MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .1
1. Lý do chọn đề tài.1
2. Lịch sử vấn đề .2
3. Đối tượng nghiên cứu.17
4. Nhiệm vụ và giới hạn của đề tài.17
5. Phương pháp nghiên cứu.18
6. Đóng góp của luận án.19
7. Cấu trúc của luận án.20
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỆN THƠ DÂN TỘC THÁI CÓ
CÙNG ĐỀ TÀI VỚI TRUYỆN THƠ NÔM DÂN TỘC KINH.21
1.1. Truyện thơ, đề tài và cốt truyện .21
1.1.1. Truyện thơ.21
1.1.2. Đề tài và cốt truyện.23
1.2. Truyện thơ Nôm dân tộc Kinh.27
1.3. Truyện thơ dân tộc Thái.30
1.3.1. Lịch sử văn hóa xã hội tộc người Thái .30
1.3.2. Hiện trạng truyện thơ dân tộc Thái .39
1.4. Mối tương tác giữa truyện thơ Nôm và truyện thơ Thái .43
1.5. Giới thiệu nội dung một số truyện thơ Thái và truyện thơ Nôm liên quan
đến đề tài .45
1.5.1. Truyện thơ Nôm Thạch Sanh và truyện thơ Thái Ngu háu .45
1.5.2. Truyện thơ Nôm Cái Tấm - Cái Cám và truyện thơ Thái Ý Nọi - Náng Xưa .47
1.5.3. Truyện thơ Nôm Từ Thức và truyện thơ Thái Ú Thêm .49
1.5.4. Truyện thơ Nôm Tống Trân - Cúc Hoa và truyện thơ Thái Trạng nguyên.52
1.5.5. Truyện thơ Nôm Hoàng Trừu và truyện thơ Thái Trạng Tư .55
TIỂU KẾT CHưƠNG 1 .58
Chương 2 NỘI DUNG CỦA MỘT SỐ TRUYỆN THƠ DÂN TỘC THÁI
CÙNG ĐỀ TÀI VỚI TRUYỆN THƠ NÔM DÂN TỘC KINH .59
2.1. Khát vọng chinh phục tự nhiên.59
2.1.1. Khát vọng chiến thắng tự nhiên.60
2.1.2. Khát vọng chinh phục tự nhiên - cách thức bảo vệ bản mường .652.2. Khát vọng bảo vệ gia đình - xã hội .68
2.2.1. Khát vọng bảo vệ gia đình .68
2.2.2. Khát vọng bảo vệ xã hội .71
2.3. Khát vọng con người lí tưởng .75
2.3.1. Hình tượng con người lí tưởng .75
2.3.2. Tự hào sánh ngang xứ người .82
2.3.3. Khát vọng “ở hiền gặp lành” .84
2.4. Khát vọng tâm linh .88
TIỂU KẾT CHưƠNG 2 .97
Chương 3 NGHỆ THUẬT CỦA MỘT SỐ TRUYỆN THƠ DÂN TỘC THÁI
CÙNG ĐỀ TÀI VỚI TRUYỆN THƠ NÔM DÂN TỘC KINH .99
3.1. Kết cấu truyện thơ Thái .99
3.1.1. Kết cấu và cấu trúc trong truyện thơ Thái .99
3.1.2. Mô típ truyện thơ Thái .100
3.1.3. Tổ chức tình tiết .107
3.2. Nhân vật truyện thơ Thái .114
3.2.1. Số lượng nhân vật .114
3.2.2. Phân loại nhân vật.115
3.3. Ngôn ngữ truyện thơ Thái.127
3.3.1. Ngôn ngữ người kể chuyện .128
3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật.132
3.4. Các biện pháp nghệ thuật.136
3.5. Truyện thơ mang màu sắc sử thi .143
TIỂU KẾT CHưƠNG 3 .146
KẾT LUẬN .147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .151
PHỤ LỤCDANH MỤC B
264 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam có cùng Đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận thức sâu sắc về kết cấu. Arixtôt cho rằng, cái hoàn chỉnh là “cái
có ở phần đầu, phần giữa và phần cuối. Phần đầu là cái không nối tiếp theo cái khác,
trái lại, theo quy luật tự nhiên, phải có cái gì tồn tại hoặc tiếp theo sau nó, phần cuối là
100
cái mà theo trình tự tất yếu hay theo lẽ thƣờng Không đƣợc tùy tiện bắt đầu và kết
thúc chỗ nào cũng đƣợc” [116, tr.102]. Ở Trung Hoa, Kim Thánh Thán khẳng định, hai
chữ “kết cấu cũng giống nhƣ tạo khuôn hình cho nhân vật Phải chế định trƣớc toàn
hình của nó. Nếu không chế định đƣợc trƣớc cái toàn cục đó mà cứ để cho cơ bào tự
sinh cao thấp từng đoạn thì thân thể con ngƣời sẽ có nhiều vết chắp nối, khí huyết sẽ ứ
đọng bên trong” [Dẫn theo 70, tr.123].
Kết cấu - phƣơng tiện sáng tác nghệ thuật, đồng thời cũng lại là phƣơng tiện
biểu đạt ý nghĩa. Nghiên cứu kết cấu, cần thiết phải phân biệt kết cấu nhƣ một
phƣơng tiện hình thức của tác phẩm văn học với các kĩ thuật, thủ pháp riêng lẻ. Trong
sáng tạo văn học, kĩ thuật và thủ pháp có ý nghĩa quan trọng nhƣng không phải do tự
bản thân chúng mà do vai trò biểu đạt ý nghĩa của chúng. Kết cấu tác phẩm nhìn
chung ổn định, bất biến, mang tính độc đáo sinh động từ phƣơng diện tổ chức cốt
truyện, ví von, ẩn dụ, tổ chức trần thuật, hệ thống hình tƣợng
Nhƣ vậy, kết cấu của tác phẩm văn học là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh
động của tác phẩm, phục tùng yêu cầu biểu đạt tư tưởng, phục tùng việc xây dựng
hình tượng nhân vật và phải đạt đến sự hoàn chỉnh, thống nhất, thẩm mĩ.
Từ khái niệm kết cấu nói trên, chúng tôi cho rằng truyện thơ Thái có 2
phƣơng diện lớn của kết cấu, gồm mô típ truyện thơ và cách tổ chức tình tiết
3.1.2. Mô típ truyện thơ Thái
Mô típ là thuật ngữ đƣợc dùng với các định danh nhƣ mẫu đề, khuôn,
dạng, hoặc kiểu “nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nh đã
đƣợc hình thành ổn định bền vững và đƣợc sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn
học nghệ thuật” [10, tr.24]. Nhiều tác phẩm có mô típ truyện tƣơng tự nhau làm
thành kiểu truyện. Trong một kiểu truyện có nhiều mô típ nhƣng không nhất thiết
có những mô típ chung.
Trong số các truyện thơ Thái đang khảo sát, chúng tôi thấy những sáng tác
sau sử dụng một số mô típ cơ bản. Truyện thơ Ngu háu sử dụng 2 mô típ: dũng sĩ
diệt rắn ác cứu người đẹp và mô típ kết hôn lên ngôi.
Hình tƣợng rắn phổ biến trong văn học ở các nƣớc Đông Nam Á và thế giới.
Khi nhận thức xã hội và tự nhiên của con ngƣời đã thay đổi thì đời sau vẫn mƣợn
hình ảnh này để sáng tác. Ở Việt Nam, rắn ảnh hƣởng nhiều đến đời sống cƣ dân
101
nên nó trở thành con vật có mặt với tần số lớn nhất trong số các con vật gán danh
mãnh thú. Với ngƣời Thái, rắn còn là biểu tƣợng của sức mạnh con ngƣời. Ngƣời
Thái luôn đặt mình trong mối quan hệ so sánh với sức mạnh của rắn. Thế kỉ XIV,
tạo Lò Lẹt chiếm giữ vùng đất Mƣờng Muổi (Thuận Châu ngày nay), xƣng làm vua
Thái, tự đặt hiệu là Ngu háu (Ngƣu Hống) lấy hình tƣợng rắn làm biểu tƣợng cờ.
Ngày nay, tại vùng này, con cháu dòng họ Lò vẫn luôn tự hào lập đền thờ tổ tiên
mình. Sách Truyện kể bản mường ghi lại rằng, “Then lại cho lớp ngƣời khác
xuống. Thủa đó, ngƣời già ngƣời lột, rắn già thì rắn chết; thế mà rắn vẫn nhiều
nhƣ lá cây trên rừng” [156, tr.50]. Rắn không chỉ là biểu tƣợng sức mạnh ở trên
đất mà rắn còn tƣợng trƣng cho sự hung bạo của nƣớc. Con rắn linh thiêng từ chỗ
đƣợc suy tôn, đƣợc cầu cúng đến chỗ trở thành đối tƣợng đối lập phải loại trừ, tiêu
diệt. Phản bác lại hình ảnh kì vĩ giai đoạn trƣớc là cả một hành trình dài trong con
đƣờng nhận thức của nhân loại. Tác phẩm Ngu háu tập trung kết nối hai mô típ
này, chính vì vậy, có thể khẳng định rằng, sáng tác ra đời trong thời kì lịch sử
chƣa xa so với lịch sử phát triển nhận thức của dân tộc Thái. Để cân bằng mạnh
yếu, xƣa nay giữa các thế lực vẫn dùng tới “chiêu bài” hay còn gọi là mô típ cống
nạp người đẹp cho kẻ mạnh nhƣng đây không phải mô típ trung tâm của tác phẩm.
Cách thức phản bác tư tưởng giai đoạn trước của người Thái là đưa vào văn
học những con người hiên ngang đầy sức mạnh, có tầm vóc hơn hẳn tự nhiên. Nhân
vật Lƣu Vĩnh ra đời trong hoàn cảnh ấy, thực hiện sứ mệnh đáp trả thế giới tự
nhiên. Muốn đáp trả tự nhiên con ngƣời cần một cái cớ, ngƣời Thái và thời đại đã
nghĩ ra cái cớ đó, công chúa bị mãng xà cƣớp về ép làm vợ. Chàng Lƣu Vĩnh tiêu
biểu cho sức mạnh của thời đại, của lịch sử và cho cộng đồng cƣ dân Thái xứng
đáng đƣợc lấy ngƣời đẹp và lên ngôi.
Sơ đồ kết cấu nhƣ sau:
Sự ra đời dũng sĩ
Dũng sĩ diệt rắn
Cứu công chúa
Kết hôn cùng công chúa
Lên ngôi
Sự xuất hiện rắn
Rắn bị diệt
102
Nhìn từ kết cấu cốt truyện, so sánh với truyện thơ Nôm Thạch Sanh dân tộc
Kinh, chúng tôi nhận thấy truyện Ngu háu kết cấu cốt truyện đơn giản hơn. Truyện
thơ Nôm Thạch Sanh có tổng cộng 9 mô típ: Sự ra đời thần kì, diệt mãng xà, diệt đại
bàng và cứu công chúa, xuống Thủy cung, gặp ngƣời đẹp câm, tiếng đàn thần kì,
cuộc chiến giữa ngƣời cầu hôn, niêu cơm thần kì, mô típ kết hôn và lên ngôi.
Sơ đồ kết cấu nhƣ sau:
Số lƣợng mô típ phong phú, phù hợp với nội dung phản ánh đa dạng, nhiều
vẻ hơn so với truyện thơ Ngu háu dân tộc Thái.
Truyện thơ Thái Ý Nọi - Náng Xưa thuộc kiểu truyện ngƣời bất hạnh, sử
dụng các mô típ sau: nhân vật bất hạnh bị thế lực đen tối áp bức, ngƣời mẹ thần kì
dẫn con đến hạnh phúc, ngƣời đẹp ngủ trong rừng, kết hôn.
Sơ đồ kết cấu nhƣ sau:
Nhân vật bất hạnh bị thế lực đen tối áp bức
Ngƣời mẹ thần kì dẫn con đến hạnh phúc
Ngƣời đẹp ngủ trong rừng
Kết hôn
Sự ra đời thần kì của dũng sĩ
Diệt mãng xà
Diệt đại bàng, cứu công chúa
Đến Thủy cung
Đàn thần kì
Kết hôn (đánh dẹp 18 nƣớc chƣ hầu bằng niêu cơm thần kì)
Lên ngôi
103
Truyện thơ Nôm Cái Tấm - Cái Cám lại sử dụng các mô típ nhƣ: nhân vật
bất hạnh bị thế lực đen tối áp bức, đôi giày hạnh phúc, tái sinh, ngƣời đội lốt vật,
ngƣời đẹp ngủ trong rừng, miếng trầu trao duyên, kết hôn,
Sơ đồ kết cấu nhƣ sau:
Ở truyện Ý Nọi - Náng Xưa, mô típ người mẹ thần kì dẫn con đến hạnh phúc
thƣờng xuất hiện trong kiểu truyện bất hạnh của các dân tộc ít ngƣời nhƣng lại
không xuất hiện trong truyện Cái Tấm - Cái Cám của ngƣời Kinh, thay thế vào đó
là hình tƣợng Bụt. Người mẹ hay Bụt thực chất là yếu tố thần kì của tác phẩm.
Truyện Cái Tấm - Cái Cám dân tộc Kinh không có mô típ người mẹ thần kì
dẫn dắt con gái đi tới hạnh phúc nhƣ truyện Ý Nọi - Nàng Xưa. Truyện Cái Tấm -
Cái Cám không xây dựng ngƣời mẹ nhƣ một nhân vật, còn Ý Nọi - Nàng Xưa xây
dựng ngƣời mẹ nhƣ một nhân vật thực sự. Mức độ ảnh hƣởng của ngƣời mẹ tới con
gái khá đậm nét. Sau khi chết, mẹ hóa thân thành mãnh hổ, cuộc đời Ý Nọi chuyển
sang hƣớng khác, em đƣợc che chở, bảo vệ. Không có sự hóa thân của ngƣời mẹ thì
con gái không thể tìm thấy hạnh phúc. Nhân vật Ý Nọi vì thế thiếu sự sinh động, chỉ
là “nhân vật chức năng”.
Sự hóa thân của nhân vật mẹ chính là tín hiệu thẩm mỹ cho thấy tính bản địa
của tác phẩm. Tính bản địa thể hiện ở phƣơng diện văn hóa - sự chi phối của chế độ
Nhân vật bất hạnh bị thế lực đen tối áp bức
Đôi giày hạnh phúc
Tái sinh
Ngƣời đội lốt vật
Ngƣời đẹp ngủ trong rừng
Miếng trầu trao duyên
Đoàn tụ
104
mẫu hệ với tƣ duy sáng tác. Hình ảnh mãnh hổ khá quen thuộc với ngƣời dân miền
núi Tây Bắc ở những thế kỉ đã qua.
Cốt truyện Cái Tấm - Cái Cám của dân tộc Kinh hoàn toàn vắng bóng nhân
vật ngƣời mẹ nhƣng lại thay thế vào đó là hình tƣợng Bụt làm yếu tố thần kì. Chính
Bụt từng bƣớc đƣa Tấm đến hạnh phúc. Trong văn hóa ngƣời Việt, “hình tượng Bụt
là phép cộng của rất nhiều hình ảnh đẹp ở các tôn giáo khác nhau”, vì vậy rất gần
gũi với nhân dân lao động. Đây cũng là phƣơng tiện thẩm mỹ để tác phẩm dù mang
bi kịch tới mức nào nhƣng phần kết cũng trở nên có hậu và là hình tƣợng dân gian thể
hiện cô đọng, tập trung ƣớc mơ hạnh phúc và công bằng xã hội của dân tộc Kinh.
Mô típ đôi giày hạnh phúc trong Cái Tấm - Cái Cám giống nhiều truyện cổ
khác. Nhờ đôi giày thần kì Bụt ban cho, Tấm trở thành hoàng hậu. Truyện Ý Nọi -
Náng Xưa không có chi tiết này. Ở dân tộc Kinh, môi trƣờng văn hóa phong kiến
trong suốt nhiều thế kỉ với chế độ tập quyền đã dần hình thành một biểu tƣợng quyền
lực và qua thời gian nó trở thành một tín hiệu thẩm mĩ. Văn học trung đại Việt Nam
thế kỉ XIV, biểu tƣợng này đã xuất hiện trong truyện thơ chữ Hán Hương miệt hành
(khuyết danh, thế kỉ XIV). Mô típ miếng trầu cũng vậy, nó nhƣ một sợi dây để hoàng
tử tìm lại Tấm, còn Tấm tìm lại hạnh phúc xƣa. Miếng trầu là hình ảnh xuất hiện
nhiều lần trong văn học dân gian Việt Nam. Nó không đơn thuần là phƣơng tiện giao
tiếp hàng ngày của ngƣời Việt mà còn là biểu tượng phong tục văn hóa.
Mô típ tái sinh là những tình tiết dùng để miêu tả hiện tƣợng chết đi và sống
lại của nhân vật trong truyện kể, bao hàm hình thức sống lại thành ngƣời và cả sống
lại thành vật. Nhân vật chính trong truyện thơ Thái Ý Nọi - Náng Xưa không tái sinh
mà sự tái sinh lại thể hiện ở nhân vật ngƣời mẹ. Song sự tái sinh lại không làm
thành một vòng tròn khép kín, chỉ để khẳng định tình mẫu tử của người mẹ dành
cho con gái mình chứ không mang ý nghĩa thay đổi số phận cho nhân vật chính hay
nhân vật tái sinh. Hết chức năng yểm trợ, nhân vật này tự biến mất. Mô típ tái
sinh thể hiện trong tƣ tƣởng chủ đề của thể loại truyện cổ tích ở dạng này còn chính
là những ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân sinh dân gian gởi gắm vào cuộc đời hạnh
phúc các nhân vật sau khi sống lại thành ngƣời. Nhân vật Tấm trong truyện thơ
Nôm có vòng đời tái sinh nhƣng biểu đạt một tinh thần khác: sự tái sinh mang ý
nghĩa là sự thay đổi số phận. Nhân vật hóa thân qua một kiếp hay nhiều kiếp khác
105
nhau nhƣng cuối cùng trở về với hình dáng ban đầu là một con ngƣời trần tục với
thân thể, linh hồn, tính cách nhƣ xƣa song hoàn hảo hơn. Mô típ tái sinh còn có ý
nghĩa trong việc biểu hiện những quan niệm của dân gian về giá trị của sự sống và
hạnh phúc. Quan niệm ấy đƣợc thể hiện trong quá trình đấu tranh gian khổ, trong
những khó khăn thử thách nhân vật phải trải qua để dành sự sống và song song với
nó là quan niệm về hạnh phúc, loài ngƣời phải nỗ lực hết mình mới mong vƣơn tới
đƣợc. Để đƣợc tái sinh, Tấm hóa thân nhiều lần dƣới hình dạng của kiếp vật khác
nhau. Nhân vật đặt trong nhiều thế giới khác nhau, phải ứng xử linh hoạt trong
nhiều tình huống đầy nghịch lý. Những tình huống này có tác dụng làm cho tính
cách của nhân vật hay sự trớ trêu của số phận ngày càng lộ rõ.
Truyện Ú Thêm dân tộc Thái lại kết cấu bằng những mô típ khác xoay quanh
hai mô típ chủ đạo dũng sĩ diệt yêu quái cứu người đẹp và phàm nam du tiên.
Truyện có 6 mô típ chính sau: nhân vật bất hạnh bị thế lực đen tối áp bức, phàm
nam du tiên, chặt dây linh hồn, dũng sĩ diệt yêu quái cứu ngƣời đẹp, kết hôn và lên
ngôi, thử lòng, thử tài.
Cùng chung mô típ với truyện thơ Ú Thêm, truyện thơ Nôm Kinh Từ Thức
xoay quanh mô típ hạt nhân là sự vượt thoát thực tại lên tiên. Truyện thơ Ú Thêm,
một dạng truyện có nguồn gốc từ kiểu truyện cổ chàng trai kh e, xuất hiện mô típ
dũng sĩ diệt yêu quái cứu ngƣời đẹp. Quỷ Khăm Ca và thế giới quỷ là hình ảnh ẩn
dụ của một thế lực mới, khác trƣớc, khó lƣờng hơn, bởi chúng có linh hồn. Chúng
không tồn tại đơn lẻ mà là một cộng đồng đông đảo. Đây có thể là hình ảnh biến
thái của một tầng lớp ngƣời trong xã hội. Đến thời điểm lịch sử mà truyện thơ Ú
Thêm ra đời, cuộc chinh phục tự nhiên đã hoàn tất, con ngƣời đối đầu với thế lực
mới, đó là chính mình. Cuộc chiến với chính mình không bao giờ là dễ dàng.
Mƣờng quỷ tƣợng trƣng cho mảng tối của Mƣờng Trần với những thói xấu cố hữu
nhƣ đố kị, ghen ghét, thâu tóm quyền lực
Truyện thơ Nôm Từ Thức có chung mô típ phàm nam du tiên, lấy vợ tiên
nhƣng lại qua mô típ đó đề cập tới một vấn đề khác: phản ứng của nho sỹ phong
kiến với chính xã hội Nho giáo đang sống. Xƣa nay, giới nghiên cứu thƣờng xếp tác
phẩm vào loại truyện Nôm bình dân song mƣợn mô típ truyền thống tác giả không
đơn thuần đặt ra vấn đề ở tầm thức bình dân mà nó phản ánh vấn đề mang tính bác
106
học với chân dung một nhà nho xuất xử hành tàng. Mô típ lên tiên ở hai truyện còn
cho ngƣời đọc thấy quan niệm về vũ trụ, về thế giới của hai dân tộc. Mục đích du
tiên của Thêm giống nhƣ chàng Đăm San đi bắt nữ thần Mặt Trời, mang màu sắc
sử thi, khẳng định mơ ƣớc của ngƣời xƣa về việc chinh phục tự nhiên. Từ Thức du
tiên vì muốn trốn chạy hiện thực, xã hội phong kiến không còn chốn nƣơng thân.
Chính vì vậy, Từ Thức lên tiên nhƣng thực chất thể hiện cháy b ng khát vọng chân
chính - nhập thế.
Nếu nhƣ truyện thơ Ú Thêm có mô típ chủ đạo là dũng sĩ diệt yêu quái cứu
người đẹp và phàm nam du tiên thì truyện thơ Thái Trạng nguyên lại xuất hiện mô
típ sau: hàn sĩ xin ăn đỗ Trạng đi sứ, thử tài, kết duyên cùng ngƣời đẹp nhà giàu, kết
duyên cùng công chúa, kết duyên cùng ngƣời đẹp thủy cung, lên ngôi vua.
So với truyện thơ Nôm Tống Trân - Cúc Hoa, truyện Trạng nguyên có số mô
típ lớn hơn hơn, dẫn đến nội dung tác phẩm cũng phong phú hơn. Cụ thể, có 4 mô
típ khác biệt với truyện thơ Nôm Tống Trân - Cúc Hoa gồm: kết duyên cùng người
đẹp thủy cung, dũng sĩ diệt trừ yêu quái, lên ngôi vua, sinh con nối dõi. Các mô típ
nói trên phản ánh ƣớc muốn chinh phục, làm chủ tự nhiên, làm chủ môi trƣờng
nƣớc, tài nhân đƣợc đền đáp xứng đáng. “Cái quyết định tiểu thuyết là kinh nghiệm
nhận thức thực tiễn” [72, tr.39]. Cái kí ức là cái có sẵn, trong quá trình tương tác
văn học, người Thái đã thêm bớt tình tiết, tu sức cho ngôn từ để đưa vào sáng tác
những nhu cầu thẩm mĩ thực tiễn của xã hội mình mà theo họ, nó cần và đủ, phù
hợp với tâm lí tộc người.
Như vậy, mô típ là chất liệu kết cấu tác phẩm truyện thơ Thái. Cùng một mô
típ sử dụng, ngƣời Thái có mục đích diễn đạt của riêng mình và hành trạng nhân vật
sử dụng mô típ đó cũng ở những vị trí không giống nhau.
Qua khảo sát một số cặp truyện có chung những mô típ hạt nhân, có thể
thấy số lƣợng mô típ cụ thể trong mỗi sáng tác lại không giống nhau. Số lƣợng mô
típ trong mỗi loại đề tài không đồng đều và thống nhất tùy thuộc vào nội dung cần
biểu đạt trong dụng ý của tác giả mà truyện thơ Thái sử dụng nhiều hay ít. Việc
lựa chọn sử dụng mô típ nào trong kết cấu truyện thơ Thái không phải là hiện tượng
ngẫu nhiên mà có chủ đích sáng tạo. Nó chịu sự chi phối bởi những kinh nghiệm
thực tiễn và tâm lí văn hóa tộc ngƣời. Các mô típ khác biệt với truyện thơ Nôm dân
107
tộc Kinh nhƣ người mẹ thần kì dẫn con đến hạnh phúc (Ý Nọi - Náng Xƣa), chặt
dây linh hồn ( Thêm)... cho thấy ngƣời nghệ sỹ đã dựa trên tinh thần dân tộc
mình, môi trƣờng sống bản địa mà tổ chức tình tiết. Vì thế, có thể nói rằng mô típ
cấu tạo truyện thơ Thái phản ánh sâu sắc tư duy văn hóa tộc người.
3.1.3. Tổ chức tình tiết
Do truyện thơ Thái là thể loại giao thoa giữa văn học dân gian và văn học
thành văn cho nên cách tổ chức tình tiết cũng không thống nhất theo một trật tự.
Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng, có những truyện thơ tổ chức theo mô hình gặp gỡ
- tai biến - đoàn tụ (nhất là đối với dạng truyện thế sự) nhƣng có truyện lại tổ chức
không theo mô hình trên mà theo chủ đề nên kết hợp xâu chuỗi nhiều mô típ, nhiều
tình tiết.
Trong số các truyện thơ chúng tôi thấy có hai truyện thơ Thái chứa đựng kết
cấu ba phần, bao gồm: Gặp gỡ - tai biến - đoàn tụ.
Nghĩa thông thƣờng của hai từ “gặp gỡ” là: “Gặp nhau giữa những ngƣời í t
nhiều có quan hệ thân mật” [100, tr.360] hoặc “con ngƣời gặp nhau, nảy sinh tình
cảm gọi là gặp gỡ” [87, tr.79]. Nhƣng gặp gỡ ở đâu, gặp gỡ nhƣ thế nào thì đó là
cả một vấn đề sáng tạo độc đáo mà mỗi nhân vật, mỗi tác phẩm một khác” [116,
tr.100]. Với diễn biến theo trật tự thời gian, sự kiện gặp gỡ có vị trí và ý nghĩa
quan trọng với nhân vật cũng nhƣ mạch kể của cốt truyện.
Sau khi gặp gỡ, ở hai nhóm truyện đều có chung màn trắc trở (hay còn gọi là
lƣu lạc), còn “trắc trở” nghĩa là có trở ngại, làm cho không tiến hành đƣợc dễ dàng,
thuận lợi” [100, tr.991].
Giá trị của màn trắc trở đã chuyển tải gần nhƣ trọn vẹn nội dung của tác
phẩm. Không chỉ thể hiện nội dung ở phƣơng diện xã hội, màn trắc trở còn là môi
trƣờng để từ đó, thông qua biến cố, vẻ đẹp của nhân vật chính đƣợc bộc lộ, góp
phần khắc họa chân dung nhân vật, nhân cách con ngƣời đƣợc khẳng định.
Truyện Trạng nguyên (dân tộc Thái) có kết cấu khá giống với truyện Tống
Trân - Cúc Hoa (dân tộc Kinh), trong từng bƣớc cũng có mô típ thử thách tài năng,
đức hạnh, lòng kiên nhẫn, nhất là cũng xuất hiện tình tiết ban thƣởng, trừng phạt
nhƣ các truyện Nôm khác. Cụ thể số lƣợng câu thơ ở các bƣớc nhƣ sau:
108
Về sự gặp gỡ, “các nhân vật trong truyện Nôm thƣờng có hai kiểu gặp gỡ:
trực tiếp hoặc đƣờng vòng” [86, tr.81]. Truyện Trạng nguyên lại có kiểu gặp gỡ trực
tiếp. Chàng Túng Tân - nàng Cúc Hoa, đều chủ tâm tìm đến nhau. Họ không cần
ngƣời bắc cầu kết nối. Cuộc gặp gỡ diễn ra tự nhiên, tác giả truyện Nôm cũng nhƣ
truyện thơ đều sắp xếp đan cài các yếu tố ngẫu nhiên nhƣ định mệnh vào câu
chuyện. Túng Tân dắt mẹ đi xin ăn, cùng gặp con gái nhà giàu, sau đó chàng tiếp
tục gặp công chúa Bạch Hoa khi đi sứ. “Yếu tố ngẫu nhiên là thao tác kĩ thuật để
ngƣời nghệ sỹ hợp lí hóa các cuộc gặp gỡ giữa trai và gái trƣớc điều cấm kị của gia
đình và xã hội” [87, tr.81]. Viết về sự kiện gặp gỡ, nhân vật nữ thƣờng chủ động.
Nàng Cúc Hoa thấy cảm động trƣớc hoàn cảnh của các chàng mà động lòng trắc ẩn.
Họ cùng xin cha mẹ đƣợc kết hôn cùng các chàng. Đây là kiểu gặp gỡ mang tính
phổ biến ở truyện thơ và truyện Nôm. Trong truyện Nôm, kết cấu kiểu cô gái chủ
động gặp chàng trai góp phần khẳng định khát vọng tình yêu tự do, vƣợt ra ngoài lễ
giáo Nho gia của ngƣời đƣơng thời. Với truyện thơ Thái, kết cấu nói trên cũng xuất
hiện ở nhiều tác phẩm nhƣ: San Lướng - Inh Lái, Trạng Tư,
Mang tính thế sự, nhân vật gặp tai biến dẫn đến chia lìa, các thế lực xã hội
gây tai họa cho ngƣời vô tội là nhà vua hoặc thầy bói, thầy cúng Tai họa có thể
tiềm ẩn ở chốn cung đình, nơi tập trung quyền lực đấng tối cao, xung đột đƣợc xây
dựng dựa trên duyên cớ hôn nhân. Đấng tối cao lại đem tới bi kịch cho nhân tài,
trong khi đó, đáng ra phải trọng dụng, chứng t đó là một thời đại nhiễu nhƣơng,
một xã hội đến thời đổ nát.
So với sự kiện gặp gỡ, số dòng thơ của sự kiện trắc trở lớn hơn rất nhiều. Hai
nhân vật chính có khoảng thời gian lƣu lạc dài mƣời năm. Mối quan hệ đan xen
Túng Tân - Bành Hoa có thời gian lƣu lạc ngắn hơn. Không gian lƣu lạc của Túng
Tân - Cúc Hoa diễn ra trong không gian xã hội còn không gian lƣu lạc của Túng
Tân - Bành Hoa là không gian địa danh lƣu lạc tha hƣơng. Cách lƣu lạc trong truyện
tạo nên trong tâm trí ngƣời đọc về thực trạng bi thƣơng khốn cùng. Nhân vật nam
tha hƣơng căng thẳng trong từng cuộc thử tài, đấu trí, nhân vật nữ chính bị ép gả tới
mức đã có lúc tìm tới con đƣờng chết với tiếng khóc than ai oán não nùng, hoặc
phải sống cô đơn sợ hãi trên hoang đảo. Chặng trắc trở với khúc đoạn chia li, lƣu
lạc làm tôi luyện thêm, đồng thời làm sáng r nhân cách nhân vật.
109
Tiếp sau phần đời chia li hoặc lƣu lạc là sự kiện đoàn tụ. Các nhân vật trở về
gặp lại nhau, một cuộc đoàn tụ trọn vẹn. Tác phẩm kết thúc có hậu, ở truyện thơ nói
chung, phần đoàn tụ thƣờng có kết cấu ngắn hơn nhiều so với phần trắc trở. Cuộc
đoạn tụ gồm bốn ngƣời, thêm công chúa Cao Vƣơng. Tất cả đều có cuộc sống mãn
nguyện, gia đình trên dƣới hòa thuận, truyện Trạng nguyên còn có thêm đoạn con
cái nối d i. Nhân vật chính đƣợc ở ngôi cao, sống cuộc đời hạnh phúc. Túng Tân
sau khi làm vua ở trần thế, tiếp tục cùng ba bà nàng lên mƣờng trời làm Then.
Nếu nhƣ màn trắc trở của truyện thơ Nôm Tống Trân - Cúc Hoa là những
khúc nhôi giãi bày mòn m i đằng đẵng thì đến màn đoàn tụ, ngƣời đọc có cảm giác
nhƣ nó là cuộc chạy nƣớc rút, vắn tắt và không nuối tiếc. Kiểu đoàn tụ trọn vẹn viên
mãn trong tác phẩm thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm: ước mơ một cuộc sống
hạnh phúc, con người vẫn tràn trề năng lượng để sống, cống hiến và hưởng thụ.
Truyện thơ Thái Trạng nguyên cũng là câu chuyện có hậu, viên mãn tròn đầy nhưng
người đọc lại không có cảm giác là cuộc chạy vắn tắt. Ở bảng 4, đoạn đoàn tụ
truyện còn nối dài thêm 10 tình tiết, từ chỗ Túng Tân mơ gặp Long Vƣơng cho tới
khi Túng Tân về trời làm Then Luông.
Chính vì vậy, truyện thơ Trạng nguyên mới có mô hình kết cấu ba tầng:
Gặp gỡ 1 → lƣu lạc 1 → đoàn tụ 1
| | | |
Gặp gỡ 2 → lƣu lạc 2 → đoàn tụ 2
| |
Gặp gỡ 3→ đoàn tụ 3
Truyện Trạng nguyên có 3 lần gặp gỡ, 2 lần lƣu lạc và 3 lần đoàn tụ.
So sánh với cách tổ chức tình tiết của truyện thơ Nôm Tống Trân - Cúc Hoa,
cốt truyện có mô hình kết cấu 3 tầng:
Gặp gỡ 1 → lƣu lạc 1 → đoàn tụ 1
| | | |
Gặp gỡ 2 → lƣu lạc 2 → đoàn tụ 2
Truyện Tống Trân - Cúc Hoa có 2 lần gặp gỡ, 2 lần lƣu lạc và 2 lần đoàn tụ.
110
Văn bản Tống Trân - Cúc Hoa dài 1782 câu, còn văn bản Trạng nguyên lƣu
giữ tại thƣ viện tỉnh Sơn La dài 3372 câu, tức văn bản Trạng nguyên dài hơn văn
bản Tống Trân - Cúc Hoa là 1590 câu. Tuy nhiên, độ dài văn bản không đồng nghĩa
với độ dài nội dung mà phải xem xét dựa trên sự so sánh mới có thể rút ra kết luận
xác đáng.
Tác phẩm Trạng nguyên có 10 chi tiết chính khác biệt, ngƣời viết chỉ xin lựa
chọn phân tích một số chi tiết tiêu biểu nhƣ sau, nhằm chỉ ra điểm giống và khác
biệt của hai tác phẩm này.
Về nguồn gốc xuất thân của Tống Trân và Túng Tân. Trong tác phẩm Tống
Trân - Cúc Hoa, chàng Tống Trân có nguồn gốc xuất thân thần kì. Cự phú làng Phù
Hoa vốn sống lƣơng thiện, làm nhiều việc thiện nhƣng lại hiếm muộn, lòng mong
m i có con nối d i thấu đến Thiên tào. Thiên tào sai vì sao Văn Xƣơng trên thiên
đình xuống hạ giới đầu thai (Đây là mô tip chung trong một số truyện Nôm có
nguồn gốc kế thừa cốt truyện dân gian). Từ đó, cha mẹ sinh ra Tống Trân.
Ở Trạng nguyên, chàng Túng Tân có nguồn gốc xuất thân tự nhiên, tri phủ
Thái An vốn sống trong sang giàu, an bình, ông kết giao cùng bạn bè khắp các bản
mƣờng nhƣng cũng hiếm muộn, không con nói d i. Một ngày, ông đến Mƣờng Vạt
(Yên Châu) thăm bạn, nghỉ chân ngủ nhờ già bản Sen lớn. Trƣớc đó, vợ bản Sen
sinh đƣợc con trai. Mong có con nối d i, tri phủ Thái An đã ng lời xin bé trai về
nuôi. Ông Sen đồng ý, vợ chồng tri phủ đón con nuôi về chăm sóc tại đất Phù Hoa
(tên gọi trƣớc đây của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La).
Ngay từ mở đầu, không muốn tiếp thu, rập khuôn hoàn toàn tác phẩm truyện
thơ Nôm dân tộc Kinh, đó là tinh thần của tác giả truyện Trạng nguyên. Khƣớc từ
môtip phổ biến trong văn học dân tộc Kinh cho thấy tác giả đã muốn hiện thực hóa
hoàn cảnh xuất thân của nhân vật trong truyện thơ Nôm dân tộc Kinh. Từ đó cho
thấy, tác giả Thái muốn thoát bỏ những yếu tố thần kì, kéo gần khoảng cách giữa
hiện thực cuộc sống và văn chương, có ý thức rất cao đối với việc tiếp nhận, đổi
mới văn chương. Trong truyện cổ Thái, môtip sinh ra thần kì có đƣợc sử dụng
nhƣng không phải là môtip phổ biến. Mô típ nguồn gốc thần kì vốn là mô típ phổ
biến trong văn học dân gian, đƣợc văn học trung đại kế thừa. Tuy nhiên với văn học
trung đại, yếu tố này chỉ là một phƣơng tiện nghệ thuật.
111
Tác phẩm đƣợc tạo nên bởi một chuỗi mắt xích. Chi tiết khác lạ ở đầu tác
phẩm kéo theo nhiều chi tiết sau biến đổi. Với 1590 câu nối dài, truyện thơ Trạng
nguyên đƣợc mở rộng ở phần cuối (xem phần 2.1.1.2.): sự kiện trị hổ dữ ở Mƣờng
Lang, sự kiện Túng Tân kết hôn cùng công chúa Cao Vƣơng; giết thuồng luồng
dƣới vực sâu...
Nhƣ vậy, sáng tạo bằng cách ghép thêm tình tiết, tác giả Thái đã đưa vào tác
phẩm những nội dung mới mẻ so với phạm vi phản ánh ban đầu. Sở dĩ đưa thêm nội
dung này vì người Thái có nhu cầu phản ánh hiện thực đương thời của tộc mình.
Phản ánh tƣ duy văn hóa cộng đồng là nhiệm vụ của văn học. Nhân vật chính chinh
phục môi trƣờng cạn và môi trƣờng nƣớc đã thể hiện sự am tƣờng và niềm khát
khao mở rộng hiểu biết, vƣơn tới thống lĩnh chân trời mới của cộng đồng Thái. Phát
triển thêm nhiều tình tiết mới so với truyện thơ Nôm, tác phẩm là minh chứng tiêu
biểu khẳng định rằng nhiều truyện thơ Thái không sao chép hay chuyển thể truyện
thơ Nôm mà chỉ tiếp thu cốt truyện rồi sáng tạo cho phù hợp với tâm lí thẩm mĩ của
dân tộc mình.
Truyện thơ Thái Trạng Tư cũng có cách tổ chức tình tiết theo mô hình 3
phần: Gặp gỡ - Tai biến - Đoàn tụ.
Phần mở đầu của hai tác phẩm đều có cách giới thiệu nhân vật khá giống
nhau về xuất thân. Hoàng tử là con vua Trung Quốc hoặc nƣớc Ngô cụ thể còn công
chúa là con vua nƣớc Việt Nam.
Điểm nổi bật và hấp dẫn của nhân vật hoàng tử đƣợc thể hiện ngay trong tính
cách, phẩm chất của chàng. Mặc dù là hoàng tử nhƣng chàng không mải mê với
những thú vui bất tận ở đời. Chàng là ngƣời mẫu mực vừa có đức lại vừa có tài.
Nhân vật ở hai tác phẩm đều có tƣ tƣởng tiến bộ trong việc lựa chọn ngƣời bạn đời
của mình. Khi gặp đƣợc công c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_mot_so_truyen_tho_cua_dan_toc_thai_o_viet_nam_co_cung_de_tai_voi_truyen_tho_nom_dan_toc_k.pdf