Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của quần thể loài chim yến tổ trắng Aerodramus Fuciphagus (thunberg, 1812) trong điều kiện tự nhiên tại quần đảo Cù Lao Chàm, Hội An, tỉnh Quảng Nam - Võ Tấn Phong

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Mục tiêu nghiên cứu.3

3. Nội dung nghiên cứu .4

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án.4

5. Những đóng góp mới của đề tài luận án.5

6. Cấu trúc của luận án .5

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .6

1.1. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Chim yến tổ trắng.6

1.1.1. Vị trí phân loại.6

1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo.6

1.1.3. Vùng sống và nơi làm tổ.6

1.2. Tình hình nghiên cứu về loài Chim yến tổ trắng trên thế giới và Việt Nam .7

1.2.1. Nghiên cứu về sinh học, sinh thái.7

1.2.2. Nghiên cứu về phân loại, phân bố.12

1.2.3. Nghiên cứu về thành phần hóa học tổ yến .19

1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu .23

1.3.1. Vị trí địa lý và địa hình.23

1.3.2. Tài nguyên.24

1.3.3. Đặc điểm khí hậu.25

1.3.4. Khu hệ thực vật, động vật.27

1.3.5. Đặc điểm kinh tế, xã hội.29

Chƣơng 2: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU.32

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .32

2.2. Vật liệu và thiết bị nghiên cứu .35

2.3. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu .36

2.4. Phương pháp nghiên cứu.372.4.1. Nghiên cứu đặc điểm về hình thái ngoài.37

2.4.2. Phân tích DNA.38

2.4.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản .41

2.4.4. Nghiên cứu tập tính kiếm ăn .43

2.4.5. Nghiên cứu hiện trạng và tác động của các nhân tố sinh thái đến quần thể

chim yến.44

2.4.6. Xây dựng các giải pháp phát triển bền vững quần thể chim yến.45

2.4.7. Tổng hợp, xử lý số liệu .45

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.46

3.1. Vị trí phân loại của quần thể loài Chim yến tổ trắng đảo CLC.46

3.2. Đặc điểm hình thái ngoài của loài Chim yến tổ trắng đảo CLC .50

3.2.1. Chim yến non.50

3.2.2. Chim yến trưởng thành.52

3.2.3. Đặc điểm sai khác giới tính.52

3.2.4. Sai khác về kích thước, khối lượng chim yến một số khu vực .54

3.3. Đặc điểm sinh sản của quần thể loài Chim yến tổ trắng đảo CLC.55

3.3.1. Tập tính ghép đôi, giao hoan và giao phối.55

3.3.2. Hoạt động xây tổ.55

3.3.3. Hoạt động đẻ trứng, ấp trứng và chăm sóc chim non .64

3.3.4. Sức sinh sản của quần thể.73

3.3.5. Tính bảo thủ nơi xây tổ.75

3.4. Tập tính kiếm ăn của quần thể loài Chim yến tổ trắng đảo CLC.76

3.4.1. Hướng rời hang, về hang .76

3.4.2. Thời gian rời hang, về hang.77

3.4.3. Độ cao bắt mồi.78

3.4.4. Khoảng cách bay đi kiếm ăn so với hang làm tổ .80

3.4.5. Số lần rời hang, về hang trong ngày .81

3.4.6. Thành phần thức ăn.81

3.5. Hiện trạng bảo vệ và phát triển hang, khai thác và sử dụng tổ của loài Chim yến

tổ trắng đảo CLC.843.5.1. Bảo vệ và phát triển hang yến.84

3.5.2. Số lần (vụ) khai thác tổ trong 1 năm .85

3.5.3. Thời điểm khai thác tổ trong mỗi vụ.86

3.5.4. Cách thức khai thác tổ.87

3.5.5. Sản lượng tổ.87

3.5.6. Sử dụng nguồn lợi tổ yến đảo CLC .89

3.6. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến quần thể loài Chim yến tổ trắng đảo

CLC .89

3.6.1. Ảnh hưởng của cấu trúc hang.89

3.6.2. Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh.91

3.6.3. Ảnh hưởng của các nhân tố hữu sinh.94

3.6.4. Ảnh hưởng của con người.97

3.7. Các giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững quần thể loài Chim yến tổ trắng đảo

CLC . 100

3.7.1. Bảo vệ nguồn lợi. 101

3.7.2. Khai thác hợp lí . 102

3.7.3. Phát triển nguồn lợi. 104

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 107

1. Kết luận . 107

2. Kiến nghị. 108

CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LA . 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 111

PHỤ LỤ

pdf156 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của quần thể loài chim yến tổ trắng Aerodramus Fuciphagus (thunberg, 1812) trong điều kiện tự nhiên tại quần đảo Cù Lao Chàm, Hội An, tỉnh Quảng Nam - Võ Tấn Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắt đầu đẻ trứng). * Thời điểm xây tổ trong ngày Quan sát quá trình xây tổ của chim yến bố mẹ tại 60 tổ ở hang Khô, thời điểm xây tổ trong ngày của chim yến được thống kê trong bảng 3.6. Bảng 3.6. Thời điểm xây tổ trong ngày của chim yến đảo CLC Thời gian 6h5’- 12h (%) 12h5’- 18h (%) 18h5’- 24h (%) 24h5’- 6h (%) Vụ 1 0 9,5  0,5 99,5  0,2 19,5  0,6 Vụ 2 4,5  0,4 14,5  0,3 99,5  0,1 17,5  0,4 Kết quả bảng 3.6 nhận thấy thời điểm xây tổ của chim yến trong 2 vụ có sự khác nhau. Khoảng thời gian từ sau 6 giờ - 12 giờ, chỉ có vụ 2 là có một tỉ lệ nhỏ chim yến xây tổ (4,5%). Khoảng thời gian từ sau 12 giờ - 18 giờ trong cả 2 vụ đều có chim xây tổ với tỉ lệ không cao, trong đó ở vụ 2 có tỉ lệ cao hơn vụ 1 (14,5% so với 9,5%). Khoảng thời gian từ sau 18 giờ - 24 giờ trong cả 2 vụ chim tập trung xây tổ nhiều nhất (99,5%), đây là thời điểm chim dồi dào năng lượng sau 1 ngày kiếm ăn trở về hang. Sau 24 giờ đêm đến 6 giờ sáng chim yến vẫn xây tổ với 19,5% trong vụ 1 và 17,5% trong vụ 2. Như vậy có thể khẳng định thời điểm tập trung xây tổ của chim yến là vào buổi tối sau khi chim đi kiếm ăn trở về hang (từ sau 18 giờ đến 24 giờ). Trong đó, lần xây thứ nhất (vụ 1) chim chủ yếu xây tổ buổi tối còn lần xây lại tổ (vụ 2) thì chim yến xây tổ cả ban ngày. Chính sự khác nhau về thời gian xây tổ nên quỹ thời gian xây xong tổ của chim yến trong 2 vụ không giống nhau (được nghiên cứu trong phần đẻ trứng). * Số lứa đẻ trong năm Quan sát 30 tổ không thu hoạch trong năm tại hang Cạn nhận thấy sau khi xây xong tổ lần 1 để đẻ, khi chim non rời tổ thì chim bố mẹ không xây tổ mới mà chỉ quẹt một lớp nước bọt mới mỏng trong lòng tổ cũ rồi đẻ lại lứa thứ 2 vào tổ cũ, chim không đẻ lứa thứ 3. Như vậy, khi không khai thác tổ thì chim yến tại CLC có thể đẻ 2 lứa/năm và chỉ xây tổ 1 lần ở lứa 1, lứa thứ 2 chim chỉ gia cố lại 58 tổ cũ để sinh sản. Tỉ lệ chim mẹ đẻ lại lần 2 cũng thấp hơn lần 1, được nghiên cứu trong phần hiệu quả sinh sản. * Quỹ thời gian xây tổ Tại CLC trong thời gian nghiên cứu, tại các hang nghiên cứu con người thường khai thác tổ 2 lần (2 vụ) trong 1 năm (hang dưỡng chim thì khai thác 1 vụ/năm). Khi chim vừa xây xong tổ và đẻ trứng lần 1 vào khoảng giữa tháng 4, con người sẽ khai thác tổ vụ 1 (bỏ trứng) và chim sẽ xây lại tổ lần 2 để đẻ lại, khi chim non rời tổ mới khai thác tổ vụ 2 (cuối tháng 8). Thời gian xây tổ được tính từ lúc chim bắt đầu xây tổ đến khi chim bắt đầu đẻ trứng. Theo dõi thời gian xây tổ khi khai thác tổ 2 lần/năm tại các hang nghiên cứu, mỗi hang 30 tổ, kết quả được chúng tôi thống kê ở bảng 3.7. Bảng 3.7. Quỹ thời gian xây tổ của chim yến đảo CLC Địa điểm Lần 1 Lần 2 Bắt đầu (ngày/ tháng) Kết thúc (ngày/ tháng) Quỹ thời gian (ngày) Bắt đầu (ngày/ tháng) Kết thúc (ngày/ tháng) Quỹ thời gian (ngày) Hang Khô 3/1 14/4 101 16/4 2/6 46 Hang Cạn 5/1 16/4 101 18/4 3/6 45 Hang Tò Vò 8/1 20/4 102 22/4 5/6 44 Hang Cả 14/1 22/4 98 24/4 5/6 42 Trung bình 7/1 18/4 101 20/4 4/6 44 Bảng 3.7 nhận thấy ở lần xây tổ thứ nhất trong năm (lần 1), tuy thời điểm bắt đầu xây tổ có sự chênh lệch nhiều giữa các hang (3/1 - 14/1) nhưng thời gian xây xong tổ và bắt đầu đẻ trứng thì giữa các hang ít có sự chênh lệch hơn (14/4 - 22/4). Quỹ thời gian xây tổ lần 1 trung bình khoảng 101 ngày. Sau khi bị lấy tổ 59 khoảng 2 ngày thì chim xây lại tổ lần 2 với quỹ thời gian ngắn hơn nhiều so với lần 1 (44 ngày lần 2 so với 101 ngày lần 1). Chính vì thời gian 2 lần xây tổ khác nhau nhiều như vậy, nên kích thước và khối lượng tổ cũng khác nhau rõ rệt trong 2 vụ thu hoạch (được nghiên cứu trong phần cấu tạo tổ yến). * Thứ tự xây các chiều của tổ Theo dõi thứ tự xây các chiều của tổ của chim yến từ khi có dấu hiệu tổ đến lúc tổ có trứng tại 30 tổ ở hang Khô trong lần xây tổ thứ nhất trong năm 2014, kết quả được tổng hợp ở bảng 3.8. Như vậy, thứ tự xây các chiều của tổ là không giống nhau, trong đó chân tổ là phần tổ bám vào vách đá được chim xây đầu tiên. Nếu chân tổ bị ướt sẽ bong ra và chim phải xây lại nên giai đoạn xây chân tổ, chim xây rất chậm. Sau khi xây xong chân tổ lên vách đá thì chim yến mới xây mép tổ lồi ra ngoài vách đá nhưng rất mỏng và chếch lên. Cuối cùng chim mới làm dày mép tổ và tạo một lớp nước bọt như xơ mướp giữa lòng tổ để đẻ trứng. Thời gian xây chân tổ chim phải thất thoát nhiều nước bọt do vách đá nhám, sần sùi và ẩm nên chim xây rất chậm, khi tổ đã thành hình thì chim xây nhanh hơn (phụ lục B18, B19). Bảng 3.8. Thứ tự xây các chiều của tổ của chim yến đảo CLC Thời gian Chân tổ - D (mm) Mép tổ - R (mm) Dày tổ - H (mm) Tháng 1 4,7 0,12 - - Tháng 2 18,5 0,16 6,9 0,08 3,5 0, 04 Tháng 3 46,9 0,12 35,7 0,10 6,2 0,06 Tháng 4 63,7 0,15 52,5 0,11 9,8 0,03 * Tập tính xây tổ Như đã nghiên cứu thì thời điểm chim yến tập trung xây tổ trong ngày là buổi tối, từ sau 18 giờ đến 24 giờ. Qua theo dõi nhận thấy cả 2 chim bố mẹ cùng tham gia xây tổ tại vị trí vách đá nơi chim thường đu bám với nhiều tư thế khác nhau, phụ thuộc vào bộ phận của tổ khi xây như hình 3.5. Khi xây tổ chim thường chúc đầu xuống, nhắm mắt, xù lông, quay qua quay lại và dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng. Những ngày đầu sau khi đẻ 60 trứng nhận thấy chim yến vẫn tiếp tục xây thêm mép tổ và khi ấp trứng thì chim không xây thêm tổ nữa. Hình 3.5. Tư thế xây tổ của Chim yến tổ trắng (ảnh trích xuất từ camera) * Độ cao vách hang xây tổ Khảo sát độ cao xây tổ của chim yến trên vách đá tại các hang bằng các ô tiêu chuẩn, kết quả mật độ tổ xây theo 5 mức độ cao vách đá được tổng hợp ở bảng 3.9 (phụ lục B13). Bảng 3.9. Mật độ tổ xây theo độ cao vách hang Độ cao xây tổ (m) Hang Khô (tổ/m2) Hang Cạn (tổ/m2) Hang Tò Vò (tổ/m2) Trung bình (tổ/m2) 0 - 2 14  1,4 11,4  1,9 7,6  1,1 11 2 – 4 83,6  1,6 75  1,6 78  1,3 79 4 – 6 77 2,2 69,4  2,1 85  1,9 77 6 – 8 47  1,8 55  1,7 36,6  2,2 46 8 – 10 45  1,3 53,4  1,4 41  2,2 46 61 Từ bảng 3.9 trên cho thấy mật độ tổ xây trên vách đá của chim yến vùng nghiên cứu phụ thuộc vào độ cao khác nhau của vách hang, cụ thể: độ cao từ 0 - 2m ở cả 3 hang mật độ tổ đều rất thấp, trung bình 11 tổ/m2. Do ở độ cao này các hang đá thường bị tác động của sóng biển (hang đáy nước) và các sinh vật gây hại nên chim yến ít chọn để xây tổ. Ở độ cao từ 2m - 4m có mật độ tổ cao nhất, trung bình 79 tổ/m2, ở hang Khô và hang Tò Vò cao hơn (78 - 83 tổ/m2) hang Cạn (75 tổ/m2). Ở độ cao này, chim yến dễ dàng di chuyển cũng như tránh được các tác động bất lợi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh nên rất thuận lợi để chim xây tổ. Ở độ cao từ 6m - 10m là nóc hang, có mật độ tổ trung bình thấp hơn (46 tổ/m2). Vị trí nóc hang, vách đá có không gian hẹp gây khó khăn trong việc di chuyển nên chim cũng không tập trung xây tổ. Như vậy, có thể nhận thấy mật độ tổ phụ thuộc vào độ cao của vách đá, ngoài ra còn phụ thuộc vào độ nghiêng của vách đá. * Độ nghiêng vách hang xây tổ Khảo sát mật độ tổ tại 4 khu vực có độ nghiêng khác nhau của vách hang đá so với phương thẳng đứng tại các hang nghiên cứu bằng các ô tiêu chuẩn, kết quả được ghi nhận ở bảng 3.10 (phụ lục B12). Bảng 3.10. Mật độ tổ xây theo độ nghiêng vách hang Độ nghiêng so với phương thẳng đứng (độ) Hang Khô (tổ/m2) Hang Cạn (tổ/m2) Hang Tò Vò (tổ/m2) Trung bình (tổ/m2) 0 - 5 36,4  1,9 42,6  2,2 39  2,1 39 5 - 30 115,4  1,6 97,4  2,4 112,4  2,3 108 30 - 60 95,6  1,4 87,4  1,7 113,4  1,8 99 60 - 90 35,2  1,7 38,6  2,1 33,6  1,9 36 Bảng 3.10 cho thấy chim yến có thể xây tổ trên tất cả các vách đá có độ nghiêng khác nhau so với phương thẳng đứng. Tuy nhiên, chim yến tập trung xây tổ nhiều nhất ở vách đá có độ nghiêng từ 50 - 600, ở độ nghiêng 50 - 300 có mật độ tổ cao nhất (108 tổ/m2), tiếp theo là các vách có độ nghiêng từ 300 - 600 (99 tổ/m2). Theo quan sát thì ở độ nghiêng từ 50 - 600, chim yến dễ dàng đu bám và tổ 62 dưới không bị phân chim tổ trên rơi vào, vì vậy nhiều chim yến chọn để xây tổ. Những vách đá thẳng đứng không nhiều chim yến chọn xây tổ (39 tổ/m2), thấp nhất là những vách đá có độ nghiêng từ 600- 900 so với phương thẳng đứng - gần như phương ngang (36 tổ/m2). Những vách đá thẳng đứng thì tổ dưới thường bị phân của chim yến ở tổ phía trên rơi vào, những vách có độ nghiêng từ 600- 900 thì khó khăn cho việc đính tổ vào vách đá và đu bám của chim nên ít chim chọn để xây tổ. Việc xác định độ cao và độ nghiêng vách hang chim yến tập trung xây tổ có vai trò rất quan trọng trong việc cải tạo các hang yến hiện có để đạt được sản lượng tổ yến cao. Ngoài ra, trong quá trình phát triển các hang yến mới ở đảo hay xây dựng các nhà yến, muốn đạt kết quả thì độ cao tối thiểu phải trên 2m và độ nghiêng của vách từ 50 - 600 mới thuận lợi cho chim yến vào làm tổ. * Cấu tạo tổ yến Tổ chim yến đảo CLC có dạng chiếc chén trà bổ đôi hay giống vành tai người (tai yến), chủ yếu có màu trắng xám. Màu sắc và hình dạng tổ yến phụ thuộc vào vị trí của tổ trong hang và giữa các hang khác nhau. Đối với công nhân thu tổ lâu năm tại CLC thì nhìn vào màu sắc, hình dạng tổ cũng có thể phân biệt được tổ thu hoạch ở vụ nào, hang nào hay vị trí nào của hang. Tổ vụ 1 thì to, dày và sạch sẽ, tổ tại hang Khô có màu trắng sáng, tổ tại hang Tò Vò thì có màu trắng ngà và tròn, tổ tại hang Cả thì có màu ố vàng. Tổ vụ 2 thì mỏng và nhỏ hơn, có màu sẫm hơn, lẫn nhiều rác, phân và lông chim do quá trình nuôi chim non trong thời gian dài tại tổ. Ngoài màu sắc thì kích thước, khối lượng tổ ở các vụ khai thác khác nhau cũng có sự khác nhau. Sự khác nhau của tổ yến trong 2 vụ thu hoạch tại các hang nghiên cứu, mỗi hang 30 tổ/1 vụ được chúng tôi thống kê ở bảng 3.11 (phụ lục B14, B15). Kích thước và khối lượng trung bình của tổ ở vụ thứ hai giảm đi rõ rệt so với vụ thứ nhất. Kích thước trung bình của chân tổ giảm từ 69,4mm ở vụ thứ nhất xuống còn 64,6mm ở vụ thứ hai. Kích thước trung bình của mép tổ giảm từ 57,7 mm vụ 1 xuống còn 51 mm ở vụ 2. Kích thước trung bình của thành tổ giảm từ 10,5 mm ở vụ 1 xuống còn 9,7 mm ở vụ 2. Khối lượng trung bình tổ giảm từ 63 11,2 g ở vụ 1 xuống còn 10,1 g ở vụ 2. Như vậy, tổ chim yến được thu hoạch ở vụ 1 có kích thước và khối lượng lớn hơn tổ thu hoạch ở vụ 2. Bảng 3.11. Kích thước, khối lượng trung bình tổ chim yến đảo CLC Địa điểm Vụ 1 Vụ 2 D (mm) R (mm) H (mm) P (g) D (mm) R (mm) H (mm) P (g) Hang Khô 68,9  0,14 56,7  0,11 10,2  0,07 10,5  0,05 64,5  0,12 49,4  0,13 9,6  0,10 9,7  0,08 Hang Cạn 69,4  0,13 57,4  0,11 10,5  0,02 11,3  0,03 64,7  0,15 51,5  0,14 9,7  0,05 10,1  0,02 Hang Tò Vò 69,8  0,11 58,3  0,12 10,8  0,05 11,7  0,02 64,6  0,14 52,2  0,18 9,8  0,02 10,5  0,03 Trung bình 69,4 57,5 10,5 11,2 64,6 51,0 9,7 10,1 Chú thích: D: chiều dài chân tổ (mm) R: chiều dài mép tổ (mm) H: độ dày thành tổ (mm) P: khối lượng tổ (g) Bảng 3.12. Kích thước và khối lượng trung bình tổ yến đảo một số khu vực (tổ kỳ 1) Khu vực (Vĩ độ) D R H P Nguồn CLC-Quảng Nam (16 0 ) 69,4 57,5 10,5 11,2 Nghiên cứu trực tiếp Khánh Hoà (12 0 ) 65,9 56,2 10,8 11,0 Nguyễn Quang Phách, 1999 Thái Lan (10 0 ) 64,7 56,1 10,2 10,4 Stresemen ER, 1931 Malaisia (8 0 ) 64,4 56,3 10,0 10,2 Manuel C.C, 1937 Chú thích: D: chiều dài chân tổ (mm) R: chiều dài mép tổ (mm) H: độ dày thành tổ (mm) P: khối lượng tổ (g) 64 So với tổ yến thu tại vùng đảo tỉnh Khánh Hòa và một số nước lân cận, tổ yến thu tại đảo CLC có những sai khác nhất định về kích thước và khối lượng, được thể hiện ở bảng 3.12. Kết quả cho thấy tổ yến kỳ 1 tại đảo CLC có kích thước các chiều của tổ và khối lượng lớn hơn tổ yến đảo tại Khánh Hòa, Thái Lan và Malaisia. 3.3.3. Hoạt động đẻ trứng, ấp trứng và chăm sóc chim non * Thời gian đẻ trứng Theo dõi thời gian đẻ trứng trong vụ 1 tại các hang nghiên cứu, mỗi hang 30 tổ, kết quả được trình bày ở bảng 3.13. Bảng 3.13. Thời gian đẻ trứng trong vụ 1 của chim yến đảo CLC Hang Nền đáy Bắt đầu đẻ (ngày/tháng) Kết thúc đẻ (ngày/tháng) Quỹ thời gian (ngày) Hang Khô đá + nước 14/4 18/4 4 Hang Cạn Đá 16/4 19/4 3 Hang Tò Vò Đá 20/4 24/4 4 Hang Cả Nước 22/4 25/4 3 Trung bình - 18/4 22/4 3,5 Như vậy, ở các hang đáy nước có một số bất lợi như sóng gió mạnh vào đầu tháng 1 nên chim yến xây tổ muộn hơn khoảng 10 ngày như đã nghiên cứu nhưng khi chim bắt đầu đẻ và kết thúc đẻ lại không chêch lệch nhiều so với các hang đáy đá. Thời gian bắt đầu đẻ trứng vào khoảng ngày 18/4 và kết thúc đẻ trứng vào khoảng ngày 22/4, điều này chứng tỏ tốc độ xây tổ ở những hang đáy nước nhanh hơn ở hang đáy đá. Ngoài ra, có thể thấy chim yến đẻ rất tập trung, thời gian đẻ xong trứng tính từ khi đẻ quả thứ nhất khoảng 3,5 ngày. So với chim yến ở vùng đảo tỉnh Khánh Hoà thì thời gian đẻ trứng của chim yến tại đảo CLC có những sai khác nhất định, được thể hiện ở bảng 3.14. Qua bảng 3.14 thì nhận thấy chim yến tổ trắng ở đảo CLC tỉnh Quảng Nam (16 0) đẻ trứng sớm hơn chim yến ở các đảo tỉnh Khánh Hoà (120) khoảng 7 65 ngày mặc dù bắt đầu xây tổ muộn hơn khoảng 10 ngày như đã nghiên cứu. Như vậy, chim yến vùng đảo CLC bắt đầu xây tổ muộn hơn nhưng thời gian xây tổ ngắn hơn chim yến vùng đảo tỉnh Khánh Hòa. Bảng 3.14. Thời gian đẻ trứng của chim yến ở các vùng đảo Việt Nam Địa phương Vĩ độ Bắc Bắt đầu đẻ (ngày/tháng) Kết thúc đẻ (ngày/tháng) Nguồn Quảng Nam (CLC) 16 0 18/4 22/4 Nghiên cứu trực tiếp Khánh Hoà 12 0 25/4 10/5 Nguyễn Quang Phách, 1993 Điều này có thể liên quan đến yếu tố khí hậu của 2 khu vực Quảng Nam và Khánh Hòa. Theo sự phân vùng khí hậu ở Việt Nam của Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc (1978) [37] thì Quảng Nam thuộc miền khí hậu Trung Trung Bộ. Miền khí hậu này có 2 đặc điểm khác biệt khá rõ so với khí hậu vùng Khánh Hòa - thuộc miền khí hậu Nam Trung Bộ (bảng 3.15). Bảng 3.15. Ảnh hưởng của gió Lào và mùa mưa bão ở một số địa phương Địa phương Gió Lào (tháng) Mùa khô (tháng) Mùa mưa bão (tháng) Quảng Nam 5 – 7 3 – 8 9 - 2 Khánh Hòa Không 1 – 5 10 -12 (Nguồn: Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1987) [37]). Thứ nhất miền khí hậu Trung Trung Bộ chịu sự chi phối của gió mùa Tây Nam nóng (gió Lào) vào các tháng 6 và 7. Thời gian này nhiệt độ không khí trong khu vực tăng cao, lên trên 300C và khô hạn nặng. Thứ hai là miền khí hậu Trung Trung Bộ có mùa mưa bão khá sớm so với miền khí hậu Nam Trung Bộ. Gió Lào và mưa bão chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn thức ăn và khả năng bắt mồi của chim yến bố mẹ trong mùa sinh sản và của chim non sau khi rời tổ. 66 Có lẽ vì vậy mà chim yến tổ trắng ở CLC (Quảng Nam) xây tổ muộn hơn nhưng đẻ sớm hơn vùng Khánh Hòa để giảm tác động của gió Lào và hạn chế gió mạnh mưa to làm rơi tổ, rơi chim non do mùa mưa bão đến sớm hơn. * Thời điểm đẻ trứng trong ngày Theo dõi giờ đẻ trứng trong ngày tại 30 tổ ở hang Khô từ lúc tổ chưa có trứng đến khi chim yến kết thúc đẻ trứng, chúng tôi có được kết quả ở bảng 3.16. Bảng 3.16. Thời điểm đẻ trứng trong ngày của chim yến đảo CLC Thời gian (giờ) 7h5’ – 12h 12h5’ – 17h 17h5’ - 7h Số trứng 0 0 56 Tỉ lệ % 0 0 100% Từ kết quả ở bảng 3.16 có thể thấy rằng chim yến tổ trắng đảo CLC chỉ đẻ trứng từ sau 17 giờ chiều đến trước 7 giờ sáng hôm sau hay nói cách khác là chim yến đẻ trứng vào buổi tối sau khi chim đi kiếm ăn trở về hang. * Số trứng trong một lứa đẻ Thống kê số trứng trong 1 lứa đẻ tại 3 hang nghiên cứu, mỗi hang 60 tổ, kết quả được thể hiện ở bảng 3.17. Bảng 3.17. Số trứng 1 lứa đẻ của chim yến đảo CLC Hang Tổ 3 trứng Tổ 2 trứng Tổ 1 trứng Tổ 0 trứng Số tổ Tỉ lệ % Số tổ Tỉ lệ % Số tổ Tỉ lệ % Số tổ Tỉ lệ % Hang Khô 1 1,7 56 93,3 2 3,3 1 1,7 Hang Tò Vò 0 0 56 93,3 3 5,0 1 1,7 Hang Cạn 0 0 57 95 2 3,3 1 1,7 Trung bình - 0,6 - 93,9 - 3,8 - 1,7 67 Hình 3.6. Biểu đồ về tỉ lệ số trứng 1 lứa đẻ của chim yến đảo CLC Có thể thấy được tại các hang nghiên cứu, trong tổng số tổ nghiên cứu thì số lượng tổ có 2 trứng là nhiều nhất, chiếm 93,9%; số tổ không có trứng chiếm 1,7%; số tổ có 1 trứng chiếm 3,8% và số tổ có 3 trứng chiếm 0,6%. Ở những tổ không có trứng, hoặc có 1 trứng có thể do chim xây tổ muộn chưa đẻ xong, hoặc trứng bị rơi khỏi tổ. Tổ có 3 trứng rất hiếm, có thể do trứng bị rơi từ tổ này sang tổ khác tại những vị trí có mật độ tổ cao. Như vậy, có thể thấy rằng chim yến tổ trắng tại CLC đẻ trung bình 2 trứng trong 1 lứa (phụ lục B2). * Thời gian ấp trứng Theo dõi thời gian ấp trứng từ lúc chim đẻ quả trứng thứ 2 đến lúc bắt đầu nở tại hang Khô và hang Tò Vò, mỗi hang 30 tổ, kết quả được thống kê ở bảng 3.18. Bảng 3.18. Thời gian ấp trứng của chim yến đảo CLC Hang 21 ngày 22 ngày 23 ngày 24 ngày 25 ngày 26 ngày Tổ % Tổ % Tổ % Tổ % Tổ % Tổ % Khô 2 6,7 6 20,0 14 46,7 4 13,3 3 10 1 3,3 Tò Vò 5 16,7 8 26,7 15 50 1 3,3 1 3,3 0 0 Trung bình - 11,7 - 23,3 - 48,3 - 8,3 - 6,7 - 1,7 68 Hình 3.7. Biểu đồ về thời gian ấp trứng của chim yến đảo CLC Qua bảng 3.18 và hình 3.7 có thể thấy thời gian bắt đầu ấp đến bắt đầu nở ở các tổ là không giống nhau, trứng nở rải rác từ ngày ấp thứ 21 đến ngày ấp thứ 26, trong đó nở tập trung nhất là ở ngày ấp thứ 23 (chiếm 48,3%) ở cả 2 hang nghiên cứu. Sự chênh lệch về thời gian ấp trong cùng một hang, hay giữa các hang là do sự chênh lệch về thời gian bắt đầu đẻ và ấp trứng của chim tại các tổ. Điều này cho phép ta có thể kết luận, thời gian ấp trứng trung bình của chim yến tổ trắng tại đảo CLC khoảng 23 ngày. Khoảng cách về thời gian nở giữa 2 quả trứng, nghĩa là khoảng cách từ khi quả trứng thứ nhất nở đến khi quả trứng thứ 2 nở của cùng một tổ có sự sai khác. Kết quả sự sai khác này được thống kê trong bảng 3.19. Bảng 3.19. Sự sai khác về ngày nở giữa 2 quả trứng trong cùng 1 tổ Thời gian Hang Cùng ngày Cách nhau 1 ngày Cách nhau 2 ngày Cách nhau 3 ngày Cách nhau 4 ngày Tổ % Tổ % Tổ % Tổ % Tổ % Khô 5 16,7 16 53,3 5 16,7 3 10 1 3,3 Tò Vò 6 20 17 56,7 5 16,7 2 6,6 0 0 Trung bình - 18,3 - 55,0 - 16,7 - 8,3 - 1,7 69 Hình 3.8. Biểu đồ về sự lệch ngày nở giữa 2 trứng trong cùng 1 tổ Như đã nghiên cứu ở trên, thời gian đẻ giữa 2 quả trứng cách nhau khoảng 3,5 ngày nhưng kết quả bảng 4.19 thì hầu hết tại các tổ nghiên cứu, 2 trứng nở cùng ngày hoặc cách nhau từ 1 đến 2 ngày (chiếm 90%) trong đó lệch 1 ngày là nhiều nhất (55%). Điều này có nghĩa là chim chỉ thực sự ấp trứng khi đã đẻ quả thứ 2 hay 2 trứng được ấp gần như cùng lúc. Những tổ 2 trứng nở cách nhau 3 đến 4 ngày có thể trong quá trình đẻ trứng thứ 2, quả trứng thứ nhất phôi đã phát triển do nhiệt của chim mẹ trong thời gian nằm đẻ trứng thứ 2 tại tổ. Trong quá trình quan sát tại tổ cũng nhận thấy khi mới đẻ 1 trứng thì chim bố mẹ cũng không nằm vào tổ để nghỉ vào ban đêm, đây có thể là một tập tính của chim yến để 2 trứng không nở cách nhau xa về thời gian, tránh hiện tượng có 1 chim non nở trước rất khỏe và 1 chim non nở sau rất yếu trong cùng 1 tổ nhằm giảm cạnh tranh thức ăn của chim non tại tổ, đảm bảo tỉ lệ sống sót của chim non ở mức cao hơn. * Nhiệt độ trong tổ ấp trứng Định kỳ trích xuất nhiệt độ ấp trứng tại tổ ở hang Khô trong thời gian chim yến ấp trứng, kết quả được thống kê trong bảng 3.20 và hình 3.9. Như vậy, nhiệt độ trong tổ khi chim yến ấp trứng ít có sự biến thiên trong suốt thời gian chim ấp trứng, trung bình là 34,70C. Giai đoạn từ ngày ấp thứ 5 đến thứ 10, trong tổ khi chim ấp trứng có nhiệt độ cao nhất (34,9 - 35,30C). Giai 70 đoạn chim mới ấp và gần nở, nhiệt độ trong tổ thấp hơn (34,6 - 34,80C), ở khoảng ngày ấp thứ 15 thì nhiệt độ trong tổ là thấp nhất (34,10C). Nhiệt độ trong tổ khi chim yến ấp trứng tương tự như ở nhiều loài chim nhỏ khác. Huggins (1941), nghiên cứu ở 37 loài chim nhỏ cho thấy nhiệt độ trung bình trong tổ khi các loài chim này ấp vào khoảng 340C (theo Nguyễn Quang Phách, 1999 [26]). Bảng 3.20. Nhiệt độ ấp trứng của chim yến đảo CLC Thời gian ấp Ngày thứ 1 Ngày thứ 5 Ngày thứ 10 Ngày thứ 15 Ngày thứ 20 Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ ấp ( 0 C) 34,6  0,18 35,3  0,19 34,9  0,22 34,1  0,21 34,8  0,11 34,7  0,18 Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhiệt độ ấp trứng của chim yến đảo CLC * Tập tính ấp trứng Theo dõi trong quá trình ấp trứng của chim bố mẹ qua camera tại tổ nhận thấy cả 2 chim bố mẹ thay nhau ấp trứng liên tục, không thấy chim bỏ tổ. Trong quá trình ấp trứng, chim thường thay đổi tư thế nằm ấp và thường dùng mỏ để đảo trứng. Tư thế chủ yếu trong khi ấp là chim nằm dọc theo tổ, song song với vách đá, chỉ phần bụng của chim nằm trong tổ, đầu và đuôi lộ ra bên ngoài tổ 71 (hình 3.10). Thời gian chim mới bắt đầu ấp, nếu con người đến gần thì chim bố mẹ hoảng sợ bay đi nhưng khi đã ấp được một thời gian thì chim không sợ người, lúc này chúng ta có thể dễ dàng bắt chim khi đang ấp tại tổ. Đặc biệt là khi hoán đổi trứng từ tổ khác vào thì chim bố mẹ sẽ hất trứng đó khỏi tổ của mình mà không ấp. Hình 3.10. Chim yến đang ấp trứng tại hang Khô, CLC * Cấu tạo trứng chim yến Trứng chim yến có màu trắng, rất dể vỡ. Trứng mới đẻ rất trong, những trứng chim đã ấp thì có màu trắng ngà đến trắng đục do phôi đã phát triển. Kết quả cân, đo trứng chim yến tổ trắng mới đẻ thu từ những lần khai thác tổ vụ 1 trong năm được thống kê ở bảng 3.21. Bảng 3.21. Kích thước và khối lượng trung bình trứng chim yến đảo CLC Hang (n= 50) Chiều dài (mm) Chiều rộng (mm) Khối lượng (g) Khô 21,5 0,17 14,1 0,12 2,2 0,03 Tò Vò 21,6 0,22 14,2 0,18 2,3 0,07 Trung bình 21,55 0,19 14,15 0,15 2,25 0,05 72 Kết quả bảng 3.21 cho thấy trứng chim yến có kích thước và khối lượng khá nhỏ, chiều dài trung bình 21,55mm, chiều rộng trung bình 14,15mm và khối lượng trung bình 2,25g. * Chim non và tập tính chăm sóc chim non Sau khi trứng nở, chim bố mẹ vẫn chưa mớm mồi ngay mà thường khi cả 2 chim non nở được khoảng 1 ngày tuổi, chim bố mẹ mới bắt đầu mớm mồi. Trong những ngày đầu chim mới nở, một chim bố (mẹ) vẫn nằm ấp chim non tại tổ, một chim đi kiếm mồi, khi chim này về tổ mớm mồi thì chim kia bay đi kiếm mồi. Khi chim non khoảng 5 ngày tuổi thì cả 2 chim bố mẹ cùng bay đi kiếm mồi từ sáng sớm. Số lần trở về hang mớm mồi trong ngày của chim bố mẹ thay đổi theo tuổi của chim non và được chúng tôi theo dõi qua camera tại 30 tổ hang Khô được thống kê ở bảng 3.22 và biểu diễn ở hình 3.11. Bảng 3.22. Số lần mớm mồi trong ngày cho chim non của chim yến đảo CLC Ngày tuổi chim non (ngày) 1 10 20 30 40 Số lần mớm mồi (lần) 0 4,2 0,14 6,5 0,18 7,3 0,22 8,6 0,25 Hình 3.11. Biểu đồ về sự thay đổi số lần mớm mồi trong ngày cho chim yến non 73 Kết quả nhận thấy trong ngày đầu chim non mới nở thì chim bố mẹ chưa mớm mồi, số lần mớm mồi tăng dần theo tuổi chim non, chim non càng lớn thì số lần mớm mồi trong ngày càng nhiều, nhiều nhất là hơn 8 lần/ngày khi chim non được khoảng 40 ngày tuổi. Chim yến non ở tổ cũng xảy ra hiện tượng cạnh tranh thức ăn rất mạnh, kết quả có nhiều chim non yếu hơn bị hất ra khỏi tổ, rơi xuống và bị chết. Tổng số chim non bị rơi tổ chết trong năm 2014 tại hang Khô là 454 con. Khi hoán đổi chim non giữa các tổ hay bắt chim non bị rơi tổ bỏ vào tổ khác thì nhận thấy chim bố mẹ không mớm mồi và hất chim non đó xuống. Sau khoảng 10 ngày tuổi, chim non được phủ một lớp chân lông đen. Sau khoảng 30 ngày, chim non đeo lên mép tổ, thả mình ra ngoài vỗ cánh tập bay. Khi mỏi chúng lại vào tổ nghỉ và nhận thức ăn trong tổ. Sau khoảng 40 ngày tuổi, chim non đeo tổ tập bay cả ngày và nhận mồi bên ngoài tổ. Lúc này chim non đã có hình thái như một chim yến trưởng thành, các lông tơ rụng dần, chim yến non rời tổ bay trong hang, có khi bay ra trước cửa hang. Sau vài ba ngày bay ngắn, chúng tăng dần về khoảng cách, độ cao và bay lượn ngay trên đảo. Khoảng 50 ngày, chim yến non bay theo đàn đi kiếm ăn xa. Như vậy, từ lúc nở cho đến khi chim non rời tổ bay đi kiếm ăn theo đàn là khoảng 50 ngày. 3.3.4. Sức sinh sản của quần thể * Khi không khai thác tổ Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 100 tổ không bị khai thác trong năm tại các hang nghiên cứu. Kết quả được ghi nhận ở bảng 3.23. Bảng 3.23. Sức sinh sản của quần thể chim yến đảo CLC (không khai thác tổ) Địa điểm Lứa đẻ 1 (n=100) Lứa đẻ 2 (n=100) Tỷ lệ đẻ (%) Tỷ lệ chim non rời tổ (%) Tỷ lệ đẻ lại (%) Tỷ lệ chim non rời tổ (%) Hang Khô 98,2 89,3 55,9 85,7 Hang Cạn 97,6 88,6 53,3 86,3 Hang Tò Vò 96,5 88,5 52,7 84,5 Trung bình 97,4 1,50 88,8 0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_sinh_hoc_sinh_thai_cua_qu.pdf
Tài liệu liên quan