LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH xi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Bệnh tâm thần phân liệt 3
1.1.1. Khái niệm về tâm thần phân liệt 3
1.1.2. Bệnh sinh tâm thần phân liệt 4
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng tâm thần phân liệt 14
1.2. Điện não đồ 19
1.2.1. Điện não đồ ở người thường 19
1.2.2. Điện não đồ ở bệnh nhân tâm thần phân liệt 22
1.3. Biến đổi gen ZNF804A, COMT trong bệnh tâm thần phân liệt 28
1.3.1. Gen ZNF804A và các đa hình trong bệnh tâm thần phân liệt 28
1.3.2. Gen COMT và các đa hình trong bệnh tâm thần phân liệt 34
1.4. Nghiên cứu điện não và gen trong tâm thần phân liệt ở Việt Nam 41
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1. Đối tượng nghiên cứu 43
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 43
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng 43
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 43
2.2. Phương pháp nghiên cứu 43
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 43
2.2.2. Phân nhóm nghiên cứu 43
2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 44
2.2.4. Thiết bị và vật liệu nghiên cứu 44
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu lâm sàng tâm thần phân liệt 49
2.2.6. Phương pháp nghiên cứu điện não đồ 51
179 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm điện não đồ và một số đa hình trên gen comt, znf804a ở bệnh nhân tâm thần phân liệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nữ ở cả hai nhóm nghiên cứu có ý nghĩa thống kê (đều với p<0,001).
3.2. Đặc điểm các rối loạn tâm thần ở bệnh nhân tâm thần phân liệt
3.2.1. Tiền sử bản thân và gia đình
Kết quả về tiền sử của bản thân và gia đình nhóm bệnh nhân TTPL được trình bày trên Bảng 3.3 và Hình 3.1.
Bảng 3.3. Đặc điểm về tiền sử bản thân ở bệnh nhân TTPL
Đặc điểm
Nhóm
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
p
Tiền sử sản khoa
Bình thường
227
98,69
<0,001
Bất thường
3
1,31
Phát triển tâm thần
Chậm
91
39,57
<0,001
Nhanh
139
60,43
Bảng 3.3 thể hiện kết quả về tiền sử tiền sử sản khoa, tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử sản khoa bình thường là cao hơn so với tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử sản khoa bất thường (p<0,001). Trong khi đó tỷ lệ bệnh nhân có đặc điểm phát triển tâm thần chậm là thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ bệnh nhân có đặc điểm phát triển tâm thần nhanh (39,57% so với 60,43%).
Hình 3.1. Đặc điểm tiền sử gia đình ở bệnh nhân TTPL
Hình 3.1 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có người cùng huyết thống 3 đời mắc bệnh tâm thần là khá cao (chiếm 11,74%) mặc dù tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử gia đình bình thường chiếm tỷ lệ cao hơn (chiếm 88,26%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh nhân có tiền sử gia đình khác nhau [χ2=134,678; df=1; p=0,000].
3.2.2. Ảo giác
Bảng 3.4. Tần suất xuất hiện các loại ảo giác ở bệnh nhân TTPL
Loại ảo giác
Số lượng
Tỷ lệ %
p
Ảo thanh bình phẩm
182
79,13
0,000
Ảo thanh xui khiến
76
33,04
Ảo thanh đàm thoại
58
25,22
Ảo thanh ra lệnh
14
6,09
Tư duy vang thành tiếng
10
4,35
Bảng 3.4 thể hiện các loại ảo thanh gặp trong bệnh TTPL, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ảo thanh bình phẩm chiếm tỷ lệ lớn nhất (79,13%), tiếp đến là ảo thanh xui khiến (33,04%) và ảo thanh đàm thoại (25,22%). Các loại ảo thanh chiếm tỷ lệ nhỏ hơn là ảo thanh ra lệnh (6,09%) và tư duy vang thành tiếng (4,35%). Có sự khác biệt rõ về tần suất xuất hiện các loại ảo thanh trên các bệnh nhân TTPL trong nghiên cứu hiện tại (p<0,001, kiểm định χ2).
Bảng 3.5. Số loại ảo giác xuất hiện đồng thời ở bệnh nhân TTPL
Số loại ảo giác
Số lượng
Tỷ lệ %
p
Không có ảo giác
7
3,04
0,000
Có một loại ảo giác
110
47,83
Có hai loại ảo giác
109
47,39
Có ba loại ảo giác
4
1,74
Kết quả trên Bảng 3.5 về số lượng ảo giác xuất hiện đồng thời trên bệnh nhân TTPL cho thấy phần lớn bệnh nhân có xuất hiện một loại ảo giác (47,83%) và hai loại ảo giác (47,39%). Bệnh nhân không có ảo giác (3,04%) và có ba loại ảo giác (1,74%) rất ít (p<0,001, kiểm định Fisher).
Bảng 3.6. Phân loại nội dung của ảo thanh ở bệnh nhân TTPL
Nội dung ảo thanh
Số lượng
Tỷ lệ %
p
Ảo thanh bình phẩm
Giả
135
74,18
0,000
Thật
47
25,82
Ảo thanh xui khiến
Giả
59
77,63
0,000
Thật
17
22,37
Ảo thanh đàm thoại
Giả
49
84,48
0,000
Thật
9
15,52
Ảo thanh ra lệnh
Giả
9
64,29
0,285
Thật
5
35,71
Tư duy vang thành tiếng
Giả
6
60
0,754
Thật
4
40
Kết quả trên Bảng 3.6 cho thấy số lượng và tỷ lệ ảo thanh giả là cao hơn so với ảo thanh thật, thấy rõ ở các loại ảo thanh bình phẩm (74,18% so với 25,82%), đàm thoại (84,48% so với 15,52%) và ảo thanh xui khiến (77,63% so với 22,37%) (đều với p<0,001).
Bảng 3.7. Sự chi phối hành vi của các loại ảo thanh ở bệnh nhân TTPL.
Chi phối hành vi
Số lượng
Tỷ lệ %
p
Ảo thanh bình phẩm
Có
49
26,92
0,000
Không
133
73,08
Ảo thanh xui khiến
Có
33
43,42
0,251
Không
43
56,58
Ảo thanh đàm thoại
Có
15
25,86
0,000
Không
43
74,14
Ảo thanh ra lệnh
Có
10
71,43
0,180
Không
4
28,57
Tư duy vang thành tiếng
Có
2
20
0,109
Không
8
80
Kết quả trên Bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ ảo thanh chi phối hành vi dao động từ 20% đến 71,43% và thấp hơn tỷ lệ ảo thanh không chi phối hành vi, với sự khác biệt có ý nghĩa được thấy ở nhóm ảo thanh bình phẩm (26,92% so với 73,08%) và đàm thoại (25,86% so với 74,14%) với p<0,001.
3.2.3. Hoang tưởng
Kết quả về tần suất của các loại hoang tưởng và số loại hoang tưởng đồng xuất hiện trên bệnh nhân TTPL được trình bày trên Bảng 3.8 và 3.9.
Bảng 3.8. Tần suất xuất hiện các loại hoang tưởng ở bệnh nhân TTPL
Loại hoang tưởng
Số lượng
Tỷ lệ %
p
Hoang tưởng liên hệ
49
21,30
< 0,000
Hoang tưởng bị hại
200
86,96
Hoang tưởng bị theo dõi
154
66,96
Tư duy bị bộc lộ
29
12,61
Hoang tưởng bị chi phối
26
11,30
Hoang tưởng tự cao
10
4,35
Hoang tưởng kỳ quái
6
2,61
Hoang tưởng nghi bệnh
3
1,30
Hoang tưởng phát minh
1
0,43
Hoang tưởng ghen tuông
1
0,43
Bảng 3.8 thể hiện kết quả về tỷ lệ xuất hiện các loại hoang tưởng trên bệnh nhân TTPL cho thấy hoang tưởng bị hại xuất hiện với tỷ lệ nhiều nhất (86,96%), tiếp đến là hoang tưởng bị theo dõi (66,96%), ít hơn là hoang tưởng liên hệ (21,30%), tư duy bị bộc lộ (12,61%) và hoang tưởng bị chi phối (11,30%). Các hoang tưởng khác xuất hiện với tỷ lệ nhỏ là hoang tưởng tự cao (4,35%), hoang tưởng kỳ quái (2,61%) và rất ít là hoang tưởng phát minh và hoang tưởng ghen tuông (đều 0,43%). Sự khác biệt về tỷ lệ giữa các loại hoang tưởng trên các bệnh nhân TTPL trong nghiên cứu hiện tại là có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Bảng 3.9. Số loại hoang tưởng xuất hiện đồng thời ở bệnh nhân TTPL
Số loại hoang tưởng
Số lượng
Tỷ lệ %
p
Không có hoang tưởng
4
1,74
0,000
Có một loại hoang tưởng
33
14,35
Có hai loại hoang tưởng
136
59,13
Có trên ba loại hoang tưởng
57
24,78
Bảng 3.9 thể hiện số lượng hoang tưởng xuất hiện đồng thời ở bệnh nhân TTPL trong đó có đồng thời hai loại hoang tưởng chiếm tỷ lệ nhiều nhất (59,13%), sau đó là tỷ lệ bệnh nhân có từ ba hoang tưởng trở lên (chiếm 24,78%), bệnh nhân có một loại hoang tưởng và không có hoang tưởng chiếm tỷ lệ thấp. So sánh cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm bệnh nhân với số lượng hoang tưởng xuất hiện đồng thời (p<0,001).
Bảng 3.10. Sự chi phối hành vi của các loại hoang tưởng ở bệnh nhân TTPL
Chi phối hành vi
Số lượng
Tỷ lệ %
p
Hoang tưởng bị hại
Có
61
30,50
0,000
Không
139
69,50
Hoang tưởng bị theo dõi
Có
42
27,27
0,000
Không
112
72,73
Hoang tưởng liên hệ
Có
17
34,69
0,032
Không
32
65,31
Hoang tưởng bị chi phối
Có
10
38,46
0,239
Không
16
61,54
Tư duy bị bộc lộ
Có
7
24,14
0,005
Không
22
75,86
Kết quả trên Bảng 3.10 về tỷ lệ chi phối hành vi của từng loại hoang tưởng cho thấy mặc dù tỷ lệ hoang tưởng không chi phối hành vi lớn hơn rõ so với tỷ lệ hoang tưởng có chi phối hành vi, nhưng tỷ lệ hoang tưởng chi phối hành vi cũng là khá cao, từ 24,14% tới 38,46%. So sánh cho thấy có sự khác biệt giữa các loại hoang tưởng chi phối hành vi của bệnh nhân thể hiện rõ ở hoang tưởng bị hại, hoang tưởng bị theo dõi, hoang tưởng liên hệ và tư duy bị bộc lộ (p<0,05).
3.2.4. Các rối loạn khác
3.2.4.1. Đặc điểm về rối loạn cảm xúc
Bảng 3.11. Đặc điểm về rối loạn cảm xúc ở bệnh nhân TTPL
Nhóm
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
p
Trầm cảm
107
46,52
0,000
Không phù hợp
42
18,26
Hưng cảm
37
16,09
Hai chiều trái ngược
26
11,31
Cùn mòn
10
4,35
Bị chi phối bởi hoang tưởng và/hoặc ảo giác
5
2,17
Vô cảm
3
1,30
Kết quả trên Bảng 3.11 cho thấy loại cảm xúc chiếm tỷ lệ cao nhất trên bệnh nhân TTPL là trầm cảm (chiếm 46,52%), sau đó là hưng cảm (chiếm 16,09%) và cảm xúc không phù hợp (chiếm 18,26%) và cảm xúc với hai chiều trái ngược (chiếm 11,31%); các loại cảm xúc chiếm tỷ lệ không đáng kể.
3.2.4.2. Đặc điểm về rối loạn hoạt động có ý chí
Bảng 3.12. Đặc điểm của hoạt động có ý chí ở bệnh nhân TTPL
Nhóm
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
p
Động tác dị thường
106
46,09
0,000
Hành vi thụ động
76
33,04
Bị chi phối bởi hoang tưởng và/hoặc ảo giác
56
24,35
Kích động
45
19,57
Tự phục vụ
28
12,17
Qua Bảng 3.12 thấy động tác dị thường chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 46,09%), sau đó là tỷ lệ hành vi thụ động (chiếm 33,04%) và các hoạt động có ý chí bị chi phối bởi hoang tưởng và/hoặc ảo giác (chiếm 24,35%), các hoạt động chiếm tỷ lệ ít hơn là kích động (chiếm 19,57%) và tự phục vụ (chiếm 12,17%).
3.2.4.3. Các triệu chứng âm tính khác
Bảng 3.13. Các triệu chứng âm tính ở bệnh nhân TTPL
Nhóm
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
p
Giảm hiệu xuất lao động và học tập
222
96,52
0,000
Sống thiếu mục đích
193
83,91
Mất quan tâm hứng thú
172
74,78
Tự kỷ mải mê suy nghĩ về bản thân
80
34,78
Lười nhác ngồi một chỗ
62
26,96
Bảng 3.13 thể hiện kết quả về các triệu chứng âm tính trên bệnh nhân TTPL. Trong đó triệu chứng âm tính chiếm tỷ lệ cao bao gồm giảm hiệu xuất lao động và học tập (chiếm 96,52%), sống thiếu mục đích (chiếm 83,91%) và mất quan tâm hứng thú (chiếm 74,78%), các triệu chứng âm tính ít gặp là tự kỷ mải mê suy nghĩ về bản thân (chiếm 34,78%) và lười nhác ngồi một chỗ (chiếm 26,96%).
3.3. Điện não đồ ở bệnh nhân tâm thần phân liệt
Các chỉ số điện não đồ ở hai nhóm nghiên cứu với từng sóng điện não đều gồm các thông số năng lượng, tần số, biên độ ở hai trạng thái: điện não đồ nền và dùng nghiệm pháp kích thích ánh sáng. Riêng ở nhóm bệnh nhân TTPL có nghiên cứu tới mối liên quan của các thông số này với một số triệu chứng đặc trưng trong bệnh.
3.3.1. Năng lượng điện não đồ
3.3.1.1. Sóng alpha
Năng lượng sóng alpha trên điện não đồ nền và nghiệm pháp kích thích ánh sáng được trình bày trên các Hình 3.2 và 3.3.
* Điện não đồ nền
Hình 3.2. Năng lượng sóng alpha ở điện não đồ nền
Hình 3.2 thể hiện năng lượng sóng alpha ở điện não đồ nền giữa hai nhóm nghiên cứu. Sử dụng phương pháp so sánh phương sai hai nhân tố không lặp cho thấy sự tương tác giữa hai nhân tố kênh ghi và nhóm nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê [F(11, 3888)=6,516; p<0,001]. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhóm [F(1, 3888)=201,387; p<0,001] và kênh ghi [F(11, 3888)=214,451; p<0,001]. Phân tích sâu cho thấy:
- Năng lượng sóng alpha ở nhóm bệnh thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với ở nhóm chứng ở hầu hết các kênh ghi trừ vùng trung tâm hai bên (Bonferroni test; p<0,01).
- Cả nhóm bệnh và nhóm chứng thì năng lượng sóng alpha đều cao nhất ở vùng chẩm và thấp nhất ở vùng trung tâm.
* Nghiệm pháp kích thích ánh sáng
Hình 3.3 thể hiện năng lượng sóng alpha ở nghiệm pháp kích thích ánh sáng giữa hai nhóm nghiên cứu. Sử dụng phương pháp so sánh phương sai hai nhân tố không lặp cho thấy sự tương tác giữa hai nhân tố kênh ghi và nhóm nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê [F(11, 3888)=14,562; p<0,001]. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhóm [F(1, 3888)=71,678; p<0,001] và kênh ghi [F(11, 3888)=121,273; p<0,001]. Phân tích sâu cho thấy:
Hình 3.3. Năng lượng sóng alpha ở nghiệm pháp kích thích ánh sáng
- Năng lượng sóng alpha cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng ở vùng trán trước trái (Bonferroni test; p<0,001) và thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng ở vùng chẩm, vùng đỉnh và vùng thái dương hai bên (Bonferroni test; p<0,05).
- Nhóm chứng năng lượng sóng alpha ưu thế rõ ở vùng chẩm trong khi ở nhóm bệnh năng lượng sóng alpha cao ở vùng chẩm và vùng trán trước hai bên với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các vùng não khác (Bonferroni test; p<0,05).
3.3.1.2. Sóng delta
Kết quả về năng lượng sóng delta ở hai nhóm nghiên cứu trên điện não đồ nền và nghiệm pháp kích thích ánh sáng được trình bày trên các Hình 3.4 và 3.5.
* Điện não đồ nền
Hình 3.4 thể hiện năng lượng sóng delta ở điện não đồ nền giữa hai nhóm nghiên cứu. Sử dụng phương pháp so sánh phương sai hai nhân tố không lặp cho thấy sự tương tác giữa hai nhân tố kênh ghi và nhóm nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê [F(11, 3888)=2,227; p<0,05]. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhóm [F(1, 3888)=113,657; p<0,001] và kênh ghi [F(11, 3888)=40,901; p<0,001].
Hình 3.4. Năng lượng sóng delta ở điện não đồ nền
Phân tích sâu cho thấy:
- Giữa hai nhóm nghiên cứu, năng lượng sóng delta ở nhóm bệnh là cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng ở hầu hết các vùng, ngoại trừ vùng đỉnh trái (p<0,05). Đặc biệt, sự khác biệt nhiều nhất được thấy ở vùng trán trước hai bên.
- Giữa các kênh ghi, ở nhóm bệnh, năng lượng sóng delta cao nhất ở vùng trán trước hai bên và thấp nhất ở vùng trung tâm trong khi ở nhóm chứng, sóng delta ưu thế ở vùng thái dương hai bên với sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
* Nghiệm pháp kích thích ánh sáng
Hình 3.5 thể hiện kết quả về năng lượng sóng delta ở nghiệm pháp kích thích ánh sáng. Sử dụng phương pháp so sánh phương sai hai nhân tố không lặp cho thấy sự tương tác giữa hai nhân tố kênh ghi và nhóm nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê [F(11, 3888)=5,911; p<0,001]. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhóm [F(1, 3888)=159,719; p<0,001] và kênh ghi [F(11, 3888)=65,810; p<0,001].
Hình 3.5. Năng lượng sóng delta ở nghiệm pháp kích thích ánh sáng
Phân tích sâu cho thấy:
- Giữa hai nhóm nghiên cứu, năng lượng sóng delta ở nhóm bệnh là cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng ở hầu hết các kênh, ngoại trừ vùng chẩm trái và vùng đỉnh trái với p<0,05. Đặc biệt, sự khác biệt nhiều nhất được thấy ở vùng trán trước hai bên.
- Giữa các kênh ghi, ở nhóm bệnh, năng lượng sóng delta cao nhất ở vùng trán trước hai bên và thấp nhất ở vùng trung tâm trong khi ở nhóm chứng, sóng delta ưu thế ở vùng thái dương hai bên với sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
3.3.1.3. Sóng theta
Kết quả về năng lượng sóng theta ở điện não đồ nền và nghiệm pháp kích thích ánh sáng ở hai nhóm nghiên cứu được trình bày ở các Hình 3.6 và 3.7.
* Điện não đồ nền
Hình 3.6 thể hiện kết quả về năng lượng sóng theta ở điện não đồ nền. Sử dụng phương pháp so sánh phương sai hai nhân tố không lặp cho thấy sự tương tác giữa hai nhân tố kênh ghi và nhóm nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê [F(11, 3888)=2,594; p<0,01]. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhóm [F(1, 3888)=83,541; p<0,001] và kênh ghi [F(11, 3888)=42,584; p<0,001].
Hình 3.6. Năng lượng sóng theta ở điện não đồ nền
Phân tích sâu cho thấy:
- Giữa hai nhóm nghiên cứu, năng lượng sóng theta ở nhóm bệnh là cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng ở vùng trán trước hai bên, vùng trán bên trái, vùng trung tâm hai bên và vùng chẩm bên phải (Bonferroni test; p<0,05).
- Giữa các kênh ghi, ở nhóm bệnh, năng lượng sóng theta cao nhất ở vùng trán trước và vùng chẩm hai bên và thấp nhất ở vùng trung tâm trong khi ở nhóm chứng, sóng theta ưu thế ở vùng chẩm hai bên với sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
* Nghiệm pháp kích thích ánh sáng
Hình 3.7 thể hiện năng lượng sóng theta ở nghiệm pháp kích thích ánh sáng giữa hai nhóm nghiên cứu. Sử dụng phương pháp so sánh phương sai hai nhân tố không lặp cho thấy sự tương tác giữa hai nhân tố kênh ghi và nhóm nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê [F(11, 3888)=11,168; p<0,01]. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhóm [F(1, 3888)=101,725; p<0,001] và kênh ghi [F(11, 3888)=103,133; p<0,001].
Hình 3.7. Năng lượng sóng theta ở nghiệm pháp kích thích ánh sáng
Phân tích sâu cho thấy:
- Năng lượng sóng theta ở nhóm bệnh cao hơn so với ở nhóm chứng ở vùng trán trước, vùng trán và vùng trung tâm hai bên (Bonferroni test; p<0,05). Sự khác biệt giữa nhóm bệnh và nhóm chứng rõ ràng nhất ở vùng trán trước hai bên.
- Ở nhóm bệnh, năng lượng sóng theta cao nhất ở vùng trán trước hai bên trong khi ở nhóm chứng năng lượng sóng theta không có sự ưu thế rõ ràng ở vùng nào.
3.3.2. Biên độ điện não đồ
Biên độ điện não đồ ở hai nhóm nghiên cứu cũng được phân tích với điện não đồ nền và nghiệm pháp kích thích ánh sáng.
3.3.2.1 Sóng alpha
Kết quả về biên độ sóng alpha ở hai nhóm trên điện não đồ nền và nghiệm pháp kích thích ánh sáng được trình bày trên các Hình 3.8 và 3.9.
* Điện não đồ nền
Hình 3.8 thể hiện biên độ sóng alpha ở điện não đồ nền trên bệnh nhân TTPL và người khỏe mạnh. Sử dụng phương pháp so sánh phương sai hai nhân tố không lặp cho thấy có sự tương tác có ý nghĩa thống kê giữa hai nhân tố kênh ghi và nhóm nghiên cứu [F(11, 3888)= 7,0168; p<0,001]. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhóm nghiên cứu [F(1, 3888)= 223,522; p<0,001] và kênh ghi [F(11, 3888)=162,078; p<0,001].
Hình 3.8. Biên độ sóng alpha ở điện não đồ nền
Phân tích sâu cho thấy biên độ sóng alpha thấp nhất ở vùng trung tâm và cao nhất ở vùng chẩm hai bên. Biên độ sóng alpha ở vùng chẩm là cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tất cả các vùng vỏ não khác (Bonferroni test; p<0,001). Biên độ sóng alpha ở nhóm bệnh nhân TTPL là thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với người khỏe mạnh trên hầu hết các vùng vỏ não được ghi ngoại trừ vùng trung tâm hai bên (Bonferroni test; p<0,01).
* Nghiệm pháp kích thích ánh sáng
Hình 3.9 thể hiện kết quả về biên độ sóng alpha ở nghiệm pháp kích thích ánh sáng của hai nhóm nghiên cứu. Sử dụng phương pháp so sánh phương sai hai nhân tố không lặp cho thấy có sự tương tác có ý nghĩa thống kê giữa hai nhân tố kênh ghi và nhóm nghiên cứu [F(11, 3888)=13,694; p<0,001]. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhóm nghiên cứu [F(1, 3888)=213,235; p<0,001] và kênh ghi [F(11, 3888)=95,841; p<0,001].
Hình 3.9. Biên độ sóng alpha ở nghiệm pháp kích thích ánh sáng
Phân tích sự khác nhau giữa các kênh cho thấy biên độ sóng alpha ở vùng chẩm hai bên là lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với biên độ sóng alpha ở các vùng khác (Bonferroni test; p<0,05). Giữa hai nhóm nghiên cứu, kết quả cho thấy biên độ sóng alpha ở nhóm bệnh nhân là thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng ở hầu hết các vùng ghi trừ vùng trung tâm hai bên và vùng trán trước bên phải (Bonferroni test; p<0,05).
3.3.2.2. Sóng delta
Biên độ sóng delta trên điện não đồ nền và nghiệm pháp kích thích ánh sáng ở hai nhóm nghiên cứu được trình bày trên các Hình 3.10 và 3.11.
* Điện não đồ nền
Hình 3.10 thể hiện sự thay đổi biên độ sóng delta ở điện não đồ nền của hai nhóm nghiên cứu. Sử dụng phương pháp so sánh phương sai hai nhân tố không lặp cho thấy có sự tương tác có ý nghĩa thống kê giữa hai nhân tố kênh ghi và nhóm nghiên cứu [F(11, 3888)=2,479; p=0,004]. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhóm nghiên cứu [F(1, 3888)=5,920; p=0,015] và kênh ghi [F(11, 3888)=9,042; p<0,001]. Phân tích sâu cho thấy hoạt động của sóng delta cao ở vùng trán trước, vùng trán, vùng đỉnh, vùng chẩm và vùng thái dương, thấp ở vùng trung tâm được thấy ở cả nhóm bệnh và nhóm chứng. So sánh giữa hai nhóm nghiên cứu cho thấy biên độ sóng delta ở nhóm bệnh cao hơn có ý nghĩa thống kê ở vùng trán trước hai bên (Bonferroni test; p<0,05) và thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở vùng thái dương trái so với nhóm chứng (Bonferroni test; p<0,001).
Hình 3.10. Biên độ sóng delta ở điện não đồ nền
* Nghiệm pháp kích thích ánh sáng
Hình 3.11 thể hiện biên độ sóng delta ở nghiệm pháp kích thích sáng sáng của hai nhóm nghiên cứu. Sử dụng phương pháp so sánh phương sai hai nhân tố không lặp cho thấy có sự tương tác có ý nghĩa thống kê giữa hai nhân tố kênh ghi và nhóm nghiên cứu [F(11, 3888)=8,568; p<0,001]. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhóm nghiên cứu [F(1, 3888)=107,090; p<0,001] và kênh ghi [F(11, 3888)=57,708; p<0,001]. Phân tích sâu cho thấy ở cả nhóm chứng và nhóm bệnh thì biên độ sóng delta cao ở vùng trán trước và vùng thái dương, thấp nhất ở vùng trung tâm với sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (Bonferroni test; p<0,01). So sánh giữa hai nhóm nghiên cứu, biên độ sóng delta ở nhóm bệnh cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng ở vùng trán trước hai bên, vùng trán hai bên và vùng thái dương bên trái (Bonferroni test; p<0,05).
Hình 3.11. Biên độ sóng delta ở nghiệm pháp kích thích ánh sáng
3.3.2.3. Sóng theta
Biên độ sóng theta ở hai nhóm nghiên cứu trên điện não đồ nền và nghiệm pháp kích thích ánh sáng được trình bày trên các Hình 3.12 và 3.13.
* Điện não đồ nền
Hình 3.12 thể hiện biên độ sóng theta ở điện não đồ nền của hai nhóm nghiên cứu. Sử dụng phương pháp so sánh phương sai hai nhân tố không lặp cho thấy có sự tương tác có ý nghĩa thống kê giữa hai nhân tố kênh ghi và nhóm nghiên cứu [F(11, 3888)=2,417; p=0,005].
Hình 3.12. Biên độ sóng theta ở điện não đồ nền
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kênh ghi [F(1, 3888)=10,703; p<0,001] nhưng không có ý nghĩa thống kê về nhóm nghiên cứu [F(11, 3888)=0,030; p=0,862]. Phân tích sâu cho thấy biên độ sóng theta thấp nhất ở vùng trung tâm và cao nhất ở vùng trán và vùng chẩm hai bên ở cả nhóm chứng và nhóm bệnh với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Bonferroni test; p<0,05).
* Nghiệm pháp kích thích ánh sáng
Hình 3.13 thể hiện biên độ sóng theta ở nghiệm pháp kích thích ánh sáng của hai nhóm nghiên cứu. Sử dụng phương pháp so sánh phương sai hai nhân tố không lặp cho thấy có sự tương tác có ý nghĩa thống kê giữa hai nhân tố kênh ghi và nhóm nghiên cứu [F(11, 3888)=6,007; p<0,001]. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhóm nghiên cứu [F(1, 3888)=24,504; p<0,001] và kênh ghi [F(11, 3888)= 54,390; p<0,001].
Hình 3.13. Biên độ sóng theta ở nghiệm pháp kích thích ánh sáng
Phân tích sâu cho thấy biên độ sóng theta thấp nhất ở vùng trung tâm, cao ở vùng trán trước hai bên, vùng chẩm và vùng thái dương hai bên với sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (Bonferroni test; p<0,05). Đặc biệt, ở nhóm bệnh, biên độ sóng theta tăng rất mạnh ở vùng trán trước hai bên. So sánh giữa hai nhóm nghiên cứu cho thấy biên độ sóng theta ở nhóm bệnh cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng ở vùng trán trước hai bên và vùng trán bên trái (Bonferroni test; p<0,05).
3.3.3. Tần số điện não đồ
3.3.3.1. Sóng alpha
Kết quả về tần số sóng alpha trên điện não đồ nền và nghiệm pháp kích thích ánh sáng ở hai nhóm nghiên cứu được trình bày trên Hình 3.14 và 3.15.
* Điện não đồ nền
Hình 3.14 thể hiện đặc điểm về tần số sóng alpha ở điện não đồ nền giữa hai nhóm nghiên cứu.
Hình 3.14. Tần số sóng alpha ở điện não đồ nền
Sử dụng phương pháp so sánh phương sai hai nhân tố không lặp cho thấy sự tương tác giữa hai nhân tố kênh ghi và nhóm nghiên cứu là không có ý nghĩa thống kê [F(11, 3888)=1,501; p=0,123]. Không có sự khác biệt về tần số sóng alpha giữa các kênh ghi [F(11, 3888)=0,871; p=0,568] và giữa các nhóm nghiên cứu [F(1, 3888)=1,834; p=0,175].
* Nghiệm pháp kích thích ánh sáng
Hình 3.15 thể hiện đặc điểm về tần số sóng alpha ở nghiệm pháp kích thích ánh sáng giữa hai nhóm nghiên cứu. Sử dụng phương pháp so sánh phương sai hai nhân tố không lặp cho thấy sự tương tác giữa hai nhân tố kênh ghi và nhóm nghiên cứu là không có ý nghĩa thống kê [F(11, 3888)=0,535; p=0,880]. Không có sự khác biệt về tần số sóng alpha giữa các kênh ghi [F(11, 3888)=0,555; p=0,866] và giữa các nhóm nghiên cứu [F(1, 3888)=0,130; p=0,718].
Hình 3.15. Tần số sóng alpha ở nghiệm pháp kích thích ánh sáng
3.3.3.2. Sóng delta
Đặc điểm tần số sóng delta ở hai nhóm nghiên cứu trên điện não đồ nền và nghiệm pháp kích thích ánh sáng được trình bày trên các Hình 3.16 và 3.17.
* Điện não đồ nền
Hình 3.16 thể hiện đặc điểm về tần số sóng delta ở điện não đồ nền giữa hai nhóm nghiên cứu.
Hình 3.16. Tần số sóng delta ở điện não đồ nền
Sử dụng phương pháp so sánh phương sai hai nhân tố không lặp cho thấy sự tương tác giữa hai nhân tố kênh ghi và nhóm nghiên cứu là không có ý nghĩa thống kê [F(11, 3888)=1,093; p=0,362]. Không có sự khác biệt về tần số sóng alpha giữa các kênh ghi [F(11, 3888) = 0,952; p=0,489] và giữa các nhóm nghiên cứu [F(1, 3888)=0,553; p=0,467].
* Nghiệm pháp kích thích ánh sáng
Hình 3.17 thể hiện đặc điểm về tần số sóng delta ở nghiệm pháp kích thích ánh sáng giữa hai nhóm nghiên cứu.
Hình 3.17. Tần số sóng delta ở nghiệm pháp kích thích ánh sáng
Sử dụng phương pháp so sánh phương sai hai nhân tố không lặp cho thấy sự tương tác giữa hai nhân tố kênh ghi và nhóm nghiên cứu là không có ý nghĩa thống kê [F(11, 3888)=0,644; p=0,791]. Không có sự khác biệt về tần số sóng delta giữa các kênh ghi [F(11, 3888)=0,802; p=0,637] và giữa các nhóm nghiên cứu [F(1, 3888)=3,661; p=0,055].
3.3.3.3. Sóng theta
Về tần số sóng theta ở hai nhóm nghiên cứu trên điện não đồ nền và nghiệm pháp ánh sáng được trình bày ở các Hình 3.18 và 3.19.
* Điện não đồ nền
Hình 3.18 thể hiện đặc điểm về tần số sóng theta ở điện não đồ nền giữa hai nhóm nghiên cứu. Sử dụng phương pháp so sánh phương sai hai nhân tố không lặp cho thấy sự tương tác giữa hai nhân tố kênh ghi và nhóm nghiên cứu là không có ý nghĩa thống kê [F(11, 3888)=0,935; p=0,505]. Không có sự khác biệt về tần số sóng theta giữa các kênh ghi [F(11, 3888)=0,952; p=0,488] và giữa các nhóm nghiên cứu [F(1, 3888)=1,872; p=0,171].
Hình 3.18. Tần số sóng theta ở điện não đồ nền
* Nghiệm pháp kích thích ánh sáng
Hình 3.19 thể hiện đặc điểm về tần số sóng theta ở nghiệm pháp kích thích ánh sáng giữa hai nhóm nghiên cứu.
Hình 3.19. Tần số sóng theta ở nghiệm pháp kích thích ánh sáng
Sử dụng phương pháp so sánh phương sai hai nhân tố không lặp cho thấy sự tương tác giữa hai nhân tố kênh ghi và nhóm nghiên cứu là không có ý nghĩa thống kê [F(11,3888)=1,237; p=0.255]. Không có sự khác biệt về tần số sóng theta giữa các kênh ghi [F(11,3888)=0,526; p=0,886] và giữa các nhóm nghiên cứu [F(1,3888)=0,312; p=0,576].
3.3.4. Mối liên quan năng lượng và lâm sàng
3.3.4.1. Mối liên quan năng lượng và ảo giác
* Mối liên quan năng lượng sóng alpha và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_dac_diem_dien_nao_do_va_mot_so_da_hinh_tr.doc