Luận án Nghiên cứu khả năng cố định ổ gãy trên thực nghiệm và kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi người lớn bằng nẹp khóa

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Các chữ viết tắt

Danh mục hình

Danh mục ảnh

Danh mục bảng

Danh mục đồ thị

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐẦU DƯỚI XƯƠNG ĐÙI LIÊN QUAN ĐẾN TỔN THƯƠNG VÀ KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ 3

1.1.1. Đặc điểm giải phẫu xương 3

1.1.2. Đặc điểm về phần mềm 5

1.1.3. Trám khoeo 7

1.2. NẸP KHÓA 8

1.2.1. Quá trình nghiên cứu và phát triển của nẹp khóa 8

1.2.2. Đặc điểm cấu tạo nẹp vít khóa 12

1.2.3. Đặc điểm cơ – sinh học của nẹp khóa 16

1.2.4. Nghiên cứu về độ vững chắc của kết hợp xương nẹp khóa với gãy đầu

 dưới xương đùi 18

1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG ĐÙI 20

1.3.1. Điều trị bảo tồn 21

1.3.2. Điều trị phẫu thuật 22

1.4. ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG ĐÙI BẰNG KẾT HỢP

 XƯƠNG NẸP KHÓA 30

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.1. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH VỮNG CHẮC CỦA NẸP KHÓA TRÊN MÔ HÌNH KẾT HỢP XƯƠNG THỬ NGHIỆM 35

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu thử nghiệm 35

2.1.2. Thiết kế mô hình nghiên cứu thử nghiệm 35

2.1.3. Nội dung nghiên cứu 39

2.1.4. Phương pháp đánh giá kết quả 42

2.2. NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG ĐÙI BẰNG KẾT HỢP XƯƠNG NẸP KHÓA 42

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu lâm sàng 42

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu lâm sàng 43

2.2.3. Phương pháp đánh giá kết quả 51

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 55

2.2.5. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 56

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57

3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM SỨC BỀN CƠ TÍNH VÀ KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH VỮNG CHẮC Ổ GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG ĐÙI CỦA NẸP KHÓA 57

3.1.1. Thử nghiệm khả năng chịu lực nén trên 2 mẫu 57

3.1.2. Thử nghiệm khả năng chịu lực uốn ngang trên 2 mẫu nẹp khóa ĐDXĐ – xương (KA – U) và nẹp ốp lồi cầu đùi – xương (LA – U) 61

3.1.3. Thử nghiệm khả năng chịu lực uốn xoắn của 2 mẫu nẹp khóa ĐDXĐ – xương (KA – X) và nẹp ốp lồi cầu đùi – xương (LA – X) 65

3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG ĐÙI BẰNG KẾT HỢP XƯƠNG NẸP KHÓA 69

3.2.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 69

3.2.2. Nguyên nhân tai nạn 69

3.2.3. Cơ chế chấn thương 70

3.2.4. Vị trí, hình thái, tính chất tổn thương 70

3.2.5. Phân loại gãy xương theo AO 71

3.2.6. Tổn thương phần mềm 72

3.2.7. Tổn thương kết hợp 72

3.2.8. Tổn thương mạch máu, thần kinh 72

3.2.9. Điều trị phẫu thuật bằng kết hợp xương nẹp khóa 73

3.2.10. Kết quả điều trị 75

docx162 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu khả năng cố định ổ gãy trên thực nghiệm và kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi người lớn bằng nẹp khóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với p < 0,05. Đồ thị 3.4. Biểu diễn mối tương quan giữa lực uốn ngang và biến dạng trên 2 mẫu nẹp – xương (KA-U) và (LA - U) với gãy liên lồi cầu xương đùi Nhận xét: Mối tương quan giữa lực uốn ngang và biến dạng trên 2 mẫu nẹp – xương trên mô hình gãy LLC chỉ ra với lực uốn ngang trung bình 715,89N lên các mẫu nẹp khóa ĐDXĐ – xương (dịch chuyển ổ gãy xương 4mm) có sự phá vỡ liên kết, với lực uốn ngang trung bình 492,44N lên các mẫu nẹp ốp lồi cầu đùi – xương (dịch chuyển ổ gãy xương 4mm) đã phá vỡ liên kiết, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. - Lực uốn ngang cực đại của nẹp khóa ĐDXĐ – xương: - Lực uốn ngang cực đại của nẹp ốp lồi cầu đùi – xương: - Trung bình cộng gia số lực trên 1 mm biến dạng (Từ 1 – 4mm) + Nẹp khóa ĐDXĐ – xương: + Nẹp ốp lồi cầu – xương: - Độ cứng uốn ngang quy đổi của các mẫu nẹp – xương trên mô hình gãy LLC xương đùi: + Nẹp khóa ĐDXĐ – xương: + Nẹp ốp lồi cầu đùi – xương: Nhận xét: Loại nẹp khóa (K) cho độ cứng chịu uốn ngang cao hơn hẳn so với loại nẹp ốp (L) trên các mẫu thử. Đồng thời loại nẹp khóa (K) cũng có giới hạn bền uốn ngang cao hơn. 3.1.3. Thử nghiệm khả năng chịu lực uốn xoắn của 2 mẫu nẹp khóa ĐDXĐ – xương (KA – X) và nẹp ốp lồi cầu đùi – xương (LA – X) Bảng 3.5: Khả năng chịu lực uốn xoắn trên 2 mẫu nẹp – xương (KA – X) và (LA – X) với gãy trên lồi cầu xương đùi (n=12) Lực uốn xoắn Dịch chuyển ổ gãy xương Mẫu nẹp – xương với gãy TLC xương đùi P KA – X (`X ± SD) (Newton - N) (n=6) KA – X (Trung vị - N) LA – X (`X ± SD) (Newton - N) (n=6) LA – X (Trung vị - N) 1 mm 421,64 ± 54,73 429,33 390,70 ± 81,15 419,76 > 0,05 2 mm 589,57 ± 88,51 608,27 533,90 ± 95,10 559,96 > 0,05 3 mm 777,02 ± 134,66 809,40 686,91 ± 80,48 699,84 > 0,05 4 mm 990,79 ± 166,54 991,69 888,84 ± 89,02 905,38 > 0,05 Nhận xét: Gia số lực uốn xoắn tác động lên các mẫu nẹp – xương cũng có sự thay đổi khi bắt đầu có sự dịch chuyển từ 1 – 3mm. Dịch chuyển đến 4mm bắt đầu có sự phá vỡ liên kết thì lực tác động lên nẹp khóa ĐDXĐ – xương (KA – X): 990,79 ± 166,54N (giá trị trung vị 991,69N) có sự chênh lệch với nẹp ốp lồi cầu đùi – xương (LA – X): 888,84 ± 89,02N (giá trị trung vị 905,38N) trên cùng mô hình gãy TLC xương đùi, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Đồ thị 3.5.Biểu diễn mối tương quan giữa lực uốn xoắn và biến dạng trên 2 mẫu nẹp – xương (KA – X) và (LA – X) với gãy trên lồi cầu xương đùi Nhận xét: Mối tương quan giữa lực uốn xoắn và biến dạng trên 2 mẫu nẹp – xương chỉ ra với lực trung bình 991,69N lên các mẫu nẹp khóa ĐDXĐ – xương (dịch chuyển ổ gãy xương 4mm) có sự phá vỡ liên kết và lực trung bình 905,38N lên các mẫu nẹp ốp lồi cầu đùi – xương (dịch chuyển ổ gãy xương 4mm) có sự phá vỡ liên kết, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. - Trung bình cộng gia số lực trên 1 mm biến dạng (Từ 1 – 4mm) + Nẹp khóa ĐDXĐ – xương: + Nẹp ốp lồi cầu đùi – xương: - Độ cứng uốn xoắn quy đổi trên 2 mẫu nep – xương với mô hình gãy TLC xương đùi: + Nẹp khóa ĐDXĐ – xương: + Nẹp ốp lồi cầu đùi – xương: Bảng 3.6. Khả năng chịu lực uốn xoắn trên 2 mẫu nẹp – xương (KC – X) và (LC – X) với gãy liên lồi cầu xương đùi (n=12) Lực uốn xoắn Dịch chuyển ổ gãy xương Mẫu nẹp – xương gãy LLC xương đùi P KC – X (`X ± SD) ( Newton - N) (n=6) KC – X (Trung vị - N) LC – X (`X ± SD) ( Newton - N) (n=6) LC – X (Trung vị - N) 1 mm 514,21 ± 135,30 538,79 489,13 ± 81,64 464,88 > 0,05 2 mm 707,42 ± 213,60 691,70 664,43 ± 98,04 622,82 > 0,05 3 mm 829,03 ± 162,50 845,21 826,02 ± 112,04 785,43 > 0,05 4 mm 1071,00 ± 222,38 1091,79 986,26 ± 116,33 972,38 > 0,05 Nhận xét: Gia số lực uốn xoắn tác động lên mẫu nẹp – xương với gãy LLC xương đùi cũng có sự thay đổi bắt đầu có sự dịch chuyển 1 – 3mm, không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Dịch chuyển đến 4mm bắt đầu có sự phá vỡ liên kết thì lực tác động lên mẫu nẹp khóa ĐDXĐ – xương (KC – X): 1071,00 ± 222,38N (giá trị trung vị 1091,79N) có sự chênh lệch với nẹp ốp lồi cầu đùi – xương (LC – X): 986,26 ± 116,33N (giá trị trung vị 972,38N), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Đồ thị 3.6 Biểu diễn mối tương quan giữa lực uốn xoắn và biến dạng trên 2 mẫu nẹp – xương (KA – X) và (LA – X) với gãy liên lồi cầu xương đùi Nhận xét: Mối tương quan giữa lực uốn xoắn và biến dạng trên 2 mẫu nẹp – xương chỉ ra với lực trung bình 1091,79N có sự phá vỡ liên kết của các mẫu nẹp khóa ĐDXĐ – xương (độ dịch chuyển ổ gãy xương 4mm) và lực trung bình 972,38N phá vỡ liên kết của các mẫu nẹp ốp lồi cầu đùi – xương (độ dịch chuyển ổ gãy xương 4mm), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. - Trung bình cộng gia số lực trên 1mm biến dạng (Từ 1 – 4mm) + Nẹp khóa ĐDXĐ – xương: + Nẹp ốp lồi cầu đùi – xương: - Độ cứng uốn xoắn quy đổi trên 2 mẫu nep – xương với mô hình gãy LLC xương đùi: + Nẹp khóa ĐDXĐ – xương: + Nẹp ốp lồi cầu đùi – xương: Nhận xét: Từ đồ thị và các kết quả tính toán cho thấy độ cứng quy đổi của hệ thống nẹp ốp lồi cầu đùi – xương thấp hơn loại nẹp khóa ĐDXĐ – xương không quá 5%, tuy nhiên giá trị lực giới hạn của hệ thống nẹp khóa – xương đạt đến 1850N trong khi đó hệ thống nẹp ốp lồi cầu – xương chỉ đạt đến khoảng 1450N thấp hơn 27,58%. Điều này cho thấy hệ thống nẹp khóa ĐDXĐ có độ cứng tương đương nhưng giới hạn chịu lực cao hơn loại nẹp ốp lồi cầu đùi. 3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG ĐÙI BẰNG KẾT HỢP XƯƠNG NẸP KHÓA 3.2.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Tuổi và giới: Bảng 3.7. Đặc điểm tuổi và giới (n = 54) Tuổi Giới Tổng cộng Tỷ lệ % Nam Nữ 18 - 44 17 3 20 37,04 45 - 59 6 2 8 14,81 ≥ 60 3 23 26 48,15 Tổng cộng 26 28 54 100 Tỷ lệ % 48,15 51,85 100 (X ± SD) 51,04 ± 22,30 tuổi (từ 18 – 90 tuổi) Nhận xét: Tuổi trung bình 51,04 ± 22,30 tuổi (từ 18 – 90 tuổi), tỷ lệ nam/nữ: Nam 26 BN (48,15%); Nữ 28 BN (51,85%). Nhóm người cao tuổi ≥ 60 tuổi: 26 BN (tỷ lệ 48,15%), nhóm: 18 – 44 tuổi: 20 BN (tỷ lệ 37,04%, nhóm từ 45 – 59 tuổi: 8 BN (tỷ lệ 14,81%). 3.2.2. Nguyên nhân tai nạn Bảng 3.8. Nguyên nhân tai nạn (n = 54) Nhóm tuổi Nguyên nhân 18 - 44 45 - 59 ≥ 60 Tổng cộng Tỷ lệ % TNGT 15 3 6 24 44,44 TNLĐ 2 1 - 3 5,56 TNSH 4 5 18 27 50,00 Tổng cộng 21 9 24 54 100 Tỷ lệ % 38,89 16,67 44,44 100 Nhận xét: Nguyên nhân do TNSH chiếm tỷ lệ cao nhất 27 BN (tỷ lệ 50%), chủ yếu gặp ở các BN ≥ 60 tuổi là 18 BN. TNGT 24 BN (tỷ lệ 44,44%) hay gặp ở người trẻ tuổi từ 18 - 44 tuổi là: 15 BN. TNLĐ gặp rất ít 3 BN (tỷ lệ 5,56%) gặp ở tuổi thanh niên và trung niên. 3.2.3. Cơ chế chấn thương Bảng 3.9. Cơ chế chấn thương (n = 54) Cơ chế chấn thương Số BN Tỷ lệ % Trực tiếp 27 50 Gián tiếp 27 50 Tổng cộng 54 100 Nhận xét: Cơ chế chấn thương trực tiếp và gián tiếp là ngang nhau tỷ lệ 50%. 3.2.4. Vị trí, hình thái, tính chất tổn thương * Bên đùi bị tổn thương Đồ thị 3.7. Bên đùi bị tổn thương Nhận xét: Gãy ĐDXĐ bên trái 30 BN (55,56%) cao hơn bên phải 24 BN (44,44%). * Tính chất gãy xương Đồ thị 3.8. Tính chất gãy xương Nhận xét: Gãy xương đơn giản 31 BN (57,41%), gãy xương phức tạp 23 BN (42,59%). 3.2.5. Phân loại gãy xương theo AO Bảng 3.10. Phân loại gãy xương theo AO (n = 54) Loại gãy Loại A Cộng Loại C Tổng cộng A1 A2 A3 C1 C2 C3 Số BN 16 22 4 42 3 7 2 12 Tỷ lệ % 29,63 40,74 7,41 77,78 5,56 12,96 3,70 22,22 Nhận xét: Gãy loại A chiếm tỷ lệ cao 42 BN (77,78%), trong đó A2 cao nhất chiếm 40,74%, A1 chiếm 29,63%, A3 chiếm 7,41%. Gãy loại C chiếm tỷ lệ thấp hơn 12 BN (22,22%) trong đó C1 3 BN (5,56%), C2 7 BN (12,96%), C3 thấp nhất 2 BN (3,70%). Bảng 3.11. Phân loại gãy xương theo nguyên nhân tai nạn (n = 54) Nguyên nhân Loại gãy xương TNGT TNLĐ TNSH Tổng cộng Tỷ lệ % Loại A 18 2 22 42 77,78 Loại C 6 1 5 12 22,22 Tổng cộng 24 3 27 54 100 Tỷ lệ % 44,44 5,56 50,0 100 Nhận xét: Gãy ĐDXĐ do TNGT: 24 BN (44,44%), loại A: 18 BN; loại C: 6 BN. Do TNSH 27 BN (50,0%), loại A: 22 BN; loại C: 5 BN. TNLĐ gặp rất ít 3 BN (5,56%), loại A: 2 BN, loại C 1 BN. 3.2.6. Tổn thương phần mềm 100 % các BN gãy kín ĐDXĐ, không có BN nào gãy hở. 3.2.7. Tổn thương kết hợp Đồ thị 3.9. Tổn thương kết hợp Nhận xét: Có 18 BN có tổn thương kết hợp, trong đó CTSN 5 BN, chấn thương ngực 2 BN, gãy các xương khác 11 BN. 3.2.8. Tổn thương mạch máu, thần kinh Không có trường hợp nào bị tổn thương mạch máu thần kinh. 3.2.9. Điều trị phẫu thuật bằng kết hợp xương nẹp khóa 3.2.9.1. Thời điểm phẫu thuật Bảng 3.12. Thời điểm phẫu thuật (n = 54) Thời điểm phẫu thuật Số BN Tỷ lệ % < 1 ngày 32 59,26 Ngày thứ 2 – 6 14 25,93 > 7 ngày 8 14,81 Tổng cộng 54 100 Nhận xét: Phẫu thuật trong vòng 1 ngày đầu 32 BN chiếm tỷ lệ cao nhất 59,26%, ngày thứ 2 – 6 tỷ lệ 25,93% (14 BN), > 7 ngày tỷ lệ 14,81% (4 BN). 3.2.9.2. Phương pháp vô cảm Tất cả các BN trong nghiên cứu đều vô cảm bằng phương pháp gây tê tủy sống. 3.2.9.3. Đường mổ Bảng 3.13. Các đường mổ (n = 54) Đường mổ Loại A Loại C Tổng cộng Tỷ lệ % A1 A2 A3 C1 C2 C3 Ngoài 14 7 1 - - - 22 40,74 Trước ngoài 2 15 3 3 7 2 32 59,26 Tổng cộng 16 22 4 3 7 2 54 100 Nhận xét: Đường mổ trước ngoài 32 BN (59,26%), đường mổ ngoài 22 BN (40,74%). 3.2.9.4 Thời gian phẫu thuật Bảng 3.14. Thời gian phẫu thuật (n = 54) Thời gian Phân loại gãy Tổng cộng Tỷ lệ % Loại A Loại C 60 – 90 phút 39 8 47 87,04 90 – 120 phút 2 3 5 9,26 120 – 150 phút 1 - 1 1,85 150 – 180 phút - 1 1 1,85 Tổng cộng 42 12 54 100 Nhận xét: Thời gian mổ từ 60 – 90 phút có tỷ lệ cao nhất 87,04% trong đó gãy loại A: 39 BN, gãy loại C: 8 BN. Thời gian mổ 90 – 120 phút có 5 BN (9,26%), thời gian mổ 12 – 150 phút và 150 – 180 phút đều có 1 BN (1,85%). 3.2.9.5. Kỹ thuật kết hợp xương nẹp khóa kết hợp với các phương tiện kết hợp xương khác Bảng 3.15. Kỹ thuật kết hợp xương nẹp khóa kết hợp với các phương tiện kết hợp xương khác (n = 54) Nẹp khóa kết hợp PTKHX khác Nhóm A Nhóm C Tổng cộng Tỷ lệ % A1 A2 A3 C1 C2 C3 Vít xốp - - 4 3 4 1 12 22,22 Vít xốp + chỉ thép - 1 - - 1 - 2 3,7 Chỉ thép - - - - - - - - Nhận xét: Sử dụng vít xốp cố định cùng nẹp khóa 12 BN (22,22%), vít xốp kết hợp với chỉ thép cùng nẹp khóa 2 BN (3,70%). 3.2.9.6. Số lượng máu truyền Bảng 3.16. Số lượng máu truyền Số lượng máu truyền (ml) Thời điểm truyền máu Tổng cộng Trước mổ Trong mổ Sau mổ Số BN Số BN Số BN 250 - 7 4 11 350 - 1 1 2 500 2 11 6 19 750 - - 1 1 1000 1 - - 1 1500 1 - - 1 2000 - 1 - 1 Tổng cộng 4 20 12 36 Nhận xét: 36 BN truyền máu trong mổ với tổng số máu truyền 18200 ml. 19 BN truyền 500 ml máu cao nhất, 11 BN truyền 250 ml máu, 2 BN truyền 350 ml máu, 1 BN truyền 750 ml máu, 1 BN truyền 1000 ml máu trước mổ, 1 BN truyền 1500 ml máu trước mổ do gãy xương đùi 2 vị trí 1/3 T và 1/3 D, 1 BN truyền 2000 ml máu trong mổ do có chấn thương cơ quan nội tạng. Số lượng BN truyền máu trong mổ cao nhất 20 BN, truyền máu sau mổ 12 BN, truyền máu trước mổ 4 BN. 3.2.10. Kết quả điều trị 3.2.10.1. Kết quả gần * Diễn biến tại vết mổ - Liền vết mổ kỳ đầu: 53 BN (98,15%). - Nhiễm khuẩn vết mổ nông 1 BN (1,85%) - Không có BN nào nhiễm khuẩn sâu và rò mủ kéo dài. - Không có BN chảy máu sau mổ. * Kết quả nắn chỉnh Bảng 3.17. Kết quả nắn chỉnh (n = 54) Kết quả nắn chỉnh Loại A Loại C Tổngccộng Tỷ lệ % A1 A2 A3 C1 C2 C3 Hết di lệch 16 22 4 2 5 1 50 92,59 Di lệch ít - - - 1 2 1 4 7,41 Di lệch lớn - - - - - - - - Tổng cộng 16 22 4 3 7 2 54 100 Nhận xét: Nắn chỉnh hết di lệch 50 BN (92,59%), di lệch ít 4 BN (3,70%). * Kết quả liền xương Bảng 3.18. Thời gian liền xương (n = 54) Nhóm tuổi Thời gian liền xương (tuần) Min - Max P 18 – 30 14,39 ± 1,98 (12 – 18) < 0,05 31 – 40 16,50 ± 4,95 (13 – 20) 41 – 50 17,00 ± 1,16 (16 – 18) 51 – 60 19,50 ± 1,76 (18 – 22) 61 - 70 20,33 ± 1,92 (18 – 23) > 70 22,42 ± 2,28 (20 – 26) Nhận xét: Thời gian liền xương trung bình 18,33 ± 3,78 tuần (từ 12 - 26 tuần), người trẻ liền xương nhanh hơn người cao tuổi, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. * Kết quả hướng dẫn PHCN Bảng 3.19. Thời điểm bỏ nạng (n = 54) Nhóm tuổi Thời điểm bỏ nạng (tuần) Min - Max p 18 – 30 4,42 ± 0,58 (4,00 – 6,00) < 0,05 31 – 40 4,50 ± 0,71 (4,00 – 5,00) 41 – 50 4,75 ± 0,65 (4,00 – 5,50) 51 – 60 4,25 ± 0,27 (4,00 – 4,50) 61 - 70 5,50 ± 0,71 (4,50 – 6,50) >70 6,83 ± 1,01 (5,00 – 8,00) Nhận xét: Thời điểm bỏ nạng trung bình 5,20 ± 1,19 tuần (từ 4 – 8 tuần). Nhóm người trẻ tuổi bỏ nạng sớm hơn người cao tuổi, càng cao tuổi thời điểm bỏ nạng càng chậm, so sánh có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.20. Thời điểm đi lại bình thường (n = 54) Nhóm tuổi Thời điểm đi lại vận động bình thường (tháng) Min - Max p 18 – 30 3,67 ± 0,73 (2,50 – 4,50) < 0,05 31 – 40 4,50 ± 1,41 (3,50 – 5,50) 41 – 50 4,25 ± 0,87 (3,50 – 5,50) 51 – 60 5,33 ± 0,52 (5,00 – 6,00) 61 - 70 4,88 ± 0,53 (4,00 – 5,50) >70 5,58 ± 0,79 (4,50 – 6,50) Nhận xét: Thời điểm đi lại bình thường trung bình 4,62 ± 1,03 tháng (từ 2,5 – 6,5 tháng). Nhóm người trẻ tuổi đi lại bình thường nhanh hơn nhóm người cao tuổi, so sánh có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 3.2.10.2. Kết quả xa * Thời gian theo dõi kết quả xa Bảng 3.21. Theo dõi kết quả xa (n = 38) Thời gian theo dõi Số BN Tỷ lệ Từ 12 – 24 tháng 26 68,42 Từ 24 – 36 tháng 5 13,16 Từ 36 – 48 tháng 7 18,42 Tổng cộng 38 100 Nhận xét: Thời gian theo dõi trung bình 34,58 ± 8,38 tháng (từ 12 – 48 tháng), theo dõi đánh giá kết quả xa 38/54 BN (tỷ lệ 70,37%). * Tình trạng sẹo mổ + Sẹo mổ mềm mại, không dính xương, không viêm rò: 36 BN (94,7%) + Sẹo xấu phì đại: 2 BN (5,3%). * Kết quả phục hồi chức năng + Triệu chứng đau Bảng 3.22. Tình trạng đau tại chỗ gãy xương (n = 38) Mức độ đau tại chỗ gãy xương Số BN Tỷ lệ Không đau 28 73,68 Thỉnh thoảng đau hoặc đau khi thay đổi thời tiết 10 26,32 Đau khi mệt mỏi - - Đau liên tục - - Tổng cộng 38 100 Nhận xét: 28 BN không đau tại chỗ kết xương tỷ lệ 73,68%. 10 BN thỉnh thoảng đau hoặc đau khi thay đổi thời tiết tỷ lệ 26,32%. Không có trường hợp nào đau khi mệt mỏi và đau liên tục. + Biên độ vận động gấp gối Bảng 3.23. Biên độ vận động gấp gối (n = 38) Biên độ vận động gấp gối Số BN Tỷ lệ % ≥ 1250 22 57,89 1000 - 1240 12 31,58 900 - 990 4 10,53 < 900 - - Tổng cộng 38 100 Nhận xét: Biên độ vận động gấp gối ≥ 1250 là 22 BN (tỷ lệ 57,89%), từ 1000 - 1240 là 12 BN (tỷ lệ 31,58 %), từ 900 - 990 là 4 BN (tỷ lệ 10,53%), không có trường hợp nào tỷ lệ gấp gối < 900 + Biên độ vận động duỗi gối Bảng 3.24. Biên độ vận động duỗi gối (n = 38) Biên độ vận động duỗi gối Số BN Tỷ lệ % 00 36 94,74 < 50 2 5,26 Từ 6 - 100 - - Tổng cộng 38 100 Nhận xét: 36 BN biên độ vận động duỗi gối về 00 (tỷ lệ 94,74%), 2 BN biên độ duỗi gối 50 + Vận động khớp cổ chân Bảng 3.25. Vận động khớp cổ chân (n = 38) Vận động khớp cổ chân Số BN Tỷ lệ % Bình thường 35 92,11 Hạn chế ít 3 7,89 Cứng khớp - - Tổng cộng 38 100 Nhận xét: 35 BN vận động khớp cổ chân bình thường tỷ lệ 92,11%, 3 BN hạn chế vận động khớp cổ chân ít tỷ lệ 7,89%. Không có trường hợp nào cứng khớp cổ chân. + Biến dạng chi - Biến dạng gập góc Bảng 3.26. Biến dạng gập góc (n = 38) Biến dạng gập góc Số BN Tỷ lệ% 00 34 89,47 <100 4 10,53 > 100 - - Tổng cộng 38 100 Nhận xét: 34 BN không có biến dạng gập góc (tỷ lệ 89,47%), 4 BN có biến dạng gập góc 100 - Ngắn chi: Trong nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào ngắn chi. + Khả năng đi bộ sau mổ Bảng 3.27. Khả năng đi bộ sau mổ (n = 38) Khả năng đi bộ Số BN Tỷ lệ % Bình thường 31 81,58 Từ 30 – 60 phút 7 18,42 < 30 phút - - Di chuyển ít hoặc không đi lại được - - Tổng cộng 38 100 Nhận xét: Đi bộ bình thường 31 BN (tỷ lệ 81,58 %), đi bộ từ 30 – 60 phút 7 BN (tỷ lệ 18,42%), không có BN nào đi bộ < 30 phút và di chuyển ít hoặc không đi lại được. + Khả năng lên cầu thang Bảng 3.28. Khả năng lên cầu thang (n = 38) Khả năng lên cầu thang Số BN Tỷ lệ % Bình thường 28 73,68 Vịn lan can 10 26,32 Bước từng bước một - - Không lên được cầu thang - - Tổng cộng 38 100 Nhận xét: Khả năng lên cầu thang bình thường 28 BN (tỷ lệ 73,68%), vịn lan can 10 BN (tỷ lệ 26,32%), không có BN nào phải bước từng bước một và không lên được cầu thang. + Khả năng trở lại làm việc, sinh hoạt Bảng 3.29. Phục hồi khả năng lao động, sinh hoạt (n = 38) Phục hồi khả năng lao động, sinh hoạt Số BN Tỷ lệ % Tuổi trẻ (lao động) Người cao tuổi (sinh hoạt) Làm việc cũ bình thường Sinh hoạt bình thường 27 71,05 Làm việc cũ nhiều khó khăn Phải trợ giúp một phần 7 18,42 Phải thay đổi công việc, Trợ giúp trong sinh hoạt 4 10,53 Không làm được việc, Cần chăm sóc y tế - - Cộng 38 100 Nhận xét: 27 BN (người trẻ làm việc và người cao tuổi sinh hoạt bình thường tỷ lệ 71,05%. 7 BN (người trẻ làm việc cũ khó khăn và người cao tuổi sinh hoạt phải trợ giúp một phần) tỷ lệ 18,42%. Có 4 BN (trẻ phải thay đổi công việc và cao tuổi phải trợ giúp trong sinh hoạt) tỷ lệ 10,53%. Không có trường hợp nào người trẻ không làm được việc hoặc làm việc nhẹ, người cao tuổi cần chăm sóc y tế. 3.2.10.3. Kết quả xa sau phẫu thuật * Đánh giá kết quả xa theo phân loại gãy xương AO Bảng 3.30. Đánh giá kết quả xa theo phân loại gãy xương AO (n = 38) Kết quả Nhóm A Nhóm C Tổng cộng Tỷ lệ % A1 A2 A3 + C1 C2 C3 + Rất tốt 8 6 4 18 - 3 1 4 22 57,89 Tốt 1 7 - 8 2 2 - 4 12 31,58 TB - - - - 1 2 1 4 4 10,53 Kém - - - - - - - - - - Tổng cộng 9 13 4 26 3 7 2 12 38 100 Nhận xét: Gãy loại A Rất tốt 18 BN(47,36%), tốt 8BN (21,05%), Gãy loại C Rất tốt 4 BN(10,53%), tốt 4 BN(10,53%),trung bình 4 BN(10,53%) Kết quả chung: Rất tốt 57,89%, tốt 31,58%, trung bình 10,53% thuộc nhóm gãy loại C. Không có kết quả kém. * Đánh giá kết quả chung: Bảng 3.31. Đánh giá kết quả xa theo Sander R (n = 38) Phân loại Số BN Tỷ lệ % Rất tốt 22 57,89 Tốt 12 31,58 Trung bình 4 10,53 Kém - - Cộng 38 100 Nhận xét: Rất tốt và tốt tỷ lệ 89,47%, trung bình 10,53%, không có BN nào đạt kết quả kém. CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH VỮNG CHẮC Ổ GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG ĐÙI CỦA NẸP KHÓA Xương đùi là xương dài nhất và là xương chịu lực chính của cơ thể, trong đó ĐDXĐ có cấu trúc giải phẫu đa dạng, phức tạp và có trục cơ học và trục giải phẫu không trùng nhau. Trong các hoạt động vận động hàng ngày, ĐDXĐ chịu các lực tác động chính là lực nén dọc theo trục, lực cắt hay uốn bẻ, lực xoắn hoặc kết hợp của các lực trên. Khi lực tác động vượt quá khả năng chịu tải của ĐDXĐ, xương có thể bị gãy, vì thế các nghiên cứu cần đưa ra được lực tác động và khả năng chịu lực của xương để tính toán các yếu tố nguy cơ gây gãy xương, có biện pháp phòng tránh. Đây cũng là cơ sở để thiết kế các phương tiện KHX. Một số tác giả đã nghiên cứu về sức chịu đựng của ĐDXĐ nhằm tìm các biện pháp bảo vệ và bảo hộ lao động. Theo nghiên cứu Alexander J.và Cs (2015) [105], lực nén dọc trục để gãy toàn bộ ĐDXĐ là: 4142,67 ± 178,71N, vỏ xương cứng chịu lực tối đa 456,64 ± 78,63N.mm, lực tối đa nén dọc trục để gãy TLC xương đùi là 2533,57 ± 245,21N. Vỏ xương xốp chịu lực tối đa 474,4 ± 148,49N/mm, lực nén dọc trục để gãy LLC xương đùi là: 2728,83 ±235,83N. Độ bền uốn xoắn TLC xương đùi là: 12,76 ± 1,24N.m, độ bền uốn xoắn lồi cầu xương đùi là 13,63 ± 1,19N.m. Do đặc điểm cấu tạo giải phẫu và chịu lực tải trọng lớn của ĐDXĐ cũng như sự linh hoạt cần có của khớp gối trong các hoạt động hàng ngày, nên có nhiều nghiên cứu ra các phương tiện KHX và các phương pháp điều trị gãy ĐDXĐ với mục đích trả lại chức năng hoàn hảo cho các vận động, hoạt động. Có nhiều phương tiện KHX được sử dụng điều trị gãy ĐDXĐ như nẹp vít, nẹp vít nén ép, nẹp góc 950, nẹp DCS, ĐNTCC, nẹp khóa.Các phương tiện KHX cho gãy ĐDXĐ cần phải đáp ứng yêu cầu: Phải đủ độ cứng để chịu được tải trọng lớn ở các tư thế tỳ nén khi đứng, uốn bẻ, xoắn vặn khi bước đi lên xuống dốc. Chất liệu chế tạo phải tốt để không bị gãy do mỏi khi vận động, có độ linh hoạt trong KHX vững chắc phục hồi được giải phẫu và diện khớp trong các trường hợp gãy xương phức tạp và gãy xương phạm khớp. Có một số nghiên cứu về sức bền cơ tính và khả năng KHX của các phương tiện KHX cả trên thực nghiệm và lâm sàng, tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh luận. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu sức bền cơ tính và khả năng cố định vững chắc ổ gãy ĐDXĐ của nẹp khóa. giúp cho PTV có chỉ định điều trị phù hợp nhất cho từng BN và từng loại ổ gãy xương, có phương hướng tập luyện PHCN sau mổ thích hợp, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tai biến, biến chứng xảy ra. 4.1.1. Khả năng chịu lực nén của mẫu nẹp khóa đầu dưới xương đùi – xương với gãy trên lồi cầu và liên lồi cầu xương đùi Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cấu tạo, sinh cơ học của nẹp khóa nói chung và nẹp khóa ĐDXĐ nói riêng trong KHX là sự kết hợp giữa nguyên lý chịu lực của nẹp vít và khung CĐNV nhưng được đặt nằm sát xương nên tạo ra sự cố định vững chắc ổ gãy xương [38]. Nghiên cứu của chúng tôi so sánh về chịu lực nén trên hai mẫu nẹp khóa ĐDXĐ – xương và mẫu nẹp ốp lồi cầu đùi – xương, trên mô hình gãy TLC và LLC xương đùi cho kết quả: Gia số lực nén tác động lên 2 mẫu nẹp – xương gây lên độ dịch chuyển, ở mức độ 0,5mm – 2,0 mm nhận thấy không có sự khác biệt về lực tác động nhiều trên hai mẫu nghiên cứu, với p > 0,05. Nhưng đến độ dịch chuyển 2,5mm, có sự thay đổi và chênh lệch rõ rệt của lực tác động lên mẫu nẹp khóa ĐDXĐ – xương (KA – N): 4010,37 ± 509,50N (giá trị trung vị 4179,34N) và nẹp ốp lồi cầu đùi – xương (LA – N): 3200,04 ± 243,62N (giá trị trung vị 3118,63N) trên mô hình gãy xương TLC đùi, sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê với p 0,05. Đo độ cứng của các mẫu nẹp – xương với biến thiên gia số lực nén tác động trên 1mm nẹp – xương (từ 1 – 4mm), chúng tôi cũng nhận thấy rằng độ cứng nén trên các mẫu nẹp – xương với gãy TLC xương đùi: mẫu nẹp khóa ĐDXĐ – xương là 1269,74N/mm, mẫu nẹp ốp lồi cầu đùi – xương là 1162,55N/mm. Độ cứng các mẫu nẹp xương với gãy LLC đùi: mẫu nẹp khóa ĐDXĐ – xương là 1814,19N/mm, nẹp ốp lồi cầu đùi – xương là 1599,01N/mm. Qua nghiên cứu khả năng chịu lực nén trên thực nghiệm, chúng tôi thấy mẫu nẹp khóa ĐDXĐ – xương có độ cứng, độ bền cao hơn hẳn mẫu nẹp ốp lồi cầu đùi – xương. Theo nghiên cứu Alexander J. và Cs (2015) [105] độ nén dọc trục để gãy toàn bộ ĐDXĐ là: 4142,67 ± 178,71N, vỏ xương cứng chịu lực tối đa 456,64 ± 78,63N/mm, lực tối đa nén dọc trục để gãy TLC xương đùi là 2533,57 ± 245,21N. Vỏ xương xốp chịu lực tối đa 474,4 ± 148,49N/mm, lực nén dọc trục để gãy LLC xương đùi là 2728,83 ± 235,83N, vì vậy mẫu nẹp khóa – xương với các ổ gãy gãy TLC xương đùi chịu được lực nén tối đa là 4243,71 ± 751,54N và gãy LLC xương đùi chịu lực nén tối đa là 4253,61 ± 721,14N đều cao hơn độ nén dọc trục để gãy toàn bộ ĐDXĐ nên khi KHX bằng nẹp khóa BN có thể tập tỳ nén sớm mà không sợ nguy cơ cong nẹp, gãy nẹp. 4.1.2. Khả năng chịu lực uốn ngang của mẫu nẹp khóa đầu dưới xương đùi – xương với gãy trên lồi cầu và liên lồi cầu xương đùi Nghiên cứu của chúng tôi về thử nghiệm chịu lực uốn ngang của 2 mẫu nẹp – xương cho kết quả: Gia số lực uốn bẻ ngang làm dịch chuyển mô hình nẹp – xương 1mm trên mô hình gãy TLC xương đùi đã có sự chênh lệch nhưng không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Biến dạng càng lớn thì gia số lực chênh lệch càng xa. Ở mức 4mm bắt đầu có sự phá vỡ liên kết thì lực tác động lên mẫu nẹp khóa ĐDXĐ – xương (KA – U): 704,33 ± 110,45N (giá trị trung vị 704,08N) có sự khác biệt đáng kể với mẫu nẹp ốp lồi cầu đùi – xương (LA – U): 505,76 ± 62,83N (giá trị trung vị 505,82N), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tương tự trên mô hình gãy LLC xương đùi ở mức 4 mm bắt đầu có sự phá vỡ liên kết thì lực tác động lên mẫu nẹp khóa ĐDXĐ – xương (KC – U): 699,26 ± 125,60N (giá trị trung vị 715,89N) có sự khác biệt đáng kể với lực tác động lên mẫu nẹp ốp lồi cầu đùi – xương (LC – U): 476,05 ± 59,18N (giá trị trung vị 492,44N), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Đo độ cứng của mẫu nẹp – xương với biến thiên gia số lực uốn ngang tác động trên 1mm nẹp – xương chúng tôi cũng nhận thấy rằng độ cứng các mẫu nẹp – xương với gãy TLC xương đùi: mẫu nẹp khóa ĐDXĐ – xương là 332,92N/mm, mẫu nẹp ốp lồi cầu đùi – xương là 233,40N/mm. Độ cứng các mẫu nẹp – xương với gãy LLC xương đùi: mẫu nẹp khóa ĐDXĐ – xương là 373,22N/mm, mẫu nẹp ốp lồi cầu đùi – xương là 247,17N/mm. 4.1.3. Khả năng chịu lực uốn xoắn của mẫu nẹp khóa đầu dưới xương đùi – xương với gãy trên lồi cầu và liên lồi cầu xương đùi Theo kết quả nghiên cứu thử nghiệm của chúng tôi: Gia số lực uốn xoắn tác động lên mẫu nẹp – xương với gãy TLC xương đùi cũng có sự thay đổi khi bắt đầu có sự dịch chuyển 1 mm. Khi dịch chuyển đến 4 mm bắt đầu có sự phá vỡ liên kết thì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nghien_cuu_kha_nang_co_dinh_o_gay_tren_thuc_nghiem_v.docx
Tài liệu liên quan