MỤC LỤC
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình x
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
5 Những đóng góp mới của luận án 3
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp bền vững 4
1.1.1 Đất và sử dụng đất nông nghiệp 4
1.1.2 Cơ sở khoa học của sử dụng đất bền vững 15
1.1.3 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 22
1.2 Các nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững phục vụ quy hoạch
sử dụng đất nông nghiệp 29
1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới 29
1.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 31
1.3 Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững 33
1.3.1 Xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới 33
1.3.2 Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam 35
1.4 Đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp bền vững 38
1.4.1 Đánh giá đất thích hợp theo FAO 38
1.4.2 Đánh giá đất đai ở Việt Nam 39v
1.5 Ứng dụng toán tuyến tính đa mục tiêu trong công tác quy hoạch sửdụng đất 42
1.5.1 Bản chất, đặc điểm của bài toán quy hoạch tuyến tính 42
1.5.2 Khả năng ứng dụng bài toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu 45
1.5.3 Ứng dụng bài toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu trong quy hoạch
sử dụng đất ở Việt Nam 46
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49
2.1 Nội dung nghiên cứu 49
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến sử dụng đất 49
2.1.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụngđất chủ yếu 49
2.1.3 Đánh giá hiện trạng môi trường đất của các loại hình sử dụng đất chủ yếu 49
2.1.4 Đánh giá thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất 49
2.1.5 Ứng dụng mô hình toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu đề xuất sử
dụng bền vững một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu
phục vụ quy hoạch sử dụng đất 49
2.2 Phương pháp nghiên cứu 50
2.2.1 Phương pháp chọn điểm 50
2.2.2 Phương pháp điều tra thu thập thông tin 50
2.2.3 Phương pháp thống kê tổng hợp 51
2.2.4 Phương pháp đánh giá thích hợp theo FAO 51
2.2.5 Phương pháp tính hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội sử dụng đất 52
2.2.6 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 53
2.2.7 Phương pháp chuyên gia 54
2.2.8 Phương pháp mô hình toán 54
2.2.9 Phương pháp minh họa bằng bản đồ, biểu đồ 55
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 57
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến sử dụng đất 57
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 57
3.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 63vi
3.1.3 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ 66
3.1.4 Định hướng phát triển của huyện Tứ Kỳ đến năm 2020 67
3.1.5 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. 70
3.2 Hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất chủ yếu 72
3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất và loại hình sử dụng đất chủ yếu 72
3.2.2 Hiệu quả của các loại hình sử dụng đất chủ yếu 79
3.3 Hiện trạng môi trường đất của các loại hình sử dụng đất chủ yếu 94
3.3.1 Loại hình chuyên lúa 94
3.3.2 Loại hình lúa - màu 99
3.3.3 Loại hình chuyên rau màu 105
3.4 Đánh giá thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất 113
3.4.1 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 113
3.4.2 Đánh giá thích hợp đất đai 120
3.5 Ứng dụng mô hình toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu đề xuất sử
dụng bền vững một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu
phục vụ quy hoạch sử dụng đất 132
3.5.1 Xác định các mục tiêu và hạn chế trong bài toán tối ưu 132
3.5.2 Xác định các yếu tố đầu vào của bài toán 133
3.5.3 Kết quả chạy bài toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu 134
3.5.4 Đề xuất loại hình sử dụng đất bền vững đến năm 2020 137
3.5.5 Giải pháp thực hiện các phương án đề xuất 145
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 149
1 Kết luận 149
2 Đề nghị 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 159
250 trang |
Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đề xuất sử dụng bền vững một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất 34,02 ở mẫu TK12, cao nhất 68,24 ppm ở mẫu TK 14, so
với ngưỡng cho phép đối với đất sản xuất nông nghiệp, các mẫu đều chưa vượt
ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam năm 2002. Tuy nhiên có nhiều mẫu
được lấy ở chân đất chuyên rau màu, có mức độ thâm canh cao như mẫu TK 12,
TK 17, TK 18 đều xấp xỉ ngưỡng cho phép (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng, 2002), điều này cho thấy trên đất chuyên rau màu với những vùng có mức
độ thâm canh cao có thể làm ảnh hưởng đáng kể tới hàm lượng chì tích lũy trong
đất, nếu tiếp tục xu hướng này đất có thể mất khả năng sản xuất khi bị ô nhiễm
chì. Kẽm tổng số trong đất có chiều hướng tương tự như Pb và Cu, có sự biến
động ít giữa các mẫu, giá trị thấp nhất 30,52 ppm, cao nhất ở mẫu TK 16 (37,02
111
ppm), trung bình 33,75 ppm, so với ngưỡng tối đa cho phép đối với đất sản xuất
nông nghiệp đều chưa vượt ngưỡng. Cadimi tổng số trong đất có giá trị trung bình
0,60 ppm, cao nhất tại mẫu TK 18 (0,76 ppm), thấp nhất ở mẫu TK 11 (0,42 ppm),
nếu so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam năm 2002 đối với đất sản xuất nông nghiệp
thì hàm lượng Cd tổng số trong đất chuyên màu chưa vượt ngưỡng tối đa cho phép
(Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, 2002).
* So sánh một số tính chất hóa học của đất trên các loại hình sử dụng chủ
yếu của huyện Tứ Kỳ
Bảng 3.28. So sánh một số tính chất hóa học
của các loại hình sử dụng đất chủ yếu
Chỉ tiêu
Loại hình sử dụng
Chuyên lúa Lúa -màu Chuyên rau màu
pHH2O 5,1 6,1 6,3
pHKCl 4,2 5,2 5,3
OC (%) 1,78 1,34 1,16
N (%) 0,15 0,11 0,10
P2O5 (%) 0,15 0,27 0,17
K2O (%) 1,76 1,15 1,06
P2O5 (mg/100g) 12,31 20,68 24,51
K2O (mg/100g) 6,41 9,96 15,49
Ca2+ (ldl/100g) 3,10 4,01 5,89
Mg2+ (ldl/100g) 1,49 2,05 2,75
Na+(ldl/100g) 0,11 0,24 0,24
CEC (ldl/100g) 15,77 11,99 16,31
BS (%) 30,40 52,70 54,80
Cu (ppm) 18,59 9,79 13,39
Pb (ppm) 43,53 48,11 47,64
Zn (ppm) 43,40 31,93 33,75
Cd (ppm) 0,57 0,71 0,60
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích
Diễn thế pH trên 3 loại hình sử dụng đất chủ yếu của huyện Tứ Kỳ có chiều
hướng tăng khi đất chuyển sang trồng rau màu, pHH2O và pHKCl của đất chuyên lúa
112
là 5,1 và 4,2, trong khi đó pHH2O và pHKCl của đất chuyên rau màu là 6,3 và 5,3. Ở
đây có thể thấy, mức độ đầu tư phân bón và chế độ canh tác ảnh hưởng đến độ chua
của đất là rất rõ. Hàm lượng các bon hữu cơ và đạm tổng số trong đất lại có xu
hướng giảm khi đất chuyên lúa được chuyển sang chuyên rau màu, OC và N tổng số
của đất chuyên lúa là 1,78% và 0,15%, trong khi đó đất chuyên rau màu thứ tự của
chỉ tiêu này là 1,16% OC và 0,10% N. Điều này minh chứng mức độ khoáng hóa và
phân giải hữu cơ trong đất mạnh khi chuyển từ môi trường khử sang ôxy hóa (từ đất
chuyên lúa nước sang trồng rau màu), và việc luân phiên giữa môi trường khử - oxy
hóa (lúa-màu) cũng làm tăng tốc độ khoáng hóa hữu cơ đồng nghĩa với việc giảm
OC, N trong đất. Lân và kali tổng số không có quy luật rõ ràng, 2 chỉ tiêu này phụ
thuộc nhiều vào phù sa các sông và quá trình hình thành đất, lân và kali dễ tiêu có
sự khác biệt rõ rệt khi so sánh giữa đất chuyên lúa và chuyên rau màu, P2O5 và K2O
của đất trồng lúa thứ tự là 12,31 mg/100g đất và 6,41 mg/100g đất, trong khi đó ở
đất chuyên rau màu cũng 2 chỉ tiêu này thứ tự là 24,51 và 15,49 mg/100g đất. Điều
này cũng dễ nhận thấy khi so sánh lượng phân của hai loại hình sử dụng này là rất
khác nhau (như phần trên đã nhận xét từng loại hình sử dụng), người dân bón lượng
khá lớn duy trì trong nhiều năm làm tăng đáng kể hàm lượng lân và kali dễ tiêu
trong đất, đối với đất trồng lúa người ta quan tâm nhiều tới chỉ tiêu lân tổng số hơn
là lân dễ tiêu nhưng ngược lại với đất trồng màu thì chỉ tiêu lân dễ tiêu được coi
trọng hơn. Hàm lượng các cation trao đổi trong đất ở các loại hình sử dụng như
Ca++, Mg++, Na++ có xu hướng tăng khi đất chuyển sang trồng rau màu, thứ tự các
chỉ tiêu này trong đất chuyên lúa là 3,10, 1,49 và 0,11 trong khi đó cũng các chỉ tiêu
này thứ tự là 5,89, 2,75 và 0,24 ở đất chuyên rau màu, điều này cho thấy, các yếu tố
này được bổ sung cho đất qua việc bón phân, thường yếu tố đi kèm có trong các
dạng phân lân bón cho đất. Dung tích hấp thu của đất (CEC) và độ bão hòa bazơ
(BS) có xu hướng tăng khi chuyển từ loại hình chuyên lúa sang chuyên rau màu, thứ
tự ở đất chuyên lúa là 15,77 và 30,40 ldl/100g đất trong khi đó ở đất chuyên rau màu
là 16,31 và 54,80 ldl/100g đất.
Hàm lượng các kim loại nặng của đất trên các loại hình sử dụng không có sự
113
biến động nhiều và không có quy luật rõ ràng và chưa vượt ngưỡng tối đa cho phép,
theo tiêu chuẩn Việt Nam năm 2002. Với chì tổng số có xu hướng tăng khi chuyển
từ đất lúa sang trồng rau màu. Trong môi trường khử như đất lúa các kim loại nặng
chủ yếu ở các dạng muối vô cơ, hydroxyt, hoặc muối cacbonat, khó hòa tan, kém
linh động nên ít gây ngộ độc cho cây trồng. Tuy nhiên, trong môi trường oxy hóa
như đất chuyên rau màu, có thể ở hàm lượng thấp nhưng các kim loại nặng chủ yếu
ở dạng oxyt, dễ hòa tan, rất linh động dễ gây ngộ độ cho cây trồng, cho gia súc và
con người khi sử dụng các nông sản được trồng trên loại đất này.
* Nhận xét chung về hiện trạng môi trường đất trên các loại hình sử dụng
Các loại hình sử dụng đất có mức độ chua, đến rất chua, hàm lượng các bon
hữu cơ, đạm tổng số đạt từ trung bình tới cao, lân và kali tổng số trung bình, ít biến
động giữa các điểm lấy mẫu. Lân, kali dễ tiêu trung bình tới nghèo, Mg trao đổi ở
mức trung bình, Ca trao đổi nghèo, có hiện tượng rửa trôi kim loại kiềm, kiềm thổ,
giá trị độ bão hòa bazơ của đất ở mức trung bình đến thấp. Chưa có biểu hiện thoái
hóa đất ở các loại hình sử dụng này. Kim loại nặng đều chưa vượt ngưỡng tối đa
cho phép đối với đất sản xuất nông nghiệp theo Tiêu chuẩn Việt Nam.
Từ kết quả đánh giá và nhận định trên, trong quá trình đề xuất sử dụng bền
vững đối với các loại hình sử dụng đất chúng tôi coi đây là yếu tố tham chiếu cho
việc quyết định lựa chọn việc bố trí hệ thống cây trồng trên các loại hình sử dụng đất.
Kết quả đánh giá hiện trạng môi trường đất không sử dụng để làm yếu tố đầu vào cho
việc chạy mô hình toán học (GAMS) khi xem xét đề xuất sử dụng đất đến năm 2020.
3.4. Đánh giá thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất
3.4.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Trên cơ sở bản đồ đất đã được xây dựng chi tiết, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
tỷ lệ 1/25.000 của huyện, các tài liệu về tài nguyên khí hậu nông nghiệp, địa hình,
địa mạo, thủy văn và độ phì nhiêu đất,... kết quả điều tra tình hình sử dụng đất của
các hộ nông dân, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
gồm: loại đất, địa hình tương đối, chế độ tiêu, thành phần cơ giới, độ sâu tầng glây,
độ phì nhiêu đất.
114
Bảng 3.29. Chỉ tiêu và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Chỉ tiêu/
Mã số
Phân cấp
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
I. Loại đất (So)
1 Đất phù sa glây chua 698,57 8,22
2 Đất phù sa có tầng biến đổi glây nông 1.406,90 16,56
3 Đất phù sa có tầng biến đổi glây sâu 767,51 9,03
4 Đất phù sa có tầng biến đổi, chua 1.290,25 15,18
5 Đất phù sa chua có tầng loang lổ nông 473,03 5,57
6 Đất phù sa chua có tầng loang lổ sâu 1.176,37 13,84
7 Đất phù sa ít chua cơ giới trung bình 858,82 10,11
8 Đất phù sa có tầng phèn tiềm tàng mặn nhiều 247,48 2,91
9 Đất phù sa có tầng phèn tiềm tàng nhiễm mặn 541,53 6,37
10 Đất phù sa nhiễm mặn ít, glây 138,62 1,63
11 Đất phù sa nhiễm mặn ít, cơ giới trung bình 537,03 6,32
12 Đất glây, chua có đặc tính phù sa 361,68 4,26
II.Thành phần cơ giới (Te)
1 Sét - -
2 Sét pha limon - -
3 Thịt pha sét và limon 1.541,17 18,14
4 Thịt pha sét 3.997,74 47,04
5 Limon - -
6 Thịt pha limon 1.423,63 16,75
7 Sét pha cát 137,78 1,62
8 Thịt 541,44 6,37
9 Thịt pha sét và cát 726,48 8,55
10 Thịt pha cát 129,55 1,53
11 Cát mịn pha thịt - -
12 Cát pha thịt - -
13 Cát thô pha thịt - -
14 Cát mịn - -
15 Cát - -
III. Địa hình tương đối (To)
1 Cao - -
2 Vàn cao 860,10 10,12
3 Vàn 2.840,66 33,43
4 Vàn thấp 3.916,77 46,09
5 Thấp trũng 880,26 10,36
115
Chỉ tiêu/
Mã số
Phân cấp
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
IV. Độ sâu xuất hiện gley (Gl)
1 Glây nông (0 - 30 cm) 1.986,48 23,38
2 Glây trung bình (30 - 70 cm) 726,07 8,54
3 Glây sâu (> 70 cm ) 1.581,18 18,61
4 Không glây 4.204,06 49,47
VI. Độ phì đất (P)
1 Đất có độ phì cao 1.772,88 20,86
2 Đất có độ phì trung bình 4.975,66 58,55
3 Đất có độ phì thấp 1.749,25 20,59
VII. Chế độ tiêu thoát nước (Dr)
1 Tiêu thoát tốt 3.000,88 35,31
2 Tiêu trung bình 4.572,93 53,81
3 Tiêu chậm 923,98 10,88
Tổng diện tích điều tra 8.497,79 100
Dựa vào các bản đồ đơn tính về loại đất, địa hình tương đối, chế độ tiêu, thành
phần cơ giới, độ sâu tầng glây, độ phì nhiêu đất, sử dụng công nghệ GIS chồng xếp các
bản đồ đơn tính đã xây dựng được bản đồ đất đai của toàn huyện. Kết quả tổng hợp,
toàn huyện xác định có 46 đơn vị đất đai (tương ứng với 397 khoanh đất) thể hiện trên
bản đồ 1/25.000 của huyện Tứ Kỳ (phụ lục 11 và 12), đặc điểm chính của các ĐVĐĐ
và phân bố của chúng trong huyện được thể hiện như sau:
Bảng 3.30. Phân bố đơn vị đất đai theo loại đất
Mã Loại đất
Diện tích
(ha)
Đơn vị
đất đai
1 Đất phù sa glây chua 698,57 1,2,3,4,5,6
2 Đất phù sa có tầng biến đổi glây nông 1.406,90 7,8,9
3 Đất phù sa có tầng biến đổi glây sâu 767,51 10
4 Đất phù sa có tầng biến đổi, chua 1.290,25 11,12,13,14,15,16
5 Đất phù sa chua có tầng loang lổ nông 473,03 17,18,19,20,21
6 Đất phù sa chua có tầng loang lổ sâu 1.176,37 22,23,24,25,26,27,28,29
7 Đất phù sa ít chua cơ giới trung bình 858,82 30,31,32,33,34,35,36
8 Đất phù sa có tầng phèn tiềm tàng mặn nhiều 247,48 37,38,39
9 Đất phù sa có tầng phèn tiềm tàng nhiễm mặn 541,53 40,41,42,43
10 Đất phù sa nhiễm mặn ít, glây 138,62 44
11 Đất phù sa nhiễm mặn ít cơ giới trung bình 537,03 45
12 Đất glây chua có đặc tính phù sa 361,68 46
116
Loại đất là đặc tính cơ bản kết hợp với sự khác biệt về mức độ của các yếu
tố: địa hình, thành phần cơ giới, độ phì, tưới, tiêu quyết định đến chất lượng đất
trong sử dụng hay sự hình thành những đơn vị đất đai riêng biệt. Các đơn vị đất đai
được hình thành trên các loại đất được xác định:
Loại đất phù sa glây chua, có 6 ĐVĐĐ, được ký hiệu từ 1 đến 6, với diện
tích 698,57 ha, tập trung ở các xã Ngọc Sơn, Tứ Xuyên, Quang Phục, Tân Kỳ,
Phượng Kỳ, Cộng Lạc..., đây là những ĐVĐĐ phân bố ở những nơi bằng phẳng, có
địa hình vàn thấp hoặc thấp, có độ phì tương đối, thành phần cơ giới thường là thịt
nặng, độ sâu xuất hiện tầng glây trung bình, khả năng tiêu thoát nước trung bình,
hiện tại, trên các loại đất này chủ yếu là gieo trồng 2 vụ lúa, một số ít diện tích nơi
thấp trũng chỉ trồng được 1 vụ lúa.
Loại đất phù sa có tầng biến đổi glây nông, bao gồm 3 ĐVĐĐ có ký hiệu từ 7
đến 9, các ĐVĐĐ này có địa hình tương đối bằng phẳng, thường phân bố trên các
chân ruộng vàn hoặc vàn thấp, nơi tiếp giáp giữa địa hình thấp với địa hình cao như
các xã Tiên Động, Quang Trung, đây là loại đất chiếm diện tích lớn nhất, có khoảng
1.406,90 ha, phân bố tại hầu hết các xã và thị trấn, những ĐVĐĐ này thường có độ
phì nhiêu trung bình đến thấp, thành phần cơ giới trung bình, chế độ tiêu trung bình
đến tốt, tầng glây xuất hiện tuỳ thuộc vào tiểu vùng, hiện nay, chủ yếu trồng 2 vụ lúa
có một số vùng trồng thêm vụ rau màu, tuy nhiên trên những ĐVĐĐ này, nhờ những
ưu điểm về mặt địa hình, thành phần cơ giới, độ chua, hàm lượng mùn và chất dễ tiêu
nên có thể sử dụng cho nhiều loại cây trồng khác nhau, tương đối thích hợp cho việc
phát triển cây rau màu, nếu đầu tư thâm canh tốt sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.
Loại đất phù sa có tầng biến đổi glây sâu, có 1 ĐVĐĐ, được thể hiện bằng
đơn vị bản đồ số 10, với diện tích 767,51 ha, tập trung ở các xã Kỳ Sơn, Tứ Xuyên,
Quang Phục, Tây Kỳ, An Thanh..., đây là ĐVĐĐ phân bố ở những nơi bằng phẳng,
có địa hình vàn thấp hoặc thấp, có độ phì tương đối, thành phần cơ giới thường là
thịt trung bình tới nặng, độ sâu xuất hiện tầng glây trung bình, khả năng tiêu thoát
nước trung bình, trên loại đất này chủ yếu là gieo trồng 2 vụ lúa.
117
Loại đất phù sa có tầng biến đổi, chua, có 6 đơn vị đất đai ký hiệu số 11 đến
16, đây là tổ hợp chiếm diện tích lớn thứ 2, chiếm 1.290,25 ha, phân bố chủ yếu ở
các xã Tây Kỳ, Dân Chủ, Minh Đức, Kỳ Sơn, Tứ Xuyên, các ĐVĐĐ thuộc loại đất
này có các đặc điểm địa hình vàn thấp đến vàn, khả năng tiêu thoát nước trung bình
đến tốt; độ phì của đất ở mức trung bình đến cao, TPCG ở mức trung bình, cơ cấu
cây trồng chủ đạo trên các ĐVĐĐ này vẫn chủ yếu là 2 vụ lúa 1 vụ rau màu; ngoài
ra cơ cấu 1 lúa - 1 màu, chuyên màu cũng đang được người dân áp dụng.
Loại đất phù sa chua có tầng loang lổ nông bao gồm 5 đơn vị đất đai có ký
hiệu từ 17 đến 21, với diện tích 473,03 ha, phân bố chủ yếu tại xã Quang Phục, Tân
Kỳ, Hưng Đạo, Văn Tố, nhìn chung, các ĐVĐĐ này có bản chất phù sa với độ phì
nhiêu từ trung bình đến khá, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, khả năng tiêu
thoát nước tương đối tốt, trên các vùng đất này, hiện tại có các kiểu sử dụng khá
phong phú và đa dạng.
Loại đất phù sa chua có tầng loang lổ sâu bao gồm 8 đơn vị đất đai có ký
hiệu từ 22 đến 29, đây là tổ hợp chiếm diện tích khá lớn, khoảng 1.176,37 ha, phân
bố chủ yếu ở các xã Đại Đồng, An Thanh, Văn Tố, Tiên Động, Minh Đức, nhìn
chung, các ĐVĐĐ này có bản chất phù sa với độ phì nhiêu từ trung bình đến khá,
thành phần cơ giới trung bình đến nặng, khả năng tiêu thoát nước tương đối tốt, các
kiểu sử dụng đất cũng rất phong phú và đa dạng.
Loại đất phù sa ít chua cơ giới trung bình, bao gồm 7 đơn vị đất đai ký hiệu
từ 30 đến 36, với diện tích 858,82 ha, tập trung ở các xã Văn Tố, Bình Lãng, các
ĐVĐĐ này thường có độ phì cao, khá màu mỡ, thành phần cơ giới trung bình, nằm
trên địa hình khá cao, có khả năng tiêu tốt, hiện nay, thường được sử dụng trồng rau
màu hoặc cây công nghiệp ngắn ngày.
Loại đất phù sa có tầng phèn tiềm tàng mặn nhiều, có 3 ĐVĐĐ ký hiệu từ số
37 đến số 39, các ĐVĐĐ này có diện tích là 247,48 ha, phân bố trên các xã Quang
Trung, Tiến Động, Hà Kỳ, Hà Thanh thuộc dạng địa hình tương đối, vàn trũng đến
vàn cao, chế độ tiêu thoát tốt, hầu hết không xuất hiện glây, chỉ có một số ít diện
118
tích có xuất hiện glây sâu, các ĐVĐĐ này có độ phì ở mức trung bình và có thành
phần cơ giới thịt trung bình (thịt pha sét chiếm phần lớn diện tích), cơ cấu cây trồng
chủ đạo trên các ĐVĐĐ này vẫn chủ yếu là 2 vụ lúa 1 rau màu.
Loại đất phù sa có tầng phèn tiềm tàng nhiễm mặn, có 4 ĐVĐĐ, được ký
hiệu từ số 40 đến số 43, với diện tích 541,53 ha, tập trung ở các xã Quang Trung,
Hà Kỳ, Hà Thanh..., đây là những ĐVĐĐ phân bố ở những nơi bằng phẳng, có địa
hình vàn thấp hoặc thấp, có độ phì tương đối, thành phần cơ giới thường là thịt
trung bình tới nặng, độ sâu xuất hiện tầng glây trung bình, khả năng tiêu thoát nước
trung bình, hiện tại, trên các loại đất này chủ yếu là gieo trồng 2 vụ lúa.
Loại đất phù sa nhiễm mặn ít, glây có 1 đơn vị đất đai ký hiệu số 44, chiếm
138,62 ha, phân bố ở các xã Nguyên Giáp, Hà Kỳ, Hà Thanh, các ĐVĐĐ thuộc tổ
hợp đất này có các đặc điểm địa hình vàn thấp hoặc thấp, do đó khả năng tiêu thoát
nước trung bình, độ phì của đất ở mức trung bình đến cao, TPCG ở mức trung bình,
cơ cấu cây trồng chủ đạo trên các ĐVĐĐ này vẫn chủ yếu là 2 vụ lúa 1 vụ rau màu.
Loại đất phù sa nhiễm mặn ít cơ giới trung bình, có 1 đơn vị đất đai ký hiệu
số 45 chiếm 537,03 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Nguyên Giáp, Hà Thanh, các
ĐVĐĐ thuộc tổ hợp đất này có các đặc điểm địa hình vàn thấp đến vàn, khả năng
tiêu thoát nước trung bình đến tốt, độ phì của đất ở mức trung bình đến cao, TPCG
ở mức trung bình, cơ cấu cây trồng chủ đạo trên các ĐVĐĐ này vẫn chủ yếu là 2 vụ
lúa 1 vụ rau màu.
Loại đất glây chua có đặc tính phù sa, có 1 đơn vị đất đai ký hiệu số 46
chiếm 361,68 ha, xuất hiện chủ yếu ở các xã Quang Phục, Thị trấn Tứ Kỳ, xã Đông
Kỳ, xã Quang Khải, xã Minh Đức, các ĐVĐĐ thuộc tổ hợp đất này thường phân bố
ở những nơi có địa hình thấp, bị đọng nước thường xuyên, có mực nước ngầm nông
tạo ra trạng thái yếm khí trong đất; thành phần cơ giới nặng, độ phì nhiêu trung bình
khá, yếu tố hạn chế chính việc sử dụng các ĐVĐĐ thuộc nhóm đất glây là vấn đề
úng nước trong mùa mưa nên đất luôn ở trạng thái khử mạnh, rất chua; trên vùng
đất này hiện tại chỉ gieo trồng được một hoặc hai vụ lúa.
119
Hình 3.8. Sơ đồ đơn vị đất đai huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
120
3.4.2. Đánh giá thích hợp đất đai
3.4.2.1. Lựa chọn cây trồng, loại hình sử dụng đất và yếu tố đất đai dùng cho đánh
giá thích hợp đất đai
Căn cứ vào hiệu quả kinh tế của các cây trồng và loại hình sử dụng đất chủ
yếu, lựa chọn 17 loại cây trồng và 3 loại hình sử dụng đất chủ yếu dùng cho đánh
giá đất đai, bao gồm:
- Nhóm cây lương thực: Lúa (Lnc), ngô (Ng);
- Nhóm cây rau màu: Cải bắp (Cb), súp lơ (Sl), su hào (Sh), bí xanh (Bx), cà
rốt (Cr), dưa chuột (Dc), cà chua (Cu), khoai tây (Kt), hành tỏi (Ht), dưa hấu (Dh),
dưa lê (Dl) và khoai lang (Kl);
- Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày: Đậu tương (Đu), lạc (Lc) và ớt (Dđ);
- Các loại hình sử dụng đất chủ yếu: Chuyên lúa (LUT1), lúa - màu (LUT2) và
chuyên rau màu (LUT3).
Một số yếu tố tự nhiên như bức xạ mặt trời, gió... tuy có ảnh hưởng tới sản
xuất nhưng do tính khá đồng nhất của nó trong vùng nghiên cứu nên chỉ đề cập tới
như là các điều kiện tự nhiên khác của vùng. Kết quả phân tích các chỉ tiêu lý, hóa
học của đất... khá đồng nhất ở mỗi loại đất, do đó trong phạm vi của luận án không
được đánh giá riêng rẽ mà được trình bày thông qua đặc tính chung của từng loại đất.
3.4.2.2. Đánh giá khả năng thích hợp của các đơn vị đất đai
a) Xác định mức độ thích hợp và các yếu tố hạn chế
- Các mức độ thích hợp, gồm 4 cấp: S1 - Thích hợp cao; S2 - Thích hợp trung
bình; S3 - Ít thích hợp; N - Không thích hợp.
- Các yếu tố hạn chế, gồm 06 yếu tố: So - Hạn chế bởi loại thổ nhưỡng; To:
Hạn chế bởi địa hình tương đối; Dr - Hạn chế bởi chế độ tiêu; Gl - Hạn chế bởi độ sâu
xuất hiện glây; Te - Hạn chế bởi thành phần cơ giới; P - Hạn chế bởi độ phì nhiêu (xem
phụ lục 12).
b) Xác định khả năng thích hợp của các loại cây trồng chủ yếu
- Khả năng thích hợp đất đai của cây lúa nước: Cây lúa thích hợp cao (S1) với
các ĐVĐĐ có mã từ 1 - 43;45 thuộc loại hình thổ nhưỡng chủ yếu là đất phù sa, với
121
thành phần cơ giới từ nhẹ tới nặng, độ phì nhiêu tự nhiên khá, chế độ tưới chủ động,
địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích ở mức thích hợp này là 7.997,49 ha, chiếm
94,11%. ĐVĐĐ có mã số 44 được xếp ở mức thích hợp trung bình (S2), ĐVĐĐ này
thuộc loại hình thổ nhưỡng là đất phù sa nhiễm mặn ít, glây, điển hình có các yếu tố
hạn chế chính gồm: độ no bazơ thấp, một số vùng có địa hình thấp trũng nên xuất
hiện glây, đất khá chua (pH thấp), thành phần cơ giới trung bình, diện tích ở mức
thích hợp (S2) là 138,62 ha, chiếm 1,63%. Ở mức kém thích hợp (S3), toàn huyện có
361,68 ha, chiếm 4,26% với 1 ĐVĐĐ có mã số 46, đây là ĐVĐĐ thuộc loại đất
glây, chua, có đặc tính phù sa, đọng nước, nhiều hạn chế với cây lúa như: địa hình
thấp trũng nên xuất hiện glây nông, tiêu nước chậm, tổng cation kiềm trao đổi thấp,
độ no bazơ thấp, một số vùng đất khá chua... làm hạn chế sự thích hợp, do đó chỉ
được xếp ở mức S3. Mức không thích hợp (N) với cây lúa nước tại huyện không có
diện tích nào (phụ lục 13, 17 và 18).
- Khả năng thích hợp đất đai của cây ngô: Diện tích thích hợp S1 có 6.372,26
ha, chiếm 74,99%, bao gồm các ĐVĐĐ số 1-9;11-25;27-40;44. Diện tích thích hợp
ở mức S2 có 983,42 ha, chiếm 11,57%, gồm các ĐVĐĐ số 10;26;42;43, hạn chế ở
mức S2 chủ yếu là do loại đất, BS thấp và pHH2O thấp so với yêu cầu của cây ngô,
địa hình trũng, có glây. Các ĐVĐĐ số 45,46 kém thích hợp với cây ngô do hạn chế
tổng hợp của các yếu tố như loại đất, địa hình tương đối, BS thấp, pHH2O thấp, diện
tích thích hợp ở mức S3 là 898,71 ha, chiếm 10,58%. Toàn huyện chỉ có 1 ĐVĐĐ
mang số 41 không thích hợp với cây ngô do có nhiều hạn chế như địa hình thấp,
tiêu thoát nước chậm và có tầng glây nông, ngoài ra các ĐVĐĐ này cũng có BS và
pHH2O thấp, là nguyên nhân hạn chế dẫn đến không thích hợp, diện tích ở mức
không thích hợp là 243,40 ha, chiếm 2,86 % (phụ lục 13, 19 và 20).
- Khả năng thích hợp đất đai của cây cải bắp: Cây bắp cải thích hợp nhất với
các ĐVĐĐ số 3-8;11-15;17-19;21;25;27;28;36-38;40;44, các ĐVĐĐ này có địa
hình cao nên khả năng tiêu thoát nước khá tốt, thành phần cơ giới trung bình hoặc
nhẹ, pHH2O trong khoảng từ 5,5 - 6,3, đất có độ phì trung bình đến cao, diện tích ở
mức thích hợp này là 3.575,33 ha, chiếm 42,07%. Mức thích hợp trung bình với cây
122
cải bắp chiếm diện tích ít nhất, 589,89 ha, chiếm 6,94%, trên các ĐVĐĐ như:
1;22;23;31;33;34. Ở mức kém thích hợp với cây cải bắp có 1.089,07 ha, chiếm
12,82%, thể hiện trên các ĐVĐĐ có mã số 2;16;24;30;35;39, nguyên nhân chủ yếu là
do có hạn chế về thổ nhưỡng, chỉ số pHH2O thấp, ngoài ra còn có kết hợp các hạn chế
về loại đất, địa hình, tiêu nước và khả năng trao đổi cation kém. Các ĐVĐĐ số
9;10;20;26;29;32;36;41;42;45;46 do có các hạn chế tổng hợp của loại đất, có pHH2O
thấp, có địa hình thấp trũng, tiêu thoát nước kém và có glây nên không tốt cho cải bắp
sinh trưởng phát triển, diện tích ở mức không thích hợp là 3.243,50 ha, chiếm 38,17%
(phụ lục 13, 21 và 22).
- Khả năng thích hợp đất đai của cây súp lơ: Cây súp lơ có khả năng thích hợp
cao với ĐVĐĐ mang mã số 1;3-8;11-15;17-19;21-23;25;27;31-34;36;38;40;44, đây
là các ĐVĐĐ đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của cây súp lơ như địa hình cao, thoát
nước tốt, loại đất phù hợp và hầu hết có độ phì nhiêu tự nhiên cao, diện tích của mức
thích hợp này là 3.776,65 ha, chiếm 44,44%. Diện tích thích hợp mức S2 trong toàn
vùng nghiên cứu có 2.972,55 ha, chiếm 34,98%, gồm các ĐVĐĐ có mã
2;9;10;16;20;28;30;35;39 có các hạn chế về dạng địa hình vàn đến vàn thấp, chế độ
tưới tiêu và giá trị pHH2O thấp. Thích hợp ở mức S3 với súp lơ có 74,13 ha, chiếm
0,87%, với duy nhất ĐVĐĐ mã số 37, nguyên nhân do hạn chế về địa hình trũng,
pHH2O thấp và tiêu nước chậm. Các ĐVĐĐ số 24,26,29,42,43,41,45,46 do có nhiều
yếu tố hạn chế như pHH2O thấp, tiêu nước chậm, địa hình thấp trũng, có tầng glây nên
không thỏa mãn các yêu cầu của cây súp lơ, diện tích không thích hợp là 1.674,46 ha,
chiếm 19,70% (phụ lục 13, 23 và 24).
- Khả năng thích hợp đất đai của cây su hào: Cây su hào thích hợp nhất với
các ĐVĐĐ số 3-8;11-15;17-19;21;25;27;28;36;38;40;44, các ĐVĐĐ này có khả
năng tiêu thoát nước khá tốt, có thành phần cơ giới trung bình hoặc nhẹ, pHH2O
trong khoảng từ 5,5 - 6,3, đất có độ phì trung bình đến cao, diện tích ở mức thích
hợp này là 3.501,20 ha chiếm 41,20%. Mức thích hợp trung bình với cây su hào
chiếm diện tích ít nhất 773,60 ha, chiếm 9,10%, phân bố trên các ĐVĐĐ
1;22;23;31-34;37, các ĐVĐĐ có hạn chế là do có yếu tố pHH2O không phù hợp với
123
cây su hào. Với tổng diện tích 2.620,40 ha, chiếm 30,84%, các ĐVĐĐ có mã số
2;9;10;16;20;24;30;35;39 kém thích hợp với cây su hào, nguyên nhân chủ yếu là do
có hạn chế về thổ nhưỡng, chỉ số pHH2O thấp, ngoài ra còn có kết hợp các hạn chế
về loại đất, địa hình, tiêu nước và khả năng trao đổi cation kém. Các ĐVĐĐ số
26;29;36;41;42;45;46 do có các hạn chế tổng hợp của các yếu tố loại đất, pHH2O
thấp, có địa hình thấp trũng, tiêu thoát nước kém và có glây nên không tốt cho su
hào sinh trưởng phát triển, diện tích ở mức không thích hợp là 1.602,59 (phụ lục 13,
25 và 26).
- Khả năng thích hợp đất đai của cây bí xanh: Cây bí xanh thích hợp nhất với
các ĐVĐĐ số 1-8;11-19;21;25;27;28;33;36;44 với diện tích là 4.473,88 ha, chiếm
52,65%, đặc điểm của các ĐVĐĐ là có địa hình vàn đến vàn cao, pHH2O trong
khoảng 5,5 - 6,5, độ phì nhiêu tự nhiên trung bình đến cao, chế độ tiêu tốt. Diện tích ở
mức thích hợp S2 là 1.442,51 ha, chiếm 16,98%, gồm các ĐVĐĐ có mã 10;22-
24;30;37, đây là những ĐVĐĐ khá tốt cho bí xanh phát triển nhưng do hạn chế về
loại đất, pH thấp nên chỉ được xếp ở mức S2. Mức kém thích hợp với bí xanh có diện
tích ít nhất 1.133,67 ha, chiếm 13,34%, ĐVĐĐ mã số 31;42;43;45;46 thuộc mức
thích hợp S3, với các hạn chế loại đất, pH không phù hợp và ngoài ra còn một số hạn
chế khác như địa hình, chế độ tiêu hoặc khả năng trao đổi cation. Các ĐVĐĐ có mã
số 9;20;29;32;41 có diện tích là 1.447,73 ha, chiếm 17,04% không thích hợp với cây
bí xanh, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của nhiều yếu tố như chỉ số pHH2O thấp,
phân bố trên địa hình thấp trũng, tiêu thoát kém, xuất hiện tầng glây, hay loại hình thổ
nhưỡng không phù hợp (phụ lục 13, 27 và 28).
- Khả năng thích hợp đất đai của cây cà rốt: Các ĐVĐĐ phân bố trên đất phù
sa cơ giới nhẹ và trung bìn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- la_qldd_dao_duc_man_4383_2005225.pdf