LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4. Những đóng góp mới của luận án 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý, sử dụng đất lúa hiệu quả 5
1.1.1. Một số khái niệm về đất, đất đai, loại sử dụng đất và đất trồng lúa 5
1.1.2. Quản lý Nhà nước đối với đất lúa 8
1.1.3. Sử dụng đất lúa hiệu quả và tiêu chí đánh giá sử dụng đất lúa hiệu quả 9
1.1.4. Những vấn đề thực tiễn trong quản lý và sử dụng đất lúa tại Việt Nam liên quan đến an ninh lương thực 12
1.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam 16
1.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất sản xuất lúa gạo trên thế giới 16
1.2.2. Tình hình quản lý đất đai và và sản xuất lúa gạo ở Việt Nam 20
1.3. Những nghiên cứu về đánh giá chất lượng đất đai trồng lúa và khả năng thích hợp của đất đai với trồng lúa ở trong và ngoài nước 24
1.4. Những nghiên cứu về giải pháp, chính sách quản lý và sử dụng hiệu quả đất lúa ở trong và ngoài nước 30
1.5. Tình hình nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 33
1.6. Nhận xét từ tổng quan và hướng nghiên cứu của đề tài luận án 35
145 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thống kênh tưới và hệ thống tiêu. Do vậy tương đối thuận lợi cho việc sản xuất lúa, đặc biệt là việc áp dụng hiện đại hoá trong sản xuất lúa, nâng cao hệ số sử dụng đất lúa, góp phần nâng cao năng suất lúa nói riêng và các loại cây trồng khác trong cơ cấu luân canh với lúa.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
Nền kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng giảm nông nghiệp, tăng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại. Năm 2010, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 53,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 19,3% và thương mại, dịch vụ chiếm 27,2% [Niên giám thống kê huyện Phú Bình, 2010]. Năm 2015, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, nông nghiệp giảm còn 31%, công nghiệp, xây dựng đạt 37,2% và dịch vụ thương mại chiếm 32,8% (hình 3.3). Sự gia tăng tỉ trọng công nghiệp mang tính đột phá là do trên địa bàn huyện Phú Bình có khu công nghiệp Điềm Thuỵ của Hàn Quốc. Đây là một trong những khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam, hiện đang sử dụng 180 ha đất của Phú Bình, Khu công nghiệp đã đi vào sản xuất, hàng năm đóng góp lớn vào GTSX ngành công nghiệp của huyện.
Hình 3.3. Cơ cấu kinh tế của huyện Phú Bình thời kỳ 2010-2015
Xét về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (hình 3.4) cho thấy, thời kỳ 2010-2015 sản xuất nông nghiệp có bước phát triển mạnh. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng từ 1.288 tỷ (năm 2010) lên 2.509 tỷ (năm 2015). Trong đó, năm 2010 giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 55,92%, chăn nuôi đạt 39,76% và dịch vụ đạt 4,32%. Năm 2015, giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm xuống còn 40,52%, trong khi đó chăn nuôi tăng và đạt 56,91% và dịch vụ có xu hướng giảm chỉ còn 2,57%. Sự gia tăng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi là hoàn toàn đúng hướng nhằm khai thác lợi thế của một huyện vốn có truyền thống về chăn nuôi. Đây cũng là vùng nằm trong quy hoạch phát triển chăn nuôi bò thịt của nước ta. Mặt khác phát triển chăn nuôi còn tạo ra nguồn phân hữu cơ lớn cung cấp cho thâm canh lúa nói riêng và sản xuất trồng trọt nói chung.
Kết quả thống kê về giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ cho thấy, mặc dù trong những điều kiện khó khăn về thời tiết, giá vật tư đầu vào gia tăng nhưng tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2015 vẫn đạt 80,273 tấn. Bình quân lương thực trên đầu người đạt 554 kg/người/năm.
Hình 3.4. Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp thời kỳ 2010-2015
3.1.2.2. Tình hình dân số, lao động và việc làm trên địa bàn huyện
Kết quả thống kê sơ bộ năm 2015 cho thấy dân số trung bình của huyện Phú Bình có 144.940 người. Mật độ dân số trung bình toàn huyện năm 2015 có 575 người/km2 (cao thứ 3 trong số 9 huyện, thành phố, thị xã của tỉnh) nhưng phân bố không đều giữa các xã trong huyện, tại các xã miền núi chỉ có 378 người/km2 trong khi đó ở các xã phía nam khu vực đồng bằng có 872 người/km2.
Bình quân diện tích đất nông nghiệp/người thấp. Năm 2010, bình quân đất sản xuất nông nghiệp là 1.050 m2/người, năm 2015 là 1.044 m2/người. Trong sản xuất mang tính thời vụ cao, thời gian cho sản xuất nông nghiệp ở 2 vụ chính chiếm khoảng trên 4 tháng nên nếu không phát triển sản xuất theo hướng thâm canh tăng vụ, mở rộng chăn nuôi, dịch vụ và ngành nghề thủ công trong nông thôn thì số lao động nhàn rỗi còn nhiều dẫn đến thiếu việc làm.
Bảng 3.1. Dân số của huyện Phú Bình giai đoạn 2002 và 2015
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu
Tổng số
Phân theo giới tính
Phân theo thành thị,
nông thôn
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
2002
132.107
62.747
69.360
3.325
128.782
2005
134.860
66.514
68.346
7.147
127.713
2010
134.336
66.159
68.177
7.620
126.716
2015
144.940
70.220
74.720
9.313
135.627
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Bình, 2015)
3.1.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Phú Bình rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phục vụ cho các hoạt động sản xuất lúa nói riêng. Ngoài Quốc lộ 37 chạy qua với khoảng 17,3 km, nối liền huyện với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang (khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang) còn có khoảng 35,1 km tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện bao gồm: ĐT261, ĐT266, ĐT261C, ĐT269B. Hiện nay dự án đường giao thông nối Quốc lộ 3 đi Điềm Thụy đã được UBND tỉnh cho điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch mạng lưới giao thông của tỉnh. Sở Giao thông Vận tải đang tiến hành lập dự án đầu tư với quy mô đường cấp cao đô thị lộ giới 42m. Đây là tuyến đường nối liền KCN Sông Công, KCN phía Bắc huyện Phổ Yên với các KCN của huyện Phú Bình. Do vậy, khi hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải, lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như liên kết kinh tế với các địa phương khác. Thêm vào đó là dự án xây dựng đường dài 10,3 km, rộng 120 m, nối đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên với Phú Bình, đi qua Tổ hợp dự án khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình đã được phê duyệt và xúc tiến đầu tư. Khi tuyến đường này hoàn thành sẽ tạo ra sự đột phá cho sự phát triển kinh tế của huyện. Với vị trí địa lý của huyện không xa thủ đô Hà Nội và sân bay Nội Bài cùng với những tuyến giao thông huyết mạch như trên sẽ tạo cơ hội tiếp nhận các cơ sở sản xuất công nghiệp di dời từ Hà Nội lên và nhiều dự án đầu tư mới của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến thực hiện trên đất Phú Bình. Theo đó người nông dân Phú Bình có cơ hội để tiêu thụ nông sản nói chung và lúa gạo nói riêng, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển.
Hệ thống đường liên thôn, đường trong xóm với chiều dài khoảng 150 km cũng cải tạo và nâng cấp, phần lớn đã được kiên cố bằng bê tông. Hệ thống đường nội đồng cũng được nâng cấp đảm bảo cho hoạt động sản xuất của nhân dân trong huyện.
b. Hệ thống thủy lợi
Như đã đề cập trong phần thuỷ văn và tài nguyên nước của huyện Phú Bình về nguồn nước trên lãnh thổ huyện và khả năng cung cấp cho sản xuất và đời sống. Tuy nhiên để sản xuất lúa ổn định huyện đã đầu tư xây dựng nhiều kênh mương, hồ dự trữ nước để điều tiết trong mùa khô và hàng loạt trạm bơm để tưới nước cho lúa. Kết quả khảo sát cho thấy trên địa bàn huyện hiện có 99 hồ chứa nước vừa và nhỏ để dự trữ nước trong mùa mưa và lấy nước tưới trong vụ ít mưa. Trong đó có 04 hồ có quy mô > 30ha do Công ty khai thác công trình thuỷ lợi huyện Phú Bình quản lý. Ngoài ra còn có 95 hồ < 30 ha do các xã quản lý bao gồm: xã Tân Hoà 07 hồ, xã Tân Đức 2 hồ, xã Tân Thành 12 hồ, xã Tân Kim 15 hồ, xã Bàn Đạt 12 hồ, xã Bảo Lý 04 hồ, xã Tân Khánh 33 hồ. Theo tính toán với hệ thống hồ như trên có thể chứa nước đáp ứng tưới cho khoảng 1.600ha đất lúa hàng năm. Tuy nhiên nhiều hồ được xây dựng trong thời kỳ hợp tác xã, hiện đang bị xuống cấp cần được quan tâm năng cấp cải tạo. Bên cạnh việc xây dựng các hồ đập để tạo nguồn nước, huyện cũng đã đầu tư xây dựng 2000 km mương nội đồng, trong đó đã kiên cố hoá được hơn 200 km, chiếm 10% tổng chiều dài hệ thống.
Để lấy nước từ nguồn vào tưới cho lúa, Nhà nước cũng đã đầu tư 37 trạm bơm điện và bơm dầu cố định do các xã quản lý. Trong đó xã Đồng Liên 10 trạm, xã Tân Khánh 05 trạm, xã Kha Sơn 03 trạm, xã Đào Xá 02 trạm, thị trấn Hương Sơn 02 trạm, xã Nga My 02 trạm, các xã Bảo Lý, Úc Kỳ, Thanh Ninh, Tân Hòa, Nhã Lộng, Tân Đức, Bàn Đạt, Tân Kim, Xuân Phương, Thượng Đình, Điềm Thụy, Hà Châu mỗi xã đều có 01 trạm. Tổng năng lực tưới của các trạm bơm này đáp ứng cho khoảng 1.072 ha, trong hệ thống trạm bơm này có một số trạm đã bị xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp, cải tạo.
Cùng với việc hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi tưới cho lúa trong nội đồng, để chống lũ của sông Cầu, nhà nước đã đầu tư xây dựng tuyến đê Hà Châu có tổng chiều dài 17,5 km, rộng 30 m, cao trình chống lũ đảm bảo được mức 13,8 m. Hành lang bảo vệ là 25 m. Đê nằm trên địa phận Phú Bình là 6,75 km trong đó có 4 km trùng với tỉnh lộ 266. Do tốc độ dòng chảy và tàu bè khai thác cát sỏi, sạt lở đất hàng năm mất đi từ 2 - 3 m, thềm sông gần chân đê nhất hiện chỉ còn 20 m, cần làm kè hoặc lát mái kết hợp để bảo vệ nơi xung yếu (chiều dài khoảng 300 m - 500 m).
c. Thực trạng hệ thống điện
Theo khảo sát, mạng lưới điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội đã bao phủ đến từng hộ trong gia đình nói riêng và cả 21 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn tổng chiều dài 178 km. Do vậy 100% số hộ có điện thắp sáng và phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia điện lực do hệ thống đường dây hạ thế xây dựng đã lâu nên đã xuống cấp, chất lượng thấp không đồng đều. Chi nhánh điện Phú Bình đang từng bước kiểm định toàn bộ hệ thống các trạm và đường dây, phối hợp với ngành điện lực và các phòng chuyên môn của tỉnh thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp cải tạo, xây dựng các trạm biến áp, từng bước nâng cao công suất và năng lực cung cấp nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
3.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Phú Bình
3.1.3.1. Thuận lợi
Phú Bình là một huyện có vị trí địa lý khá thuận lợi do cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 25 km về phía Tây và cách thành phố Hà Nội 70 km về phía Bắc nên có điều kiện để giao lưu trao đổi nông sản hàng hoá, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Phú Bình có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp và hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung gắn liền với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm như chuyên canh sản xuất lúa gạo, rau, quả thực phẩm, rừng nguyên liệu phục vụ chế biến
Nền kinh tế của huyện có tốc độ phát triển trung bình 22%/năm vào loại cao. Năm 2010, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 17,8%; thương mại, dịch vụ chiếm 16,8%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 65,4%. Mặc dù tỉ trọng ngành nông nghiệp không cao và đang có xu hướng ngày càng giảm nhưng vẫn là ngành quan trọng, tạo ra việc làm cho gần 60% lao động nông nghiệp, bình quân lương thực trên người đạt 554 kg/năm, đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ và có một phần lúa hàng hoá. Tuy nhiên, so với những lợi thế và tiềm năng sẵn có của huyện thì nhịp độ phát triển kinh tế chưa cao. Sản xuất nông nghiệp vẫn độc canh cây lúa là chủ yếu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy nhanh nhưng chưa đồng bộ.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất lúa nói riêng khá thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu phát triển. Đặc biệt là hạ tầng thuỷ lợi phục vụ cho tưới và tiêu chủ động cho phần lớn diện tích đất trồng lúa và cây hàng năm. Do vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích bằng con đường tăng vụ.
3.1.3.2. Hạn chế
Mưa phân bố không đều, tập trung vào các tháng mùa mưa nên đã gây ngập úng làm cho năng suất lúa vụ mùa giảm. Mùa Xuân có độ ẩm cao, trời âm u, ít ánh sáng cùng với ít mưa nên dễ bị khô hạn, những tháng độ ẩm cao dễ phát sinh sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Mùa Đông thường xuất hiện gió mùa Đông Bắc và nhiệt độ giá lạnh nên cũng có ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân trên đầu người thấp với 358 m2/người cùng với sự gia tăng dân số dẫn đến bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/người tiếp tục giảm. Trong khi đó, Phú Bình đang là huyện có tốc độ đô thị hoá cao dẫn đến mất đất sản xuất nông nghiệp nói chung và đất lúa nói riêng. Những vấn đề nêu trên đã gây áp lực lớn đối với quỹ đất nông nghiệp trong huyện. Do vậy nghiên cứu khai thác sử dụng quỹ đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là quỹ đất trồng lúa một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất cần được nghiên cứu.
3.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình
3.2.1. Tình hình quản lý đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình
3.2.1.1. Công tác ban hành các văn bản quản lý Nhà nước về đất lúa
Trong giai đoạn 2002 - 2013, Uỷ ban nhân dân huyện đã ban hành 6 văn bản quy định liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện. Công tác xác định địa giới hành chính gắn với lập bản đồ hành chính cho từng xã, thị trấn trong phạm vi lãnh thổ của huyện Phú Bình đã được thực hiện. Do vậy đến nay các loại hồ sơ về địa giới hành chính của huyện cũng như từng xã, thị trấn trong huyện đã hoàn thiện và được lưu trữ, quản lý sử dụng theo đúng quy định pháp luật.
3.2.1.2. Công tác khảo sát, đo đạc thành lập bản đồ địa chính
Công tác khảo sát, đo đạc thành lập bản đồ địa chính đến từng thửa đất đã được tổ chức triển khai rất sớm, từ những năm 2001. Đến nay toàn bộ các xã, thị trấn trong huyện đã hoàn thành việc lập bản đồ địa chính và hồ sơ kèm theo, tài liệu được đưa vào sử dụng kịp thời phục vụ công tác quản lý đất đai như: giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê.
Tuy nhiên tài liệu bản đồ địa chính của các xã, thị trấn có chất lượng và độ chính xác chưa cao do được đo đạc, lập bản đồ địa chính theo hệ tọa độ HN-72, bản đồ thành lập bằng dạng giấy Troky hoặc Diamat, chưa được đo đạc theo hệ tọa độ VN-2000 mặc dù đã dùng phần mềm quét, nắn ảnh và số hóa và chuyển đổi từ hệ tọa độ HN-72 sang VN- 2000. Do trong một thời gian dài các bản đồ và hồ sơ, sổ sách kèm theo không được cập nhật, chỉnh lý biến động đồng bộ và thường xuyên nên hiện trạng đang sử dụng đất biến động nhiều so với nguồn tài liệu bản đồ đã lập.
3.2.1.3. Công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất lúa
Việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện đã hoàn thành. Số liệu kiểm kê diện tích đất đai (trong đó có đất lúa) năm 2010 của cấp xã là số liệu cơ bản, số liệu kiểm kê diện tích đất đai (trong đó có đất lúa) năm 2010 cấp huyện đều được tổng hợp từ số liệu kiểm kê của cấp xã bằng phần mềm kiểm kê, bảo đảm tính trung thực, độ chính xác và tính thống nhất cao. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (trong đó có đất lúa) của cấp xã tỉ lệ 1/5.000 và tỉ lệ 1/25.000 của huyện Phú Bình đều đã được thành lập dưới dạng bản đồ số để thuận tiện trong việc tổng hợp, xây dựng bản đồ hiện trạng của đơn vị hành chính cấp trên, bảo đảm sử dụng để biên tập, thành lập bộ bản đồ nền thống nhất trên phạm vi của huyện, phục vụ cho công tác quản lý đất đai nói chung, đất lúa nói riêng. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một dự án riêng về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất lúa theo hướng dẫn của Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
3.2.1.4. Tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất
Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trong giai đoạn 2002 - 2013 đã được thực hiện trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt, góp phần khai thác sử dụng quỹ đất hợp lý, hiệu quả quỹ đất hiện có, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình.
3.2.1.5. Công tác đăng ký biến động đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đăng ký biến động đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng đã được thực hiện, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, toàn huyện đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được 19.144,76 ha, trong số 22.034,38 ha đất cần phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 87%, trong đó:
- Diện tích đất đã cấp GCN cho các tổ chức được 484,81 ha/584,63 ha đạt 82,93% so với diện tích cần cấp.
- Diện tích đất đã cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư được 18.659,95 ha/19.188,27 ha, đạt 97,25% so với diện tích cần cấp, bao gồm các loại đất sau:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 13.839,29 ha/14.038,64 ha, đạt tỷ lệ 98,58%;
+ Đất lâm nghiệp: 3.442,23 ha/3.749,29 ha, đạt tỷ lệ 91,81%;
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 350,50 ha/357,73 ha, đạt tỷ lệ 97,98%;
+ Đất ở tại nông thôn: 974,96 ha/975,18 ha, đạt tỷ lệ 99,98%;
+ Đất ở tại đô thị: 52,97 ha/54,98 ha, đạt tỷ lệ 96,34%.
3.2.1.6. Thực trạng hệ thống tổ chức và cán bộ quản lý đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình
Số liệu tổng hợp về thực trạng hệ thống tổ chức và cán bộ quản lý đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình được tổng hợp ở bảng 3.2 cho thấy: Bộ máy quản lý đất đai đã được hình thành từ huyện xuống cấp xã. Tại huyện có Phòng Tài Nguyên và Môi Trường làm nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đồng thời trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai và môi trường. Ở mỗi xã cũng có một đến hai cán bộ quản lý đất đai. Số cán bộ có trình độ đại học chiếm 68,97% trong tổng số 58 cán bộ công tác trong hệ thống này.
Về phân bổ cán bộ, phòng Tài Nguyên và Môi trường của huyện có 7 cán bộ trong đó có 6 cán bộ đại học và 1 cán bộ trung cấp. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất có 8 người, trong đó có 6 cán bộ đại học và 2 cán bộ cao đẳng. Cán bộ địa chính cấp xã có 42 người. Đa số các xã có 2 cán bộ địa chính, cá biệt có xã 3 cán bộ địa chính như xã Hà Châu, xã Tân Hoà có 1 cán bộ địa chính. Tuy nhiên xét theo nhu cầu của công tác quản lý nhà nước nhất là trong điều kiện hiện nay khi việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa nhiều thì số lượng cán bộ tại cấp phòng và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất còn ít.
Bảng 3.2. Tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý đất đai trên địa bàn
huyện Phú Bình
Hệ thống Quản lý và Cán bộ
Tổng số (Người)
Trình độ học vấn của cán bộ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Số CB
Cơ cấu
(%)
Số CB
Cơ cấu
(%)
Số CB
Cơ cấu
(%)
I. Phòng Tài nguyên và Môi trường
8
7
87,50
1
12,50
II. Văn phòng ĐK quyền SDĐ
8
6
75
2
25
III. Cán bộ địa chính cấp xã
42
27
64,29
2
4,76
13
30,95
TT Hương Sơn
2
1
50
1
50
Kha Sơn
2
1
50
1
50
Tân Đức
2
1
50
1
50
Tân Hòa
1
1
100
Tân Thành
2
2
100
Tân Kim
2
2
100
Tân Khánh
2
2
100
Bảo Lý
2
2
100
Đào Xá
2
2
100
Đồng Liên
2
2
100
Bàn Đạt
2
1
50
1
50
Thượng Đình
2
2
100
Điềm Thụy
2
1
50
1
50
Úc Kỳ
2
2
100
Nga My
2
1
50
1
50
Hà Châu
3
2
66,67
1
33,33
Xuân Phương
2
1
50
1
50
Lương Phú
2
1
50
1
50
Thanh Ninh
2
2
100
Dương Thành
2
2
100
Nhã Lộng
2
1
50
1
50
Tổng
58
40
68,97
4
6,90
14
24,13
3.2.2. Tình hình sử dụng đất trồng lúa và hiệu quả của sản xuất lúa trên địa bàn huyện Phú Bình
3.2.2.1. Tình hình sử dụng đất trồng lúa và biến động về diện tích, năng suất, sản lượng lúa
Diện tích đất trồng lúa năm 2013 của huyện Phú Bình là 7595 ha, với tổng diện tích gieo trồng lúa 12.601 ha. Hệ số sử dụng đất lúa bình quân toàn huyện là 1,7. Năng suất bình quân đạt 50,3 tạ/ha. Tuy nhiên có sự phân bố không đều giữa các tiểu vùng trong huyện, tiểu vùng 2 có diện tích lúa lớn nhất với 3.958,9 ha, diện tích gieo trồng lúa 6.774,1 ha, năng suất đạt 50,5 tạ/ha/ vụ, sản lượng đạt 343.022 tạ/năm, chiếm 62,93% tổng sản lượng lúa của cả huyện; tiếp theo là tiểu vùng 3 có diện tích canh tác 1.910,7 ha, diện tích gieo trồng 2.197,7 ha, năng suất đạt trung bình 52 tạ/ha, cao hơn so với tiểu vùng 1 và vùng 2, tiểu vùng 1 có diện tích canh tác ít nhất với 1.725,4 ha, diện tích gieo trồng lúa có 2569,3 ha, năng suất lúa trung bình vụ/năm đạt 47,8 tạ/ha (bảng 3.3).
Bảng 3.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa huyện Phú Bình năm 2013 phân theo các tiểu vùng kinh tế
TT
Chỉ Tiêu
Diện tích gieo trồng (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng
(tạ)
TỔNG SỐ
12.601
50,3
633.908
Vùng 1
2.569,3
47,8
122.735,0
1
Bàn Đạt
712,3
46,0
32.787
2
Tân Khánh
686,3
48,8
33.485
3
Tân Kim
717,7
48,4
34.737
4
Tân Thành
453,0
48,0
21.726
Vùng 2
6.774,1
50,5
343.022,0
5
TT Hương Sơn
774,7
51,5
39.884
6
Đào Xá
545,0
45,6
24.862
7
Đồng Liên
304,5
45,8
13.940
8
Bảo Lý
567,0
48,2
27.313
9
Dương Thành
644,6
55,2
35.560
10
Kha Sơn
840,7
48,4
40.701
11
Lương Phú
361,8
53,9
19.499
12
Tân Đức
840,0
53,1
44.585
13
Tân Hoà
852,0
49,1
41.863
14
Thanh Ninh
475,0
54,1
25.690
15
Xuân Phương
568,8
51,2
29.125
Vùng 3
2.197,7
52,0
168.151,0
16
Điềm Thụy
588,0
52,2
30.698
17
Hà Châu
472,0
53,1
25.066
18
Nga My
728,0
49,8
36.270
19
Nhã Lộng
413,0
54,3
22.430
20
Úc Kỳ
460,0
53,8
24.744
21
Thượng Đình
596,7
48,5
28.943
Giai đoạn 2002 - 2013, diện tích đất trồng lúa của huyện Phú Bình không ổn định. Giai đoạn 2002 - 2005 giảm 47 ha, giai đoạn 2005 - 2010 giảm 176,6 ha, gấp 3 lần so với giai đoạn 2002 - 2005 nhưng giai đoạn 2010 - 2013 diện tích lúa của cả huyện lại tăng 17,6 ha. Tính chung cho cả giai đoạn 2002 - 2013 cả huyện Phú Bình giảm 206 ha. Sự suy giảm diện tích đất trồng lúa trong giai đoạn này là do đã lấy đất lúa phục vụ cho phát triển đô thị, khu công nghiệp và một phần chuyển dịch sang cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Bảng 3.4. Biến động sử dụng đất trồng lúa huyện Phú Bình giai đoạn 2002-2013 chia theo tiểu vùng
TT
Chỉ tiêu
2002
2005
2010
2013
Biến động
2002-2005
2005-2010
2010-2013
2002-2013
TỔNG SỐ
7.801,0
7.754,0
7.577,4
7.595,0
-47,0
-176,6
17,6
-206,0
Tiểu vùng 1
1.722,0
1.727,0
1.726,0
1.725,4
5,0
-1,0
-0,6
3,4
Tiểu vùng 2
4.027,0
4.030,0
3.943,2
3.958,9
3,0
-86,8
15,7
-68,1
Tiểu vùng 3
2.052,0
1.997,0
1.908,2
1.910,7
-55,0
-88,8
2,5
-141,3
Năng suất lúa bình quân của huyện Phú Bình tăng trong giai đoạn 2009-2013 (Hình 3.5) từ mức 47 tạ (năm 2009) lên 50,3 tạ/ha/vụ (năm 2013), tăng 3,3 tạ/ha/vụ. Trong các tiểu vùng của huyện, tiểu vùng 3 và vùng 2 gia tăng năng suất lúa lớn nhất với 4 tạ/ha/vụ trong khi đó vùng 2 chỉ gia tăng 2 tạ/ha/vụ. Tiểu vùng 3 cũng là tiểu vùng có năng suất bình quân cao nhất đạt 52 tạ/ha/vụ (năn suất năm 2013), tiếp theo là tiểu vùng 2 đạt 51 tạ/ha/vụ. Tiểu vùng 1 có năng suất thấp nhất với 48 tạ/ha/vụ.
Hình 3.5. Biến động năng suất lúa trung bình (tạ/ha) của từng tiểu vùng và toàn huyện Phú Bình giai đoạn 2009-2013
Số liệu thống kê về biến động năng suất lúa trong giai đoạn 2009-2013 được biểu thị tại hình vẽ. Mặc dù diện tích đất trồng lúa giảm nhưng do năng suất tăng dẫn đến sản lượng lúa trong 5 năm 2009 - 2013 cũng tăng. Trong các tiểu vùng, tiểu vùng 3 gia tăng sản lượng lúa lớn nhất với 1.373 tấn, tiếp theo là vùng 2 với 1.159 tấn, vùng 1 gia tăng ít nhất với 680 tấn so với năm 2009.
Hình 3.6. Biến động sản lượng lúa (nghìn tấn) của từng vùng và toàn
huyện Phú Bình giai đoạn 2009 - 2013
3.2.2.2. Hiệu quả của các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất lúa trên địa bàn huyện Phú Bình
Các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất lúa
Số liệu điều tra về các loại sử dụng đất trồng lúa gắn với kiểu sử dụng đất của huyện Phú Bình đã xác định được trên địa bàn huyện Phú Bình có 3 loại sử dụng đất trồng lúa và 16 kiểu sử dụng đất phổ biến.
- Loại sử dụng đất chuyên trồng lúa (LUT1) có diện tích 4.686,6 ha, chiếm 61,71% diện tích đất trồng lúa. Đất chuyên lúa có 3 kiểu sử dụng đất gồm: kiểu sử dụng đất trồng lúa 2 vụ có 3.129,1 ha; kiểu sử dụng đất gieo trồng 1 vụ lúa xuân có 79,1 ha và kiểu sử dụng đất gieo trồng một vụ lúa mùa 1.478,4 ha.
- Loại sử dụng đất trồng 2 vụ lúa và một vụ màu (LUT2) có diện tích 1.478,4 ha, chiếm 19,47% đất trồng lúa của huyện. Loại này có 6 kiểu sử dụng đất, nhiều nhất là kiểu sử dụng đất lúa Xuân - lúa mùa - ngô Đông có diện tích 1.437,6 ha; tiếp theo là kiểu sử dụng đất lúa Xuân - lúa mùa - rau Đông có diện tích 324,5 ha; kiểu sử dụng đất lúa Xuân - lúa mùa - khoai lang Đông có diện tích 243,8 ha. Các kiểu sử dụng đất còn lại như 2 vụ lúa - cà chua; 2 vụ lúa - đỗ tương Đông; 2 vụ lúa - khoai tây Đông có diện tích không đáng kể.
- Loại sử dụng đất một vụ lúa mùa - 2 vụ màu (LUT3) có 747 ha. Loại sử dụng đất này có 7 kiểu sử dụng đất trong đó có kiểu sử dụng đất ngô Xuân - lúa mùa có diện tích 243,6 ha; tiếp theo là kiểu sử dụng đất lúa mùa - ngô Đông có diện tích 158 ha, Kiểu sử dụng đất lạc xuân - lúa mùa có diện tích 122,1 ha. Các kiểu sử dụng đất còn lại ngoài vụ lúa còn trồng đậu tương, khoai lang Xuân, khoai tây hoặc rau Đông có diện tích không nhiều.
Bảng 3.5. Tổng hợp diện tích các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất lúa huyện Phú Bình năm 2014
Loại hình
sử dụng đất
Kiểu sử dụng đất
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Chuyên lúa
4.686,6
61,71
(1)Lúa Xuân - lúa mùa
3.129,1
41,20
(2)Lúa Xuân
79,1
1,04
(3)Lúa mùa
1.478,4
19,47
2 lúa - 1 màu
2.161,4
28,46
(4)Lúa Xuân - lúa mùa - ngô Đông
1.437,6
18,93
(5)Lúa Xuân - lúa mùa - cà chua Đông
61,4
0,81
(6)Lúa Xuân - lúa mùa - đỗ tương Đông
65,9
0,87
(7)Lúa Xuân - lúa mùa - khoai lang Đông
243,8
3,21
(8)Lúa Xuân - lúa mùa - khoai tây Đông
28,2
0,37
(9)Lúa Xuân - lúa mùa - rau Đông
324,5
4,27
1 lúa mùa - 1 màu
747,0
9,83
(10)Ngô Xuân - lúa mùa
243,6
3,21
(11)Lúa mùa - ngô Đông
158,0
2,08
(12)Lạc Xuân - lúa mùa
122,1
1,61
(13)Lúa mùa - rau Đông
63,0
0,83
(14)Lúa mùa - khoai tây Đông
38,5
0,51
(15)Khoai lang Xuân - lúa mùa
88,4
1,16
(16) Đỗ tương Xuân - lúa mùa
33,4
0,44
Tổng cộng
7.595,0
100,00
Tuy nhiên do có sự khác nhau về điều kiện địa hình và nguồn nước tưới của các hệ thống
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_giai_phap_quan_ly_va_su_dung_hieu_qua_dat.doc