưới đây Sinh trưởng D1,3 (cm) Sinh trưởng Hvn (m) Hình 3.7. Sinh trưởng D1,3 và Hvn của cây trội Sấu tía giữa các xuất xứ Ngoài ra, xem xét chỉ tiêu CV% cũng cho thấy, đặc điểm biến động ở D1,3 (31,8%) lớn hơn so với biến động của Hvn (24,0%), chỉ số Hdc/Hvn đạt xấp xỉ 0,54 và chỉ số Dt/Hvn đạt 0,33; trong số đó những cây trồng ở Bình Dương có xu hướng 73 phân cành thấp hơn (0,39) và tán cũng gọn hơn (0,33); trị số đường kính tán bình quân là 8,4m với hệ số biến động cũng 25,4% là khá cao. Đối với cây mẹ được chọn từ rừng tự nhiên, ngoài các chỉ tiêu sinh trưởng, số điểm bình chọn cũng đạt tối thiểu từ 64 điểm, cao nhất 80 điểm (xấp xỉ bằng với ở rừng trồng). Đối với cây trội được chọn từ rừng trồng (khu vực Bàu Bàng, Phú Giáo, Bình Dương và Lâm Đồng), D1,3 đều vượt 1,2 lần độ lệch chuẩn (Sd) so với D1,3 trung bình của rừng. Số điểm bình chọn thất nhất là 68 điểm và cao nhất đạt 82 điểm. Tất cả những đặc trưng liên quan tới các chỉ tiêu sinh trưởng của cây trội sẽ được đánh giá tiếp theo thông qua khảo nghiệm hậu thế. 3.2.2. Khảo nghiệm xuất xứ và khảo nghiệm hậu thế cây Sấu tía 3.2.2.1. Khảo nghiệm xuất xứ cây Sấu tía Bảng 3.14. Tỷ lệ sống và sinh trưởng Sấu tía 18 tháng tuổi tại khảo nghiệm xuất xứ Xuất xứ Tỷ lệ sống (%) D1.3 (cm) Hvn (m) TB CV% TB CV% TB CV% Bình Thuận 80,2 a 0,83 1,32 a 2,63 2,28 a 1,33 Đắk Lắk 83,0 b 1,03 1,39 b 2,23 2,33 b 4,10 Bình Dương 85,2 c 1,34 1,50 c 2,21 2,39 c 1,34 Bình Phước 88,4 d 0,52 1,51cd 2,00 2,40 c 1,09 Lâm Đồng 90,6 e 1,05 1,54 d 2,02 2,51 d 0,52 Đồng Nai 92,8 f 2,64 1,59 e 1,43 2,76 e 0,72 Tây Ninh 95,0 g 1,24 1,67 f 2,14 2,89 f 1,14 Trung bình 87,9 5,85 1,50 7,61 2,51 8,84 LSD 0,42 0,01 0,02 P < 0.01 < 0.01 < 0.01 Ghi chú: Những công thức có kí tự (a, b, c, ) là khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Số liệu bảng 3.14 (phụ lục 3) cho thấy, các chỉ tiêu sinh trưởng về D1,3, Hvn và tỷ lệ sống của cây Sấu tía ở 7 xuất xứ đều khá cao, chứng tỏ cây Sấu tía thích nghi cao với điều kiện nơi khảo nghiệm. Tỷ lệ sống, sinh trưởng D1,3 và Hvn giữa các xuất xứ khác nhau rõ rệt (P < 0,01). Tỷ lệ sống bình quân chung là 87,9% ± 74 5,14 với hệ số biến động là 5,85%, tỷ lệ sống cao nhất là 95,0% (xuất xứ Tây Ninh) và thấp nhất là 80,2% (xuất xứ Bình Thuận). Sinh trưởng D1,3 bình quân chung là 1,51cm, trong đó cao nhất là xuất xứ Tây Ninh (1,67cm) vượt 26,5% so với xuất xứ thấp nhất là Bình Thuận (1,32cm). Tương tự, sinh trưởng Hvn (m) bình quân chung là 2,51m, trong đó cao nhất là xuất xứ Tây Ninh (2,89m) vượt 26,8% so với xuất xứ thấp nhất là Bình Thuận (2,28m). Hệ số biến động D1,3 là 7,61% và Hvn là 8,84%, nghĩa là biến động của chiều cao đã lớn hơn so với biến động của đường kính. Kết quả xếp hạng về tỷ lệ sống, D1,3 và Hvn của 7 xuất xứ cho thấy: Thứ tự từ thấp đến cao cũng nhất quán một cách hệ thống giữa 3 chỉ tiêu đánh giá, thấp nhất ở xuất xứ Bình Thuận, trung bình ở xuất xứ Bình Phước và lớn nhất ở xuất xứ Tây Ninh. Sinh trưởng D1,3 và Hvn của 7 xuất xứ được trình bày ở hình 3.8. Sinh trưởng D1,3 (cm) Sinh trưởng Hvn (m) Hình 3.8. Sinh trưởng D1,3 và Hvn của 7 xuất xứ sau 18 tháng khảo nghiệm Qua kết quả khảo nghiệm xuất xứ cho thấy, bước đầu chọn được 3 xuất xứ triển vọng sau đây: (i) Tây Ninh, (ii) Đồng Nai, và (iii) Lâm Đồng. 3.2.2.2. Khảo nghiệm hậu thế cây Sấu tía Tổng hợp kết quả khảo nghiệm hậu thế cây Sấu tía tại ”Bảng tổng hợp tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Sấu tía 18 tháng tuổi tại khảo nghiệm hậu thế” phụ lục 3, mục 3.4.1 cho thấy: 75 - Về Tỷ lệ sống của 50 gia đình Sấu tía tại khảo nghiệm hậu thế đạt tương đối cao, tỷ lệ sống trung bình chung của khảo nghiệm là 85,3%, tỷ lệ sống của từng gia đình dao động từ 66,7% đến 95,8%. 22 gia đình có tỷ lệ sống cao hơn trung bình và 28 gia đình có tỷ lệ sống thấp hơn trung bình, trong đó các gia đình TN6, ĐN10, TN7, TN1, TN8, BD4, LĐ3 có tỷ lệ sống cao nhất (95,8%), các gia đình ĐL2, BT3, LĐ8, BT8, BD1, ĐN6, BP10 và TN10 có tỷ lệ sống thấp nhất (66,7 - 83,3%). Như vậy, trong 22 gia đình thuộc nhóm có tỷ lệ sống cao thể hiện khả năng thích nghi tốt với điều kiện nơi trồng, đây là những gia đình được quan tâm lựa chọn cùng với các căn cứ về sinh trưởng của chúng; 28 gia đình còn lại cho thấy khả năng thích nghi kém hơn tại địa điểm trồng sẽ ít được quan tâm chọn lựa. - Về Sinh trưởng của 50 gia đình tại khảo nghiệm hậu thế: Kết quả phân tích thống kê cho thấy, sinh trưởng về D1,3 và Hvn có sự khác biệt rõ rệt (Fpr < 0,01). Sinh trưởng D1,3 bình quân chung là 1,49cm, trong đó cao nhất là gia đình TN6 thuộc xuất xứ Tây Ninh với 2,30cm và thấp nhất là gia đình ĐL5 (xuất xứ Đắk Lắk) với 0,86cm, chênh lệch giữa gia đình cao nhất và thấp nhất là 2,67 lần; sinh trưởng Hvn bình quân chung là 2,50m, trong đó cao nhất là gia đình TN6 (xuất xứ Tây Ninh) với 3,06m và thấp nhất là gia đình BT8 (xuất xứ Bình Thuận) với 1,86m, chênh lệch giữa gia đình cao nhất và thấp nhất là 1,65 lần. Hệ số biến động về sinh trưởng của D1,3 là 20,6% và của Hvn là 12,3%, biến động về đường kính cao hơn biến động về chiều cao. Căn cứ vào khoảng sai dị (LSD) và độ biến động về sinh trưởng D1.3 và Hvn của các gia đình Sấu tía, đề tài xác định các gia đình được chọn phải có độ vượt đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 8755; 2017). Theo đó, sẽ có 12 gia đình thuộc các nhóm có sinh trưởng tốt được so sánh để chọn lựa, kết quả xếp hạng trung bình của D1,3 và Hvn theo trắc nghiệm Duncan như trình bày ở bảng 3.15. Trong bảng 3.15, có 12 gia đình đạt sinh trưởng tốt nhất trong số 50 gia đình khảo nghiệm hậu thế, trong đó có 4 gia đình đạt cao cả D1,3 lẫn Hvn là TN6, ĐN10, LĐ5 và TN2 còn 4 gia đình đạt cao về một trong hai chỉ tiêu hoặc D1,3 hoặc Hvn nhưng vẫn nằm trong nhóm có độ vượt gồm ĐN6, BP10, ĐN2 và LĐ6, 4 gia đình chỉ đạt về D1,3 là ĐL1, ĐL4, BD8, và BD4; 4 gia đình chỉ đạt về Hvn là TN9, TN10, 76 TN1, và TN7. Như vậy, có 8 gia đình có triển vọng được chọn sau khảo nghiệm là TN6, ĐN10, LĐ5, TN2, ĐN6, BP10, ĐN2 và LĐ6. Bảng 3.15. Tỷ lệ sống và sinh trưởng cây Sấu tía 18 tháng tuổi của 12 gia đình tốt nhất tại khảo nghiệm hậu thế Xếp hạng theo D1,3 Gia đình TLS (%) D1.3 (cm) Gia đình Hvn (m) 1 TN6 95,8 2,23 z TN6 3,06 q 2 ĐN10 95,8 2,00 z ĐN10 2,96 p 3 ĐN6 79,2 1,96 z LĐ5 2,95 p 4 LĐ5 83,3 1,86 y TN2 2,91 op 5 BP10 79,2 1,84 xy LĐ6 2,85 no 6 TN2 87,5 1,80 wx TN7 2,84 no 7 BD4 95,8 1,78 w TN1 2,84 mno 8 BD8 87,5 1,78 w TN10 2,83 lmn 9 ĐL4 87,5 1,76 vw BP10 2,82 klm 10 ĐL1 87,5 1,75 vw TN9 2,80 klm 11 LĐ6 87,5 1,72 uv ĐN6 2,75 kl 12 ĐN2 87,5 1,68 tu ĐN2 2,74 k TB 86,1 1,85 2,86 Kết quả này cũng được so sánh với 12 gia đình có sinh trưởng D1.3 và Hvn thấp nhất, mục đích là làm rõ sự khác biệt giữa nhóm gia đình được chọn, nhóm gia đình có thể chọn và nhóm gia đình không thể chọn. Số liệu về sinh trưởng của 12 gia đình không thể chọn như trình bày ở bảng 3.16. Từ bảng 3.16, 12 gia đình có sinh trưởng kém nhất trong số 50 gia đình theo tiêu chí độ vượt âm (%) thì có 11 gia đình vừa thấp về D1,3 và Hvn, riêng gia đình ĐN5 chỉ thấp về D1,3 và gia đình BT3 chỉ thấp về Hvn. Như vậy, có 11 gia đình không thể chọn sau khảo nghiệm hậu thế. 77 Bảng 3.16. Tỷ lệ sống và sinh trưởng cây Sấu tía 18 tháng tuổi của 12 gia đình kém nhất tại khảo nghiệm hậu thế Xếp hạng theo D1.3 Gia đình TLS (%) D1.3 (cm) Gia đình Hvn (m) 39 BT9 91,7 1,25 fg BT9 2,23 de 40 BT7 91,7 1,25 fg BT3 2,23 de 41 BP4 87,5 1,23 ef BT5 2,20 cd 42 ĐN5 91,7 1,19 de ĐL8 2,20 cd 43 BP8 83,3 1,15 d BP8 2,20 cd 44 BD6 83,3 1,08 c LĐ8 2,20 cd 45 ĐL8 83,3 1,06 c BT7 2,20 cd 46 ĐL2 66,7 1,06 c BD6 2,14 bc 47 BT5 83,3 1,05 c BP4 2,13 bc 48 LĐ8 87,5 0,96 b ĐL2 2,09 b 49 BT8 75 0,95 b ĐL5 1,87 a 50 ĐL5 91,7 0,85 a BT8 1,86 a TB 84,7 1,09 2,13 Kết quả nghiên cứu cho thấy, mỗi gia đình có sinh trưởng D1,3 lớn nhất hoặc thấp nhất chưa hẳn là gia đình có sinh trưởng Hvn tương ứng cao nhất hoặc thấp nhất. Cụ thể là: Trung bình của 12 gia đình đạt sinh trưởng cao nhất về D1.3 là 1,85cm và Hvn là 2,86m, trong khi trung bình của 12 gia đình đạt sinh trưởng kém nhất về D1.3=1,09cm và Hvn=2,13m, chênh lệch về D1.3 giữa hai nhóm này là 1,69 lần và 1,34 lần đối với Hvn. Đó là lý do xác nhận khác biệt rất rõ rệt giữa nhóm có sinh trưởng tốt nhất và nhóm có sinh trưởng kém nhất, tức là có thể chọn 12 gia đình ở bảng 3.15 nhưng không thể chọn 12 gia đình ở bảng 3.16 làm cây mẹ cung cấp giống, còn 26 gia đình ở khoảng trung bình chung cần có thời gian để kiểm chứng thêm. Tóm lại, kết quả khảo nghiệm hậu thế đã chọn được 8 gia đình có sinh trưởng của cả D1,3 và Hvn đều có độ vượt đạt tiêu chuẩn đề ra (theo thứ tự ưu tiên từ 78 cao đến thấp) gồm: TN6 (số 31), ĐN10 (số 7), LĐ5 (số 40), TN2 (số 30), ĐN6 (số 41), BP10 (21), ĐN2 (số 41) và LĐ6 (số 1). Kết quả so sánh sinh trưởng D1,3 và Hvn giữa 8 gia đình này được trình bày trong hình 3.9. Biểu đồ sinh trưởng D1,3 (cm) Biểu đồ sinh trưởng Hvn (m) Hình 3.9. Sinh trưởng D1,3 và Hvn của 8 gia đình tốt nhất sau 18 tháng khảo nghiệm Tuy nhiên, kết quả chọn những gia đình tốt này mới chỉ được đánh giá ở thời điểm 18 tháng sau khi trồng, trong đó vẫn có một số gia đình chưa có sự nhất quán về sinh trưởng của D1,3 và Hvn, vì vậy cần theo dõi thêm để đánh giá kết quả chính xác ở những tuổi cao hơn. Như vậy, khảo nghiệm hậu thế với cùng nguồn gốc xuất xứ cũng đem lại kết quả tình trạng sinh trưởng tương tự của các xuất xứ. Kết quả của khảo nghiệm hậu thế phản ánh những cây mẹ có nguồn gốc từ Tây Ninh, Đồng Nai và Lâm Đồng thường cho hậu thế có sinh trưởng tốt, còn những cây mẹ có nguồn gốc từ Bình Thuận và Đắk Lắk thường cho hậu thế sinh trưởng kém hơn. Theo đó, khảo nghiệm hậu thế đã bổ sung cho kết luận qua khảo nghiệm xuất xứ trong việc lựa chọn 3 xuất xứ Tây Ninh, Đồng Nai và Lâm Đồng. 79 Mô hình khảo nghiệm hậu thế Mô hình khảo nghiệm xuất xứ Hình 3.10. Mô hình khảo nghiệm giống cây Sấu tía 18 tháng tuổi 3.3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Sấu tía 3.3.1. Một số đặc điểm sinh lý hạt Sấu tía 3.3.1.1. Kích thước quả và hạt Sấu tía Kết quả nghiên cứu được trình tại bảng 3.17 (phụ lục 4). Bảng 3.17. Kích thước quả và hạt Sấu tía Lần đo Quả Hạt Chiều dài (mm) Chiều rộng (mm) Chiều dài (mm) Chiều rộng (mm) Chiều dày (mm) Lần lặp 1 48,6 40,4 24,8 13,6 10,6 Lần lặp 2 48,7 40,2 24,9 13,7 10,8 Lần lặp 3 48,5 40,1 24,7 13,6 10,7 Lần lặp 4 48,5 40,1 24,7 13,6 10,7 TB 48,6 40,2 24,8 13,6 10,7 Min 45,7 37,1 21,9 11,3 10,0 Max 51,0 44,2 27,2 14,6 12,2 CV (%) 2,7 3,7 5,2 3,9 4,5 80 Kích thước quả và hạt Sấu tía Kích thước hạt Sấu tía Hình 3.11. Kích thước quả và hạt ở cây Sấu tía Số liệu bảng 3.17 cho thấy: Quả Sấu tía có chiều dài từ 45,7 mm đến 51,0 mm, trung bình là 48,6 mm; chiều rộng quả từ 37,1 mm đến 44,2 mm, trung bình là 40,2 mm. Hạt Sấu tía có chiều dài trung bình là 24,8 mm; chiều rộng trung bình là 13,6 mm và chiều dày trung bình là 10,7 mm. Biến động giữa các quả và hạt đều rất nhỏ (dưới 5%), chứng tỏ kích thước quả và hạt Sấu tía khá đều nhau. 3.3.1.2. Khối lượng 1.000 quả và khối lượng 1.000 hạt Kết quả nghiên cứu được trình tại bảng 3.18 (phụ lục 4) Số liệu bảng 3.18 cho thấy: Khối lượng trung bình của 30 quả Sấu tía là 1.430,0 g (1,43 kg); khối lượng 1.000 quả Sấu tía dao động từ 45,5 kg đến 50,0 kg, trung bình là 47,7 kg, từ đó cho thấy 1 kg quả Sấu tía có từ 20 đến 21 quả. Khối lượng 1.000 hạt Sấu tía dao động từ 1.796g đến 1.857g, khối lượng trung bình là 1.829g (1,83 kg), trong 1 kg hạt Sấu tía có 547 ± 24 hạt. Hệ số biến động về khối lượng quả và hạt khá thấp và đều nhỏ hơn 5%, trong đó biến động khối lượng hạt nhỏ hơn biến động của quả. 81 Bảng 3.18. Khối lượng 1000 quả và 1000 hạt cây Sấu tía Khối lượng quả Sấu tía Khối lượng hạt Sấu tía Hình 3.12. Khối lượng quả và khối lượng hạt ở cây Sấu tía 3.3.1.3. Độ ẩm hạt Sấu tía Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.19 (phụ lục 4). Lần cân Khối lượng 30 quả (g) Khối lượng 1.000 quả (kg) Khối lượng 100 hạt (g) Khối lượng 1.000 hạt (g) Lần lặp 1 1.500,0 50,0 180,4 1.804 Lần lặp 2 1.428,6 47,6 182,5 1.825 Lần lặp 3 1.428,6 47,6 184,3 1.843 Lần lặp 4 1.363,6 45,5 185,7 1.857 Lần lặp 5 1.428,6 47,6 184,4 1.844 Lần lặp 6 1.500,0 50,0 179,8 1.798 Lần lặp 7 1.428,6 47,6 179,6 1.796 Lần lặp 8 1.428,6 47,6 183,7 1.837 Lần lặp 9 1.363,6 45,5 185,5 1.855 TB 1.430,0 47,7 182,9 1.829 Min 1.363,6 45,5 179,6 1.796 Max 1.500,0 50,0 185,7 1.857 CV (%) 3,4 1,3 82 Bảng 3.19. Khối lượng và độ ẩm của hạt Sấu tía Sấy (100 hạt) Khối lượng trước khi sấy m1 (g) Khối lượng sau khi sấy m2 (g) Độ ẩm của hạt W (%) Lần lặp 1 179,3 100,4 44,0 Lần lặp 2 182,8 104,7 42,7 Lần lặp 3 184,3 105,3 42,9 Lần lặp 4 188,6 108,1 42,7 Lần lặp 5 184,4 104,8 43,2 Lần lặp 6 179,9 100,9 43,9 Lần lặp 7 181,4 103,2 43,1 Lần lặp 8 183,7 105,3 42,7 Lần lặp 9 184,2 104,5 43,3 Trung bình 183,2 104,1 43,2 Min 179,3 100,4 42,7 Max 188,6 108,1 44,0 CV (%) 1,5 2,3 1,2 Hạt Sấu tía trước khi sấy Hạt Sấu tía sau khi sấy Hình 3.13. Hạt Sấu tía trước và sau khi sấy Số liệu bảng 3.19 cho thấy, độ ẩm của hạt Sấu tía dao động từ 42,7% đến 44,0%, độ ẩm trung bình là 43,2%, biến động tương đối rất thấp (CV = 1,2%). Kết quả nghiên cứu cho thấy, hạt Sấu tía thuộc nhóm hạt giống có độ ẩm cao. 83 3.3.2. Kỹ thuật nhân giống cây Sấu tía bằng hạt 3.3.2.1. Ảnh hưởng của biện pháp xử lý hạt đến tỷ lệ nảy mầm hạt Sấu tía Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.20 (phụ lục 5): Bảng 3.20. Tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm hạt Sấu tía CTTN Tỷ lệ nảy mầm (%) Thế nảy mầm (%) Số ngày hạt bắt đầu nảy mầm Số ngày hoàn thành nảy mầm CT1 96,3b 30,8b 2 9 CT2 97,8a 35,5a 1 8 CT3 92,0d 22,0c 2 10 CT4 86,3e 23,0c 2 10 CT5 (ĐC) 94,0c 13,0d 4 12 Trung bình 93,3 24,9 / / P < 0,01 < 0,01 LSD 1,3 1,6 Công thức có sự xuất hiện kí tự (a, b, c, ) là khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả bảng 3.20 cho thấy: công thức CT2 hạt nảy mầm sớm nhất (sau 1 ngày ủ hạt) và số ngày hạt nảy mầm ngắn nhất (8 ngày), các công thức còn lại hạt bắt đầu nảy mầm sau 2 - 4 ngày ủ hạt và thời gian hạt nảy mầm từ 9 - 12 ngày. Các biện pháp xử lý hạt khác nhau có ảnh hưởng thực sự đến tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm của hạt Sấu tía (P < 0,01). Với khoảng sai dị (LSD) về tỷ lệ nảy mầm là 1,3 và thế nảy mầm là 1,6 có thể chia công thức xử lý hạt thành 5 nhóm theo tỷ lệ nảy mầm và 4 nhóm có thế nảy mầm khác nhau. Công thức xử lý hạt tỷ lệ nảy mầm tốt nhất đồng thời có thế nảy mầm cao nhất là xử lý hạt ngâm nước ở nhiệt độ thường (khoảng 220C) trong 24 giờ (CT2), tỷ lệ nảy mầm 97,8%, thế nảy mầm đạt 35,5%, thời gian hạt hoàn thành nảy mầm là ngắn nhất (8 ngày). Tiếp đến là biện pháp xử lý hạt ngâm nước thường (khoảng 220C) trong thời gian 12 giờ (CT1) có tỷ lệ nảy mầm 96,3% và thế nảy mầm đạt 30,8%, thời gian nảy mầm của hạt trong 9 ngày. Biện pháp xử lý hạt ngâm hạt trong nước có nhiệt độ ban đầu 600C trong 12 giờ (CT4) và ngâm hạt trong nước có nhiệt độ ban đầu 400C trong 12 giờ 84 (CT3) là 2 công thức thuộc các nhóm có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất với 86,3% và 92,0% số hạt nảy mầm và thời gian nảy mầm trong 10 ngày, đồng thời thế nảy mầm của 2 công thức này từ 22 đến 23%, cao hơn so với thế nảy mầm của biện pháp xử lý hạt không ngâm nước mà đem ủ ngay (CT5). Chỉ tiêu thế nảy mầm có sự chênh lệch khá lớn giữa các biện pháp xử lý hạt, CT2 ngâm hạt trong nước ở nhiệt độ thường (220C) trong 24 giờ là cao nhất (35,5%) và CT5 không ngâm nước đem ủ ngay đạt thấp nhất (13,0%). Kết quả này cho thấy yếu tố nước và thời gian ngâm hạt trong nước là yếu tố quan trọng quyết định tới thế nảy mầm của hạt Sấu tía. Với biện pháp ngâm hạt trong nước ở nhiệt độ thường (220C) trong 24 giờ đã kích thích hạt nảy mầm tốt nhất, đồng thời là thời gian bắt đầu hạt nảy mầm sớm nhất, quá trình nảy mầm cũng diễn ra trong thời gian ngắn nhất (8 ngày) với tỷ lệ nảy mầm cao nhất (97,8%) Hình 3.14. Biểu đồ tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm của các công thức xử lý hạt 3.3.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp bảo quản hạt đến tỷ lệ nảy mầm hạt Sấu tía Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.21 (phụ lục 4) Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biện pháp bảo quản hạt khác nhau có ảnh hưởng thực sự đến tỷ lệ nảy mầm của hạt Sấu tía (P < 0,01). CT4 bảo quản hạt Sấu tía ở trong phòng (22 - 270C) là tốt nhất trong 4 công thức bảo quản, thời gian bảo quản tối đa được 5 tháng, nhưng tỷ lệ nảy mầm giảm rất nhanh, tỷ lệ nảy mầm của hạt lần lượt là 85,5%; 64,0%; 39,5%; 17,3%; và 4,8% ở các thời điểm bảo quản là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng và 5 tháng, đến tháng thứ 6 thì hạt Sấu tía mất hoàn 85 toàn sức nảy mầm. Tiếp đến là CT3 bảo quản hạt ở ngăn mát tủ lạnh (5 - 60C), tỷ lệ nảy mầm lần lượt là 68,5%, 46,0%, 20,3% và 5,3% ở các khoảng thời gian bảo quản 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng. Tiếp theo, ở CT2 bảo quản hạt ở ngăn đá tủ lạnh (-4 đến -50C) sau 1 tháng bảo quản tỷ lệ hạt nảy mầm là 33,0%, sau 2 tháng giảm còn 12,8%, sau 3 tháng tỷ lệ nảy mầm chỉ còn 4,0%. Với CT1 bảo quản hạt ở tủ lạnh sâu (-210C), hạt mất hoàn toàn khả năng nảy mầm ở ngay tháng thứ nhất. Bảng 3.21. Tỷ lệ nảy mầm hạt Sấu tía trong thí nghiệm bảo quản hạt Công thức Tỷ lệ nảy mầm (%) theo thời gian bảo quản 0 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng 5 tháng CT1 97,8 0,5 - - - - CT2 97,5 37,0c 12,8c 4,0c 0 - CT3 98,0 68,5b 46,0b 20,3b 5,3b 0 CT4 97,5 85,5a 64,0a 39,5a 17,3a 4,8 P < 0.01 < 0.01 < 0.01 < 0.01 LSD 1,58 2,20 2,11 1,50 Công thức có sự xuất hiện kí tự (a, b, c) là khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Hình 3.15. Tỷ lệ nảy mầm theo thời gian của thí nghiệm bảo quản hạt Sấu tía Tỷ lệ nảy mầm của hạt Sấu tía giảm nhanh theo thời gian bảo quản, có nghĩa là hạt Sấu tía mất sức nảy mầm rất nhanh. Kết quả này phản ánh đúng đặc điểm sinh lý của loại hạt giống có độ ẩm cao (độ ẩm hạt Sấu tía 43,2%), khó áp dụng các biện 86 pháp bảo quản hạt nhằm lưu trữ hạt giống phục vụ sản xuất trồng rừng dài ngày. Với loài cây Sấu tía, cần thu hái hạt đúng thời vụ, gieo ươm cây giống ngay sau khi thu hái, đồng thời cần nghiên cứu các biện pháp nhân giống vô tính thích hợp để chủ động sản xuất giống loài cây này. Như vậy, bảo quản hạt giống Sấu tía ở trong phòng (nhiệt độ 22 - 270 C) là biện pháp bảo quản hạt giống tốt nhất, thời gian bảo quản có hiệu quả nhất cũng chỉ nên tối đa 3 - 4 tháng. 3.3.2.3. Ảnh hưởng của che sáng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng cây con Sấu tía Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.22 (phụ lục 6) và 3.23: * Về tỷ lệ sống: Số liệu ở bảng 3.22 cho thấy: Che sáng cho cây con Sấu tía trong giai đoạn vườn ươm có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của cây (P < 0,01). Tỷ lệ sống giảm dần theo thời gian, công thức có tỷ lệ che sáng cao hơn thì tỷ lệ sống giảm mạnh hơn so với những công thức tỷ lệ che sáng thấp và không che sáng. Ở thời điểm cây 3 tháng tuổi, tỷ lệ sống ở công thức che sáng 75% (CT1) là cao nhất đạt 97,0%, công thức không che sáng (CT4) có tỷ lệ sống thấp nhất (93,7%). Thời điểm cây 5 tháng tuổi, tỷ lệ sống cao nhất là công thức CT2 che sáng 50% đạt 96,0% và công thức (CT4) không che sáng có tỷ lệ sống thấp nhất (93,7%). Thời điểm cây 7 tháng tuổi, tỷ lệ sống ở CT3 che sáng 25% có tỷ lệ sống tốt nhất với giá trị là 94,7%, công thức CT4 không che sáng tỷ lệ sống thấp nhất (90,0%). Thời điểm cây 9 tháng tuổi, CT3 che sáng 25% có tỷ lệ sống cao nhất, đạt 92,0% và CT1 che sáng 75% có tỷ lệ sống thấp nhất với 88,3%. Thời điểm cây 11 tháng tuổi, CT4 không che sáng có tỷ lệ sống 90,9%, đây là công thức có tỷ lệ sống tốt nhất, công thức che sáng 75% (CT1) tỷ lệ sống thấp nhất, đạt 88,0%. Tóm lại, ở các công thức có tỷ lệ che sáng càng cao thì tỷ lệ sống của cây giảm theo thời gian càng mạnh. Theo từng giai đoạn thời gian, công thức có tỷ lệ sống cao nhất tương ứng như sau: 3 tháng với CT1 che sáng 75%, 5 tháng với CT2 che sáng 50%, 7 tháng với CT3 che sáng 25%, 9 tháng với CT3 che sáng 25% và 11 tháng với CT4 không che sáng. 87 Bảng 3.22. Tỷ lệ sống và sinh trưởng cây con Sấu tía tại thí nghiệm che sáng Chỉ tiêu CTTN Tuổi cây (tháng) 3 5 7 9 11 Tỷ lệ sống (%) CT1 (75%) 97,0a 94,4b 93,1c 88,3c 88,0c CT2 (50%) 96,6ab 96,0a 94,1b 89,9b 89,3b CT3 (25%) 96,1b 95,7a 94,7a 92,0a 89,2b CT4 (0%) 93,7c 91,3c 90,0d 89,4b 90,9a TB 95,8 94,33 92,9 89,9 89,4 P < 0.01 < 0.01 < 0.01 < 0.01 < 0.01 LSD 0,8 0,5 0,5 0,8 1,0 D00 (mm) CT1 (75%) 4,0a 4,8b 6,0b 6,7c 8,5d CT2 (50%) 3,7ab 5,5a 6,4b 7,2b 9,3c CT3 (25%) 3,5bc 4,5bc 7,1a 8,3a 10,0b CT4 (0%) 3,3c 4,3c 7,0a 8,3a 11,0a TB 3,6 4,8 6,6 7,6 9,7 P 0.018 < 0.01 < 0.01 < 0.01 <

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_co_so_khoa_hoc_de_trong_rung_sau_tia_sand.pdf
  • pdfCong van de nghi dang luan an.pdf
  • pdfTomTatLuanAn(tiengAnh) _ncs.NguyenKienCuong _DHLN.pdf
  • pdfTomTatLuanAn(tiengViet) _ncs.NguyenKienCuong _DHLN.pdf
  • docxTrangThongTinDiemMoi(Viet-Anh) _ncs.NguyenKienCuong _DHLN.docx
  • docTrichYeuLuanAn(Viet-Anh) _ncs.NguyenKienCuong _DHLN.doc
Tài liệu liên quan