Luận án Nghiên cứu giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vii

DANH MỤC CÁC BẢNG . viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ. x

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ. x

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của luận án . 1

2. Mục tiêu nghiên cứu . 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3

4. Những đóng góp mới của luận án . 3

5. Kết cấu của luận án . 5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP TÍN

DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ . 6

1.1 Cơ sở lý luận về giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê . 6

1.1.1 Khái niệm và bản chất giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ

sản xuất cà phê . 6

1.1.2 Vai trò của giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê . 8

1.1.3 Đặc điểm của giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuấtcà phê . 10

1.1.4 Nội dung nghiên cứu giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ

sản xuất cà phê . 12

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng . 27

1.2 Cơ sở thực tiễn về giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê . 34

1.2.1 Giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê của một số nước trênthế giới . 34iv

1.2.2 Bài học kinh nghiệm về giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà

phê ở Việt Nam . 39

1.2.3 Bài học kinh nghiệm về giải pháp tín dụng cần rút ra cho Đăk Nông . 40

1.2.4 Các đề tài và công trình nghiên cứu liên quan . 41

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 . 43

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 45

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu . 45

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội . 45

2.1.2 Đặc điểm sản xuất cà phê của tỉnh Đăk Nông . 47

2.2 Phương pháp tiếp cận . 48

2.2.1 Tiếp cận theo hộ . 48

2.2.2 Tiếp cận theo thị trường tín dụng mở. 49

2.2.3 Tiếp cận theo vùng sinh thái . 49

2.2.4 Tiếp cận theo kinh tế thể chế. 49

2.3 Khung phân tích . 50

2.4 Thu thập thông tin . 51

2.4.1 Thu thập thông tin thứ cấp . 51

2.4.2 Thu thập thông tin sơ cấp . 51

2.5 Phương pháp phân tích . 54

2.5.1 Xử lý số liệu . 54

2.5.2 Phương pháp thống kê . 54

2.5.3 Phương pháp hàm tài chính . 55

2.6 Hệ thống chỉ tiêu phân tích . 55

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 . 56

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐĂK

NÔNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ . 58

3.1 Tình hình triển khai thực hiện các giải pháp tín dụng . 58

3.1.1 Xác định nhu cầu tín dụng của hộ sản xuất cà phê. 58v

3.1.2 Tình hình thực hiện giải pháp huy động vốn . 61

3.1.3 Tình hình thực hiện giải pháp tín dụng thông qua triển khai chính

sách cho vay . 63

3.1.4 Tình hình triển khai tiếp cận cho vay và giải ngân vốn vay . 79

3.1.5 Tình hình quản lý nợ, thu hồi vốn vay và xử lý rủi ro . 81

3.2 Kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng . 84

3.2.1 Kết quả và hiệu quả đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn tỉnh Đăk Nông . 84

3.2.2 Kết quả và hiệu quả đối với hộ sản xuất cà phê . 88

3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê . 94

3.3.1 Ảnh hưởng của các nhân tố từ phía ngân hàng . 94

3.3.2 Ảnh hưởng của các nhân tố từ hộ sản xuất cà phê . 98

3.3.3 Ảnh hưởng của cung cấp dịch vụ công . 101

3.3.4 Ảnh hưởng của chính sách nhà nước . 104

3.4 Đánh giá việc thực hiện giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê . 110

3.4.1 Về ưu điểm . 110

3.4.2 Những tồn tại, hạn chế. 110

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 . 113

CHƯƠNG 4. HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐĂK

NÔNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ . 115

4.1 Căn cứ, quan điểm và mục tiêu giải pháp tín dụng ngân hàng đối với

hộ sản xuất cà phê . 115

4.1.1 Căn cứ để hoàn thiện giải pháp . 115

4.1.2 Quan điểm về giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuấtcà phê . 116

4.1.3 Mục tiêu chủ yếu về giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê . 118vi

4.2 Hoàn thiện giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê . 120

4.2.1 Hoàn thiện các chính sách nhà nước . 121

4.2.2 Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công . 130

4.2.3 Giải pháp đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn tỉnh Đăk Nông . 133

4.2.4 Giải pháp đối với hộ sản xuất cà phê . 141

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 . 144

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 147

1. Kết luận . 147

2. Kiến nghị. 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ . 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 152

PHỤ LỤC . 158

pdf212 trang | Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất cà phê Tình hình tỷ trọng dư nợ cho vay vốn trung hạn so với tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê có chiều hướng tăng lên trong giai đoạn 2008 - 2011, từ 11,5% năm 2008, tăng lên 21% năm 2011, thể hiện sự chuyển biến đối tượng đầu tư vốn tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông (Bảng 3.14). Đây là biểu hiện tích cực, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị, thực hiện tái canh vườn cà phê già cỗi, nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất cà phê đạt năng suất cao, bền vững theo quy hoạch tại địa bàn Đăk Nông. Bảng 3.14 Kết quả cho vay hộ sản xuất cà phê theo bình quân dư nợ hộ Chỉ tiêu ĐVT Số dư cuối năm (tr.đ) Tốc độ tăng, giảm (%) 2008 2009 2010 2011 09/08 10/09 11/10 BQ 1. Cho vay ngắn hạn tr.đ 225.901 297.688 187.030 438.411 31,8 -37,2 134,4 43,0 - Số hộ vay hộ 5.909 6.750 4.130 6.021 14,2 -38,8 45,8 7,1 - Bình quân dư nợ/hộ tr.đ/hộ 38,2 44,1 45,3 72,8 15,4 2,7 60,8 26,3 2. Cho vay trung hạn tr.đ 29.996 90.627 104.640 116.255 202,1 15,5 11,1 76,2 - Số hộ vay hộ 471 1.531 1.853 1.463 225,1 21,0 -21,0 75,0 - Bình quân dư nợ/hộ tr.đ/hộ 63,7 59,2 56,5 79,5 -7,1 -4,6 40,7 9,7 3. Cho vay dài hạn tr.đ 0 0 0 0 Tổng dư nợ cho vay tr.đ 255.898 388.315 291.670 554.666 51,7 -24,9 90,2 38,9 - Số hộ vay hộ 6.380 8.281 5.983 7.484 29,8 -27,8 25,1 9,0 - Bình quân dư nợ/hộ tr.đ/hộ 101,9 103,3 101,8 152,3 1,4 -1,5 49,6 16,5 Nguồn: NHNo & PTNT Đăk Nông Tuy nhiên, kết quả cho vay hộ sản xuất cà phê theo bình quân dư nợ hộ cho thấy: Năm 2011 so với năm 2008, tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê tăng bình quân mỗi năm là 38,9%, trong khi đó, tổng số lượng hộ sản xuất cà phê vay vốn chỉ tăng lên bình quân mỗi năm là 9,0%. Nguyên nhân của sự không cân xứng về tốc độ tăng dư nợ cho vay và số lượng hộ vay vốn là do NHNo & PTNT Đăk Nông chuyển hướng đầu tư tín dụng, tăng cho vay chăm sóc cà phê hộ có diện tích canh tác lớn. Bên cạnh đó, so với số lượng 74.789 hộ sản xuất cà phê của tỉnh Đăk Nông thì số hộ sản xuất cà phê được vay vốn NHNo & PTNT Đăk Nông chỉ đạt 86 tỷ lệ 10,0%, trong khi có đến 80,5% hộ sản xuất cà phê có nhu cầu vay vốn. Do đó, có thể nói, việc đáp ứng nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng cho hộ sản xuất cà phê ở địa bàn Đăk Nông còn tương đối thấp. Đây là một trong những hạn chế lớn của việc thực hiện giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê. b. Dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê theo vùng sinh thái Tình hình về cơ cấu dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê theo vùng sinh thái cho thấy: Dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê của cả hai vùng sinh thái phù hợp và vùng sinh thái tương đối phù hợp phát triển cà phê đều tăng; tuy nhiên, tốc độ tăng dư nợ cho vay của vùng sinh thái tương đối phù hợp tăng mạnh hơn nhiều lần đối với vùng sinh thái phù hợp (Bảng 3.15). Bảng 3.15 Kết quả cho vay hộ sản xuất cà phê theo vùng sinh thái Vùng, huyện, thị xã Dư nợ cuối năm (tr.đ) So sánh tốc độ tăng, giảm (%) 2008 2009 2010 2011 09/08 10/09 11/10 BQ I. Vùng sinh thái phù hợp phát triển cà phê 202.366 304.846 211.130 355.533 50,6 -30,7 68,4 25,2 1. Huyện Đăk Min 114.717 143.625 83.753 133.261 25,2 -41,7 59,1 5,4 2. Huyện Đăk Song 31.375 64.590 65.035 91.191 105,9 0,7 40,2 63,5 3. Huyện Đăk RLâp 56.274 96.631 62.343 131.081 71,7 -35,5 110,3 44,3 II. Vùng sinh thái tương đối phù hợp phát triển cà phê 53.532 83.469 80.540 199.133 55,9 -3,5 147,2 90,7 1. Thị xã Gia Nghĩa 8.808 33.311 23.826 62.633 278,2 -28,5 162,9 203,7 2. Huyện Krông Nô 26.896 29.744 41.642 82.186 10,6 40,0 97,4 68,5 3. Huyện Đăk GLong 10.434 15.133 12.406 36.208 45,0 -18,0 191,9 82,3 4. Huyện Chư Jut 7.393 5.281 2.665 6.413 -28,6 -49,5 140,6 -4,4 5. Huyện Tuy Đức 0 0 0 11.694 Toàn tỉnh 255.898 388.315 291.670 554.666 51,7 -24,9 90,2 38,9 Nguồn: NHNo & PTNT Đăk Nông So sánh số liệu năm 2011 với năm 2008, tốc độ tăng trưởng dư nợ của vùng sinh thái phù hợp phát triển cà phê là 1,8 lần; trong khi đó ở vùng sinh thái tương đối phù hợp phát triển cà phê là 3,7 lần, mức độ chênh lệch về tăng dư nợ rất lớn. Vấn đề này cho thấy việc quản lý kế hoạch kinh doanh gắn với vùng sinh 87 thái của địa bàn hoạt động của NHNo & PTNT Đăk Nông còn mang tính chủ quan, tự phát. 3.2.1.2 Hiệu quả cho vay hộ sản xuất cà phê Để đánh giá hiệu quả vốn tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh giữa hai kết quả: (1) Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê với tổng dư nợ và (2) Tỷ trọng thu lãi cho vay hộ sản xuất cà phê với tổng thu lãi của ngân hàng. Phần tính toán hiệu quả theo phương pháp này, chưa kể chi phí cho vay hộ sản xuất cà phê cao hơn vì món vay nhỏ, địa bàn cho vay xa xôi của vùng chuyên canh cà phê. Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê trên tổng dư nợ cho vay cao nhất là năm 2009 19,7% (~ 20%), bình quân từ năm 2008 - 2011 là 17,7%, tỷ trọng thu lãi cho vay hộ sản xuất cà phê trên tổng thu lãi là 15,4%, thấp hơn 2,2% (Bảng 3.16). Nguyên nhân là do chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn. Trong khi cơ cấu vốn huy động lãi suất cao chiếm tỷ trọng lớn (xem Biểu đồ 3.2), lãi suất cho vay hộ sản xuất cà phê áp dụng lại áp dụng mức thấp theo chính sách điều hành lãi suất của nhà nước, nên hiệu quả tài chính cho vay hộ sản xuất cà phê thấp hơn cho vay các đối tượng khác. Bảng 3.16 Hiệu quả cho vay hộ sản xuất cà phê Năm Dư nợ cho vay Thu lãi cho vay (kể cả dự thu) Tổng dư nợ (tr.đ) Cho vay hộ sản xuất cà phê Tổng thu lãi (tr.đ) Cho vay hộ sản xuất cà phê Dư nợ (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền lãi (tr.đ) Tỷ trọng (%) 2008 1.340.261 255.898 19,1 205.123 28.490 13,9 2009 1.971.603 388.315 19,7 302.555 46.291 15,3 2010 2.460.590 291.670 11,9 450.367 73.601 16,3 2011 3.002.835 554.666 18,5 613.916 99.739 16,2 Nguồn: NHNo & PTNT Đăk Nông Như vậy, hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê tại NHNo & PTNT Đăk Nông tuy có hiệu quả tài chính, nhưng không bằng cho vay các đối tượng khác. Tóm lại, kết quả và hiệu quả thực hiện giái pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông, nhìn chung chưa giải quyết đầy đủ 88 những vấn đề thực tiễn đặt ra. Vấn đề này có nguyên nhân tổng hợp từ các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê (sẽ được phân tích kỹ ở phần sau); tuy nhiên, có thể xác định nhân tố chính là từ phía ngân hàng, chủ yếu là: (1) Chênh lệch lãi suất (Interest Rate Spread) giữa lãi suất nguồn vốn và lãi suất cho vay tương đối thấp; việc huy động nguồn vốn lãi suất thấp của ngân hàng có nhiều khó khăn trong khu vực nông thôn; áp dụng phương thức cho vay chưa đa dạng; (2) Không tổ chức cho vay thông qua Tổ vay vốn để giảm chi phí; (3) Địa bàn nông thôn vùng chuyên canh cà phê tương đối rộng, chi phí cho vay cao, trong khi năng lực hoạt động (mạng lưới, nhân sự) của NHNo & PTNT Đăk Nông chưa đáp ứng đầy đủ. 3.2.2 Kết quả và hiệu quả đối với hộ sản xuất cà phê 3.2.2.1 Kết quả vay vốn ngân hàng Kết quả vay vốn ngân hàng của hộ sản xuất cà phê chính là mục đích đạt được sau khi sử dụng vốn vay ngân hàng. Kết quả vay vốn ngân hàng phản ánh tập trung vào hai nội dung chính: (1) Diện tích sản xuất cà phê vay vốn ngân hàng và (2) Các đối tượng vay vốn hình thành bằng vốn vay ngân hàng. a. Diện tích sản xuất cà phê vay vốn Bảng 3.17 Diện tích cà phê của hộ sản xuất cà phê có vay vốn ngân hàng Huyện, thị xã Diện tích cà phê của hộ sản xuất cà phê (ha) Diện tích cà phê của hộ có vay vốn Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) - Huyện Đăk Min 18.150 4.777 26,3 - Huyện Đăk Song 17.262 4.325 25,1 - Huyện Đăk RLâp 17.807 4.229 23,7 - Thị xã Gia Nghĩa 8.100 2.785 34,4 - Huyện Krông Nô 8.095 1.880 23,2 - Huyện Đăk GLong 6.545 679 10,4 - Huyện Chư Jut 3.467 111 3,2 - Huyện Tuy Đức 8.870 250 2,8 Toàn tỉnh 88.296 19.036 21,6 Nguồn: Cục Thống kê Đăk Nông, NHNo & PTNT Đăk Nông 89 Để đánh giá kết quả vay vốn ngân hàng của hộ sản xuất cà phê về mặt diện tích cần xem xét diện tích canh tác của hộ sản xuất cà phê được vay vốn của NHNo & PTNT Đăk Nông so với diện tích canh tác của hộ sản xuất cà phê. Nói cách khác, đánh giá kết quả vay vốn theo diện tích cà phê là xem xét “độ phủ” của vốn tín dụng trên diện tích cà phê của hộ sản xuất cà phê tại địa bàn tỉnh Đăk Nông (Bảng 3.17). Với “độ phủ” vốn tín dụng ngân hàng chỉ đạt 21,6% diện tích cà phê của hộ sản xuất cà phê, cho thấy khả năng mở rộng tín dụng cho vay hộ sản xuất cà phê ở địa bàn Đăk Nông còn rất lớn. b. Các đối tượng hình thành từ vốn vay Theo tổng hợp báo cáo từ các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng, nơi cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất cà phê, các đối tượng hàng hóa, vật tư mua sắm, thanh toán bằng vốn vay ngân hàng của hộ sản xuất cà phê trong năm 2011 được thống kê ở Bảng 3.18. Bảng 3.18 Đối tượng vay vốn hình thành từ vốn vay ngân hàng Đối tượng vay vốn ĐVT Kết quả - Số lượng - Chăm sóc cà phê kinh doanh ha 19.036 - Tái canh diện tích cà phê già cỗi ha 11 - Máy cày tay (có giàn xới) cái 18 - Rơ-mooc máy cày tay, máy cày kéo cái 27 - Mô tơ phát điện cái 65 - Hệ thống bơm tưới (máy bơm, ống nước, béc) bộ 323 - Máy cắt tỉa cành, chồi cái 650 - Máy cắt cỏ cầm tay cái 392 - Hệ thống máy móc, thiết bị sơ chế cà phê bộ 5 - Sân phơi (bê tông 10-15cm, lát gạch mộc 30x30) m2 2.125 - Nhà kho (khô thoáng, cấp 4 thông thường) m2 560 - Đào vét giếng, lấy nước tưới cho cà phê cái 108 - Đối tượng chăn nuôi của hộ kiêm hộ 290 - Đối tượng buôn bán nhỏ của hộ kiêm hộ 398 - Giải quyết việc làm cho lao động chính người 10.634 Nguồn: NHNo & PTNT tỉnh Đăk Nông 90 Các đối tượng hình thành từ vốn vay NHNo & PTNT Đăk Nông của hộ sản xuất cà phê tương đối đa dạng, phong phú, nhưng nhìn chung là tập trung vào mục đích mua sắm phân bón, vật tư, nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất cà phê. Ngoài ra, vốn vay ngân hàng còn được hộ sản xuất cà phê sử dụng để mua sắm trang thiết bị gia đình, sản xuất kinh doanh khác để nâng cao thu nhập; tuy nhiên, số lượng không lớn. 3.2.2.2 Hiệu quả vay vốn ngân hàng Hộ sản xuất cà phê sử dụng vốn vay ngân hàng không những tạo ra hiệu quả từ sản xuất cà phê, mà trên thực tế, vốn vay còn tạo điều kiện làm tăng cơ hội việc làm, tăng sử dụng thời gian lao động, hiệu quả sử dụng công suất máy móc, thiết bị... Do đó, hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng được nghiên cứu theo hai nội dung: (1) Theo đa dạng hóa thu nhập và (2) Theo quy mô diện tích. a. Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ sản xuất cà phê theo quy mô diện tích Bảng 3.19 Hiệu quả sử dụng vốn vay theo quy mô diện tích cà phê Chỉ tiêu ĐVT Toàn bộ hộ điều tra Quy mô diện tích Dưới 3 ha Từ 3 ha trở lên - Số lượng hộ sản xuất cà phê hộ 242 224 18 - Tổng diện tích ha 530 456 74 - Diện tích bình quân ha/hộ 3,1 2,0 4,1 - Vốn vay ngân hàng tr.đ 17.735 15.646 2.089 - Lãi suất cho vay %/năm 13,2 13,2 13,2 1. Tổng thu nhập tr.đ 58.282 50.180 8.102 2. Tổng chi phí tr.đ 48.865 42.257 6.608 Lãi vay ngân hàng tr.đ 2.341 2065 276 3. Lợi nhuận tr.đ 9.417 7.923 1.494 4. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 16,2 15,8 18,4 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Kết quả điều tra cho thấy, trong tình hình chung, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của 242 hộ sản xuất cà phê là 16,2% thì nhóm hộ sản xuất cà phê có diện tích từ 3 ha trở lên, có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 18,4%; trong khi đó, nhóm hộ sản 91 xuất cà phê có diện tích nhỏ hơn 3 ha, chỉ có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 15,9%, thấp hơn 2,5% (Bảng 3.19). * Hiệu quả từ đồng vốn vay ngân hàng Hiệu quả từ đồng vốn vay ngân hàng chính là phần chênh lệch lợi nhuận và lãi vay ngân hàng tính trên vốn gốc vay ngân hàng. Mục đích của việc xác định chỉ tiêu này là tính toán lợi nhuận mang lại từ đồng vốn vay ngân hàng. Và được xác định cụ thể như sau: - Tính cho 242 hộ sản xuất cà phê: Lãi vay ngân hàng: 2.341 tr.đ; Vốn vay ngân hàng:17.735 tr.đ; Lợi nhuận chưa trừ lãi vay: 9.417 + 2.341 = 11.758 tr.đ; Tỷ suất lợi nhuận chưa trừ lãi vay ngân hàng trên doanh thu: 11.758 ÷ 58.282 × 100 = 20,2%; Lợi nhuận từ vốn vay ngân hàng: (17.735 tr.đ × 20,2%) – 2.341 tr.đ = 1.241,5 tr.đ. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu từ vốn vay ngân hàng: 1.241,5 ÷ 17.735 × 100 = 7,0%, (hoặc có thể tính: 20,2% – 13,2% = 7,0%). Như vậy, 242 hộ sản xuất cà phê có lãi trên vốn vay ngân hàng là 1.241,5 tr.đ, bình quân mỗi hộ là 5,1 tr.đ, tương đương với tỷ suất lợi nhuận là 7,0%. - Tính cho 224 hộ sản xuất cà phê có quy mô diện tích dưới 3 ha: Cũng theo phương pháp tính như trên, 224 hộ sản xuất cà phê có quy mô diện tích dưới 3 ha có lãi trên vốn vay ngân hàng là 1.048,6 tr.đ, bình quân mỗi hộ là 4,7 tr.đ, tương đương với tỷ suất lợi nhuận là 6,7%. - Tính cho 18 hộ sản xuất cà phê có quy mô diện tích từ 3 ha trở lên: Cũng theo phương pháp tính như trên, 18 hộ sản xuất cà phê có diện tích từ 3 ha trở lên có lãi trên vốn vay ngân hàng là 179,4 tr.đ, bình quân mỗi hộ là 10,0 tr.đ, tương đương với tỷ suất lợi nhuận là 8,6%. Như vậy, một cách tổng quát, hiệu quả từ đồng vốn vay ngân hàng của hộ sản xuất cà phê là đảm bảo; trong đó, hiệu quả từ đồng vốn vay ngân hàng của hộ sản xuất cà phê có quy mô diện tích từ 3 ha trở lên lớn hơn hộ sản xuất cà phê có quy mô diện tích dưới 3 ha. Nguyên nhân của vấn đề trên là do hộ sản xuất cà phê có diện tích từ 3 ha trở lên có điều kiện canh tác thuận lợi do đã trang bị đầy đủ máy móc thiết bị, vốn tự có cao hơn hộ sản xuất cà phê có diện tích dưới 3 ha (xem Bảng 3.6). 92 b. Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ sản xuất cà phê theo đa dạng hóa thu nhập Bảng 3.20 Hiệu quả sử dụng vốn vay theo đa dạng hóa thu nhập Chỉ tiêu ĐVT Toàn bộ hộ điều tra Phân theo đa dạng hóa thu nhập Hộ sản xuất cà phê thuần Hộ sản xuất cà phê kiêm nghề phụ - Số hộ sản xuất cà phê hộ 242 204 38 - Vốn vay ngân hàng tr.đ 17.735 14.385 3.350 - Lãi suất cho vay bình quân %/năm 13,2 13,2 13,2 1. Tổng thu nhập tr.đ 58.282 44.907 13.375 - Thu từ bán cà phê tr.đ 54.720 44.907 9.813 - Thu từ nghề phụ tr.đ 3.562 0 3.562 2. Tổng chi phí tr.đ 48.865 38.066 10.799 - Chi sản xuất cà phê tr.đ 44.079 36.167 7.912 - Chi cho nghề phụ tr.đ 2.445 0 2.445 - Lãi vay ngân hàng tr.đ 2.341 1.899 442 3. Lợi nhuận tr.đ 9.417 6.841 2.576 Bình quân/hộ tr.đ/hộ 38,9 33,5 67,8 4. Lợi nhuận/doanh thu % 16,2 15,2 19,3 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ sản xuất cà phê phân tổ theo đa dạng hóa thu nhập cho thấy: Nhóm hộ sản xuất cà phê kiêm thêm ngành nghề phụ có tỷ suất lợi nhuận bình quân cao hơn nhóm hộ sản xuất cà phê thuần (Bảng 3.20). * Hiệu quả từ đồng vốn vay ngân hàng Tương tự như phương pháp tính hiệu quả từ đồng vốn vay ngân hàng áp dụng cho hộ sản xuất cà phê theo quy mô diện tích, hiệu quả từ đồng vốn vay ngân hàng của hộ sản xuất cà phê theo đa dạng hóa thu nhập có kết quả như sau: - Tính cho 204 hộ sản xuất cà phê thuần: Cũng theo phương pháp tính như trên, 204 hộ sản xuất cà phê thuần có lãi trên vốn vay ngân hàng là 906,1 tr.đ, bình quân mỗi hộ là 4,4 tr.đ, tương đương với tỷ suất lợi nhuận là 6,3%. - Tính cho 38 hộ sản xuất cà phê kiêm nghề phụ: Cũng theo phương pháp tính như trên, 38 hộ sản xuất cà phê kiêm thêm nghề phụ có lãi trên vốn vay ngân hàng là 315,1 tr.đ, bình quân mỗi hộ là 8,3 tr.đ, tương đương với tỷ suất lợi nhuận là 9,4%. 93 Như vậy, hiệu quả từ đồng vốn vay ngân hàng của hộ sản xuất cà phê kiêm nghề phụ cao hơn hộ sản xuất cà phê thuần. Nguyên nhân là hộ sản xuất cà phê kiêm nghề phụ, đa dạng hóa thu nhập sử dụng tốt lao động gia đình, tận dụng thời gian nông nhàn và kể cả tận dụng thời gian nhàn rỗi của vốn đã vay ngân hàng, nhận tiền vay ngay từ đầu vụ, nhưng trong vụ sản xuất cà phê tạm thời chưa sử dụng. * Chi phí cơ hội trong sản xuất cà phê Để làm sáng tỏ bản chất hiệu quả từ vốn vay ngân hàng, kể cả vốn tự có của hộ sản xuất cà phê, cần thiết đi sâu phân tích chi phí cơ hội của hộ sản xuất cà phê thực hiện đa dạng hóa thu nhập, giữa hộ sản xuất cà phê thuần và hộ sản xuất cà phê kiêm nghề phụ. Theo lý thuyết kinh tế, chi phí cơ hội là sự lựa chọn tốt nhất bị bỏ lỡ. Bất cứ quyết định nào, bao gồm trong số nhiều lựa chọn đều có chi phí cơ hội. Cùng với việc bao hàm nhiều chi phí ẩn, chi phí cơ hội trong sản xuất còn được hiểu một cách khái quát là phần lợi nhuận bị mất đi do không chọn phương án sản xuất khác. Đối với hoạt động sản xuất trong kinh tế hộ sản xuất cà phê, cần thống nhất một số nội dung khi tiến hành phân tích chi phí cơ hội: (1) Việc đánh giá, so sánh lợi thế các nguồn lực là ngang nhau; (2) Do trình độ hạch toán kinh tế của hộ nói chung, có nhiều hạn chế, nên kết quả tính toán chỉ mang tính chất tổng quát, lý giải bổ sung cho nguyên nhân có sự chênh lệch về thu nhập giữa hộ sản xuất cà phê thuần và hộ sản xuất cà phê kiêm nghề phụ. Đối tượng xác định chi phí cơ hội là phương án sản xuất của hai loại hộ: Hộ sản xuất cà phê thuần (Phụ lục 6a) và hộ sản xuất cà phê kiêm thêm ngành nghề phụ. Sự khác nhau của 2 loại hộ sản xuất cà phê này chính là sử dụng quay vòng vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động ngành nghề phụ ở khu vực nông thôn của hộ sản xuất cà phê chủ yếu là 2 ngành chăn nuôi lợn thịt (Phụ lục 6b) và kinh doanh buôn bán nhỏ (Phụ lục 6c). Cụ thể như sau: Phần II: Kế toán chi tiết, tổng hợp chi phí sản xơn 2 vòng/năm (2) Hộ sản xuất cà phê kiêm kinh doanh buôn bán nhỏ: 4 vòng/năm 94 Với ngành nghề phụ như trên, vòng quay vốn lưu động đều lớn hơn vòng quay vốn lưu động của hộ sản xuất cà phê thuần (1 vòng/năm) Với lãi suất ngân hàng bằng nhau 13,2%/năm, điều kiện sản xuất như nhau trong vùng chuyên canh cà phê. Nhưng hộ sản xuất cà phê kiêm ngành nghề phụ có tỷ suất lợi nhuân bình quân là 9,3%; hộ sản xuất cà phê thuần chỉ đạt mức 15,2%, thấp hơn 4,1%. Do đó, trong hoạt động sản xuất cà phê, chi phí cơ hội của hộ sản xuất cà phê thuần là 4,1% doanh thu. Nguyên nhân chính là do hộ sản xuất cà phê kiêm các ngành nghề phụ khai thác tốt các nguồn lực, như lao động phụ gia đình, thời gian nông nhàn, thời gian nhàn rỗi của vốn vay khi chưa đầu tư vào sản xuất cà phê, làm tăng vòng quay vốn lưu động; do đó, làm tăng thu nhập tổng hợp trong quá trình sử dụng vốn vay và vốn tự có. 3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê 3.3.1 Ảnh hưởng của các nhân tố từ phía ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng từ phía ngân hàng, tác động trực tiếp đến kết quả, hiệu quả giải pháp tín dụng với hộ sản xuất cà phê được xác định gồm: Năng lực của cán bộ chuyên môn; chính sách cho vay; tổ chức mạng lưới và năng lực lập kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. 3.3.1.1 Năng lực của cán bộ chuyên môn Năng lực của cán bộ chuyên môn ngân hàng thể hiện trên hai phương diện: (1) Trình độ chuyên môn và (2) Phẩm chất đạo đức. Về trình độ chuyên môn: Cùng với số lượng lao động tăng lên từ 150 người ở đầu năm 2008 lên 206 người ở năm 2011, tốc độ tăng 37,3%, thì tỷ trọng lao động có trình độ từ đại học trở lên cũng tăng mạnh, với tỷ trọng đầu năm 2008 là 63,3% lên mức 74,3% vào cuối năm 2011 (Bảng 3.21). So với yêu cầu chung hoạt động kinh doanh ở khu vực nông nghiệp, nông thôn thì trình độ chuyên môn của cán bộ NHNo & PTNT Đăk Nông như trên là đạt yêu cầu. 95 Bảng 3.21 Tình hình lao động theo trình độ chuyên môn của ngân hàng Chỉ tiêu Đầu năm 2008 Cuối năm 2011 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) - Đại học, sau đại học 95 63,3 153 74,3 - Trung cấp, cao đẳng 34 22,7 34 16,5 - Sơ cấp, chưa học 21 14,0 19 9,2 Cộng 150 100,0 206 100,0 Nguồn: Báo cáo NHNo & PTNT Đăk Nông Về phẩm chất đạo đức: Kết quả điều tra về việc hỗ trợ thủ tục vay vốn cho hộ sản xuất cà phê thì có đa số cán bộ ngân hàng cho biết rất sẵn sàng. Tuy nhiên, cũng về cung cách phục vụ, một thiểu số cán bộ ngân hàng cho rằng cán bộ ngân hàng có gây phiền nhiễu (Phụ lục 10). Nói chung, đây cũng là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm, nhất là công tác giáo dục về phẩm chất đạo đức, kỹ năng giao tiếp khách hàng của cán bộ ngân hàng, cán bộ tín dụng. 3.3.1.2 Chính sách cho vay Trong quá trình triển khai thực hiện giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông, có nhiều nội dung của chính sách cho vay ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay, tác động cụ thể đến kết quả và hiệu quả cho vay. Tuy nhiên, tác động mạnh mẽ và cụ thể nhất là 2 nhân tố: (1) Lãi suất cho vay và (2) Phương thức cho vay. a. Về lãi suất Sự biến động theo chiều hướng giảm tỷ trọng đầu tư tín dụng cho hộ sản xuất cà phê cho thấy mục tiêu chính sách tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông là giảm đầu tư tín dụng cho đối tượng vay vốn là hộ sản xuất cà phê (xem Bảng 3.4). Nguyên nhân của vấn đề này là do từ năm 2009, lãi suất cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn quy định thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay các lĩnh vực khác (xem Mục 3.1.3.2, phần e); trong khi đó, nguồn vốn huy động lãi suất thấp giảm mạnh (xem Biểu đồ 3.2); do đó, tuy có tăng trưởng dư nợ vốn tín dụng cho vay hộ sản xuất cà phê, nhưng vẫn thể hiện rõ việc NHNo & PTNT 96 Đăk Nông chuyển hướng đầu tư vốn tín dụng sang các lĩnh vực tiêu dùng đời sống, kinh doanh thương mại, có lãi suất cho vay cao hơn để thực hiện bảo toàn vốn, đảm bảo thu nhập cho ngân hàng. b. Phương thức cho vay Việc chỉ áp dụng phương thức cho vay từng lần, với quy định thủ tục rườm rà, là một trong những nguyên nhân gây cản trở đến mở rộng cho vay hộ sản xuất cà phê vì gây ra hiện tượng quá tải trong hoạt động cho vay. Kết quả điều tra 242 hộ sản xuất cà phê cho thấy nhiều hộ vay ngân hàng nhiều lần, có hộ đã từng vay ngân hàng trên 3 năm, thậm chí đến 6 - 7 năm (Bảng 3.22). Do áp dụng phương thức cho vay từng lần nên với 242 hộ sản xuất cà phê vay vốn có đến 454 lượt làm thủ tục vay vốn. Áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng có thể giảm tải cho hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông. Tiết giảm được ít nhất 212 lượt làm hồ sơ thủ tục giấy tờ ban đầu (bước 1, xem Bảng 3.9) với các thủ tục thẩm định, xét duyệt theo quy định. Bảng 3.22 Thống kê số lần vay của hộ sản xuất cà phê Chỉ tiêu Số lượng hộ Số lượt vay 1. Hộ vay năm thứ 1 30 30 2. Hộ vay năm thứ 2 liền kề 212 424 Tổng cộng 242 454 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 3.3.1.3 Tiếp cận cho vay và giải ngân vốn vay a. Hình thức cho vay Như đã nghiên cứu ở phần 3.1.4.1, NHNo & PTNT Đăk Nông không phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội để thành lập Tổ vay vốn và triển khai cho vay hộ sản xuất cà phê thông qua Tổ vay vốn. Vấn đề này gây ra những hệ lụy không thể lượng hóa như sau: - Đối với hộ sản xuất cà phê: (1) Không nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ các tổ chức chính trị - xã hội về nâng cao năng lực, trình độ sản xuất kinh doanh và quản 97 lý, sử dụng vốn; (2) Không được các tổ chức chính trị - xã hội bảo lãnh vay vốn khi không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo. - Đối với NHNo & PTNT Đăk Nông: (1) Tạo ra hiện tượng quá tải ở các thời điểm tập trung sản xuất hoặc thu hoạch cà phê; do đó, khó khăn trong việc mở rộng tín dụng; (2) Không giảm chi phí cho vay; (3) Hạn chế kiểm tra giám sát vốn tín dụng. b. Tổ chức mạng lưới Mở rộng mạng lưới giao dịch ngân hàng giúp tăng cường hoạt động ngân hàng, cả về số dư nợ lẫn số lượng hộ sản xuất cà phê, vì tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận ngân hàng của hộ sản xuất cà phê. Các điểm giao dịch thành lập mới của NHNo & PTNT Đăk Nông kể từ cuối năm 2007 đến cuối năm 2011 như sau: Thị xã Gia Nghĩa: Chi nhánh Gia Nghĩa (2008); Huyện Đăk RLâp: Phòng Giao dịch Nhân Cơ (2009); Huyện Đăk GLong: Chi nhánh Đăk GLong (2008); Huyện Tuy Đức: Phòng Giao dịch Tuy Đức (2011). Bảng 3.23 Hiệu quả mở rộng mạng lưới giao dịch của ngân hàng Khu vực, ngân hàng Cuối năm 2007 Điểm giao dịch mới Cuối năm 2011 Tăng, giảm (+, -) Số hộ Dư nợ (tr.đ) Số hộ Dư nợ (tr.đ) Số hộ Dư nợ (tr.đ) 1. Khu vực có mở rộng mạng lưới giao dịch 1.560 78.210 4 3.235 241.616 +1.675 +163.406 2. Khu vực không mở rộng mạng lưới giao dịch 2.240 148.134 0 4.249 313.051 +2.009 +164.916 Cộng 3.800 226.334 4 7.484 554.666 +3.684 +328.322 Nguồn: Báo cáo NHNo & PTNT Đăk Nông Bảng 3.23 cho biết tình hình diễn biến số dư nợ cho vay và số lượng hộ của khu vực có mở rộng mạng lưới giao dịch và khu vực không mở rộng mạng lưới giao dịch. Đến cuối năm 2011, so với năm 2007, ở cả hai khu vực này đều có tình hình cho vay hộ sản xuất cà phê biến động theo chiều hướng tăng cả về số lượng hộ vay và dư nợ cho vay, nghĩa là đảm bảo tính hiệu quả của việc mở rộng mạng lưới. Tóm lại, việc mở rộng tổ chức mạng lưới của NHNo & PTNT Đăk Nông, bên cạnh việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị vớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfktnn_la_nguyen_ngoc_tuan_7185_2005303.pdf
Tài liệu liên quan