Luận án Nghiên cứu hiệu quả đặt nội khí quản có video hỗ trợ cho bệnh nhân phẫu thuật cột sống cổ

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ . 1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN. 3

1.1. Giải phẫu liên quan đến đặt ống NKQ và phẫu thuật vùng cổ. 3

1.1.1. Giải phẫu liên quan đến đặt NKQ. 3

1.1.2. Giải phẫu cột sống cổ liên quan đến phẫu thuật. . 11

1.2. Các bệnh lý chính cột sống cần phẫu thuật . 13

1.2.1. Chấn thương cột sống cổ. 13

1.2.2. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. . 16

1.3. Đặc điểm về kiểm soát đường thở trong phẫu thuật cột sống cổ. . 19

1.3.1. Gây mê cho bệnh nhân chấn thương tủy. 19

1.3.2. Di động cột sống cổ hạn chế do cố định cột sống cổ và mang vòng

cổ. 22

1.3.3. Các tai biến có thể xẩy ra trong và sau khi đặt NKQ. 25

1.4. Các yếu tố và bảng điểm tiên lượng đặt NKQ khó . 26

1.4.1. Các yếu tố tiên lượng đặt NKQ khó. 26

1.4.2. Các bảng điểm tiên lượng đặt NKQ khó. 28

1.5. Kỹ thuật đặt nội khí quản cho bệnh nhân phẫu thuật cột sống cổ. 31

1.5.1. Đặt NKQ bằng đèn soi thanh quản trực tiếp Macintosh . 31

1.5.2. Đặt NKQ bằng đèn soi thanh quản có video hỗ trợ . 32

1.6. Đèn soi thanh quản có video hỗ trợ. 33

1.6.1. Đặc điểm cấu tạo chung đèn soi thanh quản có video hỗ trợ. 33

1.6.2. Các loại đèn soi thanh quản có video hỗ trợ . 33

1.6.3. Vai trò của đèn soi thanh quản có video hỗ trợ trong kiểm soát

đường thở trong thực hành gây mê hồi sức: . 35

1.6.4. Các bước đặt nội khí quản bằng đèn soi có video hỗ trợ. 351.7. Các nghiên cứu liên quan tại Việt Nam và trên thế giới. 35

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 38

2.1. Đối tượng nghiên cứu . 38

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân. 38

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. 38

2.2. Phương pháp nghiên cứu . 38

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. 38

2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 38

2.2.3. Cỡ mẫu . 38

2.2.4. Các tiêu chí đánh giá . 39

2.2.5. Cách tiến hành. 43

2.2.6. Một số tiêu chuẩn và định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu. 49

2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu. 55

2.3. Đạo đức trong nghiên cứu . 56

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 58

3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu . 58

3.1.1. Phân bố giới, tuổi, trọng lượng cơ thể, chiều cao, BMI, nghề

nghiệp. 58

3.1.2. Đặc điểm phẫu thuật. 61

3.1.3. Phân bố các đặc điểm liên quan đến đặt NKQ khó. 61

3.1.4. Đặc điểm liên quan đến phẫu thuật và gây mê. . 65

3.2. Hiệu quả của đặt NKQ có video hỗ trợ cho phẫu thuật cột sống cổ . 66

3.3. An toàn và tác dụng không mong muốn khi đặt NKQ. . 71

3.3.1. An toàn của phương pháp đặt NKQ dùng đèn soi có video hỗ trợ so

với lưỡi đèn Macintosh. . 71

3.3.2. Tác dụng không mong muốn của hai phương pháp đặt NKQ

pdf169 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 12/01/2023 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu hiệu quả đặt nội khí quản có video hỗ trợ cho bệnh nhân phẫu thuật cột sống cổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.3.2. Tác dụng không mong muốn của hai phương pháp đặt NKQ. 3.3.2.1. Theo dõi hô hấp, huyết động sau 30 đặt NKQ, tần số tim, HATB > 20%, SpO2 < 95% (trong quá trình đặt NKQ) sau đặt NKQ 1 phút, 5 phút, số lần phải bóp bóng O2 qua mặt nạ khi đặt NKQ. Biểu đồ 3.4: Thay đổi tần số tim sau đặt NKQ 10 phút, 20 phút, 30 phút. Nhận xét: Nhóm VL và nhóm M có tần số tim thay đổi sau 10 phút, 20 phút, 30 phút đặt NKQ không có sự khác biệt với p > 0,05. 76,55 ± 13,35 75,76 ± 12,15 75,27 ± 13,04 74,72 ± 11,84 74,42 ± 12,36 74,85 ± 11,37 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 T10 T20 T30 Nhóm VL Tần số tim Nhóm M Tần số tim 75 Biểu đồ 3.5. Thay đổi huyết áp sau đặt NKQ 10 phút, 20 phút 30 phút. Nhận xét: Nhóm VL và nhóm M không có sự khác biệt về huyết áp tâm thu, Huyết áp trung bình, huyết áp tâm trương sau đặt NKQ 10 phút, 20 phút, 30 phút với p > 0,05. Bảng 3.24. Thay đổi về SpO2 sau 10 phút, 20 phút, 30 phút đặt nội khí quản Nhóm Thời điểm (phút) Nhóm VL SpO2 (n = 80) Nhóm M SpO2 (n =80) p T10 99,96 ± 0,34 99,95 ± 0,22 > 0,05 T20 99,96 ± 0,34 99,94 ± 0,33 T30 99,96 ± 0,34 99,89 ± 0,42 (*)Mann-Whitney test) Nhận xét: Nhóm VL sau 30 phút đặt NKQ SpO2 luôn đạt 99 - 100% và nhóm M cũng có kết quả tương tự như vậy. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự thay đổi nồng độ SpO2 của nhóm V và nhóm M trong 30 phút đầu với p > 0,05. 106,32 106,05 106,40 104,05 103,30 103,50 83,79 81,19 80,9 81,66 79,70 79,66 70,41 68,39 68,34 69,48 67,05 67,67 0 20 40 60 80 100 120 140 T10 T20 T30 Nhóm VL HATT Nhóm M HATT Nhóm VL HATB Nhóm M HATB Nhóm VL ATTr Nhóm M HATTr 76 Bảng 3.25. Thay đổi về EtCO2 sau đặt NKQ 10 phút, 20 phút, 30 phút Nhóm Thời điềm (phút) Nhóm VL EtCO2 (n = 80) Nhóm M EtCO2 (n = 80) p T10 31,89 ± 2,55 31,5 ± 2,68 > 0,05 T20 32,55 ± 2,72 31,56 ± 2,55 T30 32,66 ± 2,81 32,21 ± 2,24 (*) t - test Nhận xét: Sau khi đặt NKQ 30 phút đầu nhóm VL có EtCO2 dao động từ 30 - 40 mmHg. Nhóm M cũng có kết quả EtCO2 tương tự như nhóm VL. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự thay đổi nồng độ EtCO2 sau khi đặt NKQ ở thời điểm 10 phút, 20 phút và 30 phút giữa nhóm VL và nhóm M với p > 0,05. Bảng 3.26. Thay đổi > 20% của tần số tim, HATB, SpO2 < 95% sau đặt nội khí quản 1 phút Nhóm Thay đổi Nhóm VL n (%) Nhóm M n (%) p Tỉ lệ bệnh nhân thay đổi tần số tim > 20% 2 (2,5) 19 (23,8) < 0,01 Tỉ lệ bệnh nhân thay đổi HATB > 20% 23 (28,8) 25 (31,3) > 0,05 Tỉ lệ bệnh nhân SpO2 < 95% 0 0 (*) Test khi bình phương (χ2) 77 Nhận xét: Nhóm VL có 2 bệnh nhân thay đổi tần số tim sau đặt NKQ 1 phút trên 20% chiếm 2,5%, nhóm M có 19 bệnh nhân thay đổi tần số tim sau đặt NKQ 1 phút chiếm 23,8%. Sự thay đổi tần số tim của nhóm M cao hơm nhóm VL có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Nhóm VL có 28,8% bệnh nhân thay đổi HATB trên 20%, nhóm M có 31,3% bệnh nhân thay đổi HATB trên 20%, không có sự khác biệt về thay đổi HATB > 20% giữa hai nhóm sau đặt NKQ 1 phút với p > 0,05.. Bảng 3.27. Thay đổi > 20% của tần số tim, HATB, SpO2 < 95% sau đặt nội khí quản 5 phút Nhóm Thay đổi Nhóm VL n (%) Nhóm M n (%) p Tỉ lệ bệnh nhân thay đổi tần số tim > 20% 11 (13,8) 13 (16,4) > 0,05 Tỉ lệ bệnh nhân thay đổi HATB > 20% 29 (36,3) 19 (23,8) > 0,05 Tỉ lệ bệnh nhân SpO2 < 95% 0 0 (*) Test khi bình phương (χ2) Nhận xét: Nhóm VL sau 5 phút đặt NKQ tần số tim thay đổi > 20% còn 13,8% bệnh nhân, nhóm M còn 16,4% không có sự khác biệt giữa hai nhóm p > 0,05. Nhóm VL có số bệnh nhân thay đổi HATB sau 5 phút là 36,3%, nhóm M có số bệnh nhân thay đổi HATB là 23,8% sự thay đổi giữa hai nhóm không có sự khác biệt với p > 0,05. 78 Bảng 3.28. Số lần phải bóp bóng O2 qua mặt nạ trong quá trình đặt nội khí quản Nhóm Số lần Nhóm VL n (%) Nhóm M n (%) p 1 77 (96,25) 68 (85) < 0,05 2 3 (3,75) 8 (10) > 0,05 ≥ 3 0 4 (5) > 0,05 (*) Test khi bình phương (χ2) Nhận xét: Nhóm VL có 77 bệnh nhân bóp bóng 1 lần chiếm 96,25%, có 3 bệnh nhân phải bóp bóng lần 2 chiếm 3,75%. Nhóm M có 68 bệnh nhân bóp bóng lần 1 chiếm 85%, có 8 phải bóp bóng lần 2 chiếm 10%, có 4 bệnh nhân phải bóp ít nhất 3 lần chiếm 5%. Nhóm M có số bệnh nhân cần phải bóp bóng O2 nhiều lần hơn nhóm VL có sự khác biệt p < 0,05. 3.3.2.2. Theo dõi tổn thương tủy cổ thứ phát sau phẫu thuật Bảng 3.29. Theo dõi tổn thương thần kinh tủy cổ thứ phát theo JOA Nhóm Tổn thƣơng Nhóm VL Nhóm M p n = 80 % n = 80 % Không 80 100 80 100 > 0,05 Có 0 0 0 Nhận xét: Sau phẫu thuật không có bệnh nhân nào tổn thương tủy cổ thứ phát nặng lên so với trước mổ theo tiêu chuẩn JOA, không có sự khác biệt giữa hai nhóm. 79 3.3.2.3. Đánh giá đau họng, khàn tiếng, chấn thương răng, môi, niêm mạc miệng và hầu họng Bảng 3.30. Đau họng trong 1 giờ, 6 giờ và 24 giờ đầu sau rút NKQ Nhóm Đau họng Nhóm VL (n = 80) Nhóm M (n = 80) p n % n % Đau họng trong 1 giờ đầu Không đau 65 81,25 36 45,0 < 0,01 Nhẹ 15 18,75 40 50,0 Vừa 0 0 4 5,0 Nặng 0 0 0 0 Rất nặng 0 0 0 0 Đau họng trong 6 giờ đầu Không đau 64 80,0 38 47,5 < 0,01 Nhẹ 16 20,0 34 42,5 Vừa 0 0 8 10,0 Nặng 0 0 0 0 Rất nặng 0 0 0 0 Đau họng trong 24 giờ đầu Không đau 70 87,5 52 65% < 0,01 Nhẹ 10 12,5 23 28,75 Vừa 0 0 5 6,25 Nặng 0 0 0 0 Rất nặng 0 0 0 0 Nhận xét: Nhóm VL có 15 BN đau họng ở mức độ nhẹ sau rút NKQ 1 giờ chiếm tỷ lệ 18,75%, nhóm M có 40 BN đau họng nhẹ sau rút NKQ 1 giờ chiếm tỷ lệ 50%. Tỷ lệ đau họng nhẹ 1 giờ sau rút NKQ của nhóm VL thấp hơn của nhóm M có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. 80 Nhóm VL có 16 BN đau họng nhẹ sau rút NKQ sáu giờ chiếm tỷ lệ 20%. Nhóm M có 34 BN đau họng nhẹ sau rút NKQ sáu giờ chiếm tỷ lệ 42,5%, đau họng vừa có 8 BN chiếm tỷ lệ 10%. Không có BN bị đau họng nặng ở hai nhóm. Nhóm VL có số BN đau họng nhẹ và vừa thấp hơn của nhóm M có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Nhóm VL sau rút NKQ 24 giờ có 10 BN đau họng nhẹ chiếm tỷ lệ 12,5%, không có BN bị đau họng vừa và đau họng nặng. Nhóm M sau rút NKQ 24 giờ có 23 BN đau họng nhẹ chiếm tỷ lệ 28,75%, đau họng vừa có 5 BN chiếm 6,25% không có BN bị đau họng nặng. Tỷ lệ đau họng nhẹ và vừa của nhóm VL thấp hơn của nhóm M có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Bảng 3.31. Tỷ lệ khàn tiếng sau rút NKQ 24 giờ đầu Nhóm Khàn tiếng Nhóm VL Nhóm M p n % n % Khàn tiếng Không 63 78,75 41 51,25 < 0,01 Nhẹ 10 12,5 25 31,25 Vừa 7 8,75 13 16,25 Nặng 0 0 1 1,25 Tổng 80 100,0 80 100,0 (*) Test khi bình phương (χ2) Nhận xét: Tỷ lệ khàn tiếng ở nhóm VL: khàn nhẹ có 10 BN chiếm 12,5%, khàn vừa có 7 BN chiếm 8,75%. Tỷ lệ khàn tiếng của nhóm M có 25 BN khàn tiếng chiếm 31,25%, khàn tiếng vừa có 10 BN chiếm 16,25%, khàn nặng có 1 BN chiếm tỷ lệ 1,25%. Nhóm VL có tỷ lệ BN khàn tiếng thấp hơn nhóm M sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. 81 Bảng 3.32. Tỷ lệ tổn thương răng lợi, niêm mạc miệng, hầu họng Nhóm Chấn thƣơng Nhóm VL Nhóm M p n % n % Chảy máu răng, lợi 0 0 1 1,25 > 0,5 Niêm mạc miệng 1 1,25 2 2,5 Hầu họng 0 0 4 5,0 Bình thường 79 98,75 73 91,25 (*) Test khi bình phương (χ2) Nhận xét: Nhóm VL có 1 BN bị chấn thương niêm mạc miệng chiếm 1,25%, nhóm M có 1 BN chấn thương răng, lợi chiếm 1,25%, 2 BN tổn thương niêm mạc miệng chiếm 5%, 4 ca chảy máu hầu họng chiếm 5%. Nhóm M có chấn thương răng, lợi, niêm mạc miệng, chảy máu hầu họng cao hơn nhóm VL nhưng không có sự khác biệt với p > 0,05. Bảng 3.33. Tỷ lệ tai biến (răng lợi, niêm mạc miệng, hầu họng) Nhóm Chấn thƣơng Nhóm VL n (%) Nhóm M n (%) p Có tổn thương 1 (1,25) 7 (8,75) < 0,05 Không tổn thương 79 (98,75) 73 (91,25) Tổng số 80 (100%) 80 (100%) (*) Test khi bình phương (χ2) Nhận xét: Nhóm VL có 1 BN bị chấn thương răng môi, miệng hầu họng chiếm 1,25%, Nhóm M có 7 BN bị chấn thương răng môi, miệng, hầu họng chiếm tỷ lệ 8,75%. Nhóm VL có tỷ lệ tai biến thấp hơn nhóm M sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 82 CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm bệnh nhân tham gia nghiên cứu 4.1.1. Phân bố về tuổi, cân nặng, chiều cao, BMI, giới và nghề nghiệp. Tuổi trung bình chung của BN trong phẫu thuật cột sống cổ theo bảng 3.1 của nhóm VL là 51,34 ± 13,91 tuổi và tuổi thấp nhất 18 tuổi cao nhất là 79 tuổi, của nhóm M là 50,74 ± 14,51 tuổi và tuổi thấp nhất là 24 cao nhất là 79 tuổi. Không có sự khác biệt về tuổi giữa hai nhóm (p > 0,05). Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên cả bệnh nhân chấn thương và bệnh lý cột sống cổ có chỉ định phẫu thuật nên độ tuổi có khác hơn so với các nghiên cứu được thực hiện trên bệnh nhân chấn thương cột sống cổ đơn thuần. Kết quả các nghiên cứu trên đối tượng bệnh nhân CTCS cổ như của tác giả Vũ Hải Vinh [146] cho kết quả tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 46,72 ± 14,26 tuổi, tuổi thấp nhất là 17 tuổi cao nhất là 75 tuổi; theo Đỗ Đào Vũ [148] có tuổi của nhóm can thiệp 43,23 ± 13,24 tuổi và theo Nguyễn Viết Lực [44] có tuổi của BN nghiên cứu trung bình là 44,5 ± 15,6 tuổi. Như vậy, tuổi trung bình của các nghiên cứu trên BN CTCS cổ đều thấp hơn của chúng tôi. Điều này có thể được giải thích do những bệnh nhân CTCS cổ đa số là trẻ, đang tuổi sinh hoạt lao động, các người cao tuổi cũng ít bị tai nạn CTCS cổ hơn người trẻ và cũng hạn chế đến viện điều trị. Khi so sánh tuổi trung bình theo một nghiên cứu trước đây của tác giả Ma Hoàng Mậu [147] trên các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tại Bệnh viện Việt Đức thì tuổi trung bình cũng khá tương đồng với nghiên cứu chúng tôi (48,1 ± 8,8 tuổi). Tuy nhiên bệnh nhân lớn tuổi nhất được can thiệp phẫu thuật là 67 tuổi, thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi là 79 tuổi. Điều này có thể được giải thích do trước đây trang thiết bị để phục vụ phẫu thuật cột sống cổ chưa tốt bằng hiện nay do vậy những người cao tuổi 83 ít được phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, hiện nay các bệnh viện đã có đầy đủ các trang thiết bị, máy móc hiện đại có thể đáp ứng tốt các loại phẫu thuật vùng cột sống cổ. Khi phân tích về phân bố nhóm tuổi giữa 2 nhóm (biểu đồ 3.1) chúng tôi thấy nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là giống nhau giữa hai nhóm và thuộc nhóm tuổi từ 41 tuổi đến 60 tuổi. Không có sự khác biệt về phân bố nhóm tuổi giữa hai nhóm nghiên cứu với p > 0,05. Nhóm tuổi từ 41 đến 60 tuổi là đối tượng vẫn còn lao động, mặt khác cũng là nhóm có tỷ lệ các bệnh lý liên quan đến cột sống cổ như thoát vị đĩa đệm gia tăng hơn các bệnh nhân trẻ. Một trong những chỉ số nhân trắc quan trọng có thể ảnh hưởng đến tình trạng đặt nội khí quản khó đó là tình trạng thừa cân, béo phì. Khi so sánh trọng lượng BN giữa hai nhóm nghiên cứu (bảng 3.1) chúng tôi thấy kết quả cân nặng trung bình của nhóm VL là 56,63 ± 8,66 kg (41 - 85 kg) và cân nặng trung bình của nhóm M là 57,5 ± 8,81 kg (37 kg - 87 kg), cân nặng của hai nhóm không có sự khác biệt với p > 0,05. Sự đồng nhất về trọng lượng cơ thể cũng tạo cho nghiên cứu mang tính khách quan và đồng nhất trong quá trình nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Hải Vinh [146] thì cân nặng của nhóm nghiên cứu là 59,83 ± 6,45 kg thấp nhất 44 kg, cao nhất 70 kg, kết quả này cũng tương tự như của chúng tôi. Chúng tôi tiến hành so sánh chiều cao giữa hai nhóm (bảng 3.1) kết quả cho thấy chiều cao trung bình của nhóm VL trung bình là 161,72 ± 7,59 cm (144 - 176 cm) và của nhóm M là 162,67 ± 6,64 cm (147 - 178 cm). Không có khác biệt về chiều cao của hai nhóm, p > 0.05. Sự đồng nhất về chiều cao cơ thể của hai nhóm cũng tạo cho nghiên cứu mang tính khách quan và đồng nhất trong quá trình nghiên cứu. Phân bố về chỉ số khối cơ thể (BMI = kg/m2): trong bảng 3.2 cho kết quả BMI của nhóm VL là 21,62 ± 2,71, của nhóm M là 21,69 ± 2,75, BMI của hai nhóm không có sự khác biệt với p > 0,05. Phân tích theo nhóm chỉ số BMI 84 chúng tôi thấy đa số bệnh nhân có chỉ số BMI từ 18 - 25 kg/m2, đều chiếm 80% ở cả hai nhóm, tỷ lệ bệnh nhân thừa cân với BMI > 25 kg/m2 chỉ chiếm khoảng 10% và không có sự khác biệt về tỷ lệ BMI giữa hai nhóm với p > 0,05. Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Hải Vinh [146] thì BMI trung bình của nhóm phẫu thuật CTCS cổ là 21,3 ± 1,11 kết quả này tương tự như kết quả của chúng tôi, chỉ số BMI ở kết quả này cũng như đa phần người dân Việt Nam. Theo Langeron [149] và cộng sự BMI ≥ 26 là có dấu hiệu thông khí khó khi đặt NKQ. Theo Roya Yumul và cộng [10] nghiên cứu so sánh đặt NKQ bằng video hỗ trợ với ống soi mềm cho bệnh nhân phẫu thuật cột sống cổ trên 140 BN mỗi nhóm 70 BN thì cho kết quả BMI của nhóm VL (C-MAC) là 27 ± 5,3 (kg.m- 2) BMI của nhóm ống soi mềm cho kết quả là 28 ± 5,7 (kg.m- 2) kết quả BMI của tác giả cao hơn của chúng tôi do người nước ngoài tỷ lệ béo và thừa cân nhiều hơn tại Việt Nam. Phân tích phân bố về giới giữa hai nhóm (bảng 3.3) chúng tôi nhận thấy nam giới đều chiếm tỷ lệ cao hơn nữ ở cả hai nhóm nghiên cứu (70% so với 30% ở nhóm VL và 72,5% so với 27,5% ở nhóm M). Không có sự khác biệt về đặc điểm giới tính giữa hai nhóm nghiên cứu (p > 0,05). Tỷ lệ nam giới chiếm đa số trong cả hai nhóm nghiên cứu có thể do đặc thù CTCS cổ hay gặp ở nam cao hơn nữ do đối tượng tai nạn có cả ngã cao như ngã giáo, tai nạn giao thông thì giới nam cũng hay xảy ra nhiều hơn, kết quả của chúng tôi cũng tương tự như của Nguyễn Viết Lực [44] nghiên cứu điều trị gãy cột sống cổ có tỷ lệ nam là 71% cao hơn nữ là 29%, theo kết quả nghiên cứu của Vũ Hải Vinh [146] có tỷ lệ nam 80,5%, nữ chiếm 19,5%, tỷ lệ nam giới của của tác giả cao hơn của chúng tôi. Về đặc điểm nghề nghiệp chúng tôi thấy đa số bệnh nhân có nghề nghiệp là lao động tự do hoặc làm ruộng, các nghề nghiệp khác ít gặp hơn. Không có sự khác biệt về tỷ lệ nghề nghiệp giữa hai nhóm, p > 0,05. Tỷ lệ bệnh nhân có nghề nghiệp nông dân hoặc lao động tự do chiếm đa số là do đối tượng này là 85 lao động chính và hay phải làm việc vất vả, lao động nặng, đi lại nhiều dễ gặp rủi do như bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Sự phân bố nghề nghiệp trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như Vũ Hải Vinh [146] và Nguyễn Viết Lực [44]. 4.1.2. Đặc điểm phẫu thuật Phân tích về bệnh lý cần phẫu thuật giữa hai nhóm (bảng 3.5) cho thấy tỷ lệ bệnh nhân chấn thương đều chiếm 50% ở cả hai nhóm. Trong số các bệnh lý cần phẫu thuật thì các bệnh lý thường gặp là TVĐĐ cột sống cổ, hẹp ống sống cổ và u tủy cổ. Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ bệnh lý giữa hai nhóm, p > 0,05. Tỷ lệ bệnh tật giữa hai nhóm phân bố đồng đều là điều kiện nghiên cứu có tính đồng nhất cao. Bệnh CTCS cổ chiếm tỷ lệ cao trong hai nhóm do vậy đặt NKQ khó sẽ tăng lên vì bệnh nhân thường phải mang vòng cổ, BN hạn chế mở miệng, hạn chế di động đầu cổ khi đặt NKQ, đầu và cổ trên một đường thẳng. Trong gây mê đặt ống NKQ cho BN CTCS cổ Calder và cộng sự [150] thấy Cormack Lehane (III, IV) chiếm tỷ lệ 20%. Theo Moonsu Yuk và cộng sự [3] khi BN mang vòng nẹp cổ do chấn thương đầu và cổ thì há miệng hạn chế, hạn chế di động đầu cổ do vậy đặt NKQ sẽ khó khăn hơn. Nghiên cứu 76 người khoẻ mạnh tình nguyện, dùng tiêu chuẩn LEMON trước và sau mang vòng cổ cho kết quả: há miệng giảm (4,3 cm xuống 2,6 cm p < 0,001) và 57 BN có Mallampati chuyển từ I và II sang III và IV (16% sang 91%), góc ngửa cổ giảm từ 44 độ xuống 22 độ. Tiên lượng đặt NKQ khó 18% (14/76 BN) trước mang vòng nẹp cổ, chuyển sang 100% NKQ khó sau mang vòng nẹp cổ. Kết luận: khi mang vòng nẹp cổ, tất cả các thông số LEMON đều xấu đi (há miệng, loại Mallampati, ngửa cổ) và tiên lượng đặt NKQ khó ở tất cả các BN mang vòng nẹp cổ. 4.1.3. Đặc điểm liên quan đến đặt nội khí quản khó: Theo bảng 3.6 cho kết quả phân loại ASA cho thấy đa số bệnh nhân có ASA II ở cả hai nhóm, tỷ lệ bệnh nhân có ASAIII chiếm 12,5% ở nhóm VL và 16,25% ở nhóm M. So sánh ASA giữa hai nhóm không có sự khác biệt với p > 86 0,05. Sự phân loại sức khỏe tương đối đồng đều giữa hai nhóm làm cho kết quả nghiên cứu khách quan hơn, có độ tin cậy cao hơn. ASA I và II là chiếm chủ yếu, kết quả của chúng tôi cũng tương tự như của Vũ Hải Vinh [146]. Tình trạng răng là một trong các yếu tố có liên quan đến đặt NKQ dễ hay khó, đặc biệt là trong nghiên cứu của chúng tôi có một bệnh nhân cao tuổi, tình trạng răng không còn tốt. Theo bảng 3.7 cho kết quả đa số bệnh nhân có tình trạng răng bình thường ở cả hai nhóm (trên 80%), một số bệnh lý răng được ghi nhân như răng vẩu, mất răng, răng lung lay, răng quặp nhưng chiếm tỷ lệ thấp và không có sự khác biệt về tỷ lệ tình trạng răng giữa hai nhóm, p > 0,05. Phân tích một số đặc điểm đặt nội khí quản khó khác chúng tôi thấy tỷ lệ có trên 50% trường hợp có hạn chế vận động cột sống cổ ở cả hai nhóm. Một số đặc điểm khác ít gặp hơn như cổ ngắn, lưỡi to, miệng bé, cằm lẹm, không có sự khác biệt về các đặc điểm trên giữa hai nhóm, p > 0,05. Tỷ lệ bệnh nhân hạn chế vận động cột sống cổ phù hợp với tỷ lệ bệnh nhân CTCS ở cả hai nhóm nghiên cứu. Cổ ngắn, lưỡi to, miệng bé, cằm lẹm và vận động đầu cổ hạn chế là các yếu tố làm ảnh hưởng đến đặt nội khí quản khó hay dễ do vậy cần khám kỹ trước khi gây mê. Theo phân loại Mallampati của hai nhóm ở bảng 3.9 cho kết quả đa số bệnh nhân có độ Mallampati II, tỷ lệ Mallampati I và III chiếm tỷ lệ ít hơn, không có bệnh nhân Mallampati IV. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ Mallampati giữa hai nhóm (p > 0,05). Sự phân loại Mallampati là một trong nhiều yếu tố tiên lượng đặt NKQ dễ hay khó để có kế hoạch đặt NKQ thành công ở mức cao nhất có thể, Mallampti giữa hai nhóm đồng đều nhau làm cho kết quả nghiên cứu khách quan hơn, có độ tin cậy cao hơn. Theo Sunanda Gupta và cộng sự [37] nếu Mallampati III, IV là tiên lượng có thể đặt NKQ khó bằng các loại đèn đặt NKQ cổ điển, cần phải có chiến lược đặt NKQ khó để tránh tai biến cho BN, những năm gần đây đèn soi thanh quản video hỗ trợ được lựa chọn sớm để đặt NKQ dự kiến khó. Theo nghiên cứu của Vũ Hải Vinh [146] thì Mallampati III chiếm 24,4% cao hơn Mallampti III của chúng tôi vì tác giả nghiên cứu trên những bệnh nhân có chấn thương cột sống cổ. 87 Khoảng cách cằm giáp: theo bảng 3.10 cho kết quả nhóm VL có khoảng cách cằm giáp trung bình là 6,14 ± 0,37 cm thấp nhất 5 cm cao nhất 6,8 cm, khoảng cách cằm giáp của nhóm M là 6,03 ± 0,45 cm thấp nhất 4 cm cao nhất 6,5 cm. Khoảng cách cằm giáp giữa hai nhóm không có sự khác biệt với p > 0,05. Theo Sunanda Gupta và cộng sự [37] khoảng cách cằm giáp trên 6 cm là yếu tố thuận lợi cho đặt NKQ thành công ở mức cao, khoảng cách cằm giáp dưới 6 cm là 1 yếu tố tiên lượng đặt NKQ khó. Theo Roya Yumul và cộng [10] nghiên cứu so sánh đặt NKQ bằng video hỗ trợ với ống soi mềm cho BN phẫu thuật cột sống cổ trên 140 BN mỗi nhóm 70 BN thì cho kết quả khoảng cách cằm giáp của nhóm dùng video hỗ trợ là 6 ± 0,9 cm, của nhóm dùng ống soi mềm là 6 ± 0,8 cm kết quả này cũng tương tự như của chúng tôi. Theo Greenland và cộng sự [78] khi BN có khoảng cách cằm giáp ngắn thì cổ BN cũng ngắn do vậy làm cho khoảng cách của đường cong thứ nhất với đường nhìn xa hơn những BN có khoảng cách cằm giáp bình thường, BN chiều dài cổ bình thường. Khi đặt NKQ phải kéo mạnh đường cong thứ hai theo chiều kim đồng hồ để trùng với đường nhìn tuy nhiên cũng khó thành một trục do vậy khi cổ ngắn khó đặt NKQ hơn. Khoảng liên răng cửa (độ mở miệng): theo bảng 3.11 cho kết quả nhóm VL có khoảng liên răng cửa trung bình là 3,85 ± 0,45 cm, thấp nhất 2,5 cm cao nhất 5,0 cm. Khoảng liên răng cửa của nhóm M trung bình là 3,93 ± 0,20 cm, thấp nhất 3 cm cao nhất 4,5 cm. So sánh khoảng liên răng cửa của hai nhóm không có sự khác biệt với p > 0,05. Sự đồng thuận về khoảng liên răng cửa giữa hai nhóm cho biết sự đặt ống nội khí quản giữa hai nhóm sẽ thuận lợi như nhau. Theo Smita Prakash và cộng sự [151], Farnoush Farzi và cộng sự [152], Pratibha Jain Shah và cộng sự [153] nghiên cứu cho rằng khoảng liên răng cửa có liên quan đến đặt NKQ, khoảng liên răng cửa dưới 3,5 cm là một yếu tố để tiên lượng đặt NKQ khó vì miệng bé đưa lưỡi đèn vào miệng khó khăn hơn do 88 vậy quan sát thanh môn cũng khó khăn hơn do đó việc đưa ống NKQ vào cũng khó khăn hơn. Theo nghiên cứu của Vũ Hải Vinh [146] thì khoảng cách mở miệng trung bình của 82 BN chấn thương cột sống cổ là 3,73 ± 0,39 cm kết quả này cũng tương tự như kết quả của chúng tôi, các BN có CTCS cổ có sự há miệng hạn chế. Theo Nguyễn Thị Hương [7] dùng đèn soi thanh quản Uescope đặt NKQ để mổ tạo hình răng hàm mặt đánh giá khoảng cách mở miệng của bệnh nhân là 3,43 ± 0,6 cm kết quả này thấp hơn của chúng tôi có thể bệnh nhân cũng hạn chế mở miệng khi có bệnh lý vùng hàm mặt. Theo Moonsu Yuk và cộng sự [3] nghiên cứu 76 người tình nguyện thì cho kết quả khi chưa mang vòng collar há miệng trung bình 4,3 cm, khi BN đeo vòng collar thì há miệng giảm còn 2,6 cm với (p < 0,001). Theo Hyesun Paik và cộng sự [5] so sánh sự di động cột sống cổ trong khi đặt NKQ giữa đèn soi thanh quản trực tiếp và đèn video hỗ trợ (C-MAC D-Blade) giả định cố định cột sống cổ cho kết quả khoảng cách mở miệng của nhóm dùng đèn soi thanh quản trực tiếp trung bình 35,0 mm (thấp nhất 34,0 mm cao nhất 43,5 mm), khoảng cách mở miệng của nhóm dùng video hỗ trợ là 41,0 mm (thấp nhất 36,8 mm cao nhất 49,0 mm). Khi mang vòng collar khoảng cách mở miệng hạn chế do vậy dẫn đến đặt NKQ trở lên khó khăn hơn. Theo Raghavendra và cộng sự [68] so sánh video hỗ trợ (Airtraq®) với McCoy đặt NKQ cho BN giả định đường thở khó bằng cố định collar cứng cho kết quả mở miệng của bệnh nhân là 3,88 ± 0,9 cm kết quả này cũng tương tự như của chúng tôi. Theo Bruck và cộng sự [154] nghiên cứu so sánh hai video hỗ trợ C-MAC và Glidescope đặt NKQ với BN bất động cột sống cổ thấy khoảng mở miệng của hai nhóm là 4,2 ± 0,9 cm và 4,1 ± 0,8 cm, khoảng cách mở miệng của hai nhóm cao hơn của chúng tôi do các BN này không mang vòng collar. Theo Seo và cộng sự [155] so sánh hiệu quả của video hỗ trợ với đèn McCoy đặt NKQ đường mũi giả định BN CTCS cổ khi không mang vòng collar thì khoảng cách mở miệng của hai nhóm là 4,0 cm (4,0 89 - 5,0 cm). Sau khi mang vòng collar khoảng cách mở miệng của nhóm C-MAC là 2,5 cm (2,0 - 3,0 m), của nhóm McCoy là 2,0 cm (2,0 - 3,0 cm) kết quả này cũng tương tự của Moonsu Yuk và cộng sự [10]. 4.1.4. Đặc điểm liên quan đến phẫu thuật và gây mê phẫu thuật Trong nghiên cứu này, tất cả các bệnh nhân được khởi mê với sự kết hợp của cả 3 loại thuốc là Fentanyl, Propofol và Rocuronium. Kết quả phân tích theo bảng 3.12 cho thấy liều thuốc Fentanyl trung bình ở nhóm VL là 115,41 ± 17,25 mcg, nhóm M là 111,37 ± 13,21 mcg, liều thuốc Propofol trung bình của nhóm VL là 112,93 ± 19,36 mg, nhóm M là 117,87 ± 19,57 mg và liều thuốc Rocuronium của nhóm VL là 44,53 ± 10,62 mg, nhóm M là 44,29 ± 11,93 mg, không có sự khác biệt về liều trung bình của Fentanyl, Propofol và Rocuronium giữa hai nhóm, p > 0,05. Điều này cũng phù hợp với kết quả cân nặng tương đương giữa 2 nhóm. Thời gian phẫu thuật trung bình của nhóm VL là 95,63 ± 34,50 phút, (60 - 150 phút), của nhóm M là 92,93 ± 33,92 phút, (55 - 145 phút). Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian phẫu thuật của hai nhóm, p > 0,05. Thời gian phẫu thuật của hai nhóm tương đồng nhau làm cho kết quả gây mê dễ đồng nhất giữa hai nhóm. 4.2. Hiệu quả của đặt NKQ có video hỗ trợ với lƣỡi đèn Macintosh cho phẫu thuật cột sống cổ 4.2.1. Mức độ khó và các can thiệp khi đặt NKQ giữa hai nhóm Khi đặt nội khí quản bằng đèn soi thanh quản, nếu chưa thấy rõ được hình ảnh của thanh môn thì thao tác ấn sụn nhẫn được sử dụng để nhìn hình ảnh được rõ hơn. Chúng tôi tiến hành so sánh tỷ lệ bệnh nhân có áp dụng thủ thuật ấn sụn nhẫn trong khi đặt nội khí quản giữa 2 nhóm, kết quả cho thấy ở nhóm VL tỷ lệ ấn sụn nhẫn 1 lần là 17 BN chiếm tỷ lệ 21,25%, ấn 2 lần 2 BN chiếm 2,5%, có 61 BN không cần ấn sụn nhẫn khi đặt NKQ chiếm 61,25%; ở nhóm M 90 ấn sụn nhẫn 1 lần có 27 BN chiếm tỷ lệ 33,75%, ấn sụn nhẫn 2 lần có 10 BN chiếm tỷ lệ 12,5%, có 43 BN không cần ấn sụn nhẫn khi đặt NKQ chiếm 53,75%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ ấn sự nhẫn của hai nhóm, p < 0,01. Nhóm M có tỷ lệ bệnh nhân phải ấn sụn nhẫn nhiều hơn cho thấy khả năng quan sát thanh môn qua đèn soi thanh quản trực tiếp sẽ hạn chế hơn so với đèn soi video. Theo Smita Prakash và cộng sự [151] nếu ấn sụn nhẫn từ bên ngoài thì có thể giảm NKQ khó từ 9,7% xuống còn 2,1%. Theo Kim Yoon jung và cộng sự [156] dùng video hỗ trợ đặt NKQ cho BN cố định cột sống cổ khi BN không ấn sụn nhẫn thì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_hieu_qua_dat_noi_khi_quan_co_video_ho_tro.pdf
  • pdfQĐ-Dương Anh Khoa - BẢO VỆ CẤP TRƯỜNG.pdf
  • pdf4.TRICH YẾU LATS.pdf
  • pdf3. TÓM TẮT = TA.pdf
  • pdf2. TÓM TẮT = TV.pdf
  • docx1. THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI TV - TA.docx
Tài liệu liên quan