Luận án Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục các bảng vii

Danh mục các hình và bản đồ ix

Danh mục các phụ lục x

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

4. Những đóng góp mới của đề tài 4

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1. THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VIỆT NAM 5

1.1.1. Nhận thức chung về làng nghề Việt Nam 5

1.1.2. Xu thế phát triển của làng nghề Việt Nam 10

1.1.3. Vai trò, tác động của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước

và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn 12

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT LÀNG NGHỀ THEO

QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 15

1.2.1. Các yếu tố tác động đến việc quản lý, sử dụng đất làng nghề 15

1.2.2. Chính sách đất đai đối với phát triển làng nghề 19

1.2.3. Quản lý, sử dụng đất tại làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam 23

1.3. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT LÀNG NGHỀ CỦA MỘT SỐ

NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC 29

1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý, sử dụng đất làng nghề của một số nước trên thế giới 29

1.3.2. Kinh nghiệm về quản lý, sử dụng đất làng nghề của một số địa phương 39

1.3.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý, sử dụng đất làng nghề đối với tỉnh Bắc Ninh 44iv

1.4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LÀNG NGHỀ 46

1.4.1. Một số công trình nghiên cứu về làng nghề có liên quan đến đề tài 46

1.4.2. Hướng nghiên cứu của đề tài 48

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 50

2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 50

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 50

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 50

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 50

2.2.1. Đặc điểm điều kiện địa bàn nghiên cứu 50

2.2.2. Thực trạng phát triển và quản lý, sử dụng đất làng nghề toàn tỉnh 50

2.2.3. Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất làng nghề tại địa bàn nghiên cứu 51

2.2.4. Định hướng phát triển và quản lý, sử dụng đất tại làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo

quan điểm phát triển bền vững 51

2.2.5. Một số giải pháp quản lý, sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan

điểm phát triển bền vững 51

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51

2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, thông tin. 51

2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, chọn hộ điều tra 52

2.3.3. Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý thông tin số liệu: 53

2.3.4. Phương pháp lấy mẫu để đánh giá môi trường làng nghề 53

2.3.5. Phương pháp kế thừa và phát triển 54

2.3.6. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo 54

2.3.7. Phương pháp lựa chọn tiêu chí quản lý, sử dụng đất đai để làng nghề phát triển

bền vững 54

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 56

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh tác động đến việc quản lý,

sử dụng đất tại các làng nghề 56

3.1.2. Chủ trương, chính sách của tỉnh Bắc Ninh về quản lý, sử dụng đất và phát triển

làng nghề 61v

3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT LÀNG NGHỀ

TỈNH BẮC NINH 63

3.2.1. Thực trạng phát triển ngành nghề, làng nghề tỉnh Bắc Ninh 63

3.2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh 67

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT LÀNG NGHỀ TẠI

ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 72

3.3.1. Đánh giá thực trạng sử dụng đất làng nghề 72

3.3.2. Đánh giá thực trạng quản lý đất đai làng nghề 84

3.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường từ hoạt động sản xuất của các

làng nghề tỉnh Bắc Ninh 93

3.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TẠI LÀNG

NGHỀ BẮC NINH THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 107

3.4.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020 107

3.4.2. Quan điểm phát triển bền vững làng nghề của tỉnh Bắc Ninh 110

3.4.3. Quan điểm quản lý, sử dụng đất để phát triển bền vững làng nghề của tỉnh

Bắc Ninh 111

3.4.4. Định hướng sử dụng đất để phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh 112

3.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CÁC LÀNG NGHỀ

TỈNH BẮC NINH THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 118

3.5.1. Giải pháp về quy hoạch làng nghề và giải quyết mặt bằng SXKD cho các

làng nghề 118

3.5.2. Giải pháp về bảo vệ môi trường làng nghề 124

3.5.3. Giải pháp về chính sách pháp luật đất đai 126

3.5.4. Các giải pháp khác 129

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 131

1. Kết luận 131

2. Kiến nghị 134

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 135

TÀI LIỆU THAM KHẢO 136

PHỤ LỤC 146

pdf176 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4.871 1.398.237 1.023.131 73,20 Tiên Du 4 2.180 1.580 72,50 9.311 5.529 59.955 46.110 76,90 Yên Phong 16 6.538 2.866 43,83 30.274 7.970 1.009.756 1.009.756 100 Quế Võ 5 1.899 711 37,40 8.179 1.425 28.821 9.546 33,10 Thuận Thành 5 2.350 734 31,20 1.685 1.685 1.685 13.200 78,30 Gia Bình 8 4.417 1.572 34,57 18.114 3.526 138.458 138.458 100 Lương Tài 6 2.641 554 21,20 11.191 1.509 95.240 77.227 81,00 Cộng 62 35.336 15.759 44,50 142.199 36.515 2.743.667 2.317.428 84,50 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của các huyện, Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh, 2011 Giá trị sản xuất công nghiệp trong các làng nghề luôn chiếm từ 50 - 55% giá trị sản xuất công nghiệp quốc doanh và chiếm 33,9% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. 3.2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh 3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất toàn tỉnh Bắc Ninh có tổng diện tích tự nhiên năm 2010 là 82.271,12 ha; trong đó 68 đất SXNN chiếm 52,61%, đất lâm nghiệp chiếm 0,76%, đất ở chiếm 12,03%, đất chuyên dùng chiếm 20,68%, đất chưa sử dụng chiếm 0,70% (bảng 3.7). Bảng 3.7: Hiện trạng và biến động sử dụng đất năm 2010 tỉnh Bắc Ninh Stt Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Biến động 2005 - 2010 Tăng(+) giảm(-) Tổng diện tích tự nhiên 82271,12 100,00 0,00 1 Đất nông nghiệp 49049,16 59,62 -3573,09 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 43282,93 52,61 -3734,93 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 42841,45 52,07 -3748,32 1.1.1.1 Đất trồng lúa 40481,05 49,20 -3522,03 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 441,48 0,54 13,39 1.2 Đất lâm nghiệp 625,30 0,76 17,99 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 5000,28 6,08 18,54 1.4 Đất nông nghiệp khác 140,65 0,17 125,31 2 Đất phi nông nghiệp 32642,48 39,68 3662,33 2.1 Đất ở 9898,79 12,03 381,35 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 8330,38 10,13 -242,65 2.1.2 Đất ở tại đô thị 1568,41 1,91 624,00 2.2 Đất chuyên dùng 17013,41 20,68 3176,65 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình SN 204,11 0,25 8,87 2.2.2 Đất quốc phòng 134,56 0,16 -4,60 2.2.3 Đất an ninh 66,75 0,08 56,27 2.2.3 Đất SXKD PNN 4356,18 5,29 2116,59 2.2.4 Đất có mục đích công cộng 12251,81 14,89 999,52 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 201,83 0,25 5,13 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 788,15 0,96 21,62 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD 4723,18 5,74 76,09 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 17,12 0,02 1,49 3 Đất chưa sử dụng 579,48 0,70 -89,24 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 543,34 0,66 -82,45 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 36,14 0,04 -6,79 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, số liệu kiểm kê, 2010 [62] 69 Cơ cấu diện tích theo đối tượng sử dụng, quản lý được chia ra như sau: - Hộ gia đình cá nhân: 51.065,22 ha, chiếm 62,07%. - UBND cấp xã sử dụng: 6.936,43 ha, chiếm 8,43%. - Tổ chức kinh tế: 4.224,23 ha, chiếm 5,13%. - Cơ quan, đơn vị của Nhà nước: 893,58 ha, chiếm 1,09%. - Tổ chức khác: 683,90 ha, chiếm 0,83%. - Liên doanh với nước ngoài: 30,38 ha, chiếm 0,04%. - 100% vốn nước ngoài: 5,44 ha, chiếm 0,01%. - Cộng đồng dân cư: 123,28 ha, chiếm 0,15%. - UBND cấp xã quản lý: 18.305,16 ha, chiếm 22,25%. 3.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất tại các xã nghiên cứu Diện tích đất sử dụng vào mục đích SXNN của toàn xã nói chung và của các thôn có làng nghề nói riêng chiếm tỷ lệ lớn, điều đó chứng tỏ xã vẫn có hoạt động SXNN là chính (bảng 3.8). Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu và điều tra thực địa thì tại các làng nghề một phần diện tích này đã được tự chuyển sang sử dụng vào các mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất nghề của các hộ gia đình. Bảng 3.8: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tại xã nghiên cứu Đơn vị: ha Stt Mục đích sử dụng Đồng Kỵ Phù Khê Phù Lãng Phong Khê Phú Lâm Châu Khê Tương Giang Lãng Ngâm Xuân Lai Tổng diện tích tự nhiên 334,29 347,95 1007,79 548,67 1215,92 497,58 566,23 634,28 1118,95 1 Đất nông nghiệp 199,04 217,39 598,45 262,22 883,86 266,01 353,18 421,41 750,58 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 193,38 195,23 492,08 247,15 745,96 262,90 337,10 361,96 567,66 - Đất trồng cây hàng năm 193,38 193,13 492,08 247,15 742,5 262,90 336,30 357,76 567,66 Đất trồng lúa 193,38 193,13 492,08 246,50 742,35 261,79 336,30 307,44 567,66 - Đất trồng cây HN khác 0,65 0,15 1,11 50,32 1.2 Đất trồng cây lâu năm 2,10 3,46 0,80 4,20 1.3 Đất lâm nghiệp 51,17 7,75 1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản 5,66 22,16 55,2 15,07 106,94 3,11 16,08 51,70 182,92 1.5 Đất nông nghiệp khác 30,96 70 Bảng 3.8: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tại xã nghiên cứu (tiếp) Đơn vị: ha Stt Mục đích sử dụng Đồng Kỵ Phù Khê Phù Lãng Phong Khê Phú Lâm Châu Khê Tương Giang Lãng Ngâm Xuân Lai 2 Đất phi nông nghiệp 132,84 125,26 366,37 284,13 331,23 225,79 212,33 212,87 365,98 2.1 Đất ở 41,54 49,30 126,89 55,61 71,83 64,95 54,39 96,41 117,42 2.2 Đất chuyên dùng 74,27 52,43 157,54 145,26 193,76 102,91 149,36 83,30 195,06 - Đất trụ sở CQ, ctrình SN 0,29 0,16 0,17 0,51 1,63 0,23 0,72 0,22 - Đất SX, kinh doanh PNN 19,60 0,11 69,04 17,83 13,71 54,41 3,53 0,31 - Đất có mđích công cộng 54,67 52,14 157,27 76,05 175,42 87,57 94,72 79,05 194,53 2.3 Đất tôn giáo, tín ngỡng 0,27 1,75 1,26 1,79 1,93 1,32 1,53 2,23 2,34 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 4,70 3,98 6,51 4,77 6,58 2,50 4,52 3,11 13,16 2.5 Đất sông suối và MNCD 11,77 17,80 74,17 72,91 57,13 52,61 2,53 27,82 38 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,29 3,79 1,50 3 Đất chưa sử dụng 2,41 5,30 42,97 2,32 0,83 5,78 0,72 2,39 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 2,41 5,30 42,97 2,32 0,83 5,78 0,72 2,39 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu kiểm kê năm 2010 của các xã nghiên cứu Bảng 3.9: Biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 tại xã nghiên cứu Đơn vị: ha Mục đích sử dụng Phù Khê Phù Lãng Phong Khê Phú Lâm Châu Khê Tương Giang Lãng Ngâm Xuân Lai 1. Đất nông nghiệp -18,13 -62,33 -49,14 -15,73 -2,68 -27,22 2,80 -18,18 - Đất sản xuất nông nghiệp -22,63 -62,31 -49,14 -41,77 -3,99 -27,22 -2,62 -21,56 - Đất nuôi trồng thuỷ sản 4,50 -0,02 1,31 5,42 3,38 - Đất nông nghiệp khác 26,04 2. Đất phi nông nghiệp 18,13 62,44 49,14 15,73 3,70 27,22 -0,43 12,09 - Đất ở 6,80 -1,69 0,85 1,46 2,10 1,38 -0,06 4,66 - Đất SXKD PNN 39,00 11,21 0,10 22,48 0,30 - Đất có mục đích công cộng 11,68 66,85 9,29 2,63 1,51 3,36 -0,37 12,89 3. Đất chưa sử dụng -0,11 -1,02 -2,37 - Đất bằng chưa sử dụng -0,11 -1,02 -2,37 Chú thích: Tăng (-); giảm (+) Nguồn: Tổng hợp từ số liệu kiểm kê năm 2010 của các xã nghiên cứu 71 72 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT LÀNG NGHỀ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.3.1. Đánh giá thực trạng sử dụng đất làng nghề 3.3.1.1. Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp tại các xã nghiên cứu đa số chiếm tỷ lệ khoảng 60%. Điều đó chứng tỏ trong xã mặc dù có làng nghề phát triển, các hộ chuyển hẳn sang làm nghề ngày càng tăng nhưng các hộ này vẫn giữ đất sản xuất nông nghiệp. So với các xã không có làng nghề trong tỉnh thì diện tích đất nông nghiệp của các xã này chiếm tỷ lệ thấp. Tuy nhiên, đây là các xã có số hộ, lao động làm nghề, thu nhập từ làng nghề chiếm tỷ lệ lớn do vậy với tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp của các xã như vậy có thể ưu tiên chuyển mục đích sử dụng phục vụ cho việc mở rộng mặt bằng cơ sở SXKD, mở rộng và xây dựng mới các cụm công nghiệp tại các làng nghề, bố trí giãn dân và mở rộng, mở mới các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các làng nghề. Bảng 3.10: Tổng hợp diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2010 theo các xã Chỉ tiêu bình quân STT Địa bàn nghiên cứu Diện tích (ha) Tỷ lệ so với DTTN (%) bình quân/người (m2/người) bình quân/hộ (m2/hộ) Toàn tỉnh 43.282,93 52,61 422,62 1.725,39 1 Đồng Kỵ 193,38 57,85 134,66 597,96 2 Phù Khê 195,23 56,11 211,93 803,42 3 Phù Lãng 492,08 48,83 692,97 2.490,28 4 Phong Khê 294,41 53,63 335,74 1.499,03 5 Phú Lâm 745,96 61,35 503,92 2.396,27 6 Châu Khê 262,90 52,84 173,11 699,39 7 Tương Giang 337,10 59,53 321,05 1.306,59 8 Lãng Ngâm 361,96 57,07 486,57 1.957,60 9 Xuân Lai 567,66 50,73 564,95 2.142,11 Nguồn: Số liệu điều tra, 2010 73 Đồng thời, tại các làng nghề này diện tích đất nông nghiệp sản xuất không hiệu quả, cây trồng năng suất không cao. Từ đó một phần diện tích mặc dù đã giao cho các hộ gia đình để sản xuất nông nghiệp nhưng hiện đang bị bỏ hoang; diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều nhưng không thể khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp; một phần bị người dân lấn chiếm hoặc tự chuyển mục đích sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất nghề của các hộ gia đình. 3.3.1.2. Thực trạng sử dụng đất khu dân cư làng nghề Trong những năm gần đây, nhất là từ khi có chủ trương phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, các hộ gia đình nông dân được tự chủ trong SXKD, với điều kiện đó các nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, các nghề mới được mở rộng. Từ đó khu vực dân cư trong làng nghề không chỉ có chức năng ở, sinh hoạt mà còn là nơi diễn ra các hoạt động SXKD sản phẩm của nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp. Sự biến đổi không gian nơi ở theo các chức năng mới đã làm ảnh hưởng rất lớn đến khu vực dân cư sinh sống. Đất khu dân cư trong làng nghề được hình thành từ lâu đời theo kiểu kiến trúc có nhà, sân, vườn, theo đúng cấu trúc của làng quê ở Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, dân số tăng nhanh, các hộ gia đình có nhu cầu mở rộng cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh sản phẩm nên đã phân lô, chia nhỏ và xây dựng nhà cao tầng. Vì vậy trong khu dân cư nông thôn ngày càng trở nên chật hẹp, mật độ dân số trong các làng nghề ngày càng cao, bình quân đất khu dân cư trên đầu người rất thấp (hình 3.3). Mật độ dân số tại các xã có làng nghề cao hơn nhiều so với mật độ dân số của toàn tỉnh (1.245 người/km2). Mật độ dân số ở các làng nghề khác nhau, phụ thuộc vào từng nhóm nghề, nghề truyền thống, phụ thuộc vào mức độ phát triển của từng làng nghề. Một số làng nghề đã rất phát triển, có mật độ dân số quá cao như Phù Khê (mật độ dân số toàn xã 2.648 người/km2, mật độ dân số khu vực dân cư và sản xuất nghề là 8.980 người/km2); Phong Khê (mật độ dân số toàn xã 1.548 người/km2, mật độ dân số khu vực dân cư và sản xuất nghề là 12.912 người/km2). Mật độ dân số các làng nghề trên cao gấp 2,1 - 2,2 lần mật độ dân số của tỉnh và 74 cao gấp từ 1,5 - 1,8 lần mật độ dân số bình quân tại các làng, xã không có nghề truyền thống trong cùng khu vực. Riêng làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (mật độ dân số toàn phường là 4.296 người/km2, mật độ dân số khu vực dân cư và sản xuất 10.811 người/km2) cao gấp 3,5 lần mật độ dân số của tỉnh; Bảng 3.11: Mật độ dân số năm 2010 tại làng nghề nghiên cứu S TT Địa bàn điều tra Tổng dân số (người) DTTN (ha) Mật độ dân số toàn xã (người/km2) Mật độ dân số tại làng nghề (người/km2) Toàn tỉnh 1.024.151 82.271,12 1.245 4.241 1 Đồng Kỵ 14.361 334,29 4.296 10.811 2 Phù Khê 9.212 347,95 2.648 8.980 3 Phù Lãng 7.101 1.007,79 705 3.940 4 Phong Khê 8.769 549,00 1.597 13.321 5 Phú Lâm 14.803 1.215,92 1.217 12.049 6 Châu Khê 15.187 497,58 3.052 6.726 7 Tương Giang 10.500 566,23 1.854 11.584 8 Lãng Ngâm 7.439 634,28 1.173 5.837 9 Xuân Lai 10.048 1.118,95 898 3.548 Tổng cộng 79.933 502,08 16.614 Nguồn: Số liệu điều tra, 2010 Bình quân đất khu dân cư trên đầu người trong các làng nghề rất thấp so với bình quân chung của vùng. Trong đó bình quân đất khu dân cư trên đầu người tại Phong Khê là 77m2/người; Phú Lâm là 83m2/người; Tương Giang là 86m2/người quá thấp so với bình quân chung về đất khu dân cư nông thôn toàn tỉnh (236 m2/người). Tại các làng nghề, diện tích đất khu dân cư tăng nhanh do quy hoạch khu dân cư mới để giãn dân, tuy nhiên vẫn không đủ để giảm tải trong làng. 3.3.1.3. Thực trạng sử dụng đất ở Đất ở của các hộ gia đình trong các làng nghề thường tập trung thành khu vực làng xóm, được hình thành từ lâu đời, trước hoặc khi bắt đầu có nghề. Làng nghề ngày càng được khôi phục và phát triển, sản xuất nghề truyền thống càng mở 75 rộng kéo theo hàng loạt các dịch vụ phát triển, áp lực của sự gia tăng dân số cơ học càng cao nên các lô đất thổ cư thường bị chia cắt nhỏ, tạo nên sự lộn xộn, manh mún. Khuôn viên đất ở của các hộ gia đình càng trở nên chật chội. Diện tích đất ở so với diện tích đất khu dân cư khu vực làng nghề chiếm tỷ lệ rất cao. Tại Tương Giang diện tích đất ở chiếm 60,01% đất khu dân cư; Phù Lãng 70,40% và cao nhất là Phong Khê 85,08% điều đó thể hiện sự quá tải trong khu dân cư, tỷ lệ diện tích đất cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, hạ tầng xã hội, giao thông, cây xanh trong khu dân cư chiếm tỷ lệ thấp trong khi đó việc đầu tư, mở rộng cơ sở hạ tầng trong khu dân cư rất khó khăn. Bình quân diện tích đất ở của các hộ gia đình đều thấp hơn so với hạn mức cấp đất ở của tỉnh. Diện tích đất ở bình quân của các hộ SXKD trong các làng nghề chọn nghiên cứu là là 202,76 m2/hộ. Trong đó làng nghề đan lát thủ công (Xuân Lai, Lãng Ngâm) có bình quân đất ở trên hộ là cao nhất 301,43 m2/hộ; thấp nhất là làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ, Phù Khê) là 136,80 m2/hộ. Đối với từng làng nghề thì làng nghề Phù Khê có đất ở bình quân 202 m2/hộ; làng nghề Châu Khê 171 m2/hộ, làng nghề Phong Khê 285 m2/hộ, Phú Lâm 230 m2/hộ và ở mức thấp so với bình quân chung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Bảng 3.12: Tình hình sử dụng đất ở tại làng nghề theo loại nghề năm 2010 Loại nghề Bình quân đất ở/người trong toàn xã (m2/người) Bình quân đất ở/hộ trong toàn xã (m2/hộ) Bình quân đất ở/người trong làng nghề (m2/người) Bình quân đất ở/hộ trong làng nghề (m/hộ) 1. Đồ gỗ mỹ nghệ 41,22 165,66 31,55 136,80 2. Gốm 78,69 342,16 57,75 247,54 3. Tái chế giấy 56,20 257,96 42,42 204,70 4. Tái chế kim loại 47,46 171,15 43,32 156,21 5. Dệt 51,80 210,81 36,82 169,86 6. Đan lát thủ công 123,23 482,26 68,47 301,43 Bình quân chung 66,43 271,67 46,72 202,76 Nguồn: Số liệu điều tra, 2010 76 Diện tích đất ở bình quân trên người của các làng nghề chọn nghiên cứu là 46,72 m2/người. Trong đó làng nghề đan lát thủ công (Xuân Lai, Lãng Ngâm) có bình quân đất ở trên người là cao nhất 69,41 m2/người; thấp nhất là làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ, Phù Khê) là 31,55 m2/người. Đối với từng làng nghề thì làng nghề Phù Khê là 53 m2/người; Phú Lâm 49 m2/người; Châu Khê 47 m2/người; Tương Giang 51 m2/người; cao nhất là Phong Khê 66 m2/người và thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của tỉnh là 97 m2/người (bình quân diện tích đất ở nông thôn trên đầu người của tỉnh là 106 m2/người). Với diện tích này nếu chỉ dùng cho nhu cầu để ở và sinh hoạt gia đình thì có thể đáp ứng được nhưng tại các làng nghề hầu hết đều còn bố trí sản xuất nên diện tích này trở nên quá chật hẹp. Mặt khác, xu hướng một số năm gần đây các địa phương thường bố trí đất giãn dân tại các khu vực giáp trục đường giao thông, khu vực trung tâm cụm xã với diện tích đất ở theo lô, nhà ở được bố trí theo dạng hình ống và thường có diện tích nhỏ (phổ biến từ 80 - 100 m2/hộ), trong khi đó các hộ dân này vẫn bố trí sản xuất ngành nghề và kinh doanh sản phẩm tại nhà. Do điều kiện về đất đai, tập quán sinh sống và ngành nghề sản xuất của làng nghề mà các hộ gia đình thường bố trí nhà ở, các công trình sinh hoạt, nơi sản xuất đan xen nhau: Tại các làng nghề sắt thép Đa Hội; đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ, Phù Khê) tái chế giấy Dương Ổ, gốm Phù Lãng trong khuôn viên đất ở thường có bố trí khu đất sản xuất riêng (nhà xưởng hoặc lò) ngoài khu nhà ở và khu sinh hoạt. Tuy nhiên do diện tích đất ở hẹp, nhu cầu về diện tích đất sản xuất cho những loại làng nghề này lớn nên các xưởng sản xuất thường ép liền kề nhà ở hoặc ngay tại sân. Các nguyên vật liệu, dụng cụ sản xuất thường được cất giữ trong nhà. Tại làng nghề dệt may Tương Giang, đan lát xã Xuân Lai, nón lá xã Lãng Ngâm thường không có khu vực sản xuất riêng mà sản xuất ngay tại trong nhà hoặc ngoài sân. Chỉ trừ những cơ sở sản xuất có bao gồm cả khâu tẩy, nhuộm và đánh bóng sản phẩm thì có thêm một số bể ngâm chứa. 77 Cơ sở dệt tại làng nghề Tương Giang Cơ sở sản xuất gốm tại làng nghề Phù Lãng Cơ sở sản xuất giấy làng nghề Phong Khê Nguyên vật liệu tập kết tại làng nghề Phù Khê Khu dân cư làng nghề gốm Phù Lãng Khu dân cư làng nghề Châu Khê toàn nhà cao tầng, không còn cây xanh Ảnh chụp 2010 Hình 3.3: Một số hình ảnh về cơ sở sản xuất, khu dân cư làng nghề 78 Tuy nhiên do chưa lường hết được nhu cầu phát triển, khi mở rộng quy mô sản xuất, mặt bằng sản xuất đã dần lấn chiếm cả không gian ở và sân, vườn. Các làng nghề còn phát triển mang tính tự phát, mạnh ai nấy xây, tự mở rộng CSSXKD trên đất ở mà các cấp chính quyền địa phương không quản lý được điều đó làm cho đất ở càng trở lên chật hẹp, hầu hết diện tích đất vườn không còn, thay vào đó là nhà cao tầng, xưởng sản xuất và môi trường bị ô nhiễm. Tỷ lệ các hộ làm nghề sử dụng nơi ở của gia đình làm cơ sở sản xuất, chứa nguyên vật liệu, sản phẩm hoặc cửa hàng giới thiệu sản phẩm rất cao (hình 3.3). Ngoài số nhân khẩu trong gia đình, bình quân mỗi hộ sản xuất có khoảng 5 - 10 lao động đến làm thuê ở lại, vì vậy mà đất ở của các gia đình càng trở nên chật chội, lộn xộn không đảm bảo thoáng khí, môi trường ô nhiễm. Hàng ngày tại các làng nghề chọn nghiên cứu có khoảng 3.000 - 5.000 lao động từ các nơi đến làm thuê, kinh doanh buôn bán nên mật độ dân số càng quá tải. 3.3.1.4. Thực trạng sử dụng đất cơ sở SXKD Đất CSSXKD trong các làng nghề, ngoài diện tích đất sản xuất trong CCNLN, còn lại thường khó phân biệt vì hầu hết các hộ gia đình trong làng đều dùng đất ở để SXKD. Đối với các làng nghề có nghề đồ gỗ mỹ nghệ, tái chế sắt thép, tái chế giấy do tính chất sản xuất, nguyên vật liệu, sản phẩm cồng kềnh, quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường nhiều nên yêu cầu về mặt bằng sản xuất lớn và cần có cơ sở sản xuất riêng. Quy trình sản xuất hình thành từng khâu chuyên môn hoá theo chi tiết sản phẩm. Những hộ gia đình có tiềm lực thấp, không đủ đầu tư thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất, thường thực hiện những khâu chi tiết nhỏ lẻ gọi là các hộ vệ tinh hiện tại thường sản xuất ngay trên đất ở, nơi ở của gia đình. Những hộ (cơ sở) có tiềm lực lớn, có đủ năng lực đầu tư, thường thực hiện các khâu yêu cầu máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất lớn, thực hiện việc tập trung các chi tiết để lắp ráp và hoàn chỉnh sản phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ gọi là các hộ (cơ sở) đầu mối (các công ty TNHH, xí nghiệp, HTX, ...) và sử 79 dụng diện tích đất cơ sở SXKD lớn. Thực trạng đất SXKD tại các làng nghề còn ở mức thấp, trong thời gian qua chưa thực sự được quan tâm, mở rộng. Ngoài 5 làng nghề đã có CCNLN, đến nay còn làng nghề Phù Khê chưa bố trí đất SXKD hoặc có nhưng diện tích không đáng kể như: làng nghề Phù Lãng có 0,11 ha; làng nghề Xuân Lai 0,31 ha; làng nghề Lãng Ngâm có 3,53 ha. Trong khi đó đây là các làng nghề đã rất phát triển, sản xuất làng nghề chiếm tỷ trọng lớn trong xã và đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, người dân sống bằng thu nhập từ sản xuất nghề là chính. Hơn nữa, trong giai đoạn 2005 - 2010 mới chỉ có làng nghề Phú Lâm quan tâm đến quy hoạch mở rộng đất SXKD với diện tích 11,21 ha, các làng nghề còn lại diện tích không thay đổi hoặc không đáng kể (Xuân Lai 0,3 ha) (bảng 3.13). Bảng 3.13: Hiện trạng, biến động đất SXKD tại làng nghề STT Địa bàn điều tra Hiện trạng năm 2010 Biến động giai đoạn 2005 - 2010; tăng (+); giảm (-) 1 Đồng Kỵ 12,65 - 2 Phù Khê - - 3 Phù Lãng 0,11 - 4 Phong Khê 15,17 0,00 5 Phú Lâm 18,16 11,21 6 Châu Khê 13,71 0,10 7 Tương Giang 14,85 0,00 8 Lãng Ngâm 3,53 - 9 Xuân Lai 0,31 0,30 Nguồn: Số liệu điều tra, 2010 - Làng nghề Đồng Kỵ, các hộ gia đình thường sản xuất phân tán trong đất ở, còn các cơ sở sản xuất lớn như công ty TNHH, xí nghiệp, hợp tác xã thì có nơi sản xuất riêng bên ngoài hoặc trong CCNLN. Nhiều CSSXKD có diện tích đất SXKD hơn 2.000 m2 (Công ty TNHH Hưng Long, Thiên Long, Việt Hà, Thành 80 Đạt) nhưng theo chủ các cơ sở để đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất cần có diện tích khoảng 5.000 - 10.000 m2. CCNLN Đồng Kỵ diện tích là 12,65 ha (đất dành cho SXKD là 4,02 ha - chiếm 31,9%), bình quân mỗi lô đất 160 m2; có 179 hộ gia đình thuê đất, có hộ thuê 1 lô, có hộ thuê nhiều lô, bình quân diện tích mỗi hộ thuê khoảng 225 m2. Hiện tại diện tích thuê mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu về đất SXKD của hộ gia đình. - Làng nghề Đa Hội (Châu Khê), đã có CCNLN với diện tích là 13,5 ha (đất SXKD là 6,68 ha - chiếm 49,5%), được bố trí thành 183 lô đất với nhiều mức diện tích khác nhau, cao nhất là 547,5m2 thấp nhất là 100m2. Diện tích bình quân mỗi lô 365m2, đã cho 159 hộ sản xuất thuê, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%; có 155/159 hộ thuê đất đã đi vào hoạt động sản xuất; diện tích bình quân mỗi hộ thuê khoảng 420m2. Tuy nhiên diện tích này chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất của nghề truyền thống sắt thép vì thực tế còn rất nhiều hộ chưa được thuê đất. Do đặc thù của nghề cán thép nên yêu cầu diện tích đất cơ sở sản xuất phải rộng và chiều dài phải lớn. Ngoài ra, đất cơ sở SXKD phân tán trong khu dân cư là 4,51 ha. Đây là diện tích đất của các cơ sở đúc, cán thép, cắt cóc, bình quân mỗi cơ sở có diện tích khoảng 350 - 400 m2. Do nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất nên nhiều hộ gần sông đã lấn ra sông Ngũ Huyện Khê từ 100 - 200m2. - Làng nghề Dương Ổ (Phong Khê), ngoài diện tích sản xuất trên đất ở của các hộ gia đình, đất sản xuất của các cơ sở kinh doanh trong làng nghề là 16,67 ha, đây là diện tích đất của các công ty TNHH, tổ hợp, HTX cổ phần. Do đặc điểm nghề truyền thống, các dây truyền sản xuất lớn, nên các cơ sở này sử dụng diện tích đất rất lớn. Nhiều cơ sở có diện tích gần 1 ha (công ty TNHH giấy Hợp Tiến - 9.500m2, Đông á - 8.400m2); các cơ sở khác diện tích bình quân khoảng 500 - 1.400m2. Ngoài ra còn có CCNLN diện tích 12,37 ha trong đó có 8,67 ha đất SXKD (chiếm 65,5%); hiện tại đã có 90 hộ, doanh nghiệp thuê đất; bình quân mỗi doanh nghiệp thuê khoảng 700 - 1500 m2; mỗi hộ gia đình thuê khoảng 250 - 500 m2. 81 Thực tế điều tra cho thấy, ở một số làng nghề đã có CCNLN tập trung, nhiều hộ gia đình đã thuê đất trong CCN làng nghề để sản xuất nhưng vẫn còn tiếp tục sản xuất tại nhà; một phần do diện tích trong CCN làng nghề chưa đáp ứng đủ nhu cầu; một phần các hộ gia đình còn muốn tận dụng diện tích đất ở tại nhà không phải thuê đất và để tận dụng lao động trong thời gian nhàn rỗi. Ngược lại, ở một số CCNLN tập trung, các hộ gia đình thuê đất để sản xuất nhưng đã kết hợp làm nơi ở với lý do cả gia đình chuyển ra đó để ở cho tiện sản xuất, lao động đến làm thuê ở lại luôn trong xưởng, kéo theo các tệ nạn xã hội như cờ, bạc, rượu chè, nghiện hút xảy ra rất nhiều. Cuối cùng CCN làng nghề biến thành khu dân cư mới. Hiện tượng này đã kéo dài nhiều năm do không kiểm soát được đã gây nên nhiều bức xúc trong công tác quản lý đất đai hiện nay tại các làng nghề. Hiện trạng diện tích đất làm nghề của các hộ, cơ sở sản xuất chủ yếu là diện tích đất thuê trong CCNLN, diện tích đất SXKD phân tán trong, ngoài khu dân cư, đất của các doanh nghiệp, tổ hợp, hợp tác xã. Kết quả điều tra diện tích đất các hộ gia đình đang sử dụng để làm mặt bằng SXKD bao gồm: diện tích sản xuất trên đất ở của hộ gia đình, đất sản xuất phân tán trong, ngoài khu dân cư, đất sản xuất trong CCNLN, ... cho thấy, bình quân diện tích này tại làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ, Phù Khê), tái chế kim loại (Châu Khê) là 300 m2/hộ, tại làng nghề dệt may Tương Giang là thấp nhất (150 m2/hộ) (bảng 3.14). Tại các làng nghề có từ 94 % - 97,14% số hộ được hỏi cho là vẫn đang SXKD tại nơi ở. Tại làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ có 97,14%; tái chế kim loại có 97,22%; tái chế giấy có 97,06%; dệt có 82,86%; đan lát thủ công có 77,14% số hộ được hỏi cho rằng còn thiếu đất làm mặt bằng SXKD (bảng 3.14). Tại làng nghề Phù Khê có 98,6%, Châu Khê 89,7%; Phong Khê 89,8% số hộ được hỏi đều muốn được thuê thêm đất để làm CSSXKD, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. 82 Bảng 3.14: Tổng hợp diện tích, ý kiến của các hộ sản xuất nghề về mặt bằng SXKD năm 2010 Loại nghề Bình quân diện tích đất đang sử dụng làm nghề (m2/hộ) Tỷ lệ số hộ SXKD tại nơi ở (%) Tỷ lệ số hộ thiếu đất làm mặt bằng SXKD (%), 1. Đồ gỗ mỹ nghệ 300 97,14 97,14 2. Gốm sứ 200 94,29 97,14 3. Tái chế giấy 170 94,12 97,06 4. Tái chế kim loại 300 94,44 97,22 5. Dệt 150 100,00 82,86 6. Đan lát thủ công 270 100,00 77,14 Trung bình 96,67 91,43 Nguồn: Số liệu điều tra, 2010 3.3.1.5. Thực trạng sử dụng đất giao thông và cơ sở hạ tầng tại làng nghề Hầu hết các làng nghề mới chỉ được đầu tư tương đối hoàn chỉnh trong CCN tập trung do được quy hoạch và đầu tư xây dựng hoàn chỉnh ngay từ đầu; còn trong các khu dân cư đường làng, ngõ xóm ngày càng bị thu hẹp lại do bị lấn chiếm, trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfqldd_la_nguyen_thi_ngoc_lanh_2042_2005312.pdf
Tài liệu liên quan