LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN .ii
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .vii
DANH MỤC CÁC BẢNG.viii
DANH MỤC CÁC HÌNH.xi
MỞ ĐẦU. 1
1. Tính cấp thiết. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2
3.1. Ý nghĩa khoa học . 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn. 3
4. Những đóng góp mới của luận án . 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4
1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè, dự báo xu hướng tiêu thụ chè trên thế
giới và ở Việt Nam. 4
1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới. 4
1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam . 9
1.1.3. Dự báo xu hướng thị trường chè . 10
1.2. Yêu cầu sinh thái và kỹ thuật canh tác cây chè. 14
1.2.1. Yêu cầu sinh thái của cây chè . 14
1.2.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn tỉnh Phú Thọ . 15
175 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân trên giống chè Kim Tuyên tại tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hời vụ đốn ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và khối lượng đốn của
chè.
Sinh trưởng búp phản ánh tiềm năng năng suất cây chè. Cây bật mầm
nhanh có thể tận dụng thời gian cho nhiều lứa hái trong năm, từ đó làm tăng
năng suất. Kết quả theo dõi khả năng bật mầm của các công thức được thể
hiện ở bảng 3.8:
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các thời vụ đốn trái vụ đến sinh trưởng búp
của nương chè Kim Tuyên sản xuất vụ Đông Xuân
Công thức
TGST búp (ngày)
TĐ
bật mầm
TG Đốn
- Bật mầm
Hái
lứa 1
TG đốn -
Hái lứa 1
Hái
lứa cuối
TG thu
hoạch
búp
CT1 (Đ/C) 31/1 52 27/2 79 13/11 259
CT2 2/5 22 30/5 50 3/4 308
CT3 9/10 29 2/12 83 2/9 274
Ghi chú: Số liệu năm 2016
CT1 (Đ/C): Đốn tháng 12; CT2: Đốn tháng 4; CT3: Đốn tháng 9
Trong điều kiện có tưới nước các thời vụ đốn khác nhau có ảnh hưởng
rất lớn đến sinh trưởng của búp chè. Các thời vụ đốn tháng 4 và tháng 9 đều
rút ngắn được thời gian ngủ nghỉ của cây chè đồng thời tác động tích cực đến
sinh trưởng của búp chè khi bật mầm. Thời điểm bật mầm của công thức đốn
tháng 4 là ngắn nhất (22 ngày sau khi đốn) trong khi đó công thức đối chứng
phải sau đốn 52 ngày nương chè mới bật mầm.
72
Ngoài ra, theo dõi cả chu kỳ thu hái trong một năm cho thấy các thời vụ
đốn vào tháng 4 và tháng 9 rút ngắn được thời gian từ bật mầm đến thu hái từ
4 đến 6 ngày, đồng thời kéo dài thời gian thu hoạch búp từ 15 đến 49 ngày so
với đối chứng. Những kết quả trên phù hợp với những kết luận của Lê Tất
Khương (2016) tác giả cũng cho rằng khi đốn tháng 12 thì thời vụ thu hoạch
chè sẽ bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 11 nhưng đốn tháng 4 và
tháng 9 sẽ cho thu hoạch đều trong cả vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân.
3.1.4.2. Ảnh hưởng của các thời vụ đốn trái vụ đến năng suất và yếu tố cấu
thành năng suất của nương chè Kim Tuyên sản xuất vụ Đông Xuân
* Các yếu tố cấu thành năng suất
Mật độ búp: Theo dõi ở vụ Đông xuân cho thấy, mật độ búp ở các công
thức dao động từ 172,6 đến 204,5 búp/m2. Trong đó, công thức đốn tháng 4
có mật độ búp cao nhất và cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy
95% đạt 204,5 búp/m2. Vụ Hè thu, tất cả các công thức thí nghiệm đều có mật
độ búp cao hơn đối chứng ở độ tin cậy 95%. Trong đó mật độ búp cao nhất
đạt 696,3 búp/m2 ở công thức đốn tháng 4.
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của các thời vụ đốn trái vụ đến các yếu tố
cấu thành năng suất của giống chè Kim Tuyên trong vụ Đông xuân
Công thức
Mật độ búp
(búp/m2)
Khối lượng búp
1 tôm 3 lá (g/búp)
Chiều dài búp
1 tôm 3 lá (cm)
Đông
xuân
Hè
thu
Đông
xuân
Hè thu Đông xuân Hè thu
CT1 (Đ/C) 172,6 598,1 0,55 0,59 4,35 5,12
CT2 204,5* 696,3* 0,57ns 0,59ns 4,43ns 5,38ns
CT3 192,5ns 687,4* 0,57ns 0,61ns 4,38ns 5,23ns
LSD0,05 21,16 52,24 0,03 0,06 0,28 1,33
CV(%) 4,9 3,5 9,1 4,1 10,9 11,2
Ghi chú: Số liệu bình quân 3 năm 2014 - 2017
CT1 (Đ/C): Đốn tháng 12; CT2: Đốn tháng 4; CT3: Đốn tháng 9
* Sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%; ns Sai khác không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%
Khối lượng búp 1 tôm 3 lá: Ở vụ Đông Xuân khối lượng búp 1 tôm 3 lá
dao động từ 0,55 - 0,57 g/búp, vụ Hè Thu dao động từ 0,59 - 0,61 g/búp. Tuy
73
nhiên, có thể nhận thấy khối lượng búp 1 tôm 3 lá ở cả hai vụ đều không có
sự khác biệt so với công thức đối chứng ở độ tin cậy 95%.
Với chỉ tiêu chiều dài búp 1 tôm 3 lá: Cũng tương tự như chỉ tiêu khối
lượng búp 1 tôm 3 lá, chiều dài búp 1 tôm 3 lá ở các công thức đốn ở cả hai vụ
Đông xuân và Hè thu đều không sự khác biệt so với công thức đối chứng ở độ
tin cậy 95%. Trong đó, ở vụ Đông Xuân chiều dài búp 1 tôm 3 lá dao động từ
4,35 - 4,43 cm. Vụ Hè Thu chiều dài búp 1 tôm 3 lá dao động từ 5,12 - 5,38 cm.
* Năng suất
Mầm đỉnh nằm ở vị trí trên cùng của cành chè. Khi mầm đỉnh hoạt
động mạnh sẽ ức chế mầm nách và mầm ngủ. Mầm đỉnh không hoạt động liên
tục trong năm mà có sự xen kẽ giữa hoạt động và ngủ nghỉ. Do vậy khi đốn
chè không những hạn chế được sinh trưởng đỉnh mà còn kích thích mầm phát
động để tạo nhiều đợt búp và lá non mới, có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng
năng suất chè.
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các thời vụ đốn trái vụ đến năng suất
của chè Kim Tuyên
Công thức
Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu
NS cả
năm
(tạ)
Số
lứa
NSTB
lứa
(tạ/ha)
NS
vụ
(tạ)
% so
với
cả
năm
Số
lứa
NSTB
lứa
(tạ/ha)
NS
vụ
(tạ)
% so
với cả
năm
CT1 (Đ/C) 1 8,02 8,02 9,22 7 11,28 78,96 90,78 86,98
CT2 3 9,21* 27,63* 31,36 6 10,08* 60,48* 68,64 88,11ns
CT3 3 8,45ns 25,35* 28,35 6 10,68ns 64,08* 71,65 89,43ns
LSD0,05 - 0,44 1,23 - - 0,78 4,82 - 4,73
CV(%) - 2,3 2,7 - - 3,2 3,1 - 2,4
Ghi chú: Số liệu bình quân 3 năm 2014 - 2017
CT1 (Đ/C): Đốn tháng 12; CT2: Đốn tháng 4; CT3: Đốn tháng 9
* Sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%; ns Sai khác không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%
Theo dõi năng suất trung bình lứa hái ở vụ Đông xuân nhận thấy công
thức đốn tháng 4 cho năng suất trung bình lứa cao hơn rõ rệt so với công thức
74
đối chứng ở độ tin cậy 95%. Tuy nhiên ở vụ Hè Thu công thức đốn tháng 4
lại có năng suất trung bình lứa thấp khi chỉ đạt 10,08 tạ/ha. Điều này là do
chịu sự ảnh hưởng của số lứa hái ở mỗi công thức trong vụ Đông Xuân sau
khi được tưới nước bổ sung. Trong khi, ở vụ Đông Xuân số lứa hái nhiều nhất
là 3 lứa hái (ở công thức đốn tháng 4 và tháng 9), thì ở vụ Hè Thu số lứa hái
nhiều nhất đạt 7 lứa (ở công thức đối chứng). Điều này minh chứng rõ rệt cho
sự sai khác có ý nghĩa ở năng suất thu được qua các vụ, đều có sự sai khác so
với công thức đối chứng ở độ tin cậy 95%, nhưng lại chứng kiến sự khác biệt
ở 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Trong khi vụ Đông Xuân chứng kiến sự sai
khác cao hơn hẳn công thức đối chứng lần lượt đạt 25,35 tạ (công thức đốn
tháng 9) và cao nhất đạt 27,63 tạ (công thức đốn tháng 4). Vụ Hè Thu lại
chứng kiến sự sụt giảm năng suất so với công thức đối chứng ở công thức đốn
tháng 9 (64,08 tạ) và thấp nhất ở công thức đốn tháng 4 (60,48 tạ). Điều này
thể hiện rõ hơn ở cơ cấu năng suất theo mùa vụ trong hình 3.4
Hình 3.4. Cơ cấu năng suất chè theo mùa vụ ở các công thức đốn trái vụ
Năng suất cả năm ở tất cả công thức đều không có sự sai khác rõ rệt có
ý nghĩa, năng suất dao động từ 86,98 - 89,43 tạ. Tuy nhiên cơ cấu năng suất
lại có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tăng trong vụ Đông Xuân và giảm
trong vụ Hè Thu. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc thay đổi thời vụ đốn
khi muốn sản xuất chè vụ Đông Xuân để đạt được hiệu quả kinh tế cao.
75
3.1.4.3. Ảnh hưởng của các thời vụ đốn trái vụ đến diễn biến sâu bệnh hại
trên nương chè Kim Tuyên sản xuất vụ Đông Xuân
Tình hình phát sinh, phát triển và gây hại của các loại sâu, bệnh phụ
thuộc vào đặc tính của từng loài, diễn biến thời tiết và sức sinh trưởng của cây
chè (Nguyễn Thị Ngọc Bình, 2013). Việc thay đổi thời vụ đốn đã là thay đổi
quy luật sinh trưởng của cây chè nên mức độ gây hại của sâu, bệnh cũng khác
nhau ở các công thức thí nghiệm. Kết quả thu được cho thấy: Mức độ gây hại
của sâu, bệnh trên các công thức thí nghiệm đều giảm so với đối chứng và
không giống nhau ở các loài khác nhau. Việc thay đổi thời vụ đốn đã giúp cho
thời kỳ lá non của cây chè tránh được thời gian mưa ẩm kéo dài (tháng 2,
tháng 3) nên mức độ gây hại của rầy xanh và bệnh phồng lá giảm rõ rệt so với
đối chứng. Mật độ rầy xanh của các công thức thí nghiệm biến động trong
khoảng từ 2,9 đến 6,5 con/khay, thấp nhất ở công thức đốn tháng 4. Mật độ bọ
cánh tơ biến động trong khoảng từ 1,7 đến 2,4 con/búp. Tỷ lệ bị hại của bệnh
phồng lá và bệnh thối búp của các công thức thí nghiệm cũng giảm tương ứng
từ 8,4 - 16,6% và 2,7 - 10,5% so với đối chứng.
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các thời vụ đốn trái vụ đến diễn biến
sâu bệnh hại trên nương chè sản xuất vụ đông xuân
Công thức
Sâu hại Bệnh hại
Rầy xanh
(con/khay)
Bọ cánh tơ
(con/búp)
Bọ xít muỗi
(% búp)
Phồng lá
(% lá)
Thối búp
(% búp)
CT1 (Đ/C) 6,5 2,4 16,3 30,7 24,4
CT2 2,9 1,7 14,8 14,1 13,9
CT3 3,2 2,1 12,8 15,9 16,2
Ghi chú: Số liệu bình quân 3 năm 2014 - 2017
CT1 (Đ/C): Đốn tháng 12; CT2: Đốn tháng 4; CT3: Đốn tháng 9
76
3.1.4.4. Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến chất lượng của nương chè Kim Tuyên
sản xuất vụ Đông Xuân
* Thành phần cơ giới
Bên cạnh việc quan tâm đến ảnh hưởng của các thời vụ đốn khác nhau
đến năng suất của giống chè Kim Tuyên, cần quan tâm đến ảnh hưởng của
thời vụ đến chất lượng chè nguyên liệu. Việc đánh giá ảnh hưởng của thời vụ
đốn đến chất lượng chè nguyên liệu giúp các nhà nghiên cứu, sản xuất có
thêm cơ sở để đưa ra quyết định lựa chọn thời vụ đốn thích hợp.
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các thời vụ đốn trái vụ đến chất lượng chè
nguyên liệu giống Kim Tuyên sản xuất chè Đông Xuân
Công thức
Tỷ lệ chè A
(%)
Tỷ lệ chè B
(%)
Tỷ lệ chè
A+B (%)
Tỷ lệ búp có
tôm (%)
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
Đông
Xuân
Hè
Thu
CT1 (Đ/C) 30,4 18,3 49,4 45,1 79,8 63,4 83,2 92,8
CT2 32,3 20,4 55,8 43,9 88,1 64,3 87,8* 90,4ns
CT3 33,5 22,6 53,6 41,9 87,1 64,5 85,1ns 86,5ns
LSD0,05 - - - - - - 3,91 11,75
CV(%) - - - - - - 2,0 5,8
Ghi chú: Số liệu bình quân 3 năm 2014 - 2017
CT1 (Đ/C): Đốn tháng 12; CT2: Đốn tháng 4; CT3: Đốn tháng 9
* Sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%; ns Sai khác không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%
Do ảnh hưởng của số lứa hái khác nhau giữa các công thức thí nghiệm
từ 1 - 2 lứa nên có thể nhận thấy có sự tác động đáng kể của thời vụ đốn đến
chất lượng chè búp tươi. Tỷ lệ chè A, B của các công thức thí nghiệm đều cao
hơn đối chứng ở vụ Đông xuân (từ 1,2% đến 6,4%). Tuy nhiên, ở vụ Hè Thu
có sự khác biệt giữa tỷ lệ chè A và chè B, trong khi tỷ lệ chè A cao hơn đối
chứng từ 2,1% đến 4,3% thì tỷ lệ chè B lại thấp hơn đối chứng từ 1,2 % đến
3,2 %. Với chỉ tiêu búp có tôm, vụ Đông Xuân công thức đốn tháng 4 cho tỷ
lệ búp có tôm cao hơn đối chứng ở độ tin cậy 95% (đạt 87,8%), trong khi các
77
công thức còn lại đều không có sự sai khác đối với đối chứng ở cả vụ Hè Thu
và Đông Xuân.
* Thành phần sinh hóa chè
Chất lượng chè luôn phụ thuộc vào chất lượng búp. Nếu nguyên liệu
búp chè tốt, càng non khi chế biến sẽ cho sản phẩm có chất lượng cao. Chất
lượng chè còn thể hiện qua hàm lượng và thành phần hoá học của lá. Thành
phần hoá học chủ yếu có trong chè như: tanin, chất hoà tan (CHT), đường,
catechin, axit amin, dầu thơm, đạm...
Nói chung hàm lượng tanin và CHT càng cao thì chất lượng chè càng
tốt. Hàm lượng lượng tanin và CHT là 2 chỉ số quyết định đến chất lượng của
chè sản phẩm. Tuy nhiên hàm lượng tanin và CHT trong búp chè còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: độ ẩm, chế độ bón phân ...
Các chỉ tiêu axít amin, catechin, đường khử, chất thơm tuy chiếm tỷ lệ
không lớn trong sản phẩm nhưng lại liên quan chặt chẽ đến chất lượng chè,
đặc biệt là các sản phẩm chè cao cấp. Hàm lượng đạm cao không có lợi cho
chất lượng chè đen bởi vì trong quá trình chế biến, đạm tác dụng với tanin tạo
thành tanin liên kết không tan, làm cho hàm lượng tanin giảm xuống.
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các thời vu ̣đốn trái vụ đến thành phần
sinh hoá chủ yếu của búp chè Kim Tuyên trong vụ Đông Xuân
Công thức Tanin
Chất hòa tan
(%)
Axit amin
(%)
Đạm tổng số
(%)
Đường khử
(%)
CT1 (Đ/C) 23,58 30,51 2,29 4,09 1,94
CT2 24,70 31,23 2,34 4,13 1,88
CT3 25,40 31,58 2,56 4,33 1,98
Ghi chú: Kết quả phân tích năm 2017 tại Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc.
CT1 (Đ/C): Đốn tháng 12; CT2: Đốn tháng 4; CT3: Đốn tháng 9.
Qua kết quả phân tích ảnh hưởng của thời vu ̣đốn đến thành phần sinh
hóa chủ yếu của búp chè giống chè Kim Tuyên cho thấy rằng ảnh hưởng của
78
thời vu ̣đốn đến hàm lượng tanin của giống chè Kim Tuyên là không lớn, dao
động từ 23,58 - 25,40, cao nhất là đốn vào tháng 9. Điều này có thể giải thích
rằng, so với tháng 12 và tháng 4, tháng 9 có điều kiêṇ nắng và số giờ nắng
nhiều hơn nên hàm lươṇg tanin trong chè tăng theo thời vu ̣đốn. Chất hoà tan
chiếm từ 30,51-31,58%, cao nhất vâñ là đốn tháng 9 và thấp nhất vâñ là đối
chứng.
Hàm lượng đạm tổng số và axit amin của các thời vụ đốn sai khác
không lớn. Đáng chú ý là hàm lươṇg đường khử là cơ sở tạo hương thơm, vị
đượm trong chè thì ta thấy hàm lươṇg đường giữa các công thức cũng có xu
hướng giảm dần theo thời vu ̣đốn từ tháng 12 đến tháng 9 (1,94 --1,98%).
3.1.4.5. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các thời vu ̣đốn trái vụ
Bên cạnh mục tiêu năng suất, chất lượng thì hiệu quả kinh tế là mục
tiêu hàng đầu của người sản xuất. Qua theo dõi bảng 3.14 cho thấy:
Bảng 3.14. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các thời vu ̣đốn
Đơn vị: 1000 đồng/ha
Công thức
Tổng
chi
Thu vụ đông xuân Thu vụ hè thu
Tổng thu
cả năm
Lợi nhuận
Năng
suất
(kg
khô)
Giá
bán
Thành
tiền
Năng
suất
(kg
khô)
Giá
bán
Thành
tiền
(1) (2) (3) (4) (5)=(3)*(4) (6) (7) (8)=(6)*(7) (9)=(5)+(8) (10)=(9)-(2)
Đốn tháng 12 109.177 160 200 32.080 1.579 100 157.920 190.000 80.823
Đốn tháng 4 110.073 553 200 110.520 1.210 100 120.960 231.480 121.407
Đốn tháng 9 111.123 507 200 101.400 1.282 100 128.160 229.560 118.437
Ghi chú: Số liệu bình quân 3 năm 2014 - 2017 (bảng kê chi tiết ở Phụ lục)
Lãi thuần thu được ở các công thức thí nghiệm có sự chênh lệch rất rõ.
Những công thức đốn tháng 4 và tháng 9 do tăng được năng suất vụ Đông Xuân
79
kết hợp với giá bán chè xanh trong vụ Đông Xuân cao (200.000 đ/kg chè khô
thành phẩm) đã làm tăng lãi thuần của các công thức này đạt 118.437.000 đ/ha -
121.437.000 đ/ha vượt đối chứng từ 35 - 40 triệu. Công thức mang lại hiệu quả
kinh tế cao nhất lại là công thức đốn tháng 4 do vừa đảm bảo được năng suất chè
chính vụ vừa nâng cao năng suất chè vụ Đông Xuân.
3.2. Ảnh hưởng của tưới nước và bón phân bổ sung đến năng suất, chất
lượng và hiệu quả sản xuất chè vụ Đông Xuân
3.2.1. Quan hệ giữa lượng mưa, ẩm độ đất và năng suất của giống chè
Kim Tuyên
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc nên những đặc điểm về
khí tượng của tỉnh cũng mang nhiều nét đặc trưng của vùng. Trong những
tháng mùa đông của tỉnh, lượng mưa suy giảm rất nhanh kéo theo đó là ẩm độ
đất và ẩm độ không khí. Theo dõi biến động lượng mưa và ẩm độ đất đo tại
tầng đất 0 - 30 cm tại Phú Hộ, Phú Thọ trong năm 2014 thu được bảng 3.15.
Bảng 3.15. Lượng mưa, ẩm độ đất tại Phú Hộ năm 2014
Chỉ tiêu
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lượng mưa
(mm)
77,7 43,5 85,3 97,4 186,3 228,4 325,4 333,5 237,5 114,6 62,2 18,2
Ẩm độ đất
tầng 0 - 30 cm
(%)
22,2 21,6 23,4 31,4 34,6 36,6 37,0 36,0 34,4 23,6 22,0 20,6
Có thể thấy, tại Phú Hộ lượng mưa phân bố rõ rệt thành vụ Đông Xuân
bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 3. Những tháng này có lượng mưa
rất thấp (từ 114,6 - 85,3 mm). Điều này không đảm bảo lượng mưa tối thiểu
theo yêu cầu sinh thái của cây chè (< 100 mm). Vụ Hè Thu đánh dấu bằng
trận mưa rào đầu tiên vào ngày 5/4/2014 sau đó kéo dài đến tháng 9. Thời
điểm này lượng mưa luôn duy trì ở mức cao (từ 97,4 - 333,5 mm). Điều này
thể hiện rõ hơn qua hình 3.1.
80
Như vậy, dựa theo yêu cầu sinh thái của cây chè cần lượng mưa >100
mm/tháng (Djemukhatze, 1981), khí hậu của Phú Thọ chỉ có 6 tháng (từ tháng
5 đến tháng 10) có lượng mưa đáp ứng yêu cầu lượng mưa của cây chè. Tuy
nhiên, ảnh hưởng của lượng mưa đến sinh trưởng, phát triển của cây chè thực
chất là thông qua tác động đến độ ẩm đất. Sự thay đổi của lượng mưa sẽ kéo
theo những thay đổi của ẩm độ đất. Chính độ ẩm đất là yếu tố quan trọng để
cây chè sinh trưởng, phát triển tốt. Theo hình 3.5, có thể nhận thấy quan hệ
mật thiết giữa lượng mưa và độ ẩm đất tại xã Phú Thọ. Lượng mưa cao duy trì
một nền ẩm độ đất >30% từ tháng 4 đến tháng 9, sau đó là một chu kỳ giảm
lượng mưa kéo theo ẩm độ đất chỉ nằm trong khoảng 22,0 - 23,6%.
Hình 3.5. Lượng mưa, ẩm độ đất tại Phú Hộ năm 2014
Mối quan hệ giữa lượng mưa và ẩm độ đất ảnh hưởng như thế nào đến
sinh trưởng và phát triển giống chè Kim Tuyên cần được phân tích rõ thêm,
đó là quan sát các số liệu về năng suất theo tháng của giống chè Kim Tuyên
trong năm 2014, theo đó là sự so sánh tỷ lệ % năng suất các tháng với tổng
sản lượng năm 2014 ở bảng 3.16.
0
5
10
15
20
25
30
35
40
0
50
100
150
200
250
300
350
400
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Ẩm độ đất (%)
Lượng mưa (mm)
81
Bảng 3.16. Năng suất các tháng của giống chè Kim Tuyên
trong năm 2014
Chỉ tiêu
Tháng NS
Cả năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Năng suất
theo tháng
(tạ/ha)
0,20 0,14 3,40 4,08 7,00 10,00 11,29 8,98 11,22 7,21 2,45 2,04 68,01
% năng suất
tháng/sản lượng
0,3 0,2 5,0 6,0 10,3 14,7 16,6 13,2 16,5 10,6 3,6 3,0 100
Kết quả bảng 3.16 chỉ rõ tổng sản lượng trong năm 2014 của chè Kim
Tuyên là 68,01 tạ/ha nhưng phân bố không đều qua các tháng. Năng suất
tháng của chè Kim Tuyên dao động từ 0,14 - 11,29 tạ/ha/tháng. Các tháng có
năng suất tháng cao nhất là tháng 6 và tháng 7, các tháng có năng suất thấp
nhất là tháng 01 và tháng 02. Kết quả phân tích tương quan mối quan hệ giữa
năng suất theo tháng của chè Kim Tuyên và ẩm độ đất tại Phú Hộ năm 2014,
nhận thấy chúng có tương quan thuận với nhau (r = 0,87) ở độ tin cậy 95%.
Từ kết quả này cho thấy, trong canh tác chè cần duy trì độ ẩm cao trong đất,
độ ẩm đất càng cao thì càng có lợi cho năng suất của cây chè.
Hình 3.6. Tương quan giữa năng suất theo tháng của giống chè Kim
Tuyên và ẩm độ đất tại Phú Hộ năm 2014
y = 0.5232x - 9.3049
r = 0.87
,00
2,00
4,00
6,00
8,00
10,00
12,00
0 5 10 15 20 25 30 35 40
N
ăn
g
su
ất
t
h
án
g
(t
ạ/
h
a)
Ẩm độ đất (%)
82
Từ phân tích tương quan, thiết lập được phương trình hồi quy giữa
năng suất theo tháng của giống chè Kim Tuyên và ẩm độ đất là y = 0,52x -
9,30. Dựa trên phương trình này có thể dự báo năng suất chè dựa theo số liệu
về độ ẩm đất tại các địa điểm nghiên cứu.
Cũng kết quả bảng 3.16 và hình 3.6 cho thấy muốn sản xuất chè Kim
Tuyên trong vụ Đông Xuân tại Phú Thọ đạt hiệu quả cần có các biện pháp
nâng cao độ ẩm đất, tối thiểu độ ẩm đất cần đạt > 30%. Điều này đồng nghĩa
với việc để sản xuất chè có hiệu quả ở thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 năm
sau thì chúng ta cần phải nâng cao độ ẩm đất cho cây chè.
Phương pháp nâng cao độ ẩm đất tối ứu chính là tưới nước bổ sung.
Chúng tôi đã nghiên cứu hệ thống tưới nước phun mưa cố định. Đây là hệ
thống cung cấp nước dưới dạng hạt mưa thông qua hệ thống đường ống dẫn
nước, vòi phun được lắp đặt cố định trên diện tích khu tưới. Áp dụng hệ thống
tưới này dựa trên tính toán lượng nước tưới và nhu cầu phân bón để có thể
vừa bổ sung được ẩm độ đất đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây chè từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
3.2.2. Ảnh hưởng của tưới nước và bón phân khoáng bổ sung đến sinh
trưởng, năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất chè vụ Đông Xuân
Trong các biện pháp canh tác chè vụ Đông Xuân, bón phân là một
trong những biện pháp quan trọng nhất. Việc thay đổi mùa vụ sản xuất làm
cho nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong năm hoàn toàn thay đổi. Trong
kỹ thuật canh tác chè chính vụ, 15% tổng lượng phân khoáng đa lượng trong
năm để bón vào tháng 9 (Quy trình của Bộ NN&PTNT, 2010). Tuy nhiên, để
huy động được nguồn dinh dưỡng cho cây chè nuôi búp phục vụ cho việc sản
xuất chè vụ Đông Xuân cần phải bổ sung thêm lượng phân khoáng đa lượng
trong những tháng trước đó. Bởi vì sản xuất chè chính vụ chỉ thu hoạch đến
khoảng trung tuần tháng 12 trong khi sản xuất chè vụ Đông Xuân lại thu
hoạch liên tục đến tháng 4 năm sau. Tiến hành thử nghiệm ba công thức bón
phân khoáng khác nhau kết hợp với việc tưới nước bổ sung để làm rõ ảnh
hưởng của hai biện pháp kỹ thuật này đến sản xuất chè vụ Đông Xuân. Kết
quả như sau:
83
3.2.2.1. Ảnh hưởng của tưới nước và bón phân khoáng bổ sung đến sinh
trưởng của chè vụ Đông Xuân
Cây chè là cây trồng thích nghi khá tốt với điều kiện ngoại cảnh, nhưng
để cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất búp cao và ổn định thì cần có
quy trình trồng trọt, chăm sóc, thu hái hợp lý. Khả năng sinh trưởng của cây
chè được thể hiện ở một số chỉ tiêu sinh trưởng sau đây: chiều cao cây, chiều
rộng tán, chỉ số diện tích lá ... Kết quả theo dõi sinh trưởng của cây chè Kim
Tuyên trong vụ Đông Xuân dưới tác động của biện pháp kỹ thuật tưới nước
và bón phân khoáng bổ sung thể hiện qua bảng 3.17.
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của tưới nước và bón phân khoáng bổ sung đến
sinh trưởng của cây chè Kim Tuyên vụ Đông Xuân
Công thức
Chiều cao cây
(cm)
Chiều rộng tán
(cm)
HS diện tích lá
(m2lá/ m2đất)
T0P0 (Đối chứng) 54,9 73,7 2,66
T0P1 55,5 ns 73,6 ns 2,50 ns
T0P2 55,2 ns 73,2 ns 2,46 ns
T1P0 58,4 ns 75,8* 2,63 ns
T1P1 56,1 ns 77,4* 2,36 ns
T1P2 58,0 ns 78,2* 2,83 ns
PT 0,09 0,00 0,27
PP 0,82 0,00 0,21
PT&P 0,62 0,05 0,01
LSD0,05 T 2,78 0,90 0,13
LSD0,05 P 3,41 1,11 0,15
LSD0,05 T&P 4,82 1,57 0,22
CV(%) 4,5 1,1 4,7
Ghi chú: Số liệu bình quân 3 năm 2014 - 2017
* Sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%;
ns Sai khác không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%
84
Qua bảng 3.17 ta thấy, chiều cao cây khi sử dụng các công thức tưới
khác nhau và kỹ thuật bón phân khác nhau dao động trong khoảng từ 54,9 -
58,4 cm. Tuy nhiên kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự sai khác
giữa các công thức (PT, Pp và PT&P > 0,05). Điều này chứng tỏ việc tưới nước
và bón phân khoáng bổ sung không làm ảnh hưởng đến chiều cao của chè
Kim Tuyên trong vụ Đông Xuân.
Khác với chiều cao cây, chiều rộng tán chè phụ thuộc rất lớn vào các
công thức tưới khác nhau và kỹ thuật bón phân khác nhau. Ở các công thức
không tưới nước, độ rộng tán khi sử dụng các công thức bón phân khoáng
khác nhau tương đối đồng đều, từ 73,2 - 73,7 cm. Tuy nhiên, ở các công thức
có tưới nước thì độ rộng tán biến động rất lớn. Điều này chứng tỏ có sự tương
tác giữa việc tưới nước và bón phân khoáng đến chiều rộng tán chè trong vụ
Đông Xuân (PT&P < 0,05). Trong các công thức nghiên cứu thì công thức tưới
nước kết hợp với rải thời điểm bón phân làm 2 lần trong các tháng 9 và 12
làm cho chiều rộng tán chè lớn nhất, đạt 78,2 cm. Đây là tiền đề để cho cây
chè có năng suất cao trong vụ Đông Xuân.
Lá chè có vai trò quan trọng cung cấp sản phẩm quang hợp và tạo năng
suất. Để cây chè có năng suất cao, chất lượng tốt nhất thiết cây chè phải có bộ
lá hợp lý và đủ lớn. Để đánh giá diện tích lá của cây trong quần thể cây trồng
người ta dùng chỉ số diện tích lá (LAI).
Quan sát về chỉ số diện tích lá cho thấy các công thức nghiên cứu khác
nhau có chỉ số diện tích lá khác nhau ở độ tin cậy 95% (PT&P < 0,05) chứng tỏ
có sự tương tác giữa việc tưới nước và bón phân khoáng. Ở các công thức
không tưới nước thì tăng lượng phân khoáng khiến chỉ số diện tích lá giảm
dần P1>P2>P3, nhưng ở các công thức có tưới nước chỉ số diện tích lá có
khác biệt rất lớn, dao động từ 2,36 - 2,83 m2lá/ m2đất. Theo Đỗ Văn Ngọc
(1994); Nguyễn Văn Toàn (1994), thì chỉ số diện tích lá có tương quan thuận,
chặt với mật độ búp và năng suất của cây chè (r = 0,520 ± 0,01). Tuy nhiên,
các tác giả khuyến cáo không nên để chỉ số diện tích lá vượt quá 6 vì chỉ số
diện tích lá quá cao, số lượng lá trên cây nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng các lá bị
che khuất lẫn nhau, làm giảm quang hợp và tăng cường hô hấp vô hiệu, làm
tiêu hao dinh dưỡng dẫn đến năng suất giảm.
85
Tóm lại, trong các công thức nghiên cứu có thể thấy công thức có tưới
nước bổ sung kết hợp với rải thời điểm bón phân làm 2 lần trong các tháng 9
và 12 làm cho chỉ số diện tích lá lớn nhất nhưng vẫn đảm bảo < 6 theo khuyến
cáo của Nguyễn Văn Toàn (1994). Đây sẽ là công thức có ảnh hưởng tốt nhất
đến tiềm năng năng suất của cây chè Kim Tuyên trong vụ Đông Xuân.
3.2.2.2. Ảnh hưởng của tưới nước và bón phân khoáng bổ sung đến năng suất
của chè vụ Đông Xuân
* Các yếu tố cấu thành năng suất
Nghiên cứu ảnh hưởng của tưới nước và bón phân khoáng bổ sung tới
các yếu tố cấu thành năng suất cây chè vụ Đông Xuân từ năm 2014 đến 2017,
kết quả ở bảng 3.18 cho thấy:
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của tưới nước và bón phân khoáng bổ sung
đến các yếu tố cấu thành năng suất cây chè vụ Đông Xuân
Công thức
Mật độ búp
(búp/m2)
Khối lượng búp
1 tôm ba lá
(g/búp)
Chiều dài búp
1 tôm ba lá
(cm)
T0P0 (Đối chứng) 50,6 0,56 4,36
T0P1 62,6* 0,53* 4,40 ns
T0P2 75,2* 0,55 ns 4,45 ns
T1P0 193,7* 0,56 ns 4,43 ns
T1P1 194,1* 0,55 ns 4,36 ns
T1P2 206,8* 0,57 ns 4,43 ns
PT 0,00 0,09 0,99
PP 0,00 0,11 0,61
PT&P 0,15 0,44 0,62
LSD0,05 T 5,9 0,017 0,11
LSD0,05 P 7,2 0,021 0,13
LSD0,05 T&P 10,2 0,030 0,19
CV(%) 4,2 3,9 4,3
Ghi chú:Số liệu bình quân 3 năm 2014 – 2017, chỉ theo dõi búp chè trong vụ Đông Xuân
* Sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_mot_so_bien_phap_ky_thuat_san_xuat_che_vu.pdf