LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC.i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .xii
DANH MỤC CÁC BẢNG . xiii
MỞ ĐẦU .1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .1
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.3
3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN.3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .4
1.1. VẬT LIỆU CHITOSAN, CHITOSAN TAN TRONG NƯỚC.4
1.1.1. Sơ lược về chitosan .4
1.1.2. Chitosan tan trong nước .6
1.2. VẬT LIỆU POLYMER DẪN POLYTHIOPHENE/CHITOSAN.11
1.2.1. Polythiophene.11
1.2.2. Polythiophene/chitosan .15
1.3. SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CHẤT NỀN ĐỊNH HƯỚNG
CẤU TRÚC DỰA TRÊN POLYMER SINH HỌC.18
1.4. SƠ LƯỢC VỀ VẬT LIỆU ANOT PIN LITI-ION DỰA TRÊN SPINEL
COBALT FERRITE .21
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.27
2.1. THỰC NGHIỆM .27
2.1.1. Hóa chất .27
2.1.2. Điều chế chitosan tan trong nước và một số vật liệu từ chitosan tan trong
nước.28
149 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu điều chế một số vật liệu mới từ Chitosan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nên có thể xem đây như là quá trình tạo CTS
có DDA thấp hơn. Do đó, sự có mặt của các nhóm chức và các liên kết đặc trưng
trong hai mẫu CTS và WSC rắn trong phổ IR là tương tự nhau.
Tuy nhiên, peak dao động của các nhóm OH, NH2 trong phổ IR của WSC
và CTS có sự khác nhau. Trong phổ IR của CTS, peak này giãn rộng và có cường
độ mạnh chứng tỏ các nhóm OH và NH2 đã tham gia tạo liên kết hydro liên phân tử.
Nhưng trong phổ IR của WSC, peak này ít giãn rộng hơn và có cường độ thấp hơn
so với peak tương ứng trong phổ IR của CTS. Điều này chứng tỏ quá trình N-acetyl
hóa đã phá vỡ liên kết hydro giữa các nhóm OH và NH2 trong các chuỗi polymer
của CTS ban đầu. Sự phá vỡ các liên kết hydro này cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến sản phẩm N-acetylated chitosan hòa tan được trong nước và
WSC rắn có độ tinh thể thấp hơn so với CTS ban đầu [35], [65].
Như vậy, từ các kết quả phân tích phổ IR ở trên cho thấy, quá trình N-acetyl
hóa không chỉ tạo thành CTS có DDA thấp hơn so với CTS ban đầu, mà còn cắt đứt
các liên kết hydro giữa các chuỗi mạch polymer của CTS làm cho sản phẩm WSC
có khả năng hòa tan trong nước cao hơn. Kết quả này một lần nữa được khẳng định
qua các kết quả phổ XRD và ảnh SEM của các vật liệu thu được.
47
3.1.1.2. Giản đồ nhiễu xạ tia X
0 10 20 30 40 50 60
(130)
(110)
(020)
C
ö
ô
øn
g
ñ
o
ä (
c
p
s
)
Goùc nhieãu xaï 2(ñoä)
100 Chitin
CTS
WSC raén
Hình 3.4. Giản đồ XRD của chitin, CTS và WSC rắn
Pha tinh thể và cấu trúc của các mẫu chitin, CTS và WSC rắn được xác định
bằng phương pháp XRD. Giản đồ XRD ở Hình 3.4 cho thấy chitin ban đầu tồn tại ở
dạng α-chitin có độ tinh thể cao thể hiện ở các peak đặc trưng có cường độ lớn và
sắc nét. Đó là các peak tại các góc nhiễu xạ 2θ = 10°, 19° và 23° tương ứng với các
mặt phản xạ (020), (110) và (130) [38]. Giản đồ XRD của CTS đã biến mất các
peak ở góc nhiễu xạ 2θ = 10° và 23°. Peak tại 2θ = 19° có sự giảm mạnh về cường
độ và độ sắc nét. Kết quả này cho thấy CTS thu được ở dạng tinh thể nhưng có độ
tinh thể thấp hơn so với chitin ban đầu. Giản đồ XRD của WSC rắn không xuất hiện
peak tinh thể, chỉ có một đỉnh tù tại góc 2θ ~ 20° chứng tỏ WSC rắn có tính tinh thể
rất thấp, tồn tại ở dạng vô định hình. Như vậy, quá trình N-acetyl hóa đã làm giảm
độ tinh thể của sản phẩm so với CTS ban đầu và đồng thời đã có sự chuyển hóa về
cấu trúc từ trạng thái tinh thể ở CTS sang trạng thái vô định hình của WSC rắn.
48
3.1.1.3. Phân tích nhiệt trọng lượng
Giản đồ TGA của CTS và WSC rắn trong không khí được trình bày ở Hình
3.5. Các kết quả phân tích nhiệt của CTS và WSC rắn cho thấy không có sự khác
biệt nhiều về hình dạng của đường cong TGA. Điều này chứng tỏ các giai đoạn
phân hủy/cháy của CTS và WSC trong không khí là tương tự nhau. Giản đồ TGA
(Hình 3.5) cho thấy CTS và WSC có ba khoảng mất khối lượng. Giai đoạn thứ nhất,
từ khoảng 40 – 300 C đối với CTS và 40 – 178 C đối với WSC, là sự mất khối
lượng do nước hấp phụ lên vật liệu với hàm lượng nước mất đi tương ứng với CTS
và WSC lần lượt là 14,8 và 23,4%. Giai đoạn mất khối lượng thứ hai đối với CTS
và WSC lần lượt nằm trong khoảng 300 – 494 C và 178 – 374 C tương ứng với
quá trình cắt đứt các liên kết 1,4 – glicozit giữa các mắt xích trong chuỗi polymer
của CTS và WSC. Đồng thời các đơn vị mắt xích trong các chuỗi polymer này cũng
bị phân hủy/cháy một phần tạo thành các phân tử dễ bay hơi như H2O. Khoảng mất
khối lượng thứ ba, từ 494 – 768 C đối với CTS và từ 374 – 524 C đối với WSC,
tương ứng với sự phân hủy/cháy của phần còn lại trong phân tử CTS và WSC. Kết
quả phân tích nhiệt TGA cho thấy CTS bắt đầu phân hủy/cháy ở nhiệt độ 300 °C và
bị phân hủy/cháy hoàn toàn ở 768 C. Trong khi đó, WSC bắt đầu phân hủy/cháy ở
nhiệt độ 178 C và bị phân hủy/cháy hoàn toàn ở nhiệt độ 524 °C. Như vậy, CTS có
độ bền nhiệt cao hơn so với WSC. Điều này có thể giải thích là do WSC có độ tinh
thể thấp hơn so với CTS và giữa các chuỗi mạch polymer không có hoặc ít tồn tại
liên kết hydro liên phân tử như giữa các chuỗi mạch trong màng CTS ban đầu. Do
đó nhiệt độ phân hủy/cháy hoàn toàn trong không khí của WSC thấp hơn so với
CTS.
49
100 200 300 400 500 600 700 800 900
0
20
40
60
80
100
K
h
o
ái
l
ö
ô
ïn
g
(
%
)
Nhieät ñoä (
o
C)
CTS
WSC
Hình 3.5. Giản đồ TGA của CTS và WSC rắn trong không khí
3.1.1.4. Ảnh kính hiển vi điện tử quét
Ảnh SEM được sử dụng để đánh giá sự biến đổi hình thái của sợi nano
chitosan sau khi tiến hành N-acetyl hóa và hóa rắn.
Hình 3.6. Ảnh SEM (a,b,c) mặt cắt, (d,e) bề mặt của màng CTS và (f) mô hình biểu
diễn cấu trúc lớp xoắn trái kiểu Bouligand của màng CTS
50
Ảnh SEM mặt cắt và bề mặt (Hình 3.6) cho thấy màng CTS được tạo bởi các
lớp có bề dày khoảng 0,5 - 1,0 μm. Mỗi lớp được tạo thành bởi các sợi nano CTS có
đường kính khoảng 50 nm. Các sợi nano này sắp xếp theo trật tự xoắn ngược chiều
kim đồng hồ so với lớp bên dưới. Đây là trật tự xoắn trái đặc trưng cho cấu trúc
Bouligand thường gặp trong thiên nhiên như cấu trúc vỏ của các loài giáp xác [92].
Quá trình xoắn lớp tuần hoàn lặp lại này hình thành một “pitch” có chiều cao đúng
bằng bước sóng của ánh sáng tới. Quá trình phản xạ xảy ra trong vùng ánh sáng khả
kiến nên xuất hiện màu óng ánh như cầu vồng ở màng CTS điều chế được.
Tiến hành sấy đông khô chân không dung dịch WSC thu được sản phẩm WSC
rắn. Ảnh SEM (Hình 3.7) cho thấy WSC rắn tồn tại dạng tấm có bề mặt nhẵn mịn
và không quan sát thấy cấu trúc sợi trên bề mặt tấm. Các tấm này sắp xếp đan xen
nhau không theo một trật tự nào tạo thành cấu trúc xốp giống aerogel.
Hình 3.7. Ảnh SEM của tấm WSC rắn ở các độ phân giải khác nhau
Như vậy, kết quả SEM ở Hình 3.6 và Hình 3.7 cho thấy quá trình N-acetyl hóa
và hóa rắn đã kèm theo sự chuyển hóa về hình thái của các vật liệu từ dạng sợi nano
trong màng CTS xoắn lớp ban đầu chuyển thành dạng tấm nano của WSC rắn trong
khung mạng aerogel.
51
3.1.1.5. Đường đẳng nhiệt hấp phụ và khử hấp phụ nitơ
0,0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0
0
2
4
6
Khöû haáp phuï
Haáp phuï
AÙp suaát töông ñoái (P/P
o
)
T
h
e
å t
í
c
h
k
h
í
h
a
áp
p
h
u
ï (
c
m
3
/
g
,
S
T
P
)
Hình 3.8. Đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ của WSC rắn
Tính chất xốp của vật liệu được đánh giá bằng phương pháp đẳng nhiệt hấp
phụ và khử hấp phụ nitơ. Hình 3.8 trình bày đường đẳng nhiệt hấp phụ và khử hấp
phụ nitơ của vật liệu WSC rắn. Kết quả cho thấy đường đẳng nhiệt thuộc loại II
theo phân loại của IUPAC, chứng tỏ vật liệu có cấu trúc mao quản lớn ở khoảng
trống giữa các tấm WSC. Cấu trúc mao quản lớn trong WSC rắn được tạo thành do
sự tự sắp xếp không trật tự của các tấm WSC rắn đã tạo thành các khoảng không
lớn giữa các tấm WSC.
Tóm lại từ các kết quả đặc trưng của WSC rắn ở trên cho thấy đã có sự chuyển
hóa về cấu trúc và hình thái của CTS trong quá trình điều chế WSC từ màng CTS
xoắn lớp. Đó chính là sự chuyển hóa từ dạng sợi tinh thể nano CTS trong màng
CTS xoắn lớp thành dạng tấm WSC vô định hình trong WSC rắn xốp. Đây là một
trong những phát hiện mới về sự chuyển hóa trong cấu trúc và hình thái của CTS
trong quá trình điều chế chitosan tan trong nước.
52
3.1.2. Điều chế hydrogel chitosan
Hydrogel CTS thu được trong suốt, không màu (Hình 3.9). Từ 50 mL dung
dịch WSC 3 % thu được 12,5 g hydrogel. Kết quả thu được hydrogel với hàm lượng
nước trong gel chiếm 88 %. Hydrogel của CTS và dẫn xuất của CTS đã được một
số nhà khoa học nghiên cứu điều chế, tuy nhiên các hydrogel này hầu như đều được
hình thành trong môi trường axit [42], [120]. Hydrogel CTS trong nghiên cứu này là
một trong những hydrogel CTS mới được tạo thành ở môi trường trung tính và hứa
hẹn sẽ là vật liệu sinh học ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong y học
như phân phối thuốc và công nghệ mô.
Hình 3.9. Hydrogel CTS thu được khi kết tủa dung dịch WSC bằng ethanol
3.1.3. Điều chế và đặc trưng aerogel WSC-glyoxal
3.1.3.1. Điều chế aerogel WSC-glyoxal
Phản ứng giữa WSC ở dạng dung dịch tan trong suốt, không màu với glyoxal
đã tạo thành WSC-glyoxal dạng hydrogel màu vàng đậm (Hình 3.10a). WSC có thể
phản ứng với glyoxal tạo thành hydrogel khi nồng độ của dung dịch nằm trong
khoảng từ 3 đến 10 %. Ở nồng độ thấp hơn, phản ứng có xu hướng tạo thành các tập
hợp sợi nano phân bố trong dung dịch. Tiến hành sấy đông khô chân không 800 mg
hydrogel thu được 200 mg sản phẩm aerogel WSC-glyoxal (Hình 3.10b). Aerogel
thu được giữ nguyên hình dạng của cốc đựng hydrogel và có cấu trúc xốp. So sánh
với aerogel WSC rắn, aerogel WSC-glyoxal có cấu trúc xốp và cứng hơn, có thể cắt
thành những miếng nhỏ hơn mà không bị vỡ vụn (Hình 3.10c).
53
Hình 3.10. (a) Hydrogel WSC-glyoxal, (b) aerogel WSC-glyoxal thu được sau khi
sấy đông khô chân không hydrogel WSC-glyoxal và (c) aerogel WSC-glyoxal sau
khi được cắt thành những miếng nhỏ
3.1.3.2. Một số đặc trưng của vật liệu aerogel WSC-glyoxal
Vật liệu WSC-glyoxal được đặc trưng bởi một số phương pháp như IR, XRD,
TGA, BET và SEM.
Phổ IR của WSC-glyoxal (Hình 3.11) ghi nhận sự có mặt của các dao động
tương tự phổ IR của WSC như dao động tại các số sóng 3300 - 3550 cm1 (dao
động hóa trị của liên kết OH và NH chồng lên nhau), 2865 - 2920 cm1 (dao
động hóa trị của liên kết CH), 1404 cm1 (dao động biến dạng hình kéo của liên
kết NH/NH2). Ngoài ra, phổ IR của WSC-glyoxal còn xuất hiện một số các dao
động tương ứng với các liên kết trong dẫn xuất imine và dẫn xuất acetal. Đó là các
dao động tại số sóng 1067 cm1 (dao động hóa trị không đối xứng của nhóm
COCOC trong acetal), tại 1634 cm1 (dao động hóa trị của nhóm C=N),
và tại 1720 cm1 (dao động hóa trị của nhóm N=CC=O) [10], [122]. Sự có mặt
các dao động của các liên kết trong dẫn xuất imine và dẫn xuất acetal này cũng đã
được ghi nhận trong kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác như Chen và cs
[17], Knaul và cs [62], Yang và cs [142].
54
4500 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500
WSC-glyoxal
WSC
Soá soùng (cm
-1
)
Ñ
o
ä t
r
u
y
e
àn
q
u
a
(
%
)
O-H
,
N-H
C-H
N=C-C=O
N-H
C=N
,
C=O
as (C-O-C-O/acetal)
O-H
,
N-H
C-H
N-H
C=N
,
C=O
2
0
%
Hình 3.11. Phổ IR của WSC-glyoxal và WSC
Như vậy, liên kết ngang hóa học (chemical cross-linking) giữa WSC và
glyoxal đã được hình thành trong quá trình điều chế WSC-glyoxal. Phân tử WSC có
chứa các nhóm chức chứa cặp electron tự do như N̈H2, ÖH. Các nhóm chức này
đóng vai trò như là tác nhân nucleophile tấn công vào liên kết C=O trong phân tử
glyoxal tạo thành các dẫn xuất imine và acetal tương ứng. Các liên kết ngang có thể
hình thành giữa chuỗi polymer của WSC và glyoxal được trình bày trong Hình 3.12.
Vì có sự hình thành liên kết ngang giữa các phân tử glyoxal với các chuỗi polymer
của WSC nên cấu trúc aerogel WSC-glyoxal thu được là khá vững chắc và do đó có
thể cắt thành miếng nhỏ mà không bị vỡ vụn.
55
Hình 3.12. Các liên kết ngang có thể hình thành trong phân tử WSC-glyoxal
(a), (b) dẫn xuất acetal và (c), (d) dẫn xuất imine [142]
Giản đồ XRD của WSC-glyoxal (Hình 3.13a) không thấy xuất hiện peak tinh
thể ở góc nhiễu xạ 2θ ~ 20° đặc trưng cho cấu trúc tinh thể của CTS, mà thay vào
đó là peak tù tương tự như của WSC. Như vậy, aerogel WSC-glyoxal điều chế được
cũng có cấu trúc vô định hình tương tự như WSC ban đầu. Kết quả này một lần nữa
cho thấy đã có sự chuyển pha trong quá trình N-acetyl hóa CTS để điều chế WSC
và WSC-glyoxal.
56
Hình 3.13. Giản đồ (a) XRD và (b) TGA trong không khí của WSC-glyoxal, WSC
và CTS
Giản đồ TGA (hình 3.13b) cho thấy độ bền nhiệt của vật liệu WSC-glyoxal
thấp hơn so với CTS ban đầu nhưng cao hơn so với vật liệu WSC rắn. Điều này có
thể được giải thích là do có cấu trúc vô định hình nên vật liệu aerogel WSC-glyoxal
dễ cháy/phân hủy trong môi trường không khí hơn so với màng CTS có cấu trúc trật
tự ban đầu. Mặt khác, nhờ có sự hình thành các liên kết ngang hóa học giữa các
chuỗi polymer của WSC với glyoxal nên dạng đường cong TGA của WSC-glyoxal
thay đổi so với WSC rắn và nhiệt độ phân hủy/cháy của WSC-glyoxal trong không
khí cũng cao hơn so với WSC.
0,0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0
0
1
2
3
4
5
6
AÙp suaát töông ñoái (P/P
o
)
T
h
e
å t
íc
h
k
h
í
h
a
áp
p
h
u
ï (
c
m
3
/g
,
S
T
P
)
Haáp phuï
Khöû haáp phuï
Hình 3.14. Đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ của aerogel WSC-glyoxal
0 200 400 600 800
0
20
40
60
80
100
(b)
K
h
o
ái
l
ö
ô
ïn
g
(
%
)
Nhieät ñoä (
o
C)
CTS
WSC
WSC-glyoxal
57
Đường đẳng nhiệt hấp phụ và khử hấp phụ nitơ của aerogel WSC-glyoxal
(Hình 3.14) thuộc loại II theo phân loại của IUPAC. Đây là dạng đường cong tương
ứng với vật liệu có cấu trúc mao quản lớn. Đường cong này có dạng tương tự như
đường đẳng nhiệt hấp phụ và khử hấp phụ nitơ của vật liệu WSC rắn. Kích thước lỗ
rỗng lớn trong vật liệu aerogel WSC-glyoxal được quan sát rõ hơn trong ảnh SEM
của vật liệu.
Ảnh SEM của aerogel WSC-glyoxal (Hình 3.15) cho thấy aerogel được tạo
thành bởi các tấm có độ dày 10 15 μm, kích thước của các tấm khá lớn, có tấm lên
đến 1 mm2. Các tấm có hình dạng cong, không phẳng và sắp xếp không trật tự.
Khoảng không gian giữa các tấm lớn, kích thước lỗ rỗng có nơi lên đến vài
micromet, lớn hơn rất nhiều so với kích thước lỗ trong aerogel tạo thành từ WSC
rắn.
Hình 3.15. Ảnh SEM của aerogel WSC-glyoxal ở các độ phân giải khác nhau
58
Ảnh SEM cũng cho thấy bề mặt của các tấm aerogel WSC-glyoxal khá mịn
và không quan sát thấy hình dạng sợi trên tấm. Điều này có thể được giải thích là
do các tấm không được tạo thành từ các sợi nano mà từ sự tự sắp xếp của mạng
lưới polymer để tạo thành tấm. Các tấm này có cấu trúc tương tự như các tấm
WSC rắn và khác hoàn toàn so với màng CTS xoắn lớp được tạo thành bởi các sợi
nano ban đầu.
Các kết quả đặc trưng của các vật liệu WSC rắn và aerogel WSC-glyoxal cho
thấy đã có sự chuyển hóa về cấu trúc của CTS ban đầu trong quá trình phân tán và
hóa rắn. Sự chuyển hóa có thể được miêu tả như sau: Quá trình N-acetyl hóa chỉ
chuyển hóa nhóm NH2 trong phân tử CTS thành nhóm NHCOCH3 mà không
gây ảnh hưởng đến chuỗi polymer của CTS. Quá trình này đồng thời đã phá vỡ
liên kết hydro giữa các chuỗi mạch polymer và làm giảm độ tinh thể của CTS ban
đầu. Vì vậy, sản phẩm sau khi N-acetyl hóa có thể hòa tan vào nước và tạo thành
dung dịch chứa các chuỗi polymer có mạch phân tử dài. Hệ thống chuỗi sợi nano
này đã bị phá vỡ trong quá trình hóa rắn. Trong quá trình sấy đông khô chân
không, nước trong dung dịch WSC cũng như trong hydrogel WSC-glyoxal bị đông
đá, sau đó thăng hoa và các chuỗi polymer tự kết hợp với nhau trong điều kiện này
để tạo thành các tấm vô định hình. Các tấm này sắp xếp đan xen với nhau hình
thành cấu trúc đại mao quản aerogel. Quá trình này dẫn đến sự chuyển hóa về cấu
trúc cũng như hình thái so với CTS ban đầu. Sự chuyển hóa này được đề nghị như
trong Sơ đồ 3.1.
59
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ mô tả quá trình chuyển hóa hình thái của CTS
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong nghiên cứu này là độ dài chuỗi polymer của
CTS ban đầu có thể không bị cắt ngắn mà gần như được giữ nguyên trong các vật
liệu aerogel điều chế được. Đồng thời, kết quả các nghiên cứu trước đây cho thấy
quá trình hóa rắn để điều chế aerogel từ dung dịch CTS thường liên quan đến quá
trình bay hơi và loại nước để tạo lỗ rỗng cho các dạng vật liệu xốp và tạo thành các
sợi hơn là có sự thay đổi về hình thái của vật liệu [128], [129]. Những kết quả trong
nghiên cứu này là một trong những báo cáo đầu tiên về sự chuyển hóa cấu trúc từ
các sợi tinh thể nano thành các tấm vô định hình xuất hiện ở trạng thái rắn trong các
dạng vật liệu aerogel WSC rắn và WSC-glyoxal.
3.1.4. Điều chế và đặc trưng vi cầu chitosan
Các vi cầu CTS được điều chế từ dung dịch WSC và glyoxal thông qua phản
ứng tạo liên kết ngang trong hệ vi nhũ tương dầu - nước. Các giọt cầu từ dung dịch
WSC được tạo thành nhờ sự có mặt chất hoạt động bề mặt là Span 80, được làm bền
và cứng bởi tác nhân tạo liên kết ngang là glyoxal. Các vi cầu CTS tạo thành được
lọc, rửa sạch với n-hexane và ethanol sau đó sấy khô. Phương pháp tạo liên kết
ngang trong hệ nhũ tương là một trong số các phương pháp thường được sử dụng để
60
điều chế các vi cầu CTS do có thể kiểm soát được kích thước của các hạt vi cầu
thông qua các yếu tố như tốc độ khuấy, thời gian khuấy, tỉ lệ khối lượng giữa CTS
và tác nhân tạo liên kết ngang. Phương pháp này đã được sử dụng để điều chế các vi
cầu CTS chứa nhiều loại thuốc như 5-fluorouracil, diclofenac sodium,
phenobarbitone, nifedipine, theophyllin, griseofulvin, progesterone [89]
Ảnh chụp vi cầu CTS dưới kính hiển vi quang học (Hình 3.16a và b) cho
thấy hạt vi cầu CTS điều chế được có đường kính phân bố chủ yếu trong khoảng
từ 10 đến 50 μm. Kích thước hạt vi cầu CTS của Denkbas và cs điều chế được
nằm trong khoảng 10 200 μm [24], của Jameela và cs là 45 300 μm [51],
Ranjan và cs là 75 250 μm [107]. Kích thước của các hạt vi cầu CTS trong
nghiên cứu này phân bố trong khoảng hẹp hơn so với kết quả của một số nghiên
cứu đã nêu trên. Độ đồng đều trong kích thước của các hạt vi cầu là một trong các
yếu tố quan trọng liên quan đến khả năng ứng dụng của nó, đặc biệt là trong lĩnh
vực phân phối thuốc [89].
Hình 3.16. (a), (b) Ảnh chụp dưới kính hiển vi quang học (c) Ảnh SEM và (d) Ảnh
TEM của vi cầu CTS
61
Ảnh SEM và TEM (Hình 3.16c và d) cho thấy các hạt vi cầu đặc, có bề mặt
tương đối nhẵn mịn, được tạo thành từ sự tự sắp xếp của các chuỗi polymer của
CTS. Trên bề mặt các hạt vi cầu này cũng không thấy sự xuất hiện của các sợi nano
CTS, tương tự như các sản phẩm aerogel điều chế được ở trên. Như vậy, trong quá
trình điều chế vi cầu CTS từ dung dịch WSC đã có sự biến mất cấu trúc dạng sợi
của chuỗi polymer CTS ban đầu và thay vào đó là sự kết hợp của các chuỗi sợi
polymer này để tạo thành bề mặt nhẵn mịn trong hạt vi cầu CTS. Vi cầu CTS điều
chế được trong nghiên cứu này có bề mặt mịn giống một số nghiên cứu như
Jameela và cs [51], Shanmuganathan và cs [118]. Trong khi đó, nghiên cứu của
Duan và cs [26] ghi nhận hạt vi cầu CTS giữ nguyên cấu trúc sợi của CTS và dẫn
xuất CTS ban đầu. Hình thái cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng
giải phóng thuốc trong ứng dụng phân phối thuốc của hạt vi cầu CTS. Jameela và cs
[51] đã điều chế được hạt vi cầu CTS chứa progesterone có bề mặt nhẵn mịn và đã
chứng minh được khả năng giải phóng thuốc của các hạt vi cầu này là chậm và
đồng đều hơn các hạt vi cầu tạo bởi ma trận protein hay lactide/glycolide polymer.
Các hạt vi cầu dạng có bề mặt nhẵn mịn này thường thích hợp trong việc ứng dụng
làm chất mang các loại thuốc cần giải phóng chậm.
Như vậy, trong nghiên cứu này các hạt vi cầu CTS đã được điều chế thành
công từ dung dịch WSC bằng phương pháp tạo liên kết ngang trong hệ nhũ tương
với cấu trúc đặc và bề mặt nhẵn mịn. Quá trình điều chế cũng đã làm biến mất cấu
trúc dạng sợi của CTS trong dung dịch WSC ban đầu.
3.1.5. Điều chế và đặc trưng màng chitosan
Màng WSC thu được bằng cách cho bay hơi từ từ dung dịch WSC (Hình
3.17a). Màng WSC trong suốt, không màu, mềm dẻo, dai và không bị hòa tan trở lại
trong nước (Hình 3.17b). Tuy không bị tan trở lại nhưng màng WSC bị trương
phồng nhẹ khi được ngâm trong nước trong một thời gian dài. Màng WSC đã được
xử lý bằng dung dịch kiềm loãng (Hình 3.17c,d). Mặc dù WSC tan tốt ở trong nước
nhưng màng WSC thu được lại trở nên bền và không tan trở lại ở trong nước. Điều
62
này chứng tỏ đã có sự thay đổi trong cấu trúc của màng WSC so với sợi WSC trong
dung dịch ban đầu.
Hình 3.17. (a) Màng WSC thu được sau khi sấy khô dung dịch WSC
(b) Màng WSC không tan trở lại ở trong nước
(c) Xử lý màng WSC trong dung dịch NaOH loãng
(d) Màng WSC được sấy khô sau khi xử lý với kiềm loãng
Trên hình ảnh SEM của màng WSC (Hình 3.18b) không tìm thấy sự có mặt
của các sợi nano trên bề mặt của màng như màng CTS xoắn lớp ban đầu (Hình
3.18a). Như vậy, cấu trúc sợi của màng CTS ban đầu đã biến mất sau quá trình N-
acetyl hóa, hòa tan và làm bay hơi nước. Quá trình làm bay hơi nước trong dung
dịch WSC đã dẫn đến sự kết hợp các chuỗi sợi WSC để tạo thành các tấm vô định
hình trong quá trình tạo màng.
Hình 3.18. Ảnh SEM bề mặt (a) màng CTS ban đầu và (b) màng WSC điều chế từ
dung dịch WSC sau khi được xử lý với dung dịch kiềm loãng
63
Giản đồ XRD của màng WSC (Hình 3.19a) không xuất hiện peak tinh thể
vào, đặc biệt là peak tinh thể đặc trưng của CTS ở góc nhiễu xạ 2θ ~ 20°. Kết quả
này cho thấy màng WSC có cấu trúc vô định hình. Kết quả phân tích TGA trong
không khí (Hình 3.19b) cho thấy màng WSC trước khi được xử lý với dung dịch
kiềm loãng bắt đầu bị phân hủy ở nhiệt độ 285 °C và phân hủy/cháy hoàn toàn ở
625 °C. Nhưng sau khi được xử lý với dung dịch kiềm, màng WSC bắt đầu bị phân
hủy/cháy ở nhiệt độ cao hơn 320 °C và bị phân hủy hoàn toàn ở nhiệt độ 675 °C.
Như vậy quá trình xử lý với kiềm loãng đã cải thiện độ bền nhiệt của màng WSC
điều chế được. Điều này có thể được giải thích là do kiềm đã phản ứng với nhóm –
NHCOCH3 để giải phóng nhóm –NH2 trong chuỗi polymer của WSC. Quá trình này
đã làm tăng số lượng nhóm –NH2 nên đã tăng cường sự tạo thành liên kết hydro
giữa các chuỗi polymer, dẫn đến cải thiện độ bền cơ học cũng như độ bền nhiệt của
màng WSC.
Hình 3.19. (a) Giản đồ XRD của màng WSC sau khi xử lý với kiềm loãng và
(b) Giản đồ TGA của màng WSC trước (WSC(t)) và sau (WSC(s)) khi xử lý với
kiềm loãng
Những kết quả đặc trưng trên cho thấy sự tạo thành màng WSC từ dung dịch
WSC cũng có kèm theo sự thay đổi về hình thái của vật liệu tương tự như quá trình
tạo WSC rắn. Các chuỗi polymer WSC đã tương tác với nhau và tự kết hợp lại trong
64
quá trình hóa rắn dẫn đến sự biến mất hình dạng sợi nano của chuỗi polymer ban
đầu trong màng WSC.
* Kết luận phần 3.1:
Trong phần nội dung nghiên cứu này, luận án đã thu được các kết quả sau:
- Màng CTS có cấu trúc sợi xoắn lớp kiểu Bouligand đã được điều chế thành
công từ vỏ cua và màng CTS đã được sử dụng để điều chế dung dịch WSC và WSC
rắn. Kết quả phân tích đặc trưng cho thấy quá trình N-acetyl hóa đã chuyển hóa các
sợi tinh thể nano chitosan thành sản phẩm N-acetylated chitosan có cấu trúc vô định
hình và tan tốt trong nước. Đồng thời, quá trình sấy đông khô chân không đã kèm
theo sự tự kết hợp các sợi chitosan tan thành các tấm vô định hình trong sản phẩm
WSC rắn dạng xốp aerogel.
- Dung dịch WSC đã được sử dụng làm tiền chất để điều chế một số dạng vật
liệu khác của CTS. Đó là hydrogel CTS, aerogel WSC-glyoxal, vi cầu WSC-
glyoxal và màng CTS. Các vật liệu điều chế đã được đặc trưng bằng các phương
pháp IR, XRD, TGA, BET, UV-vis, SEM và TEM.
- Những kết quả đặc trưng của các vật liệu điều chế được đã ghi nhận có sự
tạo thành liên kết ngang giữa chitosan và glyoxal trong các vật liệu aerogel và vi
cầu chitosan. Đồng thời, có sự biến mất cấu trúc sợi tinh thể nano của chitosan
trong màng chitosan xoắn lớp ban đầu trong các vật liệu điều chế được. Quá trình
sấy khô đã kèm theo sự tự kết hợp các sợi nano acetylated chitosan thành các tấm
vô định hình trong các vật liệu aerogel và màng. Đây là một trong số những phát
hiện mới về sự chuyển hóa cấu trúc và hình thái của CTS trong quá trình điều chế
các vật liệu WSC.
3.2. TỔNG HỢP POLYTHIOPHENE/CHITOSAN VÀ ỨNG DỤNG TRONG
PHÂN TÍCH ĐIỆN HÓA
Trong phần nội dung này, màng CTS được nghiên cứu sử dụng để tổng hợp
vật liệu polythiophene/chitosan (PTh/CTS) bằng phương pháp polymer hóa oxy
hóa. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vật liệu PTh/CTS đã được khảo
65
sát, bao gồm thời gian, nhiệt độ và tỉ lệ số mol giữa thiophene và chất oxy hóa. Vật
liệu PTh/CTS cũng đã được nghiên cứu biến tính điện cực than thủy tinh ứng dụng
trong xác định đồng thời axit uric, xanthin, hypoxanthin và cafein.
3.2.1. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vật liệu
polythiophene/chitosan
3.2.1.1. Ảnh hưởng của thời gian
Hình 3.20. Các sản phẩm PTh/CTS ở các thời gian khảo sát (a) PTh/CTS-4h,
(b) PTh/CTS-5h, (c) PTh/CTS-6h, (d) PTh/CTS-7h
Tiến hành khảo sát quá trình tổng hợp PTh/CTS ở các thời gian 4, 5, 6 và
7 giờ thu được các sản phẩm PTh/CTS được trình bày ở Hình 3.20.
Các sản phẩm PTh/CTS-4h, PTh/CTS-5h, PTh/CTS-6h và PTh/CTS-7h đều
có màu đen và óng ánh. Các sản phẩm PTh/CTS-4h, PTh/CTS-5h và PTh/CTS-6h
vẫn giữ nguyên hình dạng của màng CTS ban đầu. Riêng mẫu PTh/CTS-7h có hiện
tượng màng bắt đầu bị rã nát và không còn giữ hình dạng nguyên vẹn của màng
CTS ban đầu như các mẫu PTh/CTS-4h, PTh/CTS-5h và PTh/CTS-6h. Hàm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_dieu_che_mot_so_vat_lieu_moi_tu_chitosan.pdf