Luận án Nghiên cứu dịch tễ học và biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa trên chó tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM TẠ .i

TÓM LưỢC .iii

ABSTRACT.v

LỜI CAM ĐOAN .vii

MỤC LỤC .viii

DANH SÁCH HÌNH .xii

DANH SÁCH BẢNG.xiv

CHưƠNG 1 GIỚI THIỆU.1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài.1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu .2

1.3 Ý nghĩa khoa học .2

1.4 Ý nghĩa thực tiễn.2

1.5 Những đóng góp mới của luận án.2

CHưƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.3

2.1 Tình hình nghiên cứu về bệnh giun tròn ở chó trên thế giới và trong

nước .3

2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới .3

2.1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước .7

2.2 Phân loại các loài giun tròn ký sinh đường tiêu hóa chó.13

2.2.1 Vị trí của giun móc (Hookworm) trong hệ thống phân loại .13

2.2.2 Vị trí của giun đũa (Roundworm) trong hệ thống phân loại .14

2.2.3 Vị trí của giun tóc trong hệ thống phân loại.14

2.3 Đặc điểm sinh học của các loài giun tròn 15

2.3.1 Đặc điểm sinh học của giun móc 15

2.3.2 Đặc điểm sinh học của giun đũa .21

2.3.3 Đặc điểm sinh học của giun tóc.26

2.3.4 Đặc điểm sinh học của giun đầu gai (Gnathostoma spinigerum).28ix

2.3.5 Đặc điểm sinh học của giun xoăn thực quản (Spirocerca lupi).30

2.4 Đặc điểm dịch tễ giun tròn ký sinh đường tiêu hóa trên chó.32

2.4.1 Động vật cảm nhiễm.32

2.4.2 Tuổi cảm nhiễm .32

2.4.3 Thời tiết, khí hậu và mùa vụ .34

2.4.4 Yếu tố giống, loài và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng .34

2.5 Tác hại của giun tròn đối với sức khỏe con người .35

2.6 Một số chỉ tiêu sinh lý máu ở chó.39

2.6.1 Công thức máu.39

2.6.2 Chức năng của máu.39

2.7 Các phương pháp chẩn đoán giun tròn trên chó .41

2.7.1 Chẩn đoán tìm giun tròn ở chó khi con vật còn sống .41

2.7.2 Phương pháp chẩn đoán trên con vật chết .42

2.8 Các phương pháp xác định loài giun tròn ký sinh ở chó .43

2.8.1 Phương pháp xác định loài giun tròn bằng đặc điểm hình thái học .43

2.8.2 Phương pháp sinh học phân tử trong chẩn đoán giun tròn trên chó .43

2.9 Thuốc tẩy trừ giun tròn ký sinh trên chó .47

2.10 Tình hình nuôi chó tại các tỉnh ĐBSCL .51

 

pdf208 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 12/01/2023 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu dịch tễ học và biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa trên chó tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt độ (oC) Thời gian Chu kỳ Tiền biến tính 96 5’ 1 Biến tính Gắn mồi Kéo dài 96 30 ’’ 35 58 60 ’’ 72 90 ’’ Kết thúc 72 7’ 1 Bảng 3.7 Chu kỳ nhiệt cho phản ứng PCR cho các loài giun đũa Giai đoạn Nhiệt độ (oC) Thời gian Chu kỳ Tiền biến tính 96 5’ 1 Biến tính Gắn mồi Kéo dài 96 30 ’’ 35 59 30 ’’ 72 90 ’’ Kết thúc 72 7’ 1 Bảng 3.8 Thành phần mix cho một phản ứng PCR STT Thành Phần Nồng độ gốc Nồng độ trong 1 thể tích phản ứng Thể tích cần hút (l) 1 Nƣớc khử ion 5,15 2 PCR buffer 10 x 1 x 1,00 3 MgCl2 25 mM 2,55 mM 1,00 4 dNTP 10 mM 0,25 mM 0,25 5 Mồi xuôi 10 pm/ul 0,25 pm 0,25 6 Mồi ngƣợc 10 pm/ul 0,25 pm 0,25 7 Taq polymerase 5,0 u/μl 0,50 u 0,10 8 DNA 50 ng/μl 100 ng 2,00 Tổng thể tích 10l Phản ứng RFLP Sản phẩm phản ứng PCR đƣợc ủ với enzyme cắt giới hạn đặc trƣng, sản phẩm thu đƣợc sẽ đƣợc điện di trên agarose 1% có bổ sung Ethium bromide ở điện thế 80 Volts trong 30 phút. Sản phẩm điện di đƣợc ghi lại bằng máy chụp hình gel. 65 Bảng 3.9 Enzyme sử dụng trong nghiên cứu Tên loài Tên primer Enzy me sử dụng Nhiệt độ, thời gian ủ mồi Vị trí cắt Tài liệu tham khảo A. caninum AF/AR Tag 1 65 o C, 3 giờ 5’...TCG A.3' 3'...AGCT...5' Yuanjia Liu, 2013 A. ceylanicum BstN 1 37 o C, 16 giờ 5'...CCWGG..3' 3’ GGWC C... 5' Rebecca J. Traub, 2014 A. braziliense U.stenocephala BsuR 1 (Hae) 37 o C, 3 giờ 5'...G GCC...3’ 3'...CCGG...5' Yuanjia Liu, 2013 Bảng 3.10 Dự đoán kiểu cắt hạn chế (restriction patterns) của các enzyme cắt giới hạn Enzyme BsuN 1 (Hae) và Tag 1 ở vùng ITS1 Loài PCR (bp) Vị trí cắt Dự đoán chiều dài đoạn cắt (bp) BstN 1 BsuR 1 (Hae) Tag 1 A. caninum 404 3+ 60, 307 (12 U , 25 U A. ceylanicum 404 + 77, 327 A. braziliense 408 2+ 76, 122, 210 U. stenocephala 406 + 87,319 Bảng 3.11 Thành phần mix cho một phản ứng cắt enzyme STT Thành phần Nồng độ Thể tích 1 Buffer 10 x 1 μl 2 Enzyme 10 u/μl 0,5 μl 3 H2O 9 μl Tổng thể tích 10,5 μl 66 Phân tích sản phẩm PCR: Sau khi tra mẫu, sản phẩm PCR đƣợc điện di trên thạch agarose 1,2%, với hiệu điện thế 100V trong 40 phút. Đọc kết quả bằng máy đọc và chụp ảnh gel. Sản phẩm PCR đƣợc tinh sạch và giải trình tự tại Công ty Phù Sa. Giải trình tự + Đối với S. lupi với đoạn mồi xuôi _460 bp(5’-3’) + Đối với T. canis với đoạn mồi ITS1_527 bp(5’-3’) + Đối với giun A. caninum với đoạn mồi_AF_363bp (5’-3’) + Đối với giun A. ceylanicum với đoạn mồi_ AF_363bp (5’-3’) So sánh cây phả hệ với các chủng trên ngân hàng gene trên thế giới với các loài giám định loài trên thể hiện qua bảng Bảng 3.12 Tổng hợp các sequence của các loài giun tròn Loài TT Số hiệu Genbank bp Quốc gia Năm A. caninum 1 JX840458 404 China 2012 2 KC755019 404 china 2013 3 KC755018 404 china 2013 4 MG594019 404 china 2017 5 KC755024 404 china 2012 6 KJ840827 404 China 2014 7 KJ840829 404 China 2014 8 MG890213 404 China 2018 9 MG719977 404 China 2017 10 KX155779 358 India 2016 11 KX155800 359 India 2016 12 LC177194 399 Japan 2016 13 DQ438070 681 Brazil 2006 14 MT130917 605 Brazil 2020 67 Loài TT Số hiệu Genbank bp Quốc gia Năm 15 MT130924 659 Brazil 2020 16 LC177192 499 Japan 2016 A. ceylanicum 1 JX317642 404 China 2012 2 DQ381541 681 Australia 2006 3 MG890213 404 China 2018 4 MG890212 404 Chian 2018 5 LC177188 499 Japan 2016 6 DQ831519 481 Australia 2007 7 MG719975 404 China 2017 8 KC755021 404 China 2013 9 KC755015 404 China 2013 10 KU996384 368 India 2017 T. canis 1 JF837169 963 China 2012 2 MK309928 962 China 2020 3 MK309926 963 China 2020 4 MK210231 690 Brazil 2019 5 MT939441 694 Iran 2020 6 MF592391 690 Iran 2018 7 KF577855 657 Iran 2013 8 AB110026 516 Japan 2009 9 MF663783 536 Iraq 2017 10 HM450681 472 China 2010 S. lupi 1 MH634010 846 Israel 2018 2 MG957144 546 Israel 2018 68 Loài TT Số hiệu Genbank bp Quốc gia Năm 3 MF403001 660 Peru 2018 4 MH634005 846 Israel 2018 5 MH633997 846 Israel 2018 6 MT309693 517 Israel 2021 7 MT309695 517 Israel 2021 8 KJ605486 676 2014 9 MT522373 689 Iran 2020 10 MK577664 689 India 2019 11 EF195133 689 Italy 2016 3.4.4 Nghiên cứu vòng đời giun móc A. caninum 3.4.4.1 Phƣơng pháp theo dõi sự phát triển của loài giun móc từ trứng đến giai đoạn phát triển ấu trùng cảm nhiễm ở bên ngoài trong điều kiện thí nghiệm Phƣơng pháp theo dõi sự phát triển của trứng và ấu trùng giun móc. Cho khoảng 3 ml nƣớc vào ống nghiệm loại 20 ml. Kiểm tra mẫu phân trƣớc khi nuôi cấy bằng phƣơng pháp đếm trứng Mac-Master, chọn những mẫu phân có số lƣợng trứng từ 1.000 trứng trên 1 gram phân trở lên. Cắt giấy thấm có kích thƣớc 15-20 cm. Cân 1gram phân cho vào cối sứ nghiền với lƣợng nƣớc vừa đủ. Dùng tăm bông trải phân lên giấy thấm, cách 2 đầu khoảng 2-3 cm. Đặt giấy thấm vào trong ống nghiệm sao cho nƣớc chạm vào đầu dƣới của giấy nhƣng không chạm đến phân, xếp đầu trên lại. Để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, theo dõi cho đến khi hoàn thành các giai đoạn ấu trùng. Cách xác định thời gian và tỷ lệ phát triển từ trứng đến giai đoạn phát triển ấu trùng. - Giai đoạn từ trứng đến ấu trùng L1: kiểm tra 3 giờ một lần sau khi nuôi cấy, quan sát sự phân chia phôi bào, hình thành ấu trùng bên trong đến khi số 69 ấu trùng L1 đạt tỷ lệ ≥50% thì ghi nhận thời điểm, tỷ lệ phát triển và đặc điểm hình thái của ấu trùng L1. - Giai đoạn từ ấu trùng L1 đến ấu trùng L2: tiếp tục kiểm tra với khoảng cách thời gian nhƣ trên đến khi số lƣợng ấu trùng L2 đạt tỉ lệ ≥50% thì ghi nhận thời gian, tỷ lệ phát triển và đặc điểm hình thái của ấu trùng L2. - Giai đoạn từ ấu trùng L2 đến ấu trùng L3 (ấu trùng cảm nhiễm): tiếp tục kiểm tra với khoảng cách thời gian nhƣ trên đến khi số lƣợng ấu trùng L3 đạt tỷ lệ ≥50% thì ghi nhận thời gian, tỷ lệ phát triển và đặc điểm hình thái của ấu trùng L3. Khi kiểm tra, lắc đều ống nghiệm trƣớc, hút 1 giọt nƣớc ở đáy ống nghiệm, nhỏ lên phiến kính, đậy lá kính lại và quan sát dƣới kính hiển vi với vật kính X10. 3.4.4.2 Phƣơng pháp đo kích thƣớc của trứng và ấu trùng A. caninum Để đo kích thƣớc của trứng và các dạng ấu trùng của giun móc (A. caninum) bằng phƣơng pháp trắc vi kính thì trƣớc khi đo phải nhỏ nƣớc vào trứng và ấu trùng rồi đậy lá kính lên để trứng và ấu trùng bất động mà vẫn không làm thay đổi kích thƣớc và hình thái. 3.4.3.3 Xác định vòng đời của giun móc trong ký chủ (chó) qua gây nhiễm ấu trùng cảm nhiễm Đối tƣợng nghiên cứu Bố trí 20 con chó có độ tuổi từ 7 đến 12 tháng tuổi, đƣợc tẩy sạch giun sán và nhốt trong chuồng sạch sẽ, đƣợc kiểm tra phân là không có nhiễm giun tròn và các loài giun sán khác. Sau 2 tuần kể từ khi tẩy trừ chó đƣợc dùng làm thí nghiệm gây nhiễm. Tiến hành gây nhiễm ấu trùng giun móc A. caninum ở 2 nghiệm thức. Nghiệm thức 1 mức 500 ấu trùng A. caninum/1 con chó và nghiệm thức 2 với mức 1.000 ấu trùng A. caninum/1 con chó qua đƣờng tiêu hóa. Cách gây nhiễm qua đƣờng tiêu hóa: chó đƣợc gây cảm nhiễm bằng đƣờng miệng với 2 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức tiến hành 10 con chó với liều gây nhiễm cho mỗi nghiệm thức là 500; 1.000 ấu trùng L3 cho mỗi con chó bằng cách hút toàn bộ nƣớc và ấu trùng trong ống nghiệm nuôi trứng trộn với cơm rồi cho chó ăn và liếm sạch cơm còn lại trong chén để đảm bảo chó ăn hết lƣợng ấu trùng gây nhiễm. Theo dõi sự xuất hiện trứng giun móc trong phân chó gây nhiễm 70 Sau khi gây nhiễm 14 ngày tiến hành lấy mẫu phân chó hằng ngày kiểm tra tìm trứng giun móc cho đến khi phát hiện trứng A. caninum trong phân. 3.4.5 Nghiên cứu bệnh lý trên chó nhiễm A. caninum 3.4.5.1 Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng của chó nhiễm A. caninum Quan sát về thể trạng và và biểu hiện lâm sàng của 20 con chó trong gây nhiễm thực nghiệm bao gồm tính trạng cơ thể, lông, da, mắt, đặc điểm phân. 3.4.5.2 Nghiên cứu bệnh tích đại thể và vi thể của chó nhiễm A. caninum a) Khảo sát bệnh tích đại thể Mổ khám những con chó có triệu chứng điển hình để quan sát các biến đổi bệnh lý đại thể ở phổi, niêm mạc ruột non, nơi ấu trùng di hành và giun trƣởng thành ký sinh. Lấy ruột non, hạch lâm ba màng treo ruột của chó gây nhiễm bị bệnh do giun móc, bảo quản bệnh phẩm trong dung dịch formol 10%, để tiếp tục làm tiêu bản vi thể. Chỉ tiêu theo dõi: Khảo sát các bệnh tích và mức độ của bệnh tích trên đƣờng tiêu hóa của chó b) Khảo sát tiêu bản vi thể Các mẫu bệnh tích đặc trƣng đƣợc gửi đi cắt mẫu và làm tổ chức vi thể tại Trƣờng Đại Học Y dƣợc thành phố Cần Thơ Chỉ tiêu theo dõi: Sự biến đổi về đặc điểm hình thái, những tổn thƣơng ở mức độ vi thể trên đƣờng tiêu hóa bị nhiễm giun móc A. caninum nhƣ thay đổi về cấu trúc mô, tế bào, sự phản ứng của tế bào. 3.4.5.3 Khảo sát một số chỉ tiêu huyết học của chó bệnh do A. caninum Đối tƣợng lấy mẫu Tất cả chó đƣợc lấy mẫu đều là giống chó nội và lai, kiểm tra thân nhiệt bình thƣờng trƣớc và sau khi lấy máu, chó đã đƣợc tiêm phòng bệnh dại và ngừa 5 bệnh truyền nhiễm thông thƣờng, chó có độ tuổi trong khoảng 13-24 tháng tuổi. Thí nghiệm đƣợc chia thành 2 lô: Lô 1 (đối chứng) chọn 30 con chó khỏe mạnh, đƣợc kiểm tra cho kết quả là không nhiễm giun, sán và các bệnh truyền nhiễm khác. Lô 2: chọn 30 con chó nhiễm giun tròn có cƣờng độ trung bình và cao. Chó ở cả 2 lô thí nghiệm tƣơng đƣơng nhau về tuổi, giống và cách chăm sóc, nuôi dƣỡng. Cách lấy mẫu 71 Lấy máu vào buổi sáng, xa giờ cho ăn và lúc chó không vận động nhiều (để tránh tình trạng tăng hoặc giảm các chỉ tiêu sinh lý máu, ảnh hƣởng đến kết quả, đặc biệt là trƣờng hợp tăng bạch cầu sinh lý sau bữa ăn và do vận động nhiều). Lấy máu vào một khoảng thời gian nhất định để so sánh với các lần lấy trƣớc cho chính xác. Đánh số thứ tự mẫu dùng viết lông màu ghi trên thành lọ thủy tinh. Đồng thời quan sát hoạt động của chó, ghi số thứ tự mẫu vào phiếu điều tra và các chỉ tiết liên quan nhƣ: lứa tuổi, trọng lƣợng, giới tính, màu lông, hình dáng bên ngoài của chó, sau đó đo thân nhiệt. Vị trí lấy máu ở chó là tĩnh mạch chân trƣớc, sau khi cố định chó, dùng bông gòn tẩm cồn sát trùng nơi lấy máu, dùng bơm tiêm có kim để đâm vào tĩnh mạch rồi rút từ 0,5-1 ml máu, sau đó rút kim khỏi ống và bơm máu nhẹ nhàng vào lọ có chứa kháng đông đã sấy khô để hứng lấy máu, vừa hứng vừa lắc nhẹ tay để trộn đều chất kháng đông với máu. Bảo quản mẫu Mẫu đƣợc bảo quản trong lọ có kháng đông ở điều kiện nhiệt độ bình thƣờng tránh ánh sáng trực tiếp và đƣa về phòng thí nghiệm chạy huyết đồ, mẫu đƣợc đếm ngay trong ngày. 3.4.6 Nghiên cứu hiệu quả của thuốc tẩy trừ bệnh giun đũa và giun móc trên chó 3.4.6.1 Chuẩn bị thí nghiệm Chọn những chó nhiễm giun đũa và giun móc trong tự nhiên bằng phƣơng pháp xét nghiệm phân thuộc giống chó nội và lai, ở lứa tuổi >24 tháng tuổi có trọng lƣợng bình quân 13,17±1,91 kg. Thuốc thử nghiệm là thuốc A (levamisole) và thuốc B (pyrantel) ở các liều khác nhau. 3.4.6.2 Phƣơng pháp tiến hành Cân trọng lƣợng chó trƣớc khi tẩy trừ để xác định liều lƣợng tẩy trừ, xác định liều tẩy trừ dựa vào khuyến cáo của Jill (2008), Phạm Khắc Hiếu (2009). Kiểm tra phân trƣớc khi tẩy trừ bằng phƣơng pháp Willis và xác định cƣờng độ nhiễm giun đũa và giun móc bằng phƣơng pháp Mc Master (EPG: cách đếm số trứng trong một gram phân) trƣớc khi cấp thuốc (Nguyễn Thị Kim Lan và ctv. 2017). Chó thí nghiệm đƣợc chọn lựa kiểm tra lâm sàng khỏe mạnh, vận động tốt (không suy nhƣợc, bỏ ăn, ủ rủ), đƣợc bố trí chuồng riêng biệt, độc lập. Sau khi cấp thuốc, chó đƣợc theo dõi trong 24 giờ để xem tác dụng phụ của thuốc (nếu có). 72 Kiểm tra phân để tìm trứng giun tròn sau cấp thuốc 5, và 10 ngày. Hiệu quả tẩy trừ đƣợc xác định bằng cách kiểm tra tỷ lệ sạch trứng giun ở các giai đoạn dùng thuốc, so sánh cƣờng độ nhiễm trƣớc tẩy trừ và sau khi tẩy trừ. Cƣờng độ nhiễm giun tròn trƣớc khi tẩy trừ là trứng giun trung bình của chó nhiễm giun tròn thải ra trong mỗi lần thải phân trƣớc 7 ngày cấp thuốc. Cƣờng độ nhiễm giun đũa và giun móc sau tẩy trừ là số lƣợng trứng giun tròn trung bình trong 1 gram phân chó thải ra mỗi lần sau khi tẩy trừ vào ngày thứ 5 và ngày thứ 10. 3.4.6.3 Bố trí thí nghiệm hiệu quả tẩy trừ giun đũa và giun móc của thuốc A (levamisole); thuốc B (pyrantel) Nghiệm thức 1 (NT1): dùng thuốc A liều 160 mg/1kg thể trọng, cho uống. Nghiệm thức 2 (NT2): dùng thuốc A liều 180 mg/ 1kg thể trọng, cho uống. Nghiệm thức 3 (NT3): dùng thuốc B liều 120 mg/1kg thể trọng, cho uống Nghiệm thức 4 (NT4): dùng thuốc B liều 140 mg/ 1kg thể trọng, cho uống. Nghiệm thức đối chứng: không dùng thuốc tẩy giun đũa và giun móc 3.5 Các chỉ tiêu theo dõi 3.5.1 Phƣơng pháp kiểm tra phân Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ nhiễm, thành phần loài giun tròn chung trên chó, tỷ lệ nhiễm giun tròn theo giống, tuổi, phƣơng thức nuôi, mùa vụ và một số yếu tố nguy cơ ảnh hƣởng đến tỷ lệ nhiễm nhƣ: phƣơng thức vệ sinh, vệ sinh thú y, phƣơng thức cho ăn, kiểu lông, thể trạng chó. Công thức tính: Tỷ lệ nhiễm% = (Số mẫu nhiễm/Số mẫu khảo sát)*100 Tỷ suất chênh 3.5.2 Phƣơng pháp mổ khám Chỉ tiêu theo dõi: Kiểm tra bằng phƣơng pháp mổ khám nhằm xác định về tỷ lệ nhiễm, cƣờng độ nhiễm, thành phần loài, cũng nhƣ quan sát và ghi nhận tình trạng bệnh tích đại thể, vi thể. Công thức tính: Cƣờng độ nhiễm (con/cá thể) 73 Cách tính số loài/cá thể và cường độ nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) = (Số con nhiễm/Tổng số con kiểm tra) x 100 Cƣờng độ nhiễm (giun tròn/chó) = ± SE (số giun/cá thể) Trong đó: là giá trị trung bình, SE= standard error: là sai số chuẩn 3.5.3 Định danh hình thái học của giun Chỉ tiêu theo dõi: hình dạng, kích thƣớc của giun Công thức tính: Trung bình cộng ( ) và sai số chuẩn (SE). 3.5.4 Định danh bằng kỹ thuật sinh học phân tử và giải trình tự gene Chỉ tiêu theo dõi: Xác định loài giun tròn bằng phƣơng pháp xác định hình thái và kỹ thuật PCR-RFLP So sánh giải trình tự gene của giun tròn các địa phƣơng khảo sát với ngân hàng gene thế giới (sử dụng chƣơng trình Blast để truy cập ngân hàng gene nhằm tìm kiếm chuỗi nucleotide tƣơng đồng. Phân tích và xử lý số liệu Trình tự đoạn gene ITS1 của mẫu giun tròn đƣợc sử dụng truy cập Ngân hàng gene dùng chƣơng trình BLASTIN ((Nucleotide Basic Local Alignment Search Tool) trên NCBI để so sánh với trình tự trong Genebank; MEGA để so sánh sự khác biệt giữa các trình tự, và so sánh mức tƣơng đồng bằng phƣơng pháp Pairwise alignment/Calculate identity/Similarity for sequences (Bioedit). Sự sai khác về nucleotide dƣới hoặc bằng 5% là biến đổi nội loài (Interspecific differences) và trên 5% là biến đổi ngoại loài (Intraspecific differences) (Blair and Agatsuma, 1997) (Nguyễn Văn Đề, 2007). 3.5.5 Xác định các giai đoạn của vòng đời giun móc A. caninum Chỉ tiêu theo dõi: Thời gian phát hiện trứng sớm nhất trong phân chó sau khi gây nhiễm ấu trùng L3. Thời gian hoàn thành vòng đời. 3.5.6 Kiểm tra chỉ số huyết học của chó nhiễm A. caninum Các chỉ tiêu khảo sát Phân tích các chỉ tiêu sinh lý máu nhƣ: số lƣợng hồng cầu, huyết sắc tố Hemoglobin, hàm lƣợng bạch cầu. Dựa theo các chỉ tiêu sinh lý máu bình thƣờng có ở chó để so sánh sự giống và khác nhau về số lƣợng hồng cầu, huyết sắc tố Haemoglobin, tỉ khối và bạch cầu giữa chó bị nhiễm và không nhiễm giun tròn đƣợc thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý máu. Xác định 74 một số chỉ tiêu huyết học của chó bị bệnh do A. caninum bằng máy đo huyết học tự động CD - 3700. 3.5.7 Hiệu quả điều trị của thuốc tẩy trừ Chỉ tiêu theo dõi Hiệu quả điều trị của thuốc thử nghiệm sau 5 và 10 ngày điều trị. Tỷ lệ sạch bệnh, tỷ lệ giảm thải trứng giun và ghi nhận tác dụng phụ của thuốc trên chó thí nghiệm ở các liều điều trị. Công thức tính Hiệu quả thuốc bằng các cách tính sau: Hiệu quả tẩy sạch trứng giun đũa và giun móc/ giun đũa (%)= (Ntrƣớc tẩy- Nsau tẩy)/ Ntrƣớc tẩy x100. Trong đó: Ntrƣớc tẩy: số lƣợng trứng giun/1gram phân trƣớc khi tiến hành tẩy trừ; Nsau tẩy: số lƣợng trứng giun/1gram phân sau khi chấm dứt phác đồ điều trị (5 ngày, và 10 ngày ). 3.6 Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập đƣợc xử lý bằng phần mềm Excel (Microsoft Office) và phần mềm thống kê Minitab ver 16.0. Phân tích trình tự nucleotide với sự hỗ trợ của các phần mềm BioEdit 2000, Blast ( xây dựng phả hệ sử dụng phần mềm Mega 7. 75 CHƢƠNG 4 ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm dịch tễ của giun tròn trên chó tại các tỉnh, thành ĐBSCL 4.1.1 ết quả kiểm tra phân Qua thu thập các mẫu phân chó nuôi ở các hộ gia đình tại 6 tỉnh, thành ĐBSCL: An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ nhằm đánh giá tình hình nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa, kết quả đƣợc thể hiện qua Bảng 4.1 Bảng 4.1 Tỷ lệ nhiễm giun tròn trên chó tại các tỉnh, thành ĐBSCL Địa điểm (Tỉnh/TP) SMKT SMN TLN% An Giang 298 180 60,40 a Đồng Tháp 292 182 62,33a Bến Tre 268 166 61,94a Sóc Trăng 296 198 66,89ab Kiên Giang 278 202 72,66 b Cần Thơ 295 156 52,88ab Tổng cộng 1.727 1.084 62,77 Ghi chú: Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (với P<0,05); SMKT - Số mẫu kiểm tra; SMN - Số mẫu nhiễm; TLN - Tỷ lệ nhiễm Qua kiểm tra 1.727 mẫu phân chó tại 6 tỉnh, thành: An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ thuộc vùng ĐBSCL để tìm sự hiện diện của trứng giun tròn đƣờng tiêu hóa trên chó đƣợc thể hiện qua Bảng 4.1 cho thấy, chó có tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa chung là 62,77%. Trong đó, chó có tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa cao nhất ở tỉnh Kiên Giang 72,66%, các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng có tỷ lệ nhiễm giun trong lần lƣợt là 60,40%; 62,33%; 61,94%; 66,89% và thành phố Cần Thơ có tỷ lệ nhiễm giun tròn thấp nhất (52,88 %). Qua phân tích thống kê cho thấy tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của chó có sự sai khác giữa các tỉnh khảo sát (p<0,05). Tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của chó giữa tỉnh An Giang và Kiên Giang; Đồng Tháp và Kiên Giang; Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ; 76 Kiên Giang và Cần Thơ; Bến Tre và Kiên Giang; Bến Tre và Cần Thơ; Sóc Trăng và Cần Thơ thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của chó ở tỉnh An Giang là 60,40%, Đồng Tháp (62,33%), Bến Tre (61,94%), TP. Cần Thơ (52,88%). Khi phân tích thống kê cho thấy sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa các tỉnh là không có ý nghĩa thống (p>0,05). Tƣơng tự, khi phân tích thống kê tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của chó ở tỉnh Đồng Tháp với Bến Tre, Sóc Trăng cũng nhƣ Kiên Giang và Sóc Trăng không có sự khác biệt về mặt thống kê (p>0,05). Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ chó nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa khá cao tại các địa điểm khảo sát, do tập quán nuôi chó thả tự do hoặc bán chăn thả là rất phổ biến tại vùng nghiên cứu, chó nuôi thả rông sẽ đi phân ra môi trƣờng xung quanh, làm ô nhiễm môi trƣờng bởi trứng các loài giun tròn. Theo Jordan et al. (1993) các bệnh do giun đũa nguyên nhân quan trọng nhất là do sự ô nhiễm môi trƣờng có thể tồn tại và tiếp tục tồn tại bởi khả năng sinh sản cao và sự tồn tại lâu dài của trứng trong môi trƣờng. Ngoài ra, việc phòng trừ KST cho chó ở các địa phƣơng khảo sát vẫn chƣa đƣợc ngƣời nuôi quan tâm đúng mức. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm giun tròn trên chó ở các tỉnh khảo sát vẫn còn cao. Đồng thời, Trần Kim Đôn, (2001) cho rằng điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm của các tỉnh, thành ĐBSCL là điều kiện thuận lợi cho trứng của các loài giun tròn phát triển, nên tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa cao là phù hợp. Kết quả nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu của một số tác giả nhƣ: Senlik B. et al. (2006) đƣợc thực hiện trên chó nghiệp vụ có 107/352 mẫu nhiễm giun tròn, tỷ lệ nhiễm là 30,4% và kết quả nghiên cứu của Awoke E. et al. (2011) cho thấy chó ở Gondar, Ethiopia có tỷ lệ nhiễm giun tròn là 4,7%. Nguyễn Thị Kim Lan và ctv. (2015) khi xét nghiệm phân chó ở thành phố Việt Trì, Hà Nội có tỷ lệ nhiễm giun tròn là 47,09%. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này thấp hơn nghiên cứu của Dƣơng Đức Hiếu và ctv. (2014) cho biết tình hình nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa ở chó tại xã Sai Nga, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ với tỷ lệ 77,4%. Nhìn chung, tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó tại 6 tỉnh, thành ĐBSCL trong nghiên cứu này là khá cao. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của ký sinh trùng, vấn đề quản lý chăm sóc đàn chó không tốt là những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó cao. 77 Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn trên chó tại các tỉnh, thành ĐBSCL Địa điểm Tỷ lệ nhiễm (%) A.c A.b U.s T. c T. l T.v S. l An Giang 53,02 40,94 36,58 9,39 5,03 4,36 10,10 Đồng Tháp 50,34 39,04 37,67 8,90 5,48 4,79 9,59 Bến Tre 50,75 39,18 36,94 9,32 5,59 4,85 10,80 Sóc Trăng 51,01 40,54 36,49 9,12 5,74 5,07 10,80 Kiên Giang 56,48 43,88 37,41 10,43 6,47 5,04 10,10 Cần Thơ 46,78 35,25 34,58 7,12 4,74 4,07 8,81 Tổng cộng 51,36a 39,78b 36,59c 9,03d 5,50e 4,69e 9,96d Ghi chú: Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (với P<0,01);A.c: Ancylostoma caninum;A.b:Ancylostoma braziliense; U.s: Uncinaria stenocephala; T.c: Toxocara canis;T.l: Toxascaris leonina; T.v: Trichocephalus vulpis; S.l: Spirocerca lupi Bảng 4.2 cho thấy, đã tìm thấy 7 loài giun tròn ký sinh ở chó tại 6 tỉnh, thành ĐBSCL đó là A. caninum, A. braziliense, U. stenocephala, T. canis, T. leonina, T. vulpis, S. lupi. Các loài giun phát hiện đƣợc đều là những giun tròn phổ biến ký sinh ở đƣờng tiêu hóa của chó. Trong đó loài giun móc A. caninum nhiễm với tỷ lệ cao nhất 51,36%, kế đến loài A. braziliense 39,78%, U. stenocephala 36,59%, T. canis 9,03%, T. leonina 5,50%, T. vulpis 4,69%, S. lupi 9,96%. Kết quả này tƣơng đồng với nghiên cứu của nhiều tác giả trong nƣớc nhƣ: Ngô Huyền Thúy và ctv. (1994) chó ở Hải Phòng và Hà Nội nhiễm T. canis 27,80% ở Hải Phòng và 27,00% ở Hà Nội; T. leonina 17,8% ở Hải Phòng và 21,90% ở Hà Nội, tƣơng tự A. caninum 67,10% và 62,30%, U. stenocephala 66,10% và 64,90% và T. vulpis 3,40% và 12,40%. Lê Hữu Nghị và ctv. (2000) chó ở thành phố Huế nhiễm T. canis là 58,46%. Bùi Ngọc Thúy Linh (2003), chó ở thành phố Hồ Chí Minh nhiễm T. canis ở chó chiếm tỷ lệ 37,84%. Hoàng Minh Đức và Nguyễn Thị Kim Lan (2008), chó nuôi ở thành phố Hà Nội nhiễm 4 loài giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu hóa chó là A. caninum 68 - 71%. T. canis 20%, T. leonina 24 - 26% và T. vulpis 7%. Nguyễn Quốc Doanh (2009), từ năm 2005 - 2006, chó nuôi tại trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ tại suối Hai, Hòa Lạc và Trâu Quỳ chó nhiễm 6 loài giun tròn ký sinh là: T. canis. A. caninum, U. stenocephala, T. leonina, T. vulpis và S. lupi. Với tỷ lệ nhiễm T. canis 10,02%; T. leonina 18,88%; A. caninum 63,42%; U. 78 stenocephala 43,65%; T. vulpis 10,91%; S. lupi 5,60%. Nguyễn Hữu Hƣng và ctv. (2012) chó nuôi ở thành phố Cần Thơ nhiễm 6 loài giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu hoá của chó là A. caninum, A. braziliense, U. stenocephala, T. canis, S. lupi và T. vulpis. Nguyễn Thị Duyên (2014) chó ở thành phố Buôn Mê Thuột, nhiễm 4 loài giun tròn, tỷ lệ nhiễm loài T. canis là 34,9%; tỷ lệ nhiễm loài T. leonina là 10,4%, loài A. caninum là 62,9%; loài T. vulpis là 1,5%. Đỗ Thị Thu Thúy và ctv. (2015) chó tại thành phố Hà Nội có 37,5% nhiễm giun giun đũa. Bùi Khánh Linh và ctv. (2018) chó nuôi ở thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ thông qua phƣơng pháp phù nổi cho thấy chó nhiễm giun móc Ancylostoma spp. là 69,49% và 58,47%, kế tiếp là tỷ lệ nhiễm giun đũa Toxocara spp. 39,83% và 22,88%, tỷ lệ nhiễm giun tóc là 7,63% và 5,08%. Nguyễn Phi Bằng và ctv. (2016) chó ở Long Xuyên, Tỉnh An Giang nhiễm giun móc Ancylostoma spp. chiếm tỷ lệ 62,62%. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng nhƣ của nhiều tác giả trên thế giới nhƣ: Giraldo et al. (2005) chó ở Tây Ban Nha nhiễm A. caninum là 13,9%. Tại Brazil, De Castro et al. (2005) chó nhiễm T. canis là 1,2%. Agniezka Tylkowk et al. (2010) tỷ lệ nhiễm chung các loài giun, sán đƣờng tiêu hóa ở chó nuôi tại vùng Pomeria thuộc Ba Lan là 34,84%. Trong đó tỷ lệ nhiễm U. stenocephala là 11%, T. canis: 20,62%, T. leonina: 2,91%, Ancylostoma spp.: 4,61%, T. vupis: 0,27%. Luty (2001), xét nghiệm 445 mẫu phân chó ở vùng Poznan (Ba Lan) kết quả có 32% chó nhiễm Toxocara. Nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm giun, sán đƣờng tiêu hóa của chó tại Nigeria, Kutdang et al. (2010) chó nhiễm A. caninum có tỷ lệ nhiễm cao nhất: 51,0%, S. lupi là 5,8%, T. canis nhiễm là 38,2%. Awoke E. et al., (2011) chó ở Gondar, Ethiopia nhiễm 4 loài giun tròn là A. caninum, T. leonina, T. canis và Strongyloides stercoralis, trong đó lo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_dich_te_hoc_va_bien_phap_phong_tri_benh_g.pdf
  • doc25.5.2022 tieng anh trang thông tin luận án NCS Chúc.doc
  • doc25.5.2022 tieng viet trang thông tin luận án NCS Chúc.doc
  • pdf26.5.2022 quyen tom tat (tieng viet) NCS CHUC.pdf
  • pdf26.5.2022 Tom tat English NCS CHUC.pdf
  • pdfQĐCT_Nguyễn Thị Chúc.pdf