Luận án Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ. 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3

1.1. Đặc điểm giải phẫu thân não . 3

1.1.1. Hình thể ngoài. 3

1.1.2. Hình thể trong. 5

1.2. Các loại u thần kinh đệm bậc thấp, nguyên nhân và tiên lượng . 8

1.3. Chẩn đoán u thần kinh đệm bậc thấp thân não. 10

1.3.1. Chẩn đoán lâm sàng.11

1.3.2. Chẩn đoán hình ảnh u thần kinh đệm bậc thấp thân não .13

1.3.3. Một số hình ảnh u thần kinh đệm bậc thấp thân não thường gặp.16

1.3.4. Chẩn đoán mô bệnh học u thần kinh đệm bậc thấp thân não .20

1.4. Điều trị u thần kinh đệm bậc thấp thân não . 23

1.4.1. Điều trị nội khoa .23

1.4.2. Điều trị ngoại khoa.24

1.4.3. Điều trị u thân não bằng xạ trị.24

1.4.4. Điều trị u thân não bằng xạ phẫu.25

1.4.5. Phương pháp can thiệp sinh học .32

1.5. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về xạ phẫu dao Gamma

điều trị u thần kinh đệm thân não. 32

1.5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về xạ phẫu dao Gamma u thân não.32

1.5.2. Một số nghiên cứu về xạ phẫu dao gamma trong nước.34

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 35

2.1. Đối tượng nghiên cứu. 35

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân .35

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.36

2.2. Phương pháp nghiên cứu. 362.2.1. Thiết kế nghiên cứu.36

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu.36

2.2.3. Thời gian nghiên cứu.36

2.2.4. Thiết bị nghiên cứu .36

2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu.38

2.2.6. Tiến hành chụp CT, MRI, xung MRS và phân tích kết quả .38

2.2.7. Các biến nghiên cứu.39

2.2.8. Tiến hành xạ phẫu bằng dao Gamma Quay .43

2.2.9. Đánh giá kết quả điều trị sau xạ phẫu 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng,

36 tháng .48

2.2.10. Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng.50

2.2.11. Xử lý số liệu.50

2.2.12. Đạo đức trong nghiên cứu .51

pdf158 trang | Chia sẻ: thanhtam3 | Ngày: 28/01/2023 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 1 36 2,7 97,3 1 36 2,7 97,3 Hoại tử trong u Có Không 1 36 2,7 97,3 2 35 5,4 94,6 Cấu trúc u Nang Đặc Hỗn hợp 4 29 4 10,8 78,4 10,8 3 29 5 8,1 78,4 13,5 Vôi hóa trong u Có Không 0 37 0 100 0 37 0 100 Phù não quanh u Có Không 2 35 5,4 94,6 5 32 13,5 86,5 Chèn ép xung quanh u Có Không 6 31 16,2 83,8 6 31 16,2 83,8 60 Nhận xét: Trên phim chụp MRI trước tiêm và sau tiêm thuốc đối quang từ cho thấy: + Trước tiêm thuốc có một số dấu hiệu điển hình như sau: 81,1% u có ranh giới rõ, 2,7% hoại tử trong u, 2,7% chảy máu trong u, 5,4% có phù não quanh u, 78,4% u ở thể đặc, các dấu hiệu khác chiếm tỷ lệ ít hơn. + Sau tiêm một số dấu hiệu điển hình trên MRI cho thấy có tỷ lệ khác biệt so với trước tiêm là 86,5% u có ranh giới rõ, 5,4% hoại tử trong u, 13,5% có phù não quanh u, 16,2% u có chèn ép tổ chức xung quanh. 13.5% 2.7% 2.7% 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% Ngấm thuốc dạng nốt (n=5) Ngấm thuốc dạng khối (n=1) Ngấm thuốc dạng viền (n=1) Tính chất ngấm thuốc Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ % khối u ngấm thuốc trên phim cộng hưởng từ Nhận xét: 37 bệnh nhân nghiên cứu được tiêm thuốc đối quang từ có 7 trường hợp khối u ngấm thuốc sau tiêm chiếm 18,9% trong đó 13,5% ngấm thuốc dạng nốt, 2,7% khối u ngấm thuốc dạng khối, 2,7% khối u ngấm thuốc dạng viền. 61 Bảng 3.9: Tín hiệu trên phim chụp MRI Tín hiệu Tín hiệu tăng Tín hiệu giảm Đồng tín hiệu Tổng n % n % n % N % T1W 4 10,8 33 94,6 0 0 37 100 T2W 35 89,2 2 5,4 0 0 37 100 Nhận xét: Trên phim chụp cộng hưởng từ có tiêm thuốc đối quang từ ở xung T1W phát hiện được 89,2% giảm tín hiệu, 10,8% tăng tín hiệu. Ở xung T2W phát hiện được 94,6% tăng tín hiệu, 5,4% giảm tín hiệu, không gặp trường hợp nào có khối u đồng tín hiệu. Bảng 3.10: Đặc điểm chuyển hóa các chất trên xung cộng hưởng từ phổ Chất chuyển hóa (n=37) Cho/NAA Cho/Cr NAA/Cr Trung bình 1,85 1,77 1,82 Độ lệch 0,21 0,25 0,21 Min 1,5 1,5 1,5 Max 2,2 2,5 2,5 Nhận xét: Tỷ lệ chuyển hóa trung bình Cho/NAA: 1,85±0,21; Cho/ Cr: 1,77±0,25; NAA/Cr: 1,82±0,21 đặc trưng cho u thần kinh đệm bậc thấp. 62 3.3. Liều xạ phẫu Bảng 3.11: Liều xạ phẫu cho từng vị trí u Liều xạ phẫu (Gy) Vị trí u Trung bình Độ lệch Thấp nhất Cao nhất p 12,7 1,4 8 16 Cuống não (n=10) 13,6 1,3 12 16 0,082 Cầu não (n=21) 12,7 1,2 12 16 Hành tủy (n=6) 11,3 1,6 8 12 Nhận xét: Liều xạ phẫu trung bình 12,7 ± 1,4 (8-16Gy); liều xạ phẫu cho cuống não là 13,6 ± 1,3Gy; ở cầu não là 12,7 ± 1,2Gy; Hành tủy là 11,3 ± 1,6Gy. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. 32,4% 5,4% 62,2% 14Gy (n=2) Biểu đồ 3.6: Phân bố tỷ lệ % theo liều xạ phẫu Nhận xét: Liều xạ phẫu <13Gy chiếm tỷ lệ cao nhất là 62,2%; nhóm liều 13- 14Gy chiếm tỷ lệ là 32,4%; nhóm liều > 14Gy chiếm tỷ lệ là 5,4% 63 Bảng 3.12: Phân bố liều xạ phẫu theo kích thước u Kích thước u Liều xạ phẫu 2-3cm Tổng n % n % n % N % < 13Gy 0 0 11 57,9 12 70,6 23 62,2 13-14Gy 0 0 7 36,8 5 29,4 12 32,4 >14Gy 1 100 1 5,3 0 0 2 5,4 Tổng 1 100 19 100 17 100 37 100 Nhậnxét: Kích thước u càng tăng thì liều xạ phẫu càng giảm. Ở liều xạ phẫu 2-3cm chiếm tỷ lệ cao nhất là 70,6%, ở liều xạ phẫu >14Gy nhóm u có kích thước <1cm chiếm tỷ lệ là 100%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. 30 60 10 66.7 28.6 4.7 100 0 0% 20% 40% 60% 80% 100% Cuống não (n=10) Cầu não (n=21) Hành tủy (n=6) Vị trí thân não >14Gy (n=2) 13-14Gy (n=12) <13Gy (n=23) Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ % liều xạ phẫu theo vị trí khối u Nhậnxét: Liều xạ phẫu tăng dần theo vị trí thân não từ dưới lên trên, liều xạ phẫu ở hành tủy thấp hơn ở cầu não, liều xạ phẫu cầu não thấp hơn ở cuống não. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. 64 3.4. Đánh giá kết quả sau xạ phẫu Bảng 3.13: Thời gian xuất viện Thời gian xuất viện (ngày) Số bệnh nhân Trung vị Nhỏ nhất Lớn nhất 37 3 1 6 Nhận xét: Thời gian xuất viện là 3 ngày, ngắn nhất là 1 ngày, lâu nhất là 6 ngày. Bảng 3.14: Thời gian theo dõi sau điều trị Thời gian theo dõi (tháng) Số bệnh nhân Trung vị Min Max 37 26 6 76 Nhận xét: Thời gian theo dõi 26 tháng, ngắn nhất là 6 tháng, lâu nhất là 76 tháng. Thang điểm Karnofski 24,3 29,6 62,5 27 29,4 0 51,4 43,2 35,3 5,4 8,8 37,5 26,524,324,3 18,5 22,2 0 10 20 30 40 50 60 70 Vào viện (n=37) 6 tháng (n=37) 12 tháng (n=34) 24 tháng (n=27) 36 tháng (n=8) 80-100 (điểm) 60-70 (điểm) 40-50 (điểm) 10-30 (điểm) Biểu đồ 3.8: Thang điểm Karnofski trước và sau điều trị Nhận xét: Kết quả ở biểu đồ 3.10 cho thấy tỷ lệ % bệnh nhân ở nhóm u thần kinh đệm bậc thấp có điểm Karnofski 80-100 tăng theo thời gian, trước điều % 65 trị là 24,3% sau xạ phẫu 6,12,24,36 tháng lần lượt là 24,3%; 26,5%; 29,6% và 62,5%. Nhóm điểm Karnofski 10-30 xuất hiện ở tháng thứ 6 chiếm 5,4% và tăng dần ở tháng thứ 12, 24, 36 là 8,8%; 29,6%; 37,5% tương ứng. Nhóm điểm 40-50 và 60-70 tỷ lệ % giảm dần theo thời gian. Bảng 3.15: Kích thước trung bình của khối u trước và sau điều trị Thời gian theo dõi Trước điều trị Sau 6 tháng Sau 12 tháng Sau 24 tháng Sau 36 tháng Kích thước khối U (cm) Số bệnh nhân 37 37 34 27 8 Trung bình 1,87 1,99 1,60 1,33 1,15 Độ lệch 0,51 0,50 0,47 0,59 0,48 Min 0,9 1 0,8 0 0,4 Max 2,7 3 2,8 3 2 P 0,277 0,359 0,461 0,227 1,99 1,6 1,33 1,15 1,87 0 0,5 1 1,5 2 2,5 Trước điều trị Sau 6 tháng Sau 12 tháng Sau 24 tháng Sau 36 tháng Thời gian K íc h th ư ớc U KTTB U thần kinh đệm bậc thấp (cm) Biểu đồ 3.9: Kích thước trung bình của khối u trước và sau điều trị 66 Nhận xét: Kích thước trung bình của khối u giảm dần theo thời gian, kích thước trung bình của khối u trước điều trị là 1,87 ± 0,51cm, sau xạ phẫu 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng là 1,99 ± 0,5cm; 1,6 ± 0,47cm; 1,33 ± 0,59cm; 1,15 ± 0,48cm tương ứng. 100 0 94.7 5.3 76.5 23.5 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2-3cm (n=17) Kích thước u Có phù não (n=5) Không phù não (n=32) Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ % phù não theo kích thước u Nhận xét: Sự khác biệt giữa tỷ lệ phù não với kích thước khối u không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Bảng 3.16: Phân bố chèn ép xung quanh theo kích thước khối u Kích thước u Chèn ép xung quanh u 2-3cm Tổng n % n % n % n % Có 0 0 2 10,5 4 23,5 6 16,2 Không 1 100 17 89,5 13 76,5 31 81,8 Tổng 1 100 19 100 17 100 37 100 Nhận xét: Khối u càng lớn thì tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện chèn ép xung quanh càng cao, tổng số có 6 trường hợp chèn ép xung quanh chiếm 16,2%. 67 Tuy nhiên sự khác biệt về dấu hiệu chèn ép xung quanh ở từng nhóm kích thước khối u không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 Bảng 3.17: Phân bố hoại tử trong u theo kích thước khối u Kích thước u Hoại tử trong u 2-3cm Tổng n % n % n % n % Có 0 0 0 0 2 11,8 2 5,4 Không 1 100 19 100 15 88,2 35 94,6 Tổng 1 100 19 100 17 100 37 100 Nhận xét: Hoại tử trong u chỉ xuất hiện ở khối u có kích thước >2-3cm chiếm 5,4%. Sự khác biệt về dấu hiệu hoại tử trong u theo từng nhóm kích thước khối u không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. 68 0. 00 0. 25 0. 50 0. 75 1. 00 0 20 40 60 80 UTKD bac thap Kaplan-Meier survival estimate Biểu đồ 3.11: Thời gian sống thêm trung bình theo Kaplan-Meier Nhận xét: Phân tích tỷ lệ sống trung bình theo Kaplan-Meier cho thấy: thời gian theo dõi sau xạ phẫu thấp nhất là 6 tháng, lâu nhất 76 tháng. Thời gian sống trung bình là 39,53 tháng với độ tin cậy 95% trong khoảng 29,9-49,2. 69 0. 00 0. 25 0. 50 0. 75 1. 00 Ty s ua t s on g so t 0 20 40 60 80 thoi gian song them (thang) tuoi<20 tuoi 20-50 tuoi>50 Kaplan-Meier survival estimates Biểu đồ 3.12: Thời gian sống thêm trung bình theo nhóm tuổi Nhận xét: Phân tích thời gian sống thêm trung bình theo nhóm tuổi cho thấy ở nhóm tuổi <20 thời gian sống tính theo trung vị là 24 tháng còn khoảng 20% sống sót, đến thời điểm khoảng 36 tháng không còn trường hợp nào sống sót. Nhóm tuổi 20-50 thời gian sống tính theo trung vị là 36 tháng ước khoảng 40% sống sót sau xạ phẫu. Nhóm tuổi >50 thời gian sống tính theo trung vị là 30 tháng và tỷ lệ sống sót 50%. 70 0. 00 0. 25 0. 50 0. 75 1. 00 Ty s ua t s on g so t 0 20 40 60 80 thoi gian song trung binh cua Gioi (thang) Nu Nam Kaplan-Meier survival estimates Biểu đồ 3.13: Thời gian sống thêm trung bình theo giới Nhận xét: Thời gian sống thêm trung bình của nam là 51,22 tháng, độ tin cậy 95% trong khoảng 37,4- 65,1. Thời gian sống thêm trung bình của nữ là 25,35 tháng, độ tin cậy 95% trong khoảng 17,3- 33,4. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với kiểm định Log-rank Test p<0,05. 71 0. 00 0. 25 0. 50 0. 75 1. 00 Ty s ua t s on g so t 0 20 40 60 80 thoi gian song (thang) u dang Nang u dang Dac u dang Hon hop Kaplan-Meier survival estimates Biểu đồ 3.14: Thời gian sống thêm trung bình theo cấu trúc u Nhận xét: Thời gian sống thêm trung bình của nhóm u có cấu trúc dạng nang là 25 tháng, u có cấu trúc dạng đặc là 34,14 tháng, u có cấu trúc dạng hỗn hợp là 41,2 tháng. Kiểm định sự khác biệt bằng Test Log-rank, không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. 72 0. 00 0. 25 0. 50 0. 75 1. 00 ty s ua t s on g so t 0 20 40 60 80 thoi gian theo doi sau dieu tri (thang) cuông não câu não hành túy Kaplan-Meier survival estimates Biểu đồ 3.15: Thời gian sống thêm trung bình theo vị trí khối u Nhận xét: Thời gian sống thêm trung bình của nhóm u ở cuống não là 63,7 tháng, độ tin cậy 95% trong khoảng 48,4-78,9; của nhóm cầu não là 26,4 tháng, độ tin cậy 95% trong khoảng 21,9-30,9; của nhóm hành tủy là 23,3 tháng, độ tin cậy 95% trong khoảng 18,7-27,8. Ước tính đến thời điểm 18 tháng sau xạ phẫu với nhóm u ở cuống não không có trường hợp nào tử vong trong suốt thời gian theo dõi. Với u ở vị trí cầu não không còn bệnh nhân nào sống sót tại thời điểm 36 tháng và với u ở vị trí hành tủy không còn bệnh nhân nào sống sót tại thời điểm 30 tháng. 73 0. 00 0. 25 0. 50 0. 75 1. 00 Ty s ua t s on g so t 0 20 40 60 80 thoi gian song (thang) ktu < 1 ktu =1- 2 ktu >2 dên <=3 Kaplan-Meier survival estimates Biểu đồ 3.16: Thời gian sống thêm trung bình theo kích thước u Nhận xét: Nhóm u có kích thước <1cm: không có trường hợp nào tử vong sau xạ phẫu, nhóm kích thước từ 1- 2cm: thời gian sống theo trung vị là 36 tháng, nhóm >2-3cm: thời gian sống theo trung vị là 24 tháng. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với P>0,05 (kiểm định Log-rank Test). 74 0. 00 0. 25 0. 50 0. 75 1. 00 ty s ua t s on g so t 0 20 40 60 80 thoi gian nghien cuu sau dieu tri (thang) Liêu <13Gy liêu 13-14 Gy liêu>14Gy Kaplan-Meier survival estimates Biểu đồ 3.17: Thời gian sống thêm trung bình theo liều xạ phẫu Nhận xét: Thời gian sống trung bình ở nhóm bệnh nhân có chỉ định liều <13Gy là 22,72 tháng với độ tin cậy 95% trong khoảng 18,7-26,7. Nhóm 13-14Gy thời gian sống trung bình là 66,67 tháng với độ tin cậy 95% trong khoảng 45,7- 75,6. Nhóm >14Gy thời gian sống trung bình là 49 tháng với độ tin cậy 95% trong khoảng 31-67. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (kiểm định Log-rank Test). 75 0. 00 0. 25 0. 50 0. 75 1. 00 Ty s ua t s on g th em 0 20 40 60 80 analysis time không phù não phù não Kaplan-Meier survival estimates Biểu đồ 3.18: Thời gian sống thêm trung bình theo nhóm u có phù não và không có phù não Nhận xét: Thời gian sống thêm trung bình của nhóm u thần kinh đệm bậc thấp không có phù não là 52,95 tháng (95%CI 40,1- 65,8). Thời gian sống trung bình của nhóm u thần kinh đệm bậc thấp có phù não là 19,33 tháng (95%CI 15,1- 23,5). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với χ²=20,65, p=0,000<0,05. 76 0. 00 0. 25 0. 50 0. 75 1. 00 Ty s ua t s on g so t 0 20 40 60 80 analysis time không ngâm thuôc ngam thuôc Kaplan-Meier survival estimates Biểu đồ 3.19: Thời gian sống thêm trung bình theo nhóm u có ngấm thuốc và không ngấm thuốc Nhận xét: Thời gian sống thêm trung bình của nhóm u thần kinh đệm bậc thấp không ngấm thuốc sau tiêm là 45,90 tháng (95%CI 33,8-57,99). Thời gian sống thêm trung bình của nhóm u thần kinh đệm bậc thấp ngấm thuốc sau tiêm là 22,44 tháng (95%CI 18,14- 26,74). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với χ²=8,32, p=0,0039<0,05. 77 0. 00 0. 25 0. 50 0. 75 1. 00 ty s ua s on g so t 0 20 40 60 80 thoi gian song them (thang) khong chay mau chay mau sau 24 thang Kaplan-Meier survival estimates Biểu đồ 3.20: Thời gian sống thêm trung bình theo nhóm u có chảy máu và không chảy máu Nhận xét: Thời gian sống thêm trung bình ở nhóm u thần kinh đệm bậc thấp không chảy máu là 30 tháng. Có 1 trường hợp u thần kinh đệm bậc thấp có chảy máu trong u và theo dõi đến tháng thứ 24 thì tử vong. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. 78 3.5. Tỷ lệ tử vong theo thời gian Bảng 3.18: Tỷ lệ bệnh nhân tử vong sau xạ phẫu theo thời gian Tỷ lệ tử vong Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Tổng Số bệnh nhân (n) 3 5 13 21 Tỷ lệ (%) 8,1 13,5 35,1 56,8% Nhận xét: Tỷ lệ % bệnh nhân tử vong cao nhất ở thời điểm của năm thứ 3 sau xạ phẫu chiếm 35,1%. Tổng số sau 3 năm theo dõi có 21 trường hợp tử vong chiếm 56,8%. Không có trường hợp nào tử vong trong và ngay sau xạ phẫu. 0. 00 0. 25 0. 50 0. 75 1. 00 Ty s ua t c he t 0 20 40 60 80 thoi gian sau dieu tri (thang) Kaplan-Meier failure estimate Biểu đồ 3.21: Tỷ lệ chết tích lũy theo thời gian Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân chết tích lũy theo thời gian, đến thời điểm 39,5 tháng tỷ lệ chết ước tính khoảng 70%. 79 3.6. Biến chứng Bảng 3.19: Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng sau xạ phẫu Biến chứng Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Mất ngủ 12 32,4 Khô miệng 7 18,9 Chán ăn 17 46 Rụng tóc 5 13,5 Viêm da 2 5,4 Phù não Tăng mức độ phù não so với trước 5 8 21,6 Phù não mới 3 Đau đầu Tăng cường độ đau đầu so với trước 8 10 27 Đau đầu mới 2 Nhận xét: Sau xạ phẫu biến chứng chán ăn chiếm tỷ lệ cao nhất là 46%; mất ngủ chiếm 32,4%; đau đầu chiếm 27%; khô miệng 18,9%; phù não chiếm 21,6%, các dấu hiệu khác chiếm tỷ lệ ít hơn. 80 Bảng 3.20: Liên quan giữa biến chứng đau đầu với liều xạ phẫu Liều xạ phẫu Biến chứng đau đầu 14Gy Tổng n % n % n % n % Có 2 8,7 7 58,3 1 50 10 27 Không 21 91,3 5 41,7 1 50 27 73 Tổng 23 100 12 100 2 100 37 100 Nhận xét: Dấu hiệu biến chứng đau đầu thường xuất hiện ngay sau xạ phẫu và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa biến chứng đau đầu với liều xạ phẫu với p>0,05. Bảng 3.21: Liên quan giữa biến chứng phù não với liều xạ phẫu Liều xạ phẫu Biến chứng phù não 14Gy Tổng n % n % n % n % Có 6 26,1 2 16,7 0 0 8 21,6 Không 17 73,9 10 83,3 2 100 29 78,4 Tổng 23 100 12 100 2 100 37 100 Nhận xét: Trong tổng số 37 bệnh nhân sau xạ phẫu có 8 trường hợp xuất hiện phù não ở tháng thứ 3 chiếm 21,6%. Đối chiếu với liều xạ phẫu, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p >0,05. 81 Bảng 3.22: Liên quan giữa biến chứng mất ngủ với liều xạ phẫu Liều xạ phẫu Biến chứng mất ngủ 14Gy Tổng n % n % n % n % Có 7 69,6 4 66,7 1 50 12 32,4 Không 16 30,4 8 33,3 1 50 25 67,6 Tổng 23 100 12 100 2 100 37 100 Nhận xét: Dấu hiệu mất ngủ xuất hiện ngay sau xạ phẫu có 12 trường hợp chiếm tỷ lệ 32,4%. Ở từng nhóm liều xạ phẫu, dấu hiệu mất ngủ không có sự khác biệt với p>0,05 Bảng 3.23: Liên quan giữa biến chứng chán ăn với liều xạ phẫu Liều xạ phẫu Biến chứng chán ăn 14Gy Tổng n % n % n % n % Có 11 47,8 6 50 0 0 17 46 Không 12 52,2 6 50 2 100 20 54 Tổng 23 100 12 100 2 100 37 100 Nhận xét: Sau xạ phẫu có 17 trường hợp xuất hiện dấu hiệu chán ăn chiếm tỷ lệ là 46%. Đối chiếu với liều xạ phẫu, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 82 MỘT SỐ CA LÂM SÀNG U THẦN KINH ĐỆM BẬC THẤP THÂN NÃO ĐƯỢC XẠ PHẪU BẰNG DAO GAMMA QUAY Ca lâm sàng 1: Bệnh nhân Đinh Văn V. nam, 54 tuổi, Mã HS: 110020360. Bệnh nhân vào viện do yếu nửa người phải, khó nói, rối loạn thăng bằng. Chẩn đoán: u thần kinh đệm bậc thấp cầu não. Chụp MRI sọ não có hình ảnh u thần kinh đệm bậc thấp cầu não, kích thước khối u: 2,1x1,4cm; chụp xung cộng hưởng từ phổ: Cho/NAA= 1,54; Cho/Cr= 2,2; NAA/Cr= 1,6. Chỉ định xạ phẫu bằng dao gamma quay liều 14Gy. Sau xạ phẫu 2 năm: khối u tan hết, bệnh nhân hết khó nói, tự sinh hoạt được. Trước xạ phẫu (KT: 2,1x1,4cm) Sau 1 năm (KT:0,4x0,6cm) Sau 2 năm (Khối u tan hết) 83 Ca lâm sàng 2 : Bệnh nhân Tô Thùy Tr. nữ 14 tuổi. Vào viện ngày 20.05.2009, Mã HS: 90013546. Bệnh nhân vào viện vì đau đầu, lác mắt ngoài mắt trái, rối loạn thăng bằng. Chẩn đoán: U thần kinh đệm lan tỏa cầu não. Chụp MRI sọ não phát hiện u thần kinh đệm cầu não kích thước 1,2x2,2cm. Xung cộng hưởng từ phổ: Cho/NAA= 1,62; Cho/Cr=2,1; NAA/Cr=1,54. Bệnh nhân có chỉ định xạ phẫu dao Gamma quay liều 12Gy. Sau xạ phẫu 12 tháng: khối u tan hết, bệnh nhân đỡ đau đầu, hết lác mắt, đi lại được. Trước điều trị: U có kích thước: 1,2x2,2cm Sau điều trị 12 tháng: U tan hết 84 Ca lâm sàng 3: Bệnh nhân: Đinh Thị Th. Nữ, 36 tuổi. Vào viện ngày: 30.03.2011, Mã HS: 110900269. Bệnh nhân vào viện vì lý do đau đầu. Chẩn đoán: u thần kinh đệm bậc thấp cầu não. Chụp MRI sọ não phát hiện u thần kinh đệm cầu não kích thước 2,6x2,4cm. Xung cộng hưởng từ phổ: Cho/NAA=1,7; Cho/Cr=2,4; NAA/Cr=1,71. Bệnh nhân có chỉ định xạ phẫu liều 16Gy. Sau xạ phẫu 3 năm: khối u đáp ứng 1 phần, triệu chứng đau đầu hết Trước ĐT KT: 2,4x2,6cm Sau 1 năm KT: 0,9 x 1cm Sau 2 năm 0,8 x 0,9 cm Sau 3 năm KT 0,4 x 0,6cm 85 Chương 4 BÀN LUẬN U thân não bao gồm u thuộc cuống não, cầu não, hành tủy. Đây là những vị trí có nhiều chức năng quan trọng của não bộ, chứa nhiều nhân, lưới và bó sợi thần kinh đi qua. Bệnh nhân có u thân não tiên lượng thường xấu, diễn biến nhanh, rầm rộ ảnh hưởng trực tiếp tới các dấu hiệu sinh tồn, để lại hậu quả nghiêm trọng với những di chứng nặng nề. Chẩn đoán mô bệnh học xác định bản chất u thân não là tiêu chuẩn vàng giúp tiên lượng bệnh và lựa chọn phác đồ điều trị. Tuy nhiên, khả năng sinh thiết hoặc phẫu thuật lấy mẫu bệnh phẩm khó thực hiện, nguy cơ chảy máu và tử vong cao do u thân não nằm trong sâu, tập trung, chi phối nhiều chức năng thần kinh. Ở nước ta, mặc dù những năm gần đây các phương tiện chẩn đoán hình ảnh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành phẫu thuật ngoại khoa thần kinh, nhiều trang thiết bị, kỹ thuật được ứng dụng. Tuy nhiên, đối với u thân não chỉ định phẫu thuật hay sinh thiết lấy u còn gặp phải không ít những khó khăn do sự không chấp thuận biến chứng từ phía bệnh nhân và gia đình người bệnh. Vì vậy, chẩn đoán u thần kinh đệm bậc thấp thân não chúng tôi dựa vào biểu hiện lâm sàng, phương pháp chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, xung cộng hưởng từ phổ. Từ tháng 7/2007 đến tháng 12/2013 chúng tôi tiến hành xạ phẫu bằng dao gamma quay cho 37 bệnh nhân u thần kinh đệm bậc thấp thân não tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai. Những bệnh nhân này thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu, trong đó 10 bệnh nhân có u ở cuống não chiếm 27%, 21 trường hợp u ở cầu não (56,8%), 6 trường hợp u ở hành tủy (16,2%) (biểu đồ 3.3); 37 bệnh nhân được chẩn đoán dựa vào chụp cắt lớp vi tính (CT), cộng hưởng từ (MRI) có tiêm thuốc và xung cộng hưởng từ phổ (MRS) là u thần kinh đệm (UTKĐ) bậc thấp. Để thuận lợi cho việc phân tích đánh giá kết quả và bàn luận, chúng tôi sử dụng kết quả chẩn đoán xác định dựa trên MRI có tiêm thuốc và xung MRS theo các tiêu chí của Yin L, Zhang L [16] và Hansan Yerli [17]. Sử dụng những 86 đặc điểm hình ảnh có giá trị nhất của từng phương pháp chẩn đoán hình ảnh làm dữ liệu để phân tích kết quả điều trị. Chẳng hạn đo kích thước khối u, chúng tôi sử dụng kết quả của chụp MRI, xác định chảy máu cũ hay chảy máu mới trong u chúng tôi dựa vào cả 2 phương pháp chụp CT và MRI, đánh giá vôi hóa trong u chúng tôi sử dụng kết quả trên phim chụp CT...) 4.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 4.1.1. Tuổi và giới Đặc điểm lứa tuổi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới phương pháp điều trị cũng như tiên lượng bệnh. Trẻ em và người già là hai nhóm tuổi có yếu tố tiên lượng xấu, khả năng gây mê hồi sức khó khăn, bệnh nhân bình phục sau mổ chậm hơn nên việc chỉ định phẫu thuật mổ mở ở những bệnh nhân này cần phải cân nhắc kỹ. Vì vậy, trước một bệnh nhân u não, đặc biệt u ở vị trí thân não câu hỏi cần phải đặt ra là bệnh nhân bao nhiêu tuổi, nam hay nữ, trẻ em, trung niên hay người cao tuổi? Trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung bình 30,1±16,2 tuổi, thấp nhất là 5 tuổi, cao nhất 63 tuổi, nam chiếm 54,1%, nữ chiếm 45,9%. (bảng 3.1). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với Jean- sésbastien Guillamo và cs nghiên cứu 48 trường hợp u thần kinh đệm thân não tuổi trung bình là 34 tuổi, thấp nhất 16 tuổi, cao nhất 70 tuổi [81]. Nghiên cứu của Trần Chiến [82] cũng cho thấy độ tuổi trung bình của u sao bào độ I là 23,3 tuổi, thấp nhất là 11 tuổi, cao nhất là 43 tuổi. U sao bào độ II tuổi trung bình là 32,7 tuổi, thấp nhất 9 tuổi, cao nhất 59 tuổi. Tỷ lệ nam chiếm 54%, nữ chiếm 46%. Tác giả Đồng Văn Hệ [45] với u sao bào bậc I tuổi trung bình 35, tỷ lệ nam/nữ=1,5/1. Độ tuổi thấp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Jallo GI MD [8] u thần kinh đệm thân não lứa tuổi thường gặp từ 7 đến 9 tuổi và một số các tác giả khác như của Emilie [83], Sean A.Grimm [84], B Benitez [85], Jong Won Kwon [86], Mark W Kieran [87]. Raj Kumara, Priyanka Kawal [88]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Thomas Reithmeier và cs ở 104 bệnh nhân glioma thân não tuổi trung bình 40 (18-89 tuổi), nam chiếm 58,7%, nữ chiếm 87 41,3% [15]. Nghiên cứu của Meriç Şengöz và cs trên 44 bệnh nhân u thân não tuổi trung bình 57 tuổi (42-82 tuổi) [89]. Kết quả nghiên cứu của Thomas Reithmeier, Meriç Şengöz có độ tuổi trung bình cao hơn kết quả của chúng tôi, có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chỉ chọn một loại u thần kinh đệm bậc thấp thân não. Những bệnh nhân có u thần kinh đệm ở thân não là vị trí mà khả năng phẫu thuật mổ mở khó khăn nên việc lựa chọn phương pháp xạ phẫu dao gamma quay là một liệu pháp tối ưu. Hơn nữa xạ phẫu bằng dao gamma quay là phương pháp điều trị không xâm nhập, bệnh nhân không cần phải gây mê, bảo đảm được tính an toàn trong và sau điều trị. Do đó có thể chỉ định được ở những bệnh nhân trẻ tuổi và cao tuổi hơn các phương pháp khác. 4.1.2. Phân bố nhóm tuổi theo vị trí u thân não Những khối u thần kinh đệm ở thân não bao gồm khối u ở vị trí cuống não, cầu não và hành tủy. Mỗi vị trí ở thân não chứa những chức năng quan trọng khác nhau gây nên các biểu hiện lâm sàng tùy theo từng mức độ. Do đó tiên lượng bệnh cho khối u ở mỗi vị trí thân não là khác nhau. Hơn nữa, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào nhóm tuổi. Vì vậy, tìm hiểu mối liên quan giữa nhóm tuổi ở từng vị trí thân não giúp cho các nhà lâm sàng tiên lượng được kết quả điều trị. Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả ở biểu đồ 3.1 cho thấy bệnh nhân u thần kinh đệm bậc thấp thân não gặp ở mọi lứa tuổi nhưng cao nhất là nhóm tuổi 20-50, chiếm 56,8%. Chúng tôi tiến hành phân tích từng nhóm tuổi theo vị trí u ở thân não cho thấy nhóm tuổi 20-50 gặp chủ yếu ở cuống não, chiếm 80% và ở cầu não chiếm 52,4%, nhóm tuổi < 20 chủ yếu gặp ở cầu não chiếm 47,6%, nhóm tuổi >50 tuổi không gặp một trường hợp nào có u ở cầu não. Theo Fuchs I tổng kết 12 bệnh nhân u thần kinh đệm thân não có 6/12 chiếm 50% u ở vị trí cầu não gặp ở nhóm tuổi <20 tuổi, 41,67% u ở vị trí cuống não, 8,33% u ở vị trí hành tủy gặp ở nhóm tuổi >20 [69]. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của Fuchs I. 88 Nghiên cứu của Chun Po Yen và cs nghiên cứu 20 bệnh nhân u thần kinh đệm thân não cho thấy gặp nhiều nhất là u ở cuống não có 16/20, chiếm 80%, u ở vị trí cầu não có 3/20 chiếm 15%, u ở vị trí hành tủy 1/20 chiếm 5% và phân bố rải rác ở mọi lứa tuổi [90]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có điểm khác biệt so với Chun Po Yen, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê có thể do cỡ mẫu nghiên cứu của tác giả còn nhỏ chỉ có 20 bệnh nhân. Tìm hiểu sự phân bố nhóm tuổi theo vị trí khối u ở biểu đồ 3.1, kết quả cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Kết luận về mối liên quan giữa nhóm tuổi và vị trí u thân não cho thấy khối u ở cuống não, cầu não, hành tủy có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau. Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_hieu_qua_dieu_tri_u_than_nao_bang_phuong.pdf
  • pdf24-_hung.pdf
Tài liệu liên quan