Luận án Nghiên cứu mối liên quan nồng độ dioxin với một số hormone trong máu ở người làm việc tại các sân bay quân sự Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát

Quy trình tiến hành xét nghiệm định lượng hormone trên Hệ thống máy xét nghiệm miễn dịch tự động ADVIA Centaur® CP, SIEMENS:

- Bật máy, khởi động máy và phần mềm.

- Cài đặt hóa chất vào máy và kiểm tra chất lượng thuốc thử trước khi xét nghiệm. Hệ thống sẽ tự động nhận dạng thuốc thử bằng mã vạch, kiểm tra hiệu lực của calibration, hạn dùng của thuốc thử và đưa ra cảnh báo.

- Chạy chương trình Calibrator.

- Chạy chương trình QC để kiểm tra.

- Hệ thống tự kiểm tra chất lượng mẫu: phát hiện thiếu thể tích mẫu, cục máu đông, bọt nếu có và đưa ra cảnh báo.

- Chạy mẫu theo mã đối tượng nghiên cứu.

Kết quả xét nghiệm được hệ thống máy tự động lưu trữ chính xác theo ngày giờ thực hiện và in ra kết quả khi cần.

* Nguyên lý định lượng nồng độ hormone theo phương pháp miễn dịch Hóa phát quang (CLIA):

CLIA dựa trên nguyên lý kháng nguyên (chất có trong mẫu bệnh phẩm) kết hợp với kháng thể (chất có trong thuốc thử) có gắn chất đánh dấu (thường là phân tử Acridinium Ester).

Nhờ chất đánh dấu có khả năng phát quang khi thay đổi pH của dung dịch phản ứng và tín hiệu phát quang được khuếch đại qua một ống nhân quang nên có thể định lượng các chất có nồng độ rất thấp hoặc các chất bất thường trong cơ thể với độ chính xác rất cao so với các kỹ thuật khác.

Phân tử Acridinium ester có trọng lượng phân tử nhỏ hơn rất nhiều so với các enzyme trong phản ứng ELISA do đó tăng khả năng thâm nhập vào cơ chất và giảm thiểu hiệu ứng che lấp trung tâm hoạt động của kháng nguyên và kháng thể giúp cho độ chính xác tăng đáng kể so với phương pháp ELISA (đặc biệt khi định lượng những chất có nồng độ thấp).

 

docx141 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu mối liên quan nồng độ dioxin với một số hormone trong máu ở người làm việc tại các sân bay quân sự Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dẫn của hãng thì phạm vi tham chiếu về giá trị nồng độ bình thường của các hormone trên như sau (tương ứng với bộ Kit hóa chất mà hãng sử dụng): TSH: 0,35 – 5,5 μIU/mL; FT3: 2,3 – 4,2 pg/mL; FT4: 0,89 – 1,76 ng/mL; PRL: 2,1 – 17,7 ng/mL (nam giới trưởng thành); LH: 1,5 – 9,3 mIU/mL (nam giới, 20 – 70 tuổi); FSH: 1,4 – 18,1 mIU/mL (nam giới, 13 – 70 tuổi); Testosterone: 164,94 – 753,38 ng/dL (nam giới < 50 tuổi). Hình 2.4. Hình ảnh thực hiện xét nghiệm định lượng nồng độ các hormone trên máy xét nghiệm miễn dịch tự động ADVIA Centaur® CP, SIEMENS, Đức * Nguồn: Tác giả chụp tại Phòng xét nghiệm Protein - Độc chất - Tế bào (D3), Tầng 3, Viện nghiên cứu Y Dược học Quân sự, Học viện Quân y Quy trình tiến hành xét nghiệm định lượng hormone trên Hệ thống máy xét nghiệm miễn dịch tự động ADVIA Centaur® CP, SIEMENS: - Bật máy, khởi động máy và phần mềm. - Cài đặt hóa chất vào máy và kiểm tra chất lượng thuốc thử trước khi xét nghiệm. Hệ thống sẽ tự động nhận dạng thuốc thử bằng mã vạch, kiểm tra hiệu lực của calibration, hạn dùng của thuốc thử và đưa ra cảnh báo. - Chạy chương trình Calibrator. - Chạy chương trình QC để kiểm tra. - Hệ thống tự kiểm tra chất lượng mẫu: phát hiện thiếu thể tích mẫu, cục máu đông, bọt nếu có và đưa ra cảnh báo. - Chạy mẫu theo mã đối tượng nghiên cứu. Kết quả xét nghiệm được hệ thống máy tự động lưu trữ chính xác theo ngày giờ thực hiện và in ra kết quả khi cần. * Nguyên lý định lượng nồng độ hormone theo phương pháp miễn dịch Hóa phát quang (CLIA): CLIA dựa trên nguyên lý kháng nguyên (chất có trong mẫu bệnh phẩm) kết hợp với kháng thể (chất có trong thuốc thử) có gắn chất đánh dấu (thường là phân tử Acridinium Ester). Nhờ chất đánh dấu có khả năng phát quang khi thay đổi pH của dung dịch phản ứng và tín hiệu phát quang được khuếch đại qua một ống nhân quang nên có thể định lượng các chất có nồng độ rất thấp hoặc các chất bất thường trong cơ thể với độ chính xác rất cao so với các kỹ thuật khác. Phân tử Acridinium ester có trọng lượng phân tử nhỏ hơn rất nhiều so với các enzyme trong phản ứng ELISA do đó tăng khả năng thâm nhập vào cơ chất và giảm thiểu hiệu ứng che lấp trung tâm hoạt động của kháng nguyên và kháng thể giúp cho độ chính xác tăng đáng kể so với phương pháp ELISA (đặc biệt khi định lượng những chất có nồng độ thấp). 2.2.8. Các biến số nghiên cứu Các biến số trong nghiên cứu được tóm tắt trong bảng sau: TT Biến số Định nghĩa Phân loại Thu thập 1 Tuổi Tính đến năm 2017 Rời rạc Bộ câu hỏi 2 Học vấn Cấp học cao nhất được đào tạo đến năm 2017 Thứ bậc Bộ câu hỏi 3 Thời gian công tác tại sân bay Số năm công tác tại các sân bay đến năm 2017 Rời rạc Bộ câu hỏi 4 Chiều cao Centimet (cm) Liên tục Thước đo 5 Cân nặng Kg Liên tục Cân đo 6 BMI BMI = Cân nặng (kg)Chiều cao*chiều cao (m) Liên tục Tính theo công thức 7 Hút thuốc Không, đã hút, hiện hút Phân loại Bộ câu hỏi 8 Đồ uống có cồn (rượu, bia) Uống rượu hoặc bia, không uống. Tần suất. Thứ bậc Bộ câu hỏi 9 Hôn nhân Độc thân, lập gia đình Nhị phân Bộ câu hỏi 10 Nồng độ dioxin trong máu 7 chất PCDD: 2,3,7,8-TetraCDD 1,2,3,7,8-PentaCDD 1,2,3,4,7,8-HexaCDD 1,2,3,6,7,8-HexaCDD 1,2,3,7,8,9-HexaCDD 1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDD OctaCDD 10 chất PCDF: 2,3,7,8-TetraCDF 1,2,3,7,8-PentaCDF 2,3,4,7,8-PentaCDF 1,2,3,4,7,8-HexaCDF 1,2,3,6,7,8-HexaCDF 1,2,3,7,8,9-HexaCDF 2,3,4,6,7,8,9-HexaCDF 1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDF 1,2,3,4,7,8,9-HeptaCDF OctaCDF pg/g mỡ Liên tục Xét nghiệm 11 Nồng độ các hormone trong huyết thanh Nồng độ khối lượng/mL (đơn vị Quốc tế - SI): TSH: μIU/mL FT3: pg/mL FT4: ng/mL PRL: ng/mL LH: mIU/mL FSH: mIU/mL Testosterone: ng/dL Liên tục Xét nghiệm 12 Điểm BSFI - Ham muốn tình dục - Sự cương cứng - Xuất tinh - Đánh giá trục trặc - Đánh giá tổng thể Liên tục Bộ câu hỏi Chú thích: * (phép nhân); 1 pg = 0,000000000001 grams = 10-12 g [116] Bảng 2.1. Các biến số trong nghiên cứu. 2.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích khoa học, không có mục đích nào khác. Các thông tin về đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Các đối tượng nghiên cứu được cán bộ quân y tại đơn vị (sân bay) và cán bộ thực hiện đề tài giải thích rõ mục đích của nghiên cứu và hoàn toàn tự nguyện tham gia, có thể ngừng tham gia nghiên cứu nếu không muốn tiếp tục. Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng y đức Học viện Quân y (Quyết định số 2961/QĐ-HVQY) ngày 08/9/2017. Các quy trình kỹ thuật, phương pháp nghiên cứu được tiến hành đúng quy định nhằm đảm bảo kết quả chính xác và trung thực. 2.4. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU Số liệu được nhập vào phần mềm Excel 2010 làm cơ sở, sau đó được phân tích bằng phần mềm SPSS (Version 22.0, Chicago, 113 IL). Đối tượng người làm việc là nam giới được chia thành 4 nhóm tương ứng với 4 sân bay quân sự: SBBH, SBĐN, SBPC, SBSV. Trong mỗi sân bay ô nhiễm dioxin, các đối tượng được phân nhóm theo thời gian công tác và so sánh nồng độ dioxin. Nồng độ dioxin của người làm việc tại SBBH, SBĐN và SBPC được so sánh với nồng độ dioxin của người dân sống xung quanh khu vực sân bay để tìm hiểu vấn đề nguy cơ phơi nhiễm dioxin cao khi làm việc ở trong khu vực sân bay. Các thuật toán sử dụng trong nghiên cứu: - Mô tả các biến định tính: nhóm tuổi, nhóm thời gian công tác, hút thuốc, uống rượu bia...bằng tỷ lệ %. - Mô tả các biến định lượng: + Các biến có phân bố chuẩn được trình bày dưới dạng các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (X ± SD). + Đối với các biến không phân bố chuẩn được thể hiện bằng giá trị trung bình nhân và độ lệch chuẩn của trung bình nhân (GM ± GSD). - So sánh các số trung bình bằng phép kiểm định biến định lượng trên 2 mẫu độc lập (Independent-Sample T Test đối với các biến có phân bố chuẩn và Mann-Whitney U đối với biến không có phân bố chuẩn). Kiểm định biến định lượng trên nhiều mẫu (One-Way Anova đối với các biến có phân bố chuẩn và Kruskal-Wallis H đối với biến không có phân bố chuẩn). Giá trị khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. - Phân tích mối tương quan giữa các biến định lượng bằng phân tích tương quan Pearson cho các biến có phân bố chuẩn và Spearman cho các biến không có phân bố chuẩn. Người làm việc tại các sân bay quân sự Biên Hòa, Đà Nẵng, Phù Cát, Sao Vàng (n=140) Nhóm nghiên cứu: phơi nhiễm với chất da cam/dioxin tại 3 sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng, Phù Cát. (n=120) Nhóm chứng: không phơi nhiễm với chất da cam/dioxin tại sân bay Sao Vàng. (n=20) - Khám, sàng lọc, tiền sử. - Thu thập các thông tin chung. - Đo đạc các chỉ số hình thái. Lấy máu làm xét nghiệm theo các chỉ tiêu Định lượng nồng độ hormone bằng phương pháp CLIA Định lượng nồng độ dioxin bằng phương pháp GCMS Mối liên quan (n= 138) - Xác định nồng độ dioxin và một số hormone nội tiết trong máu. - Phân tích mối liên quan giữa nồng độ dioxin với một số hormone nội tiết. Hình 2.5. Sơ đồ nghiên cứu. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. NỒNG ĐỘ DIOXIN VÀ MỘT SỐ HORMONE NỘI TIẾT 3.1.1. Một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Đặc điểm chung của người làm việc trong các sân bay quân sự (nam giới) Sân bay Đặc điểm Biên Hòa (n = 50) Đà Nẵng (n = 40) Phù Cát (n = 30) Sao Vàng (n = 20) X ± SD (n=140) Tuổi (năm) 42,6 ± 2,9 39,0 ± 5,1 38,3 ± 3,6 37,1 ± 4,3 Học vấn (năm) 13,1 ± 1,7 12,5 ± 1,0 13,0 ± 1,5 13,0 ± 1,7 Thời gian công tác tại sân bay ô nhiễm (năm) 18,8 ± 5,2 16,8 ± 6,1 14,5 ± 5,5 Chiều cao (cm) 166,3 ± 4,3 168,4 ± 4,9 165,5 ± 5,0 164,7 ± 3,9 Cân nặng (kg) 63,8 ± 7,7 65,1 ± 7,9 62,9 ± 6,7 65,4 ± 9,0 BMI (kg/m2) 23,0 ± 2,2 22,9 ± 2,1 22,9 ± 2,0 24,0 ± 2,8 Hút thuốc (%) 56,0 52,5 66,7 55,0 Uống rượu bia (%) 96,0 97,5 93,3 100,0 Kết hôn (%) 100,0 97,5 100,0 95,0 Tình trạng con bị dị tật 0 0 0 0 Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu trong khoảng 37,1 - 42,6 tuổi. Thời gian công tác tại các sân bay ô nhiễm là 18,8 năm ở SBBH; 16,8 năm ở SBĐN và 14,5 năm ở SBPC. Chỉ số BMI trung bình của các đối tượng tại 4 sân bay đều nằm trong khoảng bình thường (<25 kg/m2). Tỷ lệ nam quân nhân có hút thuốc chiếm trên 50% và tỷ lệ có uống rượu là trên 90% tổng số đối tượng nghiên cứu. 3.1.2. Nồng độ dioxin định lượng bằng phương pháp GCMS 3.1.2.1. Nồng độ các đồng loại dioxin và tổng độ độc TEQ trong máu Bảng 3.2. Nồng độ các đồng loại dioxin trong máu của người làm việc tại các sân bay quân sự Sân bay dioxin Biên Hòa (n = 50) Đà Nẵng (n = 39) Phù Cát (n = 30) Sao Vàng (n = 20) p GM ± GSD (n=139) Đồng loại PCDD (pg/g lipid) 2,3,7,8-Tetra CDD 18,2 ± 3,1 9,2 ± 2,4 3,7 ± 2,3 2,1 ± 1,9 a,b,c,d,e,f 1,2,3,7,8-PentaCDD 6,2 ± 3,3 7,1 ± 2,1 4,2 ± 3,0 3,9 ± 1,9 c,d,e 1,2,3,4,7,8-HexaCDD 7,6 ± 2,8 6,2 ± 1,6 9,0 ± 2,2 4,2 ± 1,6 c,d,e,f 1,2,3,6,7,8-HexaCDD 14,3 ± 2,5 14,4 ± 1,8 17,7 ± 2,5 7,1 ± 1,5 c,e,f 1,2,3,7,8,9-HexaCDD 9,9 ± 2,6 6,1 ± 1,6 12,5 ± 2,6 4,9 ± 1,9 a,c,d,f 1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDD 36,8 ± 2,6 41,9 ± 1,6 59,7 ± 2,4 22,5 ± 1,5 b,c,e,f OctaCDD 321,1 ± 2,0 298,9 ± 1,6 472,8 ± 2,0 169,2 ± 1,7 b,c,d,e,f Đồng loại PCDF (pg/g lipid) 2,3,7,8-TetraCDF 2,9 ± 2,9 4,2 ± 2,0 3,9 ± 2,5 2,6 ± 1,8 a,e 1,2,3,7,8-PentaCDF 3,6 ± 3,2 3,5 ± 1,9 3,6 ± 2,6 2,6 ± 2,0 2,3,4,7,8-PentaCDF 8,5 ± 3,1 11,4 ± 1,7 18,4 ± 2,7 7,9 ± 1,7 b,d,e,f 1,2,3,4,7,8-HexaCDF 12,8 ± 2,8 14,1 ± 1,6 29,6 ± 2,1 6,4 ± 1,6 b,c,d,e,f 1,2,3,6,7,8-HexaCDF 10,3 ± 2,7 10,5 ± 1,7 17,4 ± 2,3 6,1 ± 1,5 b,c,d,e,f 1,2,3,7,8,9-HexaCDF 6,5 ± 2,7 4,8 ± 1,6 9,1 ± 2,2 4,2 ± 1,7 d,f 2,3,4,6,7,8-HexaCDF 6,3 ± 2,8 4,3 ± 1,7 7,0 ± 2,2 4,2 ± 2,4 a,d,f 1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDF 16,0 ± 2,8 16,3 ± 2,0 34,8 ± 3,0 7,6 ± 2,4 b,c,d,e,f 1,2,3,4,7,8,9-HeptaCDF 6,4 ± 2,6 4,5 ± 1,6 8,1 ± 2,5 4,4 ± 2,4 a,d,f OctaCDF 9,0 ± 3,3 9,0 ± 2,1 14,8 ± 3,9 11,8 ± 2,3 TEQ (pg/g lipid) PCDDs 32,8 ± 2,7 20,9 ± 1,9 14,5 ± 2,3 8,6 ± 1,6 a,b,c,d,e,f PCDFs 7,3 ± 2,6 7,8 ± 1,6 14,0 ± 2,1 5,3 ± 1,5 b,c,d,e,f PCDDs/Fs 41,9 ± 2,6 29,4 ± 1,7 29,4 ± 2,1 14,0 ± 1,5 a,c,e,f 2,3,7,8-Tetra CDD (%) 52,8 ± 22,5 34,9 ± 12,4 17,7 ± 10,7 18,6 ± 9,8 a,b,c,d,e (p: Independent sample T test) a: Biên Hòa – Đà Nẵng, p<0,05; b: Biên Hòa – Phù Cát, p<0,05; c: Biên Hòa – Sao Vàng, p<0,05; d: Đà Nẵng – Phù Cát, p<0,05; e: Đà Nẵng – Sao Vàng, p<0,05; f: Phù Cát – Sao Vàng, p<0,05. Giá trị TEQ của các mẫu nghiên cứu ở 3 sân bay ô nhiễm cao hơn có ý nghĩa so với giá trị TEQ ở các mẫu thu được tại sân bay đối chứng, cao nhất là ở SBBH (PCDDs/Fs: 41,9 pg/g lipid). Nồng độ 2,3,7,8-TetraCDD cao nhất ở SBBH (18,2 pg/g lipid), thấp hơn ở SBĐN (9,2 pg/g lipid), SBPC (3,7 pg/g lipid) và SBSV (2,1 pg/g lipid). Tỷ lệ 2,3,7,8-TetraCDD trong tổng TEQ PCDDs/Fs cao nhất ở SBBH (52,8%), tiếp theo là ở SBĐN (34,9%) và SBSV (18,6%). Giá trị TEQ PCDF cao nhất ở các mẫu nghiên cứu tại SBPC (14,0 pg/g lipid). Nồng độ các đồng loại thuộc nhóm PCDF cũng ở mức cao nhất trong các mẫu nghiên cứu tại SBPC. Bảng 3.3. Tỷ lệ người làm việc có nồng độ dioxin trong máu ở các mức độ khác nhau tại các sân bay quân sự Sân bay dioxin (pg/g lipid) Biên Hòa (n = 50) Đà Nẵng (n = 39) Phù Cát (n = 30) Sao Vàng (n = 20) n (%) (n=139) 2,3,7,8-Tetra CDD <5 7 (14,0) 9 (23,1) 22 (73,3) 17 (85,0) 5 – 10 8 (16,0) 12 (30,8) 3 (10,0) 3 (15,0) 10 – 100 31 (62,0) 18 (46,2) 5 (16,7) 0 (0,0) >100 4 (8,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) PCDDs/Fs <10 4 (8,0) 1 (2,6) 4 (13,3) 7 (35,0) 10 – 20 8 (16,0) 7 (17,9) 12 (40,0) 11 (55,0) 20 – 100 28 (56,0) 29 (74,4) 11 (36,7) 2 (10,0) >100 10 (20,0) 2 (5,1) 3 (10,0) 0 (0,0) Nồng độ 2,3,7,8-TetraCDD trong khoảng 10 – 100 pg/g lipid được ghi nhận với 31/50 đối tượng ở SBBH, 18/39 đối tượng ở SBĐN. Có 4 đối tượng ở SBBH có nồng độ 2,3,7,8-TetraCDD trên 100 pg/g lipid. SBPC có 22/30 đối tượng với nồng độ 2,3,7,8-TetraCDD dưới 5 pg/g lipid và chỉ có 5 đối tượng với nồng độ 2,3,7,8-TetraCDD trong khoảng 10 – 100 pg/g lipid. SBSV có 17/20 đối tượng có nồng độ 2,3,7,8-TetraCDD dưới 5 pg/g lipid, và không có trường hợp nào có nồng độ 2,3,7,8-TetraCDD vượt quá 10 pg/g lipid. Tại SBBH và SBĐN, các mẫu có TEQ PCDDs/Fs chiếm tỷ lệ cao nhất trong khoảng 20 – 100 pg/g lipid. Tại SBPC và SBSV, tỷ lệ TEQ PCDDs/Fs cao nhất trong khoảng 10 – 20 pg/g lipid. Hình 3.1. Tương quan các đồng loại nhóm PCDDs tại bốn sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng, Phù Cát và Sao Vàng. Hình 3.1 cho thấy các đồng loại PCDDs có số phân tử Clo thấp (nhóm Tetra- hoặc Penta) có nồng độ trong các mẫu tại SBBH và SBĐN cao hơn so với các mẫu tại SBPC. Tuy nhiên, các đồng loại PCDDs có số nguyên tử clo cao hơn (nhóm Hexa-, Hepta- và Octa-) tại SBPC cao hơn SBBH và SBĐN. Hình 3.2. Tương quan các đồng loại nhóm PCDFs tại bốn sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng, Phù Cát và Sao Vàng Hình 3.2 cho thấy các đồng loại 2,3,7,8-PentaCDF; 1,2,3,4,7,8- HexaCDF; 1,2,3,6,7,8-HexaCDF; 1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDF cao hơn ở SBPC khi so sánh với các đồng loại đó trong các mẫu tại SBBH và SBĐN. 3.1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến nồng độ dioxin Bảng 3.4. Tương quan giữa nồng độ dioxin với tuổi và thời gian công tác tại 3 sân bay ô nhiễm Các đồng loại dioxin Tuổi Thời gian công tác β 95%CI p β 95%CI p Đồng loại PCDD (pg/g lipid) 2,3,7,8-Tetra CDD 0,21 0,03 – 0,35 0,013 0,12 -0,06 – 0,26 0,21 1,2,3,7,8-PentaCDD 0,16 -0,04 – 0,36 0,12 0,08 -0,14 – 0,24 0,33 1,2,3,4,7,8-HexaCDD 0,18 -0,03 – 0,38 0,09 0,10 -0,04 – 0,33 0,25 1,2,3,6,7,8-HexaCDD 0,22 0,02 – 0,42 0,034 0,10 -0,09 – 0,29 0,31 1,2,3,7,8,9-HexaCDD 0,16 -0,03 – 0,35 0,11 -0,03 -0,21 – 0,15 0,75 1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDD 0,15 -0,05 – 0,35 0,14 0,03 -0,11 – 0,26 0,42 OctaCDD 0,25 0,06 – 0,44 0,012 0,20 0,02 – 0,38 0,023 Đồng loại PCDF (pg/g lipid) 2,3,7,8-TetraCDF 0,15 -0,05 – 0,35 0,15 0,08 -0,11 – 0,27 0,39 1,2,3,7,8-PentaCDF 0,04 -0,16 – 0,25 0,68 -0,04 -0,24 – 0,15 0,66 2,3,4,7,8-PentaCDF 0,10 -0,09 – 0,30 0,31 0,03 -0,10 – 0,26 0,33 1,2,3,4,7,8-HexaCDF 0,09 -0,10 – 0,28 0,34 0,11 -0,07 – 0,28 0,23 1,2,3,6,7,8-HexaCDF 0,03 -0,12 – 0,28 0,42 0,03 -0,16 – 0,21 0,79 1,2,3,7,8,9-HexaCDF 0,03 -0,12 – 0,28 0,43 0,02 -0,17 – 0,20 0,37 2,3,4,6,7,8-HexaCDF 0,06 -0,14 – 0,26 0,55 -0,01 -0,20 – 0,18 0,90 1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDF 0,07 -0,13 – 0,27 0,48 0,05 -0,14 – 0,23 0,61 1,2,3,4,7,8,9-HeptaCDF 0,06 -0,14 – 0,26 0,56 -0,02 -0,20 – 0,17 0,37 OctaCDF 0,03 -0,17 – 0,24 0,75 -0,06 -0,25 – 0,13 0,52 TEQ (pg/g lipid) PCDDs 0,22 0,04 – 0,41 0,021 0,15 -0,03 – 0,28 0,13 PCDFs 0,12 -0,03 – 0,31 0,23 0,05 -0,10 – 0,26 0,59 PCDDs/Fs 0,21 0,01 – 0,41 0,040 0,10 -0,07 – 0,31 0,23 (β: standardized coefficient, hệ số hồi quy chuẩn hóa; CI: Confidence Interval, khoảng tin cậy) Các đồng loại: 2,3,7,8-tetraCDD; 1,2,3,6,7,8-HexaCDD; OctaCDD và giá trị TEQ PCDDs, TEQ PCDDs/Fs có tương quan thuận với tuổi của các đối tượng nghiên cứu. Chỉ có đồng loại OctaCDD có tương quan thuận với cả thời gian công tác của các đối tượng nghiên cứu tại sân bay ô nhiễm. Bảng 3.5A. Nồng độ dioxin (PCDD) phân chia theo nhóm thời gian công tác tại 3 sân bay ô nhiễm Các đồng loại dioxin (pg/g lipid) Sân bay Năm Biên Hòa (n = 50) Đà Nẵng (n = 39) Phù Cát (n = 30) p GM ± GSD 2,3,7,8-Tetra CDD <10 (n = 15) 15,6 ± 2,1 6,3 ± 3,1 5,8 ± 2,7 >0,05 10 – 20 (n = 66) 16,2 ± 2,8 9,0 ± 2,1 3,2 ± 2,1 <0,05 >20 (n = 38) 21,6 ± 3,8 12,1 ± 2,4 3,7 ± 2,5 <0,05 p >0,05 >0,05 >0,05 1,2,3,7,8-PentaCDD <10 (n = 15) 2,7 ± 1,4 5,0 ± 2,8 6,8 ± 3,3 >0,05 10 – 20 (n = 66) 6,8 ± 3,0 7,7 ± 2,0 3,1 ± 2,2 <0,05 >20 (n = 38) 6,1 ± 3,8 7,3 ± 2,0 7,0 ± 4,8 >0,05 p >0,05 >0,05 >0,05 1,2,3,7,8,9-HexaCDD <10 (n = 15) 10,8 ± 2,4 5,1 ± 1,7 20,6 ± 3,0 <0,05 10 – 20 (n = 66) 9,1 ± 2,6 6,6 ± 1,6 9,2 ± 2,3 >0,05 >20 (n = 38) 10,9 ± 2,8 5,8 ± 1,8 18,7 ± 2,6 <0,05 p >0,05 >0,05 >0,05 (p: anova one way) Trong nhóm có 10 – 20 năm công tác tại các sân bay ô nhiễm ghi nhận nồng độ 2,3,7,8-Tetra CDD và 1,2,3,7,8-PentaCDD của người làm việc tại SBBH và SBĐN cao hơn so với SBPC. Trong nhóm có dưới 10 năm công tác tại các sân bay ô nhiễm chỉ có nồng độ 1,2,3,7,8,9-HexaCDD của người làm việc tại SBĐN cao hơn so với SBPC. Trong nhóm có thời gian công tác trên 20 năm ghi nhận nồng độ 2,3,7,8-TetraCDD của người làm việc tại SBBH cao hơn so với SBPC và nồng độ 1,2,3,7,8,9-HexaCDD của người làm việc tại SBĐN cao hơn so với SBPC. Không ghi nhận có sự khác biệt về nồng độ các đồng loại PCDD theo thời gian công tác ở các sân bay ô nhiễm dioxin. Bảng 3.5B1. Nồng độ dioxin (PCDF) phân chia theo nhóm thời gian công tác tại 3 sân bay ô nhiễm Các đồng loại dioxin (pg/g lipid) Sân bay Năm Biên Hòa (n = 50) Đà Nẵng (n = 39) Phù Cát (n = 30) p GM ± GSD 2,3,7,8-TetraCDF <10 (n = 15) 2,0 ± 1,3 3,8 ± 2,3 4,6 ± 2,7 >0,05 10 – 20 (n = 66) 2,6 ± 2,9 4,7 ± 1,9 2,7 ± 2,0 <0,05 >20 (n = 38) 3,5 ± 3,1 3,6 ± 2,0 9,5 ± 2,5 >0,05 p >0,05 >0,05 <0,05 1,2,3,7,8-PentaCDF <10 (n = 15) 2,0 ± 1,3 2,7 ± 1,3 7,4 ± 3,0 <0,05 10 – 20 (n = 66) 3,6 ± 3,1 4,0 ± 1,9 2,3 ± 2,0 >0,05 >20 (n = 38) 3,9 ± 3,5 3,1 ± 2,2 6,5 ± 2,4 >0,05 p >0,05 >0,05 <0,05 2,3,4,7,8-PentaCDF <10 (n = 15) 3,1 ± 1,8 8,4 ± 1,6 21,3 ± 3,0 <0,05 10 – 20 (n = 66) 8,8 ± 2,8 11,8 ± 1,6 16,0 ± 2,2 >0,05 >20 (n = 38) 9,4 ± 3,5 12,4 ± 1,8 23,9 ± 4,1 >0,05 p >0,05 >0,05 >0,05 1,2,3,4,7,8-HexaCDF <10 (n = 15) 6,1 ± 1,3 12,3 ± 1,4 29,0 ± 2,3 <0,05 10 – 20 (n = 66) 12,1 ± 2,7 14,0 ± 1,5 25,9 ± 2,1 <0,05 >20 (n = 38) 15,2 ± 3,1 15,2 ± 1,7 45,1 ± 1,9 <0,05 p >0,05 >0,05 >0,05 1,2,3,6,7,8-HexaCDF <10 (n = 15) 6,7 ± 1,4 9,1 ± 1,6 25,9 ± 2,2 <0,05 10 – 20 (n = 66) 9,3 ± 2,7 10,9 ± 1,6 14,0 ± 2,3 >0,05 >20 (n = 38) 12,4 ± 2,9 10,5 ± 1,8 22,4 ± 2,3 >0,05 p >0,05 >0,05 >0,05 (p: anova one way) Tại SBPC, nhóm có thời gian công tác trên 20 năm, ghi nhận nồng độ 2,3,7,8-TetraCDF và 1,2,3,7,8-PentaCDF cao hơn so với các nhóm có thời gian công tác dưới 20 năm. Với nhóm có thời gian công tác dưới 10 năm, thấy nồng độ 1,2,3,7,8-PentaCDF; 2,3,4,7,8-PentaCDF; 1,2,3,4,7,8-HexaCDF; 1,2,3,6,7,8-HexaCDF của người làm việc tại SBPC cao hơn so với SBBH và SBĐN. Nồng độ 1,2,3,4,7,8-HexaCDF của người làm việc tại SBPC cũng cao nhất trong 3 sân bay ô nhiễm ở cả ba nhóm thời gian công tác. Bảng 3.5B2. Nồng độ dioxin (PCDF) phân chia theo nhóm thời gian công tác tại 3 sân bay ô nhiễm (tiếp) Các đồng loại dioxin (pg/g lipid) Sân bay Năm Biên Hòa (n = 50) Đà Nẵng (n = 39) Phù Cát (n = 30) p GM ± GSD 1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDF <10 (n = 15) 12,3 ± 2,0 19,0 ± 2,1 54,6 ± 1,7 <0,05 10 – 20 (n = 66) 14,0 ± 2,7 15,9 ± 2,1 22,9 ± 3,1 >0,05 >20 (n = 38) 19,6 ± 3,1 15,8 ± 2,0 77,1 ± 2,2 <0,05 p >0,05 >0,05 <0,05 1,2,3,4,7,8,9-HeptaCDF <10 (n = 15) 5,0 ± 1,3 4,4 ± 1,3 9,9 ± 2,5 >0,05 10 – 20 (n = 66) 5,9 ± 2,6 5,0 ± 1,6 6,6 ± 2,3 >0,05 >20 (n = 38) 7,3 ± 2,8 3,7 ± 1,7 12,2 ± 3,0 <0,05 p >0,05 >0,05 >0,05 (p: anova one way) Tại SBPC ghi nhận nồng độ 1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDF và 1,2,3,4,7,8,9-HeptaCDF trong máu người làm việc cao hơn so với nồng độ các chất này ở những sân bay ô nhiễm khác. Ghi nhận tương tự cũng xảy ra ở nhóm có thời gian công tác dưới 10 năm, đối với 1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDF. Tại SBPC, ở nhóm thời gian công tác trên 20 năm có nồng độ 1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDF cao hơn so với các nhóm có thời gian công tác dưới 20 năm. Bảng 3.5C. TEQ phân chia theo nhóm thời gian công tác tại 3 sân bay TEQ (pg/g lipid) Sân bay Năm Biên Hòa (n = 50) Đà Nẵng (n = 39) Phù Cát (n = 30) p GM ± GSD PCDDs <10 (n = 15) 23,4 ± 1,7 16,1 ± 2,2 22,9 ± 2,3 >0,05 10 – 20 (n = 66) 30,6 ± 2,5 21,0 ± 1,8 10,8 ± 2,0 <0,05 >20 (n = 38) 37,5 ± 3,2 24,1 ± 2,0 21,8 ± 2,9 >0,05 p >0,05 >0,05 >0,05 PCDFs <10 (n = 15) 3,8 ± 1,2 6,6 ± 1,3 16,6 ± 2,2 <0,05 10 – 20 (n = 66) 6,9 ± 2,5 8,0 ± 1,5 11,7 ± 1,9 >0,05 >20 (n = 38) 8,6 ± 2,9 7,9 ± 1,7 20,6 ± 2,4 >0,05 p >0,05 >0,05 >0,05 (p: anova one way) TEQ PCDDs ở các đối tượng có thời gian làm việc trong khoảng 10 – 20 năm tại SBBH cao hơn so với SBĐN và SBPC. TEQ PCDFs trong các đối tượng có thời gian làm việc dưới 10 năm ở SBPC cao hơn các sân bay còn lại. Bảng 3.6. Hệ số tương quan giữa các đồng loại PCDD với tuổi tại từng sân bay quân sự Sân bay dioxin Biên Hòa (n = 50) Đà Nẵng (n = 39) Phù Cát (n = 30) Sao Vàng (n = 20) r p r p r p r p Đồng loại PCDD (pg/g lipid) 2,3,7,8-Tetra CDD 0,131 >0,05 0,467 <0,05 -0,023 >0,05 -0,329 >0,05 1,2,3,7,8-PentaCDD -0,005 >0,05 0,430 <0,05 0,063 >0,05 -0,199 >0,05 1,2,3,4,7,8-HexaCDD 0,095 >0,05 0,322 <0,05 0,202 >0,05 -0,251 >0,05 1,2,3,6,7,8-HexaCDD 0,170 >0,05 0,381 <0,05 0,073 >0,05 0,012 >0,05 1,2,3,7,8,9-HexaCDD 0,212 >0,05 0,262 >0,05 0,032 >0,05 -0,274 >0,05 1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDD -0,016 >0,05 0,318 <0,05 0,256 >0,05 -0,422 >0,05 OctaCDD 0,160 >0,05 0,323 <0,05 0,288 >0,05 -0,289 >0,05 (r: hệ số tương quan Pearson) Tại SBĐN, có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa nồng độ của hầu hết các đồng loại nhóm PCDD trong máu với tuổi, ngoại trừ đồng loại 1,2,3,7,8,9-HexaCDD. Hình 3.3. Tương quan giữa nồng độ 2,3,7,8-TetraCDD với tuổi tại SBĐN Hình 3.3 cho thấy mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ TCDD trong máu với tuổi, R2 = 0,2186; p < 0,05. Hình 3.4. Tương quan giữa TEQ PCDDs/PCDFs với tuổi tại SBĐN Hình 3.4 cho thấy mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ TEQ PCDDs/PCDFs trong máu với tuổi, R2 = 0,1695; p < 0,05. Hình 3.5. Tương quan giữa 2,3,7,8-TetraCDD với thời gian công tác tại SBĐN Hình 3.5 cho thấy mối tương quan thuận giữa nồng độ 2,3,7,8-TetraCDD trong máu với thời gian công tác với R2 = 0,1224; p < 0,05. Bảng 3.7. Hệ số tương quan giữa các đồng loại dioxin (PCDF) với chỉ số BMI tại bốn sân bay Sân bay dioxin Biên Hòa (n = 50) Đà Nẵng (n = 39) Phù Cát (n = 30) Sao Vàng (n = 20) r p r p r p r p Đồng loại PCDF (pg/g lipid) 2,3,7,8-TetraCDF 0,126 >0,05 0,014 >0,05 0,224 >0,05 0,003 >0,05 1,2,3,7,8-PentaCDF 0,159 >0,05 -0,362 <0,05 0,118 >0,05 -0,346 >0,05 2,3,4,7,8-PentaCDF 0,306 <0,05 -0,075 >0,05 0,242 >0,05 -0,304 >0,05 1,2,3,4,7,8-HexaCDF 0,253 >0,05 -0,063 >0,05 0,099 >0,05 -0,240 >0,05 1,2,3,6,7,8-HexaCDF 0,117 >0,05 -0,096 >0,05 0,138 >0,05 -0,407 >0,05 1,2,3,7,8,9-HexaCDF 0,088 >0,05 -0,158 >0,05 -0,093 >0,05 -0,277 >0,05 2,3,4,6,7,8-HexaCDF 0,018 >0,05 -0,223 >0,05 -0,122 >0,05 -0,319 >0,05 1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDF 0,150 >0,05 -0,159 >0,05 0,250 >0,05 -0,258 >0,05 1,2,3,4,7,8,9-HeptaCDF 0,110 >0,05 -0,197 >0,05 -0,038 >0,05 -0,185 >0,05 OctaCDF 0,128 >0,05 -0,073 >0,05 0,045 >0,05 -0,313 >0,05 (r: hệ số tương quan Pearson) Tại SBBH, có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa đồng loại 2,3,4,7,8-PentaCDF với chỉ số BMI. Tại SBĐN cho thấy có mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ 1,2,3,7,8-PentaCDF với chỉ số BMI. 3.1.3. Nồng độ các hormone trong máu 3.1.3.1. Nồng độ hormone trục HPT Bảng 3.8. Nồng độ TSH, FT3, FT4 trong huyết thanh Sân bay Hormone Biên Hòa (n = 50) Đà Nẵng (n = 39) Phù Cát (n = 29) SBBH, SBĐN, SBPC (n=118) Sao Vàng (n = 20) X ± SD (n=138) TSH (µIU/mL) 1,02 ± 0,60 1,68 ± 1,06 1,49 ± 0,73 1,35 ± 0,85 1,71 ± 1,14 p ** a, b, c FT3 (pg/mL) 3,53 ± 0,45 3,58 ± 0,33 3,38 ± 0,60 3,51 ± 0,46 3,33 ± 0,50 p ** e, g FT4 (ng/mL) 1,35 ± 0,18 1,47 ± 0,28 1,20 ± 0,26 1,35 ± 1,20 1,20 ± 0,28 p * a, b, c, d, e, g (*: p<0,05, Independent samples T test; **: p<0,05, Mann-Whitney U test) a: Biên Hòa – Đà Nẵng, p<0,05; b: Biên Hòa – Phù Cát, p<0,05; c: Biên Hòa – Sao Vàng, p<0,05; d: Đà Nẵng – Phù Cát, p<0,05; e: Đà Nẵng – Sao Vàng, p<0,05; f: Phù Cát – Sao Vàng, p<0,05; g: {Biên Hòa, Đà Nẵng, Phù Cát} – Sao Vàng, p<0,05. Nồng độ TSH huyết thanh thấp nhất ở mẫu nghiên cứu tại SBBH, cao hơn ở SBPC, SBĐN, cao nhất ở mẫu tại SBSV. Nồng độ TSH huyết thanh ở SBBH thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các sân bay khác. Không có sự khác biệt nồng độ TSH trong mẫu nghiên cứu giữa SBĐN, SBPC và SBSV. Nồng độ FT3 huyết thanh cao nhất ở các mẫu nghiên cứu tại SBĐN, tiếp sau là SBBH và cao hơn ở SBPC, SBSV. Sự khác biệt có ý nghĩa thống k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nghien_cuu_moi_lien_quan_nong_do_dioxin_voi_mot_so_h.docx
  • docx17.5.2022.Tom tat - TA.docx
  • docx25.7.2022.Trang thong tin moi - English.docx
  • docx25.7.2022.Trang thong tin moi - TV.docx
  • doc27.7.2022.Tom tat - TV.doc
Tài liệu liên quan