LỜI CAM ĐOAN.
LỜI CẢM ƠN.
TÓM TẮT.
SUMMARY.
DANH SÁCH BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ.
DANH SÁCH HÌNH.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU.
1.1. Đặt vấn đề.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
1.3. Giới hạn của nghiên cứu.
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
1.5. Những đóng góp mới của luận án.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
2.1. Đại cương về vô sinh và quá trình sinh tinh.
2.1.1. Một số khái niệm về vô sinh và vô sinh nam.
2.1.2. Đại cương về quá trình sinh tinh .
2.2. Tinh dịch đồ và một số yếu tố liên quan đến vô sinh nam.
2.2.1. Tinh dịch đồ. .
2.2.2. Một số yếu tố liên quan đến vô sinh nam.
2.3. Nhiễm sắc thể Y và một số bất thường nhiễm sắc thể Y ở nam giới
vô sinh.
2.3.1. Cấu trúc nhiễm sắc thể Y của người.
2.3.2. Một số chỉ dấu di truyền trên nhiễm sắc thể Y.
2.3.3. Bất thường nhiễm sắc thể Y ở nam giới vô sinh.
2.4. Một số kỹ thuật dùng để phát hiện nguyên nhân di truyền ở nam giới
vô sinh. .
2.4.1. Kỹ thuật di truyền tế bào.
2.4.2. Kỹ thuật lai tại chỗ huỳnh quang.
2.4.3. Kỹ thuật PCR đa mồi . .
2.4.4. Kỹ thuật khuếch đại các đầu dò phụ thuộc ghép nối.
2.4.5. Kỹ thuật Realtime PCR.
2.4.6. Kỹ thuật QF-PCR.
2.4.7. Kỹ thuật giải trình tự .
2.5. Tình hình nghiên cứu một số nguyên nhân vô sinh ở nam giới.
2.5.1. Trên thế giới.
Trang
i
ii
iii
v ix 1 1 2 2 2 3 4 4 4 5 9 9 9 12
12
16
19
24
24
25
25
26
26
27
29
30
302.5.2. Ở Việt Nam.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1. Sơ đồ nghiên cứu tổng quát .
3.2. Đối tượng nghiên cứu .
3.2.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu .
3.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ.
3.3. Cỡ mẫu.
3.4. Phương pháp chọn mẫu .
3.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .
3.6. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất.
3.7. Phương pháp nghiên cứu.
3.7.1. Xây dựng và kiểm định quy trình kỹ thuật QF-PCR để phát
hiện một số dạng bất thường nhiễm sắc thể Y ở nam giới khám vô sinh
có ≤ 5x106 tinh trùng /mL tinh dịch .
3.7.2. Xác định tỷ lệ một số dạng bất thường nhiễm sắc thể Y ở nam
giới khám vô sinh có ≤ 5x106 tinh trùng /mL tinh dịch bằng quy trình kỹ
thuật QF-PCR đã được xây dựng và kiểm định.
3.7.3. Mô tả đặc điểm tinh dịch đồ, nội tiết tố và một số yếu tố liên
quan đến bất thường nhiễm sắc thể Y ở nam giới khám vô sinh có ≤
5x106 tinh trùng /mL tinh dịch .
3.8. Y đức trong nghiên cứu .
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
4.1. Xây dựng và kiểm định quy trình kỹ thuật QF-PCR để phát hiện một
số dạng bất thường nhiễm sắc thể Y ở nam giới khám vô sinh có ≤ 5x106
tinh trùng /mL tinh dịch .
4.1.1. Xây dựng quy trình kỹ thuật QF-PCR.
4.1.2. Kiểm định quy trình kỹ thuật QF-PCR .
4.2. Xác định tỷ lệ một số dạng bất thường nhiễm sắc thể Y ở nam giới
khám vô sinh có ≤ 5x106 tinh trùng /mL tinh dịch bằng quy trình kỹ thuật
QF-PCR đã được xây dựng và kiểm định.
4.2.1. Các dạng mất đoạn AZF trên nhiễm sắc thể Y .
4.2.2. Nhân đoạn gen DAZ .
4.2.3. Hội chứng Klinefelter có bất thường nhiễm sắc thể Y.
4.3. Mô tả đặc điểm tinh dịch đồ, nội tiết tố và một số yếu tố liên quan
đến bất thường nhiễm sắc thể Y ở nam giới khám vô sinh có ≤ 5x106
tinh trùng /mL tinh dịch .
4.3.1. Đặc điểm chung và một số yếu tố liên quan đến bất thường
nhiễm sắc thể Y.
32
34
34
34
34
35
35
35
35
36
39
39
43
47
55
56
56
56
63
77
80
85
86
87
874.3.2. Đặc điểm tinh dịch đồ .
4.3.3. Đặc điểm nội tiết trục tuyến yên-tinh hoàn và liên quan giữa
bất thường nhiễm sắc thể Y với nồng độ hormon .
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
5.1. Kết luận.
5.2. Kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.
204 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số dạng bất thường nhiễm sắc thể y ở nam giới khám vô sinh tại bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n như ở nam giới bình thường. Qua đó, chúng
tôi kết luận trường hợp này mắc hội chứng Klinefelter. Kết quả QF-PCR và
lâm sàng của trường hợp này được trình bày ở Hình 4.7.
69
Hình 4.7. Kết quả QF-PCR và lâm sàng của nam giới mắc hội chứng
Klinefelter mẫu 97.
Kết quả kiểm định bằng phương pháp nuôi cấy bạch cầu lympho máu
ngoại vi cũng cho thấy nam giới tăng 1 nhiễm sắc thể X, công thức nhiễm sắc
thể là 47,XXY, giống với kết quả QF-PCR trong nghiên cứu (Hình 4.8, Phụ
lục G).
Hình 4.8. Nam giới mắc hội chứng Klinefelter có công thức nhiễm sắc
thể 47,XXY được xác định bằng kỹ thuật nuôi cấy bạch cầu lympho máu
ngoại vi.
70
Ngoài ra, luận án chọn ngẫu nhiên 3 mẫu ADN (1 mẫu ADN không có
bất thường nhiễm sắc thể Y, 1 mẫu ADN bị mất đoạn hoàn toàn AZFbc và 1
mẫu ADN bị mất đoạn hoàn toàn AZFc) gửi đi kiểm định tại Phòng xét
nghiệm kỹ thuật cao ISOLABO bằng kit của Devyser.
Kit này sử dụng 8 chỉ dấu di truyền là sY14 (SRY), ZFXY, sY84, sY86,
sY127, sY134, sY254 và sY255 để phát hiện đoạn AZFa, AZFb và AZFc trên
nhiễm sắc thể Y. Kết quả xét nghiệm QF-PCR tại lab ISOLABO cũng ghi
nhận 1 trường hợp không có bất thường nhiễm sắc thể Y, 1 trường hợp mất
hoàn toàn đoạn AZFc và 1 trường hợp mất hoàn toàn đoạn AZFbc, hoàn toàn
giống với kết quả nghiên cứu.
Mẫu ADN nam giới bình thường có kết quả QF-PCR xác định bằng kit
của Devyser như sau: sY255 xuất hiện peak ở 122 bp, sY127 (272 bp), sY134
(302 bp), sY86 (316 bp), sY84 (327), sY254 (375 bp), ZFYX (432 bp) và
sY14 (464 bp) (Hình 4.9). Mẫu ADN mất hoàn toàn đoạn AZFc, kết quả
không thấy xuất hiện peak tại sY254 và sY255. Tương tự, kết quả không có
peak sY127, sY134, sY254 và sY255 ở trường hợp mẫu ADN mất hoàn toàn
đoạn AZFbc. Kết quả kiểm định 3 mẫu ADN được trình bày ở Phụ lục G.
Hình 4.9. Kết quả kiểm định mẫu ADN nam giới không có mất đoạn AZF
bằng kỹ thuật QF-PCR theo kit của Devyser.
Bằng kỹ thuật nuôi cấy tế bào bạch cầu lympho máu ngoại vi và xét
nghiệm mất đoạn AZF bằng kit của Devyser cho kết quả giống với kết quả
QF-PCR của luận án. Như vậy, quy trình xét nghiệm QF-PCR với 14 chỉ dấu
di truyền áp dụng trong chẩn đoán một số dạng bất thường nhiễm sắc thể Y có
độ tin cậy và độ chính xác rất cao.
4.1.2.4. Giải trình tự để xác định sự đa hình về chiều dài của sản phẩm
PCR huỳnh quang được khuếch đại bằng chỉ dấu di truyền sY1291
Kết quả nghiên cứu ghi nhận các sản phẩm PCR huỳnh quang khuếch
đại bằng cặp mồi của chỉ dấu di truyền sY1291 có kích thước 507 bp, 512 bp,
523 bp và 527 bp, khác biệt nhiều so với kích thước sản phẩm PCR công bố
trên NCBI (Phiên bản GRCh38.p7) là 527 bp. Để khẳng định kết quả của kỹ
thuật QF-PCR, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật giải trình tự với trình tự cặp mồi
của chỉ dấu di truyền sY1291. Cặp mồi này không đánh dấu huỳnh quang.
71
Đoạn mồi xuôi do công ty Macrogen, Hàn Quốc cung cấp. Đoạn mồi ngược sử
dụng trình tự đã đặt của Applied System, Mỹ (đã sử dụng trong quy trình QF-
PCR).
Khi blast cặp mồi của sY1291 trên NCBI (Phiên bản GRCh38.p7), bên
cạnh đoạn gen 527 bp (23.358.932-23.359.449 bp) của nhiễm sắc thể Y được
khuếch đại còn xuất hiện nhiều sản phẩm PCR của các nhiễm sắc thể khác với
nhiều kích thước khác nhau. Theo lý thuyết, để giải trình tự phải sử dụng
phương pháp cắt gel agarose (đoạn ADN có kích thước 527 bp).
Trong điều kiện tiến hành giải trình tự ở Khoa Xét nghiệm – Di truyền
học của Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ, nghiên cứu không có đủ
phương tiện để tiến hành giải trình tự theo phương pháp này. Do đó, nghiên
cứu đã tối ưu phản ứng với mong muốn là khi điện di sản phẩm PCR chỉ nhận
được một đoạn gen duy nhất được khuếch đại. Trong quá trình thực nghiệm,
nghiên cứu đã thành công quy trình tối ưu phản ứng PCR với cặp mồi của chỉ
dấu di truyền sY1291, sản phẩm PCR cũng chỉ xuất hiện một băng khi điện di
trên gel agarose. Kết quả điện di ở line 4-7 trên Hình 4.10 được thực hiện trên
2 mẫu ADN có ký hiệu 100 và 207; trong đó mẫu 100 và 207 có sản phẩm
đoạn gen khuếch đại bằng cặp mồi của sY1291 tương ứng là 527 bp và 507
bp.
Hình 4.10. Kết quả điện di gel agarose của 2 mẫu ADN 100 và 207 bằng cặp
mồi của sY1291 và LAPT (M: thang chuẩn).
Trong quá trình tối ưu phản ứng PCR cho chỉ dấu di truyền sY1291,
nghiên cứu đã thiết kế thêm một cặp mồi nằm trong đoạn sY1291 và đặt tên là
LAPT. Cặp mồi LAPT được thiết kế có ưu điểm khác với sY1291 là chỉ cho
một sản phẩm PCR duy nhất khi blast trên ngân hàng cơ sở dữ liệu NCBI.
Trình tự mồi LAPT được gửi cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phù Sa, Việt
Nam và Công ty Macrogen, Hàn Quốc tổng hợp. Đặc điểm của cặp mồi này là
chỉ xuất hiện một sản phẩm PCR duy nhất có kích thước 288 bp (23.358.930-
23.359.217 bp) (NCBI, Phiên bản GRCh38.p7). Kết quả điện di gel agarose
sản phẩm PCR khuếch đại bằng cặp mồi LAPT của 2 công ty cung cấp đều
72
xuất hiện 1 băng duy nhất, phù hợp với kết quả trên ngân hàng cơ sở dữ liệu
NCBI (Hình 4.10 và Hình 4.11).
Hình 4.11. Kết quả điện di gel agarose sản phẩm PCR 8 mẫu ADN được
khuếch đại bằng cặp mồi LAPT từ line 1-9, trong đó line 7 là thang chuẩn.
Như vậy, luận án giải trình tự sản phẩm PCR khuếch đại bằng 2 cặp
mồi của chỉ dấu di truyền sY1291 và LAPT. Việc giải trình tự đoạn ADN
bằng cặp mồi của chỉ dấu di truyền sY1291 để kiểm định kết quả trong quy
trình kỹ thuật QF-PCR đã tối ưu.
Chúng tôi đã thực hiện giải trình tự đoạn gen được khuếch đại bằng cặp
mồi của sY1291 lặp đi lặp lại 10 lần trong 1 tháng, kết quả đều ghi nhận trình
tự nucleotid của mẫu tương đồng khoảng 400 bp so với trình tự nucleotid tham
khảo (tương đồng khoảng 77%) (Hình 4.12A, B).
Hình 4.12A. Độ tương đồng giữa trình tự nucleotid tham khảo (REF) và trình
tự nucleotid của mẫu (SA100) với kích thước đoạn gen khuếch đại là 527 bp
(Bioedit).
73
Hình 4.12B. Độ tương đồng giữa trình tự nucleotid tham khảo (REF) và trình
tự nucleotid của mẫu (SA207) với kích thước đoạn gen khuếch đại là 507 bp
(Bioedit).
Sự tương đồng trình tự nucleotid chỉ đạt được khoảng 77% là do tất cả
các mẫu đều ghi nhận trên cả 2 đoạn ADN được khuếch đại bằng mồi xuôi hay
mồi ngược đều bắt đầu xuất hiện trình tự nhiễu sau trình tự lặp đơn nucleotid
T (Hình 4.13A, B, C, D).
74
Hình 4.13A. Kết quả giải trình tự đoạn mồi xuôi của đoạn gen được khuếch
đại bằng sY1291 có kích thước 527 bp (Sequencing software 6).
Hình 4.13B. Kết quả giải trình tự đoạn mồi ngược của đoạn gen được
khuếch đại bằng sY1291 có kích thước 527 bp (Sequencing software 6).
Hình 4.13C. Kết quả giải trình tự đoạn mồi xuôi của đoạn gen được khuếch
đại bằng sY1291 có kích thước 507 bp (Sequencing software 6).
Hình 4.13D. Kết quả giải trình tự đoạn mồi ngược của đoạn gen được khuếch
đại bằng sY1291 có kích thước 507 bp (Sequencing software 6).
Blast cặp mồi của sY1291 trên NCBI (Phiên bản GRCh38.p7) cho thấy
trình tự nucleotid của đoạn gen được khuếch đại được thể hiện ở Hình 4.14.
75
Hình 4.14. Trình tự nucleotid của đoạn gen dài 527 bp được khuếch đại
bằng cặp mồi của sY1291 (NCBI, Phiên bản GRCh38.p7).
Trên Hình 4.14 thể hiện đoạn gen này có đặc điểm là đoạn lặp đơn
nucleotid T. Các trình lặp đơn nucleotid là đoạn trình tự lặp lại 1 loại nucleotid
nào đó và chúng được tìm thấy rất nhiều ở động vật có xương sống, thường là
lặp 6 nucleotid và ở đoạn gen được khuếch đại bằng cặp mồi của chỉ dấu di
truyền sY1291 có trình tự lặp nucleotid T 39 lần (T39). Các đoạn trình tự lặp
đơn nucleotid có đặc điểm là dễ bị đột biến, số lần lặp càng nhiều thì nguy cơ
bất thường càng tăng và đa hình về trình tự nucleotid cũng có liên quan đến sự
biểu hiện kiểu hình khác nhau (Montgomery et al., 2013; Sawaya et al., 2013;
Kim et al., 2013; Ananda et al., 2014).
Theo y văn cho thấy đoạn ADN có chứa trình tự lặp đơn nucleotid dài
trong phản ứng PCR sẽ làm cho enzym polymerase khi tổng hợp sợi mới sẽ tự
thêm vào hoặc làm mất đi loại nucleotid lặp ở đoạn đó và làm nhiễu trình tự ở
sau đoạn lặp đơn nucleotid (Jinks-Robertson, 2002). Đoạn gen trong luận án
chứa đoạn lặp đơn nucleotid T (T39); do đó, tín hiệu bị nhiễu và không thấy
được trình tự các nucleotid ở sau đó và số lần lặp lại của nucleotid cũng khó
mà xác định chính xác là phù hợp với y văn. Bên cạnh đó, kết quả bị nhiễu tín
hiệu từ sau trình tự lặp nucleotid T trở về sau cũng phù hợp với nghiên cứu
của Evguenia et al. (2016) và nhiều nghiên cứu khác. Cho đến nay, việc giải
trình tự những đoạn gen chứa trình tự lặp đơn nucleotid trên máy giải trình tự
thế hệ mới vẫn còn gặp nhiều khó khăn (Walker et al., 2016).
Luận án giải trình tự 4 mẫu ADN có ký hiệu là 207, 122, 327 và 100
trên cả 2 mạch ADN. Kích thước đa hình về chiều dài của đoạn gen được
khuếch đại bằng sY1291 của 4 mẫu trên tương ứng là 507 bp, 512 bp, 523 bp
và 527 bp. Kết quả giải trình tự đoạn gen khuếch đại bằng cặp mồi của chỉ dấu
di truyền LAPT cũng ghi nhận hiện tượng nhiễu sau trình tự lặp đơn nucleotid
T ở 4 mẫu (Hình 4.15A, B, C, D).
76
Hình 4.15A. Kết quả giải trình tự đoạn mồi ngược của đoạn gen được khuếch
đại bằng LAPT mẫu 207 (Bioedit).
Hình 4.15B. Kết quả giải trình tự đoạn mồi ngược của đoạn gen được khuếch
đại bằng LAPT mẫu 122 (Bioedit).
Hình 4.15C. Kết quả giải trình tự đoạn mồi ngược của đoạn gen được khuếch
đại bằng LAPT mẫu 327 (Bioedit).
Hình 4.15D. Kết quả giải trình tự đoạn mồi ngược của đoạn gen được khuếch
đại bằng LAPT mẫu 100 (Bioedit).
Bên cạnh đó, trên Hình 4.15 cũng cho thấy sau đoạn lặp đơn nucleotid
có hiện tượng bị nhiễu các nucleotid. Kết quả nghiên cứu phù hợp với việc
giải trình tự chứa đoạn trình tự lặp đơn nucleotid hiện nay. Cho đến nay, đây
là một trong những khó khăn còn gặp phải khi giải trình tự đoạn gen chứa
đoạn lặp đơn nucleotid. Qua đó thấy rằng trên đoạn ADN chứa trình tự lặp
đơn nucleotid sẽ khó xác định chính xác số lần lặp nucleotid và trình tự
nucleotid sau đoạn lặp là phù hợp với y văn. Cần có nhiều nghiên cứu hơn để
có thể khắc phục hiện tượng này.
77
Qua kết quả giải trình tự cho thấy kết quả QF-PCR thể hiện sự đa hình
về chiều dài sản phẩm PCR huỳnh quang được khuếch đại bằng cặp mồi của
chỉ dấu di truyền sY1291 với kích thước 507 bp, 512 bp, 523 bp và 527 bp là
chính xác. Như vậy, sự khác nhau về số lần lặp đơn nucleotid T sẽ làm cho
kích thước sản phẩm PCR huỳnh quang của sY1291 có sự đa hình về kích
thước sản phẩm PCR. Sự đa hình đoạn gen này có thể thay đổi tùy theo địa lý
và chủng tộc.
Trên những cơ sở đó, cho thấy kit với 14 chỉ dấu di truyền và quy trình
kỹ thuật QF-PCR đã xây dựng và tối ưu dùng để phát hiện một số dạng bất
thường nhiễm sắc thể Y có độ chính xác cao và đáng tin cậy.
4.2. Xác định tỷ lệ một số dạng bất thường nhiễm sắc thể Y ở nam giới
khám vô sinh có ≤ 5x106 tinh trùng/mL tinh dịch bằng quy trình kỹ thuật
QF-PCR đã được xây dựng và kiểm định.
Kết quả nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể Y ở nam
giới khám vô sinh có ≤ 5x106 tinh trùng/mL tinh dịch là 35,1% (113/322
trường hợp) (Hình 4.16).
Hình 4.16. Tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể Y của đối tượng nghiên cứu
Kết quả tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể Y trong nghiên cứu cao hơn so
với một số nghiên cứu trong và ngoài nước. Nghiên cứu của Kosar et al.
(2010) trên 115 nam giới khám vô sinh có ≤ 5x106 tinh trùng/mL tinh dịch ở
Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy tỷ lệ vô sinh do di truyền là 4,34% (Bảng 4.6).
78
Bảng 4.6. Tỷ lệ nam giới khám vô sinh có bất thường nhiễm sắc thể Y ở nhóm nam giới vô tinh và thiểu tinh nặng
Tác giả Vùng/Nước Số lượng
mẫu
Tần số Tỷ lệ (%) Vô tinh Thiểu tinh nặng
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)
Ng et al. (2009) Hong Kong 295 44/295 14,9 21/71 29,57 23/224 10,26
Kosar et al. (2010) Thổ Nhĩ Kỳ 115 5/115 4,34 5/92 5,43 0/23 0
Mafra et al. (2011) Brazil 143 27/143 18,8 11/43 25,4 16/100 16
Cavkaytar et al. (2012) Thổ Nhĩ Kỳ 332 48/332 14,4 43/196 21,93 5/136 3,67
Fu et al. (2012) Chengdu,
Trung Quốc
1333 298/1333 22,35 250/945 26,45 48/388 12,37
Zhang et al. (2012) Đông bắc
Trung Quốc
135 19/135 14,07 14/81 17,28 5/54 9,26
Ambulkar et al.
(2013)
Ấn Độ 58 8/58 13,8 5/26 19,23 3/32 9,37
Choi et al. (2013) Hàn Quốc 289 110/289 38 83/213 38,96 27/76 35,52
Naasse et al. (2015) Morocco 573 60/573 10,47 58/444 13,06 2/129 1,55
Nguyễn Đức Nhự
(2015)
Miền Bắc
Việt Nam
469 106/469 23,1 83/354 23,44 23/115 20
Nghiên cứu này Tây Nam Bộ
Việt Nam
322 113/322 35,1 34/93 36,6 79/229 34,5
79
Một nghiên cứu khác cũng được tiến hành ở Thổ Nhĩ Kỳ của Cavkaytar et
al. (2012) trên 332 nam giới cho thấy tỷ lệ nam giới vô sinh do di truyền là 14,4%,
cao hơn so với nghiên cứu của Kosar et al. (2010). Năm 2012, nghiên cứu tại
Trung Quốc của Fu et al. trên 1333 nam giới vô sinh (945 nam giới vô tinh và 388
nam giới thiểu tinh nặng) cho thấy tỷ lệ nam giới vô sinh có bất thường nhiễm sắc
thể Y là 22,35% (298/1333 trường hợp) cao hơn so với nghiên cứu của Zhang et al.
(2014) với tỷ lệ là 14,07%. Năm 2015, nghiên cứu tại Morocco của Naasse et al.
(2015) trên 573 nam giới (444 nam giới vô tinh và 129 nam giới thiểu tinh nặng)
ghi nhận tỷ lệ này là 10,47% (60/573 trường hợp). Tại Việt Nam, nghiên cứu của
Nguyễn Đức Nhự (2015) cho thấy 106/469 trường hợp (23,1%) nam giới vô sinh
do di truyền.
Sự khác biệt có lẽ do phương pháp nghiên cứu khác nhau. Đa số các nghiên
cứu sử dụng phương pháp nuôi cấy bạch cầu lympho máu ngoại vi để xác định
công thức nhiễm sắc thể và chọn những mẫu nam giới có công thức nhiễm sắc thể
46,XY để thực hiện kỹ thuật PCR đa mồi với số lượng chỉ dấu di truyền ít hơn so
với nghiên cứu của chúng tôi. Hầu hết các nghiên cứu sử dụng 6 chỉ dấu di truyền
theo hướng dẫn của EAA/EMQN (2014) là sY84 và sY86, sY127 và sY134,
sY254 và sY255 để phát hiện mất đoạn AZF.
Tuy nhiên, khi so sánh với nghiên cứu của Choi et al. (2013) cho thấy tỷ lệ
bất thường ở nam giới khám vô sinh của luận án thấp hơn. Tác giả ghi nhận tỷ lệ
này là 38% (110/289 trường hợp). Sự khác biệt này có lẽ do tác giả nghiên cứu trên
2 nhóm là nam giới vô tinh và nhóm nam giới có tinh trùng ít, yếu và dị dạng.
Kết quả nghiên cứu ghi nhận các nguyên nhân di truyền do bất thường
nhiễm sắc thể Y ở 113 nam giới khám vô sinh gồm có mất đoạn AZF, nhân đoạn
gen DAZ, hội chứng Klinefelter có bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể Y; trong đó
mất đoạn AZF chiếm tỷ lệ cao nhất (83,18%), thấp hơn là nhân đoạn gen DAZ
(13,27%) và hội chứng Klinefelter có bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể Y chiếm
3,55% (Bảng 4.7).
Bảng. 4.7. Một số dạng bất thường nhiễm sắc thể Y của đối tượng nghiên cứu
Nguyên nhân di truyền Tần số
Tỷ lệ (%)
Mất đoạn AZF 94 83,18
Nhân đoạn gen DAZ 15 13,27
Hội chứng Klinefelter có bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể Y 4 3,55
Tổng 113 100
Không giống nghiên cứu của chúng tôi, đa số các nghiên cứu sử dụng
phương pháp nuôi cấy bạch cầu lympho và PCR đa mồi với 6 chỉ dấu di truyền
theo hướng dẫn của EAA/EMQN (2014). Bằng 2 phương pháp trên, kết quả ghi
nhận bất thường về công thức nhiễm sắc thể chiếm tỷ lệ cao hơn so với mất đoạn
AZF.
80
Cụ thể, theo nghiên cứu của Cavkaytar et al. (2012) ở Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận
có 24/48 trường hợp (50%) nam có bất thường về công thức nhiễm sắc thể, 20/48
trường hợp (41,67%) nam có mất đoạn AZF và 4/48 trường hợp (8,33%) vừa có
bất thường về công thức nhiễm sắc thể vừa có bất thường về mất đoạn AZF. Tương
tự, nghiên cứu tại Trung Quốc của Fu et al. (2012) thấy rằng 154/298 (51,67%)
nam giới vô sinh có bất thường công thức nhiễm sắc thể và 144/298 (48,33%) nam
giới vô sinh bị mất đoạn AZF. Một nghiên cứu khác tại Trung Quốc của Zhang et
al. (2014) cũng ghi nhận 23/34 (67,6%) nam giới vô sinh có bất thường công thức
nhiễm sắc thể và 11/34 nam giới bị mất đoạn AZF (32,4%). Tại Việt Nam, nghiên
cứu của Nguyễn Đức Nhự (2015) thấy rằng 65/114 trường hợp (57%) nam giới có
công thức nhiễm sắc thể bất thường và 49/114 trường hợp nam giới bị mất đoạn
AZF chiếm 43%.
Sự khác biệt có lẽ do phương pháp nghiên cứu, cỡ mẫu và số lượng chỉ dấu
di truyền khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng phương
pháp nuôi cấy bạch cầu lympho và PCR đa mồi với 6 chỉ dấu di truyền để phát
hiện đoạn AZF của nhiễm sắc thể Y. Ở đây, luận án tập trung vào nghiên cứu một
số dạng bất thường nhiễm sắc thể Y với 11/14 chỉ dấu di truyền phát hiện các gen
ở đoạn AZF nhiễm sắc thể Y nên có lẽ đây là nguyên nhân làm cho tỷ lệ mất đoạn
AZF chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các bất thường nhiễm sắc thể Y.
4.2.1. Các dạng mất đoạn AZF trên nhiễm sắc thể Y
Nghiên cứu ghi nhận có 4 dạng mất đoạn trên đoạn AZF là mất một phần
đoạn AZFb, mất một phần đoạn AZFc, mất hoàn toàn đoạn AZFc và mất hoàn toàn
đoạn AZFbc; trong đó mất một phần đoạn AZFc chiếm tỷ lệ cao nhất (80,9%),
thấp hơn là mất hoàn toàn đoạn AZFc chiếm 9,5%; mất hoàn toàn đoạn AZFbc
chiếm 6,4%; và thấp nhất là mất một phần đoạn AZFb chiếm 3,2% (Bảng 4.8).
Bảng 4.8. Các dạng mất đoạn AZF của đối tượng nghiên cứu
Các dạng mất đoạn AZF Tần số
Tỷ lệ (%)
Mất một phần đoạn AZFb 3 3,2
Mất một phần đoạn AZFc 76 80,9
Mất hoàn toàn đoạn AZFc 9 9,5
Mất hoàn toàn đoạn AZFbc 6 6,4
Tổng 94 100
Kết quả nghiên cứu tương tự với nhiều nghiên cứu khác trên thế giới về sự
lưu hành phổ biến của mất đoạn AZFc ở nhóm nam giới khám vô sinh có ≤ 5x106
tinh trùng/mL tinh dịch. Tỷ lệ mất đoạn này dao động từ 45-98% (Choi et al.,
2013; Zhang et al., 2013b; Fadlalla et al., 2014; Gallego et al., 2014; Bichile et al.,
2016; Zhu et al., 2016; Asadi et al., 2017).
Nghiên cứu của Choi et al. (2013) ghi nhận mất đoạn AZFc chiếm 80,9%
(89/110) và mất hoàn toàn đoạn AZFbc chiếm 19,1% (21/110 trường hợp). Một
81
nghiên cứu khác cũng được công bố năm 2013 cho thấy tỷ lệ mất đoạn AZFc lưu
hành nhiều nhất (64,2%), thấp hơn là AZFbc (20%), AZFb (12,5%) và thấp nhất là
AZFa và AZFabc (1,7%) (Zhang et al., 2013b). Nghiên cứu của Fadlalla et al.
(2014) thấy rằng mất đoạn AZFc chiếm 97,36% (37/38 trường hợp) và mất đoạn
AZFb chiếm 2,64% (1/38 trường hợp). Nghiên cứu của Gallego et al. (2014) đưa
ra kết luận tương tự là mất đoạn AZFc chiếm 45,45% (5/11 trường hợp), AZFa
chiếm 27,27% (3/11 trường hợp), AZFabc chiếm 18,18% (2/11 trường hợp) và
AZFbc chiếm 9,1% (1/11 trường hợp). Nghiên cứu của Bichile et al. (2016) cũng
thấy rằng mất đoạn AZFc chiếm tỷ lệ cao nhất là 61,53% (8/13 trường hợp), thấp
hơn là AZFb 30,76% (3/13 trường hợp) và thấp nhất là AZFa chiếm 15,38% (2/13
trường hợp). Nghiên cứu của Zhu et al. (2016) mất đoạn AZFc chiếm 73,33%
(110/150 trường hợp), AZFbc chiếm 11,33% (17/150 trường hợp), AZFabc chiếm
6,67% (10/150 trường hợp); AZFb chiếm 4,67% (7/150 trường hợp) và AZFa
chiếm 4% (6/150 trường hợp). Nghiên cứu mới nhất được công bố năm 2017 của
Asadi et al. cũng kết luận về sự lưu hành phổ biến của mất đoạn AZFc chiếm
70,7% (70/99 trường hợp); AZFbc chiếm 18,2% (18/99 trường hợp); AZFb chiếm
5,05% (5/99 trường hợp); AZFa và AZFabc đều chiếm 3,03% (3/99 trường hợp).
So sánh với các nghiên cứu trong nước cũng cho thấy tỷ lệ mất đoạn AZFc
chiếm cao nhất (Nguyễn Minh Hà, 2011; Nguyễn Thị Việt Hà, 2012; Nguyễn Đức
Nhự, 2015). Kết quả nghiên cứu công bố năm 2011-2012 trên 70 nam giới khám
vô sinh tại Bệnh viện Từ Dũ cho thấy mất đoạn AZFc chiếm tỷ lệ cao nhất 11,4%
và mất đoạn AZFb là 1,43% (Nguyễn Minh Hà, 2011). Một nghiên cứu khác của
Nguyễn Thị Việt Hà (2012) cho thấy mất đoạn AZFc chiếm tỷ lệ cao nhất 4,4%,
thấp hơn là AZFa chiếm 2,4%, AZFb và AZFabc chiếm tỷ lệ thấp nhất là 0,4%.
Năm 2015, nghiên cứu của Nguyễn Đức Nhự phát hiện mất đoạn AZFc và AZFcd
chiếm tỷ lệ cao nhất là 26,53% (13/49 trường hợp), thấp hơn là AZFbcd chiếm
8/49 trường hợp (16,33%), AZFd chiếm 7/49 trường hợp (14,29%), AZFabcd và
AZFbc chiếm 3/49 trường hợp (6,12%), AZFb chiếm 2/49 trường hợp (4,08%).
Kết quả nghiên cứu ghi nhận có 85 trường hợp mất đoạn AZFc, trong đó có
đến 76/85 mẫu bị mất một phần đoạn AZFc chiếm 89,4% và mất hoàn toàn đoạn
AZFc chiếm 10,6% (9/85 trường hợp). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Olesen et al. (2017). Tác giả thấy rằng mất một phần đoạn AZFc chiếm 95%
(57/60 trường hợp), thấp hơn là mất hoàn toàn đoạn AZFc chiếm 5% (3/60 trường
hợp).
Trong các kiểu mất một phần đoạn AZFc, kết quả ghi nhận có 7 kiểu mất
đoạn gồm: gr/gr, b2/b3, mất 2 gen DAZ, mất 1 gen CDY1, mất 2 gen DAZ và 1 gen
CDY1, mất đoạn sY1191-sY1192 và mất đoạn sY1291 (Bảng 4.9).
82
Kết quả ở Bảng 4.9 cho thấy mất một phần đoạn AZFc kiểu gr/gr chiếm tỷ
lệ cao nhất (31,6%), thấp hơn là mất 2 gen DAZ (21,1%), mất đoạn sY1191-
sY1192 (14,5%), mất đoạn sY1291 (10,5%), mất 2 gen DAZ và 1 gen CDY1
(9,2%), mất đoạn kiểu b2/b3 (7,9%) và thấp nhất là mất 1 gen CDY1 (5,2%). Kết
quả nghiên cứu phù hợp với nhiều nghiên cứu trên thế giới về sự lưu hành mất
đoạn AZFc kiểu gr/gr.
Bảng 4.9. Các kiểu mất một phần đoạn AZFc của đối tượng nghiên cứu
Các kiểu mất một phần đoạn AZFc Tần số
Tỷ lệ (%)
gr/gr 24 31,6
b2/b3 6 7,9
Mất 2 gen DAZ 16 21,1
Mất 1 gen CDY1 4 5,2
Mất 2 gen DAZ và 1 gen CDY1 7 9,2
Mất đoạn sY1191-sY1192 11 14,5
Mất đoạn sY1291 8 10,5
Tổng 76 100
Cho đến nay, các nghiên cứu trên thế giới thấy có 3 kiểu mất một phần đoạn
AZFc là gr/gr, b2/b3 và b1/b3; trong đó mất đoạn kiểu gr/gr chiếm tỷ lệ cao nhất
(Rozen et al., 2012; Sen et al., 2015; Olesen et al., 2017).
Cụ thể, nghiên cứu của Rozen et al. (2012) thấy có 2 loại mất một phần
đoạn AZFc ở người Việt Nam là mất đoạn kiểu gr/gr (16/17 trường hợp) chiếm
94,11% và b2/b3 (1/17 trường hợp) chiếm 5,89%. Olesen et al. (2017) thấy mất
một phần AZFc kiểu gr/gr chiếm tỷ lệ cao nhất 57,89% (33/57 trường hợp); thấp
hơn là kiểu b2/b3 chiếm 36,84% (21/57 trường hợp) và thấp nhất là kiểu b1/b3
chiếm 5,27% (3/57 trường hợp). Tương tự, nghiên cứu của Sen et al. (2015) cũng
ghi nhận mất đoạn kiểu gr/gr chiếm tỷ lệ cao nhất 81,9% (59/72 trường hợp), thấp
hơn là mất đoạn kiểu b2/b3 chiếm 11,1% (8/72 trường hợp) và thấp nhất là mất
đoạn kiểu b1/b3 chiếm 6,9% (5/72 trường hợp).
Nghiên cứu này ghi nhận một số đột biến mất một phần đoạn AZFc mới so
với các nghiên cứu trên thế giới là mất đoạn sY1291, mất đoạn sY1191-1192, mất
2 gen DAZ, mất 2 gen DAZ và 1 gen CDY1. Sỡ dĩ, kết quả nghiên cứu khác biệt với
nhiều nghiên cứu trên thế giới là do hầu hết các nghiên cứu chỉ dựa vào sự vắng
mặt sản phẩm PCR được khuếch đại bằng các cặp mồi của các chỉ dấu di truyền
sY1291, sY1191, sY1192 để xác định mất đoạn kiểu gr/gr, b2/b3 và b1/b3. Các
nghiên cứu chỉ dựa vào sự không xuất hiện sản phẩm PCR được khuếch đại bằng
cặp mồi của chỉ dấu di truyền sY1291 để xác định mất đoạn kiểu gr/gr. Trong khi
theo y văn cho thấy, mất đoạn kiểu gr/gr làm mất đi 2 gen DAZ1 và DAZ2, 1 gen
CDY1a, 2 gen BPY2. Do đó, trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng các chỉ dấu di
truyền DAZ, CDY. Bên cạnh đó, hầu hết các nghiên cứu sử dụng kỹ thuật điện di
gel agarose nên không thể phân biệt được những sản phẩm PCR có kích thước gần
83
nhau và theo tỷ lệ. Có lẽ đây là nguyên nhân mà trong nghiên cứu này có những
kiểu mất một phần mất đoạn AZFc khác so với nhiều nghiên cứu khác.
Hiện nay, mất đoạn kiểu gr/gr có 4 loại sau DAZ1-DAZ2-CDY1a (loại 1,
hay còn gọi là g1/g2); DAZ3-DAZ4-CDY1a (loại 2); DAZ1-DAZ2-CDY1b (loại 3);
DAZ3-DAZ4-CDY1b (loại 4) (Ghorbel et al., 2016; Krausz et al., 2017). Nghiên
cứu của Ghorbel et al. (2016) ghi nhận mất đoạn sY1291-DAZ2-DAZ4-CDY1b
(loại bất thường mới) có nguy cơ gây vô sinh nam ở quần thể người Tunisia.
Nghiên cứu, Ghorbel et al. 2016 thấy chỉ có hai loại mất đoạn kiểu gr/gr là loại 1
và loại 3. Tần số các mất đoạn kiểu gr/gr phân bố khác nhau ở từng nước và từng
dân tộc. Thật vậy, năm 2009 Krausz et al đã thấy rằng tần số của mất đoạn kiểu
gr/gr loại 2 và loại 3 có sự khác biệt đáng kể giữa các nước; trong khi đó mất đoạn
kiểu gr/gr loại 1 và loại 4 gần như không có sự khác biệt giữa các nước. Hơn nữa,
tác giả ghi nhận tỷ lệ mất đoạn kiểu gr/gr loại 1 ở Úc chiếm cao nhất (50%), trong
khi thấp nhất là ở Pháp (30%). Mất đoạn kiểu gr/gr loại 4 gặp nhiều ở Pháp, Tây
Ban Nha và Italia (13-20%) và thấp hơn ở Úc, Đức và Đan Mạch (3,3-5%). Nghiên
cứu này chỉ xác định là mất đoạn kiểu gr/gr và chưa phân biệt được là mất đoạn
kiểu gr/gr loại 1, 2, 3 hay 4.
Mất 2 gen DAZ là bất thường phố biến thứ 2 trong các kiểu mất một phần
đoạn AZFc của đối tượng nghiên cứu, chiếm 16/76 trường hợp (21,1%). Bình
thường trên đoạn AZFc của nhiễm sắc thể Y có 4 gen DAZ. Với trình tự mồi sử
dụng trong luận án của chỉ dấu di truyền DAZ sẽ khuếch đại 4 gen DAZ và 1 gen
DAZL trên nhiễm sắc thể 3 vì gen DAZ có đoạn tương đồng với gen DAZL. Do đó,
tỷ lệ peak xuất hiện của chỉ dấu di truyền DAZ/DAZL là 4:2 ở nam giới bình
thường. Ở những trường hợp mất 2 gen DAZ, luận án thấy tỷ lệ peak của sản phẩm
PCR huỳnh quan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_mot_so_dang_bat_thuong_nhiem_sac_the_y_o.pdf