LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN . ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ . viii
DANH MỤC CÁC BẢNG.x
TÓM TẮT . xii
ABSTRACT.xiv
MỞ ĐẦU.1
1. Giới thiệu.1
2. Mục tiêu nghiên cứu.2
3. Nội dung nghiên cứu.2
4. Ý nghĩa của đề tài.4
5. Những đóng góp mới của luận án .4
6. Cấu trúc của luận án.5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.6
1.1. Tổng quan về phân họ Voọc (Colobinae) và giống Trachypithecus .6
1.1.1. Phân loại.6
1.1.2. Một số đặc điểm sinh thái.7
1.1.3. Ý nghĩa về hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn của các loài khỉ ăn lá .13
1.1.4. Các hướng nghiên cứu chính về Colobinae .16
1.2. Giới thiệu về loài Voọc bạc Đông Dương .17
1.2.1. Phân loại là đặc điểm sinh học .17
1.2.2. Phân bố.19
1.2.3. Sinh thái và tập tính .19
1.2.4. Hiện trạng bảo tồn.20
199 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của voọc bạc đông dương (trachypithecus germaini milneedwards, 1876) tại núi đá vôi Chùa Hang, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là vào các tháng mưa
nhiều Voọc bạc Đông Dương tránh mưa nên hoạt động ăn bị hạn chế và tăng cường
hoạt động nghỉ ngơi, quan sát và sinh hoạt xã hội. Ngược lại, vào các tháng mùa khô,
Voọc bạc Đông Dương dành thời gian ăn nhiều hơn và các hoạt động khác ít hơn. So
sánh với Pygathrix nemaeus [207] cho thấy chúng dành nhiều thời gian cho hoạt động
nghỉ ngơi trong tháng 12, tháng 1 đến tháng 6 và hoạt động di chuyển trong các tháng
7,8,9. Trong khi Voọc bạc Đông Dương dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động ăn
cho tất cả các tháng trong năm.
Hình 3.22. Quỹ thời gian họat động theo tháng của Voọc bạc Đông Dương
0
10
20
30
40
50
60
70
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
%
t
h
ờ
i
g
ia
n
s
ử
d
ụ
n
g
Di chuyển Ăn Nghỉ ngơi Hoạt động xã hội Quan sát khác
77
3.3.4. Quỹ thời gian hoạt động theo mùa
Quỹ thời gian hoạt động theo mùa của Voọc bạc Đông Dương được trình bày
trên hình 3.23 và kết quả phân tích thống kê cho thấy tỷ lệ thời gian các hoạt động
trong mùa mưa và khô có sự khác biệt (χ2=92,365; df=5; p<0,05).
Vào mùa khô, Voọc bạc Đông Dương dành nhiều thời gian cho hoạt động ăn
và di chuyển hơn là các hoạt động nghỉ ngơi, xã hội, quan sát so với mùa mưa. Cụ
thể là, thời gian dành cho hoạt động ăn trong mùa khô chiếm 44,7% nhiều hơn mùa
mưa 42,5%, thời gian dành cho hoạt động di chuyển troang mùa khô chiếm 8,4% so
với mùa mưa là 74%. Ngược lại với mùa khô, vào mùa mưa, Voọc bạc Đông Dương
dành nhiều thời gian cho hoạt động nghỉ ngơi, quan sát và các hoạt động khác nhiều
hơn mùa khô. Cụ thể là thời gian dành cho 3 hoạt động này trong mùa mưa lần lượt
là 25,9%; 6,7%; 1,7% so với mùa khô 24,3%; 5,8%, 1,2%.
Hình 3.23. Quỹ thời gian họat động theo mùa của Voọc bạc Đông Dương
Sự khác biệt này là do sự thay đổi thành phần thức ăn giữa hai mùa, vào mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10, thực vật phát triển và có mật độ phân bố cũng như độ
che phủ cao hơn mùa khô, voọc dễ dàng tìm thấy các loại thức ăn nhất là lá, nên ngoài
thời gian ăn chúng dành nhiều thời gian cho các hoạt động nghỉ ngơi, xã hội, quan
sát và khác hơn. Vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, khi thảm thực vật rụng lá,
nguồn thức ăn ít hơn, chủ yếu là hoa và quả, nên voọc dành thời gian để ăn, tính cạnh
tranh về thức ăn mùa của Voọc bạc Đông Dương mùa này thể hiện rõ rệt nên chúng
ít dành thời gian cho các hoạt động khác. So sánh quỹ thời gian hoạt động theo mùa
7.4
42.5
25.9
6.7
15.8
1.7
8.4
44.7
24.3
5.8
15.6
1.2
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
Di chuyển Ăn Nghỉ ngơi Hoạt động xã
hội
Quan sát khác
%
t
h
ờ
i
g
ia
n
s
ử
d
ụ
n
g
Mùa mưa Mùa khô
78
giữa Voọc bạc Đông Dương, voọc Cát Bà [65] và voọc quần đùi trắng [222] với sinh
cảnh sống là núi đá vôi cho thấy cả 3 loài có quỹ thời gian ăn vào mùa khô nhiều hơn
mùa mưa, thời gian nghỉ ngơi mùa mưa nhiều hơn mùa khô. Có sự khác nhau về quỹ
thời gian cho hoạt động xã hội và di chuyển: Voọc bạc Đông Dương di chuyển nhiều
vào mùa khô hơn mùa mưa trong khi voọc Cát Bà và voọc quần đùi trắng thì ngược
lại. Voọc bạc Đông Dương và voọc Cát Bà hoạt động xã hội mùa mưa nhiều hơn.
3.3.5. Quỹ thời gian hoạt động theo giới tính và độ tuổi
Kết quả trình bày trong hình 3.24, 3.25 và hình 3.26 cho thấy quỹ hoạt động
của Voọc bạc Đông Dương có sự khác biệt theo giới tính và nhóm tuổi (χ2=429,037;
df=15; p<0,05).
Hình 3.24. Quỹ thời gian hoạt động theo giới tính và độ tuổi của voọc bạc Đông
Ghi chú: ĐTT- đực trưởng thành, CTT- cái trưởng thành, ĐCTT- đực chưa trưởng
thành, CCTT- cái chưa trưởng thành.
So sánh giữa hai nhóm giới tính cho thấy, con đực dành nhiều thời gian cho
hoạt động ăn, quan sát và di chuyển (48,9%; 16,0% và 11,8%) so với con cái (45,4%;
14,8% và 7,5%) (Hình 3.25). Ngược lại, con cái dành nhiều thời gian cho hoạt động
nghỉ ngơi và hoạt động xã hội (23,1% và 7,6%) hơn con đực (19,3% và 4,9%) (Hình
3.25). Sự khác biệt trong quỹ hoạt động có thể do khác biệt về nhu cầu năng lượng
và vai trò của các nhóm cá thể. Con đực có trọng lượng lớn hơn nên chúng cần ăn
nhiều để bảo đảm cung cấp năng lượng cho cơ thể. Con cái, đặc biệt là con cái trưởng
thành có vai trò nuôi con non nên dành nhiều thời gian cho các hoạt động xã hội. Quỹ
hoạt động cũng có sự khác nhau giữa nhóm voọc trưởng thành và chưa trưởng thành.
6.7 7.6
14.7
32.0
45.5 48.0
44.4
41.2
23.6 20.9
19.5
12.08.0 4.7 4.2
5.5
14.7 17.5 16.1
8.7
1.7 1.2 1.1 0.5
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
CTT, n=10099 ĐTT, n=8941 CCTT, n=1225 ĐCTT, n=1859
%
t
h
ờ
i
g
ia
n
h
o
ạt
d
ộ
n
g
Di chuyển ăn Nghỉ ngơi Hoạt động xã hội Quan sát Khác
79
Các cá thể trưởng thành dành thời gian ăn, nghỉ ngơi, quan sát và các hoạt động xã
hội (46,7%; 22,3%; 16,0% và 6,4) nhiều hơn cá thể chưa trưởng thành (42,5%;
15,0%; 11,6% và 5,0) (Hình 3.26). Trong khi đó, cá thể chưa trưởng thành có tỉ lệ di
chuyển nhiều hơn cá thể trưởng thành (25,1 so với 7,1). Sự khác biệt này có thể lý
giải do các cá thể chưa trưởng thành cần tìm hiểu khám phá sinh cảnh sống hơn.
Trong quỹ hoạt động, các hoạt động khác (tự chăm sóc lông, gãi) hầu như
không khác nhau giữa cá thể đực, cái nhưng có sự khác nhau về độ tuổi. Cá thể trưởng
thành dành nhiều thời gian cho hoạt động khác nhiều hơn cá thể chưa trưởng thành.
Hình 3.25. Quỹ họat động theo giới tính của Voọc bạc Đông Dương
Hình 3.26. Quỹ họat động theo tuổi của Voọc bạc Đông Dương
0 10 20 30 40 50
Khác
Hoạt động xã hội
Di chuyển
Quan sát
Nghỉ ngơi
Ăn
%
Con cái (n=11324) Con đực (n=10800)
0 10 20 30 40 50
Khác
Hoạt động xã hội
Quan sát
Nghỉ ngơi
Di chuyển
Ăn
% quỹ hoạt động theo độ tuổi
Voọc chưa trưởng thành (n=3084) Voọc trưởng thành (n=19040)
80
Từ những kết quả trên cho thấy đặc điểm về giới tính và độ tuổi có ảnh hưởng
đến quỹ thời gian của hoạt động ăn và các hoạt động khác của voọc. Trong nghiên
cứu của tác giả Workman (2010) [221] về Voọc quần đùi trắng cũng cho thấy có sự
khác nhau về giới tính và độ tuổi trong việc tìm thức ăn trong đó tác giả ghi nhận con
cái giành nhiều thời gian cho hoạt động xã hội và nghỉ ngơi hơn con đực, tương tự
như kết quả của nghiên cứu này. Voọc bạc Đông Dương trưởng thành thành dành
thời gian nghỉ ngơi và hoạt động xã hội nhiều hơn cá thể chưa trưởng thành, ngược
lại cá thể chưa trưởng thành dành nhiều thời gian cho hoạt động di chuyển nhiều hơn.
Kết quả này trùng với ghi nhận trên đối tượng Voọc Cát Bà [65]. So sánh giữa hai
loài còn cho thấy Voọc bạc Đông Dương trưởng thành ăn nhiều hơn con chưa trưởng
thành, nhưng Voọc Cát Bà thì ngược lại, con chưa trưởng thành ăn nhiều hơn.
3.4. Đặc điểm sinh thái dinh dưỡng của Voọc bạc Đông Dương
3.4.1. Thành phần thức ăn
Thành phần thức ăn của Voọc bạc Đông Dương tại khu vực núi đá vôi Chùa
Hang, được ghi nhận trong nghiên cứu này gồm 62 loài thuộc 37 họ; nhiều nhất là
các loài thuộc họ Moraceae, Euphorbiaceae, Fabaceae, Leguminosae, Sapotaceae,
Verbenaceae, Vitaceae (Bảng 3.11). Trong các loài này có 15 loài thân gỗ, 15 loài
thân gỗ nhỏ, 21 loài dây leo, 7 loài cây bụi và 4 loài phụ sinh. Ghi nhận được 124 loại
trên tổng số 62 loài thực vật voọc chọn làm thức ăn bao gồm: 51 loại lá non, 30 loại
lá trưởng thành, 7 loại hoa, 23 loại quả, 15 loại khác (chồi, vỏ hạt, hạt, cuống lá,
cuống hoa, vỏ cây,lá khô). Da lâm vồ (Ficus rumphii Blume) được ghi nhận ăn nhiều
nhất (16,11%) và là loài được Voọc bạc Đông Dương chọn ăn đa dạng các bộ phận
(lá non, chồi, lá già, quả).
Bảng 3.12 biểu diễn 17 loài thực vật Voọc bạc Đông Dương lựa chọn thường
xuyên làm thức ăn, trong đó có 8 loài được lựa chọn ăn tất cả các tháng trong năm
gồm Phèn đen (Phyllathus reticulatus), Da lâm vồ (Ficus rumphii), Sung bầu (Ficus
tinctoria), Gừa (Ficus microcarpa), Duối ô rô (Streblus ilicifolia), Duối nhám
(Streblus asper Lour), Dây vác (Cayratia trifolia), Quỳnh tàu (Combretum
latifolium). Các loài thực vật khác được voọc lựa chọn ưu tiên trong các tháng những
loài này cho ra hoa, quả hay chồi non và đặt biệt trong các tháng này voọc có xu
hướng ăn ít lá của 8 loài kể trên hơn. Ví dụ Voọc bạc Đông Dương trong nghiên cứu
này ưu tiên lựa chọn chồi non của cây Da nhám (Ficus sundaica) vào tháng 10 và 11,
81
trong thời gian này chúng giảm hoặc không chọn lá non trên cùng cây Da nhám mà
chúng lựa chọn ăn. Hoa của Bảy thưa muốn quay (Sterculia stigmarota) được lựa
chọn ăn từ tháng 9 đến tháng 12, các tháng khác không ra hoa hầu hết không quan sát
thấy voọc bạc chọn ăn các bộ phận khác trên cây.
82
Bảng 3.11. Danh mục các loài thực vật là thức ăn Voọc bạc Đông Dương tại núi đá vôi Chùa Hang
TT Tên loài Họ Tháng
Bộ phận
lá
Dạng
cây
%thời
gian
ghi
nhận
Mùa Khô Mùa mưa Mùa khô
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 Da lâm vồ
Ficus rumphii
Moraceae
10,66 8,17 16,28 19,15 13,38 20,73 15,00 9,85 14,6 6,17 5,38 12,08 LN, LTT,
C, Q, KH
GN 16,11
2 Phèn đen
Phyllathus reticulatus
Euphorbiaceae 33,39 12,75 12,92 19,09 4,26 16,24 13,04 1,74 8,09 24,29 8,16 26,04 LN, LTT,
Q, H
DL 13,01
3 Sung bầu
Ficus tinctoria
Moraceae 8,57 8,28 23,56 6,86 10,92 8,36 12,46 17,95 5,20 11,57 7,97 19,37 LN, LTT,
Q
GN 11,07
4 Sộp lá lớn
Ficus superba
Moraceae 4,20 24,61 9,00 1,24 11,92 . 4,86 0,97 . 22,88 1,48 10,06 LN, Q GL 7,22
5 Da lông
Ficus sundaica
Moraceae 1,75 . 3,51 5,91 13,26 5,94 4,93 0,77 17,5 1,16 11,40 7,42 LN, C, Q,
KH
GL 6,58
6 Dây vác
Cayratia trifolia
Vitaceae 3,32 6,60 3,17 4,55 4,09 7,15 6,09 18,53 11,4 3,98 4,08 4,78 LN, LTT,
Q, H
DL 5,57
7 Gừa
Ficus microcarpa
Moraceae 2,97 8,61 3,26 3,07 12,03 9,33 5,22 2,70 8,67 1,67 5,28 2,26 LN, LTT,
Q
GN 5,26
8 Duối ô rô
Streblus ilicifolia
Moraceae 4,37 11,97 10,37 5,91 0,18 2,79 4,64 3,47 3,66 1,16 1,85 3,14 LN, LTT GN 4,43
9 Quỳnh tàu
Combretum latifolium
Combretaceae 0,17 5,70 4,80 4,08 0,58 6,18 8,77 4,25 2,89 3,60 5,84 0,75 LN, LTT DL 4,08
10 Cánh dơi
Bauhinia bracteata
Leguminosae 2,80 . 0,17 6,80 0,76 . 5,29 10,81 7,61 5,27 2,69 . LN, LTT,
H
DL 3,40
11 Sung xoài
Ficus depressa
Moraceae . . 1,37 1,71 . . 2,03 3,28 3,28 2,70 23,82 . C, Q GL 3,23
12 Gừa lá dẹp
Ficus callophylla
Moraceae 12,41 6,15 1,54 0,41 0,99 0,48 1,23 3,86 5,11 . 3,43 9,69 LN, LTT,
Q
GN 3,02
13 Duối nhám
Streblus asper
Moraceae 1,22 1,90 1,37 4,96 0,76 2,79 3,33 1,93 2,89 2,57 4,36 0,63 LN, LTT,
Q
GN 2,34
14 Lõa hùng
Gymnanthera oblonga
Apocynaceae . 1,23 . 1,18 3,80 1,45 1,96 2,32 . 1,41 2,59 . LN DL 1,49
15 Trôm
Sterculia foetida
Sterculiaceae . . 3,68 2,78 2,10 1,09 2,54 0,39 . 0,51 . 1,13 LN, LTT,
KH
GL 1,43
16 Dây thần thông
Tinospora sinensis
Menispermaceae 0,52 . 0,26 1,30 0,58 1,09 0,43 . 1,64 . 3,61 0,13 LN, LTT,
KH
DL 0,88
83
17 Xoài
Mangifera indica
Anacardiaceae 2,27 . . 3,96 0,53 . 0,43 . . . . . LN, Q,
KH
GL 0,76
18 Minh ty đơn
Aglaonema simplex
Araceae . . 0,60 0,24 2,28 0,85 0,36 . 1,25 . 0,65 . LN, C,
KH
DL 0,66
19 Sanh
Ficus benjamica
Moraceae 0,17 . . 0,47 . . . 4,63 0,39 3,34 0,37 1,13 LN, Q GL 0,61
20 Cáp gai
Capparis micrantha
Capparaceae . 0,78 . 1,36 2,22 . . . . . . . LN, LTT CB 0,55
21 Gió khơi
Lepisanthes tetraphylla
Sapindaceae . . 2,23 0,53 0,82 1,33 . . . 0,26 . . LN, Q GN 0,50
22 Me
Tamarindus indica
Fabaceae 7,34 . 0,17 0,06 0,29 0,85 0,29 . . . . 0,13 LN, Q GL 0,50
23 Tứ thư cọng mập
Tetrastigma quadridens
Vitaceae 0,35 0,11 . 1,95 0,58 0,24 . . . 1,41 . 0,25 LN, LTT,
KH
DL 0,49
24 Hoa trang
Amphineurion
marginatum
Apocynaceae . . . 0,47 0,64 1,94 1,81 . . . . . LN, C, H DL 0,48
25 Chân chim bầu dục
Schefflera elliptica
Araliaceae . . . . 3,33 . . . . . . . LN, LTT DL 0,46
26 Ráng
Drynaria quercifolia
Polypodiaceae 0,17 . . 0,30 0,06 1,82 1,16 1,35 0,96 . . . LN, LTT PS 0,44
27 Đầu heo
Garuga pinnata
Burseraceae . . . . 2,51 1,33 . . . . . . LN GN 0,43
28 Hồ đằng sáu cạnh
Cissus hexangularis
Vitaceae . . . 0,29 . . 2,12 . . 3,52 . LN, LTT DL 0,43
29 Chiêu liêu
Terminalia triptera
Combretaceae 0,17 0,11 . . . . 2,10 1,54 . 1,54 . . Q, LN,
LTT
GN 0,41
30 Hà thủ ô dây
Fallopia multiflora
Polygonaceae . . . . 2,69 . . . . . . . KH DL 0,37
31 Đồng mòng
Ventilago cristata
Rhamnaceae . . . . 1,81 . . 1,35 0,39 . . . LN DL 0,34
32 Dương xỉ
Splenium scolopendrium
Aspleniaceae . . . 1,30 0,29 1,45 . 0,39 0,10 . . . LN CB 0,34
33 Cóc kèn leo
Derris scandens
Leguminosae 0,70 . . . 1,17 . . 1,93 0,19 . 0,09 0,13 LN, C, Q DL 0,30
34 Cóc kèn
Derris trifoliate
Leguminosae . . . 0,18 0,64 1,21 0,94 . . . . . LN, LTT DL 0,30
35 Bồ kết
Fructusg gleditschiae
Caesalpiniaceae . . . . 0,02 . . . . . . . H GL 0,29
36 Bảy thưa muốn quay
Sterculia stigmarota
Malvaceae . . . . . . 0,14 . 1,25 0,90 0,65 0,63 LN, C, H GN 0,27
84
37 Bần
Sonneratia caseolaris
Sonneratiaceae . . . . . . . . 0,67 . 1,20 . LN, LTT,
Q
GL 0,16
38 Đầu đài
Tylophora sp.
Apocynaceae . 0,89 . . . 0,24 . . . . 0,93 . LN, LTT DL 0,16
39 Đủng đỉnh
Caryota mitis
. 0,22 0,51 0,06 . 0,12 . . . 1,03 . 0,25 Q, KH 0,16
40 Phất dủ
Dracaena fragrans
Agavaceae . 1,01 . . . 0,85 . . 0,29 . . . LN, C CB 0,15
41 Hổ nho
Ampelocissus martini
Vitaceae . . . . 0,18 . 0,94 . . 0,26 . . C, Q, H DL 0,14
42 Mắm đen
Avicennia officinalis
Verbenaceae . . 0,60 . . . . . . 1,29 . . LN, LTT GL 0,14
43 Cầu qua Nhật Bản
Zehneria japonica
Cucurbitaceae . . . . . 1,94 . . . . . . LN, LTT DL 0,13
44 Chùm gửi
Taxillus chinensis
Loranthaceae . . . . . . . 0.02 . . . . . LN KS 0,09
45 Bồ ngót lông
Sauropus villosus
Euphorbiaceae 0,17 . . . . . . . 0,87 . . . LN, LTT CB 0,08
46 Mây nước
Flagellaria indica
Flagellariaceae . . . . . 0,97 . . 0,19 . . . C, KH CB 0,08
47 Mồng sa
Strophioblachia
fimbricalyx
Euphorbiaceae 1,57 . . . . . . . . . . . LN, LTT CB 0,07
48 Vẹt trụ
Bryguiera cylindrica
Rhizopharaceae . . . . . . . . 0,87 . . . LN, LTT GL 0,07
49 Lấu xác
Trichosanthes
tricuspidata
Cucurbitaceae . . . . . 0,61 . 0,58 . . . . LN DL 0,06
50 Găng néo
Manikara hexandra
Sapotaceae . 0,78 . . . . . . . . . . C GN 0,06
51 Mắm trắng
Avicennia alba
Verbenaceae . . . . . . . . . . 0,65 . LN, LTT GL 0,06
52 Dây bá
Scindapsus officinalis
Araceae . . . . . 0,61 . 0,19 . . . . LN, C,
KH
DL 0,05
53 Me keo
Pithecellobium dulce
Fabaceae . . 0,51 . . . . . . . . . LN, LTT GL 0,05
54 Thiên tuế
Cycas clivicola
Cycadaceae 0,52 . . 0,12 . . . 0,19 . . . . C CB 0,05
55 Muối
Glochidion littorale
Phyllanthaceae . . . . . . . . . 0,64 . . LN, LTT CB 0,04
56 Ngát
Cordia sp.
Boraginaceae . . . . . . . . . 0.09 . . GN 0,03
85
Ghi chú: LN- lá non, LTT- lá trưởng thành, H- Hoa, Q-quả, KH- khác (cuống lá, vỏ hạt, lá khô, cuống hoa); Dạng cây: DL: dây leo, CB-
cây bụi, GN- thân gỗ nhỏ, GL- Thân gỗ lớn, PS- phụ sinh
57 Dây tơ hồng
Cuscuta Reflexa
Convolvulaceae . . . . . . . . . 0,39 . . LN, LTT PS 0,02
58 Tiết căn
Sarcostemma acidum
Apocynaceae 0,17 . . . 0,06 . . . . . . . LN, LTT PS 0,02
59 Đỏm leo
Briedelia stipularis
Phyllanthaceae . . 0,11 . . . . . . . . . LTT, Q CB 0,01
60 Rau trai
Commelina salicifolia
Commelinaceae . 0,12 . . . . . . . . . . LN, C CB 0,01
61 Cóc rừng
Spondias pimata
Anacardiaceae . . . . . . . . 0,06 . . . LN GL 0,01
62 Sầm lam
Memecylon caeruleum
Melastomataceae . . . . . . . . . . . .0,06 . LN GL 0,01
Tổng loài 24 19 21 29 34 29 25 26 25 24 23 19
86
Bảng 3.12. Danh mục các loài và bộ phận thực vật được Voọc bạc Đông Dương lựa chọn ăn nhiều nhất trong năm
Tên khoa học
Bộ phận thực vật voọc lựa chọn ăn
Hoa Lá non Lá TT Quả Chồi
TT Tháng
1 Phyllathus reticulatus * * 5,6,7
2 Ficus rumphii * * 1,2,3,6,10 3,4
3 Ficus tinctoria * * *
4 Ficus microcarpa * *
5 Streblus ilicifolia * *
6 Streblus asper * *
7 Cayratia trifolia 4,7,8,9 * * 7,8,9
8 Combretum latifolium * *
9 Gymnanthera oblonga 2,4,5,6,7,8 1,11
10 Ficus callophylla 3,4,11,12 1,2,3,5,6,7,8,9
11 Ficus benjamica 4,5,6,7,9,12
12 Ficus sundaica 2,3,4,6,9, 1,3,4,12 10,11
13 Ficus superba 1,2,3,10,12 1,2,3,4,5,6,7
14 Ficus depressa 3,4,11 7 3,4,7,9,10
15 Bauhinia bracteata 6,7,8,9 4,5,6,9,10 5,9 7,10,11
16 Sterculia stigmarota 9,10,11,12
17 Amphineurion marginatum 4,5,6,7
Ghi chú: *: ăn tất cả các tháng trong năm; số 1 đến 12: thể hiện các tháng trong năm
87
Sự lựa chọn số loài thực vật làm thức ăn có sự khác biệt giữa mùa mưa và khô.
Voọc bạc Đông Dương tiêu thụ nhiều loài vào mùa mưa (trung bình: 27 loài) so với
mùa khô (trung bình: 23 loài), cách thức lựa chọn 8 loài ăn cả năm có sự khác nhau
theo mùa (χ2=364,1; df=7; p<0,01) (Hình 3.27). Mùa khô voọc chọn ăn nhóm cây P.
reticulatus, F. tinctoria, S. ilicifolia, S. asper nhiều hơn trong đó P. reticulatus nhiều
nhất (27.0%). Mùa mưa Voọc bạc Đông Dương chọn ăn nhóm cây F. rumphii, C.
trifolia, C. tetralophum, F. microcarpa nhiều hơn trong đó F. rumphii nhiều nhất
(23,4%).
So sánh với các loài cùng giống Trachypithecus cũng cho thấy các loài Voọc
có xu hướng chọn ưu tiên một số loài ăn nhiều, chiếm tỷ lệ từ 60-95% tổng thời gian
ăn. Trong đó Voọc Bạc Trường Sơn chọn ưu tiên ăn 4 loài trên tổng số 31 loài chiếm
59,12% [204], Voọc quần đùi trắng chọn ưu tiên ăn 4 loài trên tổng số 42 loài chiếm
95% [221].
Hình 3.27. Sự lựa chọn ăn theo mùa của 8 loài thực vật quan trọng
3.4.2. Sự lựa chọn thành phần thức ăn
3.4.2.1. Sự lựa chọn thức ăn theo năm
Quan sát tập tính của Voọc bạc Đông Dương qua hình 3.28 cho thấy hoạt động
ăn chiếm 45% quỹ thời gian hoạt động của voọc trong một năm. Thời gian còn lại,
Voọc bạc Đông Dương sử dụng cho các hoạt động di chuyển, nghỉ ngơi, hoạt động
xã hội và quan sát. Trong thành phần thức ăn của mình, Voọc bạc Đông Dương sử
dụng đa dạng các bộ phận của thực vật để làm thức ăn, bao gồm lá non, lá trưởng
23.4
12.5
3.9 4.2
12.9
18.0
7.1
18.1
20.1
6.9
4.4
10.0
6.5
27.0
6.2
19.0
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
%
Mùa mưa Mùa khô
88
thành, quả, hoa, chồi và một số bộ phận khác (cuống lá, vỏ thân cây, hạt, vỏ hạt, lá
khô) (Hình 3.28).
Hình 3.28. Tỉ lệ bộ phận thực vật là thức ăn của Voọc bạc Đông Dương
- Lá non là bộ phận được Voọc bạc Đông Dương sử dụng nhiều nhất, chiếm tỉ
lệ 58,0% tổng thành phần thức ăn. Ghi nhận có 51 loài thực vật được voọc chọn ăn
lá non (Bảng 3.11).
- Quả cũng được Voọc bạc Đông Dương ưu tiên sử dụng với tỉ lệ 22,7%, với
lựa chọn ăn trên cả quả non và quả chín trên cùng một cây. Voọc ưu tiên ăn quả vào
các tháng cây có quả. Quan sát cho thấy voọc chọn quả trên các loài thực vật khác
nhau và các loài này có thời gian ra quả khác nhau trong năm, vì vậy voọc có thể
chọn ăn quả hầu hết các tháng. Ghi nhận có 23 loài thực vật được voọc chọn ăn quả
(Bảng 3.11).
- Lá trưởng thành ít được lựa chọn hơn (9,5%), Voọc bạc Đông Dương chọn
ăn nhiều vào các tháng khi số lượng lá non giảm vào mùa mưa (tháng 7 và 8) và mùa
khô (tháng 1 và 3), chọn ăn ít các tháng còn lại và chỉ lựa chọn ăn loại lá này trên một
số loài thực vật. Ghi nhận có 30 loài thực vật được voọc chọn ăn lá trường thành
(Bảng 3.11).
- Hoa là bộ phân thuộc nhóm thức ăn được Voọc bạc Đông Dương ưu tiên lựa
chọn. Tuy nhiên, các loài được voọc chọn ăn chỉ ra hoa vào một số tháng trong năm
và số lượng hoa trên cây không nhiều nên tỉ lệ lựa chọn hoa ăn chiếm không cao
(4,7%). Ghi nhận có 7 loài thực vật được voọc chọn ăn hoa (Bảng 3.11).
Hoa, 4.7
Lá non, 58.0
Lá trưởng
thành, 9.5
Quả, 22.7
Chồi, 3.3
cuống lá, 1.2
other, 1.3
89
- Chồi cũng được Voọc bạc Đông Dương lựa chọn ăn, chiềm tỉ lệ 3,3%, chúng
chỉ chọn ăn chồi của một số thực vật và chúng chỉ ăn nhiều trong những tháng các
loài này ra chồi non. Ghi nhận có 13 loài thực vật được voọc chọn ăn chồi (xem bảng
3.11), trong đó hai loài thực vật Da nhám (Ficus sundaica) và Sung xoài (Ficus
depressa) được voọc chọn ăn nhiều nhất vào các tháng có chồi.
- Các loại thức ăn khác, Voọc bạc Đông Dương ít ăn nhất chiếm tỉ lệ 1,3%.
Quan sát thấy chúng ăn lá khô, vỏ cây, cuống lá, vỏ hạt, hạt, trong nhóm này Voọc
bạc Đông Dươn ưa thích cuống lá nhất (1,2%). Ghi nhận có 15 loài thực vật được
voọc chọn ăn các loại khác (Bảng 3.11).
Bảng 3.13. So sánh sự lựa chọn thức ăn của các loài trong giống Trachypithecus
Loài
Tỷ lệ % các bộ phân thực vật
Nguồn
Lá non Lá TT Chồi Hoa Quả khác
T. germani 58,0 9.5 3,3 4.7 22.7 1,3 Nghiên cứu này
T. margarita 54,42 7,08 - 7,74 29,89 0,72
Trần Văn Bằng
(2013) [204]
T. delacouri 58,25 20,45 - 5,15 9,23 5,93
Workman (2010)
[221]
T. poliocephalus 84 5 8 3
Hendershott (2017)
[65]
T. francoisi 38,9 13,9 - 7,5 31,4 7,4 Zhou và cs (2006)
[227]
T. leucocephalus 89 2,7 5,7 0,4 Li và Rogers (2004)
[110]
Ghi chú: lá TT- lá trưởng thành
So sánh kết quả nghiên cứu theo bảng 3.13 cho thấy hầu hết các loài thuộc
giống Trachypithecus có sự lựa chọn đa dạng về các bộ phận thực vật để ăn trong đó
lá chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là quả, hoa, và các bộ phận khác. Trong nghiên cứu
này, Voọc bạc Đông Dương ưu tiên lựa chọn ăn lá non nhiều nhất, cách lựa chọn này
giống với Voọc quần đùi trắng, Voọc đen má trắng. Hai loài Voọc Cát Bà và Voọc
đầu trắng cũng được ghi nhận lựa chọn ăn lá nhiều nhất nhưng không phân biệt lá
non và lá trưởng thành. Lá trưởng thành được Voọc bạc Đông Dương sử dụng ít và
lựa chọn ăn sau quả và hoa, kết quả này tương tự ghi nhận ở loài Voọc quần đùi trắng
90
nhưng khác với kết quả ghi nhận của loài Voọc bạc Trường Sơn, loài có sự ưu tiên
chọn lá trưởng thành nhiều hơn quả và hoa. Hai loài Voọc bạc Đông Dương và Voọc
Bạc Trường Sơn lựa chọn ăn quả sau lá non, trong đó quả chín và non cùng được lựa
chọn để ăn.
3.4.2.2. Sự lựa chọn thức ăn theo tháng
Khảo sát thành phần thức ăn của Voọc bạc Đông Dương trong một năm cho
thấy có sự khác biệt giữa các tháng (χ2=3177,4; df =55; p<0.05) (hình 3.29), (bảng
1.11) và (bảng 3.14). Sự thay đổi này có thể có liên quan đến sự xuất hiện và phong
phú của nguồn thức ăn trong môi trường sống của voọc giữa các thời gian khác nhau
trong năm.
- Lá là bộ phận thực vật được Voọc bạc Đông Dương ăn trong suốt 12 tháng,
trong đó lá non được lựa chọn ăn nhiều hơn lá trưởng thành. Tỉ lệ của lá non dao động
từ 37,3% đến 75,5% so với lá trưởng thành từ 3% đến 15,8%. Bảng 3.14 cho thấy
những tháng có lá non phong phú voọc ăn nhiều lá non như tháng 2, 4, 9, 11 chiếm tỉ
lệ trên 60% trong thành phần thức ăn của tháng.
- Quả cũng là bộ phận thực vật được voọc lựa chọn ăn trong suốt 12 tháng và
có sự dao động rõ rệt giữa các tháng, từ 11,7% đến 48%. Vào những tháng có nhiều
quả voọc thường chọn ăn quả trước sau đó mới ăn lá, như tháng 1 voọc ăn quả nhiều
hơn ăn lá (48% so với 38,4%), hay tháng 8 lựa chọn quả và lá ấp xỉ bằng nhau (34,1%
so với 37,3% - lá non và 12,7% -lá trưởng thành).
- Chồi hay đọt non của thực vật cũng là thức ăn có sự khác biệt giữa các tháng.
Do voọc chỉ ăn chồi của một số cây nên chúng chỉ ăn loại thức ăn này nhiều nhất vào
tháng 3 và tháng 11 (8,4% và 15,2%) khi những loài thực vật này có chồi non.
- Voọc ăn hoa vào tất cả các tháng, trừ tháng 1. Kết quả ghi nhận trong nghiên
cứu có ít loài thực vật có hoa làm thức ăn cho voọc tại núi Chùa Hang và tùy thuộc
vào thời gian ra hoa, nên voọc thường ưu tiên chọn hoa để ăn hơn là lá non và lá
trưởng thành trên cùng một cây trong đó tháng 7 và 8 tỷ lệ chọn ăn hoa nhiều nhất
(11,7% và 10,7%) so với các tháng còn lại.
- Các thành phần thức ăn còn lại khác chiếm tỉ lệ thấp nhất trong tất cả các
tháng trong năm, trong đó voọc ăn nhiều cuống lá vào các tháng mùa mưa và ăn lá
khô, vỏ cây, vỏ hạt, cuống hoa vào các tháng mùa khô.
91
Sự lựa chọn thức ăn theo tháng phụ thuộc nhiều vào loài thực vật mà Voọc
bạc Đông Dương ưa thích và phụ thuộc vào sự phong phú của chúng trong tự nhiên
(xem mục 3.2.6.2). Ví dụ Da lâm vồ (Ficus rumphii) được Voọc bạc Đông Dương
lựa chọn ăn nhiều nhất vào tháng 2,3,4 vì chúng cho lá non chiếm 90%. Nhưng đến
các tháng 1, 10, 12 khi lá non Da lâm vồ (Ficus rumphii) giảm, quả tăng. Lá non
Phèn đen (Phyllathus reticulatus) phong phú hơn, Voọc bạc Đông Dương thích
chọn ăn lá non Phèn đen và quả Da lâm vồ hơn. Cách lựa chọn của Voọc bạc Đông
Dương trong nghiên cứu này có kết quả tương tự với Voọc bạc Trường Sơn [204].
Hình 3.29. Sự lựa chọn thức ăn theo tháng của Voọc bạc Đông Dương
Bảng 3.14. Tỉ lệ % lựa chọn thức ăn theo tháng của Voọc bạc Đông Dương
Bộ phận
thực vật
% Lựa chọn thức ăn theo tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lá non 38,4 75,5 50,4 65,8 60,6 60,9 59,2 37,3 75,5 47,7 61,3 56,8
Lá TT 12,9 5,2 15,8 6,6 10,2 12,0 14,5 12,7 3,0 7,9 3,3 10,4
Hoa 0,0 2,9 0,0 2,6 3,9 4,3 11,7 10,7 3,5 5,0 7,7 6,6
Quả 48,0 11,7 25,3 24,3 18,5 20,6 12,5 34,1 14,8 31,1 12,4 23,5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_dac_diem_sinh_thai_cua_vooc_bac_dong_duon.pdf