Luận án Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng rau đắng đất (glinus oppositifolius (l.) dc.) tại đồng bằng sông Hồng

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan . i

Lời cảm ơn.ii

Mục lục .iii

Danh mục chữ viết tắt. vi

Danh mục bảng .vii

Danh mục hình. x

Trích yếu luận án . xi

Thesis abstract.xiii

Phần 1. Mở đầu . 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát. 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể. 3

1.3. Phạm vi nghiên cứu. 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu. 3

1.3.2. Thời gian nghiên cứu. 3

1.3.3. Địa điểm nghiên cứu . 3

1.4. Những đóng góp mới của luận án . 3

1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 4

1.5.1. Ý nghĩa khoa học. 4

1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn . 4

Phần 2. Tổng quan tài liệu . 5

2.1. Giới thiệu về cây rau đắng đất. 5

2.1.1. Vị trí phân loại. 5

2.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố. 5

2.1.3. Thành phần hóa học và giá trị sử dụng cây rau đắng đất . 8

2.1.4. Yêu cầu sinh thái cây rau đắng đất. 11iv

2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dược liệu rau đắng đất . 13

2.2.1. Trên thế giới . 13

2.2.2. Tại việt Nam. 13

2.3. Một số kết quả nghiên cứu về biện pháp nhân giống và kỹ thuật trồng

cây rau đắng đất. 15

2.3.1. Kết quả nghiên cứu biện pháp nhân giống một số cây dược liệu. 15

2.3.2. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây dược liệu . 21

2.3.3. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp nhân giống và trồng rau đắng đất . 29

2.4. Nhận xét chung rút ra từ tổng quan nghiên cứu . 32

Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu. 33

3.1. Vật liệu nghiên cứu . 33

3.2. Nội dung nghiên cứu . 34

3.2.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống rau đắng đất . 34

3.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống rau đắng đất . 34

3.2.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng (thời vụ, mật độ, phân bón,

che sáng) và kỹ thuật thu hái (thời điểm thu hái và bộ phận thu hái) rau

đắng đất . 35

3.2.4. Xây dựng mô hình áp dụng quy trình cải tiến trồng rau đắng đất. 35

3.3. Phương pháp nghiên cứu. 35

3.3.1. Phương pháp nghiên cứu các thí nghiệm . 35

3.3.2. Điều kiện trong phòng thí nghiệm và vườn ươm . 45

3.3.3. Phương pháp tiến hành theo dõi và các chỉ tiêu theo dõi. 45

3.3.4. Phương pháp xử lí số liệu. 49

Phần 4. Kết quả nghiên cứu. 51

4.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống rau đắng đất . 51

4.1.1. Nghiên cứu đánh giá một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái . 51

4.1.2. Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo giải phẫu (rễ, thân, lá) các mẫu giống rau

đắng đất . 57

4.1.3. Giám định tên khoa học 5 mẫu giống rau đắng đất. 62

pdf189 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng rau đắng đất (glinus oppositifolius (l.) dc.) tại đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khỏe, bộ lá và cành xanh tốt Qua bảng 4.25 cho thấy, tỷ lệ cây xuất vườn ở 5 công thức đạt trên 73,33%, công thức sử dụng giá thể 100% mụn xơ dừa tỷ lệ cây xuất vườn đạt cao nhất (86,67%) sau 25 ngày ra cây, thấp nhất là sử dụng giá thể 100% đất (CT1) đạt 73,33% sau 40 ngày ra cây, các công thức còn lại ở mức khá (80 - 83,33%). Chất lượng cây con được thể hiện qua các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao, số cành cấp 1, số lá và số rễ/cây trong giai đoạn vườn ươm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên nền giá thể là 100% mụn xơ dừa (CT2) cây con sinh trưởng tốt với chiều cao cây đạt 10,29 cm, số rễ đạt 14,27 rễ và bộ lá phát triển xanh tốt, số cành cấp 1 vượt trội hơn các giá thể còn lại, đạt 45,90 lá/cây và 3,20 cành cấp 1, thấp nhất là giá thể 100% đất phù sa (CT1) tại thời điểm 40 ngày sau trồng. 4.2.3. Ảnh hƣởng của các phƣơng thức nhân giống đến sinh trƣởng, phát triển và năng suất, chất lƣợng cây rau đắng đất 4.2.3.1. Ảnh hưởng của các phương thức nhân giống đến sinh trưởng phát triển của cây rau đắng đất Qua bảng 4.26 cho thấy, các phương thức nhân giống khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ xuất vườn và thời gian trong vườn ươm của cây rau đắng đất. 85 Phương thức gieo hạt, tỷ lệ cây xuất vườn thấp nhất trong 3 phương thức (65,17%) sau 47 ngày gieo, phương thức giâm cành đạt tỷ lệ xuất vườn đạt 85,1% và thời gian trong vườn ươm ngắn nhất (20 ngày sau giâm), cao nhất là cây in vitro tỷ lệ cây xuất vườn đạt 86,67%, thời gian trong vườn ươm là 25 ngày. Bảng 4.26. Ảnh hƣởng của các phƣơng thức nhân giống đến tỷ lệ xuất vƣờn và thời gian sinh trƣởng của cây rau đắng đất CT Tỷ lệ cây xuất vƣờn (%) Thời gian trong vƣờn ƣơm (ngày) Thời gian trồng đến ra hoa (ngày) Thời gian trồng đến ra quả đợt 1 (ngày) Thời gian từ gieo trồng - thu hoạch (ngày) CT1 (Đ/C) 65,17 47 45 57 145 CT2 86,67 25 47 59 157 CT3 85,10 20 25 37 120 LSD0,05 5,66 CV (%) 3,3 Chú giải: CT1: Phương thức nhân giống bằng hạt; CT2: Phương thức nhân giống bằng nuôi cấy in vitro; CT3: Phương thức nhân giống giâm cành Thời gian từ sau trồng đến ra hoa ở phương thức giâm cành là 25 ngày, với phương thức nhân giống bằng gieo hạt (CT1) là 45 ngày và nuôi cấy in vitro (CT2) là 47 ngày. Thời gian từ gieo/trồng đến thu hoạch của 3 công thức cũng cho thấy có sự khác nhau, với phương thức giâm cành là ngắn nhất (120 ngày), tiếp đến là phương thức gieo hạt là 145 ngày và gian sinh trưởng dài nhất là cây nuôi cấy mô (157 ngày). Bảng 4.27. Ảnh hƣởng của các phƣơng thức nhân giống đến sinh trƣởng, phát triển của cây rau đắng đất CT Chiều dài rễ (cm) Đƣờng kính rễ (mm) Đƣờng kính thân (mm) Tổng số cành các cấp (cành/cây) Đƣờng kính tán (cm) Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) CT1 (Đ/C) 24,45 4,27 4,30 76,74 144,60 2,05 0,85 CT2 24,32 4,13 4,43 96,27 152,55 2,53 1,07 CT3 18,86 3,76 4,00 65,56 115,55 1,75 0,75 LSD0,05 1,45 0,26 0,29 5,83 11,99 0,13 0,06 CV (%) 3,0 3,0 3,3 4,1 3,6 5,7 3,2 Chú giải: CT1: Phương thức nhân giống bằng hạt; CT2: Phương thức nhân giống bằng nuôi cấy in vitro; CT3: Phương thức nhân giống giâm cành Qua bảng 4.27 cho thấy, các phương thức nhân giống khác nhau cho thấy sự khác nhau về các chỉ tiêu sinh trưởng. Chiều dài rễ của nhân giống bằng gieo hạt và 86 nuôi cấy in vitro như nhau (cây in vitro là 24,32 cm, cây gieo hạt là 24,45 cm) và kết quả chiều dài rễ của cây giâm cành thấp nhất (18,86 cm), tương tự với đường kính rễ của phương thức giâm cành cũng có kính thước nhỏ nhất (3,76 mm), phương thức gieo hạt đường kính lớn nhất (đạt 4,27 mm) nhưng không sai khác với phương thức nuôi cấy in vitro (4,13 mm) với LSD0,05 = 0,26.. Chỉ tiêu thân, lá thì phương thức nhân giống bằng nuôi cấy in vitro lại cho kết quả tối ưu hơn với tổng số cành các cấp là lớn nhất đạt 96,27 cành/cây, đường kính tán đạt 152,55 cm, kích thước lá lớn nhất (chiều dài lá đạt 2,53 cm, chiều rộng lá đạt 1,07 cm), tiếp đến là phương thức nhân giống bằng hạt có tổng số cành các cấp đạt 76,74 cành/cây, đường kính tán đạt 144,60 cm và chiều dài lá 2,05 cm, chiều rộng lá 0,85 cm. Thấp nhất là phương thức giâm cành với tổng số cành các cấp là 65,56 cành/cây và đường kính tán đạt 115,55 cm và chiều dài lá 1,75 cm, đường kính lá 0,75 cm. Bảng 4.28. Ảnh hƣởng của các phƣơng thức nhân giống đến năng suất và chất lƣợng dƣợc liệu trong cây rau đắng đất CT NSCT (g/cây) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) Hàm lƣợng hoạt chất Năng suất hoạt chất saponin tổng số % flavonoid tổng số % saponin Kg/ha flavonoid Kg/ha CT1 (Đ/C) 14,85 2,23 2,02 2,32 1,77 46,86 35,75 CT2 15,67 2,35 2,14 2,36 1,88 50,50 40,23 CT3 12,74 1,91 1,87 2,30 1,75 43,01 32,72 LSD0,05 1,83 0,12 0,12 2,10 2,05 CV (%) 4,1 3,6 4,0 4,6 5,2 Chú giải: CT1: Phương thức nhân giống bằng hạt; CT2: Phương thức nhân giống bằng nuôi cấy in vitro; CT3: Phương thức nhân giống giâm cành Bảng 4.28 cho thấy, các phương thức nhân giống khác nhau đã ảnh hưởng tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây rau đắng đất. CT2- cây in vitro cho kết quả cao nhất (NSCT 15,67 g/cây, NSLT là 2,35 tấn/ha và NSTT đạt 2,14 tấn/ha) tiếp đến là CT1 - cây gieo hạt (NSCT đạt 14,85 g/cây, NSLT là 2,23 tấn/ha và NSTT đạt 2,02 tấn/ha), cả 2 phương thức này đều cho kết quả cao hơn CT3 - cây giâm cành (NSCT là 12,74 g/cây, NSLT là 1,91 tấn/ha và NSTT đạt 1,87 tấn/ha), sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Hàm lượng saponin tổng số trong cây rau đắng đất tại thời điểm thu hoạch của 3 phương thức nhân giống không có sự sai khác ở mức độ tin cậy 95% (CT1 đạt 2,32%, CT2 đạt 2,36% và CT2 đạt 2,30%), nhưng hàm lượng flavonoid giữa CT2 (1,88%) cao hơn 2 công thức còn lại (CT1 - 1,77%, CT3 -1,75%). Kết quả 87 năng suất hoạt chất thu được ở 3 phương thức cũng có sự khác nhau, CT2 năng suất lớn nhất (saponin là 50,50 kg/ ha, flavonoid là 40,23 kg/ha), tiếp đến là CT1 (saponin là 46,86 kg/ ha, flavonoid là 35,75 kg/ha) và thấp nhất là CT3 (saponin là 43,01 kg/ ha, flavonoid là 32,72 kg/ha). Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Liên & cs. (2019) công bố, hàm lượng flavonoid trong cao khô rau đắng đất (1:6,13) là 1,6% (2,619 mg quercetin/1 gam cao khô rau đắng đất), như vậy hàm lượng hoạt chất trong cây rau đắng đất ở 3 phương thức nhân giống đều đảm bảo chất lượng cho sản xuất nguyên liệu dược. Như vậy, rau đắng đất có thể nhân giống hữu tính (bằng hạt), nhân giống bằng giâm cành và nuôi cấy in vitro, tuy nhiên giữa 3 phương pháp nhân có một số đặc điểm khác biệt thể hiện qua bảng 4.29. Bảng 4.29. Một số đặc điểm chính của các phƣơng thức nhân giống Phƣơng thức nhân Nhân giống hữu tính (bằng hạt) Nhân giống bằng cành giâm Nhân giống bằng phƣơng pháp in vitro Kỹ thuật nhân Đơn giản, dễ thực hiện Khá đơn giản, trong nhà ươm có mái che Khá phức tạp, trang thiết bị tiên tiến, trong phòng nhân nuôi Mùa vụ - Vụ Xuân: gieo hạt tháng 2 và thu hạt tháng 7 - Vụ Hè Thu: gieo hạt tháng 7 và thu hạt vào tháng 11. Quang năm Quanh năm Vật liệu trong nhân giống - Hạt tươi, hạt vừa thu hoạch (không chủ động nguồn giống) - Hạt qua bảo quản: ngâm 5h trong nước ấm (40oC) Cành bánh tẻ Chồi ngọn Tỷ lệ cây xuất vườn (%) 65,17 (Vật liệu là hạt qua bảo quản) 85,10 86,67 Thời gian trong vườn ươm (ngày) 47 20 25 Thời gian thu hoạch (ngày) 145 120 157 Năng suất thực thu (tấn/ha) 2,02 2,14 1,87 Saponin tổng số (%) 2,32 2,30 2,36 Flavonoid tổng số (%) 1,77 1,75 1,88 88 Từ những kết quả nghiên cứu cho thấy, rau đắng đất có thể sử dụng cả 3 phương thức (nhân giống bằng hạt, giâm cành và nuôi cấy in vitro) để nhân giống. Phương thức nhân giống bằng hạt kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng, hiệu quả hơn 2 phương thức còn lại (giâm cành và nuôi cấy in vitro) khi sử dụng hạt tươi, hạt vừa thu hoạch (tỷ lệ mọc mầm đạt 90,10%, mọc mầm sau 5 ngày gieo). Tuy nhiên, hạt rau đắng đất đã qua bảo quản, thời gian lưu giữ càng dài thì tỷ lệ mọc mầm càng giảm, thời gian mọc kéo dài ảnh hưởng tới chất lượng cây giống. Để chủ động và đáp ứng kịp thời nguồn giống chất lượng cho sản xuất, áp dụng biện pháp nhân giống vô tính (nguồn cây giống từ giâm cành và nuôi cấy in vitro) là phù hợp và cho hiệu quả tốt hơn phương thức nhân giống từ hạt. 4.3. NỘI DUNG 3: CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG RAU ĐẮNG ĐẤT 4.3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến sinh trƣởng, phát triển, năng suất cây rau đắng đất Rau đắng đất là cây có khả năng thích nghi ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Tuy nhiên qua các tài liệu công bố, cây ưa điều kiện ấm và ẩm (Ninh Thị Phíp & cs., 2014; Sukhorukov & cs., 2021; Sulakshana & Raju., 2018). Việc xác định đúng thời vụ gieo trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu cụ thể ở Hà Nội và phụ cận là rất quan trọng, tạo điều kiện cho cây rau đắng đất sinh trưởng phát triển thuận lợi ở từng thời kỳ, đạt năng suất cao, chất lượng tốt. 4.3.1.1. Diễn biến thời tiết khí hậu của Hà Nội trong 5 năm (từ 1/ 2017- 12/2021) Hà Nội mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 trong năm (18,5oC), rồi tăng dần từ tháng 2 đến tháng 6 (cao nhất trong năm, 31,3oC) và lại giảm dần đến tháng 12 (19oC). Lượng mưa trung bình tháng 1, tháng 2 và tháng 11, 12 thấp, thấp nhất là tháng 2 (29 mm). Từ tháng 3 - tháng 10 lượng mưa có xu thế tăng, mưa lớn tập trung trong 3 tháng 7,8,9 (tháng 8 có lượng mưa trung bình lớn nhất, 348 mm), sang tháng 11 và 12 thì lượng mưa giảm đi rất nhiều, lượng mưa trung bình tháng 11 là 32 mm và tháng 12 là 34 mm. Xét về độ ẩm của khu vực cho thấy các tháng không chênh lệch nhau nhiều trong khoảng 73 - 83%, độ ẩm >80% ở các tháng 3,4 và tháng 8, 3 tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 6 (73%), 11 và tháng 12 (74%). Tổng số giờ nắng cao (>100 giờ) vào các tháng 5, 6, 7 và tháng 8, thấp nhất là tháng 1, 2, 3 (bảng 4.30). Rau đắng đất là cây phân bố vùng nhiệt đới, ưa khí hậu ấm và ẩm, nhiệt độ tối ưu cho cây sinh trưởng phát triển trong khoảng 25 - 30 oC. Vì vậy, việc gieo 89 trồng bố trí hợp lý nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng thiên nhiên ưu đãi tạo điều kiện cây sinh trưởng phát triển tốt nhất ở từng thời kỳ sinh trưởng cho năng suất cao và chất lượng tốt. Bảng 4.30. Thời tiết khí hậu trung bình trong 5 năm của Hà Nội (từ 1/2017 đến 12/2021) Tháng Nhiệt độ TB (°C) Tổng lƣợng mƣa (mm) Độ ẩm TB (%) Tổng số giờ nắng 1 18,5 52 78 58,0 2 20,1 29 78 60,2 3 22,6 80 83 54,6 4 25,0 88 82 71,8 5 29,1 133 78 162,2 6 31,3 197 73 147,2 7 30,7 276 76 143,6 8 29,7 348 80 106,5 9 29,2 204 78 99,3 10 25,9 171 76 97,5 11 23,6 32 74 92,5 12 19,0 34 74 77,3 Nguồn: Tạp chí Khí tượng thủy văn năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021 4.3.1.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây rau đắng đất Tác giả Kumar & cs. (2011), cho rằng bên cạnh kiểu gen tốt, điều kiện cần và đủ để tạo cho cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt phải kể đến các yếu tố thời vụ. Thời vụ khác nhau chính là nhiệt độ, lượng mưa và ánh sáng khác nhau, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển, năng suất cây trồng. Thời vụ trồng thích hợp cho phép cây trồng được sinh trưởng phát triển trong điều kiện tốt nhất về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và cho năng suất cao nhất và ngược lại. a. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến thời gian sinh trưởng, phát triển của cây rau đắng đất Hạt rau đắng đất rất nhỏ dễ bị vùi sâu và rửa trôi, để hạt rau đắng đất mọc mầm thuận lợi tránh thất thoát hạt và đảm bảo mật độ trồng, hạt rau đắng đất được gieo trong vườn ươm - khu nhà lưới có mái che, cây đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất vườn tiến hành trồng ra ngoài vườn sản xuất. 90 Bảng 4.31. Ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến thời gian sinh trƣởng phát triển cây rau đắng đất trong năm 2018 ĐVT: ngày Công thức Gieo - mọc Gieo - ra hoa Gieo - quả chín đợt 1 Gieo - thu hoạch Xuân TV1: 14/1 15 96 109 165 TV2: 28/1 15 90 107 159 TV3: 14/2 13 93 106 152 TV4: 28/2 10 92 106 152 TV5: 15/3 11 86 104 148 TV6: 30/3 11 80 104 148 Hè Thu TV7: 15/6 13 67 81 133 TV8: 30/6 13 66 79 135 TV9: 15/7 12 66 80 135 TV10: 30/7 12 67 81 134 TV11: 14/8 12 63 76 126 TV12: 29/8 10 64 78 120 Qua bảng 4.31 cho thấy, khi gieo hạt rau đắng đất vào vụ Xuân, thời gian mọc mầm của hạt rau đắng đất dao động từ 10-15 ngày, thời vụ 4,5,6 (gieo vào cuối tháng 2 đến cuối tháng 3) có thời gian mọc mầm dao động từ 10 ngày đến 11 ngày, ngắn hơn so với thời vụ gieo vào tháng 1 (15 ngày). Sang Hè Thu, thời gian mọc mầm dao động từ 10- 13 ngày, TV12 thời gian mọc sớm nhất (10 ngày), nhưng không sai khác với các thời vụ còn lại. Đối chiếu với bảng diễn biến khí hậu thời tiết (bảng 4.30) cho thấy, tháng 1 (TV1 và TV2) có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm, có thể là nguyên nhân chính ảnh hưởng tới thời gian mọc mầm của cây rau đắng đất trong cùng điều kiện nhà lưới có mái che. Sau khi trồng ra vườn thí nghiệm, thời gian từ gieo đến ra hoa ở vụ Xuân (dao động từ 80 - 96 ngày), vụ Hè Thu (63 - 67 ngày) và thời gian từ gieo đến quả chín đợt 1 vụ Xuân cũng kéo dài hơn so với vụ Hè Thu. Thời gian thu hoạch của cây rau đắng đất trong vụ Xuân (gieo từ tháng 15/1- 30/3), dao động từ 148 ngày - 165 ngày, dài nhất là TV1 (165 ngày) tiếp đến là TV2 (159 ngày), TV3, TV4 (152 ngày), TV5 và TV6 (148 ngày). Vụ Hè Thu (gieo từ 15/6- 29/8), thời gian thu hoạch lại rút ngắn hơn rất nhiều so với vụ Xuân, dao động từ 120 ngày (TV12) đến 135 (TV8, TV9). 91 Vào vụ Xuân, thời gian đầu sinh trưởng phát triển của cây có nền nhiệt độ, số giờ nắng trong ngày thấp (bảng 4.30) làm chậm quá trình sinh trưởng phát triển của cây, nhất là thời kỳ ra hoa và đậu quả. Ngược lại, vụ Hè Thu có nhiệt độ và số giờ nắng cao hơn làm cây sớm ra hoa đậu quả và cây rau đắng đất già hóa nhanh. b. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng thân, cành cây rau đắng đất Rau đắng đất là cây mọc lan tỏa, khả năng phân cành mạnh (Đỗ Huy Bích & cs., 2006; Võ Văn Chi, 2004). Vì vậy, một trong các chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của cây chính là thân cành (khả năng ra cành các cấp, đường kính tán cây). Kết quả bảng 4.32 cho thấy, giữa các công thức gieo trồng vụ Xuân số lượng cành cấp 1 biến động không nhiều (dao động từ 13 cành/cây đến 16,13 cành/cây), TV4 có số lượng cành cấp 1 lớn nhất (16,13 cành/cây) tiếp đến là TV3 (16 cành/cây), TV1, TV2 và TV6 có số lượng cành cấp 1 thấp hơn. Tuy nhiên, khi bước vào thời kỳ trưởng thành, khả năng ra cành mạnh, giữa các công thức đã sai khác, tổng số cành cấp 2 dao động từ 23,47 cành/cây (TV1) - 35,87 cành/cây (TV3). Tương tự, số cành cấp 3,4 và cành cấp 5 cũng có sự chênh lệch giữa các công thức với TV3 là lớn nhất, thấp nhất là TV1 và TV6. Vì vậy, tổng số lượng cành các cấp giữa các thời vụ đã có sự khác nhau, với TV3 có tổng lượng cành các cấp cao nhất (148,94 cành/cây), tiếp đến là TV4 (đạt 144,14 cành/cây) và thấp nhất là TV6 (103,79 cành/cây). Tương tự, đường kính tán đo được tại thời điểm thu hoạch ở TV3 là lớn nhất với 135,7 cm, thấp nhất là TV6 (đạt 105,7 cm) và TV1 (109,20 cm). Vụ Hè Thu, TV12 có số lượng cành cấp 1 lớn nhất (10,32 cành/cây) nhưng khả năng ra cành các cấp khi cây bắt đầu vào thời kỳ sinh trưởng phát triển mạnh (từ cành cấp 2 đến cành cấp 5) của TV12 kém nhất. Vì vậy, TV12 có tổng số cành các cấp (48,12 cành/cây) và đường kính tán (76,6 cm) là thấp nhất thấp nhất trong vụ Hè Thu, trong khi đó TV9 thời gian đầu có tổng số cành cấp 1 là 8,2 cành/cây (thấp hơn TV12), tuy nhiên tổng số cành các cấp TV9 cho kết quả cao nhất (95,87 cành/cây) và đường kính tán đạt 108,2 cm, tiếp đến là TV10 cho tổng số cành (83,26 cành/cây) và đường kính tán (102,5 cm). Khi so sánh giữa 2 thời vụ (Vụ Xuân và vụ Hè Thu) kết quả cho thấy khả năng phát triển thân cành cây rau đắng đất ở vụ Xuân tốt hơn so vụ Hè Thu. Ở vụ Xuân, tổng số cành các cấp đạt cao nhất là 148,94 cành/cây, đường kính tán đạt 92 135,70 cm (TV3), cây ra cành cấp 5 ở tất cả các công thức gieo trong vụ Xuân. Trong khi đó ở vụ Hè Thu, tổng số cành các cấp đạt tối đa là 95,87 cành/cây, đường kính tán là 108,20 cm (TV9) và ở hầu hết các công thức (TV10, TV11 và TV12) không xuất hiện số cành cấp 5. Bảng 4.32. Ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến sinh trƣởng thân cành cây rau đắng đất Công thức Số lƣợng cành các cấp (cành/cây) Tổng số cành các cấp Đƣờng kính tán Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5 (cành/cây) (cm) Vụ Xuân TV1: 14/1 13,53 23,47 44,07 26,07 7,93 119,53 109,20 TV2: 28/1 13,00 27,93 54,47 31,07 9,33 131,34 120,06 TV3: 14/2 16,00 35,87 50,67 36,73 9,67 148,94 135,70 TV4: 28/2 16,13 30,87 54,47 33,40 9,27 144,14 129,97 TV5: 15/3 15,00 27,93 44,33 27,47 7,40 115,73 119,20 TV6: 30/3 13,53 29,33 34,13 26,80 6,27 103,79 105,70 LSD 0,05 0,82 2,69 4,15 3,46 1,53 14,28 8,09 CV (%) 6,5 7,8 3,6 3,9 6,6 8,75 9,72 Vụ Hè Thu TV7: 15/6 6,86 20,33 22,80 19,80 1,00 70,79 85,70 TV8: 30/6 6,07 21,73 26,60 20,87 2,67 77,94 95,90 TV9: 15/7 8,20 27,20 32,13 25,67 2,67 95,87 108,20 TV10: 30/7 7,53 25,07 30,53 20,13 0 83,26 102,50 TV11: 14/8 7,13 18,53 17,07 12,00 0 54,73 79,70 TV12: 29/8 10,32 16,8 10,80 10,20 0 48,12 76,60 LSD 0,05 0,61 2,26 1,69 1,64 6,24 7,04 CV (%) 4,4 5,7 4,0 5,0 4,8 4,2 c. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất của cây rau đắng đất Theo Nguyên Minh Khởi & cs. (2013), thời vụ là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng đặc biệt với cây thuốc, sớm hay muộn 15 ngày về thời vụ có thể làm năng suất giảm tới 30 - 40%. Kết quả bảng 4.33 cho thấy, thời vụ có ảnh hưởng đến năng suất của cây rau đắng đất. Vụ Xuân, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất rau đắng đất có xu hướng tăng dần từ TV1 đến TV3 và giảm dần từ TV4 - TV6. Trong đó, TV3 (NSCT đạt 18,61 g/cây, NSLT là 2,79 tấn/ha và NSTT là 2,54 tấn/ha) và 93 TV4 (NSCT đạt 18,54 g/cây, NSLT là 2,78 tấn/ha và NSTT là 2,50 tấn/ha) là 2 vụ đạt năng suất cao nhất. Kết quả cho thấy không có sự sai khác giữa TV3 và TV4 không có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%. Năng suất thu được thấp nhất là TV1 (NSCT 12,29 g/cây, NSLT là 1,84 tấn/ha và NSTT là 1,57 tấn/ha). Sang vụ Hè Thu, năng suất cũng có biến động tương tự, khi tăng dần từ đầu vụ Hè (TV7) đến TV9 đạt năng suất cao nhất (NSCT là 15,32 g/cây, NSLT là 2,29 tấn/ha và NSTT là 1,76 tấn/ha) và TV10 (NSCT là 15,09 g/cây, NSLT đạt 2,26 tấn/ha và NSTT đạt 1,72 tấn/ha), TV9 và TV10 không sai khác ở mức tin cậy 95%, TV12 đạt năng suất thấp nhất trong năm (NSCT 9,67 g/cây, NSLT là 1,45 tấn/ha và NSTT là 1,23 tấn/ha). Bảng 4.33. Ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến năng suất rau đắng đất Công thức NSCT (g/cây) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) Vụ Xuân TV1: 14/1 12,29 1,84 1,57 TV2: 28/1 15,21 2,28 1,94 TV3: 14/2 18,61 2,79 2,54 TV4: 28/2 18,54 2,78 2,50 TV5: 15/3 15,92 2,39 2,03 TV6: 30/3 14,22 2,13 1,81 LSD 0,05 1,21 0,13 CV (%) 4,2 3,6 Vụ Hè Thu TV7: 15/6 12,57 1,88 1,52 TV8: 30/6 14,19 2,12 1,59 TV9: 15/7 15,32 2,29 1,76 TV10: 30/7 15,09 2,26 1,72 TV11: 14/8 11,62 1,74 1,47 TV12: 29/8 9,67 1,45 1,23 LSD 0,05 1,08 0,11 CV (%) 4,5 3,9 Như vậy, vụ Xuân (từ 14/2-28/2) là thời điểm gieo trồng cây rau đắng đất tốt nhất. Gieo hạt quá sớm (tháng 1) làm ảnh hưởng tới tỷ lệ mọc mầm của hạt và làm chậm quá trình sinh trưởng của cây ở giai đoạn đầu sinh trưởng (do 94 nhiệt độ và ánh sáng yếu), nếu gieo muộn (cuối tháng 3) gặp bất lợi ở giai đoạn thu hoạch và làm giảm năng suất dược liệu của cây rau đắng đất. Vụ Hè Thu, nên gieo vào cuối tháng 7 (15/7 -30/7) kết hợp với các giải pháp kỹ thuật như gieo hạt trong vườn ươm, làm giàn che trên đồng ruộng giúp hạn chế hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuất hiện ở Miền Bắc (nắng nóng tháng 6, mưa bão nhiều vào tháng 8) làm ảnh hưởng tới tỷ lệ mọc mầm và chất lượng cây con khi trồng ngoài vườn sản xuất. Nhưng gieo hạt quá muộn (từ cuối tháng 8 trở đi), cây bước vào thời kỳ phát triển mạnh về thân lá gặp điều kiện nhiệt độ, cường độ ánh sáng giảm làm cây sớm ra hoa đậu quả, quá trình già hóa nhanh và ảnh hưởng tới năng suất rau đắng đất. So sánh giữa 2 vụ trồng, cây rau đắng đất gieo trồng tại Gia Lâm - Hà Nội vào vụ Xuân, cây sinh trưởng phát triển tốt và đạt năng suất cao hơn vụ Hè Thu. Kết quả này phù hợp với công bố của Trần Trung Nghĩa (2018) khi nghiên cứu về thời vụ gieo trồng của cây rau đắng đất tại Thanh Hóa. 4.3.2. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến sinh trƣởng, phát triển, năng suất cây rau đắng đất 4.3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển cây rau đắng đất ở 2 vụ trồng (Xuân và Hè Thu) Sinh trưởng và phát triển của cây cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong số yếu tố đó chính là mật độ trồng của cây. Cũng tương tự như các cây trồng khác, đối với cây rau đắng đất yếu tố mật độ có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây ở 2 thời vụ trồng. Kết quả thể hiện qua bảng 4.33. Qua bảng 4.34 cho thấy, ở vụ Xuân, khi tăng mật độ từ M1 đến M5, thời gian sinh trưởng của cây giảm từ 154 ngày (M1) xuống 144 ngày (M5) và tổng số cành giảm từ 137,16 cành (M1) xuống 58,74 cành (M5). Sai khác về tổng số cành giữa M4 và M5 không có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy là 95%. Tương tự, với đường kính tán ở M1 cao nhất (150,99 cm) tiếp đến là M2 (134,67 cm), thấp nhất là M5 (68,24 cm). Chỉ số SPAD giảm dần khi tăng mật độ trồng, công thức M1 chỉ số SPAD đạt cao nhất (48,8), M2 đạt 46,9 và giảm xuống thấp nhất ở M4 (40,8) và M5 (40,9). Điều kiện khí hậu thời tiết vụ Xuân rất thuận lợi cho cây rau đắng đất sinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên, cây có đặc điểm phân cành mạnh, thân bò lan, đường kính tán rộng, việc tăng mật độ trồng làm tăng cạnh tranh về ánh sáng, dinh dưỡng giữa các cá thể trong quần thể, là nguyên nhân tác động đến khả năng sinh trưởng, phát triển rau đắng đất và sự già hóa của cây rau đắng đất. Kết quả 95 nghiên cứu phù hợp với công bố trước của tác giả Trần Trung Nghĩa & cs. (2018) khi nghiên cứu về mật độ trồng cây rau đắng đất tại Thanh Hóa cũng chỉ ra, ở khoảng cách trồng dày (10 cm x 10 cm) có tổng số cành đạt thấp nhất (60,5 cành/cây) và số cành cao nhất (65,8 cành/cây) ở khoảng cách trồng thưa (10 cm x 20 cm). Bảng 4.34. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến sinh trƣởng phát triển cây rau đắng đất CTTD CT Thời gian sinh trƣởng (ngày) Tổng số cành các cấp (cành) Đƣờng kính tán (cm) Chỉ số SPAD Vụ Xuân M1: 10 cây/m2 154 137,16 150,99 48,8 M2: 15 cây/m2 150 110,87 134,67 46,9 M3: 35 cây/m2 148 85,23 91,97 42,5 M4: 65 cây/m2 146 62,16 86,36 40,8 M5: 100 cây/m2 144 58,74 68,24 40,9 LSD0.05 7,05 10,52 3,96 CV (%) 5,3 5,2 4,8 Vụ Hè Thu M1: 10 cây/m2 125 95,44 118,75 42,34 M2: 15 cây/m2 122 82,31 102,12 45,60 M3: 35 cây/m2 120 68,00 84,56 46,80 M4: 65 cây/m2 120 61,05 82,17 42,40 M5: 100 cây/m2 117 56,39 62,25 40,45 LSD0.05 6,73 8,20 4,78 CV (%) 4,9 4,8 5,4 Vụ Hè thu, mật độ trồng rau đắng đất cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của cây, tuy nhiên sự chênh lệch ở các công thức không nhiều bằng vụ Xuân. Cụ thể, thời gian sinh trưởng của cây ở công thức M1 là 125 ngày (dài nhất) - M5 là 117 ngày (ngắn nhất), nhưng thời gian sinh trưởng ở các công thức chênh lệch không nhiều. Các chỉ tiêu phát triển của cây như tổng số cành các cấp, đường kính tán cũng giảm dần khi tăng mật độ trồng từ M1 cao nhất (95,44 cành/ cây, đường kính tán là 118,75 cm) tiếp đến là M2, M3 và M4, thấp nhất M5 (56,39 cành/cây và đường kính tán là 62,25 cm). Chỉ số SPAD cho kết quả cao nhất là công thức M3 (46,80), M2 (45,60) và thấp nhất là M5(40,45). Chỉ số 96 SPAD thể hiện mức độ diệp lục và khả năng tổng hợp của cây trồng, chỉ số SPAD càng cao tức là mức độ tổng hợp chất hữu cơ càng lớn. 4.3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất rau đắng đất Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng mật độ đến năng suất rau đắng đất được thể hiện qua bảng 4.35. Bảng 4.35. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến năng suất rau đắng đất CTTD CT NSCT (gam/cây) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) Vụ Xuân M1: 10 cây/m2 19,73 1,97 1,60 M2: 15 cây/m2 18,86 2,83 2,51 M3: 35 cây/m2 8,02 2,81 2,30 M4: 65 cây/m2 4,24 2,76 1,92 M5: 100 cây/m2 2,56 2,56 1,87 LSD0,05 0,99 0,20 CV (%) 4,9 5,1 Vụ Hè Thu M1: 10 cây/m2 13,53 1,35 1,16 M2: 15 cây/m2 12,33 1,85 1,58 M3: 35 cây/m2 7,21 2,52 2,09 M4: 65 cây/m2 3,52 2,28 1,81 M5: 100 cây/m2 2,12 2,12 1,74 LSD0,05 0,66 0,15 CV (%) 4,3 4,7 Vụ Xuân, khi tăng mật độ gieo trồng, NSCT có xu hướng giảm. Cụ thể, NSCT thấp nhất (2,56 g/cây) được quan sát ở mật độ M5 (100 cây/m2) trong khi đó NSCT cao nhất nhất (19,73 g/cây) ở mật độ M1 (10 cây/m2). Tuy NSCT của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_mot_so_bien_phap_ky_thuat_nhan_giong_va_t.pdf
  • pdf2022_10_12_5808_22_TLHD cap Hoc vien_Vu Thi Hoai.PDF
  • pdfKGCT_TTLA_Vu Thi Hoai.pdf
  • docTTT_Vu Thi Hoai.doc
  • pdfTTT_Vu Thi Hoai.pdf
Tài liệu liên quan