Luận án Nghiên cứu mối quan hệ của fdi và tăng trưởng kinh tế tỉnh bình định

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . v

DANH MỤC BẢNG BIỂU . vi

DANH MỤC HÌNH VẼ . viii

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Mục tiêu nghiên cứu . 4

2.1. Mục tiêu tổng quát. 4

2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể . 4

2.3. Câu hỏi nghiên cứu . 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 5

3.1. Đối tượng nghiên cứu . 5

3.2. Phạm vi nghiên cứu . 5

4. Phương pháp nghiên cứu. 5

5. Những đóng góp mới của luận án . 5

6. Kết cấu luận án . 7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA FDI VÀ

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ . 9

1.1. Các nghiên cứu mối quan hệ của FDI và TTKT trên góc độ vốn đầu tư . 9

1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 9

1.1.2. Nhận xét . 17

pdf200 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu mối quan hệ của fdi và tăng trưởng kinh tế tỉnh bình định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bình Định, 2019). Theo số liệu điều tra kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2019 của Cục thống kê Bình Định, trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 5.697 DN. Trong đó, số DN nhỏ và vừa chiếm gần 97%. Phần lớn các DN này có trình độ quản lý thấp, công nghệ lạc hậu. 4.1.4. FDI và TTKT tỉnh Bình Định Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 1997-2019, vốn đầu tư xã hội theo giá hiện hành của Bình Định đạt 278.487,6 tỷ đồng chiếm 43,35% GRDP. Riêng đối với FDI đạt 7.009 tỷ đồng chiếm 2,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Mặc dù Bình Định đã có nhiều nỗ lực trong việc thu thút FDI nói riêng và vốn đầu tư nói chung nhưng kết quả này còn rất khiếm tốn và chưa có mức bức phá trong tổng cơ cấu vốn đầu tư của Bình Định. Cụ thể, được thể hiện ở hình 4.6: 80 Hình 4.6 Các thành phần vốn đầu tư so với GRDP của Bình Định Nguồn: Tác giả tính toán từ Niên giám thống kê Bình Định Nhìn chung, những năm trước 2005, tỷ lệ vốn đầu tư xã hội khu vực công có xu hướng tăng nhanh hơn so với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (vốn tư nhân trong nước và vốn FDI). Tuy nhiên, những năm 2005 trở về sau thì có xu hướng ngược lại, tỷ lệ vốn khu vực ngoài quốc doanh có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là vốn đầu tư trong nước, vốn FDI có tăng nhưng không đáng kể. Hình 4.7 FDI và GRDP tỉnh Bình Định Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Bình Định 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 GI/GRDP(%) DI/GRDP(%) FDI/GRDP(%) 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 GRDP theo giá 2010 (tỷ đồng) FDI thực hiện (tỷ đồng) 81 Xét một cách tổng thể (hình 4.7) cho thấy, giá trị vốn FDI biến động không đồng đều qua các năm và có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2002. Tuy nhiên, từ sau năm 2010 có xu hướng giảm nhẹ do tác động của suy thoái kinh tế, và sau đó tăng lên trở lại. Mặc dù, FDI còn có tỷ lệ thấp trong tổng cơ cấu vốn đầu tư tại Bình Định, tỷ lệ vốn FDI chỉ chiếm 0,61% GRDP của địa phương nhưng nguồn vốn này vẫn được xem là một trong những nguồn vốn góp phần động lực cho TTKT. Nhìn chung, chỉ có giai đoạn từ 2006- 2010; 2011-2013 và 2015 -2019 xu hướng vận động của vốn FDI thực tế cùng pha với GRDP tại Bình Định. Bên cạnh đó, đường xu thế tuyến tính mô tả mối quan hệ tương quan giữa FDI và TTKT trong giai đoạn 1997-2019 (hình 4.8) cho thấy xu hướng cùng chiều khi đường xu thế biểu diễn tương đối dốc lên. Hình 4.8 Đường xu thế tuyến tính của FDI và GRDP Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Bình Định Tuy nhiên, trong thực tế FDI và TTKT còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Xu thế này mới dừng lại ở góc độ định tính. Vì vậy rất cần thiết có một bằng chứng trong phân tích định lượng bằng mô hình hồi quy để có kết luận chính xác về mối quan hệ này. 4.2. Kết quả phân tích thống kê mô tả 4.2.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 0 200 400 600 800 1000 FDI thực hiện (tỷ đồng) G RD P( tỷ đ ồn g) -100 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 0 20000 40000 60000 GRDP (tỷ đồng) FD I t hự c hi ện (t ỷ đồ ng ) 82 Để đảm bảo tính khoa học và tính đại diện của số liệu sơ cấp, phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng để tiến hành thu thập số liệu. Theo đó, tác giả phát ra 75 phiếu (DN FDI 25 phiếu; chuyên gia và nhà quản lý 50 phiếu). Quá trình khảo sát được thực hiện và số phiếu thu về hợp lệ, đạt yêu cầu là 63 phiếu (trong đó: chuyên gia, nhà quản lý (n=44), DN FDI (n’=19)). Thông tin mẫu khảo sát được thể hiện như sau: Bảng 4.9 Thông tin mẫu khảo sát theo đối tượng khảo sát Đối tượng nghiên cứu Tần số Tỷ lệ (%) Nhà quản lý, chuyên gia 44 69,84 Doanh nghiệp FDI 19 30,16 Tổng 63 100 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu 4.2.2. Kết quả phân tích thống kê các yếu tố năng lực hấp thụ trong mối quan hệ của FDI và TTKT 4.2.2.1. Các yếu tố đóng vai trò năng lực hấp thụ FDI với TTKT địa phương Kết quả khảo sát nhằm thể hiện sự đánh giá của các DN FDI, các chuyên gia và nhà quản lý về các yếu tố đóng vai trò là năng lực hấp thụ FDI với TTKT tại địa phương được thể hiện như sau: Bảng 4.10 Kết quả khảo sát các yếu tố đóng vai trò năng lực hấp thụ FDI với TTKT DN FDI Chuyên gia, nhà quản lý địa phương Các yếu tố Tần số Tần suất Tần số Tần suất Vốn nhân lực (H) 15 78,9% 42 95,5% Chất lượng thể chế địa phương (PCI) 18 94,7% 40 90,9% 83 Chất lượng cơ sở hạ tầng (FR) 19 100,0% 38 86,4% Độ mở thương mại (O) 3 15,8% 10 22,7% Ổn định kinh tế vĩ mô (FL) 7 36,8% 19 43,2% Năng lực hấp thụ của DN trong nước (FI) 11 57,9 33 75.0% Khác 3 15,8% 2 4,5% Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát; Ghi chú: n=44; n’=19 Dưới đánh giá của chuyên gia, nhà quản lý đã lựa chọn các yếu tố địa phương theo xu hướng: yếu tố vốn nhân lực (H) , chất lượng thể chế (PCI), cơ sở hạ tầng (FR) và năng lực hấp thụ của DN trong nước (FI) là 4 nhóm yếu tố được lựa chọn nhiều nhất. Cụ thể, vốn nhân lực với tỷ lệ 95,5%; tiếp đến là chất lượng thể chế địa phương với tỷ lệ 90,9%; cơ sở hạ tầng tỷ lệ 86,4%; và năng lực hấp thụ của DN trong nước với tỷ lệ 75%. Còn lại, độ mở thương mại chỉ có 22,7% và mức độ ổn định kinh tế vĩ mô là 43,2% được các chuyên gia và nhà quản lý lựa chọn. Tương tự, cơ sở hạ tầng, chất lượng thể chế, vốn nhân lực và năng lực hấp thụ của DN trong nước cũng được lựa chọn nhiều nhất bởi các DN (trên 50%). Cụ thể, 19 DN FDI được hỏi ý kiến đã chọn cơ sở hạ tầng là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến mối quan hệ FDI và TTKT (chiếm 100%). Trong đó, 94,7 % ý kiến cho rằng chất lượng thể chế cũng là ưu tiên lựa chọn trong nhóm yếu tố đóng vai trò then chốt; vốn nhân lực là 78,9%; năng lực hấp thụ của DN trong nước là 57,9 % trong ưu tiên lựa chọn của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, độ mở thương mại và ổn định kinh tế vĩ mô là 2 nhóm nhân tố ít được lựa chọn (dưới 50%). Cụ thể, độ mở thương mại chỉ có 15,8% và ổn định kinh tế vĩ mô là 36,8%. Như vậy, kết quả thống kê mô tả cho thấy 4 nhóm yếu tố địa phương đóng vai trò then chốt là cơ sở hạ tầng, chất lượng thể chế, vốn nhân lực, và năng lực hấp thụ của DN trong nước. Trong khi hai nhân tố còn lại là ổn định kinh tế vĩ mô và độ mở thương mại ít được ưu tiên lựa chọn hơn. 84 4.2.2.2. Mức độ quan trọng của các yếu tố năng lực hấp thụ Bảng 4.11 Kết quả khảo sát mức độ quan trọng của các yếu tố năng lực hấp thụ Vốn nhân lực (H) Chất lượng thể chế (PCI) Cơ sở hạ tầng (FR) Độ mở kinh tế (O) Ổn định vĩ mô (FL) Năng lực hấp thụ DN trong nước (FI) Đánh giá của chuyên gia, nhà quản lý Giá trị trung bình 4,57 4,48 4,00 2,14 2,57 4,18 Mode 5 4 4 2 3 4 Độ lệch chuẩn 0,501 0,505 0,571 0,668 0,501 0,620 Đánh giá của doanh nghiệp FDI Giá trị trung bình 4,37 4,58 4,63 2,89 3,05 4,00 Mode 4 5 5 3 3 4 Độ lệch chuẩn 0,478 0,507 0,496 0,459 0,524 0,667 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra Ghi chú: n=44, n’=19 Qua kết quả thống kê mô tả về đánh giá mức độ quan trọng của 6 yếu tố lực hấp thụ trong mối quan hệ của FDI và TTKT cho thấy: - Vốn nhân lực: Với giá trị thống kê trung bình bằng 4,57 trên thang điểm 5 (trong đó, mức 5 điểm là mức được lựa chọn nhiều nhất) cho thấy chuyên gia và nhà quản lý đánh giá vốn nhân lực là yếu tố rất quan trọng trong năng lực hấp thụ FDI của địa phương. Tương tự, giá trị thống kê trung bình của yếu tố này cũng được DN FDI đánh giá là quan trọng ở mức 4,37 (với mức được lựa chọn nhiều nhất là 4 điểm). - Chất lượng thể chế: Mức độ quan trọng trung bình của yếu tố này được chuyên gia, nhà quản lý đánh giá là 4,48; các DN FDI đánh giá với mức điểm trung bình là 4,58 trên thang điểm 5 (với mức điểm được lựa chọn nhiều nhất là 4 và 5). Điều này cho thấy 85 chất lượng thể chế của địa phương được đánh giá có vai trò hấp thụ FDI quan trọng và rất quan trọng. - Cơ sở hạ tầng: Các đối tượng được khảo đánh giá cao về mức độ quan trọng của yếu cơ sở hạ tầng của địa phương (với mức đánh giá từ trung bình lần lượt là 4,0 và 4,63; với mức điểm được lựa chọn nhiều nhất lần lượt là 4 và 5 trên thang điểm 5). Điều này cho thấy, các chuyên gia, nhà quản lý và DN FDI đánh giá yếu tố này có vài trò quan trọng và rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực hấp thụ FDI của địa phương. - Năng lực hấp thụ của DN trong nước: Với giá trị thống kê trung bình lần lượt là 4,18 và 4,0 (với mức 4 điểm là mức được lựa chọn nhiều nhất) cho thấy các chuyên gia, nhà quản lý và DN FDI đều đánh giá mức độ quan trọng về yếu tố này trong vai trò năng lực hấp thụ FDI. - Độ mở kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô là hai nhóm yếu tố được đánh giá là ít quan trọng hơn qua góc nhìn của các đối tượng được khảo sát. Mức độ đánh giá thể hiện ở mức điểm thống kê trung bình khá thấp (mức đánh giá của chuyên gia và nhà quản lý chỉ đạt lần lượt là 2,14 và 2,57 hay các DN FDI với mức đánh giá lần lượt là 2,89 và 3,05). Như vậy, kết quả thống kê mô tả về mức độ quan trọng của các yếu tố địa phương qua đánh giá trên các góc nhìn, cũng cho thấy kết quả tương tự. Trong đó, 4 yếu tố vốn nhân lực, chất lượng thể chế, cơ sở hạ tầng và năng lực hấp thụ của DN trong nước là quan trọng đối với việc hấp thụ FDI của địa phương cũng như ảnh hưởng đến mối quan hệ của FDI và TTKT. Ngoại trừ hai yếu tố độ mở kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô được đánh giá kém quan trọng hơn. 4.2.3. Đánh giá về thực trạng năng lực hấp thụ FDI địa phương Các yếu tố nội tại của địa phương được thực hiện bởi đánh giá dưới góc nhìn của DN FDI để phân tích một cách khách quan về năng lực hấp thụ FDI địa phương. Kết quả thống kê mô tả được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: Bảng 4.12 Đánh giá năng lực hấp thụ FDI địa phương Yếu tố Giá trị trung bình (Mean) Vốn nhân lực (H) 2,82 86 Chất lượng thể chế (PCI) 3,23 Cơ sở hạ tầng (FR) 3,04 Độ mở kinh tế (O) 3,82 Ổn định kinh tế vĩ mô (FL) 4,32 Năng lực hấp thụ của DN trong nước (FI) 2,93 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích số liệu từ điều tra doanh nghiệp FDI, n’=19 Qua số liệu cho thấy, hầu hết các yếu tố đóng vai trò năng lực hấp thụ quan trọng đều được đánh giá ở mức thấp. Điển hình như, vốn nhân lực (H) của địa phương được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình 2,82/5, tiếp đến là năng lực hấp thụ DN trong nước (FI) với điểm thống kê trung bình 2,93/5, cơ sở hạ tầng FR mức đánh giá 3,04/5, chất lượng thể chế, môi trường kinh doanh PCI với mức đánh giá 3,23/5. Riêng độ mở kinh tế (O) và ổn định kinh tế vĩ mô tại địa phương (FL) được nhà đầu tư đánh giá cao (3,82/5 và 4,32/5), tuy nhiên 2 nhóm yếu tố này được xem rất ít quan trọng. Kết quả đánh giá cụ thể của 4 nhóm yếu tố quan trọng được thể hiện như sau:  Đánh giá về vốn con người Bảng 4.13 Mức độ đánh giá về yếu tố vốn nhân lực (H) Thang đo vốn nhân lực (H) Mean Mode Std. H1.Lao động đã qua đào tạo 2,95 3 0,621 H2.Lao động có kỹ năng tay nghề, chuyên môn 2,68 3 0,749 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra doanh nghiệp FDI, n’=19 Với 2 thang đo đại diện cho vốn nhân lực (H), nhìn chung dưới góc nhìn của các doanh nghiệp FDI, đánh giá về yếu tố này chưa cao (với mức đánh giá dưới 3 trên thang điểm 5). Kết qủa cho thấy chất lượng, chuyên môn và kỹ năng lao động của địa phương còn hạn chế. Vấn đề này cũng phản ánh đúng với thực tiễn Bình Định hiện nay, nếu xét về chất lượng thì chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nhà đầu tư, nhất là đội ngũ lao động phổ thông và lao động có tay nghề. Điều này thể hiện rõ qua số liệu hình 5.1: 87 Hình 4.9 Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Bình Định so với các tỉnh KTTĐMT Nguồn: Tổng hợp từ tổng cục thống kê Tỷ lệ lao động qua đào tạo Bình Định chiếm tỷ lệ rất thấp (thấp hơn các tỉnh vùng KTTĐMT trong những năm gần đây). Trong khi đó, các tỉnh trong vùng luôn có xu hướng cải thiện và nâng cao chất lượng lao động, đây sẽ là thách thức đặt ra cho Bình Định trong việc thu hút FDI và nâng cao năng lực hấp thụ nguồn vốn này.  Đánh giá về chất lượng thể chế địa phương Bảng 4.14 Mức độ đánh giá về chất lượng thể chế (PCI) Thang đo chất lượng thể chế (PCI) Mean Mode Std. PCI 1. Chi phí gia nhập thị trường 3,16 3 0,765 PCI 2. Chất lượng đào tạo lao động của địa phương 2,95 3 0,621 PCI 3. Tính năng động của chính quyền địa phương 2,68 3 0,478 PCI 4. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 2,84 3 0,602 PCI 5. Tính minh bạch (thông tin kinh doanh công khai) cao 3,21 3 0,855 PCI 6. Chi phí không chính thức 3,26 3 0,562 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 2 0 1 8 2 0 1 9 Thừa Thiên - Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định 88 PCI 7. Thời gian thực hiện thanh tra đúng quy định 3,79 4 0,419 PCI 8. Tiếp cận đất đai 3,11 3 0,809 PCI 9.Môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp 3,68 4 0,749 PCI 10. Thiết chế pháp lý 3,58 3 0,607 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra doanh nghiệp FDI, n’=19 Trong 10 nội dung liên quan quan cải thiện chất lượng thể chế có điểm trung bình từ 2,68 đến 3,58. Trong đó, thang đo PCI2, PCI3 và PCI4 được đánh giá thấp nhất, 7 thang đo còn lại đạt mức điểm trung bình trên 3. Như vậy, có thể thấy chất lượng thể chế, môi trường kinh doanh dưới góc nhìn của nhà đầu tư là tương đối tốt. Tuy nhiên, hầu hết các DN đều chưa hài lòng về chất lượng đào tạo lao động (mức đánh giá 2,95), tính năng động (với mức đánh giá là 2,68) và dịch vụ hỗ trợ DN (mức đánh giá 2,84). Chưa kể đến là các tỉnh trong vùng không ngừng cải thiện chất lượng thể chế của địa phương, môi trường kinh doanh để thu hút và tạo môi trường để các doanh nghiệp trong nước nói chung và FDI nói riêng hoạt động và kinh doanh hiệu quả (cụ thể ở hình 4.10). Vì vậy, Bình Định cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện thể chế, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ đối với DN, chất lượng đào tào về lao động, tăng cường tính năng động của lãnh đạo địa phương. Hình 4.10 Chỉ số PCI Bình Định và các tỉnh vùng KTTĐMT Nguồn: Tổng hợp từ VCCI qua các năm 40 45 50 55 60 65 70 75 80 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Bình Định Quảng Nam Quảng Ngãi Đà Nẵng Huế 89  Mức độ đánh giá về cơ sở hạ tầng Bảng 4.15 Đánh giá về yếu tố cơ sở hạ tầng (FR) Thang đo cơ sở hạ tầng (FR) Mean Mode Std. FR1. Hệ thống giao thông đường bộ và kết nối giữa đường bộ với cảng biển, đường sắt và sân bay 2,79 3 0,737 FR2. Hệ thống cấp điện, cấp thoát nước 2,89 3 0,612 FR3. Hệ thống bưu chính viễn thông, ngân hàng 3,42 3 0,671 FR4. Hệ thống y tế, giáo dục đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác 3,05 3 0,621 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra doanh nghiệp FDI, n’=19 Với 4 thang đo đại diện cho FR, nhìn chung các DN FDI đánh giá tương đối thấp về năng lực hạ tầng của địa phương. Trong đó, yếu tố FR1 (hệ thống giao thông đường bộ và kết nối giữa đường bộ với cảng biển, đường sắt và sân bay) được đánh giá với mức độ thấp (giá trị trung bình = 2,79/5); FR2 (Hệ thống cấp điện, cấp thoát nước) cũng bị đánh giá với mức thấp (giá trị trung bình = 2,79/5). Trong thực tế, Bình Định có đầy đủ các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt quốc gia, cảng biển quốc tế, sân bay. Tuy nhiên việc nâng cấp và hệ thống kết nối đồng bộ đường giao thông còn chậm, đặc biệt là một số công trình trọng điểm như tuyến Quốc lộ 19 đoạn nối cảng Quy Nhơn đến Quốc lộ 1A bị đình trệ do thiếu vốn trong một thời gian dài; tương tự tuyến đường trục Khu kinh tế (KKT) nối dài (đoạn từ km 0 - km 4), cũng bị chậm trễ tiến độ do khó khăn trong công tác GPMB, chỉ mới được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng ở các cụm công nghiệp một số huyện, chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức nên chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Điển hình như, hệ thống hạ tầng Cụm công nghiệp Gò Bùi và Gò Cây Chuối (Huyện An Lão) chưa có hệ thống điện, nước. Hạ tầng về đường giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước thải tập trung chưa được đầu tư đồng bộ. Theo ông Huỳnh Minh Thắng, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện An Lão: ‘‘Hệ 90 thống giao thông trên trục tỉnh lộ 629 qua địa bàn huyện chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa của các DN do tải trọng cầu, đường chỉ 13 tấn’’. Tất cả yếu tố này đang là những rào cản lớn, làm ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư và tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN. Điều này đã thực sự lý giải vì sao, hai cụm công nghiệp trên đã bắt đầu thu hút đầu tư từ năm 2008, nhưng đến nay mới thu hút được 16 dự án và chỉ có 4 dự án đi vào hoạt động (không có dự án FDI nào). Như vậy, có thể thấy cơ sở hạ tầng và đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước) không đồng bộ và không đáp ứng được nhu cầu sản xuất, phát triển của DN sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư và hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN và từ đó sẽ làm giảm khả năng đóng góp TTKT địa phương.  Đánh giá về năng lực hấp thụ DN trong nước Bảng 4.16 Mức độ đánh giá về năng lực hấp thụ DN trong nước (FI) Thang đo năng lực hấp thụ DN trong nước (FI) Mean Mode Std. FI1.Năng lực công nghệ của DN trong nước tại địa phương và khả năng tham gia chuỗi sản xuất với DN FDI. 2,53 3 0,513 FI2.Trình độ lao động DN trong nước tại địa phương và khả năng đáp ứng yêu cầu của DN FDI trong trường hợp hợp tác liên doanh. 3,05 3 0,229 FI3. Hệ thống quản lý của DN trong nước tại địa phương, khả năng hợp tác và đáp ứng được yêu cầu của DN FDI trong trường hợp hợp tác liên doanh. 3,21 3 0,535 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra doanh nghiệp FDI, n’=19 Với 3 thang đo đại diện cho năng lực hấp thụ DN trong nước, nhìn chung các DN FDI đánh giá tương đối thấp. Trong đó, FI2 và FI3 được đánh giá >3, tuy nhiên vẫn ở mức độ trung bình. Đặc biệt, FI1 (năng lực công nghệ) được đánh giá với mức độ thấp nhất với 2,53/5. Kết quả này cho thấy phản ánh đúng với thực tế về năng lực công nghệ của các DN tại Bình Định. Cụ thể, theo số liệu cục thống kê tỉnh Bình Định, tính đến cuối năm 91 2019, trên địa bàn tỉnh có 5.697 DN đăng ký kinh doanh và đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký 55.830 tỷ đồng, vốn đăng ký trung bình DN 9,8 tỷ đồng. Như vậy theo tiêu chí phân loại DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong Nghị định 39/2018 của Chính Phủ (Phụ lục 4a) thì đa số đều là DN siêu nhỏ và nhỏ. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát của Quỹ Phát triển KH&CN tỉnh Bình Định cho thấy có 66,7 % công nghệ của các DN địa phương là mức trung bình (Mai Hoàng, 2018). Những yếu kém về năng lực công nghệ của các DN trong nước không riêng gì ở Bình Định mà là thực trạng chung của các DN tại Việt Nam. Theo kết quả khảo sát gần đây của VCCI cho thấy trình độ công nghệ của các DN Việt Nam vẫn còn lạc hậu. Cụ thể, 62,7 % DN đang sử dụng các công nghệ có tuổi đời trên 6 năm. Trong đó, DN sử dụng công nghệ có độ tuổi trong vòng 2 năm chiếm 7%; từ 2-5 năm chiếm 30%; và trên 10 năm chiếm 30% (Lương Minh Huân và Nguyễn Thị Thùy Dương, 2019). Những con số trên đã cho thấy được phần nào về thực trạng năng lực công nghệ của các doanh nghiệp tại Bình Định nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, trong thời gian tới, nâng cao năng lực công nghệ (trong việc sử dụng công nghệ mới cải tiến) của các DN trong nước tại địa phương để nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời dễ dàng trong việc tham gia chuỗi sản xuất với các DN FDI là hết sức cần thiết. 4.3. Kết quả ước lượng hồi quy 4.3.1. Kiểm định nghiệm đơn vị Kiểm định nghiệm đơn vị được thực hiện để kiểm tra tính dừng đối với các biến trong mô hình hồi quy. Trong đó, tác giả luận án sử dụng tiêu chuẩn kiểm định ADF với kết quả như sau: Bảng 4.17 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị (tiêu chuẩn ADF) Biến Chuỗi ban đầu Chuỗi sai phân bậc 1 Không xu thế Có xu thế Không xu thế Có xu thế LGRDP 1.682017 -1.854679 -2.485323** -3.351418* Lg -0.276528 -2.927832 -7.708682*** -7.348840*** LFDI 0.478490 -3.390494* -5.824284*** -5.743644*** 92 LDI 3.674303 -2.394005 -1.717434* -6.935202*** LGI 2.377953 -1.728427 -3.369822*** -4.444895** LL 2.539336 -0.604678 -3.703175*** -4.949711*** LH 1.930505 -2.358128 -5.305478*** -5.874716*** LFR 4.389854 -1.260240 -2.394713** -4.360645** LFDIxH 0.846856 -3.296085* -5.759345*** -5.770476*** LFDIxFR 1.401854 -3.073179 -5.319719*** -5.585960*** Ghi chú: *, **, *** là chuỗi dừng tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1% Nguồn: Tác giả thực hiện từ phần mềm Eviews 9 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho thấy, đối với chuỗi ban đầu (chuỗi gốc), phần lớn các biến đều không dừng ở cả hai trường hợp có xu thế và không có xu thế, chỉ có hai biến LFDI và LFDIxH là chuỗi dừng I (0) theo tiêu chuẩn ADF với mức ý nghĩa 10%. Khi tiến hành kiểm định đối với chuỗi sai phân bậc nhất, hầu hết các chuỗi dừng trong cả hai trường hợp có xu thế và không có xu thế với mức ý nghĩa 1%, riêng biến LGRDP và LDI là các chuỗi dừng sai phân bậc nhất I (1) với mức ý nghĩa 10% trong trường hợp có xu thế và không có xu thế; LGI, LFR trường hợp có xu thế là chuỗi dừng sai phân bậc nhất I (1) với mức ý nghĩa là 5% theo tiêu chuẩn ADF. 4.3.2. Kết quả ước lượng hồi quy về mối quan hệ của FDI và TTKT trên góc độ vốn đầu tư 4.3.2.1. Kết quả ước lượng mô hình ARDL Để đánh giá mối quan hệ của FDI và TTKT trên góc độ vốn đầu tư, tác giả tiến hành hồi quy mô hình 3.3 với các biến độc lập được sử dụng bao gồm vốn đầu tư (FDI, DI, GI) và lao động. Trước tiên, dựa vào tiêu chuẩn AIC (Akaike information criterion) kiểm tra độ trể tối ưu được trình bày ở nội dung phụ lục (4e.2) cho kết quả cụ thể qua bảng 4.18 như sau: 93 Bảng 4.18 Kết quả ước lượng mô hình ARDL ARDL (1,0,0,1,1) (Biến phụ thuộc LGRDP) ARDL (1,0,0,1,0) (Biến phụ thuộc Lg) Biến Hệ số Biến Hệ số LGRDP(-1) 1.004486*** Lg(-1) 0.028989 LFDI -0.003369 LFDI -0.148103 LDI 0.022381*** LDI 0.100557** LGI 0.033142 LGI 0.117903 LGI(-1) 0.047022* LGI(-1) 0.313547** LL -0.187512 LL -2.629938 LL(-1) -0.560477 C 1.988017** C 7.792510* R2 = 0.999729; R2 hiệu chỉnh= 0.999594 R2 = 0.726829; R2 hiệu chỉnh= 0.617560 F-Statistic= 7378.304; Prob = 0.000000. F-Statistic= 6.651773; Prob = 0.001382. Ghi chú: *, **, ***tương ứng với mức ý nghĩa 10%,5%,1% Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eviews 9.0 Một số phân tích và thảo luận - Kết quả mô hình ước lượng cho thấy, hệ số tác động của biến LFDI đến LGRDP và Lg đều không có ý nghĩa thống kê trong hai trường hợp. - Đồng nghĩa với việc không tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho tác động của FDI với TTKT địa phương. Điểu này cho thấy nguồn vốn này vẫn chưa thể hiện được vai trò thực sự tích cực đối với TTKT. - Kết quả này tương tự với một số nghiên cứu đã thực hiện trước đây (Belloumi, 2014; Umeora, 2013; Hồ Thị Thanh Mai và Phạm Thị Thanh Thủy, 2015). Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do tác động của FDI đến TTKT còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố (Nguyễn Phúc Cảnh và Phạm Gia Quyền, 2016). Đặc biệt có thể giải thích trong trường 94 hợp của Bình Định, lượng vốn thực hiện còn quá thấp so với vốn đăng ký. Cụ thể, theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Bình Định vốn giải ngân trong giai đoạn nghiên cứu là 233,88 triệu USD, chỉ đạt 30,9 % vốn đăng ký. Chưa kể đến thời điểm 12/2019, có thêm 8 dự án đang trong giai đoạn ngừng hoạt động và lập thủ tục rút giấy phép: Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Baoercheng Nam Dương Việt Nam (Trung Quốc); Công ty TNHH chế biến Zircon Đại Dương Việt Nam (Trung Quốc); Nhà máy chế biến lâm sản và sản xuất dăm gỗ Xuất khẩu (Thái Lan); Nhà máy sản xuất mút xốp Hòa Phát (Đài Loan); Công ty tư vấn Việt – Euro (Đức); Nhà máy sản xuất nhũ tương nhựa đường Bachchambard (Pháp); dự án Sản xuất NL điện từ năng lượng gió và mặt trời tại KKT Nhơn Hội của Công ty TNHH Năng lượng Seoul (Hàn Quốc); Dự án Trại heo giống Bình Định của Công ty TNHH Linkfarm (Thái Lan). - Kết quả của luận án có sự khác biệt so với nghiên cứu trước đây của Thái Sơn (2017) khi cho rằng FDI tác động tích cực đến TTKT vùng KTTĐMT (trong đó có tỉnh Bình Định) nhưng tác động là không rõ ràng. Điều này có thể giải thích theo quan điểm của Lipsey và Sjoholm (2005), mức độ và sự khác nhau trong các kết quả còn tùy thuộc vào điều kiện và lượng vốn mà từng địa phương thu hút được. Trong khi đó, Bình Định mới thu hút được 756,9 triệu USD vốn FDI đăng ký giai đoạn 1997-2019 (thấp nhất trong 5 tỉnh vùng KTTĐMT). 4.3.2.2. Kết quả ước lượng quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn Theo kết quả kiểm định đường bao (phụ lục 4f.2.1 và 4f.2.2) cho thấy giá trị F- statistic lớn hơn giá trị giới hạn đường bao trên ứng với các mức ý nghĩa 5% và 1%. Như vậy, có sự tồn tại mối quan hệ đồng liên kết (hay mối quan hệ dài hạn) giữa các biến trong mô hình. Tác giả tiếp tục thực hiện ước lượng mô hình ARDL (1,0,0,1,1) và mô hình ARDL (1,0,0,1,0) để xác định mối quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_moi_quan_he_cua_fdi_va_tang_truong_kinh_t.pdf
Tài liệu liên quan