MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . iii
LỜI CẢM ƠN . iv
MỤC LỤC.v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. vi
DANH MỤC BẢNG. vii
DANH MỤC HÌNH . viii
MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu nghiên cứu.3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .3
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.3
3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .3
4. Những đóng góp mới của luận án .3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .5
1.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới và Việt Nam.5
1.1.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới .5
1.1.2. Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam.7
1.1.3. Tình hình sản xuất sắn ở Nghệ An.11
1.2. Yêu cầu sinh thái của cây sắn .13
1.2.1. Nhiệt độ.13
1.2.2. Ánh sáng.14
1.2.3. Nước.15
1.2.4. Đất đai .16
1.3. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống sắn trên thế giới và Việt Nam .16
1.3.1. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống sắn trên thế giới.16
1.3.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống sắn ở Việt Nam .23
1.4. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác sắn .25v
1.4.1. Kết quả nghiên cứu về thời vụ trồng sắn .25
1.4.2. Kết quả nghiên cứu về cây trồng xen.29
1.4.3. Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng sắn.30
1.4.4. Kết quả nghiên cứu về phân bón trồng sắn.31
1.5. Một số nhận xét rút ra từ tổng quan .46
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.48
2.1. Vật liệu nghiên cứu .48
2.2 Nội dung, địa điểm và thời gian nghiên cứu.48
2.3. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi.49
2.3.1. Phương pháp điều tra, đánh giá một số đặc điểm các vùng trồng sắn chính
của tỉnh Nghệ An. .49
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu xác định giống sắn phù hợp cho vùng Trung du
tỉnh Nghệ An.50
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác sắn bền vững
cho giống sắn 13Sa05 tại vùng Trung du tỉnh Nghệ An.53
2.4. Phương pháp xử lý số liệu.61
250 trang |
Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác sắn bền vững tại vùng trung du tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y các giống sắn đều có hệ số thu hoạch tốt.
Hệ số thu hoạch các giống sắn thí nghiệm dao động khá mạnh tuỳ theo
giống. HSTH của các giống từ 50,88 - 62,8 %, cao nhất là giống 13Sa05 (62,80 %
năm 2018) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng KM94 ở độ tin
cậy 95% ở cả 2 năm.
Trong các giống thí nghiệm, HSTH của giống 13Sa05 cao nhất (61,72 %) và
sai khác một cách có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng KM94 và các giống
còn lại ở độ tin cậy 95%, LSD0,05 (giống) = 1,97.
HSTH của các giống năm 2017 thấp hơn so với năm 2018 khi so sánh tại các
thời điểm thu hoạch, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở độ tin cây 95% và
LSD0,05 (năm) = 2,20. Điều này cũng đã phản ánh sự thay đổi năng suất củ tươi của
năm 2018 cao hơn 2017.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống sắn đều có chỉ số thu hoạch tốt nằm
trong khoảng mà biến động mà các nhà chọn giống thường chọn từ 50 - 77%, theo
Alves, (2022) [63]. Điều đó chứng tỏ các giống đều có sự thích nghi tốt với môi trường
3.2.10. Đánh giá chất lượng củ khi luộc của các giống sắn thí nghiệm
Các giống sắn thí nghiệm đều có màu sắc khi luộc trắng, độ xơ 2, hơi bở,
dẻo, có vị đắng, không ngọt, chỉ có giống BK bở, không có vị đắng. Như vậy các
giống thích hợp cho hướng sử dụng chế biến, riêng giống BK có thể sử dụng cả chế
biến và ăn tươi.
99
Kết quả nghiên cứu của đề tài phù hợp với các nghiên cứu liên quan đã công
bố trong nước. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Hữu
Hỷ và CS (2013) [25] về nghiên cứu chọn tạo giống sắn giai đoạn 2007 - 2012 cho
thấy: các giống sắn NA1, Sa06, KM140, Sa21-12, là những giống ưu tú, năng suất
và hàm lượng tinh bột cao, ổn định tại các điểm thí nghiệm. Giống NA1 được tiến
hành khảo nghiệm ở các vùng sinh thái khác nhau: Yên Bái, Thái Nguyên, Nghệ An
trong các năm 2006 - 2010, năng suất sắn trung bình đạt 40,0 - 47,8 tấn/ha, hàm
lượng tinh bột khoảng 29,7%.
Bảng 3.19. Đánh giá chất lượng củ khi luộc của các giống sắn thí nghiệm năm
2017 - 2018 tại xã Thanh Ngọc, Thanh Chương, Nghệ An
Tên giống Màu sắc củ luộc Độ xơ Độ bở Độ dẻo Vị đắng Độ ngọt
BTB1 Trắng 2 Hơi bở Dẻo Đắng Không
NA1 Trắng 2 Hơi bở Dẻo Đắng Không
Sa21-12 Trắng 2 Hơi bở Dẻo Đắng Không
KM140 Trắng 2 Hơi bở Dẻo Đắng Không
13Sa05 Trắng 2 Hơi bở Dẻo Đắng Không
BK Trắng 2 Bở Dẻo Không Không
Sa06 Trắng 2 Hơi bở Dẻo Đắng Không
KM94(ĐC) Trắng 2 Hơi bở Dẻo Đắng Không
Giống Sa06 và giống Sa21-12 cho năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột
cao ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc. Cụ thể, giống Sa06 năng suất đạt từ
35,0 - 43,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 30,7%; giống Sa21-12 có các giá trị tương
ứng về năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột là 35,0 - 40,0 tấn/ha và 29,7%. Kết
quả này cũng tương đương với số liệu thí nghiệm tại Nghệ An, tương ứng 32,87
tấn/ha (Sa06) và 37,56 tấn/ha (Sa21-12) khi ở 10 tháng sau trồng và tương đương
với hàm lượng tinh bột trung bình của các giống này, khoảng 29,3% - 29,6%
(Nguyễn Trọng Hiển và Ctv, 2012) [15], [16].
Giống sắn BK cho năng suất củ tươi đạt 45 - 55 tấn/ha tại Yên Bái, Tuyên
Quang, Hà Nội, hàm lượng tinh bột trung bình từ 25 - 27% (Niê Xuân Hồng và Cs,
100
2017). Kết quả cũng tương đương với thí nghiệm tại Nghệ An hàm lượng tinh bột
đạt 26,6 - 26,9% [19].
Kết quả đánh giá về đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của các
giống sắn thí nghiệm năm 2017 - 2018 tại xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương,
tỉnh Nghệ An cho thấy:
Các giống sắn đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện
sinh thái của vùng Trung du của tỉnh Nghệ An có tỷ lệ mọc mầm từ 94 - 100%, cao
cây từ 170 - 267 cm, hàm lượng tinh bột cao từ 27,36 - 29,53%, hệ số thu hoạch tốt
từ 55 - 70%. Giống sắn BK và 13Sa05 là hai giống sắn có năng suất cao nhất vượt
giống đối chứng KM94 một cách có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%, tuy nhiên giống BK
có hàm lượng tinh bột thấp, năng suất tinh bột chỉ đạt tương đương giống KM94.
Từ kết quả trên đã xác định được giống sắn 13Sa05 sinh trưởng, phát triển
tốt, ít nhiễm các loại sâu bệnh hại, năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao phù
hợp cho vùng Trung du của tỉnh Nghệ An. Giống 13Sa05 đạt năng suất 48,24 -
52,14 tấn/ha, cao hơn so với đối chứng KM94 từ 18,6 - 46,3%. Hàm lượng tinh bột
của13Sa05 đạt 28,78 - 28,98%, tương đương giống đối chứng KM94 (29,01-
29,41%). Giống sắn 13Sa05 được tự công bố lưu hành theo thông báo số: 745/TB-
TT-CLT của Cục Trồng trọt ngày 22/6/2020.
Nhằm phát triển sản xuất giống sắn 13Sa05 cho vùng Trung du của tỉnh
Nghệ An, đề tài đã sử dụng giống sắn 13Sa05 để nghiên cứu một số biện pháp kỹ
thuật canh tác sắn theo hướng bền vững như: xác định mật độ trồng, thời vụ trồng,
cây trồng xen và tổ hợp phân bón thích hợp cho giống sắn 13Sa05 tại xã Thanh
Ngọc, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
3.3. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác sắn bền vững cho
giống sắn 13Sa05 tại Vùng Trung du tỉnh Nghệ An
3.3.1 Kết quả nghiên cứu xác định thời vụ trồng và cây trồng xen cho giống sắn
13Sa05 tại vùng Trung du tỉnh Nghệ An
Sắn là cây thích nghi rộng, có thể trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau
trong các điều kiện khí hậu và thời tiết khác nhau. Tuy nhiên, để đạt được năng suất
101
cao thì cần chọn thời điểm trồng thích hợp cho từng địa phương. Thời điểm trồng
yêu cầu có độ ẩm đất để tạo điều kiện cho hom nảy mầm, ra rễ, đảm bảo tỷ lệ nảy
mầm cao. Để đảm bảo việc áp dụng trồng xen cho cây sắn đạt hiệu quả tốt, thí
nghiệm này xác định thời điểm trồng thích hợp cho cả cây sắn và cây trồng xen,
đồng thời xác định loại cây trồng xen phù hợp với cây sắn.
* Tỷ lệ mọc của giống sắn 13Sa05
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của thời vụ trồng và cây trồng xen đến tỷ lệ mọc mầm của
giống sắn 13Sa05 năm 2018 – 2019 tại xã Thanh Ngọc, Thanh Chương, Nghệ An
Đơn vị tính: %
Năm
Thời vụ
(TV)
Cây trồng xen (CTX) Trung bình
(TV) Sắn thuần Lạc Đậu tương Đậu xanh
2018
TV1 85,42de 90,63bcd 84,38e 87,50cde 86,98b
TV2 93,75abc 98,86a 97,92a 95,83ab 96,59a
TV3 86,46de 88,54cde 90,62bced 87,50cde 88,28b
Trung bình (CTX) 88,54b 92,68a 90,98ab 90,28ab
CV (%) = 13,52; LSD0,05(TV) = 4,60; LSD0,05(CTX) = 3,16;
LSD0,05(TV*CTX) = 6,54
2019
TV1 81,25d 85,42bcd 82,29d 84,38cd 83,34b
TV2 90,63abc 95,83a 94,79a 92,71a 93,49a
TV3 89,58abc 93,75a 93,75a 91,67ab 92,19a
Trung bình (CTX) 87,15b 91,67a 90,28a 89,59ab
CV (%) = 3,46; LSD0,05(TV) = 4,68; LSD0,05(CTX) = 3,07;
LSD0,05(TV*CTX) = 6,51
Ghi chú: Các giá trị trung bình có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05
so với giá trị kiểm định theo LSD tương ứng; khác chữ cái sai khác có ý nghĩa.
Tỷ lệ mọc mầm của cây sắn là chỉ tiêu phản ảnh chất lượng giống, ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất củ tươi, liên quan mật thiết đến chất lượng hom giống
và điều kiện ngoại cảnh, nhất là độ ẩm đất. Theo các nghiên cứu trong và ngoài
102
nước, độ ẩm đất thích hợp để hom nảy mầm là khoảng 75 - 80%. Độ ẩm đất liên
quan chặt chẽ với tính thời vụ trồng sắn. Nếu sắn được trồng đúng thời điểm thời
tiết thuận lợi cho cây sắn sẽ có tỷ lệ mọc mầm cao cho quần thể phát triển đồng đều,
không bị giảm năng suất củ tươi.
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của thời vụ trồng và cây trồng xen năm 2018-
2019 được trình bày ở bảng 3.20 cho thấy: Ở cả hai năm 2018 và 2019, khi trồng
các cây trồng xen vào sắn không ảnh hưởng đến tỷ lệ mọc mầm giống sắn 13Sa05,
LSD0,05(TV) = 4,44. Tuy nhiên, thời vụ trồng lại có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ mọc
của giống sắn 13Sa05.
Trong số 3 thời vụ thí nghiệm, thời vụ 3 có tỷ lệ mọc trung bình cao nhất với
96,61% (năm 2019) và 93,49% (năm 2018), kế đến là thời vụ 2 khác biệt với thời
vụ 1, đây là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại độ tin cậy 95%. Nguyên nhân của
sự khác biệt này có thể là do thời vụ 2 và thời vụ 3 được trồng vào đầu mùa mưa độ
ẩm đất đạt 60 - 70%, tạo điều kiện cho sắn nảy mầm tốt hơn khi trồng ở thời vụ 1.
Tương tác giữa các thời vụ trồng với cây trồng xen rất có ý nghĩa thống kê đã
được ghi nhận. Thời vụ 2 kết hợp với cây trồng xen lạc cho tỷ lệ mọc mầm tốt nhất
ở cả hai năm thí nghiệm biến động từ 95,83% (năm 2018) đến 98,96% (năm 2019),
tiếp theo là các thời vụ thời vụ 3 và thời vụ 1.
* Chiều cao cây của giống sắn 13Sa05
Chiều cao cây sắn biến động rất mạnh khi được trồng vào các thời vụ trồng
và cây trồng xen. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng và cây trồng xen
đến chiều cao cây giống sắn 13Sa05 tại Thanh Chương, Nghệ An được trình bày tại
bảng 3.21 cho thấy:
Chiều cao cây trung bình của giống sắn đạt cao nhất ở công thức đậu xanh
sắn ở thời vụ 2 (năm 2018: 285,14 cm và năm 2019: 272,47cm) và thấp nhất ở công
thức sắn trồng thuần ở thời vụ 1 (năm 2018: 237,22 cm và năm 2019: 240,26 cm).
Kết quả từ bảng phương sai và xếp nhóm năm 2018, chiều cao cây của giống
sắn 13Sa05 ở các công thức cây trồng xen khác nhau thì khác nhau, nhưng sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê; ngược lại thời vụ lại có ảnh hưởng rõ nét tới chiều
103
cao cây của giống sắn 13Sa05, trồng ở thời vụ 2 (272,99 cm) chiều cao cây tốt hơn
so với trồng ở thời vụ 1 (247,44 cm) và thời vụ 3 (260,98 cm) một cách ý nghĩa ở
độ tin cậy 95%.
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của thời vụ trồng và cây trồng xen đến chiều cao cây của
giống sắn 13Sa05 năm 2018 - 2019 tại xã Thanh Ngọc, Thanh Chương, Nghệ An
Đơn vị tính: cm
Năm
Thời vụ
(TV)
Cây trồng xen (CTX) Trung bình
(TV) Sắn thuần Lạc Đậu tương Đậu xanh
TV1 237,22e 243,78de 256,02bcd 252,72cd 247,44c
2018 TV2 266,98bc 268,56bc 271,26ab 285,14a 272,99a
TV3 252,61cde 261,50bc 270,80ab 258,99bcd 260,98b
Trung bình (CTX) 252,27b 257,95ab 266,03a 265,62a
CV (%) = 12,45; LSD0,05(TV) = 11,54; LSD0,05(CTX) = 8,9;
LSD0,05(TV*CTX) = 17,49
TV1 240,26de 235,34e 234,58e 244,82cde 238,75b
2019 TV2 261,52abc 270,15ab 267,89ab 272,47a 268,01a
TV3 248,60cde 262,26abc 265,12ab 253,30bcd 257,32a
Trung bình (CTX) 250,13a 255,92a 255,86a 256,87a
CV (%) = 6,53; LSD0,05(TV) = 12,51; LSD0,05(CTX) = 10,93;
LSD0,05(TV*CTX) = 16,99
Ghi chú: Các giá trị trung bình có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05
so với giá trị kiểm định theo LSD tương ứng; khác chữ cái sai khác có ý nghĩa.
Năm 2019, chiều cao cây giống sắn 13Sa05 cũng chịu ảnh hưởng của thời vụ
trồng, đạt cao nhất ở thời vụ 2 (268,01 cm), thời vụ 3 có chiều cao cây tương đương
thời vụ 2 đạt 257,32 cm và vượt so với thời vụ 1 một cách có ý nghĩa ở độ tin cậy
95%, LSD0,05(TV) = 12,51; cây trồng xen có ảnh hưởng không rõ rệt đến chiều cao
cây giống sắn 13Sa05.
* Số lượng củ/khóm của giống sắn 13Sa05:
Tương tác giữa thời vụ và cây trồng xen rất có ý nghĩa với số củ/khóm của
104
giống sắn 13Sa05. Năm 2018, số củ/khóm của giống sắn 13Sa05 biến động từ 9,64
- 13,58 củ/khóm, trong đó cao nhất là công thức sắn trồng thuần ở thời vụ 2 (13,58
củ/khóm) và khác biệt có ý nghĩa thống kê với các công thức có số củ/khóm từ 9,64
- 12,24 củ/khóm.
Giống sắn 13Sa05 trồng ở thời vụ 2 có số củ/khóm vượt trội hơn so với hai
thời vụ còn lại một cách có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Trong các công thức
cây trồng xen, số củ/khóm của công thức sắn trồng thuần là cao nhất (11,54
củ/khóm) và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với công thức lạc xen sắn
(11,38 củ/khóm) và đậu tương xen sắn (11,48 củ/khóm); ba công thức này đều vượt
so với công thức đậu xanh xen sắn.
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thời vụ trồng và cây trồng xen đến số lượng củ/khóm
của giống sắn 13Sa05 năm 2018 - 2019 tại Thanh Ngọc, Thanh Chương, Nghệ An
Đơn vị tính: củ/khóm
Năm
Thời vụ
(TV)
Cây trồng xen (CTX) Trung bình
(TV) Sắn thuần Lạc Đậu tương Đậu xanh
2018
TV1 9,87f 10,23ef 12,57abc 10,14ef 10,70b
TV2 13,58a 13,32ab 12,24bcd 11,84cd 12,74a
TV3 11,18de 10,58ef 9,64f 9,94f 10,33b
Trung bình (CTX) 11,54a 11,38a 11,48a 10,64b
CV (%) = 8,67; LSD0,05(TV) = 0,62; LSD0,05(CTX) = 0,63;
LSD0,05(TV*CTX) = 1,13,
2019
TV1 10,25e 11,08cde 10,31e 10,94de 10,65b
TV2 14,34a 14,07ab 12,62c 12,67bc 13,43a
TV3 12,20cd 10,50e 10,63e 9,83e 10,79b
Trung bình (CTX) 12,26a 11,88ab 11,19b 11,15b
CV (%) = 7,23; LSD0,05(TV) = 1,10; LSD0,05(CTX) = 0,83;
LSD0,05(TV*CTX) = 1,65
Ghi chú: Các giá trị trung bình có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05
so với giá trị kiểm định theo LSD tương ứng; khác chữ cái sai khác có ý nghĩa.
105
Kết quả đánh giá số củ năm 2019 cho thấy số củ/khóm giống sắn 13Sa05 dao
động từ 9,83 - 14,34 củ/khóm; cao nhất là công thức sắn trồng thuần ở thời vụ đầu
tháng 2 và chỉ có số củ/khóm của công thức lạc xen sắn là tương đương một cách có
ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%; thời vụ đầu tháng 2 có số củ tốt nhất (13,43
củ/khóm); công thức lạc xen sắn có số củ/khóm tương đương với công thức sắn
trồng thuần.
Như vậy, trồng lạc xen sắn không làm ảnh hưởng đến số củ/khóm của giống
sắn 13Sa05.
* Khối lượng củ/khóm của giống sắn 13Sa05:
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của thời vụ trồng và cây trồng xen đến khối lượng củ/khóm
của giống sắn 13Sa05 năm 2018-2019 tại xã Thanh Ngọc, Thanh Chương, Nghệ An
Đơn vị tính: kg/khóm
Năm
Thời vụ
(TV)
Cây trồng xen (CTX) Trung bình
(TV) Sắn thuần Lạc Đậu tương Đậu xanh
2018
TV1 4,31abc 3,79cdef 3,36ef 3,49def 3,74b
TV2 4,57a 4,53ab 4,13abcd 3,99abcde 4,30a
TV3 3,99abcde 3,90bcdef 3,29f 3,53def 3,67b
Trung bình (CTX) 4,29a 4,07ab 3,59c 3,67bc
CV (%) = 11,35; LSD0,05(TV) = 0,31; LSD0,05(CTX) = 0,44;
LSD0,05(TV*CTX) = 0,67
2019
TV1 4,57ab 4,23abc 3,95bcd 3,81bcd 4,14b
TV2 4,82a 4,79a 4,20abcd 4,07abcd 4,47a
TV3 4,35abc 3,97bcd 3,63cd 3,49d 3,86c
Trung bình (CTX) 4,58a 4,33ab 3,93bc 3,79c
CV (%) = 11,46; LSD0,05(TV) = 0,78; LSD0,05(CTX) = 0,47;
LSD0,05(TV*CTX) = 0,73
Ghi chú: Các giá trị trung bình có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05
so với giá trị kiểm định theo LSD tương ứng; khác chữ cái sai khác có ý nghĩa.
Kết quả theo dõi số lượng củ/khóm của giống sắn 13Sa05 được trình bày tại
106
bảng 3.23 cho thấy: Khối lượng củ/khóm của giống sắn 13Sa05 biến động rất lớn
khi trồng thêm các cây trồng xen tại các thời vụ khác nhau từ 3,29 - 4,57 kg/khóm
năm 2018 và 3,49 - 4,82 kg/khóm năm 2019; trong đó công thức có khối lượng
củ/khóm cao nhất là sắn trồng thuần.
Giống sắn 13Sa05 được trồng ở thời vụ 2 (đầu tháng 2) cho khối lượng
củ/khóm cao nhất đạt 4,30 kg/khóm (năm 2018) và 4,47 kg/khóm (năm 2019), đều
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời vụ 1 và thời vụ 3 ở độ tin cậy 95%.
Bảng 3.24 cũng ghi nhận sự khác nhau về khối lượng củ/khóm giữa các công
thức cây trồng xen dao động từ 3,59 - 4,29 kg/khóm năm 2018 và 3,79 - 4,8
kg/khóm, trong đó khối lượng củ/khóm của công thức sắn trồng thuần đạt cao nhất,
tương đương với công thức lạc xen sắn, nhưng khác biệt so với hai công thức còn
lại ở cả hai năm 2018 - 2019. Như vậy khi trồng xen 2 hàng lạc với sắn không làm
ảnh hưởng đến khối lượng củ/khóm của giống sắn 13Sa05.
* Năng suất củ tươi của giống sắn 13Sa05:
Năng suất củ tươi (NSCT) là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh
giá giống, khả năng thích hợp với điều kiện sinh thái và mức độ thâm canh. NSCT
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó thời vụ trồng và cây trồng xen có ảnh hưởng
rất lớn. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của thời vụ trồng và cây trồng xen đến năng
suất củ tươi của giống sắn 13Sa05 cho thấy:
Trong năm 2018, kết quả đánh giá đã ghi nhận sự tương tác giữa thời vụ và
cây trồng xen rất có ý nghĩa với năng suất củ tươi của giống sắn 13Sa05 dao động
từ 36,26 - 48,24 tấn/ha, trong đó vượt trội nhất là công thức sắn trồng thuần ở thời
vụ 2 (48,24 tấn/ha) và khác biệt có ý nghĩa thống kê với các công thức có năng suất
từ 36,26 - 41,20 tấn/ha; tiếp theo là công thức lạc xen sắn ở thời vụ 2 (47,87 tấn/ha),
thấp nhất là ở thời vụ 3 với trồng xen 2 hàng đậu xanh (34,47 tấn/ha) và xen 2 hàng
đậu tương (36,26 tấn/ha).
Năng suất của giống sắn 13Sa05 chịu ảnh hưởng của các thời vụ trồng khác
nhau, thời vụ 2 cho năng suất trung bình củ sắn tươi cao nhất (45,66 tấn/ha) và sự
sai khác có ý nghĩa thống kê so với 2 thời vụ còn lại ở độ tin cậy 95%. Năng suất củ
107
tươi của giống sắn cao ở công thức sắn trồng thuần (45,81 tấn/ha) và bắt đầu giảm
khi trồng xen giữa các hàng sắn, tuy nhiên ở công thức trồng xen 2 hàng lạc vẫn có
năng suất (43,60 tấn/ha) tương đương với công thức sắn trồng thuần; cả hai công
thức này đều có năng suất cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các công
thức trồng xen 2 hàng đậu tương và xen 2 hàng đậu xanh với độ tin cậy 95%.
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của thời vụ trồng và cây trồng xen đến năng suất củ tươi của
giống sắn 13Sa05 năm 2018-2019 tại xã Thanh Ngọc, Thanh Chương, Nghệ An
Đơn vị tính: tấn/ha
Năm
Thời vụ
(TV)
Cây trồng xen (CTX) Trung bình
(TV) Sắn thuần Lạc Đậu tương Đậu xanh
TV1 45,68abc 44,25abcd 37,46ef 38,07def 41,37b
2018 TV2 48,24a 47,87ab 40,85cdef 41,20bcde 44,54a
TV3 43,52abcde 38,68def 36,26f 37,47ef 38,98c
Trung bình (CTX) 45,81a 43,60a 38,19b 38,91b
CV (%) = 10,65; LSD0,05(TV) = 1,14; LSD0,05(CTX) = 4,39;
LSD0,05(TV*CTX) = 6,68
TV1 43,14abc 37,87def 33,57ef 34,88def 37,36b
2019 TV2 45,69a 45,33ab 41,30abcd 39,88abcde 43,05a
TV3 39,88bcde 38,98cdef 32,88f 35,26def 36,75b
Trung bình 42,90a 40,73ab 35,92c 36,67bc
CV (%) = 11,35; LSD0,05(TV) = 3,17; LSD0,05(CTX) = 4,40;
LSD0,05(TV*CTX) = 6,62.
Ghi chú: Các giá trị trung bình có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05
so với giá trị kiểm định theo LSD tương ứng; khác chữ cái sai khác có ý nghĩa.
Kết quả tương tự ở năm 2019, năng suất sắn giống 13Sa05 đạt trung bình từ
32,88 - 45,69 tấn/ha, trong đó cao nhất là công thức sắn trồng thuần ở thời vụ đầu
tháng 2 (45,69 tấn/ha), tiếp theo là thời vụ 2 và lạc xen sắn (45,33 tấn/ha). Trong
các thời vụ trồng, năng suất của giống sắn 13Sa05 cũng đạt cao nhất ở thời vụ 2
(43,05 tấn/ha), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê; năng suất củ tươi của giống
108
sắn 13Sa05 ở các công thức có cây trồng xen đạt thấp hơn so với công thức sắn
trồng thuần, chỉ có công thức lạc xen với sắn đạt năng suất củ tươi tương đương với
công thức sắn trồng thuần ở độ tin cây 95%.
Tóm lại, khi trồng 2 hàng lạc xen với sắn không làm ảnh hưởng đến năng
suất sắn và năng suất sắn đạt cao nhất ở thời vụ 2 (đầu tháng 2). Kết quả tương đồng
với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước.
* Năng suất thân lá của giống sắn 13Sa05:
Năng suất thân lá và năng suất sinh học chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi trồng xen.
Khi trồng xen cây trồng chính có sự cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng so với
trồng thuần nên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của thời vụ trồng và cây trồng xen đến năng suất thân lá của
giống sắn 13Sa05 năm 2018-2019 tại xã Thanh Ngọc, Thanh Chương, Nghệ An
Đơn vị: tấn/ha
Năm
Thời vụ
(TV)
Cây trồng xen (CTX) Trung bình
(TV) Sắn thuần LẠC Đậu tương Đậu xanh
TV1 31,65bc 27,90ef 28,87de 25,99f 28,60b
2018 TV2 33,30ab 30,16cde 28,23ef 29,50cde 30,30a
TV3 34,88a 27,85ef 28,96de 30,81cd 30,62a
Trung bình (CTX) 33,27a 28,63b 28,69b 28,77b
CV (%) = 4,74; LSD0,05(TV) = 1,25; LSD0,05(CTX) = 1,40;
LSD0,05(TV*CTX) = 2,43
TV1 35,02b 29,87cd 32,23c 29,34d 31,62 a
2019 TV2 36,65ab 32,16c 30,37cd 28,76d 31,98a
TV3 38,23a 31,20cd 32,31c 31,28cd 33,26a
Trung bình (CTX) 36,64a 31,08b 31,64b 29,79c
CV(%) = 3,78; LSD0,05(TV)= 1,82; LSD0,05(CTX) = 1,21;LSD0,05(TV*CTX)= 2,09
Ghi chú: Các giá trị trung bình có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05
so với giá trị kiểm định theo LSD tương ứng; khác chữ cái sai khác có ý nghĩa.
Năng suất thân lá của giống sắn 13Sa05 đạt trung bình từ 25,99 - 34,88
109
tấn/ha năm 2018 và 28,76 - 38,23 tấn/ha năm 2019, trong đó cao nhất ở công thức
sắn trồng thuần ở thời vụ đầu tháng 3 đạt 34,88 tấn/ha năm 2018 và 38,23 tấn/ha
năm 2019, thấp nhất ở công thức đậu xanh xen sắn ở thời vụ đầu tháng 2 đạt 25,99
tấn/ha năm 2018 và 28,7 năm 2019. Năng suất thân lá chịu ảnh hưởng rõ rệt của cây
trồng xen, đạt cao nhất khi trồng thuần (33,27 tấn/ha năm 2018), khác biệt so với
các công thức còn lại có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%; kết quả tương tự với
năm 2019.
Kết quả bảng 3.25 cũng cho thấy năng suất thân lá của giống sắn 13Sa05
giảm rõ rệt khi trồng xen các cây họ đậu ở cả hai năm 2018 - 2019.
* Năng suất sinh vật học của giống sắn 13Sa05:
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của thời vụ trồng và cây trồng xen đến năng suất sinh vật
học của giống sắn 13Sa05 năm 2018-2019 tại xã Thanh Ngọc, Thanh Chương,
Nghệ An
Đơn vị: tấn/ha
Năm
Thời vụ
(TV)
Cây trồng xen (CTX) Trung bình
(TV) Sắn thuần Lạc Đậu tương Đậu xanh
TV1 74,78abc 65,77efg 62,44efg 60,86g 65,96b
2018 TV2 78,99a 75,49ab 69,53bcde 69,38bcdef 73,35a
TV3 74,75abcd 66,82cdefg 61,83efg 66,07efg 67,37b
Trung bình (CTX) 76,17a 69,36b 64,60b 65,44b
CV (%) = 7,89; LSD0,05(TV) = 3,37; LSD0,05(CTX) = 5,37;LSD0,05(TV*CTX) = 8,16
TV1 80,70abc 72,12cde 69,69e 68,31e 72,71b
2019 TV2 84,89a 80,03abcd 74,22bcde 71,45de 77,65a
TV3 81,76ab 69,88e 68,57e 66,15e 71,59b
Trung bình (CTX) 82,45ab 74,01b 70,83bc 68,64c
CV (%) = 7,33; LSD0,05(TV) = 2,33; LSD0,05(CTX) =5,36;
LSD0,05(TV*=CTX) = 8,37
Ghi chú: Các giá trị trung bình có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05
so với giá trị kiểm định theo LSD tương ứng; khác chữ cái sai khác có ý nghĩa.
110
Thời vụ và cây trồng xen có ảnh hưởng đến năng suất thân lá, chính vì vậy
cũng ảnh hưởng tới năng suất sinh vật học của giống sắn 13Sa05. Kết quả ghi nhận
tại bảng 3.26 cho thấy: NSSVH cao nhất ở công thức sắn trồng thuần trồng thời vụ
đầu tháng 2 (năm 2018: 78,99 tấn/ha, năm 2019: 84,89 tấn/ha), thứ 2 là công thức
lạc xen sắn ở thời vụ đầu tháng 2 (năm 2018: 75,19 tấn/ha, năm 2019: 80,3 tấn/ha);
thấp nhất là công thức đậu tương xen sắn ở thời vụ đầu tháng 1 (62,44 tấn/ha).
Thời vụ trồng ảnh hưởng đến sự phát triển thân lá của cây sắn chính vì vậy
cũng có ảnh hưởng nhất định đến năng suất sinh vật học của giống sắn 13Sa05:
năng suất sinh vật học đạt cao nhất khi trồng ở thời vụ đầu tháng 2 (73,35 tấn/ha
năm 2018 và 77,65 tấn/ha năm 2019) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với hai
thời vụ còn lại ở độ tin cậy 95%.
Cây trồng xen có ảnh hưởng đến năng suất sinh vật học giống của sắn
13Sa05 đạt cao nhất khi trồng thuần ở cả năm 2018 và 2019 với các số liệu lần lượt
là 76,17 và 82,45 tấn/ha; NSSVH giảm rõ rệt ở các công thức có cây họ đậu trồng
xen, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
* Hàm lượng tinh bột của giống sắn 13Sa05
Chỉ tiêu được quan tâm hàng đầu trong công tác chọn tạo giống sắn dùng
làm nguyên liệu chế biến công nghiệp hiện nay chính là hàm lượng tinh bột
(HLTB). Những giống sắn tốt có hàm lượng tinh bột 28 - 30% và có khả năng tích
luỹ sớm cũng như khả năng lưu trữ bột lâu hơn.
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của thời vụ trồng và cây trồng xen đến hàm
lượng tinh bột của giống sắn 13Sa05 tại bảng 3.27 cho thấy:
Hàm lượng tinh bột trung bình của giống sắn ở các thời vụ trồng năm 2018
(dao động từ 26,85 - 29,73 %), cao hơn so với ở năm 2019 (dao động từ 25,91 –
29,06 %). Điều này có thể được giải thích do năm 2019 đã xảy ra 6 đợt mưa lớn diện
rộng ở khu vực Bắc Trung Bộ, các tháng thu hoạch từ tháng 9, 10, 11 có tổng lượng
mưa rất lớn lần lượt 1.022; 1.163 và 253,0 mm/ tháng (theo số liệu ghi nhận tại Trung
tâm Khí tượng – Thủy văn trạm Vinh - Nghệ An), do đó ngoài việc một lượng lớn
nước được hút vào, chủ yếu tích lũy trong củ, quá trình chuyển hóa từ tinh bột sang
các loại dinh dưỡng xảy ra để cây tiếp tục sinh trưởng sinh khối, chủ yếu là lá và
111
thân, do vậy trung bình hàm lượng tinh bột của giống 13Sa05 năm 2018 thấp hơn so
với hàm lượng tinh bột của năm 2018 từ 2 - 3%.
Cây trồng xen không ảnh hưởng đến hàm lượng tinh bột của giống sắn
13Sa05, tuy nhiên thời vụ trồng ảnh hưởng khá rõ đến hàm lượng tinh bột của giống
sắn, trong đó thời vụ đầu tháng 2 có hàm lượng tinh bột cao nhất (28,09% năm 2018
và 29,39% năm 2019) và khác biệt có ý nghĩa với hai thời vụ trồng còn lại. Đây là
con số có ý nghĩa đối với các nhà máy chế biến vì sẽ giúp giảm được rất nhiều chí
phí sản xuất và làm tăng đáng kể lợi nhuận.
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của thời vụ và cây trồng xen đến hàm lượng tinh bột của
giống sắn 13Sa05 năm 2018 – 2019 tại xã Thanh Ngọc, Thanh Chương, Nghệ An
Đơn vị tính: %
Năm
Thời vụ
(TV)
Cây trồng xen (CTX) Trung bình
(TV) Sắn thuần Lạc Đậu tương Đậu xanh
TV1 27,73abc 26,85c 27,53abc 28,07abc 27,54b
2018 TV2 29,73a 29,39abc 28,79abc 29,68ab 29,39a
TV3 28,03abc 27,15bc 29,32abc 28,18abc 28,17ab
Trung bình (CTX) 28,49a 27,79a 28,55a 28,64a
CV (%) = 4,30;LSD0,05(TV) = 1,82; LSD0,05(CTX) = 1,21;
LSD0,05(TV*CTX) = 2,54
TV1 25,49d 26,52cd 26,30cd 26,83bcd 26,28b
2019 TV2 28,80ab 26,87bcd 29,06a 28,44abc 28,29a
TV3 26,79bcd 25,91d 28,08abc 26,94abcd 26,93b
Trung bì