Luận án Nghiên cứu công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội - Trần Trung Kiên

LỜI CAM ĐOAN . i

MỤC LỤC. ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT. viii

DANH MỤC CÁC BẢNG .x

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.5

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về quản lý khai thác và bảo trì kết

cấu hạ tầng giao thông đường bộ.5

1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về quản lý khai thác và bảo trì kết

cấu hạ tầng giao thông đường bộ.12

1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và

khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án .20

1.3.1. Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan .20

1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án.20

1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu .21

1.5. Phương pháp nghiên cứu.21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.24

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN

LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

ĐƯỜNG BỘ.25

2.1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng

giao thông đường bộ.25

2.1.1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ .25

2.1.1.1. Khái quát chung về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ .25

2.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đô thị .27

2.1.2. Khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.29

2.1.2.1. Khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.29

2.1.2.2. Bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ .32

2.2. Quản lý khai thác và quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộiii

.36

2.2.1. Quản lý khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ .36

2.2.1.1. Khái niệm quản lý khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ .36

2.2.1.2. Mục tiêu quản lý khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.37

2.2.1.3. Nội dung quản lý khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại các

thành phố lớn .37

2.2.2. Quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.42

2.2.2.1. Khái niệm quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ .42

2.2.2.2. Mục tiêu quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.42

2.2.2.3. Nội dung quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại các thành

phố lớn.42

2.2.3. Quan hệ giữa quản lý khai thác và quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao

thông đường bộ .46

2.2.4. Đặc điểm quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

.47

2.2.4.1. Đặc điểm chung quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông

đường bộ.47

2.2.4.2. Đặc điểm quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

tại các thành phố lớn.48

2.2.5. Sự cần thiết của quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông

đường bộ .49

2.2.6. Hợp đồng quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

.50

2.2.6.1. Hợp đồng dựa theo khối lượng thực hiện .50

2.2.6.2. Hợp đồng dựa theo chất lượng thực hiện .51

2.2.7. Tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ

tầng giao thông đường bộ.54

2.2.8. Cơ cấu tổ chức quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông

đường bộ .55

2.2.8.1. Khái niệm cơ cấu tổ chức quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao

thông đường bộ .55iv

2.2.8.2. Nguyên tắc thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ

tầng giao thông đường bộ .55

2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ

tầng giao thông đường bộ tại các thành phố lớn.56

2.3.1. Các nhân tố khách quan.57

2.3.2. Các nhân tố chủ quan.58

2.4. Kinh nghiệm quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông

đường bộ của một số thành phố trên thế giới và bài học kinh nghiệm.60

2.4.1. Kinh nghiệm quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường

bộ của một số thành phố trên thế giới.60

2.4.1.1. Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc).60

2.4.1.2. Thành phố Seoul (Hàn Quốc) .61

2.4.1.3. Tỉnh British Columbia (Canada) .62

2.4.1.4. Bang New South Wales (Australia).62

2.4.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao

thông đường bộ cho thành phố Hà Nội .64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.66

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ KẾT

CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HÀ NỘI .67

3.1. Thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Hà Nội.67

3.1.1. Khái quát về thành phố Hà Nội.67

3.1.2. Thực trạng hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Hà Nội.68

3.1.2.1. Khái quát hệ thống giao thông Hà Nội .68

3.1.2.2. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Hà Nội.70

3.1.3. Nhận xét về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Hà Nội.73

3.2. Tổng quan về công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao

thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội .74

3.2.1. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng

giao thông đường bộ Hà Nội .74v

3.2.2. Hệ thống tổ chức quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông

đường bộ .78

3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông

đường bộ.78

3.2.2.2. Phân cấp quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

.80

3.2.2.3. Quy trình tổ chức quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông

đường bộ.82

3.3. Thực trạng công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao

thông đường bộ Hà Nội.83

3.3.1. Thực trạng công tác quản lý khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường

bộ Hà Nội.83

3.3.1.1. Quản lý kỹ thuật công trình.83

3.3.1.2. Quản lý an toàn giao thông.84

3.3.2. Thực trạng công tác quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Hà Nội.88

3.3.2.1. Quản lý phương thức thực hiện.88

3.3.2.2. Quản lý khoa học công nghệ.95

3.3.2.3. Quản lý vốn .97

3.4. Nhận xét công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông

đường bộ Hà Nội .103

3.4.1. Kết quả điều tra đánh giá thực trạng công tác quản lý khai thác và bảo trì

kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Hà Nội.103

3.4.2. Những thành công và hạn chế trong công tác quản lý khai thác và bảo trì

kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Hà Nội.104

3.4.2.1. Những thành công trong công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ

tầng giao thông đường bộ Hà Nội .104

3.4.2.2. Những hạn chế trong công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng

giao thông đường bộ Hà Nội.106

3.4.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý khai thác và bảo

trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Hà Nội .109vi

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.111

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI

THÁC VÀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .112

4.1. Cơ sở định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thành

phố Hà Nội và quan điểm đề xuất giải pháp.112

4.1.1. Cơ sở định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thành

phố Hà Nội .112

4.1.2. Quan điểm đề xuất giải pháp.114

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu

hạ tầng giao thông đường bộ Hà Nội.115

4.2.1. Hoàn thiện phân công, phân cấp quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ

tầng giao thông đường bộ.116

4.2.1.1. Quản lý không gian lòng đường.116

4.2.1.2. Quản lý không gian hè đường.116

4.2.1.3. Quản lý không gian ngầm .117

4.2.2. Đấu thầu quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

.117

4.2.3. Tăng cường huy động vốn cho quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng

giao thông đường bộ .119

4.2.3.1. Huy động vốn qua việc cho thuê quyền sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông

đường bộ.119

4.2.3.2. Huy động vốn qua việc thu phí phương tiện cơ giới vào nội đô.120

4.2.4. Áp dụng hợp đồng quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông

đường bộ theo chất lượng thực hiện.121

4.2.4.1. Lựa chọn công trình để thực hiện hợp đồng .122

4.2.4.2. Xác định danh mục quản lý khai thác và bảo trì .123

4.2.4.3. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý khai thác kết cấu hạ tầng giao thông

đường bộ.127

4.2.4.4. Hoàn thiện quy trình lựa chọn nhà thầu quản lý khai thác và bảo trì kết cấu

hạ tầng giao thông đường bộ .129vii

4.2.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khai thác và bảo

trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ .135

4.2.5.1. Hiện đại hóa công tác tuần đường.136

4.2.5.2. Xây dựng khung giá quản lý khai thác và bảo trì đường bộ.138

4.2.6. Tăng cường sử dụng công nghệ thi công mới trong bảo trì kết cấu hạ tầng

giao thông đường bộ .142

4.3. Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp .144

4.3.1. Tính cấp thiết của các giải pháp.145

4.3.2. Tính khả thi của các giải pháp .145

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.147

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.151

TÀI LIỆU THAM KHẢO .152

PHỤ LỤC.161

pdf213 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội - Trần Trung Kiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh toán hiện nay thiếu linh hoạt, không phù hợp với đặc điểm hoạt động quản lý bảo trì KCHT GTĐB. Khác với dự án XDCT và SCĐK, công tác BDTX không có bản vẽ và hồ sơ thiết kế và không thể dự trù chính xác khối lượng hư hỏng ở thời điểm lập dự toán. Mặt khác khi ổ gà xuất hiện thì phải lấp ngay để đảm bảo ATGT, thay vì phải chờ lập dự toán, giao dự toán thì hư hỏng sẽ phát triển lớn hơn và nguy cơ mất ATGT cao hơn. Quy định về thủ tục thanh toán hiện nay chỉ phù hợp với công tác SCĐK, sửa chữa lớn và công tác đầu tư XDCB, các công việc này có hồ sơ thiết kế và chỉ rõ từng khối lượng cần thực hiện và việc áp dụng hợp đồng theo đơn giá. Để khắc phục tồn tại trên, cần thay đổi phương thức thanh toán đối với công tác bảo trì theo hướng thanh toán theo hợp đồng dựa theo chất lượng thực hiện. 3.2.1.3. Tiêu chuẩn, định mức quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Tiêu chuẩn cơ sở 07:2013/TCĐBVN Tiêu chuẩn kỹ thuật BDTX đường bộ [55]; - Định mức BDTX đường bộ theo quyết định số 3409/2014/QĐ-BGTVT [10]; - Định mức kinh tế kỹ thuật bảo trì hạ tầng GTĐB trên địa bàn Hà Nội theo Quyết định số 1531/2017/QĐ-UBND [67]. Nhìn chung, các bộ định mức do Bộ GTVT và Hà Nội ban hành còn chậm, một 78 số công việc do áp dụng những giải pháp kỹ thuật công nghệ, vật liệu mới, đồng thời nhiều công việc đã thay đổi thiết bị và phương pháp thi công chưa có định mức như công tác cào bóc tái chế, sửa chữa dầm cầu bằng dán sợi carbon Việc tuân thủ các quy định về mã hiệu định mức (phần “chữ” và phần “số”) chưa thống nhất. Theo quy định, mã định mức gồm 2 chữ cái và 5 chữ số nhưng một số mã định mức chưa tuân thủ quy định trên, ví dụ như mã định mức BDD.206121, BDD.206231... Bộ định mức bảo trì của Hà Nội theo Quyết định số 1531/2017/QĐ-UBND [67] lại mã hóa theo một quy tắc riêng, tất cả các công tác quản lý, bảo trì đều bắt đầu bằng 2 chữ cái GT (GT9.01.00, GT2.13.00,...), một số công tác còn thiếu hao phí như công tác đếm xe bằng thủ công (GT9.02.00) thiếu hao phí giấy và bút. Một số công trình trên địa bàn chưa có định mức bảo trì như cầu Thanh Trì, cầu Nhật Tân, đường vành đai 3 trên cao, cơ quan QLĐB phải sử dụng các định mức tương tự đã ban hành để vận dụng trong lập, thẩm định và phê duyệt dự toán. Do đó cần thiết xây dựng bổ sung các định mức bảo trì còn thiếu, điều chỉnh các định mức đã ban hành cho phù hợp với quy trình công nghệ, nền kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế. 3.2.2. Hệ thống tổ chức quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Sở GTVT Hà Nội là cơ quan chuyên môn của UBND TP.Hà Nội, có trách nhiệm giúp UBND TP.Hà Nội QLNN về lĩnh vực GTVT trong phạm vi toàn thành phố; chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của UBND TP.Hà Nội; đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ GTVT. Thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy quản lý và nâng cao hiệu quả công việc, năm 2016 TP.Hà Nội đã thành lập 5 ban QLDA chuyên ngành trên cơ sở sắp xếp, sáp nhập các Ban QLDA của các sở chuyên ngành và thành phố trước đây. Thành phố thành lập Ban QLDA ĐTXD CTGT trực thuộc UBND Thành phố trên cơ sở sáp nhập 4 Ban QLDA của Sở GTVT (Ban QLDA Giao thông đô thị, Ban QLDA Giao thông 1, Ban QLDA Giao thông 2, Ban QLDA Giao thông 3) với Ban QLDA 79 Hạ tầng tả ngạn, Ban QLDA Hạ tầng khu công nghiệp. Chức năng chính của ban QLDA ĐTXD CTGT là làm chủ đầu tư các dự án ĐTXD CTGT trên địa bàn Thành phố. Sau khi các ban QLDA được sáp nhập và chuyển về Thành phố, Sở GTVT Hà Nội chỉ còn duy nhất Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (Ban Duy tu). Ban Duy tu là tổ chức sự nghiệp công lập, chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Sở GTVT. Cơ cấu tổ chức quản lý của Sở GTVT Hà Nội hiện nay như sau: Hình 3.5: Cơ cấu tổ chức quản lý của Sở GTVT Hà Nội Nguồn: [76] Chức năng, nhiệm vụ của Ban Duy tu trong công tác QLKT và bảo trì KCHT GTĐB là: - Làm đại diện cho Sở GTVT, xây dựng kế hoạch QLKT và bảo trì KCHT GTĐB hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện hoạt động QLKT và bảo trì KCHT GTĐB trên địa bàn Thành phố; - Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc các đơn vị nhận QLKT và bảo trì thực hiện các quy định trong công tác QLKT và bảo trì KCHT GTĐB; - Kiểm tra, giám sát và nghiệm thu việc thực hiện công tác QLKT và bảo trì LÃNH ĐẠO SỞ KHỐI QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH KHỐI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 1. Văn phòng sở 2. Thanh tra sở 3. Phòng quản lý KCHT giao thông 4. Phòng kế hoạch tài chính 5. Phòng quản lý chất lượng CTGT 6. Phòng QLPT và người lái 7. Phòng quản lý vận tải 8. Văn phòng quỹ BTĐB 9. Văn phòng ban ATGT 1. Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông 2. Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo 3. Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị 4. Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 80 KCHT GTĐB ở đơn vị nhận QLKT và bảo trì; - Thực hiện công việc phòng chống và khắc phục các thiệt hại do bão lụt, ứng cứu đảm bảo giao thông thông suốt, kịp thời, an toàn. Trước thời điểm các Ban QLDA giao thông của Sở GTVT được sáp nhập thì công tác QLKT và bảo trì KCHT GTĐB trên địa bàn TP.Hà Nội được giao cho hai đơn vị quản lý theo phân công của Sở GTVT là Ban QLDA Giao thông 3 và Ban Duy tu, cụ thể: - Ban QLDA Giao thông 3 phụ trách công tác QLKT và bảo trì các tuyến đường QL, đại lộ, cầu lớn, cầu vượt nhẹ; - Ban Duy tu phụ trách QLKT và bảo trì các tuyến đường nội, ngoài thành. Như vậy, việc tập trung về một đầu mối quản lý là Ban Duy tu như hiện nay đảm bảo sự thống nhất trong công tác quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả công tác QLKT và bảo trì KCHT trên địa bàn Thành phố. 3.2.2.2. Phân cấp quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Quản lý khai thác và bảo trì KCHT GTĐB trên địa bàn TP.Hà Nội thực hiện theo quy định của UBND Thành phố về phân cấp QLNN một số lĩnh vực hạ tầng, KT-XH trên địa bàn Thành phố tại quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/09/2016 [65], cụ thể như sau: a, Thành phố - Quản lý khai thác và bảo trì (bao gồm cả lắp đặt các trang thiết bị phục vụ tổ chức giao thông) lòng đường, lề đường (không bao gồm hè đường) toàn bộ các tuyến đường do Thành phố đầu tư trên địa bàn Thành phố. - Quản lý khai thác và bảo trì (bao gồm cả lắp đặt các trang thiết bị phục vụ tổ chức giao thông) lòng đường (không bao gồm hè đường) của các đường, phố trong địa bàn 12 quận (ngoài các đường do Thành phố đầu tư đi qua địa bàn 12 quận). - Quản lý khai thác và bảo trì (bao gồm cả lắp đặt các trang thiết bị phục vụ tổ chức giao thông) lòng đường (không bao gồm hè đường) của các đường, phố trong các khu đô thị trên địa bàn 12 quận và các khu đô thị nằm trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên sau khi chủ đầu tư các khu đô thị bàn giao về Thành phố. - Quản lý khai thác và bảo trì (bao gồm cả lắp đặt các trang thiết bị phục vụ tổ 81 chức giao thông) lòng đường, lề đường một số tuyến đường giao thông quan trọng, các trục hướng tâm (không bao gồm hè đường) trên địa bàn các huyện và thị xã Sơn Tây để phục vụ công tác tổ chức giao thông, chống UTGT theo danh mục Thành phố phê duyệt (ngoài các đường do Thành phố đầu tư đi qua địa bàn 18 huyện, thị xã). - Thống nhất quản lý khai thác và bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn Thành phố. b, Quận, huyện - Đối với quận + Quản lý khai thác và bảo trì đường ngõ, ngách và toàn bộ hè đường trên địa bàn. + Quản lý khai thác và bảo trì các đường ngõ, ngách còn lại và toàn bộ hè đường trong các khu đô thị do các chủ đầu tư bàn giao về Thành phố trên địa bàn, trừ phần do Thành phố quản lý sau đầu tư. - Đối với huyện và thị xã Sơn Tây + Quản lý khai thác và bảo trì, lắp đặt các trang thiết bị phục vụ tổ chức giao thông: hệ thống đường bộ còn lại và toàn bộ hè đường trên địa bàn, trừ các đường do Thành phố quản lý sau đầu tư đi qua địa bàn huyện, thị xã. + Quản lý khai thác và bảo trì, lắp đặt các trang thiết bị phục vụ tổ chức giao thông: các tuyến đường; ngõ, ngách và toàn bộ hè đường trong các khu đô thị còn lại trên địa bàn huyện, thị xã sau khi chủ đầu tư các khu đô thị bàn giao về Thành phố, trừ đường trong các khu đô thị do Thành phố quản lý sau đầu tư. Như vậy, theo phân cấp quản lý thì công tác QLKT và bảo trì KCHT GTĐB trên địa bàn TP.Hà Nội do Sở GTVT đảm nhận, trừ một số công trình đi qua địa bàn Hà Nội nhưng vẫn do Bộ GTVT quản lý. Bên cạnh đó, cũng theo quyết định trên việc quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị khác giao cho nhiều ngành và đơn vị quản lý như Sở Xây dựng quản lý vệ sinh môi trường, cấp thoát nước; Sở Thông tin và Truyền thông quản lý hệ thống cáp viễn thông ngầm; tổng công ty điện lực quản lý chiếu sáng; công an quản lý đèn tín hiệu giao thông. Với thực trạng phân cấp quản lý như hiện nay là chưa đồng bộ, trên cùng một tuyến đường có nhiều đơn vị quản lý các hạng mục khác nhau, gây khó khăn trong 82 việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ QLKT và bảo trì, đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều đơn vị, cơ quan quản lý mặc dù có thể qui mô công việc là nhỏ, cần phải làm ngay để đảm bảo ATGT hoặc tổ chức lại giao thông. 3.2.2.3. Quy trình tổ chức quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Quy trình tổ chức QLKT và bảo trì KCHT GTĐB trên địa bàn TP.Hà Nội được thực hiện như sau: Hình 3.6: Quy trình tổ chức quản lý khai thác và bảo trì KCHT GTĐB Nguồn: Tác giả UBND TP.Hà Nội là cấp quyết định đầu tư ủy quyền cho Ban QLDA ĐTXD CTGT làm chủ đầu tư quản lý các dự án ĐTXD KCHT GTĐB trên địa bàn Thành phố. Hàng năm, sau khi các công trình KCHT GTĐB của Thành phố hoàn thành, HĐND và UBND Thành phố ra quyết định đặt tên cho các công trình; Sở GTVT có nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý, bảo trì các công trình mới đặt tên. Ban Duy tu là đơn vị được Sở GTVT phân công tổ chức quản lý, bảo trì toàn bộ hệ thống công trình KCHT GTĐB trên địa bàn Thành phố. Các đơn vị QLKT và bảo trì KCHT GTĐB được Ban duy tu lựa chọn qua hình thức đặt hàng sẽ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ QLKT và bảo trì KCHT GTĐB và có trách nhiệm phối hợp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ với Ban duy tu. Các công trình của Bộ GTVT hoàn thành bàn giao về Thành phố quản lý, các UBND thành phố Hà Nội Ban QLDA ĐTXD CTGT Sở GTVT Ban Duy tu các công trình HTGT Các đơn vị QLKT và bảo trì Xây dựng, bàn giao Quản lý khai thác và bảo trì Phân công Ủy quyền Báo cáo Báo cáo Báo cáo 83 công trình của UBND Thành phố và các tuyến đường UBND các quận, huyện muốn đưa vào danh mục QLKT và bảo trì của Sở GTVT phải thực hiện các bước sau: Hình 3.7: Các bước tiếp nhận KCHT GTĐB đưa vào quản lý Nguồn: Tác giả Trước tiên UBND Thành phố phải có văn bản chấp thuận về mặt nguyên tắc việc bàn giao, tiếp nhận đưa công trình vào khai thác. Phòng quản lý KCHT giao thông của sở GTVT kiểm tra, xem xét hồ sơ hoàn công, hồ sơ quyết toán để đảm bảo tính hợp pháp của công trình. Sau đó, phòng quản lý KCHT giao thông phối hợp bên nhận bàn giao là Ban Duy tu cùng với bên bàn giao tiến hành kiểm tra hồ sơ hoàn công và thực tế hiện trường làm văn bản gửi Sở GTVT. Sau khi làm các thủ tục cần thiết, Sở GTVT ra quyết định tiếp nhận và giao cho đơn vị quản lý của Sở GTVT điều hành. Trong quá trình mới tiếp nhận, đơn vị QLKT và bảo trì chỉ có nhiệm vụ quản lý, cảnh báo sự cố và báo cáo các bên liên quan biết và xử lý. Sau khi hết thời gian bảo hành công trình chính thức và có biên bản xác nhận của các bên thì mới đánh giá tình trạng hư hỏng cần sửa chữa để đưa vào vào kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa. Từ năm 2013 đến nay, Sở GTVT đã tổ chức tiếp nhận bàn giao nhiều tuyến quốc lộ trên địa bàn Thành phố do Bộ GTVT và các dự án do các chủ đầu tư của Bộ GTVT bàn giao về TP.Hà Nội quản lý, gồm các tuyến quốc lộ 6, quốc lộ 3, đường Bắc Thăng Long-Nội Bài, quốc lộ 2, quốc lộ 18 đoạn Nội Bài-Bắc Ninh, quốc lộ 32, đường Hồ Chí Minh, đường vành đai 3 (bao gồm cả đường cao tốc trên cao, đường gom đô thị đi phía dưới), đường nối tiếp Láng-Hòa Lạc vào Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, đại lộ Thăng Long, cầu Thanh Trì, dự án đường Nội Bài-Nhật Tân, cầu Nhật Tân, hệ thống hầm đi bộ trên tuyến đường vành đai 3... 3.3. Thực trạng công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Hà Nội 3.3.1. Thực trạng công tác quản lý khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Hà Nội 3.3.1.1. Quản lý kỹ thuật công trình Chấp thuận về mặt nguyên tắc Kiểm tra hồ sơ Ra quyết định 84 a, Quản lý hồ sơ Hồ sơ, tài liệu KCHT GTĐB được Sở GTVT và đơn vị thực hiện QLKT và bảo trì lưu trữ, bảo quản cẩn thận. Các hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại Sở GTVT, đơn vị QLKT và bảo trì bao gồm: hồ sơ hoàn công ban đầu; hồ sơ hoàn công các lần SCĐK, BDTX; các biên bản, tài liệu kiểm tra, tài liệu kiểm định; các biên bản xử lý vi phạm hàng lang ATĐB; hồ sơ lý lịch và hồ sơ đăng ký công trình. Mặc dù hồ sơ tài liệu công trình được lưu trữ khá đầy đủ nhưng việc quản lý còn thủ công, chủ yếu cất giữ trong các hòm tài liệu bằng tôn, các phần mềm quản lý hồ sơ chưa được sử dụng dẫn đến khối lượng hồ sơ quản lý ngày càng đồ sộ và gây khó khăn khi cần tra cứu. b, Quản lý tình trạng kỹ thuật công trình Để theo dõi tình trạng kỹ thuật của công trình, Sở GTVT cũng như các đơn vị thực hiện QLKT và bảo trì tổ chức kiểm tra công trình theo tiêu chuẩn kỹ thuật BDTX đường bộ, hướng dẫn của Bộ GTVT [55], [4] và tình hình thực tế. Các hình thức kiểm tra chủ yếu là kiểm tra thường xuyên (tuần đường), kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Công tác tuần đường được nhân viên tuần đường của các đơn vị QLKT và bảo trì thực hiện 1 ngày/lần để nắm được tình trạng của công trình phục vụ cho việc thống kê, báo cáo và xử lý một số công việc đơn giản như nhặt vật liệu rơi vãi trên đường, chỉnh sửa biển báo. Các nhân viên tuần đường chủ yếu được trang bị phương tiện đi lại bằng xe máy cùng sổ, bút để ghi chép, không được trang bị các thiết bị công nghệ hiện đại để có thể kết nối với đơn vị quản lý nhằm phối hợp xử lý kịp thời những tình huống phát sinh trên đường. Cuối mỗi quý trong năm, Ban Duy tu phối hợp với các đơn vị QLKT và bảo trì tiến hành kiểm tra để đánh giá, nghiệm thu công tác QLKT và bảo trì. Trong trường hợp mưa, bão gây hư hại công trình Sở GTVT kiểm tra đột xuất nhằm nắm bắt tình hình và tìm phương án khắc phục kịp thời. 3.3.1.2. Quản lý an toàn giao thông a, Quản lý hành lang an toàn đường bộ Theo quy định, quản lý hành lang ATĐB trên địa bàn TP.Hà Nội thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của nhiều cơ quan: chính quyền địa phương, lực lượng công 85 an, lực lượng thanh tra giao thông, đơn vị QLKT và bảo trì. Trong đó, trách nhiệm chính trong phát hiện các vi phạm hành lang ATĐB thuộc về đơn vị QLKT và bảo trì, UBND cấp xã (phường), thanh tra giao thông. Thẩm quyền xử phạt, xử lý vi phạm hành chính thuộc UBND các cấp, công an và thanh tra giao thông. Thẩm quyền tổ chức cưỡng chế thuộc UBND cấp quận (huyện). Với những quy định trên chưa thấy rõ đầu mối chịu trách nhiệm chính trong việc không xử lý các vi phạm hành lang ATĐB. Đối với nhân viên tuần đường, khi phát hiện vi phạm, thường không quyết tâm trong việc lập biên bản do không được hỗ trợ từ chính quyền địa phương khi người dân chống đối. Lực lượng công an, lực lượng thanh tra giao thông chủ yếu tập trung xử lý vi phạm về vận tải trên đường, chưa chú trọng việc quản lý bảo vệ và cương quyết xử lý vi phạm hành lang ATĐB. Trong thời gian qua, tình trạng vi phạm hành lang ATĐB có chiều hướng diễn ra ngày càng phức tạp. Hình 3.8: Một số hình ảnh vi phạm hành lang ATĐB Nguồn: Internet Mặc dù hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý, bảo vệ hành lang ATĐB đã khá đầy đủ nhưng những hành vi như lấn chiếm vỉa hè, buôn 86 bán dưới lòng đường; xây dựng nhà cửa, hàng rào, lều quán trong phạm vi đất của đường bộ; treo và đặt biển quảng cáo lấn chiếm che khuất tầm nhìn; sử dụng gầm cầu làm nơi đỗ xe, kinh doanh buôn bán; đổ trộm phế thải xây dựng ra đường... vẫn xảy ra gây mất trật tự ATGT và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Ngoài ra, dọc theo các tuyến đường trên địa bàn có rất nhiều điểm đấu nối vào đường chính, đặc biệt là các tuyến đường ngoài đô thị nhưng hệ thống thiết bị cảnh báo nguy hiểm như biển báo, gờ giảm tốc còn thiếu là một tiềm ẩn gây mất ATGT. Hiện nay, tại các huyện ngoại thành Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Thường Tín, Hoài Đức, Quốc Oai, Đan Phượng, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba Vì, thị xã Sơn Tây có tổng số 1758 điểm đấu nối vào các trục đường chính. Các đường đấu nối chủ yếu là đường vào thôn, xóm, cơ quan, trường học. Trong đó, có 609 điểm đấu nối thiếu biển báo nguy hiểm giao cắt, 482 điểm thiếu cả biển báo nguy hiểm giao cắt và gờ giảm tốc, 86 điểm đấu nối bị che khuất tầm nhìn [76]. Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội chỉ tính riêng tại các huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Thường Tín các hành vi xâm phạm công trình, vi phạm hành lang ATĐB gây mất ATGT vẫn thường xuyên xảy ra với các hình thức vi phạm khá đa dạng (Bảng 3.3). Bảng 3.3: Tổng hợp vi phạm hành lang an toàn đường bộ STT Hình thức vi phạm Số lượng vi phạm Năm 2017 Năm 2018 1 Tự ý đào đường 22 8 2 Đặt biển quảng cáo trái phép 14 8 3 Đổ trộm phế thải 8 3 4 Tập kết vật liệu xây dựng trên đường 43 1 5 Tháo dỡ thiết bị phòng hộ 3 0 6 Xây dựng công trình, đấu nối trái phép 34 35 Nguồn: [76] Số liệu trên là các vi phạm đã được đơn vị QLĐB lập biên bản xử lý, còn nhiều trường hợp không lập được biên bản. Nhìn chung, với sự tăng cường tuần tra và phối hợp nên số lượng các vi phạm có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, các lực lượng liên ngành chưa phối hợp thường xuyên, nhiều địa phương buông lỏng quản lý hành 87 lang ATĐB dẫn đến việc tái lấn chiếm vẫn xảy ra sau khi lực lượng liên ngành rút đi và bàn giao lại cho địa phương. Đối với công tác quản lý hè đường, việc sử dụng vỉa hè, lòng đường liên quan trực tiếp đến trách nhiệm quản lý của các cấp, từ thành phố đến các quận, huyện, từ Sở GTVT, Sở Xây dựng tới các xã, phường. Do có nhiều cơ quan quản lý trên một không gian hẹp như vậy nên việc ban hành các văn bản về quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường khó tránh khỏi sự chồng chéo. Trước năm 2008, toàn bộ giấy phép sử dụng lòng đường, vỉa hè, cả công tác bảo trì trên các tuyến đường có tên đều do Sở GTVT thực hiện. Trong giai đoạn từ năm 2008-2012 thì Sở GTVT quản lý đường; còn quận, huyện quản lý hè và cấp phép trên hè. Từ năm 2012 đến nay, Sở GTVT lại quản lý tổng thể lòng đường, vỉa hè những tuyến đường trọng điểm, tuyến đường có nguy cơ ùn tắc cao. UBND các quận, huyện, thị xã được giao quản lý, bảo trì toàn bộ các tuyến hè phố do quận, huyện, thị xã quản lý. Tuy nhiên, việc quản lý, bảo trì hè tại các quận, huyện, thị xã được giao cho nhiều đơn vị trực thuộc (UBND phường hoặc Ban Quản lý dự án...) dẫn đến việc quản lý không thống nhất, mỗi nơi làm một kiểu. Phần không gian hè đường thường bị lấn chiếm để kinh doanh buôn bán, để xe gây mất ATGT và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Việc vi phạm hành lang ATĐB gây cản trở và UTGT, tiềm ẩn nguy cơ TNGT. Do đó, trong thời gian tới để giải quyết triệt để tình trạng vi phạm hàng lang ATĐB đòi hỏi phải có sự quan tâm, phối hợp toàn diện giữa các bên liên quan với những biện pháp tích cực và quyết liệt hơn nữa. b, Điều tra giao thông Điều tra giao thông do các đơn vị QLKT và bảo trì KCHT GTĐB thực hiện theo hợp đồng nhằm xác định lại tình hình xe chạy trên mỗi đoạn đường, mỗi khu vực và sự thay đổi về số lượng, chủng loại, tải trọng xe qua từng mùa, từng năm giúp cho Sở GTVT có căn cứ để dự báo và hoạch định chiến lược bảo trì và xây dựng hàng năm. c, Trực đảm bảo giao thông Thực hiện theo quy định tại thông tư số 30/2010/TT-BGTVT quy định về 88 phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong ngành đường bộ [3]. Hàng năm, từ ngày 5 tháng 5 đến hết ngày 31 tháng 12 các đơn vị QLKT và bảo trì KCHT GTĐB bố trí lực lượng trực trong giờ hành chính đối với những ngày không có mưa bão, ngoài giờ hành chính trực qua số điện thoại di động trực ban. Những ngày có áp thấp nhiệt đới, mưa với cường độ lớn, lụt, bão (báo động từ cấp 1 trở lên) bố trí lực lượng trực 24/24 giờ. Trên địa bàn TP.Hà Nội thường xảy ra ngập lụt khi trời mưa bão do hệ thống thoát nước chậm, nhiều tuyến đường ngập sâu bị “tê liệt” hoàn toàn. Với lực lượng phải trải đều trên địa bàn quản lý làm cho các đơn vị QLKT và bảo trì KCHT GTĐB gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề đảm bảo ATGT. Ngoài ra, nhiều tuyến đường bị ngập trong thời gian dài dẫn đến hậu quả là mặt đường bị bong tróc, lún sụt... đòi hỏi các đơn vị luôn phải sẵn sàng các nguồn lực để xử lý kịp thời đảm bảo ATGT. 3.3.2. Thực trạng công tác quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Hà Nội 3.3.2.1. Quản lý phương thức thực hiện a, Lập kế hoạch bảo trì Hàng năm, Ban Duy tu của Sở GTVT phối hợp với các đơn vị QLKT và bảo trì KCHT GTĐB khảo sát hiện trạng các công trình trên địa bàn Thành phố để làm căn cứ lập kế hoạch bảo trì. Công tác lập kế hoạch bảo trì KCHT GTĐB chủ yếu thực hiện kế hoạch ngắn hạn cho năm tiếp theo, chưa thực hiện kế hoạch trung hạn và dài hạn; cơ sở lập kế hoạch chưa khoa học, thiếu số liệu và đánh giá chất lượng công trình chủ yếu bằng quan sát trực giác. Tiêu chí đánh giá để chuẩn đoán tình trạng kỹ thuật công trình sử dụng không thống nhất giữa các đơn vị. Cụ thể: - Đánh giá mặt đường: sử dụng một số chỉ tiêu như diện tích ổ gà trên đường, độ gồ ghề mặt đường, cường độ mặt đường. - Đánh giá kết cấu cầu: dựa trên kết quả kiểm tra cầu bao gồm kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất và kiểm tra đặc biệt. Sở GTVT chịu trách nhiệm lập báo cáo cầu làm cơ sở ra quyết định về kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa. Tuy nhiên, việc chẩn đoán tình trạng xuống cấp của cầu được thực hiện dựa trên kinh nghiệm và đánh giá 89 của kỹ sư. Không có tiêu chuẩn về chuẩn đoán. - Đánh giá tổng thể: Sau khi chuẩn đoán KCHT GTĐB, thực hiện đánh giá tổng thể dựa trên một số tiêu chí không có quy định chung. Các đơn vị QLKT và bảo trì chủ động xây dựng tiêu chí bao gồm phạm vi thiệt hại kết cấu và hành động cần thực hiện: hư hại đó có cần xử lý ngay không, công tác sửa chữa có được tính trong đề xuất ngân sách năm sau không, có phải tuân thủ giới hạn tải trọng không, có phải tuân thủ vấn đề kiểm soát giao thông không, có cần xây dựng lại không... Trong đánh giá tổng thể, ưu tiên trước mắt là thực hiện hành động đối với các cầu yếu và công trình an toàn đường bộ và ưu tiên thứ hai là sự xuống cấp mặt đường. Bên cạnh việc dựa vào kết quả khảo sát hiện trạng thì kết quả kiểm định công trình cũng là một cơ sở để lập kế hoạch bảo trì. Hình 3.9: Số lượng công trình cầu được kiểm định từ năm 2011-2018 Nguồn: [76] Trong giai đoạn từ năm 2011-2018, đã có tổng số 170 công trình cầu được kiểm định để đánh giá hiện trạng phục vụ công tác lập kế hoạch bảo trì và xác định nhu cầu đầu tư xây dựng mới. Tuy nhiên, hoạt động này diễn ra chưa thường xuyên, năm 2013 và 2014 không kiểm định công trình nào. Một số năm gần đây do nhu cầu vận tải tăng cao làm công trình nhanh suy giảm chất lượng khai thác dẫn đến số lượng công trình cầu cần kiểm định cũng tăng theo, năm 2018 kiểm định 71 cầu trong khi đó năm 2012 chỉ kiểm định 11 cầu. Hiện nay, trên địa bàn TP.Hà Nội chưa có văn bản quy định chu kỳ kiểm định đối với từng loại cầu. Đối với các cầu mới thì thực hiện kiểm định theo hướng dẫn tại quy trình bảo trì, còn rất nhiều cầu đã sử trên 20 năm không có quy trình bảo trì nên rất khó khăn cho việc xác định chu kỳ kiểm định mà chủ yếu dựa vào tình hình khai thác thực tế, kết quả kiểm định gần nhất, thực tế hiện nay đang thực hiện 5 đến 6 năm kiểm định một lần [76]. 19 11 16 53 71 0 20 40 60 80 2011 2012 2015 2017 2018 S ố l ư ợ n g c ầ u Năm 90 b, Thực hiện kế hoạch bảo trì Kế hoạch bảo trì được Ban Duy tu tổ chức thực hiện chủ yếu theo phương thức đặt hàng. - Giai đoạn từ năm 2014 về trước Giai đoạn này, công tác bảo trì KCHT GTĐB thực hiện theo Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 03 năm 2005 của Chính Phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích [23] và Quyết định số 113/2009/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2009 của UBND TP.Hà Nội về việc ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng cung ứng các sản phẩm dịch vụ đô thị trên địa bàn TP.Hà Nội [57]. Theo các quy định trên, công tác QLKT và bảo trì KCHT GTĐB trên địa bàn TP.Hà Nội được thực hiện theo hình thức đặt hàng. Quy trình thực hiện như sau: Hình 3.10: Quy trình thực hiện đặt hàng QLKT và bảo trì KCHT GTĐB Nguồn: Tác giả Sở GTVT (trực tiếp là Ban Duy tu) được UBND Thành phố giao nhiệm vụ đặt hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cong_tac_quan_ly_khai_thac_va_bao_tri_ket.pdf
Tài liệu liên quan