LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
MỞ ĐẦU 2
1. Tính cấp thiết của luận án 2
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 2
4. Những đóng góp mới của luận án 2
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
1.1. Những nghiên cứu về tre trúc trên thế giới 2
1.1.1. Đặc điểm phân bố và sinh thái tre trúc 2
1.1.2. Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống tre trúc 2
1.1.3. Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng tre trúc 2
1.1.4. Nghiên cứu về chi Luồng (Dendrocalamus) và cây Bương lông điện biên trên thế giới 2
1.2. Những nghiên cứu về tre trúc ở Việt Nam 2
1.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm phân bố và sinh thái của tre trúc 2
1.2.2. Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống 2
1.2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng 2
1.2.4. Nghiên cứu về chi Luồng và cây Bương lông điện biên ở Việt Nam 2
1.3. Thảo luận chung 2
1.4. Điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu 2
221 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng bương lông điện biên (dendrocalamus giganteus munro) ở một số tỉnh miền núi phía bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược mức bón lân thích hợp. Từ kết quả nghiên cứu bảng 3.13 và dựa theo Hội khoa học đất Việt Nam (2000) [24] phân cấp hàm lượng P2O5 trong đất được chia làm 4 cấp cho thấy, các mẫu đất ở tầng thứ nhất của huyện Điện Biên của có hàm lượng P2O5 đạt từ mức trung bình đến giàu (2,36 ÷ 58,6 mg.kg-1); các mẫu đất ở Chân Mộng có hàm lượng P2O5 đạt từ mức nghèo đến khá (4,75 ÷ 10,38 mg.kg-1). Còn tất cả các tầng của mẫu đất khác đều ở mức lân nghèo đến trung bình.
* Hàm lượng kali dễ tiêu (K2O)
Sau đạm và lân thì kali là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng thứ 3 đối với thực vật. Nó thực hiện những chức năng sinh lý quan trọng trong cơ thể sống. Thiếu kali cây trồng sẽ sinh trưởng phát triển kém và biểu hiện trên cơ quan của cây. Theo phân cấp hàm lượng K dễ tiêu chia thành 3 cấp của Hội khoa học đất Việt Nam (2000)[24] và kết quả phân tích các mẫu đất có hàm lượng K2O dễ tiêu ở tầng đất thứ nhất ở bảng 3.13 cho thấy các khu vực ở huyện Điện Biên tầng đất mặt đạt từ 60,7 ÷ 426,1 mg.kg-1 ở mức trung bình đến giàu. Còn ở xã Chân Mộng hàm lượng K2O chỉ đạt 50,41 - 63,48 mg.kg-1 ở mức nghèo. Các tầng ở các mẫu đất còn lại hàm lượng K2O đạt mức nghèo đến trung bình.
* Hàm lượng Canxi và Magiê trao đổi (Ca2+, Mg2+)
Canxi và Magiê được cây trồng hấp thụ dưới dạng cation. Theo Cẩm nang lâm nghiệp (2006) [8] phân cấp hàm lượng Ca2+, Mg2+ trong đất cho thấy các mẫu đất phân tích ở khu vực nghiên cứu có hàm lượng Ca2+ đạt mức rất nghèo can xi. Còn hàm lượng Mg++ đạt từ mức nghèo đến trung bình.
* Thành phần cơ giới: Theo Cẩm nang lâm nghiệp (2006)[8], ở 3 tầng độ sâu của đất có tỷ lệ cấp hạt <0,002 chiếm cao nhất từ 22,52 - 56,02%; tỷ lệ cấp hạt 0,02 - 0,002 chiếm 10,41 - 46,83 trung bình là 28,66%; tỷ lệ cấp hạt 2 - 0,02 chiếm tỷ lệ từ 14,58 - 50,07, nên đất ở đây có thành phần cơ giới thuộc loại đất thịt nhẹ và một phần đất thịt trung bình.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy đất dưới tán cây Bương lông điện biên ở huyện Điện Biên và Phú Thọ độ pH thường chua, thành phần cơ giới đa số ở mức thịt trung bình. Tầng đất mặt ở huyện Điện Biên có hàm lượng mùn và đạm đạt từ mức khá đến giàu, hàm lượng P2O5 dễ tiêu và K2O trong đất đạt từ trung bình đến giàu. Còn ở huyện Đoan Hùng tầng đất mặt có hàm lượng mùn mức trung bình, hàm lượng đạm trong đất đạt mức khá; hàm lượng P2O5 dễ tiêu đạt từ nghèo đến khá, hàm lượng K2O trong đất ở mức nghèo. Ở tầng thứ 2 và tầng thứ 3 các chỉ số phân tích hóa học đất ở 2 khu vực đạt từ mức nghèo đến trung bình.
3.2.4. Thành phần thực vật thân gỗ nơi trồng cây Bương lông
Kết quả thống kê về thành phần thực vật thân gỗ sống xuất hiện xung quanh nơi trồng cây Bương lông điện biên (chi tiết phụ biểu 14) được tổng hợp bảng 3.14:
Bảng 3.14. Tổng hợp thành phần cây gỗ khu vực trồng cây Bương lông điện biên
Thành phần
Số họ
Số chi
Loài
Số loài
Tỷ lệ (%)
Cây gỗ cao trên 25 m
9
12
12
22,64
Cây gỗ cao 8 - 25 m
8
10
10
18,87
Cây gỗ cao 2 - 8 m
13
28
31
58,49
Tổng số
**
50
53
100
(** Nghiên cứu ở 27 họ, nhưng có họ Vang, Ba mảnh vỏ, Re, Dâu tằm,
Cà phê, Trôm có tới 2 - 3 chi).
Như vậy: Tổng hợp số liệu điều tra trong 40 ô tiêu chuẩn ở nơi trồng cây Bương lông điện biên tại các xã Nà Nhạn, Nà Tấu, Mường Phăng huyện Điện Biên và dựa vào thang phân chia của Raunkiaer (1934) [94] đã thống kê được 53 loài cây gỗ thuộc 27 họ, 50 chi (áp dụng theo Trần Ngọc Hải, 2012) [21]. Thành phần cây gỗ nơi cây Bương lông điện biên trồng tương đối đa dạng, trong đó cây gỗ lớn có 12 loài, chiếm 22,64 %; cây gỗ trung bình có 10 cây, chiếm 18,87%; cây gỗ nhỏ có 31 loài, chiếm 58,49%. Đa số các loài đều là những loài cây ưa sáng mọc nhanh, những loài cây gỗ nhỏ sống dưới tán rừng. Về kết cấu tầng thứ một số loài cây gỗ lớn Vối thuốc, Phay sừng, Dẻ gai, Lim xanh, Lim xẹt, Sau sau, Keo tai tượng... xuất hiện ở tầng tán trên rừng Bương lông điện biên. Loài cây gỗ nhỡ như Chẹo tía, Lọng bàng,... cùng tầng tán rừng với rừng Bương lông điện biên. Loài cây gỗ nhỏ Ba soi, Côm tầng, Dền, Hoắc quang... thường phân bố ở dưới tầng tán của rừng Bương. Như vậy, ở các trạng thái rừng Bương lông điện biên với sự xuất hiện các loài cây gỗ đã làm cho cấu trúc rừng có nhiều tầng tán hơn. Vì vậy, trong kinh doanh Bương lông điện biên chú ý tới kết cấu tầng thứ cũng như thành phần các loài cây gỗ trong lâm phần.
3.2.5. Thành phần tre, nứa, cây bụi và thảm tươi
Tre nứa, cây bụi, thảm tươi là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh, đặc biệt là sự cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng dưới tán rừng.. Kết quả điều tra lớp cây bụi thảm tươi trong các OTC được tổng hợp trong bảng 3.15:
Bảng 3.15. Thành phần tre nứa, cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng Bương lông điện biên
Thành phần
Chỉ tiêu
Vị trí
Chân
Sườn
Đỉnh
Độ tàn che
0,6
0,5
0,3
Tre, nứa
Nứa
Vầu
Nứa
Cây bụi
Loài cây
Dứa, chuối rừng, Ráy, Lá lốt, Dong rừng, Dương xỉ thân gỗ, Sa nhân, Quyết, Đùng Đình..
Đơn nem, Hu đay, Mã tiền, Chuối rừng, Dương xỉ. Dong rừng, - Ba soi, Sòi tía, Đắng cẩy, Ba gạc, Bui buị, Hèo,
Cà dại, Đơn nem, Quyết, Lá nến, Mua.
Thảm tươi
Loài cây phổ biến
Cỏ lào, cỏ tranh, Bong bong, Rau má rừng,
Cỏ lào, cỏ tranh, Đùng đình, Hoàng đằng, Chít, Dây mâm xôi...
Chít, Địa lan, Dương xỉ, Guột, Cỏ lá tre, Phướn, Phong kỷ...
Độ che phủ (%)
40
33
20
Kết quả bảng 3.15 cho thấy, tầng cây bụi ở đây chủ yếu xuất hiện những loài như Đơn nem, Hu đay, Mã tiền, Chuối rừng, Dương xỉ, Dong rừng, Ba soi, Sòi tía, Đắng cẩy, Ba gạc, Bui bui...
Tầng thảm tươi chủ yếu là các loài Cỏ lào, Cỏ tranh, Cỏ lá tre, Bong bong, Rau má rừng, Đùng đình.., một số loài dây leo: Phong kỷ, Phướn, Dây mâm xôi... và độ che phủ biến động từ 20 đến 40%.
* Đánh giá chung về đặc điểm sinh thái của cây Bương lông điện biên
- Kết quả điều tra khảo sát cho thấy khu vực huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên và huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ thuận lợi cho hoạt động trồng rừng nói chung và phát triển cây Bương lông điện biên nói riêng.
- Về vùng sinh thái cây Bương lông điện biên sinh trưởng và phát triển được ở cả 2 khu vực Điện Biên và Phú Thọ.
- Cây Bương lông điện biên sống được ở những nơi dốc cao trung bình (15 – 25 độ) đến độ dốc mạnh (> 25 – 35 độ).
- Về độ cao so với mực nước biển, cây Bương lông điện biên sống được ở dải độ cao tương đối lớn, trong khu vực Điện Biên người dân trồng Bương lông điện biên từ độ cao 808 m lên đến 980 m, ở Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ được trồng ở độ cao 150 m so với mực nước biển.
- Lượng mưa trung bình trong năm thuận lợi cho cây trồng từ 1321 ÷ 1888,9 mm.
- Về đất tại khu vực Điện Biên và Phú Thọ nơi có cây sinh trưởng và phát triển độ pH chua, đất có thành phần cơ giới đất thịt trung bình, hàm lượng mùn và đạm từ mức nghèo đến giàu.
- Về quan hệ khác loài, khu vực cây được trồng có tới 53 loài thuộc lớp cây gỗ và cây bụi, thảm tươi sống cùng.
Như vậy, có thể sơ bộ kết luận rằng cây Bương lông điện biên là một loài cây khá dễ tính, các yêu cầu sinh thái không quá khắt khe và thực hiện được trong điều kiện nhân tạo, do vậy việc gây trồng rộng rãi cây Bương lông điện biên là hoàn toàn khả quan. Vấn đề cần nghiên cứu tìm ra chế độ canh tác và trồng trọt phù hợp để có thể đảm bảo những điều kiện sinh thái tối ưu cho sinh trưởng cây để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
3.3. Thực trạng kỹ thuật gây trồng, khai thác, sử dụng và sinh trưởng cây Bương lông điện biên
3.3.1. Thực trạng gây trồng cây Bương lông điện biên tại huyện Điện Biên
Cây Bương lông điện biên là cây bản địa, đã được người dân huyện Điện Biên trồng phân tán từ lâu đời, mà không xác định được chính xác thời điểm bắt đầu trồng. Kết quả điều tra cho thấy Mường Phăng là xã gây trồng Bương lông điện biên với diện tích lớn nhất 12,3 ha, sau đó đến xã Nà Tấu 4,7 ha và Nà Nhạn 5,6 ha. Chủ yếu đồng bào dân tộc Thái trồng cây Bương lông điện biên rải rác từ độ cao 808 m đến 980 m so với mực nước biển, hộ trồng ít nhất là 0,1 ha và hộ trồng nhiều nhất là 0,3 ha. Do cây Bương lông lông điện biên được trồng chủ yếu bằng gốc đào từ các bụi đã có sẵn, nên số lượng giống trồng rất hạn chế. Như vậy, về thực trạng có thể nói diện tích trồng Bương lông điện biên trong vùng còn quá ít so với tiềm năng, cần có giải pháp nhằm tăng diện tích tại khu vực để tạo ra vùng sản xuất cây nguyên liệu và măng Bương lông điện biên cung cấp chính cho nhu cầu thị trường hiện nay, đặc biệt là thị trường Điện Biên.
3.3.2. Tình hình khai thác và sử dụng cây Bương lông điện biên
Tổng hợp kết quả điều tra về tình hình khai thác, sử dụng cây Bương lông điện biên từ 45 hộ dân và 15 cán bộ trong vùng của 3 xã Nà Tấu, Mường Phăng, Nà Nhạn có Bương lông điện biên được gây trồng và là nơi người dân có tập quán khai thác và sử dụng cây này từ lâu cho thấy bảng 3.16:
Bảng 3.16. Tình hình khai thác và sử dụng cây Bương lông điện biên
Mục đích sử dụng
Tỷ lệ % số người được hỏi
- Làm thực phẩm
100
- Làm vật liệu
100
Mục đích thu hái
- Số người từng đem bán măng và thân
41,7
Nơi bán:
- Bán cho người mua gom (buôn)
- Bày bán tại chợ
18,9
81,1
Cách thức khai thác
- Lấy măng
91,2
- Chặt thân khí sinh
8,8
Từ kết quả bảng 3.16 cho thấy:
- Mục đích sử dụng: Kết quả phỏng vấn người dân cho biết họ khai thác thân Bương lông Điện Biên to, dài ngâm để làm nhà, sử dụng làm sàn nhà hoặc làm máng dẫn nước. Lá Bương lông điện biên dùng để gói các loại bánh cổ truyền hoặc làm thức ăn chăn nuôi trâu bò. Măng Bương lông điện biên to, ngon, dùng ăn tươi, phơi khô hoặc ủ măng chua. Một bụi Bương lông điện biên một năm có thể thu được 10 - 15 măng, trọng lượng măng có thể đạt tới 100 kg măng tươi/bụi/năm. Cành và củ (thân ngầm) Bương lông điện biên được dùng để làm củi đốt hoặc làm rào tạm. Cá biệt có gia đình sử dụng củ non (thân ngầm) cây Bương lông điện biên để chăn nuôi dúi.
- Mục đích thu hái: Tỷ lệ người dân đã từng khai thác măng để bán là 25/60 người được hỏi (41,7 %). Nơi tiêu thụ chủ yếu là tại chợ xã 81,1 % và một số bán cho thương lái gom (18,9 %). Giá bán măng tươi dao động từ 7.000 - 15.000 đồng/kg, giá bán thân khí sinh cây to 70.000 - 100.000 đồng/cây; cây trung bình 50.000 - 70.000 đồng/cây. Ngoài khai thác lấy măng, một số người dân khai thác thân khí sinh để làm vật liệu như: cột nhà, dát nhà, hàng rào,.... Hầu hết được sử dụng để phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình. Mặc dù nguồn thu sản phẩm hiện tại này chưa phải là cao, song đối với người dân miền núi, họ chỉ biết trông vào rừng thì đây là nguồn thu nhập ổn định hàng năm.
- Cách thức khai thác măng của hộ gia đình: Măng đầu vụ được để lại những cây măng to (khoảng 5 - 7 măng), những măng còn lại và măng cuối vụ được người dân khai thác. Khi khai thác dùng dao nhọn sắc, hoặc xà beng nhỏ chặt đứt măng, để lại khoảng 2 - 3 cm từ thân cây mẹ, kĩ thuật lấy măng không làm ảnh hưởng tới thân ngầm và không gây lãng phí. Sau khi lấy xong phải sửa lại phần cắt cho nhẵn, không để trầy xước.. và lấp đất vun lại gốc. Thực tế cho thấy do nhu cầu sử dụng cây Bương lông điện biên của người dân vào mục đích lấy măng và thân khí sinh làm vật liệu ngày càng cao, dẫn đến sự gia tăng áp lực khai thác đối với loài cây này.
3.3.3. Tìm hiểu kỹ thuật gây trồng cây Bương lông điện biên
Kết quả điều tra 60 người tại 3 xã Nà Tấu, Mường Phăng và Nà Nhạn, huyện Điện Biên về kinh nghiệm và biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Bương lông điện biên được tổng hợp ở bảng 3.17 dưới đây:
Bảng 3.17. Kinh nghiệm và các biện pháp kỹ thuật trồng Bương lông điện biên tại huyện Điện Biên
STT
Chỉ tiêu kĩ thuật
Kinh nghiệm và ý kiến người dân
(Số người điều tra 60 người)
1
Tuổi giống gốc
Từ 6 - 9 tháng: 22/60 người = 36,67%
Từ 10 -12 tháng: 34/60 người = 56,67%
Từ 13 - 18 tháng: 4/60 người = 6,67%
2
Thời vụ trồng
Mùa xuân (tháng 1- 3): 34/60 =56,67%
Mùa hè (tháng 4 - 6): 22/60 = 36,67%
Mùa thu (tháng 7 - 9): 4/60 = 6,67%
Mùa đông (10 - 12): 0/60 = 0%
3
Mật độ trồng
330 bụi/ha (5 x 6m): 8/60 = 13,3%
210 bụi/ha (6 x8m): 19/60 = 31,7%
125 bụi/ha (8 x 10m): 16/60 = 26,7%
100 bụi/ha (10x10m): 6/60 = 10%
83 bụi/ha (12x 10m): 2/60 = 3,3%
Không xác định: 9/60 = 15%
4
Xử lý thực bì
Xử lý toàn diện: 52/60 người = 87%
Xử lý cục bộ: 8/60 người = 13,3%
5
Kích thước hố trồng
40 x40x40cm: 8/60 người = 13,3%
50x50x50cm: 36/60 người = 60%
60x60x60cm: 16/60 người = 26,7%
6
Bón phân
Bón phân khi trồng: 0/60 = 0%
Không bón phân khi trồng; 60/60 = 100%
7
Bón phân khi chăm sóc
Bón phân khi chăm sóc: 0/60 = 0%
Không bón phân khi chăm sóc: 60/60 = 100%
8
Số lần chăm sóc
1 lần/ năm: 42/60 người = 70%
2 lần/ năm: 4/ 60 người = 6,7%
Không chăm sóc: 14/60 = 23,3%
(Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn năm 2013)
Theo kết quả điều tra phỏng vấn người dân cho thấy:
- Tuổi giống gốc: 100% số hộ được hỏi đều tạo giống bằng phương pháp tách gốc từ bụi cây mẹ. Người dân chỉ trồng bằng gốc, chủ yếu sử dụng gốc từ 10 - 12 tháng tuổi, chiếm 56,67%; tiếp theo là gốc từ 6 - 9 tháng tuổi chiếm 36,67% số hộ được hỏi; gốc 13 - 18 tháng tuổi chiếm 6,67%. Như vậy, có thể nói cây có tuổi được chọn để làm giống gốc tốt nhất là từ 10 - 12 tháng tuổi.
- Thời vụ trồng: Số hộ được hỏi xác định thời vụ trồng chủ yếu nhiều nhất là vào mùa xuân (tháng 1 - 3) chiếm 56,67%, do điều kiện thời tiết mùa Xuân thời tiết mát, không nắng gắt và có mưa xuân nên đất ẩm, trồng cây Bương lông điện biên vào vụ Xuân sẽ đạt tỷ lệ sống cao hơn. Vào mùa mưa cũng có một số hộ trồng vào tháng 4 - 5, tuy nhiên chỉ nên trồng vào những ngày râm mát, đất ẩm, tỷ lệ sống vào mùa mưa cũng thấp hơn so với mùa Xuân do nắng nóng kéo dài. Vào mùa Thu từ tháng 7 - 9 tỷ lệ hộ trồng thấp chỉ chiếm 6,66% số hộ được hỏi, cây gốc sử dụng để trồng là cây trên một năm tuổi, vào mùa này rễ đã bám sâu xuống đất, đường kính, chiều cao cây lớn không thuận lợi cho việc trồng cây, với thời tiết khô hanh cây sẽ khó sống hơn và chậm sinh trưởng, phát triển, tốn nhiều công chăm sóc hơn nên có rất ít hộ gia đình trồng Bương lông điện biên vào mùa này.
- Mật độ trồng: Kết quả điều tra cho thấy người dân trồng Bương lông điện biên theo rất nhiều mật độ khác nhau. Trong đó, mật độ trồng nhiều nhất là 210 bụi/ha chiếm 31,7% tổng số hộ điều ra, thứ hai là mật độ 125 bụi/ha chiếm 26,7%. Thấp nhất là số hộ chọn mật độ 83 bụi/ha chiếm 3,3%.
Các hộ gia đình cũng cho biết cây Bương lông điện biên là loài tre to, chu kỳ khai thác măng dài hơn một số loài khác như Luồng, Bát độ.... Cây chỉ phát triển mạnh trên đất tốt, ẩm. Do vậy, kinh nghiệm của người dân, nên trồng ở mật độ 125 - 210 bụi/ha cây sẽ có khả năng cho măng lâu dài.
- Xử lý thực bì: Kết quả có 52/60 hộ chiếm 86,67% số hộ được phỏng vấn cho biết xử lý thực bì toàn diện; 8/60 hộ chiếm 13,33% số hộ được phỏng vấn cho biết xử lý cục bộ. Việc xử lý thực bì bao gồm chặt bỏ cây bụi, phát sạch dây leo và cỏ dại trên toàn diện tích (xử lý toàn diện) hoặc theo hố trồng (xử lý cục bộ). Sau khi xử lý thực bì, 100% số hộ cho biết, đã tiến hành làm đất trồng cục bộ, kích thước hố đào khác nhau, loại kích thước hố trồng được các hộ nông dân lựa chọn là: 50 x 50 x 50 cm là chủ yếu chiếm 60% trong tổng số hộ điều tra. Phỏng vấn kinh nghiệm của người dân cho biết những nơi đất mềm có độ xốp cao nên đào hố trồng với kích thước 40 x 40 x 40 cm là cây có thể phát triển tốt; nơi đất chặt nên đào hố trồng có kích thước 50 x 50 x 50 cm hoặc 60 x 60 x 60 cm để cải thiện độ xốp của đất, tạo điều kiện cho cây mọc măng tốt hơn.
- Kỹ thuật trồng: Đối với giống trồng bằng gốc, khi trồng đặt giống nghiêng một góc khoảng 45 độ, lấp đất kín phần thân ngầm và lèn đất thật chặt để bộ rễ của cây được tiếp xúc hoàn toàn với đất, không tạo ra khe hở giữa đất và rễ. Tuy nhiên, ở những nơi thường hay có súc vật phá hoại như trâu, bò... thì nên để giống gốc có chiều dài khoảng 2 m, đặt thẳng đứng và lèn chặt đất.
- Bón phân và chăm sóc trồng rừng: 100% số hộ được hỏi cho biết không đầu tư phân bón cho chăm sóc, vì vậy sinh trưởng, phát triển cây Bương lông hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Hầu như các hộ chỉ chăm sóc 1 lần duy nhất sau khi trồng chiếm tới 70% tổng hộ điều tra. Đối với số hộ chăm sóc 2 lần, thời điểm chăm sóc lần một thường vào tháng 4 - 5 trước thời điểm đầu vụ măng 1 đến 2 tháng, lần 2 các hộ thường chăm sóc vào tháng 11 hàng năm. Đối với số hộ chăm sóc 1 lần/năm, thường chăm sóc vào tháng 4 - 5 vụ măng chính. Công việc chăm sóc Bương lông điện biên chỉ thực hiện 2 đến 3 năm đầu bao gồm phát cỏ và xới xáo đất quanh gốc. Các năm tiếp theo khi bụi Bương lông điện biên đã phát triển, cỏ dại không còn khả năng xâm lấn được nữa, người dân thường chỉ tiến hành khai thác măng và tận dụng khai thác thân khí sinh, loại bỏ một số cây già trong bụi. Qua phỏng vấn người dân được biết điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, độ ẩm tại địa bàn xã rất thích hợp cho cây Bương lông điện biên sinh trưởng và phát triển do vậy không cần nhiều công chăm sóc cây vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.
Như vậy có thể thấy, người dân ở huyện Điện Biên chủ yếu tạo giống cây Bương lông điện biên bằng giống gốc; gốc làm giống có tuổi từ 10 - 12 tháng tuổi. Thời vụ trồng, nên trồng vào mùa Xuân từ tháng 1 - 3, cũng có thể trồng vào tháng 4 những ngày dâm, mát. Mật độ trồng Bương lông điện biên dao động từ 83 - 330 bụi/ha. Xử lý thực bì chủ yếu toàn diện, có một số hộ dân xử lý thực bì cục bộ theo hố. Cách đào hố thủ công, kích thước hố chủ yếu 50 x 50 x 50 cm hoặc 60 x 60 x 60 cm. Số lần chăm sóc 1- 2 lần/năm sau khi trồng, biện pháp chăm sóc là dọn cỏ, vun đất quanh gốc trong 3 năm đầu. Đây là những kiến thức, kinh nghiệm có tính thực thi cao vì nó kế thừa những tri thức bản địa đã được tích lũy nhiều năm trong quá trình gây trồng và sử dụng loài cây Bương lông điện biên.
3.3.4. Kết quả điều tra sinh trưởng của Bương lông điện biên
3.3.4.1. Sinh trưởng đường kính và chiều cao cây Bương lông điện biên
Để kiểm chứng những số liệu điều tra qua phỏng vấn, đề tài tiến hành điều tra thực địa. Kết quả điều tra sinh trưởng cây Bương lông điện biên trên ở 3 địa điểm về số cây, đường kính đo ở vị trí 1.3 m (D1.3, cm) và chiều cao vút ngọn (HVN, m) được phản ánh ở bảng 3.18:
Bảng 3.18. Sinh trưởng cây Bương lông điện biên ở các địa điểm nghiên cứu
Địa điểm
Các giá trị
Nà Tấu
Nà Nhạn
Mường Phăng
Σ n (cây) điều tra
571
422
844
(cm)
13,9
14,3
15,4
Dmin (cm)
4,5
5,1
4,5
Dmax (cm)
20,7
21,0
22,9
SD (%)
23,12
22,43
19,75
(m)
22,7
22,9
23,1
Hmin (m)
9
8
5
Hmax (m)
27,5
27,5
28
SH vn (%)
11,56
9,10
11,06
PTPS D1.3
F = 42,361; Sig. = 0,000
PTPS Hvn
F = 5,076; Sig. = 0,006
Kết quả điều tra ở bảng 3.18 cho thấy: Kích thước cây Bương lông điện biên ở xã Nà Tấu có đường kính và chiều cao bình quân thấp nhất (= 13,9 cm, = 22,7 m), ở xã Mường Phăng sinh trưởng đường kính và chiều cao trung bình là lớn nhất (= 15,4 cm và = 23,1 m). Kết quả phân tích phương sai (chi tiết phụ biểu 16) cho thấy: Xác xuất F về đường kính và chiều cao nhỏ hơn 0,05 (Sig. = 0,000 - 0,006 0,05.
Phân cấp theo tiêu chuẩn Duncan sinh trưởng về đường kính trung bình cây Bương lông điện biên ở xã Mường Phăng là cao nhất (= 15,4 cm), sau đó là xã Nà Nhạn có (= 14,3 cm) và thấp nhất là ở xã Nà Tấu có (= 13,9 cm).
Như vậy, từ kết quả phân tích ở trên cho thấy xã Mường Phăng là khu vực có cây Bương lông điện biên sinh trưởng về chiều cao và đường kính trung bình trội hơn các xã Nà Tấu, Nà Nhạn
Trong lâm phần, giữa chiều cao và đường kính cây rừng luôn tồn tại mối quan hệ rất chặt chẽ. Mối quan hệ này không những chỉ giới hạn trong 1 lâm phần mà tồn tại trong nhiều lâm phần Thực tiễn điều tra cho thấy có thể dựa vào liên quan giữa chiều cao và đường kính xác định chiều cao tương ứng theo cỡ kính mà không cần thiết phải đo cao toàn bộ. Quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng 4 phương trình dạng hàm: Linear, Power, Logarit, Compound để xác lập tương quan giữa chiều cao và đường kính cho 30 cây được giải tích. Phương trình được lựa chọn để mô tả tương quan Hvn và D1.3 cho loài cây Bương lông điện biên được lựa chọn trên cơ sở các tiêu chí như: Hệ số xác định R2 cao nhất và Sig. < 0,05 (chi tiết phụ biểu 16), kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.19: Kết quả phân tích và các dạng phương trình tương quan giữa chiều cao và đường kính của cây Bương lông điện biên
Dạng phương trình
Các chỉ số thống kê
Phương trình tương quan Hvn/D1.3
R2
Sig. F
A
b
HVN = a + b x D1.3
0,811
0,00
14,502
0,634
HVN = 14,502 + 0,634 x D1.3
HVN = a + b xlog(D1.3)
0,804
0,00
3,153
7,737
HVN=3,153 + ,737 x log(D1.3)
HVN = a x (D1.3)b
0,792
0,00
15,629
1,029
HVN = 15,629 x (D1.3)1,029
HVN = a x b(D1.3)
0,790
0,00
9,364
0,348
HVN = 9,364 x 0,348(D1.3)
Kết quả bảng 3.19 thấy, 4 phương trình tương quan có hệ số xác đinh R2 biến động từ 0,790 đến 0,811; trong đó phương trình HVN = 14,502 + 0,634 x D1.3 (1) có hệ số xác định lớn nhất với R2 = 0,811, Sig. = 0,000 < 0,05 các tham số a và b đều tồn tại trong tổng thể. Vì vậy phương trình (1) là phương trình phù hợp nhất để nghiên cứu quy luật tương quan HVN/D1.3 cho loài Bương lông điện biên.
Như vậy, từ việc xác lập phương trình tương quan giữa đường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn, có thể vận dụng vào thực tế bằng cách chỉ cần có số liệu của chỉ tiêu dễ đo đếm ta suy ra nhân tố rất khó đo tính đó là chiều cao tương ứng cho từng cá thể.
3.3.4.2. Mật độ trồng cây Bương lông điện biên tại khu vực nghiên cứu
Mật độ là một trong những đặc trưng quan trọng của quần thể, nói lên mức độ tận dụng diện tích dinh dưỡng của quần thể thực vật. Từ số liệu điều tra tại các OTC (chi tiết phụ lục 17), mật độ cây Bương lông điện biên tại khu vực nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.20:
Bảng 3.20. Mật độ của cây Bương lông điện biên tại Điện Biên
Khu vực
Bụi / ha
Cây /bụi
Cây/ha
(cm)
(m)
TB
S%
TB
S%
TB
S%
Nà Tấu
56
41,34
21
56,64
1038
46,54
13,9
22,7
Nà nhạn
47
30,3
22
38,39
938
50,31
14,3
22,9
Mường Phăng
32
47,12
27
70,9
844
81,25
15,4
23,1
Như vậy: Mật độ của Bương lông điện biên khu vực nghiên cứu được thể hiện ở 3 tiêu chí là số bụi/ha, số cây/ha và số cây/bụi. Kết quả bảng 3.20 cho thấy mật độ của bụi Bương lông tại 3 xã của huyện Điện Biên cây được trồng trung bình có từ 32 - 56 bụi/ha, hệ số biến động bụi/ha đều rất lớn dao động 30,3 - 47,12%. Số cây trung bình trên mỗi bụi dao động từ 18 - 27 cây. Theo chỉ tiêu kỹ thuật khai thác đối tượng là cây Luồng thì số cây để lại là 10 - 15 cây/bụi [6], [45] so với kết quả nghiên cứu thì mật độ cây/bụi của Bương lông điện biên ở khu vực nghiên cứu cao hơn chỉ tiêu này nhiều.
Số cây trung bình trên mỗi bụi từ 21 – 27 cây, với hệ số biến độ (S%) từ 38,39 – 70,9. Theo chỉ tiêu kỹ thuật khai thác đối với đối tượng Luồng thì số cây để lại là 10 – 15 cây/ bụi [6],[45] so với kết quả nghiên cứu thì mật độ cây/bụi của Bương lông điện biên tại khu vực nghiên cứu cao hơn so với chỉ tiêu nhiều, hay rừng Bương lông điện biên chưa bị khai thác vượt mức cho phép qui định.
Mật độ trung bình đạt từ 844 - 1.038 cây/ha, với các thông số này cho thấy mật độ cây/ha thấp hơn so với tiêu chí từ 2000 đến 3000 cây/ha của rừng Luồng theo tiêu chuẩn kỹ thuật trồng rừng Luồng thuần loài với mục tiêu sản xuất nguyên vật liệu (Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 21-2000) [6], (TCVN (2011) [45]. Số cây/ha thấp cho thấy kỹ thuật nuôi dưỡng và khai thác rừng chưa hợp lý. Nếu không có biện pháp tác động đúng hướng, năng suất Bương lông điện biên sẽ thấp và có nguy cơ suy giảm.
Điểm nổi bật về mật độ Bương lông điện biên tại Điện Biên là hệ số biến động (S%) về mật độ (số bụi/ha; số cây/bụi; số cây/ha) đều lớn hơn 30%. Điều này cho thấy sự phân bố số cây trong rừng không đều, kỹ thuật tác động từ trồng đến khai thác hàng năm chưa thực sự hợp lý.
3.3.4.3. Sinh trưởng của Bương lông điện biên theo tuổi cây
Kết quả điều tra, phân loại cây theo tuổi tại khu vực nghiên cứu (chi tiết phụ biểu 18) được tổng hợp trong bảng 3.21.
Bảng 3.21. Sinh trưởng đường kính và chiều cao cây Bương lông điện biên theo tuổi tại huyện Điện Biên và huyện Đoan Hùng
Khu vực
Chỉ tiêu
Tuổi cây
1
2
3
≥ 4
Tổng số
Nà Tấu
Σ n (cây) điều tra /11 ÔTC
92
152
158
169
571
Mật độ (cây/ha)
167
277
287
307
1038
Tỷ lệ (%)
15,94
26,52
7,60
29,93
100
D1.3 (cm)
15,3
13,68
13,57
13,51
SD (%)
18,28
22,67
2,74
25,89
Hvn (m)
23,7
22,71
2,44
22,36
SH%
8,09
12,95
0,66
11,36
Nà Nhạn
Σ n (cây) điều tra /9 ÔTC
75
136
114
97
422
Mật độ (cây/ha)
167
302
253
216
938
Tỷ lệ (%)
17,65
22,82
26,8
32,71
100
D1.3 (cm)
15,28
14,16
13,86
13,44
SD (%)
19,48
20,28
22,91
26,14
Hvn (m)
23,46
22,77
22,61
23,10
SH (%)
8,13
9,257
9,76
8,46
Mường Phăng
Σ n (cây) điều tra / 20ÔTC
189
201
224
230
844
Mật độ (cây/ha)
189
201
224
230
844
Tỷ lệ (%)
22,37
23,79
26,51
27,34
100
D1.3 (cm)
15,36
15,39
15,50
15,12
SD (%)
22, 08
17,34
18,96
20,71
Hvn (m)
23,22
23,23
23,21
22,79
SH (%)
12,06
8,29
11,42
12,18
Chân Mộng
Σ n (cây) điều tra /2 ÔTC
4
5
5
4
18
Mật độ (cây/ha)
40
50
50
40
180
Tỷ lệ (%)
22,37
23,79
26,51
27,34
100
D1.3 (cm)
15,13
11,50
11,3
10,88
SD (%)
14,65
15,34
17,10
30,37
Hvn (m)
21
16,5
14,8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_dac_diem_sinh_hoc_va_ky_thuat_gay_trong_b.doc