Luận án Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến động lực kinh doanh của nữ chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tiểu vùng Tây Bắc

LỜI CAM ĐOAN .i

MỤC LỤC . ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iv

DANH MỤC CÁC BẢNG . v

DANH MỤC CÁC HÌNH . vii

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

1.1. Lý do lựa chọn đề tài . 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 6

1.3. Câu hỏi nghiên cứu . 6

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 6

1.5. Phương pháp nghiên cứu . 7

1.6. Đóng góp của luận án . 8

1.7. Bố cục luận án . 10

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY . 11

2.1. Tổng quan về động lực và động lực kinh doanh . 11

2.1.1. Động lực . 11

2.1.2. Tổng quan về động lực kinh doanh . 14

2.2. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực kinh doanh . 18

2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài . 20

2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu ở trong nước . 23

2.3. Xác định khoảng trống và định hướng nghiên cứu . 31

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 . 34

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU . 35

3.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng tới động lực kinh doanh . 35

3.1.1. Lý thuyết về tính cách cá nhân . 35

3.1.2. Lý thuyết thể chế . 36

3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu . 37

3.2.1. Mô hình nghiên cứu của luận án . 37

3.2.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu . 46

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 . 62

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 63

4.1. Nghiên cứu định tính . 63

4.1.1. Mục tiêu nghiên cứu định tính . 63

pdf221 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến động lực kinh doanh của nữ chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tiểu vùng Tây Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân tích EFA cho toàn bộ các tiêu chí đo lường với phép quay góc Varimax với tiêu chí eigenvalue > 1.0 để tìm ra các nhân tố đại diện cho các biến. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Varimax cho phép xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hoá số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Tiến hành tương tự đối với biến phụ thuộc. 82 Tiêu chuẩn áp dụng và chọn biến đối với phân tích EFA bao gồm: - Tiêu chuẩn Barlett và hệ số KMO. Theo Nguyễn Đình Thọ (2013) thì EFA phù hợp khi 0.5 ≤ KMO ≤ 1 và Sig. < 0.05. - Tiêu chuẩn rút trích nhân tố sử dụng tiêu chí Eigenvalue (đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố) và chỉ số Cumulative (tổng phương sai trích cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %). Theo Hair và cộng sự (2006) các nhân tố có Eigenvalue < 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc (biến tiềm ẩn trong các thang đo trước khi thực hiện EFA). Vì vậy, số lượng nhân tố được giữ lại dừng ở nhân tố có Eigenvalue tối thiểu bằng 1 và được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% (Nguyễn Đình Thọ, 2013). - Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (factor loading) biểu thị tương quan đơn giữa các biến với các nhân tố, dùng để đánh giá ý nghĩa của EFA. Factor loading > 0.3 là đạt, > 0.4 là quan trọng, > 0.5 là có ý nghĩa thực tiễn. Ngoài ra, khác biệt hệ số tải nhân tố (Factor loading) của một biến quan sát giữa các nhân tố phải ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Bước 3: Phân tích tương quan và hồi quy, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu - Phân tích tương quan: Với giả định biến độc lập và biến phụ thuộc có tương quan với nhau, mối tương quan đơn này sẽ được kiểm tra bằng hệ số tương quan Pearson (r). Nếu r ≠ 0 và Sig. < 0.05 chứng tỏ có tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Mặt khác nếu giữa các biến độc lập cũng có tương quan lớn với nhau thì đó là dấu hiệu cho việc nhận dạng hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy tuyến tính đang xét. - Hồi quy đa biến: Để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu, cũng như xác định cường độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Lý do lựa chọn phân tích hồi quy tuyến tính cho mối quan hệ giữa các tác động của nhân tố ảnh hưởng tới ĐLKD mà không phải là các mô hình thể hiện quan hệ phi tuyến là vì các nghiên cứu trước đây khi kiểm định mối quan hệ này cũng sử dụng các hàm tuyến tính. Tác giả tiến hành chạy hàm hồi quy tuyến tính đa biến với phương trình như sau: Y = βo + β1 X1 + β2 X2 + .........+ βn Xn + ei Trong đó: Y: biến phụ thuộc (động lực kinh doanh) Xn: biến độc lập thứ n (X1: Nhu cầu thành đạt; X2: Năng lực bản thân doanh nhân; X3: Lạc quan; X4: Chấp nhận rủi ro; X5: Mạng lưới xã hội; 83 X6: Khả năng tiếp cận vốn; X7: Hình mẫu chủ doanh nghiệp; X8: Địa vị xã hội của chủ doanh nghiệp; X9: Ý kiến người xung quanh; X10: Rào cản được nhận thức) βk: hệ số hồi quy ei: sai số của phương trình hồi quy. - Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy: + Kiểm tra giả định không có tương quan giữa các biến độc lập (hiện tượng đa cộng tuyến): đây là hiện tượng các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau, khó tách rời ảnh hưởng của từng biến đến biến phụ thuộc, làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy, làm giảm giá trị thống kê t của kiểm định ý nghĩa các hệ số hồi quy. Hệ số phóng đại phương sai VIF < 2 và VIF càng gần 1 càng tốt và không quá 10 sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến, trường hợp hệ số này ≥ 2, khả năng cao đang có sự đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. VIF >10 là dấu hiệu của đa cộng tuyến. + Kiểm tra giả định phân phối chuẩn của phần dư: kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư bằng cách vẽ đồ thị Histogram của phần dư chuẩn hóa. Nếu chúng ta thấy trên đồ thị đường cong chuẩn hoá có dạng hình chuông như phân phối chuẩn với giá trị Mean xấp xỉ 0 và giá trị độ lệch chuẩn xấp xỉ 1 thì xem như phần dư có phân phối gần chuẩn. Một cách khác để kiểm định phân phối chuẩn của phần dư là vẽ đồ thị Q-Q plot. Đồ thị này thể hiện những giá trị của các điểm phân vị của phân phối của biến phần dư theo các phân vị của phân phối chuẩn. Nếu trên đồ thị Q-Q plot các điểm này không nằm quá xa đường thẳng của phân phối chuẩn thì có thể xem như phần dư có phân phối gần chuẩn. Tác giả sử dụng biểu đồ Histogram và Q-Q plot. + Kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính: vẽ đồ thị phân tán giữa các phần dư chuẩn hóa Standardized Residual và giá trị dự đoán chuẩn hóa Standardized Predicted Value. Nếu phần dư phân tán ngẫu nhiên không theo hình dạng nào thì giả thuyết không bị vi phạm, ngược lại nếu phần dư thay đổi theo trật tự nào đó (đường cong bậc 2, bậc 3) thì giả thuyết liên hệ hệ tuyến tính bị vi phạm. Để đánh giá mức độ đường thẳng phù hợp với dữ liệu quan sát, tác giả sử dụng Biểu đồ Scatter Plot phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán mà mô hình tuyến tính cho ra. + Kiểm tra giả định phương sai sai số không đổi: hiện tượng phương sai thay đổi làm cho ước lượng các hệ số hồi quy không chệch nhưng không hiệu quả, có thể đánh giá nhầm về chất lượng của mô hình hồi quy tuyến tính. Có nhiều kiểm định có thể sử dụng: kiểm định White, kiểm định Glesjer, kiểm định Spearman Tác giả kiểm tra hiện tượng này thông qua kiểm định hạng Spearman. Hệ số tương quan hạng 84 Spearman của giá trị tuyệt đối phần dư và các biến độc lập. Giá trị sig. của hệ số tương quan với độ tin cậy ít nhất đạt 95% (Sig. 0.05, nếu hệ số tương quan hạng giữa hai biến nằm trong khoảng từ -1 đến 1 cho thấy mối liên hệ hoàn toàn tuyến tính giữa hạng của biến này (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Kết luận, không đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết Ho là giá trị tuyệt đối của phần dư độc lập với các biến độc lập. + Kiểm tra giả định về tính độc lập của sai số (không có tương quan giữa các phần dư hay không có tương quan chuỗi): phần dư tồn tại là do một số biến có ảnh hưởng nhưng không được đưa hết vào mô hình do giới hạn và mục tiêu nghiên cứu, chọn dạng tuyến tính cho mối quan hệ lẽ ra là phi tuyến... dẫn đến vấn đề tương quan chuỗi trong sai số, từ đó gây ra những sai lệch trong mô hình. Tác giả sử dụng hệ số Durbin - Watson (d) để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau (tương quan chuỗi bậc nhất). Đại lượng d có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4, nếu các phần dư không có tương quan chuỗi với nhau giá trị d sẽ gần bằng 2 hoặc nằm trong khoảng [dU, 4-dU] thì chấp nhận giả thuyết không có tương quan chuỗi bậc nhất (giá trị dL và dU được tra trong bảng thống kê Durbin-Watson với N là số quan sát của mẫu và k là số biến độc lập trong mô hình). 4.3. Khái quát quy trình nghiên cứu Như đã trình bày ở trên, nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp thiết kế hỗn hợp, sử dụng cả 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Tác giả khái quát lại quy trình nghiên cứu theo thứ tự như sau (Hình 4.1): Thứ nhất, Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm, ý kiến chuyên gia và kỹ thuật phỏng vấn sâu chuyên gia) nhằm xây dựng mô hình và thang đo ban đầu (nháp). Thứ hai, tiếp tục nghiên cứu định tính, thực hiện kỹ thuật phỏng vấn sâu 10 nữ chủ DNNVV để điều chỉnh mô hình và thang đo lần 1. Thứ ba, khảo sát định lượng sơ bộ: điều chỉnh thang đo lần 2. Cuối cùng, nghiên cứu định lượng chính thức: xác định các nhân tố ảnh hưởng tới ĐLKD thông qua phân tích nhân tố khám phá (EFA); thực hiện một số kiểm định cũng như tính toán các hệ số cần thiết để hồi quy đa biến nhằm xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố (có ý nghĩa thống kê), đồng thời so sánh mức độ tác động tương đối của nhóm nhân tố môi trường và cá nhân tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng TB; Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất khuyến nghị. 85 Cronbach’s Alpha, EFA Cronbach’s Alpha, EFA Hồi quy bội (đa biến) Hình 4.1. Quy trình nghiên cứu của luận án (Nguồn: Tác giả) Tiến độ thực hiện các công việc trên theo thời gian cụ thể như sau: Bảng 4.15. Tiến độ thực hiện nghiên cứu Bước Dạng nghiên cứu Phương pháp Thời gian Địa điểm 1 Sơ bộ Định tính Tháng 1, 4/2018 Sơn La, Điện Biên Định lượng Tháng 5/2018 Sơn La, Điện Biên 2 Chính thức Định lượng Từ tháng 6 đến tháng 12/2018 Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình (Nguồn: tác giả) Hoạt động Công cụ Kết quả Tổng quan và nghiên cứu định tính Mô hình và thang đo ban đầu Nghiên cứu định tính Điều chỉnh mô hình và thang đo lần 1 Điều tra sơ bộ (141 nữ chủ DNNVV) Điều chỉnh thang đo lần 2 Điều tra chính thức (669 nữ chủ DNNVV) Thang đo chính thức Kiểm định giả thuyết Thảo luận, khuyến nghị 86 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 Chương 4, nghiên cứu đã trình bày những vấn đề: Thứ nhất, quy trình nghiên cứu hỗn hợp gồm cả nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó định lượng gồm 2 bước: sơ bộ và chính thức. Thứ hai, mục tiêu và nội dung của nghiên cứu định tính được sử dụng trong luận án. Thứ ba, mục tiêu và nội dung của nghiên cứu định lượng. Những công việc đã làm ở bước định lượng sơ bộ và định lượng chính thức. Chương này cũng lập luận cho thấy sự phù hợp của các phương pháp nghiên cứu đã chọn, những căn cứ để tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu. Chương 5 tiếp theo là kết quả nghiên cứu của luận án. 87 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1. Chỉ báo mới được khám phá sau nghiên cứu định tính Căn cứ các mục tiêu của nghiên cứu định tính đã nêu trong mục 3.3.1.1, một số nội dung được rút ra từ tổng hợp kết quả thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu khái quát lại như sau: Với mục tiêu thứ nhất: xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV phù hợp nhất với đối tượng và bối cảnh Tiểu vùng TB. Xuất phát từ tổng quan nghiên cứu và căn cứ vào hai lý thuyết nền tảng đó là lý thuyết tính cách cá nhân và lý thuyết thể chế tác giả xác định 10 nhân tố đưa vào mô hình nghiên cứu thông qua nghiên cứu định tính để khẳng định sự phù hợp của các nhân tố này trên thực tế. Với mục tiêu thứ hai: bước đầu kiểm định sơ bộ sự phù hợp của thang đo được sử dụng trong nghiên cứu khảo sát, đánh giá tính hợp lý của các chỉ báo. Các chuyên gia đều cho rằng các chỉ báo đưa ra là hợp lý, có thể đo được các khái niệm nghiên cứu và các đối tượng khảo sát có thể đưa ra thông tin về những nội dung này. Ngoài những chỉ báo kế thừa từ các nghiên cứu trước, có ba chỉ báo được tác giả đề xuất và các chuyên gia cho là phù hợp với bối cảnh và đối tượng nghiên cứu được bổ sung vào mô hình đó là: chỉ báo thể hiện tính đặc thù của nữ doanh nhân Tiểu vùng TB khi huy động vốn (Von4) thuộc nhân tố Tiếp cận vốn, và 02 rào cản khi bắt đầu và điều hành một DN về các gói hỗ trợ dành riêng cho phụ nữ, nữ chủ DNNVV tạo lập DN và mở rộng sản xuất kinh doanh của chính quyền địa phương (RaoCan4, RaoCan5) thuộc nhân tố Rào cản được nhận thức. Những khám phá đã được chỉ ra còn góp phần luận giải các kết quả định lượng, đảm bảo mục tiêu thứ ba của nghiên cứu định tính như đã trình bày ở phần quy trình nghiên cứu. Ngoài ra, nó còn góp phần làm căn cứ đề xuất các khuyến nghị. Bảng câu hỏi được thiết kế với mục đích chính là để các đối tượng đưa ra mức độ đồng ý của mình về các nhận định hoặc cảm nhận liên quan đến ảnh hưởng của các nhân tố tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV. Như đã trình bày ở quy trình nghiên cứu, trước khi tiến hành định lượng sơ bộ, tác giả xây dựng bảng hỏi và tiến hành phỏng vấn sâu 10 nữ chủ DNNVV. Ngoài ra còn thảo luận và phỏng vấn trực tiếp 03 giảng viên đại học, 01 quản lý DN, 02 cán bộ ngân hàng, 01 cán bộ thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, 01 cán bộ thuế, 02 người đứng đầu hiệp hội, CLB để đánh giá bảng câu hỏi, xem xét sự phù hợp của các chỉ báo, nhất là phải đảm bảo được mục tiêu của luận án đã đề ra. Sau đây là tổng hợp các chỉ báo được đưa vào bảng hỏi sau kết quả nghiên cứu định tính: 88 Bảng 5.1. Tổng hợp các ký hiệu chỉ báo, câu hỏi đưa vào mô hình sau kết quả nghiên cứu định tính Nhân tố Mã hóa Chỉ báo Nhu cầu thành đạt (ThanhDat) ThanhDat1 Tôi thích đặt ra cho mình các mục tiêu cao ThanhDat2 Khi làm một việc gì đó tôi không chỉ hoàn thành công việc mà phải hoàn thành tốt ThanhDat3 Tôi cố gắng thể hiện tốt hơn so với bạn bè, đồng nghiệp của tôi ThanhDat4 Tôi cố gắng hết sức để cải thiện hiệu suất công việc trong quá khứ ThanhDat5 Tôi không quan tâm đến công việc thường lệ, không thử thách nếu công việc không cho tôi thành tích cao Chấp nhận rủi ro (RuiRo) RuiRo1 Tôi sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao để có lợi nhuận cao RuiRo2 Tôi thích mạo hiểm RuiRo3 Tôi chấp nhận rủi ro khi cần thiết để đạt được mục tiêu quan trọng RuiRo4 Với một cơ hội lớn tôi có thể chấp nhận rủi ro cao RuiRo5 Để đạt được lợi nhuận cao doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro cao Năng lực bản thân doanh nhân (NangLuc) NangLuc1 Tôi tự tin rằng khi gặp vấn đề, tôi thường có thể tìm thấy một số giải pháp NangLuc2 Tôi có thể đối phó với bất kỳ điều bất ngờ nào mà tôi gặp phải NangLuc3 Tôi có thể đạt được tất cả các mục tiêu kinh doanh mà tôi đã đặt ra cho chính mình NangLuc4 Tôi có thể xác định và xây dựng đội ngũ quản lý để phát triển doanh nghiệp Lạc quan (LacQuan) LacQuan1 Tôi thường mong đợi sự cải thiện về kinh tế trong cuộc sống của tôi LacQuan2 Tôi cảm thấy hiệu suất của tôi sẽ được cải thiện trong năm tới LacQuan3 Tôi cảm thấy nền kinh tế sẽ phát triển trong năm tới Tiếp cận vốn (Von) Von1 Tôi có khả năng tích luỹ vốn (nhờ tiết kiệm chi tiêu, làm thêm) Von2 Tôi có thể vay mượn tiền từ bạn bè, người thân để kinh doanh Von3 Tôi có thể huy động vốn từ những nguồn khác (ngân hàng, quỹ tín dụng,) Von4 Tôi có thể dễ dàng huy động vốn từ tín dụng đen Mạng lưới xã hội (MangLuoi) MangLuoi1 Sở hữu một mạng lưới xã hội là điều quan trọng để bắt đầu một doanh nghiệp MangLuoi2 Mạng lưới xã hội đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển doanh nghiệp MangLuoi3 Khi cần giúp đỡ, tôi thường dựa vào mạng lưới xã hội hiện có của mình 89 Nhân tố Mã hóa Chỉ báo MangLuoi4 Một mạng lưới xã hội lớn mạnh chắc chắn rất quan trọng đối với doanh nghiệp Hình mẫu nữ doanh nhân (HinhMau) HinhMau1 Cá nhân tôi biết những doanh nhân nữ khác HinhMau2 Cá nhân tôi biết các doanh nhân nữ thành công trong cộng đồng của tôi Ý kiến người xung quanh (YKien) YKien1 Gia đình của tôi đã ủng hộ quyết định bắt đầu một doanh nghiệp YKien2 Bạn bè của tôi đã ủng hộ quyết định bắt đầu một doanh nghiệp YKien3 Đồng nghiệp của tôi đã ủng hộ quyết định bắt đầu một doanh nghiệp Địa vị xã hội của nữ doanh nhân (DiaVi) DiaVi1 Chế độ xã hội nên coi trọng những người chủ doanh nghiệp nữ DiaVi2 Việc điều hành công ty riêng mang lại vị trí cao cho các doanh nhân nữ trong xã hội DiaVi3 Việc bắt đầu kinh doanh riêng mang lại uy tín cho các doanh nhân nữ DiaVi4 Việc bắt đầu một doanh nghiệp mới tạo nên sự tôn trọng cho các doanh nhân nữ Rào cản được nhận thức (RaoCan) RaoCan1 Đường xá và phương tiện vận chuyển chưa tốt RaoCan2 Quá nhiều quy định bất lợi của Chính phủ đối với DNNVV RaoCan3 Cấu trúc thuế phức tạp và khó hiểu đối với DNNVV RaoCan4 Thiếu chính sách khuyến khích và hỗ trợ phụ nữ khởi sự doanh nghiệp của địa phương RaoCan5 Thiếu các gói hỗ trợ tài chính dành cho nữ chủ DNNVV mở rộng sản xuất kinh doanh RaoCan6 Thiếu kỹ năng quản lý nhân sự RaoCan7 Thiếu kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh RaoCan8 Thiếu kỹ năng tiếp thị RaoCan9 Thiếu kỹ năng quản lý tài chính Động lực kinh doanh (DLKD) DLKD1 Để có một công việc thú vị DLKD2 Noi gương một người phụ nữ mà tôi ngưỡng mộ DLKD3 Để thử thách bản thân DLKD4 Để kiếm nhiều tiền hơn DLKD5 Được làm bà chủ DLKD6 Để tận dụng tài năng sáng tạo của tôi DLKD7 Tận dụng cơ hội từ thị trường DLKD8 Để duy trì truyền thống gia đình DLKD9 Để tăng địa vị / uy tín của tôi DLKD10 Nhu cầu có một công việc DLKD11 Cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình (Nguồn: tổng hợp của tác giả) 90 5.2. Kết quả nghiên cứu định lượng 5.2.1. Một số chỉ báo bị loại sau nghiên cứu định lượng sơ bộ Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện trên một mẫu quy mô nhỏ hơn, nhằm kiểm định thang đo, phân tích nhân tố thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA từ bảng hỏi sơ bộ. Mục tiêu là đánh giá độ tin cậy của thang đo dựa trên mức độ tương quan giữa biến quan sát và nhân tố (hệ số Cronbach’s Alpha). Bên cạnh đó EFA được sử dụng để loại những biến có chất lượng thấp (hệ số tải factor loading - FL nhỏ hoặc dải đều ở một số nhân tố), đánh giá sự phù hợp của mô hình qua hệ số KMO. Thông qua kiểm định EFA, các tập biến quan sát được tải về một số nhân tố nhất định, đo lường các khía cạnh khác nhau của khái niệm nghiên cứu. Kết quả định lượng sơ bộ trình bày trong Phụ lục 4. Tổng hợp lại có 03 chỉ báo bị loại sau kết quả định lượng sơ bộ được thể hiện trong bảng sau: Bảng 5.2. Tổng hợp chỉ báo bị loại sau kết quả định lượng sơ bộ TT Nhân tố Mã hóa Chỉ báo Lý do bị loại 1 Nhu cầu thành đạt ThanhDat2 Khi làm một việc gì đó tôi không chỉ hoàn thành công việc mà phải hoàn thành tốt Hệ số tương quan biến tổng < 0.3, Cronbach’s Alpha nếu loại biến > Cronbach’s Alpha 2 Chấp nhận rủi ro RuiRo2 Tôi thích mạo hiểm Tải ở 2 nhân tố và khác biệt FL < 0.3 3 Chấp nhận rủi ro RuiRo3 Tôi chấp nhận rủi ro khi cần thiết để đạt được mục tiêu quan trọng Tải ở 3 nhân tố và khác biệt các FL < 0.3 (Nguồn: tổng hợp của tác giả) 5.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức 5.2.2.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Từ 900 bảng khảo sát phát ra, tác giả thu về được 713 phiếu đã trả lời sau đó loại đi 44 phiếu trả lời không hợp lệ do bị thiếu nhiều dữ liệu quan trọng, trả lời nhiều hơn 1 phương án đối với câu hỏi chọn 1 đáp án, các đối tượng trả lời không suy nghĩ hoặc không hợp tác (trả lời cho có), tỷ lệ phiếu thu về là 74,3%), một tỷ lệ tương đối cho một khảo sát lấy mẫu thuận tiện, còn lại 669 phiếu hoàn chỉnh đưa vào mô hình phân tích. Các đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng khảo sát được trình bày trong Bảng 5.3. 91 Bảng 5.3. Đặc điểm nhân khẩu của người được khảo sát TT Thông tin mẫu Tần suất (người) Tỷ lệ (%) 1 Tuổi 669 100 Đến 25 71 10,61 26 - 35 221 33,03 36 - 45 211 31,54 46 - 55 117 17,49 Trên 55 49 7,32 2 Dân tộc 669 100 Kinh 284 42,48 Thái 162 24,19 Mường 134 20,06 Khác 89 13,27 3 Tình trạng hôn nhân (sống chung với chồng hoặc bạn đời) 669 100 Có 410 61,36 Không 259 38,64 4 Trình độ học vấn 669 100 Không học 2 0,29 Tiểu học (cấp I) 46 6,88 Trung học cơ sở (cấp II) 124 18,54 Trung học phổ thông (cấp III) 215 32,14 Trung cấp, nghề 152 22,72 Cao đẳng, Đại học 116 17,34 Sau đại học 14 2,09 5 Số con 669 100 0 160 23,90 1 47 7,08 2 109 16,22 >2 353 52,80 6 Chị bắt đầu công việc kinh doanh này lúc bao nhiêu tuổi? 669 100 Đến 25 164 24,48 26 - 35 195 29,20 36 - 45 225 33,63 46 - 55 53 7,96 Trên 55 32 4,72 7 Chị đã làm việc cho ai đó trước khi bắt đầu công việc kinh doanh này? 669 100 Có 454 67,85 Không 215 32,15 8 Số năm doanh nghiệp hoạt động tính đến thời điểm này 669 100 1 - 5 300 44,84 6 - 10 270 40,41 Trên 10 99 14,75 (Nguồn: kết quả điều tra của tác giả) 92 Bảng 5.3 cho thấy, phần lớn phụ nữ được khảo sát ở độ tuổi 26 đến 35 (33,03%), tiếp theo là những người có độ tuổi từ 36 đến 45 (31,54%), tiếp sau là từ 46 đến 55 với 17,49%. Số người được hỏi còn lại với 10,61% từ 25 tuổi trở xuống trong khi chỉ có 7,32% số người được hỏi trên 55 tuổi. Để tóm tắt kết quả, khoảng gần một nửa số phụ nữ được khảo sát là từ 35 tuổi trở xuống (43,64%). Phát hiện này phù hợp với kết quả tìm thấy ở Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi cận Sahara và Châu Mỹ Latinh/ Caribbean nơi phụ nữ có độ tuổi từ 18-34 bắt đầu tham gia và điều hành DN nhiều như những người trên 35 tuổi (Reynolds và cộng sự, 2000). Hình 5.1. Thống kê tuổi của mẫu điều tra Về cơ cấu dân tộc, tính từng dân tộc thì dân tộc Kinh với tỷ lệ cao nhất (42,48%), tỷ lệ đó vẫn nhỏ hơn đáng kể trên tổng số người dân tộc thiểu số của mẫu điều tra (57,52%), trong đó dân tộc Thái chiếm nhiều nhất do họ phân bố rộng ở cả 04 tỉnh Tiểu vùng TB, số đông tập trung ở Sơn La và Điện Biên (Hình 5.2). Hình 5.2. Thống kê cơ cấu dân tộc của mẫu điều tra 10.61% 33.03% 31.54% 17.49% 7.32% 56.35% Tuổi của mẫu Đến 25 26-35 36-45 46-55 Trên 55 42,48% 24,19% 20,06% 13,27% 57.52% Cơ cấu dân tộc Kinh Thái Mường Khác 93 Về tình trạng hôn nhân, phần lớn phụ nữ được hỏi đã kết hôn hoặc chung sống với bạn đời (61,36%). Phát hiện này đã xác nhận kết quả được tìm thấy trong nghiên cứu ở Anh của Birley (1987). Về số lượng trẻ em, phần lớn nữ chủ DNNVV có nhiều hơn hai con (52,8%), 23,89% trong số họ chưa có con hoặc không có, 7,08% trong số họ có một con và 16,22% còn lại có hai con. Số trẻ em được tìm thấy nhiều nhất trong số những người được hỏi trong nghiên cứu này là bảy. Như được thể hiện rõ ràng trong Hình 5.3, phần lớn phụ nữ được hỏi có nhiều nhất là 2 con và chỉ chiếm 47,2%. Phát hiện này rõ ràng phù hợp với lập luận của một số học giả rằng các nữ doanh nhân ở các nước đang phát triển có xu hướng sinh nhiều con, đặc biệt có hơn 3 con và sẽ có nhiều khả năng tự làm chủ vì áp lực từ quy mô gia đình (Salman, 2009). Kết quả này không gây ngạc nhiên trong bối cảnh của Việt Nam, nhất là tại Tiểu vùng TB nơi nghiên cứu được thực hiện. Mặc dù từ khi bắt đầu cải cách kinh tế vào năm 1986, Chính phủ Việt Nam đã giới thiệu chương trình Kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ nên có từ “một đến hai con” và được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình. Nhưng ở các tỉnh vùng núi phía bắc, vùng núi cao hoặc đối với đa số dân tộc thiểu số con cái đặc biệt được ví như “tài sản của gia đình”, họ quan niệm rằng càng đông con thì họ càng “giàu có” nên tỷ lệ sinh con thứ ba, thứ tư, và nhiều hơn thế là tập tục tồn tại lâu đời. Thêm nữa, những năm trước mở cửa nền kinh tế và chính sách kế hoạch hóa gia đình thời đó ở Việt Nam, mọi người không bị hạn chế sinh đẻ, đây dường như là lời giải thích rõ ràng và phù hợp nhất cho kết quả này, bởi ở các vùng đồng bằng, tp lớn kết quả thường cho thấy tỷ lệ sinh đẻ trong phạm vi hai con như quy định về kế hoạch hóa gia đình hiện nay. Hình 5.3. Thống kê số con của mẫu điều tra 52,80% 23,90% 7,08% 16,22% 47.20% Số con của mẫu điều tra Trên hai con Không con Một con Hai con 94 Theo Bảng 5.3, gần một phần ba mẫu đã tốt nghiệp cấp III, tương đương với trường trung học phổ thông (32,14%), 22,72% số người được hỏi đã tốt nghiệp Trung cấp hoặc nghề. Trung học cơ sở là cấp II (18,54%) trong khi chỉ có 6,88% vừa học xong tiểu học (cấp I). Trình độ Cao đẳng, Đại học là 17,34%. Chiếm tỷ lệ không đáng kể là sau đại học (2,09%), và chỉ có một người trả lời không biết chữ (0,29%). Như minh họa trong Hình 5.4, trình độ học vấn của đa số người được hỏi ít nhất là trường trung học hoặc kỹ thuật, trường dạy nghề 42,17%. Tỷ lệ này đáng ngạc nhiên, tương tự như kết quả được tìm thấy ở các nước phát triển. Phát hiện này cũng hỗ trợ kết quả tìm thấy ở các doanh nhân nữ Nam Á (Sinha, 2005) và vượt quá tỷ lệ 35% trong báo cáo năm 2012 của GEM. Tỷ lệ biết chữ tương đối cao của Việt Nam so với các nước đang phát triển khác trong khu vực có khả năng giải thích kết quả này. Hình 5.4. Thống kê trình độ học vấn của mẫu điều tra Về độ tuổi bắt đầu công việc kinh doanh hiện tại của phụ nữ tại Tiểu vùng TB với nhóm tuổi chiếm nhiều nhất là từ 36-45 (33,63%), tiếp theo là nhóm từ 26-35 (29,2%) và nhóm đến 25 tuổi (24,48%), hai nhóm tuổi chiếm tương đối nhỏ lần lượt là từ 46-55 (7,96%) và trên 55 (4,72%). Kết quả này phù hợp với thực tế phụ nữ tại đây bắt đầu công việc kinh doanh hiện tại muộn hơn do phần lớn họ đã quản lý tại mô hình Hộ kinh doanh, Tổ hợp tác, HTX sau đó thành lập mô hình DN. Kết quả này cũng tương đối giống với khẳng định của UNIDO và VCCI (2010), tuổi tác không bị coi là yếu tố cản trở phụ nữ khi bắt đầu và điều hành một DN. Về kinh nghiệm làm việc, kinh doanh trước đây chiếm phần lớn 67,85% và còn lại số người chưa đi làm cho người khác chỉ chiếm 32,15%. Kết quả này chứng minh bởi phần lớn tâm lý người phụ nữ muốn làm thuê hơn làm chủ một DN (Hà Thị Thúy, 2018) 0,29% 6.88% 18.54% 32.14% 22.72% 17.34% 2.09% 42.15% Trình độ học vấn Không học Cấp I Cấp II Cấp III Trung cấp, nghề Cao đẳng, Đại học Sau đại học 95 và một bộ phận không nhỏ nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng TB xuất phát từ chủ Hộ kinh doanh, họ đã có một khoảng thời gian hoạt động kinh doanh nhất định trên thị trường. Số năm DN hoạt động chiếm nhiều nhất là 1-5 năm (44,84%), tiếp theo là 6-10 năm (40,41%). Điều này phản ánh đúng thực tế vào khoảng thời gian Luật DN 2005

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_mot_so_nhan_to_anh_huong_den_dong_luc_kin.pdf
Tài liệu liên quan