Luận án Nghiên cứu một số hệ thống canh tác ở vùng đất ven sông Hồng thuộc địa bàn Thành phố Hà nội và định hướng phát triển bền vững

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 7

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 7

1.1.1. Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu 7

1.1.2. Những yếu tố chi phối hệ thống canh tác 8

1.1.3. Các lý luận về hệ thống canh tác 13

1.1.4. Hình thành nền nông nghiệp phát triển bền vững 16

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài 18

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 18

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 23

1.2.3. Đặc điểm hệ thống canh tác vùng nhiệt đới và những vấn đề cần nghiên cứu ở vùng đất ven sông Hồng 31

Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.1. Địa điểm, nội dung, vật liệu nghiên cứu 36

2.2. Phương pháp nghiên cứu 36

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các hệ thống canh tác 38

3.1.1. Tài nguyên khí hậu 38

3.1.2. Tài nguyên đất đai 41

3.1.3. Các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 51

3.1.4. Các tiểu vùng kinh tế - sinh thái vùng ngoại thành Hà nội 52

3.1.5. Các điều kiện về vật chất, kinh tế, kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp của Hà nội 61

3.2. Mô tả, đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của một số hệ thống canh tác 62

3.2.1. Hệ thống cây bưởi Diễn 62

3.2.2. Hệ thống cây Cam Canh 69

3.2.3. Hệ thống cây Hồng xiêm Xuân Đỉnh 75

3.2.4. Hệ thống cây hồng quả 79

3.2.5. Hệ thống cây Vải thiều 81

3.2.6. Hệ thống cây Na dai 84

3.3. Đề xuất định hướng phát triển sản xuất các hệ thống canh tác đã được nghiên cứu để nhân rộng ra địa bàn 87

3.3.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 87

3.3.2. Tiềm năng phát triển sản xuất 93

3.3.3. Phân hạng đất thích hợp 94

3.3.4. Định hướng phát triển sản xuất 96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109

 

doc171 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2336 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số hệ thống canh tác ở vùng đất ven sông Hồng thuộc địa bàn Thành phố Hà nội và định hướng phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ Liêm và chủ yếu được trồng ở vườn nhà của các hộ nông dân. Năng suất quả/cây đạt trung bình 51,0 kg/cây và đạt cao ở Sóc Sơn, cây bưởi đạt khoảng 11,9 tạ quả/ ha với mật độ khoảng 200 cây/ha. Số liệu thống kê về năng suất cho thấy 4 huyện phía Nam của Hà nội, do sử dụng các giống mới cho năng suất trung bình, ở Sóc Sơn do vẫn sử dụng các giống địa phương lâu năm do đó năng suất cao hơn. Kết quả thống kê cho thấy, năng suất khá ổn định ở các vùng trồng khác nhau, không có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, cho thấy cây bưởi có tính thích ứng rộng, yêu cầu không khắt khe về điều kiện trồng trọt, chăm sóc. Số lượng quả/cây đạt trung bình là 50 - 60 quả, ở những cây có chất lượng tốt, những cây đầu dòng, số lượng quả có thể đạt từ 130 - 150 quả/cây, năng suất đạt từ 16 - 20 tấn/ha. Sản lượng quả bưởi, dự tính toàn thành phố đạt 2700 - 3000 tấn/năm và số lượng này tập trung chủ yếu ở Sóc Sơn, Đông Anh và Từ Liêm. 3.2.1.2. Đặc điểm về giống, sinh trưởng, phát triển của cây bưởi Diễn Giống bưởi Diễn sinh trưởng và phát triển tốt trên đất Từ Liêm và so với Cam Canh thì chúng không những sinh trưởng, phát triển tốt, ra quả ổn định mà còn rất ít bị sâu bệnh tàn phá. Đây cũng là nguyên nhân mà các chủ hộ thường lựa chọn cây bưởi để trồng ở vườn nhà trong điều kiện đầu tư thâm canh chưa cao. - Các thời kỳ sinh trưởng của cây bưởi Diễn Điều tra, khảo sát ở 2 xã Phú Diễn, Minh Khai và vườn quả Công ty du lịch Từ Liêm về các thời kỳ sinh trưởng, phát dục của các dạng hình bưởi Diễn. Qua kết quả khảo sát cho thấy, các dạng hình của bưởi Diễn có các thời kỳ sinh trưởng không sai khác nhau nhiều và biến động từ 3 - 5 ngày với các chỉ tiêu ra lộc cành cũng như ổn định cành, nhất là đối với thời gian ra hoa và tàn hoa. Đặc điểm của giống bưởi Diễn cũng như các giống bưởi khác chúng rất mẫn cảm với nhiệt độ của môi trường. Về mức độ sinh trưởng đánh giá theo cảm quan quan sát thế sinh trưởng, độ vươn dài của cành…đây là đặc tính của các giống bưởi Diễn hiện đang trồng. Thời gian thu hoạch quả biến động tuỳ thuộc vào các chủ vườn, ta thấy rằng dạng 3 thường có thời gian chín sớm hơn 2 dạng hình còn lại. Cả 3 dạng hình đều có khả năng để quả trên cây kém, nhất là vào các năm rét đậm. Bưởi Diễn thuộc nhóm bưởi nhiệt đới (Pumelo), khả năng chịu lạnh kém, tuy nhiên dạng 1 và dạng 2 có sức chịu đựng tốt hơn dạng 3. Để khắc phục sự rụng quả, người chủ vườn thường thu hoạch sớm để giữ cuống quả, bảo quản 1 - 2 tuần mới bán ra thị trường vào dịp tết Nguyên Đán (xem phụ lục 1). - Các đặc điểm sinh học chủ yếu của bưởi Diễn: Chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát tại 250 hộ gia đình trồng bưởi ở 2 xã Phú Diễn và Minh Khai cùng với sự quan sát đo đếm tại vườn quả Công ty vườn quả du lịch Từ Liêm về các đặc điểm ra lộc cành, ra hoa, màu sắc, kích thước lá, tán cây, số đợt ra lộc… Từ những đặc điểm sinh vật học của các dạng bưởi Diễn cho thấy cả 3 dạng đều có kích thước tán cây trung bình đến nhỏ, vì vậy trong thâm canh có thể trồng với mật độ dày. Dạng 1 ra cành ngắn, đốt xít nhau nên cần phải cắt tỉa để thông thoáng bộ lá tránh rệp phá hoại. Cả 3 dạng đều cho ra dạng cành hoa đơn có lá là chủ yếu chiếm 66,6% tổng số cành hoa, sau đó đến cành chùm có lá. Đây chính là điều kiện để khả năng đậu quả cao ở 2 giống này. Các giống này chịu các điều kiện bất lợi ở mức trung bình khá (xem phụ lục 2). - Các đặc tính kinh tế của bưởi Diễn Bưởi Diễn có đặc tính kinh tế ưu việt hơn các cây trồng khác, do đó các hộ nông dân lựa chọn trồng bưởi nhiều hơn trong cơ cấu cây trồng trong vườn nhà mình. Kết quả cho thấy trung bình ở cây bưởi Diễn độ tuổi 10 năm đạt 55 - 56 quả trên cây và số lượng quả này có biến động theo các dạng hình của giống. Giống dạng 1 có số quả nhiều và dạng 3 có số quả ít hơn. So sánh giữa 2 nơi trồng, xã Minh Khai giống bưởi Diễn có số quả trung bình trên cây cao hơn so với Phú Diễn. Về thành phần cơ giới của quả: các dạng hình bưởi Diễn khác nhau không nhiều và đạt số múi, số hạt cũng như tỷ lệ phần ăn được tương đương với nhau. Trung bình của 3 dạng hình tương ứng là 13, 48, và 60,7%. Kết quả điều tra được xử lý cho thấy, ở thời kỳ kiến thiết cơ bản giống bưởi Diễn đạt được kích thước trung bình khá, đạt chiều cao cây 1,33m, đường kính tán 1,17m, với số cấp cành 3,3 cấp. Trong năm trung bình có 3 đợt lộc cành mới ra. So sánh giữa các huyện cho thấy Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, bưởi Diễn sinh trưởng trong thời kỳ KTCB khá hơn so với ở Thanh Trì. ở Sóc Sơn và Đông Anh số lần ra lộc trong năm có thấp hơn so với các huyện còn lại. ở thời kỳ kinh doanh, giống bưởi Diễn đạt được chiều cao 3 - 4m, đường kính tán từ 3,5 - 4,0m với 5 - 7 cấp cành và ra được 3 đợt lộc cành mới trong năm. Về các chỉ tiêu hình thái cho thấy, trồng bưởi Diễn ở Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm cây sinh trưởng tán cây rộng hơn so với trồng ở Sóc Sơn và Đông Anh. Giống bưởi Diễn trồng ở các huyện ngoại thành Hà nội ở các thời kỳ sau không thay đổi nhiều, song số lượng quả và các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng quả có khác nhau và sai khác so với nguyên canh của bưởi Diễn là Từ Liêm. Số quả/cây đạt cao ở Từ Liêm, sau đó là Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn và cuối cùng là Gia Lâm. Trọng lượng quả bưởi Diễn trồng ở các huyện khác đều có trọng lượng lớn hơn so với trồng ở Từ Liêm, màu sắc tép vẫn giữ được màu vàng nhưng cũng có thay đổi (như ở Gia Lâm) và hương vị có hơi chua (như ở Sóc Sơn, Thanh Trì). So sánh với vùng trồng nguyên canh tại Từ Liêm cho thấy giống bưởi Diễn đạt được sức sinh trưởng ở vùng trồng khác nhau không thua kém nhiều. Cây ở thời kỳ kinh doanh đạt được những chỉ tiêu sinh trưởng tương tự với vùng Từ Liêm, song ở những thời kỳ vật hậu như nở hoa, chín quả sớm hơn và số quả đạt được cũng thấp hơn, nhất là trồng ở Gia Lâm chỉ đạt 35 quả/cây. Điều tra cho thấy quả có trọng lượng lớn hơn, hương vị và màu sắc có thay đổi so với vùng nguyên canh (xem phụ lục 3). - Giống và cây con giống bưởi Diễn: Bưởi Diễn, theo kết quả điều tra ở hộ, các chủ vườn đều cho thấy rằng có nguồn gốc từ giống bưởi Đoan Hùng di thực về trồng hàng thế kỷ ở vùng này. Đây là giống được trồng từ lâu đời và đã được chọn lọc để hình thành các đặc tính tốt như mã quả đẹp, lớn vừa phải, vỏ trung bình, thịt quả nhiều nước, ăn dòn và chín muộn vào dịp tết Nguyên Đán cổ truyền. Đây là những đặc tính tốt không phải giống bưởi nào cũng có, cần bảo tồn quỹ gen và phát triển vốn gen quý này cho các vùng lân cận. Qua khảo sát chúng tôi thấy có 3 dạng hình tồn tại ở vùng trồng bưởi Diễn: + Dạng hình 1: Cây thấp, tán hình mâm xôi, lá nhỏ, đa số đầu lá chia thuỳ, cành ra ngắn, đốt ngắn nên phân bố lá khá dày như là chùm lá. Quả hình cầu với đỉnh quả hơi mở rộng, đạt trọng lượng khoảng 0,5 - 0,8 kg. Vỏ chính màu vàng đẹp, thịt quả từ màu xanh vàng đến màu vàng nhạt, tép quả hơi nát. Cây sinh trưởng vào loại trung bình yếu, rất dễ bị nhiễm rệp phá hoại, do đó năng suất và chất lượng kém hơn, ít được ưa chuộng. + Dạng hình 2: Cây đạt chiều cao trung bình, tán hình mâm xôi nhọn, lá trung bình, phiến lá hơi cong lòng máng, đầu lá đa số chia thuỳ, bằng ở đầu lá, cành trung bình, đốt cành dài 1,1 - 1,2cm. Quả hình lê hơi tròn, mã đẹp vàng sáng, đạt trọng lượng từ 0,8 - 1,3 kg. Thịt quả màu vàng đến vàng đậm, nước vừa phải, không dính tay, tép quả dòn, ăn ngọt đậm. Cây sinh trưởng vào loại trung bình đến khá, bộ tán lá thoáng có khả năng cho năng suất khá. Đây là dạng hình được trồng khá phổ biến và được nhiều người ưa thích. + Dạng hình 3: Cây có chiều cao khá cao (4 - 5 m), tán cây rộng hình tháp trụ. Lá to, eo lá nhỏ tương đối so với phiến lá, đa số lá có đỉnh lá nhọn, không chia thuỳ. Cành dài, đốt cành đạt 1,3 - 1,4 cm, phân bố lá tương đối đều. Quả hình lê, trọng lượng lớn, đạt 1,3 - 1,5 kg, màu vỏ vàng sáng, dẹp, vỏ quả dày. Thịt quả có màu trắng đến trắng vàng, ít nước, vách múi khá dòn có vị hơi chua. Năng suất cao nhưng chất lượng quả không phù hợp với thị trường người tiêu dùng, do vậy không được ưa chuộng. Đặc điểm hình thái chủ yếu đặc trưng của 3 dạng hình (xem phụ lục 4) Về giống: Hiện tại ở Phú Diễn và Minh Khai cây chiết được sử dụng khá phổ biến. Tại các vùng trồng ở các huyện khác khi được điều tra các hộ đều trả lời sử dụng cây ghép là chủ yếu. Vấn đề đặt ra cho các nhà khoa học là sử dụng phương thức nhân giống nào cho cây bưởi Diễn. Do thời gian và kinh phí có hạn chúng tôi chưa có được kết quả phân tích hoá sinh của quả ở trên các cây với phương thức nhân giống khác nhau (chiết cành và ghép) để đánh giá chất lượng quả và chất lượng cây. Kết quả điều tra cho thấy cây ghép ở tuổi nhỏ sinh trưởng khá khoẻ, những năm đầu mang quả khá to, vỏ quả dày hơn. Nhiều hộ ở Phú Diễn, Minh Khai đều cho rằng cây ghép quả không ngon như cây chiết. Khi quan sát gốc ghép cho bưởi Diễn ở 4 loại: Bưởi đắng Thanh Hoá, bưởi chua Phú Thọ, bưởi chua đồng bằng và chanh ơrêka. Kết quả bước đầu cho thấy, nếu ghép cây thì nên dùng bưởi đắng Thanh Hoá. 3.2.1.3. Tình hình chăm sóc, bón phân cho cây bưởi Diễn Điều tra tình hình chăm sóc và bón phân cho cây bưởi Diễn tại các vườn hộ gia đình cho thấy giữa các huyện mức độ bón phân khác nhau. Những nơi như Thanh Trì, Từ Liêm đất vườn hẹp, do đó số lượng phân bón và khả năng chăm sóc hơn so với các hộ ở huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm. Theo thống kê, lượng phân bón trung bình của thành phố đạt mức khá về phân chuồng, phân hữu cơ; phân hoá học đạt mức độ khá cao, các hộ có sử dụng phân kali để bón cho cây. Tuy nhiên việc bón phân không đồng đều, có hộ bón phân đầy đủ, có hộ chỉ bón 1 - 2 loại. Kết quả điều tra ở 2 xã Phú Diễn và Minh Khai cho thấy lượng phân bón trung bình cho 1 cây như sau: - Phân hữu cơ: 21 – 24 kg - Phân Urê: 1 - 1,2 kg - Phân lân Supe: 1 - 1,2 kg - Phân kali sunfat: 1 - 1,2 kg Từ số liệu điều tra cho thấy, ở những nơi trồng lớn như Sóc Sơn, Gia Lâm, Đông Anh mức độ đầu tư phân bón cho cây thấp, bằng 50% mức trung bình thống kê toàn thành phố. Huyện Từ Liêm, các hộ nông dân bón phân cho bưởi là đầy đủ và phổ biến nhất, có 70 - 90% số hộ áp dụng bón phân cho cây với số đợt bón, lượng bón nhiều hơn so với 4 huyện còn lại. Về chăm sóc, qua điều tra một số thao tác kỹ thuật chủ yếu cho thấy kỹ thuật chăm sóc xới xáo cho cây, tưới nước cho cây, phun thuốc bảo vệ thực vật, tỉa cành, quét vôi gốc lá được áp dụng nhiều với trên 50% số hộ điều tra. Những biện pháp tỉa hoa, tỉa quả, sử dụng các chế phẩm sinh học mới chỉ áp dụng ở số ít các hộ (15 - 28,8%) số hộ. Khi hỏi về khó khăn trong kỹ thuật trồng bưởi, có 27,3% số hộ trả lời là khó khăn, mà khó khăn lớn nhất là bảo vệ thực vật (như: rệp, nhện, sâu bò vẽ, bệnh greening). Trong 5 huyện điều tra, các hộ ở huyện Từ Liêm tiến hành các biện pháp chăm sóc là phổ biến và đồng bộ hơn so với các huyện còn lại 3.2.1.4. Chất lượng sản phẩm cây bưởi Diễn Bưởi Diễn so sánh với bưởi cùng loại có ưu thế không chỉ thời gian chín mà cả phẩm chất sinh hoá và thành phần cơ giới quả. Quả bưởi Diễn mặc dù khối lượng quả nhiều hơn, ưu thế hơn về tỷ lệ phần ăn được, số hạt trong quả ít và múi quả đều hơn. Về mặt hoá sinh, bưởi Diễn có hàm lượng vitamin C và axit hữu cơ thấp hơn bưởi Pumelo, các thành phần khác không kém nhiều mà do đó tỷ lệ đường/axit vượt trội nhiều lần làm cho hương vị đặc thù của quả bưởi Diễn. Khi so sánh phẩm chất quả bưởi Diễn trồng ở địa điểm khác nhau cho thấy các địa điểm trồng khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng quả cả về thành phần cơ giới lẫn thành phần sinh hoá. Bưởi Diễn là cây trồng có tính thích ứng rộng, khoẻ và ổn định, không yêu cầu khắt khe về điều kiện trồng trọt như cây trong họ có múi cùng loại như cam Canh (xem phụ lục 8). 3.2.1.5. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường của cây bưởi Diễn - Hiệu quả kinh tế: Bưởi Diễn là loại cây trồng có sản phẩm chất lượng cao, dễ bảo quản (bảo quản theo kỹ thuật dân gian cũng được 1 - 2 tháng sau thu hoạch) để có thể chủ động cung ứng sản phẩm cho thị trường vào thời điểm thích hợp, có lợi cho người sản xuất, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Kết quả tính toán đầu tư và hiệu quả kinh tế được trình bày chi tiết ở bảng sau (xem phụ lục 9). - Hiệu quả môi trường: Bưởi Diễn là loại cây có tán cao, xanh quanh năm, vào mùa đông khi hầu hết các loại cây ăn quả đã qua chu kỳ thu hoạch thì bưởi Diễn vẫn mang quả trên tán cây, đây là một lợi thế để khai thác kinh doanh du lịch cảnh quan - sinh thái. Là loại cây có phổ thích nghi rộng, dễ chiết ghép với nhiều loại cây khác trong vườn góp phần cải tạo vườn tạp, giữ gìn cảnh quan môi trường. 3.2.2. Hệ thống cây Cam Canh 3.2.2.1. Hiện trạng phân bố cây Cam Canh Cây cam Canh, mặc dù tên gọi là Cam, nhưng được xếp vào nhóm quýt bởi lá có eo lá rất nhỏ, tử diệp có màu xanh, hạt tròn, vỏ quả dễ tách và là cây ưa điều kiện ẩm, chịu lạnh không cao. Có nhiều giống khác nhau được trồng ở Việt Nam, song những giống quýt chín muộn không nhiều và phần lớn là các giống đã được chọn lọc lâu đời, hình thành những giống nổi tiếng như Cam Canh. Do chín muộn, quả có hương vị thơm ngon, các hộ nông dân đều muốn trồng loại cây này. Cùng với Cam Canh, trên địa bàn còn trồng các giống quýt Tích Giang, quýt Bố Hạ, cam bù Hương Sơn… Kết quả điều tra cho thấy, Hà nội hiện có 82,5ha trồng Cam Canh với 34,2 ha ở thời kỳ kiến thiết cơ bản chiếm 41,5% và 48,3 ha ở thời kỳ kinh doanh chiếm 58,5% tổng diện tích. Số diện tích trồng phân bố ở Từ Liêm (29,6 ha), Đông Anh (20,3 ha) và Sóc Sơn (12,9 ha), Gia Lâm (10,6 ha), thấp nhất ở Thanh Trì chỉ có 1,7 ha và ở 3 quận là 7,4 ha. Trong cơ cấu diện tích cây ở độ tuổi kinh doanh, độ tuổi KD2 là chiếm tỷ trọng cao, độ tuổi KD3 chỉ có 10,5ha. Diện tích ở độ tuổi kinh doanh tập trung ở Từ Liêm và Đông Anh. Có thể xem xét số lượng cây/hộ và phân cấp tuổi cây của cam Canh ở 2 xã Phú Diễn và Minh Khai như sau: Bảng 3.3: Số lượng cây cam Canh trung bình của một hộ ở 2 xã Phú Diễn, Minh Khai Xã Diện tích vườn (m2/hộ) Số lượng cây cam Canh trung bình/hộ Trung bình số cây/hộ Vườn nhà (m2) Vườn đồng (m2) < 5 tuổi 5 - 10 tuổi 10 - 15 tuổi 15 - 20 tuổi > 20 tuổi Phú Diễn 350 20 - 0,5 - - - 0,5 Minh Khai 428 161 13,5 5,2 0,5 0,3 0,03 19,53 Trung bình 389 90 6,75 2,85 0,25 0,15 0,01 10,0 Trung bình của 2 xã cho thấy, cây cam Canh ở độ tuổi dưới 5 tuổi đạt 6,75 cây/hộ chiếm 67,5% số cây cam trồng ở một hộ, các cây ở độ tuổi 5 - 10 tuổi là 2,85% cây/hộ. Về năng suất, trung bình toàn thành phố đạt 111,3 tạ/ha, huyện Đông Anh và Từ Liêm là 2 huyện có năng suất cao hơn các huyện còn lại. Số quả bình quân/cây đạt từ: 170 - 180 quả, ở những cây tốt (cây đầu dòng), số quả trên cây có thể đạt từ 220 - 280 quả/ cây, cá biệt có cây đạt 500 quả/cây. Về phân bố diện tích trên toàn thành phố, Từ Liêm và Đông Anh là 2 vùng Cam của thành phố. Xét trên địa bàn ở một số huyện thì cam Canh phân bố ở các xã có địa hình cao trung bình như Mai Đình, Tiên Dược (Sóc Sơn), Trâu Quỳ, Dương Xá… trên những chân đất vàn đến hơi cao nơi mà đảm bảo tầng dày lớp đất cũng như chế độ nước cho cây. 3.2.2.2. Đặc điểm về giống, sinh trưởng, phát triển của cây Cam Canh - Đặc điểm sinh trưởng của cam Canh Kết quả khảo sát và điều tra tại các thực địa ở các vườn trồng về khả năng sinh trưởng của Cam Canh cho thấy cam Canh có thời kỳ mang quả rất dài bắt đầu từ khi ra hoa đến thu hoạch quả và kéo dài đến tháng 11. Vì vậy mà các đợt lộc mới ra có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm quả. Giống cam đường đợt lộc hè ra ít hơn so với giống cam mật. Cả 2 dạng đều có lứa lộc xuân và lộc thu ra khá nhiều, đợt lộc đông ít. So sánh về mức độ sinh trưởng cũng cho thấy, dạng cam mật có sức sinh trưởng khoẻ hơn, sau thu hoạch quả, lá rụng ít hơn so với dạng cam đường. Vì tỷ lệ đậu quả, số quả/cây ở dạng cam đường lớn, cây đã phải dồn vào nuôi quả, các cành ra lại ngắn, tập trung ở đầu cành mẹ nên các lá ít có điều kiện ánh sáng tốt, dễ bị rụng. Điều này cho thấy rằng trong thực tế các cây dạng cam đường thường cho quả ít ổn định và hiện tượng cây đuối sức, xuống sức sau vụ quả nhiều (xem phụ lục 5). - Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của Cam Canh Cả 2 dạng của cam Canh đều có cành hoa đơn lá chiếm tỷ trọng cao trong tổng số cành hoa ra ở vụ Xuân, chiếm từ 65 - 75%, sau đó là cành đơn không có lá và cành chùm ít lá. Loại cành hoa mỗi nách lá một hoa ở 2 dạng này thấp đạt 5%. Lộc xuân so với lộc thu thường có độ dài ngắn hơn so với dạng cam mật, điều đó dẫn đến kích thước đường kính tán cũng nhỏ hơn. ở cây 10 - 15 tuổi kích thước đường kính tán cây của 2 dạng này đạt trung bình 3,1m; chu vi thân cách gốc 20cm đạt 29,5 cm và trên cây quan sát được 3 - 4 đợt lộc ra trong năm. ở cả 2 dạng đều quan sát thấy sâu bò vẽ, nhện và sẹo phá hoại (xem phụ lục 6). - Các đặc tính kinh tế của Cam Canh Thông qua điều tra ở 250 hộ gia đình có trồng Cam Canh ở xã Phú Diễn và Minh Khai cho thấy: Bảng 3.4: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của Cam Canh Các thời kỳ sinh trưởng D2: cam đường D3: cam mật Trung bình 1. Số quả trung bình trên cây (quả/cây) 160,0 141,5 150,7 - Xã Phú Diễn 150,0 130,0 140,0 - Xã Minh Khai 170,0 153,0 161,5 2. Trọng lượng trung bình của quả (gr) 140,0 155,0 147,5 3. Năng suất quả/cây (kg/cây)-ước tính 22,4 21,9 22,1 4. Số múi/quả (múi) 11,0 10,5 10,7 5. Số hạt/quả (hạt) 6,0 7,1 6,5 6. Tỷ lệ phần ăn được (%) 85,0 75,4 80,2 7. Khả năng cất giữ, bảo quản quả qua điều tra Kém Khá Trung bình Tại 2 nơi trồng khác nhau, số quả/cây cũng khác nhau và trồng ở Minh Khai cây có nhiều quả hơn. Giống cam đường có số quả/cây cao hơn cam mật nhưng không nhiều, 150 cây/quả. Trọng lượng quả và năng suất giữa 2 dạng chênh lệch không nhiều. Tuy nhiên về thành phần cơ giới của quả cho thấy dạng cam mật tuy có to hơn, song số hạt nhiều, vỏ dầy nên tỷ lệ phần ăn chỉ chiếm 75,4% trọng lượng quả, thấp hơn so với giống cam đường. Theo kết quả điều tra phỏng vấn các chủ hộ trồng cam đều cho rằng, cam mật để được lâu hơn so với cam đường sau khi thu hái từ 5 - 7 ngày. Đối với cam đường khi thu hái cần bán ngay, để lâu sẽ giảm cân, trong khi đó cam mật có thể kéo dài hơn. Qua thực tế điều tra và khảo sát chúng tôi thấy, ở thời kỳ KTCB cây cam Canh có sức sinh trưởng trung bình, ở Sóc Sơn yếu hơn so với các huyện khác do hạn hán. Trong thời kỳ kinh doanh, cây cam Canh đạt độ cao trung bình là 2,1m, đường kính tán 2,1m, chu vi thân 19,1 cm và 4,6 cấp cành. ở thời kỳ này cây cam Canh đã đạt các chỉ tiêu sinh trưởng khá nhất. Các thời kỳ vật hậu của giống không sai khác nhau nhiều giữa các huyện, Gia Lâm, Đông Anh Cam Canh có ra hoa sớm hơn một chút (số liệu điều tra từ hộ nông dân trồng cam). Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cam Canh biến động lớn ở các vùng khác nhau. Năng suất ở Từ Liêm đạt cao nhất, sau đó đến Đông Anh, Thanh Trì. Trung bình toàn thành phố đạt 176,6 quả/cây và trọng lượng quả trung bình 125gr. Về phẩm chất sinh hoá chưa có kết quả phân tích, theo các chủ hộ cho biết chúng đều giữ được màu đỏ, ngọt mát nhưng lại có xơ bã nhiều khi trồng ở Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm. - Giống và cây giống Cam Canh: Những khảo sát về giống được tiến hành chủ yếu ở Từ Liêm tại 2 xã Phú Diễn và Minh Khai. Hiện tại ở Từ Liêm đang trồng 3 dạng hình là: cam ngọt mật, cam ngọt đường và cam chua. Kết quả khảo sát, điều tra cho thấy giống cam Canh được trồng có thể được chia làm 3 dạng hình như sau: + Dạng 1: Tên gọi địa phương "cam chua" có đặc điểm sinh trưởng khoẻ, tán cây có dạng hình mâm xôi, lá xanh đậm đến xanh, phản quang, đỉnh lá nhọn và dài, mép lá phẳng. Lá có độ lớn trung bình, hình thuôn dài. Quả to, khi chín có màu vàng đỏ với các vệt nổi rõ. Phẩm vị quả chua đến rất chua. Hiện nay giống này còn rất ít. + Dạng 2: Tên gọi địa phương "cam đường" có đặc điểm sinh trưởng trung bình đến yếu, lá nhỏ đốt cành ngắn và nhiều cành trên cành mẹ. Lá thuôn tròn, đầu lá hơi tù, mép lá phẳng hơi có răng cưa. Quả trung bình, khi chín có màu đỏ hơi thẫm. Phẩm vị ngọt, mát thơm, vỏ quả rất mỏng. Tỷ lệ đậu quả rất lớn do vậy năng suất cao. Quả không đều và nhỏ khi để quả quá nhiều trên cây. Tán cây dạng hình dù. + Dạng 3: Tên gọi địa phương "cam mật", cây sinh trưởng khá, đốt cành dài, tán cây có dạng hình cầu hoặc hình dù rộng. Do cành dài nên tán rộng thưa. Lá to trung bình, đầu lá nhọn nhưng ngắn hơn giống cam chua. Quả trung bình khi chín có màu đỏ sẫm, vỏ quả dày. Phẩm vị ngọt đậm, thơm và có thể để trên cây lâu hơn 2 giống trên. Đây là giống có khả năng cho năng suất khá, song không nhiều quả như giống cam đường. Kết quả điều tra cho thấy (xem phụ lục 7): giống cam mật (dạng hình 3) có kích thước tán cây lớn hơn, quả to hơn và có mầu xanh đậm, lóng cành dài, quả có màu vàng, vỏ dày do đó tỷ lệ phần ăn được thấp hơn dạng 2 (cam đường). Các hộ điều tra cho rằng chất lượng quả giống này ăn đậm hơn, màu tép quả cũng như vỏ quả đậm hơn. Dạng cam đường được trồng phổ biến hơn so với dạng 1 với đặc điểm tán cây nhỏ hơn, lá có màu xanh vàng, số lượng quả nhiều nhưng quả nhỏ, vỏ mỏng và có vị ngọt mát. Màu sắc tép quả và vỏ quả có màu đỏ đẹp. Về cây giống: các hộ nông dân Từ Liêm thường sử dụng phương thức chiết cành, theo họ khi ghép, phẩm chất quả không còn như xưa nữa. Tuy nhiên ở các huyện khác cam Canh chủ yếu là cây ghép trên gốc bưởi (C.grands) và cũng quan sát thấy hiện tượng chân voi. Thời vụ chiết từ tháng 9 đến tháng 12, và từ tháng 2 đến tháng 5 năm sau, đa số các hộ thích triết cành ở vụ thứ nhất. Độ lớn cành chiết dao động từ 1,0 - 2,5cm về đường kính. Vật liệu chiết: Đất + phân hoặc rễ bèo v.v…Sau 20 - 25 ngày cành chiết đã ra rễ, sau 2 - 2,5 tháng là cắt cành khỏi cây đem đi trồng. 3.2.2.3. Tình hình chăm sóc, bón phân cho cây Cam Canh Kết quả điều tra cho thấy, trung bình toàn thành phố, lượng phân bón một năm cho cam Canh: phân hữu cơ 17,2 kg/cây, có 73,9% số hộ áp dụng; phân hỗn hợp NPK là 2,8 kg với 33,1% số hộ áp dụng; phân Ure 0,7 kg, có 40,7% số hộ áp dụng. So với yêu cầu của cam Canh là cây đòi hỏi thâm canh cao và so với vùng trồng có kinh nghiệm ở xã Phú Diễn, Minh Khai huyện Từ Liêm thì lượng bón này còn thấp và đạt 1/2 hoặc 2/3 lượng bón cho cây 1 năm. Số liệu điều tra cũng cho thấy, các hộ mới chỉ chú ý bón phân chuồng và phân lân, các phân bón dinh dưỡng khác mới chỉ có khoảng 30 - 40% số hộ áp dụng. Tình hình phân bón ở từng huyện cho thấy, huyện Từ Liêm có lượng phân bón khá cao và đầy đủ các dạng phân dinh dưỡng, các huyện còn lại đều bón ở mức thấp, ngay cả phân hữu cơ (chưa đạt 20kg/cây). Huyện Sóc Sơn và Gia Lâm các hộ nông dân chưa sử dụng phân kali để bón cho cây. Số đợt bón phân trong năm đạt ở mức 3 lần trong toàn thành phố. ở Từ Liêm các hộ đã chia phân bón làm 6 đợt trong năm, thích hợp với việc thâm canh cam Canh vì cây đòi hỏi dinh dưỡng trong một thời gian dài mang quả. Về chăm sóc: các biện pháp làm khá phổ biến ở các hộ của các vùng là xới xáo gốc, tưới nước, phun thuốc bảo vệ thực vật. Các biện pháp chăm sóc khác như tỉa hoa, quả chỉ có ở các hộ nông dân ở Từ Liêm chiếm đến 81,8%. Có đến 53% số hộ được hỏi có khó khăn về kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc ngay cả các hộ ở Từ Liêm, nơi đã có kinh nghiệm trồng cam. Các khó khăn chủ yếu là sâu bệnh và rụng quả, đặc biệt bệnh greening đã xuất hiện và hại vườn cây ở vùng cam đặc sản của Từ Liêm. Thời vụ trồng cam Canh ở Hà nội chủ yếu vào vụ xuân, ở Sóc Sơn, Đông Anh người dân trồng cả vào vụ thu. 3.2.2.4. Chất lượng sản phẩm cây cam Canh Kết quả phân tích, đánh giá quả cam Canh Hà nội và các quả cùng loại ở các vùng khác cho thấy, cam Canh Hà nội nhìn chung có ưu thế hơn so với quýt đường Lạng Sơn về cả thành phần hoá sinh cũng như thành phần cơ giới của quả. Cam Canh có tỷ lệ ăn được cao hơn, hạt ít hơn và khối lượng quả lớn hơn so với quýt đường Lạng Sơn. Về thành phần hoá sinh, Cam Canh không thua kém gì lượng chất khô, đường tổng số, song hàm lượng axit hữu cơ và vitamin C thấp hơn, do đó khi ăn có vị ngọt hơn và tạo nên hương vị ngọt mát của cam Canh. Về phẩm chất quả cam Canh trồng ở các vùng khác nhau của Hà nội, do điều kiện thời gian, các kết quả phân tích ở nơi trồng Đông Anh, Sóc Sơn chưa có, kết quả phân tích ở khu vực Từ Liêm cho thấy ở 2 nơi trồng là xã Minh Khai (nhà bác Nguyễn Văn Tiến) và vườn quả Công ty du lịch Từ Liêm chất lượng quả cũng có sự khác nhau về hàm lượng chất khô, đường tổng số cũng như khối lượng vỏ và tỷ lệ phần ăn được. Chất lượng quả cam Canh phụ thuộc lớn vào điều kiện trồng trọt như đất đai, khả năng chăm bón…(xem phụ lục 8). 3.2.2.5. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường cây cam Canh - Hiệu quả kinh tế: Cam Canh là cây ăn quả đặc sản không chỉ của Hà nội mà còn nổi tiếng trong cả nước. So với nhiều loại cây ăn quả khác cam Canh có mức thu nhập và thu nhập thuần lớn nhưng năng suất kém ổn định bởi rất mẫn cảm với các điều kiện môi trường. Phát triển sản xuất cây cam Canh kết hợp với các loại cây ăn quả khác sẽ tăng hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích vườn cây, tăng thu nhập cho hộ, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Qua kết quả điều tra cho thấy 1ha cây Cam Canh bà con có tổng thu khoảng 170 triệu đồng/năm, thu nhập khoảng 163,5 triệu đồng/năm, thu nhập thuần là 158,8 triệu đồng/năm (xem phụ lục 9). - Hiệu quả môi trường: Mô hình trồng cam Canh thích h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc823.Doc
Tài liệu liên quan