Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
MỞ ĐẦU.1
CHưƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.9
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tổn thất than .9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về giải pháp giảm tổn thất than.11
1.1.3. Một số công trình khác có liên quan .22
1.1.4. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu về tổn thất than và giải pháp
kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò.23
1.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài luận án .25
1.2.1. Nhận thức vấn đề .25
1.2.2. Cách tiếp cận.26
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu đề tài luận án .27
Kết luận chương 1 .29
CHưƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔN THẤT THAN VÀ
GIẢI PHÁP KINH TẾ GIẢM TỔN THẤT THAN TRONG KHAI THÁC
HẦM LÒ .31
2.1. Cơ sở lý luận về tổn thất than trong khai thác .31
2.1.1. Khái niệm tổn thất than trong khai thác.31
2.1.2. Phân loại tổn thất.32
172 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc tập đoàn công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổn thất.
Kết luận chƣơng 2
Trong chƣơng này cơ sở lý luận về tổn thất than và giải pháp kinh tế giảm
tổn thất than đã đƣợc hệ thống hóa một cách chi tiết. Từ những nội dung đó có thể
rút ra một số kết luận cơ bản nhƣ sau:
65
- Tổn thất than có thể xảy ra trong nhiều giai đoạn khác nhau từ thiết kế
khai thác đến tiêu thụ than và do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có các
nguyên nhân kinh tế,
- Khái niệm về tổn thất cũng nhƣ phƣơng pháp xác định tỉ lệ tổn thất cần
đƣợc thống nhất để xác định tỉ lệ tổn thất chính xác hơn,
- Giải pháp kinh tế giảm tổn thất than cần phải đảm bảo những nguyên tắc
và yêu cầu cơ bản để tác động đúng và đầy đủ tới các đối tƣợng thụ hƣởng có liên
quan đến khai thác than (Nhà Nƣớc, doanh nghiệp khai thác, ngƣời lao động) nhằm
thực hiện tốt mục tiêu giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò,
- Các công cụ, chính sách, biện pháp của giải pháp kinh tế rất đa dạng, mỗi
công cụ có đặc điểm, vai trò, nguyên tắc và căn cứ khác nhau nhƣng nhìn chung đều
hƣớng tới mục tiêu khai thác tiết kiệm tài nguyên than. Tuy nhiên, để đạt đƣợc mục
tiêu nói trên, các công cụ này phải đƣợc nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện, chi
tiết và phải đảm bảo tính khoa học, tính khả thi trong điều kiện sản xuất kinh doanh
than hiện nay ở Việt Nam.
- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá giá trị tự nhiên của mỏ, giá trị kinh tế liên
ngành của than là cơ sở kinh tế rất quan trọng để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp
kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò.
- Kinh nghiệm thực tiễn về giải pháp kinh tế giảm tổn thất than của nƣớc
ngoài cho phép rút ra nhiều bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong công tác
quản trị tài nguyên than nói chung và quản trị tổn thất tài nguyên than nói riêng.
66
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG TỔN THẤT THAN VÀ GIẢI PHÁP KINH TẾ GIẢM
TỔN THẤT THAN ĐÃ ÁP DỤNG Ở CÁC MỎ THAN THUỘC
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
3.1. Khái quát chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ than giai đoạn 2006 -
2015 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
Sản lƣợng khai thác của toàn Tập đoàn đạt 40,8 triệu tấn vào năm 2006, đạt
mức cao nhất vào năm 2011 với 48,3 triệu tấn và có xu hƣớng giảm ở những năm
tiếp theo. Đặc biệt, năm 2014 sản lƣợng khai thác giảm mạnh chỉ còn 37,3 triệu tấn,
sản lƣợng than khai thác giảm mạnh do suy thoái kinh tế làm cho nhu cầu than
trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới giảm. Năm 2015, sản lƣợng khai thác có xu
hƣớng tăng nhẹ với 37,7 triệu tấn mặc dù Tổng công ty Đông Bắc đã tách ra khỏi
Tập đoàn. Từ năm 2012 trở về trƣớc, sản lƣợng than khai thác lộ thiên chiếm tỉ
trọng cao, dao động trong khoảng 50% - 60%. Tuy nhiên, từ năm 2013 - 2015 sản
lƣợng than khai thác hầm lò chiếm tỉ trọng cao hơn từ 50% đến 56%. Trong những
năm tới, sản lƣợng than khai thác hầm lò sẽ tiếp tục tăng do trữ lƣợng than có thể
khai thác lộ thiên dần cạn kiệt.
Sản lƣợng than tiêu thụ giảm mạnh, năm 2011 đạt mức cao nhất là 43,7 triệu
tấn và thấp nhất vào năm 2014 với 34,7 triệu tấn. Trong đó, sản lƣợng than tiêu thụ
trong nƣớc tăng cao cả về số lƣợng và tỉ trọng, năm 2015 sản lƣợng tiêu thụ trong
nƣớc bằng 2 lần năm 2006 và chiếm 96,3% tổng sản lƣợng tiêu thụ, xu hƣớng này
đang theo đúng mục tiêu phục vụ nhu cầu trong nƣớc là chính. Ngƣợc lại, than xuất
khẩu có xu hƣớng giảm mạnh chỉ với 1,3 triệu tấn vào năm 2015 tƣơng đƣơng 6%
sản lƣợng than xuất khẩu của năm 2006.
Giá thành tiêu thụ than tăng bình quân 14,35%/năm, năm 2011 giá thành tiêu
thụ bình quân tăng mạnh so với năm 2010 với mức tăng tuyệt đối là 177,4 nghìn
đồng/tấn, sau đó tiếp tục tăng dần và giá thành lên tới 1461,5 nghìn đồng/tấn vào
năm 2015.
67
Bảng 3.1: Khái quát chung tình hình sản xuất và tiêu thụ than của TKV giai đoạn 2006 - 2015
TT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
1 Sản lƣợng than NK sản xuất Triệu tấn 40,8 45,5 44,7 45,9 47 48,3 44,3 42,7 37,3 37,7
Lộ thiên Triệu tấn 24,5 26,8 25,2 25,8 26,5 26,1 23,2 20,6 16,8 16,1
Tỉ trọng % 60 59 56 56 56 54 52 48 45 43
Hầm lò Triệu tấn 14,7 16,3 17,5 18,1 20,5 22,2 21,1 21,5 20,03 21,1
Tỉ trọng % 36 36 39 39 44 46 48 50 54 56
2 Sản lƣợng than sạch sản xuất Triệu tấn 38,4 42,2 38,6 43 43,9 44,5 40,5 39,7 36,3 37,0
2 Sản lƣợng tiêu thụ Triệu tấn 37,7 41,7 35,4 42,5 43,1 43,7 39,2 38,7 34,7 35,2
Trong nƣớc Triệu tấn 16 17,5 18,2 20,2 24,4 27,8 24,8 26,7 28,8 33,9
Xuất khẩu Triệu tấn 21,6 24,1 17,2 24,3 18,7 16,9 14,4 12,0 5,9 1,3
3 Giá thành tiêu thụ bình quân N.đồng/tấn 437,1 476,4 696,2 667,5 939,2 1116,6 1233,5 1280,2 1430,5 1461,5
4 Giá bán nội địa bình quân N.đồng/tấn 395,8 501,2 663,6 681,8 924,9 1178,6 1320,3 1416 1549,9 1557,5
5 Tỉ lệ giá thành/giá bán % 110,4 95,1 104,9 97,9 101,5 94,7 93,4 90,4 92,3 93,8
Nguồn: Biểu 01-TH-KLM, BCTC hợp nhất các năm[42],[44].
68
Giá bán than đạt mức cao nhất vào năm 2015 với 1.557,5 nghìn đồng/tấn, giá
bán than bình quân tăng lên là do giá than cho điện đã đƣợc thực hiện theo cơ chế
thị trƣờng. Từ năm 2006 đến 2015 có một số năm xảy ra tình trạng giá thành tiêu
thụ than bình quân cao hơn giá bán nhƣ năm 2006, 2008, 2010. Những năm gần
đây, giá bán than bình quân đã cao hơn giá thành tiêu thụ những mức chênh lệch
cao nhất cũng không quá 10%. Trong những năm tới, sản lƣợng than hầm lò chiếm
tỉ trọng cao hơn, theo đó giá thành bình quân sẽ tăng cao do khai thác ngày càng
xuống sâu. Trong khi đó, giá bán than bình quân không tăng do phần lớn than sản
xuất ra để đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và do ảnh hƣởng của giá than nhập khẩu từ
các nƣớc khác. Thực tế này cho thấy, trong những năm tới, khả năng giá thành tiêu
thụ than sẽ cao hơn giá bán trong nƣớc và cao hơn giá than nhập khẩu, dẫn đến than
nhập khẩu tăng, sản xuất trong nƣớc đình trệ gây ra thiệt hại cho ngành than nói
riêng và nền kinh tế nói chung.
Để khắc phục tình trạng này, Nhà nƣớc cần phải ra soát lại các khoản
thuế phí và xây dựng lộ trình giảm thuế phí đối với khai thác than, TKV cũng nhƣ
doanh nghiệp khai thác phải tìm biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất. Điều này làm
giảm giá thành tiêu thụ than, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ than trong nƣớc, hạn chế
nhập khẩu đồng thời có thể giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò.
3.2. Tình hình tổn thất than trong khai thác của Tập đoàn Công nghiệp Than -
Khoáng sản Việt Nam
3.2.1. Khái quát tình hình tổn thất than trong khai thác giai đoạn 2006 -2015
Theo các báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam,
tình hình tổn thất than trong quá trình khai thác của Tập đoàn giai đoạn 2006 -2015
đƣợc thống kê trong bảng 3.2.
Tỉ lệ tổn thất than trong quá trình khai thác ngày càng giảm, nếu nhƣ năm
2006 tỉ lệ tổn thất trong khai thác lộ thiên là 7,74%, trong khai thác hầm lò là 33,1%
thì đến năm 2015 tỉ lệ tổn thất tƣơng ứng giảm xuống còn 4,89% và 23,55%. Năm
2013, TKV yêu cầu các doanh nghiệp khai thác than thực hiện nghiêm túc “Quy
định về quản trị trữ lƣợng tài nguyên, sản lƣợng, chất lƣợng than nguyên khai khai
69
thác, chỉ tiêu cơ lý đá, tổn thất than và hƣớng dẫn thực hiện trong Tập đoàn Công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” ban hành theo Quyết định 747/QĐ -
Vinacomin ngày 7 tháng 5 năm 2013. Tỷ lệ tổn thất than trong khai thác hầm lò
2013 - 2014 đã ở mức dƣới 25% đúng nhƣ kế hoạch mà TKV đã đƣa ra. Đặc biệt,
năm 2015 tỉ lệ tổn thất trong khai thác hầm lò giảm còn 23,55%, kết quả này cho
thấy rõ vai trò cũng nhƣ hiệu quả của việc thực hiện quy định có tên nêu trên.
Bảng 3.2: Tình hình tổn thất than của TKV giai đoạn 2006 - 2015
TT
Chỉ
tiêu
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
1
Lộ
thiên
7,74 7,99 7,75 6,56 6,29 5,61 5,86 5,75 5,33 4,89
2
Hầm
lò
33,1 32,9 31,8 28,3 27,4 26,04 25,34 24,6 24,13 23,55
Nguồn: Các chỉ tiêu công nghệ của Vinacomin [42].
Tỉ lệ tổn thất than trong quá trình khai thác có xu hƣớng giảm xuống trong
thời gian qua chủ yếu là do các đơn vị sản xuất than đẩy mạnh áp dụng các công
nghệ, thiết bị mới tiên tiến, hiện đại, nhờ đó nâng cao năng suất và khả năng khai
thác tận thu. Cụ thể là ở các mỏ khai thác than hầm lò đã áp dụng hệ thống khai thác
với công nghệ mới sử dụng các loại cột, dàn chống thủy lực, máy liên hợp đào lò,
máy liên hợp khai thác (côm bai) và hệ thống vận tải liên tục.
Hình 3.1: Tỉ lệ tổn thất than trong khai thác hầm lò của TKV giai đoạn 2006 - 2015
70
Bên cạnh đó, tiềm lực tài chính đƣợc cải thiện và hiệu quả kinh doanh than
đƣợc nâng cao nhờ xuất khẩu than gia tăng cả về lƣợng và giá. Cụ thể: từ năm 2006
đến năm 2011 giá than xuất khẩu bình quân đã tăng từ 555,4 ngàn đ/tấn lên 1.922,1
ngàn đ/tấn (tăng gần 3,5 lần), đến năm 2012 do hậu quả của suy giảm kinh tế nên
giá than xuất khẩu bình quân giảm xuống còn 1.623,2 ngàn đ/tấn (vẫn cao gấp 3 lần
năm 2006). Giá than xuất khẩu 2013 và 2014 tiếp tục có xu hƣớng giảm nhƣng vẫn
ở mức cao. Bên cạnh đó, sản lƣợng than xuất khẩu chiếm tỉ trọng tƣơng đối lớn
trong tổng sản lƣợng than tiêu thụ những năm đầu giai đoạn phân tích. Điều đó đã
tạo điều kiện cho việc tăng cƣờng đầu tƣ đổi mới công nghệ và thiết bị khai thác
than theo hƣớng đồng bộ hóa, quy mô công suất lớn và thủy lực hóa nhƣ đã nêu
trên, đồng thời khuyến khích tăng cƣờng khai thác tận thu than.
Tình hình tổn thất than đã đạt đƣợc sự cải thiện đáng kể, tỉ lệ tổn thất than
trong khai thác hầm lò năm 2015 là 23,55%, để con số này thực sự có ý nghĩa và tạo
ra xu hƣớng giảm tỷ lệ tổn thất cho các năm tiếp theo, Tập đoàn Công nghiệp Than
- Khoáng sản Việt Nam cần có sự kiểm tra giám sát cụ thể đối với từng mỏ, tránh
tình trạng cập nhật số liệu không đúng với thực tế khai thác. Theo kết quả điều tra
khảo sát, công tác kiểm tra tình hình tổn thất trong nội bộ doanh nghiệp khai thác
chỉ đƣợc thực hiện nhiều nhất theo quý. Thậm chí có 18 ý kiến cho rằng công tác
này chỉ đƣợc thực hiện theo năm, ngoài ra có 7 ý kiến xác định chỉ kiểm tra đột xuất
hoặc không kiểm tra. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra tình hình tổn thất của cấp trên
và cơ quan hữu quan đối với doanh nghiệp khai thác phần lớn là kiểm tra không
định kì, nhiều ý kiến xác định công tác kiểm tra chỉ đƣợc thực hiện bởi một cấp trên
mà chƣa có sự kết hợp giữa cấp trên và cơ quan hữu quan để đảm bảo tính chính
xác và nghiêm túc. Thực trạng đó cho thấy, việc theo dõi, kiểm tra, giám sát, xác
nhận tình hình tổn thất nói chung và việc tính toán tổn thất nói riêng còn có nhiều
bất cập, chƣa đảm bảo chính xác và chƣa phản ánh rõ các nguyên nhân cũng nhƣ
mức độ ảnh hƣởng của chúng. Chính vì vậy, tại nhiều khu vực mỏ hoặc nhiều mỏ
hầm lò, tỉ lệ tổn thất than trong quá trình khai thác còn khá cao, đến 40-50%. Chỉ
tính với tỉ lệ tổn thất 25% thì trong khai thác than hầm lò, mỗi năm cũng bị tổn thất
71
tối thiểu khoảng 10 triệu tấn than. Nếu tính cả tổn thất than trong khai thác lộ thiên
thì số than tổn thất hàng năm bằng tổng sản lƣợng tiêu thụ than cho ngành điện
hàng năm hiện nay. Đó là một tổn thất rất lớn về tài nguyên và kinh tế.
3.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa tỉ lệ tổn thất với một số chỉ tiêu kinh tế của
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
Tỉ lệ tổn thất than trong khai thác kể cả hầm lò và lộ thiên đều có xu hƣớng
giảm, trong khi giá bán, giá thành than và tiền lƣơng bình quân của ngƣời lao động
tăng lên. Tỉ lệ tổn thất than trong khai thác hầm lò giảm bình quân 1,06%/năm, từ
33,1% vào năm 2006 xuống còn 23,55% vào năm 2015. Trong khi đó, bình quân
mỗi năm giá bán tăng 110 nghìn đồng/tấn, giá thành tăng 113,8 nghìn đồng/tấn, tiền
lƣơng bình quân tăng 647,5 nghìn đồng/ngƣời - tháng.
Từ các số liệu đó có thể thấy đƣợc mối quan hệ giữa tỉ lệ tổn thất than với
giá bán, giá thành và tiền lƣơng bình quân của ngƣời lao động:
- Tỉ lệ tổn thất tỉ lệ nghịch với giá bán than, giá bán than tăng lên thì tỉ lệ tổn
thất sẽ giảm đi do quyết định khai thác của doanh nghiệp khai thác phục thuộc vào kết
quả so sánh giữa giá thành và giá bán. Khi giá bán cao doanh nghiệp có thể khai thác
cả phần trữ lƣợng than có giá thành cao, nhờ đó tỉ lệ tổn thất than sẽ giảm đi.
- Tỉ lệ tổn thất than tỉ lệ nghịch với tiền lƣơng bình quân của ngƣời lao động,
tiền lƣơng bình quân càng cao, tỉ lệ tổn thất càng giảm vì tiền lƣơng có vai trò khuyến
khích ngƣời lao động trong việc khai thác tận thu than. Tuy nhiên, tiền lƣơng lại phục
thuộc vào doanh thu than, trong trƣờng hợp giá bán than không tăng thì tiền lƣơng
cũng không thể tăng hoặc nếu muốn tăng thì phải có nguồn hỗ trợ khác.
- Mối quan hệ giữa tỉ lệ tổn thất và giá thành cần đƣợc xem xét một cách
đa dạng hơn, nếu xét về nguyên nhân thì giá thành cao là nguyên nhân gây ra tổn thất
than vì doanh nghiệp sẽ không khai thác phần than có giá thành cao hơn giá bán than,
nghĩa là giá thành cao thì tổn thất than cao và ngƣợc lại. Nếu xét về tính quy luật, tỉ lệ
tổn thất càng giảm thì giá thành càng cao do doanh nghiệp sẽ phải khai thác xuống sâu
hơn, đi xa hơn, khai thác cả những khu vực khó khăn, vì thế giá thành khai thác sẽ tăng
lên. Mối quan hệ giữa tỉ lệ tổn thất và giá thành còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa
72
giá bán và giá thành, chừng nào giá thành còn thấp hơn giá bán thì thì doanh nghiệp
còn tiếp tục khai thác để tận thu than nên giảm tỉ lệ tổn thất.
- Mối quan hệ giữa tỉ lệ tổn thất và lợi nhuận, nếu tính cho cả giai đoạn 10
năm thì lợi nhuận trƣớc thuế tăng bình quân 28,4 tỉ đồng/năm. Kết quả này cho
thấy, tỉ lệ tổn thất tỉ lệ nghịch với chỉ tiêu lợi nhuận, tức là tỉ lệ tổn thất giảm, lợi
nhuận tăng. Tuy nhiên, một số năm trong giai đoạn phân tích có lợi nhuận cao (năm
2008, 2010, 2011) là do sản lƣợng than xuất khẩu lớn, giá than xuất khẩu cao hơn
khá nhiều so với giá thành (tức là chủ yếu do biến động thị trƣờng). Nếu chỉ xét từ
năm 2012 đến 2015 (khi xuất khẩu than giảm mạnh) thì lợi nhuận của TKV cũng
giảm rất mạnh, bình quân giảm 1.880 tỉ đồng/năm. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, tỉ lệ
tổn thất có quan hệ tỉ lệ thuận với lợi nhuận. Tỉ lệ tổn thất càng thấp thì lợi nhuận
càng giảm do khai thác cả phần than có giá thành cao trong khi giá bán tăng với tốc
độ nhỏ hơn giá thành. Giảm tổn thất than đồng nghĩa với lợi nhuận của doanh
nghiệp sẽ giảm, đến một mức nào đó, lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ hơn 0 (bị lỗ),
nếu muốn tiếp tục khai thác thì Nhà nƣớc cần có giải pháp hỗ trợ để đảm bảo lợi
nhuận của doanh nghiệp ở mức chấp nhận đƣợc, khi đó doanh nghiệp mới có thể
tiếp tục khai thác than đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Ngoài ra, việc tỷ lệ tổn thất than có xu hƣớng giảm một phần cũng nhờ chính
sách điều tiết tô mỏ của TKV, cụ thể là do các mỏ khác nhau có điều kiện địa chất,
tự nhiên, quy mô trữ lƣợng, chất lƣợng tài nguyên khác nhau nên mức độ khó khăn,
thuận lợi khác nhau dẫn đến giá than, giá thành, hiệu quả khác nhau, cho nên cần
phải điều tiết tô mỏ chênh lệch giữa các mỏ, trong đó có cả việc tăng lƣơng cao cho
công nhân khai thác hầm lò mặc d năng suất lao động thấp hơn năng suất lao động
của các mỏ lộ thiên. Tuy nhiên, mức độ điều tiết tô mỏ chênh lệch cũng chỉ hạn chế
trong phạm vi cho phép tùy thuộc vào mức chênh lệch giữa giá bán bình quân và
giá thành bình quân của toàn TKV. Chẳng hạn nhƣ từ năm 2015 do giá bán than
giảm nên việc điều tiết tô mỏ chênh lệch đã bị hạn chế đáng kể, chủ yếu chỉ tập
trung vào hỗ trợ tăng lƣơng cho công nhân hầm lò.
73
Giá thành than thời gian qua tăng cao chủ yếu là do giá các loại đầu vào tăng,
thuế phí tăng và điều kiện khai thác khó khăn hơn làm cho chi phí đầu tƣ, chi phí
khai thác tăng cao, kể cả do đầu tƣ đổi mới công nghệ để nâng cao công suất, năng
suất, mức độ an toàn và hệ số thu hồi than, tức giảm tỉ lệ tổn thất than.
Vấn đề đáng lƣu ý về giá thành là theo quy hoạch điều chỉnh “Quy hoạch
phát triển ngành than Việt Nam đến 2020, có xét triển vọng đến 2030” (Quyết định
số 403/2016/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ) giá thành than
bình quân trong giai đoạn 2016 - 2030 theo dự tính sẽ ở mức 1.702 ngàn đ/tấn, cao
hơn giá bán bình quân năm 2015 của TKV đến 11,8%. Điều đó càng cho thấy sự
cấp thiết đối với việc giảm giá thành than.
Trong thực tế, tỉ lệ tổn thất than, giá bán, giá thành than, tiền lƣơng bình
quân và lợi nhuận chịu tác động của rất nhiều yếu đan xen nhau, cho nên mối quan
hệ giữa tỉ lệ tổn thất than và giá bán, giá thành than, tiền lƣơng bình quân, lợi nhuận
cũng sẽ bị tác động theo và có thể không hoàn toàn chặt chẽ. Tuy nhiên, từ kết quả
phân tích các mối quan hệ nêu trên, có thể khẳng định là để giảm tỉ lệ tổn thất than
trong khai thác về phƣơng diện kinh tế cần phải: Tăng giá bán than, giảm giá thành
than, tăng tiền lƣơng bình quân thậm chí cần có chính sách hỗ trợ nhất định đối với
doanh nghiệp khai thác.
74
Bảng 3.3: Tỉ lệ tổn thất than trong khai thác và một số chỉ tiêu kinh tế của TKV giải đoạn 2006 - 2015
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Mức tăng
(giảm) tuyệt
đối bình quân
1
Giá thành tiêu
thụ
Nghìn đồng/tấn 437,1 476,4 696,2 667,5 939,2 1116,6 1233,5 1280,2 1430,5 1461,5 113,8
2
Giá bán bình
quân
Nghìn đồng/tấn 486,9 551,9 986,6 822,2 1171,1 1459,5 1431,8 1430,3 1518,5 1522,1 115,0
3
Lợi nhuận trƣớc
thuế
Tỉ đồng 1.877 3.148 10.280 6.575 9.995 14.985 7.773 5.809 3.054 2.133 28,4
4
Tiền lƣơng bình
quân
Nghìn đồng/
ngƣời- tháng
3.765 4.470 5.697 5.996 7455 8580 7750 8242 8800 9593 647,5
5 Tỉ lệ tổn thất
- Lộ thiên % 7,74 7,99 7,75 6,56 6,29 5,61 5,86 5,96 5,33 4,89 -0,32
- Hầm lò % 33,1 32,9 31,8 28,3 27,4 26,04 25,34 24,6 24,13 23,55 -1,06
Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm khối kinh tế tổng hợp của TKV.
Riêng lãi trước thuế do NCS tính toán từ sản lượng tiêu thụ, giá bán bình quân và giá thành than bình quân hàng năm
75
3.2.3. Phân tích tình hình tổn thất than của các công ty than hầm lò thuộc Tập
đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
Từ năm 2013 đến năm 2015, với sự quyết tâm của toàn Tập đoàn, tỉ lệ tổn
thất than trong khai thác hầm lò đã giảm khá mạnh. Tỉ lệ tổn thất công nghệ trong
khai thác hầm lò của TKV giảm từ 26,4% vào năm 2013 xuống còn 23,55% vào
năm 2015, tổn thất công nghệ giảm là do các công ty than đã nghiên cứu và áp dụng
công nghệ khai thác phù hợp nhằm giảm tổn thất than trong quá trình khai thác. Số
liệu về tỉ lệ tổn thất công nghệ và tỉ lệ tổn thất kế hoạch của từng công ty cũng nhƣ
của TKV rất sát nhau, điều đó cho thấy TKV mới chỉ tập trung kiểm soát tổn thất
công nghệ, mục tiêu đƣa tỉ lệ tổn thất than trong khai thác hầm lò về dƣới 25%
đƣợc đặt ra dựa trên báo cáo về tổn thất công nghệ mà chƣa tính đến tổn thất khác.
Tuy nhiên, tỉ lệ tổn thất khác của TKV hàng năm khá cao, dao động từ 2% đến
4%. Nhƣ vậy, nếu tính đầy đủ, tỉ lệ tổn thất than hàng năm vẫn đang cao hơn mức 25%
theo kế hoạch của TKV, năm 2015 là năm có tỉ lệ tổn thất thấp nhất với 26,04%.
24,11 24,89 23,41 23,08 23,66 24,71
20,62
23,94 23,29
25,32
17,68
0,99
4,16
5,35
1,05 0,38
2,8
3,44
3,81
0,6
0,82
4,92
0
5
10
15
20
25
30
35
Thống
Nhất
Nam
Mẫu
Quang
Hanh
Mông
Dƣơng
Mạo
Khê
Uông
Bí
Dƣơng
Huy
Hà
Lầm
Hạ
Long
Vàng
Danh
Hồng
Thái
Tổn thất khác
Tổn thất CN
%
Hình 3.2: Tình hình tổn thất than của một số công ty than hầm lò năm 2015
76
Bảng 3.4: Tình hình tổn thất than của một số công ty than hầm lò thuộc TKV
ĐVT:%
TT Công ty
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổn
thất
CN
Tổn
thất
khác
Tổn
thất
TH
Tổn thất
KH (QĐ
256)
Tổn
thất
CN
Tổn
thất
khác
Tổn
thất
TH
Tổn thất
KH (QĐ
416)
Tổn
thất
CN
Tổn
thất
khác
Tổn
thất
TH
Tổn thất
KH (QĐ
2178)
1 Thống Nhất 25,08 2,3 26,77 25,13 24,28 0,89 24,05 24,3 24,11 0,99 24,86 24,12
2 Nam Mẫu 25,95 2,15 28,11 25,15 24,24 13,03 32,97 33,44 24,89 4,16 27,88 24,76
3 Quang Hanh 16,04 12,47 28,52 23,65 23,43 7,53 29,38 23,7 23,41 5,35 27,51 23,41
4 Mông Dƣơng 24,55 6,87 29,72 26,78 22,61 7,51 28,02 23,49 23,08 1,05 24,13 23,09
5 Mạo Khê 23,77 5,09 27,46 25,8 24,28 1,45 25,73 24,32 23,66 0,38 24.04 23,67
6 Uông Bí 24,06 3,04 27,1 25,08 24,04 2,43 25,85 24,05 24,71 2,8 26,76 24,78
7 Dƣơng Huy 21,87 1,8 23,67 22,94 22,21 2,79 25 22,92 20,62 3,44 23,36 20,99
8 Hà Lầm 24,4 1,77 26,17 24,46 24,17 0 24,17 24,19 23,94 3,81 27,75 24,11
9 Hạ Long 25,16 4,8 28,71 26,29 23,72 1,29 25,6 25,47 23,29 0,6 23,75 23,51
10 Vàng Danh 26,82 1,25 28,07 26,87 26,5 0,66 27,16 26,54 25,32 0,82 25,93 25,36
11 Hồng Thái 20,95 0,93 21,88 23,91 20,15 2,68 22,83 20,19 17,68 4,92 21,54 21,46
TOÀN NGÀNH 24,6 3,44 28,04 24,97 24,13 3,57 27,7 24,41 23,55 2,49 26,04 23,89
Nguồn: Biểu số 02b- TT-HL-TH của các mỏ năm 2013-2015[43]
77
Xét riêng cho năm 2015, công ty than Vàng Danh có tỉ lệ tổn thất công nghệ
cao nhất (25,32%) do điều kiện địa chất phức tạp và ngày càng khai thác xuống sâu
nhƣng tỉ lệ tổn thất khác của công ty này ở mức thấp chỉ với 0,82%. Ngƣợc lại, một
số công ty nhƣ Nam Mẫu, Quang Hanh, Hồng Thái có tỉ lệ tổn thất công nghệ
không cao chỉ từ 17,68% đến xấp xỉ 25% nhƣng tỉ lệ tổn thất khác của các công ty
này rất cao, cao nhất là Quang Hanh với 5,35%, Hồng Thái 4,92%, Nam Mẫu
4,16%.Tóm lại, tỉ lệ tổn thất trong quá trình khai thác của một số công ty than thuộc
Tập đoàn còn khá cao. Nguyên nhân là do:
- Điều kiện khai thác ngày càng khó khăn hơn trong khi chính sách thuế phí
đối với than còn nhiều bất cập,
- Nhà nƣớc, TKV, doanh nghiệp khai thác chƣa có cơ chế khuyến khích giảm
tổn thất than,
- Quy định về tổn thất than và quản lý tổn thất than chƣa đảm bảo tính thống
nhất và chƣa đầy đủ thể hiện ở chỗ: công thức xác định tỉ lệ tổn thất không thống
nhất (nhƣ đã đề cập trong mục 2.1.4), chƣa nghiên cứu để xác định và quy định tỉ lệ
tổn thất tối đa hay tỉ lệ thu hồi tối thiểu đối với từng mỏ. Điều này thể hiện rất rõ
trong kết quả điều tra khảo sát với 7/17 phiếu của các chuyên gia thuộc bộ, ngành
liên quan có câu trả lời không có quy định về tỉ lệ tổn thất tối đa hoặc không rõ, các
ý kiến còn lại cho rằng tỉ lệ tổn thất tối đa chính là hệ số K1 trong công thức tính
tiền cấp quyền khai thác theo Nghị định 203. Nhƣ vậy, sự chƣa đầy đủ về các quy
định liên quan đến tổn thất nói chung và tỉ lệ tổn thất tối đa nói riêng sẽ ảnh hƣởng
không nhỏ đến công tác quản lý khai thác than nói chung và quản lý tổn thất than
nói riêng.
- Khi xem xét rộng hơn, tổn thất than còn xảy ra ngay từ khi phân cấp trữ
lƣợng và tính trữ lƣợng than để đƣa vào khai thác. Cụ thể:
+ Về quy định tính trữ lượng, hiện nay đang tồn tại 2 quy định tính trữ lƣợng:
(1) Quy định của Nhà nƣớc theo Quyết định số 157/QĐ-HĐTL/CL
ngày19/05/2008 của Hội đồng đánh giá trữ lƣợng TW V/v công nhận chỉ tiêu tạm
thời tính trữ lƣợng cho các mỏ than thuộc bể than Quảng Ninh. Theo quy định này,
78
đối với khai thác hầm lò, trữ lƣợng đƣợc tính với thông số: chiều dày vỉa tối thiểu
0,8m; độ tro tối đa 40%.
(2) Quy định của Tổng công ty Than Việt Nam trƣớc đây, nay là Tập đoàn
TKV tại Quyết định 2034/QĐ-ĐC ngày 19/9/1998 của TVN (nay là TKV). Theo
quy định này, đối với khai thác hầm lò, trữ lƣợng đƣợc tính với thông số: Chiều dày
vỉa 0,3; độ tro (kể cả độ làm bẩn) 50%. Quy định của TVN trƣớc đây chỉ mang
tính nội bộ với mục đích khuyến khích tận thu tối đa khai thác tài nguyên than tức là
cố gắng khai thác cả những phần tài nguyên than không đủ tiêu chuẩn tính trữ lƣợng
theo quy định của Nhà nƣớc.
Với hai quy định nói trên, khi áp dụng để tính trữ lƣợng than sẽ có sự chênh
lệch đáng kể, nếu áp dụng chỉ tiêu tính trữ lƣợng theo quy định 157 thì chắc chắn
rằng tổn thất than sẽ tăng cao.
Với hai quy định nói trên, khi tính trữ lƣợng than sẽ cho kết quả khác nhau
với mức chênh lệch trữ lƣợng lên tới 671 triệu tấn than.
Bảng 3.5: Kết quả tính trữ lƣợng
ĐVT: Tấn
Khu vực PAI PAII Chênh lệch
Vùng Uông Bí - Mạo khê 2489 084 924 2845 877 931 356 793 007
Vùng Hòn gai 1076 045 271 1273 732 662 197 687 391
Vùng Cẩm Phả 1863 079 207 1967 635 236 104 556 029
Vùng Nội địa 175 586 296 187 788 181 12 201 885
Tổng cộng 5603 795 698 6275 034 010 671 238 312
Nguồn: Báo cáo của TVN (nay là TKV).
* PAI: là trữ lượng được phê duyệt trong các báo cáo chuyển đổi (theo chỉ tiêu của Nhà nước)
* PAII: là trữ lượng được Nhà nước phê duyệt + thêm phần trữ lượng theo chỉ tiêu của
TKV được thống kê theo các báo cáo xây dựng CSDL địa chất.
+ Về quy định phân cấp trữ lượng: Quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT
ngày 07/6/2006 của Bộ trƣởng Bộ TN&MT về phân cấp trữ lƣợng và tài nguyên
khoáng sản rắn còn tồn tại nhiều bất cập liên quan đến tiêu chí hiệu quả kinh tế của
trữ lƣợng. Một trong những tiêu chí quan trọng để phân cấp trữ lƣợng là hiệu quả
79
kinh tế của trữ lƣợng. Tuy nhiên, giá cả biến động làm cho hiệu quả kinh tế thay
đổi, khi có hiệu quả thì là trữ lƣợng, khi không có hiệu quả thì không đƣợc coi là trữ
lƣợng mà chỉ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_giai_phap_kinh_te_giam_ton_that_than_tron.pdf