Luận án Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và một số dấu ấn hóa mô miễn dịch trong ung thư biểu mô tiết niệu

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ . 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN . 3

1.1. Dịch tễ học và nguyên nhân . 3

1.1.1. Dịch tễ học . 3

1.1.2. Nguyên nhân . 4

1.2. Đặc điểm giải phẫu và mô học hệ tiết niệu . 6

1.2.1. Đặc điểm giải phẫu . 6

1.2.2. Đặc điểm mô học . 7

1.3. Sinh bệnh học . 9

1.4. Các phương pháp chẩn đoán . 10

1.4.1. Phương pháp lâm sàng . 10

1.4.2. Phương pháp cận lâm sàng . 11

1.5. Phương pháp điều trị: . 13

1.6. Đặc điểm mô bệnh học ung thư biểu mô tiết niệu. . 14

1.6.1. Đặc điểm mô bệnh học UTBMTN. . 14

1.6.2. Độ mô học UTBMTN. . 15

1.6.3. Mô bệnh học UTBMTN. . 18

1.7. Đặc điểm mô bệnh học UTBMTN theo phân loại WHO 2016. . 20

1.7.1. Đặc điểm mô bệnh học UTBMNTN . 21

1.8. Hoá mô miễn dịch trong chẩn đoán UTBMTN. . 32

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 35

2.1. Đối tượng nghiên cứu . 35

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn . 35

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ . 35

2.2. Phương pháp nghiên cứu. . 36

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu . 36

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu . 36

2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu : . 36

2.2.4. Quy trình nghiên cứu. . 37

2.2.5. Các biến số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá. . 40

2.3. Xử lý số liệu. . 48

2.4. Hạn chế sai số. . 48

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu. . 49

2.6. Sơ đồ nghiên cứu. . 50

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 51

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. . 51

3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính. . 51

3.1.2. Phân bố độ tuổi theo giới ở bệnh nhân ung thư biểu mô tiết niệu. 52

3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo vị trí ung thư biểu mô tiết niệu. . 53

3.1.4. Mối liên quan độ tuổi với vị trí UTBMTN. . 53

3.1.5. Mối liên quan giới tính với vị trí UTBMTN. . 54

3.2. Đặc điểm giải phẫu bệnh UTBMTN. . 54

3.2.1. Đặc điểm đại thể UTBMTN. . 54

3.2.2. Đặc điểm mô bệnh học UTBMTN. . 57

3.2.3. Mối liên quan giữa các đặc điểm mô bệnh học UTBMTN. . 59

3.2.4. Mối liên quan giữa đặc điểm đại thể với đặc điểm mô bệnh học

UTBMTN. . 61

3.3. Đặc điểm các dấu ấn miễn dịch và mối liên quan với UTBMTN. . 64

3.3.1. Đặc điểm dấu ấn miễn dịch trong khối u bàng quang đã phẫu thuật. . 64

3.3.2. Mối liên quan dấu ấn CK20 với mô bệnh học UTBMTN. . 65

3.3.3. Mối liên quan dấu ấn Ki67 với mô bệnh học UTBMTN. . 68

3.3.4. Mối liên quan dấu ấn miễn dịch p63 với UTBMTN. . 70

3.3.5. Mối liên quan cặp dấu ấn Ki67 và p63 với đặc điểm mô bệnh học. . 72

3.3.6. Mối liên quan cặp dấu ấn Ki67 và CK20 với mô bệnh học

UTBMTN. . 74

3.3.7. Mối liên quan cặp dấu ấn p63 và CK20 với mô bệnh học

UTBMTN. . 76

3.3.8. Mối liên quan 3 dấu ấn CK20, Ki67, p63 với mô bệnh học

UTBMTN. . 79

CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN . 81

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. . 81

4.1.1. Đặc điểm chung về tuổi của đối tượng nghiên cứu. . 81

4.1.2. Đặc điểm về giới của đối tượng nghiên cứu. . 82

4.1.3. Đặc điểm vị trí u tại hệ tiết niệu và mối liên quan với độ tuổi, giới tính. . 84

4.2. Đặc điểm chung ung thư biểu mô tiết niệu. . 84

4.2.1. Đại thể và mối liên quan với giai đoạn u sau phẫu thuật. . 84

4.2.2. Số lượng khối u. . 86

4.2.3. Đặc điểm kích thước u và mối liên quan với mô bệnh học

UTBMTN. . 88

4.3. Đặc điểm mô bệnh học. . 93

4.3.1. Đặc điểm mô bệnh học UTBMTN xâm nhập . 93

4.3.2. Đặc điểm mô bệnh học UTBMTN không xâm nhập. . 99

4.3.3. Giai đoạn bệnh học của tổn thương, mối liên quan độ mô học, giai

đoạn u và típ mô học UTBMTN. . 105

4.4. Đặc điểm hóa mô miễn dịch . 106

4.4.1. Đặc điểm bộc lộ CK 20 trong UTBMTN. . 106

4.4.2. Đặc điểm bộc lộ Ki67 trong UTBMTN. . 111

4.4.3. Đặc điểm bộc lộ p63 trong UTBMTN. . 114

4.4.4. Đặc điểm bộc lộ kết hợp dấu ấn CK20, Ki67, p63 trong UTBMTN. . 117

KẾT LUẬN . 122

KIẾN NGHỊ . 124

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf170 trang | Chia sẻ: vietdoc2 | Ngày: 28/11/2023 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và một số dấu ấn hóa mô miễn dịch trong ung thư biểu mô tiết niệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8) 4(30,8) 13(100) Nhú độ cao 0 3(60,0) 1(20,0) 0 1(20,0) 5(100) Xâm nhập Thông thường 1(3,5) 10(34,5) 4(13,8) 7(24,1) 7(24,1) 29(100) Biệt hóa vảy 2(9,1) 5(22,7) 4(18,2) 4(18,2) 7(31,8) 22(100) Biết hóa tuyến 1(11,1) 3(33,4) 2(22,2) 2(22,2) 1(11,1) 9(100) Dạng ổ 1(14,3) 1(14,3) 0 3(42,8) 2(28,6) 7(100) Dạng vi nhú 0 0 0 1(50,0) 1(50,0) 2(100) Dạng tương bào 0 1(33,3) 1(33,,3) 1(33,3) 0 3(100) Dạng kém biệt hóa 1(14,2) 2(28,6) 2(28,6) 2(28,6) 0 7(100) Dạng tế bào sáng 0 1(50,0) 0 0 1(50,0) 2(100) Tổng 6 30 15 24 24 99 p=0,983>0,05 Nhận xét: nghiên cứu UTBMTN tại bàng quang với 99 TH thấy: Nhóm u không xâm nhập, típ nhú độ cao có xu hướng giảm dần, mức độ bộc lộ ≤50% tế bào u có 3 TH (60,0%), trong khi đó típ nhú độ thấp mức bộc lộ >90% có 4 TH (30,8%) và mức 76-90% có 4 TH (30,8%). Trong nhóm u xâm nhập, típ thông thường chỉ có 01 TH (3,5%) âm tính, còn lại các típ khác đều bộc lộ ở mức độ cao. 72 3.3.5. Mối liên quan cặp dấu ấn Ki67 và p63 với đặc điểm mô bệnh học. Chúng tôi thực hiện phân tích 99 TH tại bàng quang được chẩn đoán UTBMTN với cặp dấu ấn miễn dịch Ki67 và p63. 3.3.5.1. Mối liên quan cặp dấu ấn Ki67 và p63 với độ mô học. Bảng 3.29. Mối liên quan cặp dấu ấn Ki67 và p63 với độ mô học. Độ mô học Cặp dấu ấn Cao Thấp Tổng n % n % n % Ki67-, p63- 1 1,2 0 0 1 1,0 Ki67+. P63- 5 5,8 0 0 5 5,1 Ki67-, p63+ 13 15,1 7 53,8 20 20,2 Ki67+, p63+ 67 77,9 6 46,2 73 73,7 Tổng 86 100 13 100 99 100 p=0,013<0,05 Nhận xét: Trong 86 u có độ mô học cao cặp dấu ấn Ki67 và p63 có cùng bộc lộ dương tính chiếm tỷ lệ cao với 73 TH (73,7%) và chỉ có 01 TH (1,0%) cùng âm tính. Cặp dấu ấn cùng dương tính đều có tỷ lệ cao ở độ mô học cao 67 TH (77,9%) và độ mô học thấp là 6 TH (46,2%) với p=0,013<0,05. 3.3.5.2. Mối liên quan cặp dấu ấn Ki67 và p63 với giai đoạn u sau phẫu thuật. Bảng 3.30. Mối liên quan cặp dấu ấn Ki67và p63 với giai đoạn u sau phẫu thuật. Giai đoạn Cặp dâu ấn Không xâm nhập cơ Xâm nhập cơ Tổng n % n % n % Ki67-, p63- 1 2,4 0 0,0 1 1,0 Ki67+. P63- 1 2,4 4 7,0 5 5,1 Ki67-, p63+ 14 33,3 6 10,5 20 20,2 Ki67+, p63+ 26 61,9 47 82,5 73 73,7 Tổng 42 100 57 100 99 100 p=0,019<0,05 73 Nhận xét: với 99 TH tại bàng quang thấy: Ở giai đoạn xâm nhập cơ có 57 TH, cặp dấu ấn cùng dương tính chiếm tỷ lệ cao với 47 TH (82,5%) trong khi đó cặp dấu ấn cùng âm tính không có TH nào. Tương tự như vậy với giai đoạn không xâm nhập cơ có 1 TH (2,4%) cùng âm tính và 26 TH (61,9%) cùng dương tính. Cặp dấu ấn cùng dương tính bộc lộ tỷ lệ cao ở cả hai nhóm giai đoạn với p=0,019<0,05. 3.3.5.3. Mối liên quan cặp dấu ấn Ki67 và p63 với típ mô học. Bảng 3.31. Mối liên quan cặp dấu ấn Ki67 và p63 với típ mô học. Bộc lộ Ki67 Típ mô học Ki67- P63- Ki67+ P63- Ki67- P63+ Ki67+ P63+ Tổng n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) Không xâm nhập Nhú độ thấp 0 0 7(53,8) 6(46,2) 13(100) Nhú độ cao 0 0 0 5(100) 5(100) Xâm nhập Thông thường 1(3,5) 0 7(24,1) 21(72,4) 29(100) Biệt hóa vảy 0 2(9,1) 1(4,5) 19(86,4) 22(100) Biết hóa tuyến 0 1(11,1) 0 8(88,9) 9(100) Dạng ổ 0 1(14,3) 0 6(85,7) 7(100) Dạng vi nhú 0 0 1(50,0) 1(50,0) 2(100) Dạng tương bào 0 0 2(66,7) 1(33,3) 3(100) Dạng kém biệt hóa 0 1(14,3) 1(14,3) 5(71,4) 7(100) Dạng tế bào sáng 0 0 1(50,0) 1(50,0) 2(100) Tổng 1(1,0) 5(5,1) 20(20,2) 73(73,7) 99(100) p=0,230>0,05 Nhận xét: UTBMTN với 99 TH tại bàng quang thấy: Trong nhóm u không xâm nhập, cặp dấu ấn Ki67 và p63 cùng âm tính không có TH nào, trong khi đó cặp dấu ấn cùng dương tính ở típ nhú độ cao 5 TH (100,0%) và nhú độ thấp 6 TH (46,2%). Nhóm u xâm nhập, típ thông thường 1TH (3,5%) cùng âm tính, cặp dấu ấn cùng dương có 73 TH (73,7%) tập trung ở các típ đều có tỷ lệ cao. 74 3.3.6. Mối liên quan cặp dấu ấn Ki67 và CK20 với mô bệnh học UTBMTN. Chúng tôi thực hiện phân tích UTBMTN với 99 TH tại bàng quang và mối liên quan cặp dấu ấn miễn dịch Ki67 và CK20. 3.3.6.1. Mối liên quan cặp dấu ấn Ki67 và CK20 với độ mô học. Bảng 3.32. Mối liên quan cặp dấu ấn Ki67 và CK20 với độ mô học. Độ mô học Cặp dấu ấn Cao Thấp Tổng n % n % n % Ki67-, CK20- 3 3,5 3 23,0 6 6,1 Ki67-,CK20+ 11 12,8 4 30,8 15 15,1 Ki67+, CK20- 26 30,2 4 30,8 30 30,3 Ki67+, CK20+ 46 53,5 2 15,4 48 48,5 Tổng 86 100 13 100 99 100 p=0,005<0,05 Nhận xét: Cặp dấu ân cùng dương tính thường gặp nhất với 48 TH (48,5%) trong đó ở nhóm có độ mô học cao với 46 TH (53,5%) và 2 TH (15,4%) ở độ mô học thấp. Tương tự như vậy với nhóm có độ mô học thấp chỉ có 03 TH (23,0%) cùng âm tính và độ mô học cao có 3 TH (3,5%) cặp dấu ấn cùng âm tính. p=0,005<0,05. 3.3.6.2. Mối liên quan cặp dấu ấn Ki67 và CK20 với giai đoạn u sau phẫu thuật. Bảng 3.33. Mối liên quan cặp dấu ấn Ki67 và CK20 với giai đoạn u sau phẫu thuật. Giai đoạn Cặp dâu ấn Không xâm nhập cơ Xâm nhập cơ Tổng n % n % n % Ki67-, CK20- 4 9,5 2 3,5 6 6,1 Ki67-,CK20+ 11 26,2 4 7,0 15 15,1 Ki67+, CK20- 10 23,8 20 35,1 30 30,3 Ki67+, CK20+ 17 40,5 31 54,4 48 48,5 Tổng 42(100) 57(100) 99 100 p=0,026<0,05 75 Nhận xét: với 99 TH UTBMTN tại bàng quang thấy: Cặp dấu ấn này cùng dương tính tăng cao cả ở hai nhóm với 17 TH (40,5%) nhóm không xâm nhập cơ và 31 TH (54,4%) ở nhóm xâm nhập cơ. Trái lại, cặp dấu ấn cùng âm tính chỉ chiếm tỷ lệ thấp với 4 TH (9,5%) ở nhóm không xâm nhập cơ và 2 TH (3,5%) ở nhóm xâm nhập cơ với p=0,026<0,05. 3.3.6.3. Mối liên quan cặp dấu ấn Ki67 và CK20 với típ mô học. Bảng 3.34. Mối liên quan cặp dấu ấn Ki67 và CK20 với típ mô học. Bộc lộ Ki67 Típ mô học Ki67- CK20- Ki67+ CK20- Ki67- CK20+ Ki67+ CK20+ Tổng n (%) n (%) n (%) n (%) n(%) Không xâm nhập Nhú độ thấp 3(23,0) 4(30,8) 4(30,8) 2(15,4) 13 Nhú độ cao 0 1(20,0) 0 4(80,0) 5 Xâm nhập Thông thường 1(3,5) 5(17,2) 7(24,1) 16(56,2) 29(100) Biệt hóa vảy 1(4,5) 13(59,1) 0 8(36,4) 22(100) Biết hóa tuyến 0 1(11,1) 0 8(88,9) 9(100) Dạng ổ 0 2(28,6) 0 5(71,4) 7(100) Dạng vi nhú 1(50,0) 1(50,0) 0 0 2(100) Dạng tương bào 0 1(33,3) 2(66,7) 0 3(100) Dạng kém biệt hóa 0 2(28,6) 1(14,3) 4(57,1) 7(100) Dạng tế bào sáng 0 0 1(50,0) 1(50,0) 2(100) Tổng 6(6,1) 30(30,3) 15(15,1) 48(48,5) 99(100) p=0,002<0,05 Nhận xét: UTBMTN tại bàng quang với 99 TH thấy: Nhóm u không xâm nhập, cặp dấu ấn cùng âm có 3 TH (23,0%) ở típ nhú độ thấp trong khi ở típ nhú độ cao có 4 TH (80,0%) bộc lộ cùng dương. 76 Nhóm u xâm nhập, cặp dấu ấn cùng âm tính có tỷ lệ thấp ở các nhóm như típ thông thường 1 TH (3,5%) hay típ biệt hoá vảy 1 TH (4,5%). Ngược lại cặp dấu ấn cùng dương tính đều chiếm tỷ lệ cao ở các nhóm típ với p=0,002<0,05. 3.3.7. Mối liên quan cặp dấu ấn p63 và CK20 với mô bệnh học UTBMTN. Chúng tôi thực hiện phân tích với 99 TH được chẩn đoán UTBMTN tại bàng quang với cặp dấu ấn miễn dịch p63 và CK20. 3.3.7.1. Mối liên quan cặp dấu ấn p63 và CK20 với độ mô học. Bảng 3.35. Mối liên quan cặp dấu ấn p63 và CK20 với độ mô học. Độ mô học Cặp dấu ấn Cao Thấp Tổng n % n % n % p63-, CK20- 3 3,5 0 0,0 3 3,0 p63-,CK20+ 3 3,5 0 0,0 3 3,0 p63+, CK20- 26 30,2 7 53,8 33 33,3 p63+, CK20+ 54 62,8 6 46,2 60 60,7 Tổng 86 100 13 100 99 100 p=0,346>0,05 Nhận xét: Không gặp TH nào cùng âm tính ở độ mô học thấp. Cặp dấu ấn cùng dương tính chiếm tỷ lệ cao ở cả nhóm có độ mô học cao với 54 TH (62,8%) và độ mô học thấp với 6 TH (46,2%). 77 3.3.7.2. Mối liên quan cặp dấu ấn p63 và CK20 với giai đoạn khối u sau phẫu thuật. Bảng 3.36. Mối liên quan cặp dấu ấn p63 và CK20 với giai đoạn khối u sau phẫu thuật. Giai đoạn u Cặp dâu ấn Không xâm nhập cơ Xâm nhập cơ Tổng n % n % n % p63-, CK20- 1 2,4 2 3,5 3 3,0 p63-, CK20+ 1 2,4 2 3,5 3 3,0 p63+, CK20- 13 31,0 20 35,1 33 33,3 p63+, CK20+ 27 64,2 33 57,9 60 60,7 Tổng 42 100 57 100 99 100 p=0,921>0,05 Nhận xét: UTBMTN với 99 TH tại bàng quang thấy: Cặp dấu ấn cùng dương tính có tỷ lệ cao ở cả hai nhóm xâm nhập cơ với 33 TH (57,9%) và không xâm nhập cơ 27 TH (64,2%) và đều thấp cả hai nhóm xâm nhập cơ 2 TH (3,5%) và không xâm nhập cơ 1 TH (2,4%). 78 3.3.7.3. Mối liên quan cặp dấu ấn p63 và CK20 với típ mô học. Bảng 3.37 Mối liên quan dấu ấn p63 và CK20 với típ mô học. Bộc lộ Ki67 Típ mô học p63- CK20- p63- CK20+ p63+ CK20- p63+ CK20+ Tổng n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) Không xâm nhập Nhú độ thấp 0 0 7(53,8) 6(46,2) 13 Nhú độ cao 0 0 1(20,0) 4(80,0) 5 Xâm nhập Thông thường 1(3,5) 0 5(17,2) 23(79,3) 29(100) Biệt hóa vảy 0 2(9,1) 14(63,6) 6(27,3) 22(100) Biết hóa tuyến 0 1(11,1) 1(11,1) 7(77,8) 9(100) Dạng ổ 1(14,3) 0 1(14,3) 5(71,4) 7(100) Dạng vi nhú 0 0 2(100) 0 2(100) Dạng tương bào 0 0 1(33,3) 2(66,7) 3(100) Dạng kém biệt hóa 1(14,3) 0 1(14,3) 5(71,4) 7(100) Dạng tế bào sáng 0 0 0 2(100) 2(100) Tổng 3(3,0) 3(3,0) 33(33,3) 60(60,7) 99(100) p=0,056>0,05 Nhận xét: đánh giá UTBMTN với 99 TH tại bàng quang thấy: Nhóm u không xâm nhập, cặp dấu ân cùng dương tính luôn chiếm tỷ lệ cao, típ nhú độ thấp 6 TH (46,2%) và típ nhú độ cao 4 TH (80%). Nhóm u xâm nhập, cặp dấu ấn cùng âm tính ở típ thông thường có 1 TH (3,4%), dạng ổ 1 TH (14,3%), dạng kém biệt hóa 1TH (14,3%) có tỷ lệ thấp và cặp dấu ấn CK20 và p63 cùng dương luôn chiếm tỷ lệ cao ở các nhóm típ mô học. 79 3.3.8. Mối liên quan 3 dấu ấn CK20, Ki67, p63 với mô bệnh học UTBMTN. Chúng tôi thực hiện phân tích với 99 TH UTBMTN tại bàng quang với cả 03 dấu ấn miễn dịch CK20, p63 và Ki67. 3.3.8.1. Mối liên quan 3 dấu ấn CK20, Ki67, p63 với độ mô học. Bảng 3.38. Mối liên quan cả 3 dấu ấn với độ mô học Độ mô học 03 dấu ấn Cao Thấp Tổng n % n % n % Cùng âm 1 1,2 0 0,0 1 1,0 Không đồng nhất 42 48,8 11 84,6 53 53,5 Cùng dương 43 50,0 2 15,4 45 45,5 Tổng 86 100 13 100 99 100 p=0,054>0,05 Nhận xét: với 99 TH thấy: Cả 03 dấu ấn cùng âm tính, độ mô học cao chỉ có 01 TH (1,2%) và không có TH nào ở độ mô học thấp. 03 dấu ấn cùng dương có 45 TH (45,5%) và 53 TH (53,5%) không đồng nhất (có 1 hoặc 2 dấu ấn dương tính và dấu ấn còn lại âm tính). Trong nhóm u có bộc lộ cặp dấu ấn cùng dương, nhóm có độ mô học cao 43 TH (50,0%) và nhóm có độ mô học thấp 2 TH (15,4%). 3.3.8.2. Mối liên quan 3 dấu ấn CK20, Ki67, p63 với giai đoạn u sau phẫu thuật. Bảng 3.39. Mối liên quan cả 3 dấu ấn với giai đoạn u sau phẫu thuật. Giai đoạn 03 dâu ấn Không xâm nhập cơ Xâm nhập cơ Tổng n % n % n % Cùng âm 1 2,4 0 0,0 1 1,0 Không đồng nhất 25 59,5 28 49,1 53 53,5 Cùng dương 16 38,1 29 50,9 45 45,5 Tổng 42 100 57 100 99 100 p=0,921>0,05 80 Nhận xét: với UTBMTN tại bàng quang gồm 99 TH thấy: Ở giai đoạn xâm nhập cơ, không có TH nào cùng âm, cặp dấu ấn cùng dương tính chiếm tỷ lệ cao ở nhóm xâm nhập cơ 29 TH (50,9%) và cả ở nhóm không xâm nhập cơ 16 TH (38,1%). 3.3.8.3. Mối liên quan 3 dấu ấn CK20, Ki67, p63 với típ mô học. Bảng 3.40. Mối liên quan cả 3 dấu ấn với típ mô học. 03 dấu ấn Típ mô học Cùng âm tính Không đồng nhất Cùng dương tính Tổng n (%) n (%) n (%) n (%) Không xâm nhập Nhú độ thấp 0 11(84,6) 2(15,4) 13(100) Nhú độ cao 0 1(20,0) 4(80,0) 5(100) Xâm nhập Thông thường 1(3,4) 12(41,4) 16(56,2) 29(100) Biệt hóa vảy 0 16(72,7) 6(27,3) 22(100) Biết hóa tuyến 0 2(22,2) 7(7,8) 9(100) Dạng ổ 0 2(28,6) 5(71,4) 7(100) Dạng vi nhú 0 2(100) 0 2(100) Dạng tương bào 0 3(100) 0 3(100) Dạng kém biệt hóa 0 3(42,9) 4(57,1) 7(100) Dạng tế bào sáng 0 1(50,0) 1(50,0) 2(100) Tổng 1(1,0) 53(53,5) 45(45,5) 99(100) p=0,141>0,05 Nhận xét: nghiên cứu UTBMTN với 99 TH tại bàng quang thấy: Khối u không xâm nhập, bộ 3 dấu ấn cùng âm tính không có TH nào, cùng dương tính ở típ nhú độ thấp 2 TH (15,4%) và típ nhú độ cao 4 TH (80,0%). Khối u xâm nhập, 3 dấu ấn cùng âm tính ở típ thông thường 01 TH (3,4%) và 3 dấu ấn cùng dương tính cũng gặp tỷ lệ cao ở típ thông thường với 16 TH (56,2%), típ biệt hóa ổ 5 TH (71,4%) và típ biệt hóa vảy 6 TH (27,3%). 81 CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu. 4.1.1. Đặc điểm chung về tuổi của đối tượng nghiên cứu. Trong nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi với 158 BN được chẩn đoán UTBMTN (bảng 3.1) có độ tuổi thay đổi từ 35 đến 90. Độ tuổi trung bình chung cả hai giới là 66,11±10,87; với nam là 66,06±10,60; với nữ là 66,42±10,55. Bên cạnh đó, độ tuổi hay gặp nhất là nhóm tuổi từ 60-69 tuổi có 54 TH (34,2%) tiếp theo nhóm tuổi từ 70-79 có 45 BN (28,5%), nhóm tuổi từ 50-59 có 35 TH (22,1%) và không có BN nào dưới 30 tuổi. Chúng tôi cũng nhận thấy độ tuổi mắc UTBMTN không có sự khác biệt giữa hai giới với p=0,883>0,05. Một số báo cáo trong nước như Lê Thanh Xuân Xuân [27] nghiên cứu 51 BN thấy độ tuổi trung bình là 62,73±11,16. BN trong nhóm tuổi 60-69 ở cả hai giới có tỉ lệ cao nhất 22/51 BN chiếm 43,1%. Một số nghiên cứu khác như Nguyễn Vượng và cs [25] ghi nhận độ tuổi trung bình là 62,7; nhóm tuổi hay gặp nhất là 61-70 (30,5%), trên 60 tuổi (61,2%) hay theo Nguyễn Văn Hưng và cs [26] cho biết độ tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 60,3 trong đó tuổi thấp nhất là 27 và cao nhất là 84, nhóm tuổi hay gặp nhất là 50-59 chiếm (31,5%). Các kết quả này cho thấy độ tuổi UTBMTN tăng dần và nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao là trên 60 tuổi. Bên cạnh đó, Vũ Văn Lại [121] nghiên cứu 72 BN cho thấy tuổi trung bình là 56,6813,8 hay theo Nguyễn Kỳ [122] tuổi trung bình BN bị UTBQ là 57. Các kết quả nghiên cứu trên có nhóm tuổi tập trung ở thập niên 60 và có độ tuổi trung bình thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi do nhóm BN nghiên cứu là những mẫu phẫu thuật và thường ở giai đoạn phát hiện muộn hoặc có thể khó hay không xử trí được trên nội soi. Bên cạnh đó, kết quả của chúng tôi cũng tương tự với Hinotsu Shiro và cs [123] cho thấy tuổi trung bình là 64,3 nhưng thấp hơn so với một số nghiên cứu khác như Matsuda Tomohiro và cs [124] là 72 tuổi hoặc theo 82 Tanaka MF và Sonpavde G [125] tuổi trung bình của nam là 69, của nữ là 73 hay Theo Bertz và cs [13] tuổi trung bình cả 2 giới là 71,7 và dao động từ 38 đến 87 tuổi. Để giải thích cho độ tuổi của nghiên cứu chung của các nghiên cứu trong nước thấp hơn do đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa phát triển nên môi trường ô nhiễm là một lý do quan trọng, ngoài ra yếu tố bảo hộ lao động v.v. và đặc biệt tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nước ta nằm trong nhóm cao nhất thế giới cũng góp phần đưa độ tuổi mắc sớm hơn. Đặc biệt các nghiên cứu phát hiện khối u qua nội soi càng có độ tuổi giảm đáng kể. Trong các nghiên cứu UTBMTN trên thế giới có xu hướng gặp ở những người cao tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở BN trẻ tuổi và thậm chí đã có những BN là trẻ em mắc UTBMTN được báo cáo [126],[127]. Nghiên cứu của chúng tôi có 01 TH dưới 35 tuổi, được chẩn đoán là UTBMTN độ thấp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng UTBMTN ở BN trẻ tuổi tiên lượng tốt hơn BN lớn tuổi do UTBMTN ở BN trẻ tuổi thường ở giai đoạn chưa xâm nhập và có độ mô học thấp. Điều này có vẻ hơi trái ngược với quan điểm chung về bệnh ung thư, BN trẻ tuổi thường có tiên lượng xấu. Nguyên nhân có thể là do hầu hết những BN trẻ tuổi mắc UTBMTN thường có đặc điểm sinh học riêng biệt và ít khi có sự mất ổn định về gen [128]. Như vậy hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng UTBMTN thường gặp ở BN nhiều tuổi. Nhìn chung, tuổi mắc bệnh trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả của một số nghiên cứu trong nước, nhưng trẻ hơn so với nghiên cứu của nước ngoài. Có thể lý giải bởi khả năng tầm soát và phát hiện sớm ở nước ngoài khá tốt. Tỷ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của các tác giả được dẫn chiếu ở trên. 4.1.2. Đặc điểm về giới của đối tượng nghiên cứu. Biểu đồ 3.1 cho thấy với 158 TH nghiên cứu của chúng tôi, số BN nam giới có 134 TH chiếm 84,8% và nữ giới có 24 TH chiếm 15,2%. Các BN mắc UTBMTN ở nam cao hơn nhiều so với nữ, với tỷ lệ nam/ nữ là 5,6/1. Kết quả 83 của chúng tôi thấp hơn với một số nghiên cứu trong nước như Lê Thanh Xuân cho thấy tỷ lệ nam/nữ là 9,2/1 [27] hay các nghiên cứu nước ngoài như Koyuncuer và cs [129] tỷ lệ nam/nữ 9,4/1. Tuy nhiên một số báo cáo trong nước và nước ngoài khác lại cho thấy tỷ lệ tương đương kết quả của chúng tôi, có những nghiên cứu như Hoke và cs [130] cho thấy tỷ lệ giữa hai giới là ngang nhau. Bảng 4.1. Bảng so sánh tỷ lệ mắc bệnh theo giới giữa các tác giả Tác giả Tỷ lệ nam/ nữ Nguyễn văn Hưng [26] 5,8/1 Nguyễn Vượng [25] 4,3/1 Canter và cs [131] 4/1 Nakagawa và cs [132] 4,2/1 Miyazaki và Nishiyama [133] 12,7/2,7 Horstmann và cs [134] 2/1 Hoke và cs [130] 1,33/1 Tanaka và Sonpavde [125] 3/1 Bên cạnh đó, theo TCYTTG [1] UTBMTN gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới khoảng 3-4 lần và kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi. Giải thích về sự khác biệt ở tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ có thể do nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh và tỉ lệ phơi nhiễm với các tác nhân sinh ung thư (như thuốc lá, hóa chất). Yếu tố nguy cơ hàng đầu mà các nghiên cứu đều đề cập tới là thói quen hút thuốc lá, gặp chủ yếu ở nam giới [133]. Mặt khác, đa phần mọi người đều nhất trí cho rằng có liên quan đến phơi nhiễm môi trường và có khả năng phòng ngừa được. Sự phơi nhiễm với các hóa chất độc hại liên quan đến công việc, nghề nghiệp khi hầu hết công việc nặng nhọc nguy hiểm, nguy cơ cao đều do nam giới đảm nhận và đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa hai giới. Ngoài ra, chế độ ăn uống, sự khác biệt về giải phẫu, thói quen đi tiểu hoặc các yếu tố nội tiết tố 84 khác nhau giữa nam và nữ cũng đóng vai trò nhất định trong nguyên nhân gây bệnh [135],[136]. 4.1.3. Đặc điểm vị trí u tại hệ tiết niệu và mối liên quan với độ tuổi, giới tính. Theo biểu đồ 3.2 chúng tôi nhận thấy có tới 62,7% tại ví trí bàng quang trong khi đó tại vị trí thận 31,6% hay niệu quản 5,7% và niệu đạo không gặp BN nào. Kết quả của chúng tôi thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Phúc Cương và cs [21] với 93,3% tại bàng quang hoặc Nguyễn Văn Hưng và cs là 91,6% hay một tác giả khác William C.B và cs [26] nghiên cứu 20 năm cho rằng UTBMTN tại bàng quang: thận: niệu quản có tỷ lệ 51:4:1. Để lý giải kết quả trên có thể nguyên nhân chính do chỉ định phẫu thuật rộng rãi hoặc điều kiện phẫu thuật còn hạn chế cũng như nhóm nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu vào các mẫu phẫu thuật. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đặc biệt các kỹ thuật thăm dò chức năng nội soi phát hiện ung thư sớm, do vậy các u ở bàng quang được phát hiện sớm cũng như phương pháp điều trị cắt khối u đơn giản hơn giảm nguy cơ phẫu thuật cắt bỏ bàng quang triệt để, trong khi đó các khối u ở thận và niệu quản thường khó phát hiện sớm hơn. Đối với độ tuổi mắc bệnh tại các vị trí khác nhau của hệ tiết niệu, theo bảng 3.2 độ tuổi mắc UTBMTN tại các vị trí hầu hết >50 tuổi và tập trung ở nhóm tuổi 60-69 cao nhất như tại thận 22 TH (44,0%) hay niệu quản 04 TH (44,5%) và tại bàng quang là 28 TH (28,3%) và 29 TH (29,3%) với độ tuổi 70-79 tuổi. Không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi ở các vị trí u tại hệ tiết niệu với p=0,740 >0,05. Tương tự như trên, bảng 3.3 cho thấy tại các vị trí của hệ tiết niệu cũng tập trung vào nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn và không có sự khác biệt tỷ lệ mắc bệnh giữa hai giới với p=0,069. 4.2. Đặc điểm chung ung thƣ biểu mô tiết niệu. 4.2.1. Đại thể và mối liên quan với giai đoạn u sau phẫu thuật. Đánh giá và phân chia nhóm đại thể của khối u, một số nghiên cứu của A. Lopez-Beltran và cs [137] và Robbins và cs [138] hay Vũ Văn Lại [121] cũng chia thành các nhóm sau: 85 - Dạng lồi gồm có cuống hoặc không có cuống và được gắn với lớp niêm mạc. Sự xâm nhập qua màng đáy bởi các tế bào u của dạng này thường gặp ở giai đoạn sớm. - Dạng loét, phẳng hay xâm nhập có tế bào u của dạng này nhìn chung có khuynh hướng giảm biệt hóa hơn dạng lồi và có thể xâm nhập qua màng đáy hay các tạng liền kề. Theo bảng 3.4 cho thấy 158 TH trong đó u có đặc điểm đại thể ở dạng lồi với số lượng nhiều nhất 78 TH (49,3%), dạng polyp có tới 23 TH (14,6%), dạng lồi loét 18 TH (11,4%) và dạng xâm nhập có tỷ lệ thấp gồm 30 TH (19,0%). Theo Nguyễn Vượng và cs [25] dựa trên sự phân chia này, nghiên cứu với 95 khối u BMTN ở bàng quang cho thấy dạng lồi chiếm nhiều nhất với 70 TH, tiếp đó là dạng loét với 19 TH, dạng phẳng không gặp TH nào. Kết quả trên tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi với 119 TH (75,3%) bao gồm dạng lồi, lồi loét và polyp. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bảng 3.16 cho thấy với 78 TH có dạng lồi, trong đó ở giai đoạn không xâm nhập cơ gồm giai đoạn pT1 có tới 22 TH (28,2%) và 16 TH (20,5%) ở giai đoạn pTa, hoặc 23 TH dạng polyp trong đó giai đoạn pTa và pT1 chiếm đa số 19 TH (82,5%). Giai đoạn không xâm nhập cơ chủ yếu ở dạng lồi hay polyp, ngược lại dạng u có đặc điểm loét hay thâm nhiễm thường ở giai đoạn xâm nhập cơ và mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p=0,000<0,05. Theo một số nghiên cứu như A. Lopez-Beltran và cs [137] và Robbins và cs [138] cho rằng hầu như toàn bộ UTBMTN không xâm nhập ở dạng lồi, thể này có cuống hay không có cuống. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với các nghiên cứu trên, ở bảng 3.16 nhóm không xâm nhập cho thấy có tới 27/28 TH ở dạng lồi hay polyp trong khi đó chỉ có 01 TH ở dạng lồi loét. Những u có hình ảnh đại thể có cuống hoặc không cuống với đặc điểm thường phát triển có xu hướng lồi vào lòng bàng quang. Chính 86 vì đặc điểm này mà UTBMTN dạng lồi hay polyp hoặc có cuống càng nhỏ, không xâm nhập thường có tiên lượng rất tốt. Mặt khác với UTBMTN xâm nhập, Nguyễn Vượng và cs [25] nghiên cứu với 39 TH có chẩn đoán UTBMTN thấy 15 TH có dạng lồi (38,5%), dạng loét với 18 TH (46,2%). Cũng theo A. Lopez-Beltran và cs [137] cho rằng UTBMTN xâm nhập gặp chủ yếu ở dạng thâm nhiễm và loét. Nghiên cứu của chúng tôi có khác biệt khi với 119 TH có đặc điểm dạng lồi hay polyp trong đó có 101 TH (84,9%) gồm dạng polyp 12 TH hoặc 62 TH dạng lồi và 17 TH dạng lồi loét ở giai đoạn xâm nhập, còn lại 39 TH là dạng loét hay xâm nhập thâm nhiễm thì hoàn toàn ở giai đoạn xâm nhập. Lý giải cho việc tại sao thể lồi hay polyp trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ cao hơn các nghiên cứu khác bởi nhóm nghiên cứu của chúng tôi là các TH phẫu thuật cắt toàn bộ khối u và với kích thước u ở mức độ lớn. Mặc dù những khối u dạng này có xu hướng phát triển vào trong lòng nhưng thường ở giai đoạn muộn nên đã xâm nhập với tỷ lệ cao hơn. 4.2.2. Số lượng khối u. Đánh giá về số lượng u trong UTBMTN, theo biểu đồ 3.3 với 158 BN thấy 118 BN có 01 u đơn độc chiếm tỷ lệ cao 74,7% và 40 BN có từ 02 u trở lên chiếm 25,3% hoặc có những TH có nhiều u có thể tới 5 u hay hơn, hoặc kết lại thành khối u lớn, kết quả này phù hợp với một số tác giả trong và ngoài nước. Theo một số nghiên cứu trong nước như Lê Thanh Xuân [27] cho thấy có 43 TH có 01 u (84,3%) và 8 TH (15,7%) còn lại có hai hoặc nhiều u. Theo Lê Trung Thọ và cs [28] cho biết có 51 TH có một u, chiếm 56,0% hay gặp hơn những TH có từ hai u trở lên (40 TH chiếm 44,0%) hoặc như nghiên cứu của Nguyễn Văn Hưng và cs [26] cho thấy 63,6% TH có một u; 33,3% TH có từ 2-3 u; chỉ 5,6% ca có > 5 u. Theo nghiên cứu của chúng tôi, tại bàng quang với 99 TH trong đó 59 TH (59,6%) có 01 u chiếm tỷ lệ cao và 40 TH (40,4%) có nhiều hơn 01 u. Kết quả này phần nào phù hợp với Nguyễn Vượng và cs [25] nghiên cứu 95 BN 87 thấy 73 BN mắc UTBMTN ở bàng quang có 1 u đơn độc chiếm 76,8%, còn lại 22 BN chiếm 23,2% có từ 2 u trở lên. Theo Vũ Văn Lại [121] báo cáo 48,6% BN mắc UTBQ nông có 1 u đơn độc. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu nước ngoài cũng cho kết quả tương tự như Mariappan và cs [139] ghi nhận 84,6% TH có một u và chỉ 15,4% TH có nhiều u. Theo Mark Frydenberg và cs [140] thì tỉ lệ này là 63,6% và theo Patard JJ và cs [141] là 58,8%. Đánh giá về nguồn gốc xuất phát số lượng u theo Juan Rosai [142] cho rằng, những bằng chứng về gen và lâm sàng gợi ý rằng trong phần lớn những u thứ phát đều được phát triển từ một u nguyên phát bằng cách reo rắc những tế bào u trong lớp niêm mạc và thường xuất hiện muộn hơn. Ngoài ra, hiện tượng u có nhiều ổ là một đặc trưng của các u đường tiết niệu. Có hai giả thuyết chính được ra để giải thích cho hiện tượng này. “Giả thuyết đơn dòng” cho rằng các u cùng xuất hiện trong lòng bàng quang đều có chung một nguồn gốc từ một dòng tế bào chuyển dạng ban đầu ở một vị trí nhất định, sau đó sẽ phát triển lan ra các vị trí xung quanh nhờ hiện tượng cấy ghép. Ngược lại, “giả thuyết hiệu ứng vùng” lại cho rằng các u này không có cùng nguồn gốc, các tác nhân sinh ung thư tác động một cách độc lập lên các vị trí khác nhau, gây ra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_dac_diem_mo_benh_hoc_va_mot_so_dau_an_hoa.pdf
  • jpgQĐ BV Trường.jpg
  • pdfQĐ BV Trường.pdf
  • docxTHÔNG TIN KẾT LUẬN MỚI LATS Tiếng anh.docx
  • docxTHÔNG TIN KẾT LUẬN MỚI LATS Tiếng việt.docx
  • pdfTom tat luận án 24 trang tiếng anh.pdf
  • pdfTom tat luận án 24 trang tiếng Việt.pdf
  • pdfTrích yếu LATS.pdf
Tài liệu liên quan