Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm cận lâm sàng, kiểu gen của hbv và hcv ở người nghiện ma túy tại trung tâm cai nghiện Thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

 Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt trong luận án

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

Danh mục các ảnh

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3

1.1. Tổng quan về các chất ma túy 3

1.1.1. Khái niệm về các chất ma túy 3

1.1.2. Các chất ma túy thường gặp ở Việt Nam 3

1.1.3. Thực trạng và xu hướng sử dụng ma túy hiện nay 6

1.2. Đặc điểm dịch tễ học nhiễm HBV, HCV ở người nghiện ma túy 8

1.2.1. Trên thế giới 8

1.2.2. Ở Việt Nam 11

1.3. Một số đặc điểm của vi rút và biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng nhiễm HBV, HCV 11

1.3.1. Đặc điểm và hình thái cấu trúc của vi rút viêm gan B và C 11

1.3.2. Đặc điểm kiểu gen của vi rút viêm gan B và C 13

1.3.3. Đường lây truyền của HBV, HCV 16

1.3.4. Các dấu ấn sinh học của HBV, HCV 18

1.3.5. Biểu hiện lâm sàng nhiễm vi rút viêm gan B và C 23

1.3.6. Biểu hiện cận lâm sàng nhiễm vi rút viêm gan B và C 25

1.4. Đột biến kháng thuốc DAA ở vi rút viêm gan C 28

1.4.1. Cơ chế hình thành đột biến kháng thuốc DAA của HCV 28

1.4.2. Xét nghiệm tìm đột biến kháng thuốc DAA của HCV 30

1.5. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước 30

1.5.1. Trên thế giới 30

1.5.2. Tại Việt Nam 32

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 34

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 35

2.1.3. Thời gian nghiên cứu 35

2.2. Thiết bị, vật liệu nghiên cứu 35

2.2.1. Thiết bị, hóa chất phục vụ cho xét nghiệm HBsAg, Anti-HCV 35

2.2.2. Thiết bị, hóa chất phục vụ cho xét nghiệm xác định tải lượng vi rút 36

2.2.3. Thiết bị, hóa chất phục vụ cho xét nghiệm xác định enzyme gan 36

2.2.4. Thiết bị, hóa chất phục vụ cho xét nghiệm kiểu gen HBV, HCV và kháng thuốc DAA của HCV 36

2.3. Phương pháp nghiên cứu 38

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 38

2.3.2. Cỡ mẫu 38

2.3.3. Nội dung nghiên cứu 39

2.4. Nhập và xử lý số liệu 48

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 48

2.6. Sơ đồ nghiên cứu 49

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51

3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 51

3.2. Đánh giá tỷ lệ nhiễm HBV, HCV, tải lượng vi rút và hoạt độ enzyme gan ở đối tượng nghiên cứu 52

3.2.1. Tỷ lệ nhiễm HBV, HCV ở đối tượng nghiên cứu 52

3.2.2. Đặc điểm tải lượng HBV, HCV 55

3.2.3. Đặc điểm hoạt độ enzyme gan ở đối tượng nghiên cứu 57

3.3. Xác định kiểu gen của HBV, HCV và các đột biến gen liên quan đến kháng thuốc DAA của HCV ở đối tượng nghiên cứu 62

3.3.1. Đặc điểm kiểu gen của HBV, HCV 62

3.3.2. Đột biến liên quan đến kháng thuốc DAA của HCV 66

 

docx169 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 12/01/2023 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm cận lâm sàng, kiểu gen của hbv và hcv ở người nghiện ma túy tại trung tâm cai nghiện Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 14,29 0 0 D310K 1 4,76 0 0 316 C316L 1 4,76 0 0 C316T 1 4,76 0 0 C316A 0 0 1 16,67 320 L320P 5 23,81 0 0 L320A 1 4,76 0 0 L320V 0 0 2 33,33 321 V321L 2 9,52 0 0 V321A 1 4,76 0 0 V321I 0 0 2 33,33 326 S326G 6 28,57 0 0 S326L 4 19,05 0 0 S326P 2 9,52 0 0 S326T 0 0 1 16,67 S326D 0 0 1 16,67 329 S329T 3 14,29 0 0 S329F 1 4,76 0 0 330 Q330C 3 14,29 0 0 Q330R 1 4,76 2 33,33 333 A333T 3 14,29 0 0 A333S 0 0 1 16,67 Số liệu bảng trên cho thấy có tổng số 11 vị trí đột biến xuất hiện trên NS5B polymerase của các mẫu HCV mang kiểu gen 1. Với kiểu gen 1A, các RASs có tỷ lệ mẫu mang đột biến nhiều nhất là Q309R (7 mẫu), S236G (6 mẫu), L320P (5 mẫu), S326L (4 mẫu) và E237G (4 mẫu). Ở kiểu gen 1B, các RASs có số mẫu mang đột biến nhiều là N273Y (2 mẫu), L320V (2 mẫu), V321I (2 mẫu), Q330R (2 mẫu). Bảng 2.30. Phân bố đột biến trên NS5B polymerase liên quan đến kháng thuốc DAA của các mẫu HCV kiểu gen 3A Vị trí ĐB 237 244 273 282 309 310 316 320 321 326 329 330 333 WT 13 E - T - Q - S - R - N - C - L - V - E - R - D - E - Chỉ có một mẫu HCV mang kiểu gen 3A, phan tích trình tự cho thấy mẫu HCV không thấy xuất hiện đột biến RASs trên NS5B polymerase. Bảng 2.31. Phân bố đột biến trên NS5B polymerase liên quan đến kháng thuốc DAA của các mẫu HCV kiểu gen 3B Vị trí ĐB 237 244 273 282 309 310 316 320 321 326 329 330 333 WT 42 E - D - N S S - K - T - C - W - V - S - S - R - E D Phân tích trình tự nucleotide cho thấy mẫu HCV kiểu gen 3B chỉ mang 2 đột biến ở vị trí 273 (thay thế N→S) và 333 (thay thế E→D). Bảng 3.32. Tổng hợp số lượng đột biến và vị trí đột biến của các mẫu HCV kiểu gen 3 trên NS5B polymerase Vị trí đột biến Dạng đột biến Kiểu gen 3A (n=1) Kiểu gen 3B (n=1) n % n % 273 Q273S 0 0 0 0 N273S 0 0 1 50 333 E333D 0 0 1 50 Tần xuất mang đột biến trên NS5B polymerase của kiểu gen HCV 3 (gồm 3A và 3B) cho thấy chỉ có 2 vị trí đột biến xuất hiện là N273S và E333D, mỗi vị trí đột biến có một mẫu HCV mang đột biến. Bảng 2.33. Phân bố đột biến trên NS5B polymerase liên quan đến kháng thuốc DAA của các mẫu HCV kiểu gen 6A Vị trí ĐB 237 244 273 282 309 310 316 320 321 326 329 330 333 WT 2 6 7 9 10 12 16 22 25 28 31 33 36 43 48 D - - - - - - - G - - - - - - - A - - - - - - - P - - - - - - - N R S - K S - S S S S - - - - S S - - - - - - - - - - - - - - - Q - - - - - - - R - - - - - - - D - - - N - - - R - - - - - - - C - - - - - - - - - - - - - - - L - - - - - - - H - - - - - - F V - - - - - - - G - - - - - - - S - - - - - - - T - - - - K - - S F - - - - - - V - - - - P F - Q - - - - - - - R - - - - R - - A - - - - - - - - - - - - - - - Các mẫu HCV kiểu gen 6A có mang đột biến RASs trên NS5B polymerase ở 9/13 vị trí, trong đó vị trí xuất hiện tỷ lệ đột biến nhiều nhất (9/15 mẫu) là ở vị trí 273 (N→R/S/K), tiếp đến là vị trí 329 (4/15 S→V/P/F), vị trí 310 (2/15 D→N/R), vị trí 320 (2/15 L→H/F), vị trí 326 (2/15 S→T/K), vị trí 330 (2/15 Q→R), vị trí 237 (1/15 D→G), vị trí 244 (1/15 A→P), vị trí 309 (1/15 Q→R) và vị trí 321 (1/15 V→G). Bảng 2.34. Phân bố đột biến trên NS5B polymerase liên quan đến kháng thuốc DAA của các mẫu HCV kiểu gen 6H Vị trí ĐB 237 244 273 282 309 310 316 320 321 326 329 330 333 WT 3 11 49 D - - - V - A - A - - - S - - - H - - - D - - - C - - - L - - - V - - - C - - - S - - - R - - - T A - A Trong số ba mẫu HCV mang kiểu gen 6H, chỉ có hai mẫu mang đột biến RASs ở hai vị trí 244 (1/3 V→A) và 333 (2/3 T→A) trên NS5B polymerase. Bảng 2.35. Phân bố đột biến trên NS5B polymerase liên quan đến kháng thuốc DAA của các mẫu HCV kiểu gen 6E Vị trí ĐB 237 244 273 282 309 310 316 320 321 326 329 330 333 WT 14 45 50 D - - - A - - - S - N N S - - - Q - - - D - - - C - - - W - - - V - - - V - - A N - - - Q - - - A - - - Trong số ba mẫu HCV mang kiểu gen 6E, có hai mẫu mang đột biến tại vị trí 273 (thay đổi S→N) và một mẫu mang đột biến tại vị trí 326 (thay đổi V→A) trên NS5B polymerase. Bảng 3.36. Tổng hợp số lượng đột biến và vị trí đột biến của các mẫu HCV kiểu gen 6 trên NS5B polymerase Vị trí đột biến Dạng đột biến 6A (n=15) 6H (n=3) 6E (n=3) n % n % n % 237 D237G 1 6,67 0 0 0 0 244 A244P 1 6,67 0 0 0 0 V244A 0 0 1 33,33 0 0 273 N273R 1 6,67 0 0 0 0 N273K 1 6,67 0 0 0 0 N273S 7 46,67 0 0 2 66,67 309 Q309R 1 6,67 0 0 0 0 310 D310N 1 6,67 0 0 0 0 D310R 1 6,67 0 0 0 0 320 L320H 1 6,67 0 0 0 0 L320F 1 6,67 0 0 0 0 321 V321G 1 6,67 0 0 0 0 326 S326T 1 6,67 0 0 0 0 S326K 1 6,67 0 0 0 0 V326A 0 0 0 0 1 33,33 329 S329F 2 13,33 0 0 0 0 S329V 1 6,67 0 0 0 0 S329P 1 6.67 0 0 0 0 330 Q330R 2 13,33 0 0 0 0 333 T333A 0 0 2 66,67 0 0 Số liệu bảng trên cho thấy có tổng số 11 vị trí đột biến xuất hiện trên NS5B polymerase của HCV kiểu gen 6. Với kiểu gen 6A, các vị trí đột biến RASs có tỷ lệ mẫu mang đột biến nhiều nhất là N273S (7 mẫu), S329F (2 mẫu) và Q330R (2 mẫu), các vị trí đột biến khác chỉ có 1 mẫu HCV mang đột biến. Ở kiểu gen 6H, vị trí đột biến RASs có số mẫu mang đột biến nhiều là T333A (2 mẫu). Kiểu gen 6E, vị trí axit amin có số mẫu mang đột biến nhiều là N273S (2 mẫu). Biểu đồ 2.1. Tổng hợp tỷ lệ các mẫu HCV mang đột biến của các kiểu gen 1, 3 và 6 Trong số 13 vị trí đột biến trên NS5B polymerase được khảo sát ở ba kiểu gen HCV thấy rằng kiểu gen 3 rất ít xuất hiện đột biến, phần lớn đột biến xuất hiện ở kiểu gen 1 và 6. Trong đó kiểu gen 1 có tỷ lệ mang đột biến nhiều hơn, đặc biệt là ở các vị trí 309, 320, 326. Tuy nhiên ở một số vị trí thì kiểu gen 6 có tỷ lệ mang đột biến cao hơn kiểu gen 1 như vị trí 273 và 244. Bảng 2.37. Liên quan giữa tỷ lệ đột biến NS5B polymerase với kiểu gen của HCV Kiểu gen Vị trí Kiểu gen 1 Kiểu gen 3 Kiểu gen 6 Kiểu gen 1 + 6 Tổng P n % n % n % n % n % 237 6 85,7 0 0 1 14,3 0 0 7 100 0,28 244 2 50 0 0 2 50 0 0 4 100 0,95 273 4 25 1 6,25 11 68,75 0 0 16 100 0,04 282 2 100 0 0 0 0 0 0 2 100 0,58 309 13 92,9 0 0 1 7,1 0 0 14 100 0,01 310 4 66,7 0 0 2 33,3 0 0 6 100 0,26 316 4 100 0 0 0 0 0 0 4 100 0,26 320 8 80 0 0 2 20 0 0 10 100 0,25 321 6 85,7 0 0 1 14,3 0 0 7 100 0,28 326 13 81,25 0 0 3 18,75 0 0 16 100 0,04 329 4 57,1 0 0 3 42,9 0 0 7 100 0,91 330 7 77,8 0 0 2 22,2 0 0 9 100 0,91 333 5 62,5 1 12,5 2 25 0 0 8 100 0,43 Tỷ lệ đột biến RASs tại các vị trí trên NS5B polymerase có sự khác biệt giữa các kiểu gen, trong khi các mẫu mang kiểu gen 1 có tỷ lệ mang đột biến cao tại các vị trí 309 và 326 thì các mẫu mang kiểu gen 6 chỉ tập trung tại vị trí 273. So sánh về số lượng đột biến cho thấy các mẫu HCV kiểu gen 1 có mang nhiều đột biến hơn và tỷ lệ mẫu mang đột biến cũng nhiều hơn so với các mẫu HCV kiểu gen 6, các vị trí đột biến khác có tỷ lệ xuất hiện khá tương đồng giữa các kiểu gen. Bảng 2.6. Liên quan giữa tỷ lệ đột biến NS5B polymerase với tuổi đối tượng nghiên cứu Độ tuổi Vị trí ĐB ≤ 20 20 - 29 30 - 39 40 - 49 50 - 59 > 60 Tổng P n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) 237 1(14,3) 3(42,9) 1(14,3) 2(28,5) 0 0 7(100) 0,35 244 0 3(75) 0 1(25) 0 0 4(100) 0,36 273 1(6,25) 8(50) 5(31,2) 2(12,5) 0 0 16(100) 0,94 282 0 1(50) 0 1(50) 0 0 2(100) 0,42 309 1(7,1) 6(42,9) 4(28,6) 3(21,4) 0 0 14(100) 0,77 310 0 3(50) 1(16,7) 2(33,3) 0 0 6(100) 0,39 316 0 2(50) 0 2(50) 0 0 4(100) 0,11 320 1(10) 4(40) 2(20) 3(30) 0 0 10(100) 0,31 321 0 4(57,1) 0 3(42,9) 0 0 7(100) 0,03 326 0 9(56,2) 4(25) 3(18,7) 0 0 16(100) 0,33 329 1(14,3) 4(57,1) 1(14,3) 1(14,3) 0 0 7(100) 0,50 330 1(11,1) 5(55,6) 0 3(33,3) 0 0 9(100) 0,05 333 0 4(50) 1(12,5) 3(37,5) 0 0 8(100) 0,11 Về mối liên quan giữa tỷ lệ mẫu HCV có mang đột biến RASs và số lượng đột biến với các độ tuổi khác nhau cho thấy không có sự khác biệt nhiều với p > 0,05. Bảng 2.39. Liên quan giữa tỷ lệ đột biến NS5B polymerase với chủng tộc Dân tộc Vị trí ĐB Dân tộc Kinh Dân tộc khác Tổng p n (%) n (%) n (%) 237 7 100 0 0 7 100 0,47 244 4 100 0 0 4 100 0,59 273 14 87,5 2 12,5 16 100 0,18 282 2 100 0 0 2 100 0,71 309 13 92,9 1 7,1 14 100 0,83 310 5 83,3 1 16,7 6 100 0,24 316 4 100 0 0 4 100 0,59 320 9 90 1 10 10 100 0,55 321 6 85,7 1 14,3 7 100 0,32 326 14 87,5 2 12,5 16 100 0,18 329 6 85,7 1 14,3 7 100 0,32 330 8 88,9 1 11,1 9 100 0,47 333 6 75 2 25 8 100 0,01 So sánh tỷ lệ và số lượng đột biến RASs trên NS5B polymerase của nhóm đối tượng thuộc dân tộc Kinh thấy các đột biến chủ yếu tập trung vào các vị trí 273, 309 và 326. Trong khi đó đối tượng thuộc dân tộc khác không thấy có sự khác biệt nào giữa các vị trí đột biến. Bảng 2.40. Liên quan giữa tỷ lệ đột biến NS5B polymerse với hoạt độ enzyme gan Enzyme gan VT ĐB ALT (ULN) P AST (ULN) P < 1 1 – 2 > 2 < 1 1 – 2 > 2 n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) 237 2(28,6) 4(57,1) 1(14,3) 0,07 4(57,1) 2(28,6) 1(14,3) 0,81 244 2(50) 1(25) 1(25) 0,01 2(50) 1(25) 1(25) 0,55 273 6(37,5) 7(33,7) 3(18,8) 0,35 9(56,3) 4(25,0) 5(28,8) 0,11 282 1(50) 1(50) 0 0,97 1(50) 1(50) 0 0,95 309 6(42,9) 7(50,0) 1(7,1) 0,40 7(50) 6(42,8) 1(7,1) 0,89 310 4(66,7) 1(16,7) 1(16,7) 0,02 4(66,7) 1(16,7) 1(16,7) 0,31 316 3(75) 1(25) 0 0,74 3(75) 1(25) 0 0,93 320 4(40) 5(50) 1(10) 0,18 5(50) 3(30) 2(20) 0,27 321 4(57,1) 2(28,6) 1(14,3) 0,08 4(57,1) 2(28,6) 1(14,3) 0,63 326 7(43,7) 8(49,9) 1(6,25) 0,39 9(56,3) 6(37,5) 1(6,2) 0,96 329 4(57,1) 2(28,6) 1(14,3) 0,08 4(57,1) 2(28,6) 1(14,3) 0,08 330 6(66,7) 2(22,2) 1(11,1) 0,07 6(66,7) 2(22,2) 1(11,1) 0,65 333 4(50) 4(50,0) 0 0,92 4(50) 4(50,0) 0 0 Ghi chú: 2: tăng vừa Phân bố các chỉ số enzyme gan với các điểm đột biến cho thấy số mẫu HCV mang đột biến tập trung cao hơn ở một số vị trí 273, 309, 326 và 330 phân bố đều ở các nhóm đối tượng có enzyme gan bình thường và tăng enzyme gan. Không có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ phân bố vị trí đột biến giữa ALT và AST và các mức enzyme gan khác nhau. Bảng 2.41. Liên quan giữa tỷ lệ đột biến NS5B polymerse tải lượng vi rút TL vi rút Vị trí ĐB Tải lượng vi rút Tổng P < 37 37–103 103–105 > 105 n % n(%) n(%) n(%) n(%) 237 0 0 5(71,4) 2(28,6) 7 100 0,26 244 0 0 3(75) 1(25) 4 100 0,33 273 0 0 11(68,75) 5(31,25) 16 100 0,10 282 0 0 2(100) 0 2 100 0,16 309 0 0 11(78,6) 3(21,4) 14 100 0,01 310 0 0 6(100) 0 6 100 0,01 316 0 0 4(100) 0 4 100 0,04 320 0 0 7(70) 3(30) 10 100 0,20 321 0 0 7(100) 0 7 100 0,01 326 0 0 11(68,75) 5(31,25) 16 100 0,10 329 0 0 6(85,7) 1(14,3) 7 100 0,05 330 0 0 8(88,9) 1(11,1) 9 100 0,01 333 0 0 5(62,5) 3(37,5) 8 100 0,51 Tỷ lệ đột biến xuất hiện nhiều ở mức tải lượng vi rút từ 103 - 105 copies/ml và tập trung ở các vị trí 273, 309 và 326. Ngoài ra một số vị trí khác cũng thấy xuất hiện một tỷ lệ đột biến như 330, 320, 321 và 310. Ở ngưỡng vi rút trên 105 copies/ml cũng cho thấy tỷ lệ đột biến và cũng tập trung vào các vị trí trên. CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN Trong nghiên cứu này, với đối tượng nghiên cứu là người NMT đang cai nghiện tập trung tại các trung tâm trên địa bàn TPHCM, chúng tôi đã lựa chọn được 986 đối tượng có đủ các tiêu chuẩn như đã liệt kê trong phần đối tượng và phương pháp nghiên cứu để đưa vào nghiên cứu. Các thông tin về tuổi, giới, đặc điểm sử dụng ma túy cũng như các loại mẫu máu xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch, huyết học, sinh học phân tử được thu thập dựa trên sự đồng thuận của đối tượng nghiên cứu. Kết quả xét nghiệm sang lọc HBsAg và Anti-HCV có 120 trường hợp dương tính với HBsAg, 550 trường hợp dương tính với Anti-HCV và 44 trường hợp dương tính với cả HBsAg và Anti-HCV. Các trường hợp dương tính được tiếp tục thực hiện xét nghiệm định lượng vi rút, xác định kiểu gen, và lựa chọn 50 mẫu HCV có tải lượng vi rút > 103 copies/ml để giải trình tự nucleotide tìm các đột biến RASs liên quan đến kháng thuốc DAA. Từ các kết quả phân tích ở trên, chúng tôi có một số bàn luận như sau: Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm về giới và tuổi Do đặc thù đối tượng nghiên cứu là những người NMT đang được cai nghiện tại hai Trung tâm cai nghiện lớn trên địa bàn TPHCM, chính vì vậy gần như các đối tượng đủ tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu là nam giới, chúng tôi không gặp trường hợp nào là nữ giới ở trong nghiên cứu này. Tỷ lệ này có một chút khác biệt so với nghiên cứu của tác giả Vũ Minh Quân và cộng sự thực hiện năm 2009 [106] tại Miền Bắc Việt Nam ghi nhận tỷ lệ nam giới chiếm 96,6% và 3,4% là nữ giới. Nghiên cứu của Jiao Y. và cộng sự (2016) [95] ở 684 người NMT cho thấy 78,5% là nam; 21,5% là nữ. Thật vậy, thực tế trong xã hội Việt Nam, chiếm số đông trong nhóm NMT là nam giới, đường NMT thường là hút hoặc tiêm chích, sau khi sử dụng ma túy các đối tượng thường có thói quen sinh hoạt tình dục tập thể bừa bãi hoặc có sử dụng chung kim tiêm khi tiêm chích ma túy. Do đó các đối tượng này có nguy cơ lây nhiễm bệnh truyền nhiễm nói chung và vi rút viêm gan nói riêng là cao hơn nhiều so với tỷ lệ chung trong cộng đồng. Chính vì vậy cần có những chính sách và giải pháp phù hợp để giám sát nhóm đối tượng này để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi rút viêm gan và các bệnh truyền nhiễm khác. Về độ tuổi, chúng tôi ghi nhận phần lớn đối tượng nghiện chích ma túy trong nghiên cứu này có nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan đều nằm ở độ tuổi rất trẻ (nhóm tuổi 20 - 39 chiếm tới gần 85%), trong khi nhóm đối tượng ở độ tuổi trên 40 chỉ chiếm khoảng 10%, tuổi trung bình của nhóm đối tượng là 30,3 tuổi. Nghiên cứu trước đây tại Việt Nam của tác giả Vũ Minh Quân và cộng sự thực hiện năm 2009 [106] ghi nhận tuổi trung bình là 27, tỷ lệ nam giới chiếm 96,6% và 3,4% là nữ giới. Một số nghiên cứu trên thế giới như nghiên cứu của tác giả Nadol P. và cộng sự thực hiện năm 2015 [100] cho thấy tuổi trung bình ở nhóm NMT là 30 tuổi; nghiên cứu của Jiao Y. và cộng sự (2016) [95] ở 684 người NMT cho thấy 78,5% là nam; 21,5% là nữ, tuổi trung bình 36,2; cao nhất ở nhóm 31 – 40 chiếm 31,6%. Nghiên cứu của Kinkel H. T. và cộng sự (2015) [96] độ tuổi trung bình của những người tham gia nghiên cứu là 30,5 tuổi (18 - 56 tuổi). Có thể thấy kết quả thu được trong nghiên cứu này nhìn chung là khá tương đồng với các nghiên cứu thực hiện ở Việt Nam cũng như trên thế giới, tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi vẫn có một số khác biệt về tuổi trung bình, nhóm tuổi, tỷ lệ nam/nữ. Sự khác biệt này có thể do cỡ mẫu nghiên cứu, đặc thù về văn hóa, thói quen NMT cũng như sự khau nhau về thời gian thực hiện nghiên cứu. Thêm vào đó có thể thấy kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra phần lớn đối tượng đối tượng đều rất trẻ, đang nằm trong độ tuổi lao động chính, đây là vấn đề thách thức với đối với toàn xã hội xét về khía cạnh nguồn lực và nguy cơ lây truyền bệnh tật. Do đó cần phải có những giải pháp phù hợp và hiệu quả để quản lý, giám sát và kiểm soát các đối tượng này, qua đó góp phần làm giảm tỷ lệ người NMT, nguy cơ lây bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc điểm về chất gây nghiện, thời gian nghiện, đường sử dụng ma túy NMT đã và đang là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại một số nước Đông Á và Đông Nam Á, số người NMT ở hai khu vực này chiếm tới 27% tổng số người NMT trên toàn cầu [23], trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu của chúng tôi, chất gây nghiện được sử dụng chủ yếu là heroin (61%), tiếp đến là dạng ma túy tổng hợp (14,2%) và sử dụng chung cả hai loại là 22,8%, trong đó có 1,9% số trường hợp sử dụng thuốc phiện đơn thuần. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với một số nghiên cứu khác ở Việt Nam cho thấy, heroin đã thay thế thuốc phiện để trở thành thuốc được ưa chuộng nhất trên thị trường ma túy bất hợp pháp ở nước ta, đặc biệt là trong những người sử dụng ma túy ở độ tuổi trẻ tại khu vực thành thị [24]. Điều này cho thấy heroin đang là dạng ma túy được sử dụng phổ biến với số lượng nhiều, kết quả thu được trong nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp với xu thế hiện nay và đã được ghi nhận trong báo cáo của Văn phòng Ma túy và tội phạm Liên hợp Quốc (UNODC). Số liệu từ một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy việc sử dụng chất dạng thuốc phiện (thuốc nhóm opiate, heroin và thuốc phiện) đã tăng lên ở một số khu vực của Châu Á (Đông Á và Đông Nam Á, cũng như Trung và Tây Châu Á) và Châu Phi từ năm 2009 [23]. Số người sử dụng thuốc phiện (heroin và thuốc phiện), vẫn duy trì ổn định (khoảng 16,5 triệu người, tương đương 0,4 % dân số trong độ tuổi 15 - 64). Đặc biệt ở Châu Âu, có dấu hiệu cho thấy việc sử dụng heroin đang giảm, do một số yếu tố, trong đó có lý do lão hóa dân số và sự gia tăng kiểm soát của chính quyền [23]. Bên cạnh heroin, các chất ma túy tổng hợp là chất gây nghiện ưa chuộng được các đối tượng đối tượng trong nghiên cứu này sử dụng, trong đó có một tỷ lệ sử dụng ma túy tổng hợp đơn thuần và một tỷ lệ sử dụng hỗn hợp cả heroin và ma túy tổng hợp. Việc sử dụng ma túy tổng hợp, không bao gồm "thuốc lắc", còn khá phổ biến trên toàn cầu, và dường như ngày càng tăng ở hầu hết các khu vực. Trong năm 2011, ước tính có khoảng 0,7% dân số thế giới trong độ tuổi từ 15 - 64 (có khoảng 33,8 triệu người) đã sử dụng ma túy tổng hợp. Trong đó có khoảng 19,4 triệu người sử dụng thuốc lắc trong năm 2011, thấp hơn so với năm 2009. Việc sử dụng ma túy tổng hợp vẫn khá ổn định ở khu vực Bắc Mỹ và Châu Đại Dương, nhưng có dấu hiệu tăng lên ở Châu Á, đặc biệt là ở khu vực Đông và Đông Nam Á [23]. NMT có nguy cơ cao lây truyền các bệnh truyền nhiễm qua đường máu và tình dục, đặc biệt là viêm gan B, C và HIV. Việc lây truyền các bệnh này ở nhóm đối tượng NMT chủ yếu do dùng chung dụng cụ tiêm chích và quan hệ tình dục không an toàn, vì sau khi sử dụng ma túy các đối tượng thường mất kiểm soát hành vi dẫn đến thiếu an toàn trong tiêm chích và quan hệ tình dục. Do đó, nhóm đối tượng NMT thường có nguy cơ rất cao nhiễm các bệnh truyền nhiễm qua đường máu và đường tình dục, trong đó có viêm gan B, C. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan ở đối tượng NMT khá phổ biến với với tỷ lệ lưu hành là > 50% [28]. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy 76,8% số đối tượng sử dụng ma túy qua đường tiêm chích, trong đó có 23,2% sử dụng ma túy qua đường hút. Tuy nhiên hút không phải là yếu tố nguy cơ trực tiếp dẫn đến nhiễm viêm gan B,C, nhưng sau khi sử dụng ma túy, đối tượng có những hành vi mất kiểm soát như quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, điều này có thể trực tiếp dẫn tới nhiễm viêm gan B, C. Phần lớn các trường hợp NMT đều có thời gian sử dụng chất gây nghiện > 5 năm chiếm 85,2%. Khi tìm hiểu có hay không mối liên quan giữa tuổi đời và thời gian NMT chúng tôi nhận thấy có xu thế tuổi đời càng cao thì thời gian sử dụng ma túy càng lớn, sự khác biệt về thời gian sử dụng ma túy giữa các nhóm tuổi là có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Kết quả này cho thấy rằng đối tượng NMT đều bắt đầu nghiện từ khi tuổi đời còn trẻ, đang là độ tuổi sung sức và là lực lượng lao động chính của xã hội. Bên cạnh đó chúng tôi còn nhận thấy thời gian nghiện trung bình cao nhất ở nhóm sử dụng heroin đơn thuần 9,7 ± 4,42 năm; tiếp đến là nhóm sử dụng heroin kết hợp ma túy tổng hợp 8,47 ± 3,8 năm; và thấp nhất ở nhóm sử dụng ma túy tổng hợp 7,94 ± 3,4 năm, tuy vậy những sự khác biệt này không có nghĩa thống kê. Kết quả này là hoàn toàn hợp lý với tình hình thực tế tại Việt Nam vì các chất ma túy tổng hợp mới du nhập vào nước ta trong thời gian gần đây, trong khi heroin là chất ma túy đã lưu hành bất hợp pháp từ trước đó rất lâu, do đó thời gian mà các đối tượng sử dụng heroin cao hơn so với ma túy tổng hợp là hoàn toàn dễ hiểu. Bên cạnh đó, chúng tôi không thấy có mối liên quan giữa yếu tố độ tuổi với đặc điểm chất gây nghiện, độ tuổi và đường sử dụng ma túy, cũng như mối liên quan giữa chất gây nghiện với đường sử dụng ở nhóm đối tượng trong nghiên cứu này. Những kết quả thu được trong nghiên cứu cho thấy tuổi bắt đầu sử dụng ma túy của các đối tượng cai nghiện đều còn trẻ, hơn nữa tỷ lệ sử dụng ma túy trong vòng 5 năm trở lại đây cũng chiếm đến 14,8%, điều này gợi ý đến thực trạng số lượng người sử dụng ma túy, nghiện mới đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa, đây là con số thể hiện diễn biến phức tạp của thực trạng sử dụng ma túy hiện nay. Hơn nữa, việc một người nghiện sử dụng nhiều loại ma túy khác nhau cũng là một điều cần quan tâm trong quá trình hỗ trợ, điều trị cai nghiện. Việc phần lớn người nghiện ma túy đều nằm trong độ tuổi lao động đang thực sự là một thách thức với nền kinh tế - xã hội vì đó là lứa tuổi lao động có chất lượng nhất, đáng lẽ phải tạo ra nhiều giá trị lao động cho gia đình và xã hội nhất nhưng họ lại tiêu tốn thời gian, tiền bạc và tạo thêm áp lực (kinh tế, tinh thần) cho bản thân, gia đình vì NMT. Đây là một bài toán khó cho việc hỗ trợ công ăn việc làm sau cai nghiện cho họ do trình độ tay nghề còn hạn chế. Đánh giá tỷ lệ nhiễm HBV, HCV, tải lượng vi rút và hoạt độ enzyme gan ở đối tượng nghiên cứu Tỷ lệ nhiễm HBV, HCV ở nhóm đối tượng nghiện ma túy Tỷ lệ nhiễm HBV Hiện nay, sự lưu hành viêm gan B ở người NMT chưa được nghiên cứu và đánh giá tổng thể trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, dữ liệu về HBsAg dương tính ở người NMT đã được ghi nhận tại 59 quốc gia (chiếm khoảng 73% số người NMT trên toàn thế giới) cho thấy, tỷ lệ HBsAg dương tính trong nhóm NMT có sự tương quan với tỷ lệ nhiễm HBV trong cộng đồng nói chung, phân bố cao nhất ở khu vực Châu Á [11]. Trong khi đó, dữ liệu về tỷ lệ HBcAb dương tính ở người NMT có ở 43 quốc gia (với khoảng 65% số người NMT trên toàn thế giới), mặc dù tỷ lệ này rất khác nhau giữa các nước, nhưng nói chung nó cao hơn nhiều so với tỷ lệ HbsAg dương tính [11]. Việt Nam là một nước nằm trong vùng dịch viêm gan B lưu hành cao và cũng là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm HBV cao nhất thế giới, theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế có khoảng 15 - 20% dân số nhiễm HBV. Ở Việt Nam nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm HBV hiện tại (HBsAg dương tính) thay đổi từ 8% đến 30% trong dân số nói chung và 20% đến 40% trong nhóm người NMT, người nhiễm HIV[14], [15]. Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hòa (2012) [99] ở đối tượng NMT tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ nhiễm HBV ở nhóm NMT là 16,5%, 15,1%, 12,5% tương ứng từ 2008 đến 2010. Tỷ lệ nhiễm HBV trong đối tượng này cũng có xu hướng giảm dần nhưng không có sự khác biệt giữa 3 năm (p>0,05). Nadol P. và cộng sự (2015) [100] nghiên cứu 3010 người NMT tại 10 tỉnh (Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Yên Bái, Đồng Nai và An Giang) tỷ lệ người NMT có HBsAg (+) là 14,1% (11,7% - 28,0%), trong khi đó tổng số người NMT có anti-HBc (+) lên đến 71,4% (49,9% - 83,1%) Kết quả xét nghiệm sàng lọc HBsAg ở nhóm NMT trong nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng so với các nghiên cứu trong và ngoài nước với 120/986 đối tượng chiếm 12,2% có HBsAg dương tính. Theo số liệu nghiên cứu của Hahné S. J. M. và cộng sự (2013) [26] tại các quốc gia Châu Âu, tỷ lệ HBsAg dương tính trong cộng đồng nói chung dao động từ 0,1% - 5,6%, tỷ lệ này dao động 0,5% - 21,3% ở nhóm NMT. Các số liệu khác cũng ghi nhận phần lớn các nước Châu Âu, tỷ lệ HBsAg dương tính ở nhóm NMT cao hơn nhiều so với tỷ lệ nhiễm ở các nhóm đối tượng khác, riêng với hai nước Romania và Ireland thì tỷ lệ HBsAg dương tính trong cộng đồng cao hơn ở nhóm NMT, đây là điều hết sức ngạc nhiên. Theo nghiên cứu của Saraswati L. R. và cộng sự (2015) [93] tiến hành khảo sát trên 2,292 nam giới NMT ở bang Delhi miền Nam Ấn Độ, thấy rằng tỷ lệ nhiễm HBV là 9,7%. Tác giả Amiri F. B. và cộng sự (2016) [94] thực hiện nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HIV, HBV và HCV ở người NMT tại Iran, từ tháng 1/1996 – tháng 3/2012, cho thấy tỷ lệ nhiễm HBV và HCV ở người NMT tại Iran lần lượt là 30,9% (95% CI: 27,88 - 33,92) và 51,46% (95% CI: 34,30 - 68,62). Những phân tích kết quả một số nghiên cứu ở trên cho thấy tỷ lệ lây truyền HBV qua đường NMT không cao so với các căn nguyên khác như HCV và HIV, điều này được lý giải là do HBV đã có vắc xin phòng bệnh hiệu quả và chương trình tiêm phòng vắc xin viêm gan B đã được thực hiện tốt trong cộng đồng, vì vậy mặc dù nguy cơ phơi nhiễm của các đối tượng NMT với HBV cũng giống như HCV, HIV nhưng tỷ lệ nhiễm lại dường như

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_can_lam_sang_kieu_gen_cua.docx
  • doc20221019 Trang thông tin LA-Quốc.doc
  • doc20221019 TTLA-Quốc-TA.doc
  • doc20221019 TTLA-Quốc-TV.doc
Tài liệu liên quan