Luận án Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên đất nhiễm mặn ven biển tỉnh Thanh Hoá

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . vii

DANH MỤC BẢNG . viii

DANH MỤC HÌNH . xiv

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA

ĐỀ TÀI . .4

1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu . 4

1.1.1. Biến đổi khí hậu, tình hình xâm nhập mặn trên thế giới và

Việt Nam . 4

1.1.2. Đất nhiễm mặn và các vùng nhiễm mặn . 7

1.1.3. Sự hình thành, phân loại và đặc tính của đất mặn . 8

1.1.4. Ảnh hưởng của mặn đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa . 10

1.1.5. Ảnh hưởng của mặn đến đặc điểm hình thái của cây lúa . 12

1.1.6. Ảnh hưởng của mặn đến đặc tính sinh lý, sinh hóa của cây lúa . 12

1.1.7. Sự thích nghi của cây lúa đối với điều kiện mặn . 13

1.1.8. Ngưỡng chịu mặn của cây lúa . 14

1.1.9. Sự hấp thu chọn lọc giữa các ion . 16

1.1.10. Thời vụ trồng và cơ sở khoa học của thời vụ trồng lúa . 17

1.1.11. Dinh dưỡng đối với cây lúa . 17

1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu . 20

1.2.1. Tình hình xâm nhập mặn ở vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa . 20

1.2.2. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất lúa ở các huyện ven biển

tỉnh Thanh Hóa . 22

1.2.3. Tình hình sử dụng giống lúa chịu mặn ở Việt Nam và vùng nhiễm mặn

ven biển tỉnh Thanh Hóa . 23

1.2.4. Thời vụ trồng lúa chịu mặn ở Việt Nam và các huyện ven biển tỉnh

Thanh Hóa . 24

1.2.5. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Việt Nam và các huyện ven biển

tỉnh Thanh Hóa . 25

1.3. Nhận xét rút ra từ tổng quan tài liệu . 28

pdf227 trang | Chia sẻ: minhanh6 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên đất nhiễm mặn ven biển tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
41,0 42,0 HL11 45,0 51,0 51,0 49,0 48,0 49,0 48,0 48,0 HL12 43,0 47,0 47,0 46,0 41,0 44,0 45,0 43,0 HL13 35,0 41,0 39,0 38,0 38,0 40,0 37,0 38,0 HL14 41,0 46,0 44,0 44,0 41,0 41,0 42,0 41,0 HL15 57,0 58,0 55,0 56,0 55,0 54,0 53,0 54,0 HL16 44,0 44,0 40,0 43,0 43,0 41,0 38,0 41,0 HL17 43,0 43,0 41,0 42,0 39,0 37,0 39,0 39,0 HL18 34,0 35,0 33,0 34,0 39,0 35,0 37,0 37,0 HL19 47,0 46,0 44,0 46,0 43,0 41,0 42,0 42,0 BT7 47,0 47,0 46,0 47,0 46,0 45,0 44,0 45,0 CV(%) 5,8 5,2 LSD0,05 2,7 1,2 2,2 2,5 Vụ hè thu năm 2017 tại Quảng Xương năng suất thực thu dao động từ 37,0 – 55,0 tạ/ha có 07 giống cho năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng BT7 (đạt 46,0 tạ/ha). Trong đó giống HL15 cho năng suất thực thu cao nhất 55,0 tạ/ha, sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%. Tương tự, tại huyện Hoằng Hóa qua theo dõi năng suất thực thu dao động từ 37,0 – 54,0 tạ/ha. Trong đó có 08 dòng có năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng BT7 (đạt 45,0 tạ/ha). Giống HL15 cho năng suất thực thu cao nhất đạt 54,0 tạ/ha. Tại Nga Sơn qua theo dõi thí nghiệm cho thấy năng suất thực thu của các dòng/ giống lúa tham gia thí nghiệm dao động từ 35,0 – 53,0 tạ/ ha. Cao nhất 76 là giống HL15 đạt 53,0 cao hơn giống đối chứng BT7 đạt 44,0 tạ/ ha. Có 10 giống cho năng suất thực thu thấp hơn giống đối chứng, sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%. Vụ hè thu, năng suất thực thu trung bình của các dòng/giống lúa tại 3 điểm thí nghiệm đạt từ 36,0 - 54,0 tạ/ha. Tương tự vụ đông xuân, ở cả 3 điểm thí nghiệm, 04 dòng: HL15, HL4, HL1 và HL2 có năng suất thực thu cao nhất, đạt từ 52, - 56,0 tạ/ ha, cao hơn đối chứng BT7 từ 4,3 - 8,9 tạ/ ha. Số liệu trình bày tại bảng 3.15a và 3.15b là kết quả phân tích năng suất thực thu của các dòng/giống lúa thí nghiệm theo mô hình phân tích phương sai thí nghiệm nhiều điểm còn cho thấy: năng suất thực thu của hầu hết các dòng/giống lúa thí nghiệm sai khác nhau không nhiều (không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%) ở các điểm thí nghiệm. Điều đó chứng tỏ năng suất của chúng ổn định khi gieo trồng tại các địa điểm khác nhau. Để khẳng định tính ổn định của các dòng, giống lúa thí nghiệm trong vụ xuân và vụ mùa tại 3 địa điểm thí nghiệm thuộc vùng đất nhiễm mặn các huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa trong nghiên cứu này đã đánh giá tính ổn định của giống thông qua mô hình Eberhard S.A và Russell W.L (1966) sử dụng phần mềm ondinh.com của Nguyễn Đình Hiền (1999). 3.2.2. Đánh giá tính ổn định về năng suất của các dòng/giống lúa thí nghiệm tại vùng đất nhiễm mặn một số huyện vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa Phân tích tương tác kiểu gen với môi trường là một phần quan trọng trong công tác chọn giống cho nhiều vùng sinh thái khác nhau. Trong công tác chọn giống, việc phân tích tương tác giữa giống và môi trường đã được ghi nhận và phân tích tập trung chủ yếu vào tính ổn định và tính thích nghi. Trong thực tế khi áp dụng giống mới vào sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau thì năng suất và phẩm chất của các dòng/giống lúa thường thay đổi theo các vùng và mùa vụ khác nhau. Nghiên cứu tính ổn định của từng tính trạng của dòng/giống một cách đầy đủ để có những khuyến cáo hợp lý cho người sản xuất và vùng sản xuất. Nhằm chọn ra những dòng/giống lúa có tính ổn định cao và có khả năng thích nghi rộng 77 trên đất nhiễm mặn vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa, trong nghiên cứu này ngoài việc đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính và yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng/giống lúa thí nghiệm, đề tài còn tập trung phân tích tính ổn định của các dòng/giống về năng suất thông qua mô hình ổn định của Eberhart và Rusell (1966), sử dụng phần mềm ondinh.com của Nguyễn Đình Hiền (1999) để phân tích số liệu ( Dẫn theo Nguyễn Huy Hoàng và cs, (2014)). Đánh giá tính ổn định về năng suất của 20 dòng/ giống lúa thí nghiệm trong vụ đông xuân và vụ hè thu năm 2017 tại 3 địa điểm: Hoằng Hóa, Nga Sơn và Quảng Xương bằng phần mềm ondinh.com của Nguyễn Đình Hiền dựa theo mô hình của Eberhard Russel (1966) để phân tích độ ổn định qua đường hồi quy theo chỉ số môi trường và độ lệch so với đường hồi quy. Theo mô hình này thì một giống được coi là ổn định khi hệ số hồi quy bi = 1 và độ lệch so với đường hòi quy s2di là nhỏ (tiến dần tới không), tức là khả năng của giống thể hiện tương đối bền vững các giá trị trung bình về năng suất trong các điều kiện sinh thái khác nhau. Việc tạo ra giống có năng suất cao hơn giá trị trung bình chung là mục tiêu của các nhà chọn giống. Do đó, một giống được coi là ổn định là giống lý tưởng, nó phải có chỉ số độ lệch của đường hồi quy S2di gần đến 0, hệ số hồi quy (bi) gần bằng 1. Khi xử lý kết quả năng suất bằng phần mềm ổn định sẽ cho chúng ta một bảng tóm tắt để lựa chọn giống ổn định dựa theo sự kiểm định các giá trị của bi và S2di. Theo bảng này thì các giá trị bi và S2di có dấu sao là những giá trị sai khác so với 1 và so với không tương ứng có ý nghĩa. Dựa vào kết quả khảo nghiệm về năng suất có thể tách riêng số liệu năng suất của từng vụ để đánh giá độ ổn định năng suất của các giống khảo nghiệm, sau đó có thể tính chung cho 2 vụ đông xuân và vụ hè thu. Kết quả đánh giá tính ổn định về năng suất của các dòng/giống khảo nghiệm trong vụ đông xuân và vụ hè thu 2017 tại 3 điểm: Nga Sơn; Hoằng Hóa; Quảng Xương được trình bày tại bảng 3.16. 78 Bảng 3.16. Ước lượng năng suất của các dòng/giống lúa thí nghiệm theo hồi quy với chỉ số môi trường trong vụ đông xuân và vụ hè thu tại các điểm thí nghiệm (tạ/ha) Giống Trung bình Hệ số HQ (bi) Giá trị chỉ số I của từng điểm Hoằng Hóa Nga Sơn Quảng Xương Hè thu -0,841 Đông xuân 1,990 Hè thu -1,298 Đông xuân -0,260 Hè thu 0,155 Đông xuân 0,254 HL1 50,072 1,203 49,060 52,466 48,511 49,760 50,259 50,377 HL2 50,506 1,250 49,454 52,993 48,884 50,181 50,700 50,822 HL3 38,561 1,335 37,438 41,217 36,829 38,214 38,768 38,900 HL4 51,739 1,238 50,698 54,202 50,132 51,417 51,931 52,053 HL5 40,328 1,561 39,014 43,435 38,301 39,922 40,570 40,724 HL6 40,883 1,357 39,741 43,585 39,121 40,531 41,094 41,228 HL7 35,644 0,676 35,076 36,989 34,767 35,469 35,749 35,816 HL8 36,289 0,567 35,812 37,418 35,553 36,142 36,377 36,433 HL9 41,222 0,708 40,627 42,631 40,304 41,308 41,332 41,402 HL10 43,461 1,123 42,516 45,696 42,004 43,169 43,635 43,746 HL11 48,744 0,472 48,347 49,648 48,132 48,622 48,818 48,864 HL12 44,511 0,248 44,302 45,005 44,189 44,447 44,550 44,574 HL13 38,189 0,554 37,723 39,291 39,470 38,045 38,275 38,329 HL14 42,422 0,981 41,597 44,374 41,149 42,168 42,574 42,671 HL15 55,050 1,347 53,917 57,731 53,302 54,700 55,259 55,392 HL16 41,344 1,654 39,953 44,636 39,198 40,915 41,601 41,764 HL17 40,167 1,452 38,945 43,057 38,282 39,789 40,392 40,535 HL18 35,294 -0,210 35,471 34,877 35,567 35,349 35,362 35,241 HL19 43,522 1,427 42,322 46,361 41,670 43,152 43,744 43,884 BT7 45,544 1,059 44,653 47,653 44,169 45.269 45.709 45.813 Số liệu phân tích chỉ số môi trường (I) tại 3 địa điểm Quảng Xương, Hoằng Hóa, Nga Sơn trong 2 vụ đông xuân và hè thu năm 2017 và ước lượng năng suất theo hồi quy với chỉ số môi trường của các dòng/giống lúa thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.17 cho thấy: Hoằng Hóa có chỉ số I là -0,841 và 1,990; Nga Sơn có I bằng -1,298 và - 0,260 và Quảng Xương có I bằng 0,155 và 0,254 tương ứng. Như vậy, trong điều kiện đất nhiễm mặn ở các huyện vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa tại 3 địa điểm thí nghiệm thì Nga Sơn có điều kiện khó khăn hơn so với 2 điểm còn lại. Quảng Xương có điều kiện thuận lợi nhất cho cây 79 lúa phát triển ở cả vụ đông xuân và vụ hè thu. Năm 2017 điều kiện thuận lợi cho lúa đông xuân sinh trưởng và phát triển tốt ở cả 3 huyện thí nghiệm so với vụ hè thu. Trong đó dòng HL15 có năng suất cao nhất đạt, ước đạt 55,050 tạ/ ha. Tại bảng 3.17 trình bày giá trị của hệ số hồi quy (bi) và độ lệch so với đường hồi quy S2di là các tham số tóm tắt để lựa chọn dòng/ giống ổn định trong vụ đông xuân và vụ hè thu tại các địa điểm thí nghiệm. Bảng 3.17. Tóm tắt các tham số để lựa chọn dòng/giống lúa ổn định về năng suất cho vụ đông xuân và vụ hè thu năm 2017 tại các điểm thí nghiệm Giống T. bình Tạ/ha Hệ số HQ (bi) Ttn P S2di Ftn P HL1 50,072 1,203 0,504 0,679 0,136 1,148 0,668 HL2 50,506 1,205 0,475 0,670 0,885 1,966 0,904 HL3 38,561 1,335 0,497 0,677 2,034 3,220 0,988* HL4 51,739 1,238 0,454 0,664 0,863 1,942 0,901 HL5 40,328 1,561 2,860 0,977 -0,665 0,274 0,105 HL6 40,883 1,357 0,730 0,745 0,646 1,705 0,856 HL7 35,644 0,676 0,495 0,676 1,882 3,055 0,984* HL8 36,289 0,567 0,383 0,641 7,418 9,099 1,000* HL9 41,222 0,708 0,233 0,590 9,349 11,208 1,000* HL10 43,461 1,123 0,380 0,640 -0,235 0,744 0,435 HL11 48,744 0,472 0,567 0,698 4,724 6,158 1,000* HL12 44,511 0,248 0,771 0,756 5,274 6,758 1,000* HL13 38,189 0,554 0,520 0,684 3,872 5,228 1,000* HL14 42,422 0,981 0,030 0,512 1,746 2.907 0,980* HL15 55,050 1,347 0,820 0,769 0,248 1,271 0,722 HL16 41,344 1,654 1,468 0,892 0,376 1,410 0,773 HL17 40,167 1,452 0,564 0,697 3,271 4,571 0,999* HL18 35,294 0,210 1,189 0,850 5,822 7,357 1,000* HL19 43,522 1,427 0,547 0,692 3,036 4,315 0,998* BT7 (đ/c) 45,544 1,059 0,399 0,646 -0,772 0,157 0,043 Ghi chú: Sai khác 1 và 0 có ý nghĩa với P ≥ 95%, tương ứng bi và S2di Số liệu ở bảng 3.17 cho thấy: Trong số 20 dòng/giống lúa thí nghiệm có 12 dòng HL3, HL5, HL7, HL8, HL9, HL11, HL12, HL13, HL14, HL17, HL18 80 và HL19 không ổn định (dòng có đánh dấu sao trong cột P kiểm định hệ số hồi quy khác 1 có ý nghĩa và cột P kiểm định S2di khác không có ý nghĩa) qua 3 địa điểm thí nghiệm: Nga Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương trong vụ đông xuân và vụ hè thu. Các dòng còn lại có tính ổn định trong cả vụ đông xuân và vụ hè thu. Trong đó dòng HL15 cho năng suất cao nhất, đạt trung bình 55, 050 tạ/ha. - Tổng hợp kết quả đánh giá các đặc điểm nông sinh học, mức độ chống chịu sâu bệnh và các yếu tố cấu thành năng suất trong 2 vụ đông xuân và vụ hè thu năm 2017 tại cả 03 điểm thí nghiệm cho thấy, các dòng BC2F5 có chiều cao cây và thời gian sinh trưởng ở mức tương đương và ít hơn giống gốc BT7. Đã xác định được dòng HL15 có tiềm năng phát triển ra sản xuất. Dòng có các đặc điểm nông sinh học tốt, thấp cây, thời gian sinh trưởng ngắn hơn BT7, đạt 114- 120 (ngày) và 115- 117 ngày (vụ đông xuân) và 102- 103 ngày (vụ hè thu). - Các dòng/giống nghiên cứu thể hiện các yếu tố cấu thành năng suất ở mức tương đương so với BT7 trong điều kiện canh tác của 3 huyện chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn tại Thanh Hóa. Dòng HL15 có năng suất thực thu cao nhất, đạt trung bình tại 3 điểm thí nghiệm 57,7 tạ/ha trong vụ đông xuân và 55,0 tạ/ha trong vụ hè thu. Theo dõi trên đồng ruộng cho thấy các dòng lúa có mức độ kháng/nhiễm tương tự như giống nền BT7 trong điều kiện sản xuất có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 03 dòng, HL1, HL13 và HL15 nhiễm nhẹ bạc lá, trong đó HL15 thể hiện khả năng kháng sâu bệnh hại khá. - Phân tích khả năng thích nghi và tính ổn định của 20 dòng/giống lúa tại vùng nhiễm mặn vùng ven biển tỉnh Thanh Hoá cho thấy: Dòng HL15 thích nghi rộng và ổn định cả trong vụ đông xuân và vụ hè thu với các chỉ số bi và S2di khác 1 và khác 0 không có ý nghĩa tương ứng, cho năng suất cao tại Quảng Xương, Hoằng Hóa và Nga Sơn. Vì vậy, trong cả vụ đông xuân và vụ hè thu có thể sử dụng HL15 để nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh tiếp theo. 81 Tóm lại: Từ kết quả nghiên cứu xác định dòng/ giống lúa trên đất nhiễm mặn vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa, đề lại lựa chọn dòng HL15 sau đổi tên thành giống SHPT15 để triển khai các thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên đất nhiễm mặn vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa và bổ sung đầy đủ cơ sở khoa học, thực tiễn hoàn thiện quy trình sản xuất lúa cho năng suất cao tại vùng đất nhiễm mặn các huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa. 3.2.3. Kết quả đánh giá khả năng chịu mặn trong điều kiện nhân tạo của một số dòng/giống lúa chịu mặn triển vọng Các dòng/ giống lúa triển vọng sau khi đánh giá các đặc điểm nông sinh học chính ngoài đồng ruộng tiếp tục được đánh giá khả năng chịu mặn trong điều kiện nhân tạo. 10 trên tổng số 20 dòng/ giống triển vọng mang locus gen Saltol ở trạng thái đồng hợp tử có các đặc điểm nông sinh học tốt được đưa vào thí nghiệm đánh giá khả năng chịu mặn trong điều kiện nhân tạo. Thí nghiệm được thực hiện trên môi trường dinh dưỡng Yoshida. Các hạt lúa nảy mầm tốt được lựa chọn và đánh giá 30 hạt/ dòng. Hạt lúa ủ nảy mầm dài 1.5- 2.0 mm được gieo vào những ô trên tấm xốp có đan lưới, đặt lọt khít vào trong chậu nhựa hình chữ nhật có chứa dung dịch thủy canh Yoshida. Giống đối chứng là giống IR29 (giống mẫn cảm mặn), giống BT7 và FL478 (giống cho gen, chống chịu mặn). Kiểm soát tốt sự đồng đều thể tích dung dịch thủy canh Yoshida, độ đồng đều về sự nảy mầm và PH dung dịch được kiểm tra hàng ngày trong khoảng 4,7- 5. Tiến hành đánh giá mức độ chống chịu qua quan sát sinh trưởng dựa vào tiêu chuẩn đánh giá SES. Kết quả ghi nhận khi giống đối chứng IR29 có dấu hiệu bị chết (ở điểm SES7) sau khi gây mặn 15 ngày. Kết quả đánh giá sau 15 ngày thử mặn ở giai đoạn cây con của 10 dòng lúa trên môi trường dinh dưỡng Yoshida có bổ sung 6 ‰ NaCl được thể hiện ở bảng 3.18. 82 Bảng 3.18. Kết quả đánh giá khả năng chịu mặn nhân tạo của các dòng lúa triển vọng TT Tên dòng Salto l Tỷ lệ cây sống (%) Điểm SES Đánh giá 1 HL1 + 85 3-5 Chống chịu 2 HL2 + 95 3 Chống chịu 3 HL4 + 91 3-5 Chống chịu 4 HL5 + 97 3-5 Chống chịu 5 HL6 + 86 3-5 Chống chịu 6 HL10 + 90 3-5 Chống chịu 6 HL11 + 89 3-5 Chống chịu 7 HL12 + 85 3-5 Chống chịu 8 HL15 + 97 3 Chống chịu 9 HL17 + 88 3-5 Chống chịu 10 HL19 + 93 3 Chống chịu 11 IR29 (MC) - 0 9 Mẫn cảm nặng 12 FL478 + 98 3 Chống chịu 13 Pokkali + 100 3 Chống chịu 14 BT7 - 10 7 Chịu mặn kém Chú thích: (+): Mang gen Saltol; (-): không mang gen Saltol; MC: Mẫu chuẩn mẫn cảm mặn. Số liệu từ bảng 3.18 cho thấy, các dòng đa số có khả năng chịu mặn đạt điểm 3- 5, trong đó có dòng HL2, HL15 và HL19 đạt điểm 3 tương đương giống FL478 (chống chịu), tỷ lệ sống đạt trên 85%. Giống đối chứng Bắc Thơm số 7 chịu mặn kém (điểm 7) có tỷ lệ chết 90%, giống mẫn cảm mặn IR29 có tỷ lệ chết 100%. Tiếp tục tăng độ mặn của môi trường lên 9‰, tỷ lệ chết của các dòng tăng dần đạt 90- 100%. Như vậy, trong môi trường mặn nhân tạo, các 83 dòng lúa triển vọng mang locus gen Saltol ở trạng thái đồng hợp tử có khả năng chịu mặn 6‰. Dòng thuần triển vọng HL15 có nhiều đặc điểm nông sinh học tốt, chống chịu sâu bệnh hại chính, tiềm năng năng suất cao và có khả năng chịu mặn 6‰ (Hình 3.1). Dòng đổi tên thành SHPT15 và được tiếp tục tiến hành khảo nghiệm tác giả, khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất trong hệ thống khảo nghiệm Quốc gia và tại các địa phương để đủ cơ sở công nhận giống. Hình 3.2. Dòng triển vọng HL15 (SHPT15) sau 15 ngày thử mặn ở nồng độ 6‰ 84 3.3. Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật phù hợp cho giống lúa chịu mặn đã tuyển chọn (giống lúa SHPT15) 3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng và phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất giống lúa SHPT15 3.3.1.1. Ảnh hưởng của thời vụ cấy đến thời gian sinh trưởng của giống lúa SHPT15 Thời gian sinh trưởng của giống lúa SHPT15 thí nghiệm trong vụ đông xuân tại các tỉnh tính từ khi gieo đến thu hoạch dao động từ 119- 125 ngày, trong đó thời gian sinh trưởng ngắn nhất ở công thức CT3 (119 - 120 ngày). Vụ Mùa, thời gian sinh trưởng của giống dao động từ 100- 105 ngày (Bảng 3.19). Bảng 3.19. Một số đặc điểm nông sinh học của giống SHPT15 thí nghiệm năm 2019 Huyện Công thức Vụ đông xuân Vụ hè thu TGST (ngày) Cao cây TB (cm) TGST (ngày) Cao cây TB (cm) Nga Sơn CT1 122 104,1 103 103,2 CT2 120 103,7 100 102,6 CT3 119 102,5 100 102,3 Hoằng Hóa CT1 125 102,3 105 101,8 CT2 123 101,6 103 101,5 CT3 120 101,3 100 101,1 Quảng Xương CT1 121 105,2 104 105,0 CT2 120 104,3 102 103,7 CT3 119 102,8 100 102,5 85 Như vậy, qua kết quả theo dõi thí nghiệm 2 vụ đông xuân và vụ hè thu cho thấy giống lúa SHPT15 khi cấy ở thời vụ khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau nhưng sự chênh lệch là không lớn. Qua theo dõi cho thấy giống SHPT15 ở các công thức thí nghiệm cả 2 vụ có chiều cao cây dao động trong khoảng 101,1– 105,2 cm. Ở cả 2 vụ, công thức CT1 có chiều cao cây lớn nhất, vụ đông xuân chiều cao cây tương ứng tại các tỉnh Nga Sơn, Hoằng Hóa và Quảng Xương là 104,1, 102,3 và 105,2. Vụ hè thu tương ứng là 103, 2; 101,8 và 105. Chiều cao cây thấp nhất ở công thức nghiệm CT3 (101,3- 102,8 cm). 3.3.1.2. Ảnh hưởng của thời vụ cấy đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống SHPT15 thí nghiệm Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của lúa phụ thuộc vào từng giống và biện pháp chăm sóc. Sâu bệnh là nguyên nhân dẫn đến giảm năng suất của lúa, nếu sâu bệnh hại phá quá nặng sẽ dẫn đến thất thu, mất trắng. Yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng rất lớn đến phát triển của sâu bệnh, đặc biệt là khí hậu nước ta nóng ẩm rất thích hợp cho cho các loại sâu bệnh hại phát triển như: Sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bệnh bạc là, bệnh khô vằn và rầy nâu. Qua theo dõi ngoài đồng ruộng và đánh giá kết quả qua số liệu bảng 3.13, đối với giống SHPT15 ở 3 thời vụ cấy chủ yếu bị nhiễm sâu cuốn lá và sâu đục thân ở mức độ nhẹ từ 1-3 điểm (Bảng 3.20). Khi cấy ở vụ đông xuân muộn (CT3), tỷ lệ sâu bệnh hại nặng hơn so với vụ đông xuân sớm và đông xuân chính vụ, nguyên nhân do ở vụ đông xuân muộn cây lúa sinh trưởng phát triển đẻ nhánh rộ, làm đòng và trỗ bông vào cuối tháng 4 trung tuần tháng 5, là giai đoạn chuyển mùa do vậy là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển gây hại. Sâu đục thân và cuốn lá đang ở lứa 2 của năm, là lứa phát sinh gây hại nhất ở vụ đông xuân. Vụ hè thu, tỉ lệ nhiễm sâu bệnh hại nặng hơn ở thời vụ hè thu muộn so với hè thu chính và vụ hè thu sớm tại thí nghiệm ở cả 03 huyện, chủ yếu là sâu cuốn lá và sâu đục thân (điểm 3) (Bảng 3.20). 86 Bảng 3.20. Ảnh hưởng của thời vụ cấy đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại của giống lúa SHPT15 thí nghiệm vụ đông xuân năm 2019 Đvt: Điểm Huyện Công thức Sâu cuốn lá Sâu đục thân Bệnh đạo ôn Bệnh khô vằn Bệnh bạc lá Rầy nâu Lá Cổ bông Nga Sơn CT1 0-1 0-1 - - - - - CT2 1 1 - - - - - CT3 1-3 1-3 - - 1 - 1 Hoằng Hóa CT1 1 1 - - - - - CT2 1 1 - - - - - CT3 3 3 0-1 - 1 - 0-1 Quảng Xương CT1 0-1 0-1 - - - - - CT2 1 1 - - - - - CT3 1-3 1-3 0-1 - 1 - 0-1 Bảng 3.21. Ảnh hưởng của thời vụ cấy đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại của giống lúa SHPT15 thí nghiệm vụ hè thu năm 2019 Đvt: Điểm Huyện Công thức Sâu cuốn lá Sâu đục thân Bệnh đạo ôn Bệnh khô vằn Bệnh bạc lá Rầy nâu Lá Cổ bông Nga Sơn CT1 0-1 0-1 - - - 0-1 - CT2 0-1 0-1 - - - 0-1 - CT3 3 3 0-1 0-1 0-1 0-3 0-1 Hoằng Hóa CT1 0-1 0-1 - - 0-1 0-1 - CT2 1 1 - - 0-1 0-1 - CT3 3 3 0-1 0-1 0-3 0-3 0-1 Quảng Xương CT1 0-1 0-1 - - 0-1 0-1 - CT2 0-1 0-1 - - 0-1 0-1 - CT3 3 3 0-1 - 0-1 0-3 0-1 Ghi chú: đánh giá theo QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT 87 - Sâu cuốn lá và đục thân: điểm 1: 1-10% cây bị hại; điểm 3: 11-20% cây bị hại - Rầy nâu: điểm 1: Hơi biến vàng trên 1 số cây - Bệnh khô vằn:điểm 1: Vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây Kết quả thí nghiệm thời vụ ở cả 2 vụ cho thấy, giống SHPT15 thích hợp cấy ở các thời vụ khác nhau, tuy nhiên ở vụ đông xuân muộn và hè thu muộn tỉ lệ sâu bệnh hại nhiễm nặng hơn, cần thường xuyên theo dõi và phun thuốc định kỳ để giảm thiệt hại. 3.3.1.3. Ảnh hưởng của thời vụ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống SHPT15 thí nghiệm Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống SHPT15 khi bố trí ở 3 thời vụ cấy khác nhau trong vụ đông xuân và vụ hè thu được thể hiện ở bảng 3.22a Bảng 3.22a. Ảnh hưởng của thời vụ cấy đến một số yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa SHPT15 thí nghiệm vụ đông xuân và vụ hè thu năm 2019 Vụ Thời vụ Số bông/m2 Số hạt /bông Quảng Xương Hoằng Hóa Nga Sơn Trung Bình Quảng Xương Hoằng Hóa Nga Sơn Trung Bình Đông xuân CT1 257,7 255,7 255,7 256,4 103,3 102,3 103,0 102,9 CT2 259,0 256,0 261,7 258,9 103,3 103,3 104,0 103,5 CT3 256,7 254,3 256,0 255,7 102,7 102,3 102,7 102,6 Hè thu CT1 253,3 254,0 251,3 252,9 103,7 103,7 103,7 103,7 CT2 255,7 255,3 251,7 254,2 104,0 104,7 104,3 104,7 CT3 254,0 251,0 254,3 253,1 103,3 102,3 103,7 103,1 Vụ đông xuân năm 2019 số bông/khóm: Ở cả 3 huyện thì CT2 cho số bông/khóm cao nhất. Giống lúa SHPT15 trung bình có số bông/khóm không chênh lệch nhiều, dao động từ 254,3- 261,7 bông/ m. Số hạt chắc/ bông: Số hạt 88 chắc/bông trung bình của cây lúa SHPT15 trong các công thức thí nghiệm đạt dao động từ 102,3- 104 hạt/ bông. Vụ hè thu năm 2019 cho thấy: Khi cấy ở 3 thời điểm khác nhau, giống SHPT15 có số bông/ khóm không chênh lệch nhiều dao động từ 251- 255,7 bông/ m. Số hạt/ bông trung bình của giống lúa SHPT15 trong công thức dao động từ 103,1- 104,7 hạt/ bông (bảng 3.22a) Bảng 3.22b. Ảnh hưởng của thời vụ cấy đến một số yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa SHPT15 thí nghiệm vụ đông xuân và vụ hè thu năm 2019 Vụ Thời vụ Tỷ lệ lép (%) P.1000 hạt (g) Quảng Xương Hoằng Hóa Nga Sơn Trung Bình Quảng Xương Hoằng Hóa Nga Sơn Trung Bình Đông xuân CT1 9,3 10,0 8,7 9,3 23,0 22,8 23,3 23,0 CT2 9,2 9,9 8,6 9,2 22,9 22,7 23,2 22,9 CT3 10,5 10,2 9,9 10,2 22,9 22,7 23,2 22,6 Hè thu CT1 8,6 8,3 9,0 8,6 23,2 23,0 23,5 23,2 CT2 8,4 8,1 8,8 8,5 23,1 22,9 23,4 23,1 CT3 10,1 9,8 10,5 10,2 23,1 22,9 23,4 23,1 Kết quả theo dõi tại bảng 3.22b cho thấy tại 3 thời điểm cấy khác nhau tỷ lệ lép của giống SHPT15 tại vụ đông xuân chênh lệch không đáng kể, dao động từ 8,1-10,5%. Tỷ lệ lép cao nhất ở CT3. Khối lượng 1000 hạt cấy ở thời điểm khác nhau không làm ảnh hưởng đến khối lượng 1000 hạt của giống SHPT 15, khối lượng dao động từ 22,9-23,4g. Tương tự, vụ hè thu năm 2019 tỷ lệ lép cũng cao nhất ở CT3 dao động từ 8,5-10,1%. Tỷ lệ lép cao nhất ở CT3. Khối lượng 1000 hạt của giống SHPT15 đạt từ 22,7-23,1g. 89 - Tỷ lệ hạt lép: ở 3 thời điểm cấy khác nhau tỷ lệ lép của giống SHPT15 chênh lệch không đáng kể, dao động từ 9.9- 11,3%. Tỷ lệ lép cao nhất ở công thức CT2 (vụ đông xuân). - Khối lượng 1000 hạt: cấy ở thời điểm khác nhau không làm ảnh hưởng đến khối lượng 1000 hạt của giống SHPT15, khối lượng dao động từ 22,8- 23,0g. Vụ hè thu được thể hiện ở bảng 3.22a và 3.22b. Khi cấy ở 3 thời điểm khác nhau, giống lúa SHPT15 có số bông/ m2 không chênh lệch nhiều dao động từ 244 - 260 bông/m2. Số hạt/bông trung bình của cây lúa SHPT15 trong các công thức thí nghiệm dao động từ 101 đến 106 hạt / bông. Tỷ lệ hạt lép ở 3 thời điểm cấy chênh lệch không đáng kể, dao động từ 8,8- 9,9%. Tỷ lệ lép cao nhất ở công thức CT3 (vụ hè thu muộn). Khối lượng 1000 hạt của giống SHPT15 đạt từ 22,8- 23,1g. Bảng 3.23. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất thực thu của giống SHPT15 thí nghiệm trong vụ đông xuân và vụ hè thu năm 2019 Thời Vụ NSTT vụ đông xuân (tạ/ha) NSTT vụ hè thu (tạ/ha) Quảng Xương Hoằng Hóa Nga Sơn Trung bình Quảng Xương Hoằng Hóa Nga Sơn Trung bình CT1 57,9 57,9 59,7 58,5 57,6 56,1 60,1 57,9 CT2 57,9 60,3 60,3 59,1 59,2 57,7 61,7 59,5 CT3 57,2 59,0 59,0 58,4 57,3 55,8 59,8 57,6 LSD 0,05 1,26 1,12 1,08 1,20 CV% 7,2 6,7 - Qua kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.23 cho thấy, khi cấy các thời điểm khác nhau ở vụ đông xuân không làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất thực thu của giống lúa SHPT15. Năng suất thực thu cao nhất đạt được khi cấy vụ đông xuân chính vụ (57,9 – 60,3 tạ/ha), thấp nhất là CT3 đạt 57,2 tạ/ha (đông xuân muộn) tiếp đó đến CT1 đạt 59,7 tạ/ha (đông xuân sớm), tuy nhiên sai khác năng suất không có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%. 90 Kết quả thu được ở bảng 3.23 cho thấy, thời vụ cấy khác nhau ở vụ hè thu không làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất thực thu của giống lúa SHPT15. Năng suất thực thu cao nhất đạt được khi cấy CT2 ở cả 03 điểm (57,3 - 57,8 tạ/ha), thấp nhất khi cấy CT3 đạt 57,8 tạ/ha tuy nhiên sai khác năng suất không có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%. Tóm lại: Thời vụ không ảnh hưởng nhiều đến khả năng chống chịu sâu bệnh của giống SHPT15 tại các vùng nhiễn mặn của tỉnh Thanh Hóa. Qua kết quả nghiên cứu thời vụ gieo cấy của giống SHPT15 trong năm 2019 cho thấy, giống SHPT15 là giống có thời gian sinh trưởng ngắn (119-125 ngày vụ đông xuân, 100- 105 ngày trong vụ hè thu) phù hợp khi cấy ở cả vụ đông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_mot_so_bien_phap_ky_thuat_nang_cao_hieu_q.pdf
  • pdf2. TOM TAT luan an Thao (Englis).pdf
  • pdf3.TOM TAT LUAN AN THAO (TV).pdf
  • pdf4. Thong tin LA THAO (TV).pdf
  • pdf5. Thông tin TA LA THAO (TA).pdf
  • doc6. Trang thong tin LA Thao (TV).doc
  • doc7. Trang thong tin LA Thao (ENG).doc
  • pdfQĐ cấp Viện Đỗ Thị Thảo.pdf
Tài liệu liên quan