MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .I
LỜI CẢM ƠN . II
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .VII
DANH MỤC CÁC BẢNG. VIII
DANH MỤC CÁC HÌNH.XI
PHẦN MỞ ĐẦU. 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
TRANG THÔNG TIN ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN . 5
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . 6
1. Ý nghĩa khoa học . 6
2. Ý nghĩa thực tiễn. 6
II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 7
2.1. Mục tiêu. 7
2.1.1. Mục tiêu chung. 7
2.1.2. Mục tiêu cụ thể. 7
2.2. Đối tượng nghiên cứu. 8
2.3. Phạm vi nghiên cứu. 8
III. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN . 9
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU. 10
1.1. Một số đặc điểm về các loài vượn ở Việt Nam. 10
1.1.1. Phân loại họ vượn . 10
1.1.2. Một số đặc điểm của giống Nomascus. 12
1.1.3. Một số đặc điểm của loài Nomascus leucogenys. 16
1.1.4. Các nghiên cứu về thú linh trưởng nói chung và loài Nomascus
leucogenys tại VQG Vũ Quang. 17
1.2. Một số phương pháp điều tra, giám sát vượn . 20iv
1.2.1. Các phương pháp điều tra và xử lý số liệu điều tra vượn truyền thống 20
1.2.2. Phương pháp khoảng cách trong điều tra, giám sát vượn. 22
1.2.3. Phương pháp sử dụng các thiết bị ghi âm tự động. 26
1.2.4. Nghiên cứu về âm thanh của các loài vượn ở Việt Nam . 28
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên khu vực nghiên cứu. 32
1.3.1. Điều kiện tự nhiên. 32
1.3.2. Tài nguyên rừng . 37
1.3.3. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội . 44
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 51
2.1. Nội dung nghiên cứu. 51
2.1.1. Xác định hiện trạng và phân bố của quần thể Vượn đen má trắng tại
VQG Vũ Quang. 51
2.1.2. Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Vượn đen má
trắng (Nomascus leucogenys) tại VQG Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. 51
2.1.3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn quần thể loài Vượn đen má trắng
(Nomascus leucogenys) tại VQG Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. 51
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 52
2.2.1. Phương pháp kế thừa. 52
2.2.2. Phương pháp điều tra Vượn đen má trắng ngoài thực địa. . 52
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu. 61
2.2.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài Vượn đen má trắng tại VQG Vũ
Quang . 76
185 trang |
Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus Leucogenys (Ogilby, 1840) tại vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t bởi (Brockelman & Ali, 1987).
[3.25]
Trong đó: p1 là xác suất hót trong một ngày được tính theo công thức
của (Vu Tien Thinh & Rawson, B M, 2011) đề xuất dựa trên ý tưởng của
(Jiang, et al,. 2006).
p1=
1
2
{3 − √
4.N
n
− 3} [3.26]
p1: xác suất hót trong một ngày.
n: số lượng đàn trung bình phát hiện được trong một ngày tại tất cả các
điểm nghe.
N: Số lượng đàn phát hiện được trong cả 3 ngày tại tất cả các điểm
nghe.
Xác suất nghe thấy tiếng hót của các đàn Vượn bị ảnh hưởng mạnh bởi
khoảng cách từ điểm nghe đến đàn Vượn. Trong nghiên cứu này, các đàn
Vượn có khoảng cách so với điểm nghe gần nhất nhỏ hơn 800m được lựa
67
chọn để tính toán, bởi các đàn Vượn ở khoảng cách này vẫn nằm trong khu
vực đáp ứng được giả thuyết về một quần thể kín (Vu Tien Thinh et al.,
2018).
Sử dụng bảng tính excel để tính xác suất hót trung bình trong một ngày
của Vượn đen má trắng, bảng 2.2
Bảng 2.2. Bảng tính xác suất hót trung bình trong một ngày của Vượn đen
má trắng tại VQG Vũ Quang
Sum
Distance
from Post
to Group
(m)
Group # Day 1 Day 2
Calling probability (p1) 1
Var (p1) 2
SE 3
4
5
6
7
8
9
....
* Ước lượng kích thước quần thể Vượn bằng phương pháp khoảng cách
Phương pháp khoảng cách (Buckland et al, 2001) cho phép ước lượng
xác suất phát hiện nhỏ hơn 1 khi động vật ở phía xa. Xác suất phát hiện này sẽ
được sử dụng để hiệu chỉnh mật độ. Phần mềm Distance (Thomas et al, 2010)
được sử dụng để ước lượng quần thể Vượn bằng phương pháp khoảng cách.
Trong quá trình phân tích số liệu, các quan sát được thực hiện ở khoảng cách
> 1.200 m được loại bỏ (các dữ liệu này nhỏ hơn 5% tổng quan sát). Các dữ
liệu trong khoảng 300 m cạnh vị trí điều tra được gộp lại nhằm hạn chế ảnh
hưởng của người điều tra khiến con vật di chuyển khỏi vị trí ban đầu của
68
chúng. Đề tài sử dụng bốn hàm số để mô phỏng ảnh hưởng của xác suất phát
hiện theo khoảng cách (Buckland et al, 2001):
- Hàm uniform với chuỗi mở rộng cosine;
- Hàm uniform với chuỗi mở rộng polynomial;
- Hàm half-normal với chuỗi mở rộng hermite nomial;
- Hàm hazard-rate;
Hàm số mô phỏng tốt nhất sự biến động của xác suất phát hiện được
lựa chọn bằng tiêu chuẩn AICc (Anderson & Burnham, 2002). Sử dụng một
hàm số mô phỏng chung cho VQG Vũ Quang vì tất cả các đàn Vượn đều
được phát hiện qua tiếng hót và do đó sinh cảnh không ảnh hưởng tới khả
năng phát hiện tiếng Vượn hót, dữ liệu tính toán các hàm mô phỏng được
tổng hợp vào bảng 2.3
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp kết quả tính toán các hàm số mô phỏng xác suất
phát hiện Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang
Hàm số AICc χ2
P_value
GOF
test
Xác suất
phát hiện
(95% CI)
Hazard-rate + cosine
Uniform + simple polynomial
Uniform + cosine
Half-normal + hermite
polynomial
Sau khi lựa chọn được hàm số mô phỏng xác suất hót của Vượn đen má
trắng phù hợp nhất tại VQG Vũ Quang sẽ ước lượng được mật độ của quần
thể (đàn/km2); kết hợp với dữ liệu diện tích khu vực Vượn đen má trắng phân
bố tính toán được kích thước quần thể Vượn đen má trắng (đàn); từ dữ liệu số
cá thể trung bình của 01 đàn ước tính được tổng số cá thể Vượn đen má trắng
trong VQG Vũ Quang.
69
2.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài
Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) tại VQG Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
a. Xác định sinh cảnh ưa thích của Vượn đen má trắng tại VQG Vũ
Quang
Dữ liệu các file ghi âm được xử lý và ghi vào biểu định dạng excel; sử
dụng phần mềm Mapinfo 10.5 Create points hệ thống điểm nghe này trên nền
bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của VQG Vũ Quang.
Sử dụng hàm SQL Select để chọn riêng các điểm điều tra/ngày điều tra
có vượn và định dạng các điểm này sao cho khác với định dạng của các điểm
ban đầu, Save as ra một lớp điểm mới.
Sử dụng lớp điểm điều tra trên, tạo thêm các trường dữ liệu: Huyen
(huyện)/Xa(xã)/TK(tiểu khu)/Khoanh(khoảnh)/ldlr(trạng thái rừng)/OP(số
hiệu điểm ghi âm)/DG(ngày ghi âm có vượn hót =1, không có vượn hót =0);
Buffer lớp điểm trên với bán kính 1.000 m được phạm vi phân
bố/không phân bố của các đàn vượn mà máy ghi âm đã ghi lại được tiếng hót
của chúng, khoảng 3 km2/đàn;
Save as lớp hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2019 của VQG Vũ
Quang thành lớp phân bố vượn (PhanBo_Vuon.tab).
Sử dụng lớp Buffer ở trên Erase Outside lớp PhanBo_Vuon.tab; cập
nhật lại trường Dtich của lớp PhanBo_Vuon.tab và xuất dữ liệu ra dạng text,
dữ liệu này sẽ cho biết những huyện/xã/tiểu khu/khoảnh/trạng thái/diện tích
rừng và đất lâm nghiệp nào có/không có vượn phân bố theo dữ liệu ghi âm.
Sử dụng hàm SQL Select trong Mapinfo để tổng hợp dữ liệu cơ cấu
hiện trạng rừng các khu vực có vượn phân bố theo diện tích, từ đó xác định
được vượn phân bố chủ yếu ở trạng thái rừng nào hay trạng thái rừng nào là
sinh cảnh ưa thích của Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang (những trạng
thái rừng có diện tích lớn nhất).
70
b. Phân tích tần suất hót theo thời gian trong ngày, thời gian bắt đầu
hót và kết thúc hót, độ dài thời gian hót trong ngày.
b1. Phân tích tần suất hót theo thời gian trong ngày.
Tính tần suất thời gian vượn bắt đầu hót và kết thúc hót trong ngày
bằng cách chia thành các nhóm khoảng thời gian 30 phút/nhóm (07 nhóm),
thời gian bắt đầu tính xếp nhóm là 5h00 và thời gian kết thúc xếp nhóm là
>8h00; cụ thể tại bảng 2.4
Bảng 2.4. Bảng chia nhóm thời gian vượn bắt đầu
và kết thúc hót trong ngày
TT Nhóm Thời gian
Thời gian bắt đầu hót Thời gian kết thúc hót
Số lượng
bắt đầu
hót
Tỷ lệ %
TG bắt
đầu hót
Số lượng
kết thúc
hót
Tỷ lệ %
TG kết
thúc hót
1 I 5h00 - 5h30
2 II 5h30 - 6h00
3 III 6h00 - 6h30
4 IV 6h30 - 7h00
5 V 7h00 - 7h30
6 VI 7h30 - 8h00
7 VII > 8h00
Tổng 100 100
- Cách tính tỷ lệ phần trăm theo nhóm thời gian Vượn bắt đầu hót:
𝑃𝑖𝑏đℎ =
𝑛𝑖𝑏đ ∗ 100
𝑁
[3.17]
Pibđh: là tỷ lệ phần trăm nhóm thời gian Vượn bắt đầu
hót theo nhóm.
nibđ: là tổng số ngày theo nhóm thời gian Vượn bắt đầu
hót.
N: là tổng số lần có Vượn hót trong các ngày điều tra.
- Cách tính tỷ lệ phần trăm theo nhóm thời gian Vượn kết thúc hót:
𝑃𝑖𝑘𝑡ℎ =
𝑛𝑖𝑘𝑡 ∗ 100
𝑁
[3.18]
71
Pikth: là tỷ lệ phần trăm theo nhóm thời gian Vượn kết
thúc hót theo nhóm.
nikt: là tổng số ngày theo nhóm thời gian Vượn kết
thúc hót.
N: là tổng số lần có Vượn hót trong các ngày điều tra.
b2. Tính tần suất thời gian vượn bắt đầu hót theo mùa.
Tính tần suất thời gian vượn bắt đầu hót theo mùa bằng cách chia thành
các nhóm khoảng thời gian 30 phút/nhóm (10 nhóm), thời gian bắt đầu tính xếp
nhóm là 5h00 và thời gian kết thúc xếp nhóm là >9h30; cụ thể tại bảng 2.5.
Bảng 2.5. Bảng chia nhóm thời gian vượn bắt đầu hót theo mùa
TT Nhóm
Thời gian
bắt đầu
Mùa xuân Mùa hè Mùa đông
Số
lượng
bắt
đầu
hót
Tỷ lệ
% thời
gian
bắt
đầu
hót
Số
lượng
bắt
đầu
hót
Tỷ lệ
% thời
gian
bắt
đầu
hót
Số
lượng
bắt
đầu
hót
Tỷ lệ
% thời
gian
bắt
đầu
hót
1 I 5h00-5h30
2 II 5h30-6h00
3 III 6h00-6h30
4 IV 6h30-7h00
5 V 7h00-7h30
6 VI 7h30-8h00
7 VII 8h00-8h30
8 VIII 8h30-9h00
9 IX 9h00-9h30
10 X >9h30
Tổng 100 100 100
- Cách tính tỷ lệ phần trăm theo nhóm thời gian Vượn bắt đầu hót:
𝑃𝑖𝑏đℎ =
𝑛𝑖𝑏đ ∗ 100
𝑁
[3.19]
Pibđh: là tỷ lệ phần trăm nhóm thời gian Vượn bắt đầu
hót theo nhóm.
72
nibđ: là tổng số ngày theo nhóm thời gian Vượn bắt đầu
hót.
N: là tổng số lần có Vượn hót trong các ngày điều tra.
b3. Xác định tần suất độ dài thời gian vượn hót trong ngày.
Độ dài thời gian hót trong ngày được xác định theo nhóm, mỗi nhóm
kéo dài 5 phút/nhóm, thời gian bắt đầu tính xếp nhóm là 0-5 phút và thời gian
kết thúc xếp nhóm là >55 – 60 phút; cụ thể tại Bảng 2.6
Bảng 2.6. Bảng chia nhóm độ dài thời gian Vượn hót trong ngày
TT Nhóm
Độ dài thời gian hót
(Phút)
Số lượng Tỷ lệ %
1 I 0 - 5
2 II > 5 - 10
3 III > 10 - 15
4 IV > 15 - 20
5 V > 20 - 25
6 VI > 25 - 30
7 VII > 30 - 35
8 VIII > 35 - 40
9 IX >40 - 45
10 X > 45 - 50
11 XI > 50 - 55
12 XII > 55 - 60
Tổng 100
Tính tỷ lệ phần trăm theo nhóm độ dài thời gian Vượn hót trong ngày:
𝑃𝑖𝑡𝑔ℎ =
𝑛𝑖𝑡𝑔ℎ ∗ 100
𝑁
[3.20]
Pitgh: là tỷ lệ phần trăm theo nhóm độ dài thời gian
Vượn hót trong ngày.
nitgh: là tổng số lần theo nhóm độ dài thời gian
Vượn hót trong ngày.
N: là tổng số lần có Vượn hót trong các ngày điều
tra.
73
c. Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố thời tiết đến tần suất hót của
Vượn đen má trắng trong quá trình điều tra tại khu vực nghiên cứu.
Sử dụng dữ liệu điều tra bằng con người để đánh giá ảnh hưởng của
một số yếu tố thời tiết đến tần suất hót của Vượn đen má trắng cụ thể:
- Ảnh hưởng của mưa lúc điều tra:
Đánh giá ảnh hưởng của mưa lúc điều tra bằng việc so sánh tỷ lệ % số
ngày vượn hót khi không có mưa với tỷ lệ % số ngày vượn hót khi có mưa; tỷ
lệ % ngày vượn không hót khi không có mưa và tỷ lệ % ngày vượn không hót
khi có mưa; cụ thể:
+ Tính tỷ lệ phần trăm vượn hót ngày điều tra trời không mưa:
H =
𝑛 ∗ 100
𝑁
[3.21]
H: là tỷ lệ phần trăm vượn hót khi trời không mưa;
n: là số ngày vượn hót khi trời không mưa;
N: là tổng số ngày điều tra trời không mưa;
+ Tính tỷ lệ phần trăm vượn không hót ngày điều tra trời không mưa
H0 =
𝑛0 ∗ 100
𝑁
[3.22]
Ho: tỷ lệ phần trăm vượn không hót khi trời không mưa;
n0: là số ngày vượn không hót khi trời không mưa;
N: là tổng số ngày điều tra trời không mưa;
+ Tính tỷ lệ phần trăm vượn hót ngày điều tra trời có mưa:
H1 =
𝑛1 ∗ 100
𝑁1
[3.23]
H1: là tỷ lệ phần trăm vượn hót ngày có mưa;
n1: là tổng số ngày vượn hót khi có mưa;
N1: là tổng số ngày điều tra có mưa;
+ Tính tỷ lệ phần trăm vượn không hót ngày điều tra trời có mưa:
H01 =
𝑛01 ∗ 100
𝑁1
[3.24]
H01: là tỷ lệ phần trăm vượn không hót ngày có mưa;
74
n01: là tổng số ngày vượn không hót khi có mưa;
N1: là tổng số ngày điều tra trời có mưa;
- Ảnh hưởng của mưa tối hôm trước
Đánh giá ảnh hưởng của mưa tối hôm trước đến tần suất hót của vượn
vào sáng hôm sau bằng việc so sánh tỷ lệ % số ngày vượn hót khi không có
mưa tối hôm trước với tỷ lệ % số ngày vượn hót khi có mưa tối hôm trước; tỷ
lệ % ngày vượn không hót khi không có mưa tối hôm trước và tỷ lệ % ngày
vượn không hót khi có mưa tối hôm trước.
Cách tính tỷ lệ phần trăm do ảnh hưởng của mưa từ tối hôm trước đến
tần suất xuất hiện hót của vượn được tính tương tự như cách tính tỷ lệ phần
trăm ảnh hưởng của mưa lúc điều tra.
- Ảnh hưởng của gió:
Đánh giá ảnh hưởng của gió đến tần suất hót của vượn bằng việc so
sánh tỷ lệ % số ngày vượn hót khi không có gió với tỷ lệ % số ngày vượn hót
khi có gió; tỷ lệ % ngày vượn không hót khi không có gió và tỷ lệ % ngày
vượn không hót khi có gió.
Cách tính tỷ lệ phần trăm do ảnh hưởng của gió đến tần suất xuất hiện
hót của vượn được tính tương tự như cách tính tỷ lệ phần trăm ảnh hưởng của
mưa lúc điều tra.
- Ảnh hưởng của sương mù:
Đánh giá ảnh hưởng của sương mù đến tần suất hót của vượn bằng việc
so sánh tỷ lệ % số ngày vượn hót khi không có sương mù với tỷ lệ % số ngày
vượn hót khi có sương mù; tỷ lệ % ngày vượn không hót khi không có sương
mù và tỷ lệ % ngày vượn không hót khi có sương mù.
Cách tính tỷ lệ phần trăm do ảnh hưởng của sương mù đến tần suất xuất
hiện hót của vượn được tính tương tự như cách tính tỷ lệ phần trăm do ảnh
hưởng của mưa lúc điều tra.
75
Sử dụng tiêu chuẩn Chi bình phương để kiểm định sự ảnh hưởng của
các yếu tố thời tiết đến tần suất hót của vượn:
Giả thuyết Ho: Tần suất hót của vượn không ảnh hưởng bởi yếu tố thời
tiết (i)
Giả thuyết Ha: Tần suất hót của vượn có ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết
(i)
Kết quả tính toán có: 2 = a1; df=b và sig=c
Tra bảng phân phối 2 với bậc tự do df=b, giá trị tới hạn =0,05 là a2
xảy ra 02 trường hợp.
2 tính toán a1<a2 chấp nhận giả thuyết Ho hay yếu tố thời tiết (i)
không ảnh hưởng đến tần suất hót của Vượn đen má trắng.
2 tính toán a1>a2 bác bỏ giả thuyết Ho và chấp nhận giả thuyết Ha
hay yếu tố thời tiết (i) có ảnh hưởng đến tần suất hót của Vượn đen má trắng.
Bảng tổng hợp tần suất hót của vượn theo yếu tố thời tiết mưa khi điều
tra, bảng 2.15. Bảng tính toán các chỉ tiêu xác suất, 2; df và sig theo yếu tố
thời tiết mưa khi điều tra, bảng 2.7.
Bảng 2.7. Bảng tổng hợp tần suất hót của vượn
theo yếu tố thời tiết mưa khi điều tra
STT Thời tiết Vượn hót Số ngày Tỷ lệ %
I Cộng ngày không mưa
1 Không mưa Có hót
2 Không mưa Không hót
II Cộng ngày có mưa
1 Có mưa Có hót
2 Có mưa Không hót
Tổng
76
Bảng 2.8. Bảng tính toán các chỉ tiêu xác suất, 2; df và sig theo yếu tố thời
tiết mưa khi điều tra.
Thời tiết
Có
hót
thực
tế
Không
hót
thực
tế
Có
hót lý
thuyết
Không
hót lý
thuyết
((Aij-
Eij)^2)/Eij
CHISQ sig df
Không mưa
Có mưa
Cộng
Xác suất
Trong đó: Aij là tần suất thực tế trong hàng thứ i, cột thứ j; Eij là tần suất lý
thuyết trong hàng thứ i, cột thứ j.
2.2.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài Vượn đen má trắng tại VQG
Vũ Quang
- Tổng hợp, đánh giá và phân tích các mối đe dọa đến quần thể loài
Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang bằng phương pháp cho điểm; từ đó
xác định được các mối đe dọa chủ yếu/thứ yếu đến quần thể Vượn đen má
trắng:
+ Sau khi xác định và liệt kê các mối đe doạ trong VQG tiến hành đánh
giá cho điểm theo thứ tự từ 1 đến n điểm, tương ứng với n mối đe dọa tùy
từng mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ và tránh cho hai mối đe dọa có số điểm
bằng nhau dựa trên 3 tiêu chí: Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa, cường độ
ảnh hưởng của mối đe dọa và tính cấp thiết của mối đe dọa.
+ Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa: Tỷ lệ diện tích bị ảnh hưởng bởi
mối đe dọa trong khu vực nghiên cứu. Ở đây đề tài xem xét mối đe dọa đó
ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực nghiên cứu hay chỉ là một phần. Cho điểm
cao nhất (n điểm) đối với mối đe dọa mà ảnh hưởng đến diện tích rộng nhất
và cho điểm thấp nhất (1 điểm) cho những mối đe dọa ảnh hưởng đến diện
tích nhỏ nhất.
77
+ Cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa: Mức độ phá hủy của mối đe
dọa đối với sinh cảnh. Ở đây đề tài xem xét liệu mối đe dọa đó phá hủy toàn
bộ sinh cảnh trong khu vực đó hay chỉ ảnh hưởng một phần. Cho điểm cao
nhất đối với mối đe dọa nào có mức độ tác động mạnh nhất và cho điểm giảm
dần theo cường độ ảnh hưởng của các mối đe.
+ Tính cấp thiết của mối đe dọa: Mối đe dọa ảnh hưởng hiện tại hay nó
sẽ xảy ra trong tương lai. Việc cho điểm tiêu chí này tương tự với tiêu chí trên
nghĩa là mối đe dọa nào có tính nguy cấp nhất sẽ cho điểm cao nhất và giảm
dần theo tính nguy cấp.
- Thu thập thông tin tổ chức bộ máy quản lý VQG Vũ Quang, đánh giá
thực trạng thực hiện công tác bảo vệ, bảo tồn của Ban quản lý VQG, thông tin
về những hạn chế trong công tác bảo tồn và các mối đe dọa được thu thập từ
những báo cáo tổng kết, đánh giá về công tác bảo vệ rừng, bảo vệ động vật
hoang dã tại VQG Vũ Quang và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh; và các
nguồn thông tin, tài liệu đánh giá về công tác bảo vệ rừng liên quan.
- Thông qua việc thu thập tài liệu, nghiên cứu tổng quan; thống kê một
số chỉ tiêu và thông số cơ bản về kích thước quẩn thể Vượn đen má trắng tại
một số Khu bảo tồn và VQG khác và lập thành bảng biểu so sánh với kết quả
nghiên cứu về quần thể Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang.
- Tổng hợp thông tin thu thập được và căn cứ các kết quả nghiên cứu,
từ đó phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo tồn loài Vượn đen má
trắng tại VQG Vũ Quang.
- Xây dựng kế hoạch giám sát Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang.
78
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng và phân bố của quần thể Vượn đen má trắng tại VQG Vũ
Quang.
3.1.1. Sự có mặt của loài Vượn đen má trắng với dữ liệu thu được từ các
thiết bị ghi âm tự động.
Kết quả thiết kế được 65 điểm đặt máy ghi âm, tuy nhiên khi triển khai
một số điểm tại khu vực phía Tây, Tây Nam của VQG địa hình quá khó khăn
và điều kiện thời tiết bất lợi nên đề tài không thể tiến hành được; mặt khác tại
một số điểm khu vực phía Đông và Đông Nam của VQG khá gần khu dân cư,
khu chăn thả gia súc, hiện trạng rừng phục hồi và rừng nghèo nên cũng không
tiến hành đặt máy; kết quả đặt được 53/65 điểm.
Sau 315 lượt ngày ghi âm từ 5h đến 9h hàng ngày đã thu được 1.575
file ghi âm, các file ghi âm được xử lý bằng phần mềm Raven Pro 1.6 cho
thấy có 32 bản ghi có ghi nhận Vượn đen má trắng hót trong 30 ngày tại 12
điểm đặt máy. Đối chiếu phổ âm thanh thu được của Vượn đen má trắng tại
VQG Vũ Quang với phổ âm thanh chuẩn của Konrad và Geissmann (2006)
cho thấy phổ âm thanh của Vượn đen má trắng thu thập được ở VQG Vũ
Quang cơ bản giống phổ âm thanh của loài vượn mào đã được công bố, hình
3.1.
Hình 3.1. Phổ âm thanh loài Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang
79
Kết quả so sánh hình ảnh phổ âm thanh của Vượn đen má trắng tại
VQG Vũ Quang với phổ âm thanh chuẩn của Konrad và Geissmann (2006)
như sau:
(1) So sánh phổ âm thanh của vượn đực trưởng thành
Phổ âm thanh của vượn đực trưởng
thành ở VQG Vũ Quang (a)
Phổ âm thanh của vượn đực trưởng
thành trong file âm thanh chuẩn của
Konrad và Geissmann (2006) (b)
Hình 3.2. So sánh phổ âm thanh của vượn đực trưởng thành tại VGQ Vũ
Quang với phổ âm thanh chuẩn
Hình 3.2 cho thấy tần số âm thanh tiếng hót của vượn đực trưởng thành
ở VQG Vũ Quang trong khoảng từ 0,8 kHz đến 5,0 kHz trong khi tần số âm
thanh của vượn đực trong file âm thanh chuẩn của Konrad, R; Geissmann, T,
(2006) trong khoảng 0,8 kHz đến 4,0 kHz, về hình dạng thì phổ âm thanh của
vượn đực trưởng thành ở VQG Vũ Quang khá tương đồng hình dạng phổ âm
thanh trong file chuẩn, tuy nhiên khi phân tích âm thanh thì tiếng hót của
vượn đực trưởng thành ở VGQ Vũ Quang âm thanh luyến láy và trầm bổng
hơn âm thanh trong file chuẩn.
(2) So sánh phổ âm thanh của vượn cái trưởng thành
80
Phổ âm thanh của vượn cái trưởng
thành ở VQG Vũ Quang (a)
Phổ âm thanh của vượn cái trưởng
thành trong file âm thanh chuẩn của
Konrad và Geissmann (2006) (b)
Hình 3.3. So sánh phổ âm thanh của vượn cái trưởng thành tại VGQ Vũ
Quang với phổ âm thanh chuẩn
Hình 3.3 cho thấy tần số âm thanh tiếng hót của vượn cái ở VQG Vũ
Quang trong khoảng từ 0,8 kHz đến 4,0 kHz, trong khi tần số âm thanh của
vượn cái trong file âm thanh chuẩn của Konrad, R; Geissmann, T, (2006)
trong khoảng 0,6 kHz đến 3,7 kHz, về hình dạng thì phổ âm thanh của vượn
cái trưởng thành ở VQG Vũ Quang tương đồng hình dạng phổ âm thanh trong
file chuẩn.
(3) So sánh phổ âm thanh của vượn bán trưởng thành
Phổ âm thanh của vượn bán trưởng
thành ở VQG Vũ Quang (a)
Phổ âm thanh của vượn bán trưởng
thành trong file âm thanh chuẩn của
Konrad và Geissmann (2006) (b)
Hình 3.4. So sánh phổ âm thanh của vượn bán trưởng thành tại VGQ Vũ
Quang với phổ âm thanh chuẩn
81
Hình 3.4 cho thấy tần số âm thanh tiếng hót, hình dạng phổ âm thanh
của vượn bán trưởng thành ở VQG Vũ Quang hoàn toàn tương đồng với tần
số và hình dạng phổ âm thanh của vượn bán trưởng thành trong file âm thanh
chuẩn của Konrad và Geissmann (2006), ngoài ra vượn bán trưởng thành chỉ
hót cùng khi vượn cái trưởng thành hót, trong các file âm thanh có vượn bán
trưởng thành hót không gặp file âm thanh nào vượn bán trưởng thành hót
cùng vượn đực trưởng thành; Có thể vượn bán trưởng thành mới bắt đầu tập
hót nên âm thanh của vượn bán trưởng thành chưa hoàn chỉnh, chủ yếu ở tần
số thấp, rời rạc, thời gian hót ngắn, vượn bán trưởng thành luôn theo vượn
mẹ, tập hót theo vượn mẹ nên trong file âm thanh phân tích được cho thấy
hình ảnh phổ âm thanh của vượn bán trưởng thành luôn đi cùng phổ âm thanh
của vượn cái trưởng thành.
Như vậy qua phân tích các file ghi âm, so sánh tần số âm thanh, hình
ảnh phổ âm thanh tiếng hót của Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang với
file âm thanh chuẩn về tuổi và giới tính các cá thể vượn tham gia hót cho
thấy, âm thanh tiếng hót của Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang có tần số
hót cao hơn (0,3 - 1,0 kHz) so với tần số hót trong file chuẩn, trong khi về
hình dạng phổ âm thanh tương tự phổ âm thanh trong file chuẩn của (Konrad,
R; Geissmann, T, 2006).
Ngoài ra trong quá trình điều tra thực địa các kỹ thuật viên cũng quan
sát trực tiếp được các cá thể Vượn đen má trắng đang di chuyển, dữ liệu thu
thập dạng video (định dạng mp4) và file ảnh chụp (định dạng jpg). Hình 3.21,
thời điểm ghi nhận 5h28’ ngày 24 tháng 6 năm 2020; tại tọa độ X: 497.438;
Y: 2.014.823, tiểu khu 204, xã Hòa Hải, huyện Hương Khê, trạng thái rừng tự
nhiên lá rộng thường xanh giàu.
82
Hình 3.5. Hình ảnh cá thể đực Vượn đen má trắng trưởng thành thu thập
được trong quá trình điều tra thực địa tại VQG Vũ Quang.
Như vậy với kết quả xử lý từ các file ghi âm và hình ảnh thu thập được
từ điều tra thực địa một lần nữa khẳng định sự có mặt của Vượn đen má trắng
tại VQG Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
3.1.2. Khu vực và diện tích phân bố của quần thể Vượn đen má trắng với
dữ liệu thu được từ các thiết bị ghi âm tự động.
Trong thời gian điều tra từ ngày 22/7/2019 đến ngày 23/5/2020 với 8
máy ghi âm đã được đặt lần lượt để tiến hành ghi âm ở 53 điểm (mỗi điểm đặt
ít nhất 03 ngày), trong đó 12 điểm dữ liệu ghi âm có Vượn đen má trắng hót.
Số ngày ghi âm được tiếng Vượn đen má trắng hót là 30 ngày với 32 lượt,
phần lớn thời điểm Vượn đen má trắng bắt đầu hót là từ 5 giờ; số hiệu điểm
ghi âm có Vượn đen má trắng hót là: 4, 6, 7, 17, 18, 30, 31, 38, 39, 40, 41, 52.
Kết quả ghi âm được thể hiện ở hình 3.6.
83
Hình 3.6. Sơ đồ kết quả ghi nhận sự xuất hiện của Vượn đen má trắng
theo tiểu khu tại VQG Vũ Quang.
VQG Vũ Quang có tổng số 49 tiểu khu, máy ghi âm được đặt tại 33
tiểu khu trong đó: 19 tiểu khu được đặt 1 điểm, 9 tiểu khu được đặt 2 điểm, 4
tiểu khu được đặt 3 điểm và 1 tiểu khu được đặt 4 điểm. Kết quả xử lý dữ liệu
tọa độ các điểm đặt máy ghi âm tự động bằng phần mềm Mapinfo, kết hợp
với lớp dữ liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của VQG Vũ Quang năm
2019 cho thấy có 8/33 tiểu khu được đặt máy ghi âm có ghi nhận tiếng hót
của loài Vượn đen má trắng, bao gồm các tiểu khu: 82, 176, 197, 202, 204,
155A, 180A, 180B, bảng 3.1.
84
Bảng 3.1. Tổng hợp các tiểu khu có ghi nhận loài Vượn đen má trắng
tại VQG Vũ Quang
STT
Tên
điểm
Năm/thán
g/ngày
ghi âm
Mã
máy
Số
ngày
ghi
âm
Số
ngày có
tiếng
Vượn
Tọa độ
X
Tọa độ Y
Số hiệu
tiểu khu
có ghi
nhận
vượn hót
1 4 20190723 m4 5 2 484835 2017299 197
2 6 20190724 m8 5 1 484525 2020564 180B
3 7 20190725 m7 4 3 484446 2026239 155A
4 17 20191222 m2 8 2 477451 2024344 82
5 18 20191213 m7 9 4 475768 2026208 82
6 30 20200213 m8 8 2 497136 2017635 204
7 31 20200214 m2 10 5 496586 2014481 204
8 38 20200318 m6 8 4 482294 2023499 180A
9 39 20200321 m2 4 1 484822 2014601 197
10 40 20200325 m1 5 2 487277 2014743 202
11 41 20200411 m6 5 2 489825 2017899 202
12 52 20200514 m4 3 2 492755 2020647 176
Cộng 74 30 8
Về mặt không gian, kết quả nghiên cứu cho thấy Vượn đen má trắng
phân bố tại các khu vực rừng có trạng thái từ trung bình đến giàu, dữ liệu xử
lý file ghi âm ghi nhận Vượn đen má trắng tại 8 tiểu khu 82, 176, 197, 202,
204, 155A, 180A, 180B; ngoài 8 tiểu khu trên 05 tiểu khu 80, 165, 177, 198,
203 ghi nhận có Vượn đen má trắng phân bố từ dữ liệu điều tra bằng con
người, kết quả nghiên cứu của (Nguyễn Danh Kỳ & cs, 2019) cũng đã ghi
nhận có Vượn đen má trắng tại tiểu khu 177, 182 và 202. Như vậy ngoài 14
tiểu khu đã ghi nhận được vượn phân bố ở trên, còn 09 tiểu khu có trạng thái
85
rừng trung bình và giàu (Tiểu khu: 84, 85B, 155B, 189, 190, 205, 219, 223,
224) có ranh giới tiếp giáp với 14 tiểu khu trên rất có thể có Vượn đen má
trắng phân bố, hình 3.7.
Hình 3.7. Sơ đồ khu vực dự kiến có Vượn đen má trắng phân bố
tại VQG Vũ Quang
Tổng diện tích 23 tiểu khu dự kiến có Vượn đen má trắng phân bố là
32.432,26 ha, cơ cấu diện tích theo trạng thái rừng ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tổng hợp diện tích theo trạng thái rừng khu vực phân bố của
Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang
ST
T
Mã hiện trạng rừng Ký hiệu hiện trạng rừng Diện tích (ha)
1 1 txg1 10.749,20
2 14 txb 20.835,27
3 16 txn 704,05
4 17 txk 122,60
5 87 dt1 21,14
Cộng
32.432,26
Ghi chú: Mã hiện trạng, tên hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp theo
Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông
86
nghiệp và Phát triển Nông thôn Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn
biến rừng:
txg1: Rừng tự nhiên nguyên sinh núi đất lá rộng thường xanh trữ lượng
giàu
txb: Rừng tự nhiên thứ sinh gỗ núi đất lá rộng thường xanh trữ lượng
trung bình
txn: Rừng tự nhiên thứ sinh gỗ núi đất lá rộng thường xanh