MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ, ký hiệu viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giải phẫu ứng dụng vùng khuỷu 3
1.1.1. Giải phẫu khớp khuỷu 3
1.1.2. Vai trò các cơ vùng khuỷu 6
1.1.3. Thần kinh chi phối vùng khuỷu 8
1.2. Bệnh lý mất chức năng gấp khuỷu 14
1.2.1. Nguyên nhân 14
1.2.2. Điều trị mất gấp khuỷu do tổn thương thần kinh vận động 18
1.3. Điều trị mất gấp khuỷu bằng phẫu thuật Steindler 24
1.3.1. Lịch sử 24
1.3.2. Một số ưu, nhược điểm phương pháp phẫu thuật Steindler 27
1.3.3. Kết quả phẫu thuật 27
1.4. Các yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật Steindler 30
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 33
2.1.3. Cỡ mẫu 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.2. Các bước tiến hành 34
2.2.3. Quy trình kỹ thuật Steindler cải biên 35
2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu, chất liệu, phương pháp đo lường 39
2.2.5. Xử lý số liệu 50
2.2.6. Khống chế sai số 51
2.3. Đạo đức nghiên cứu 52
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
3.1. Đặc điểm bệnh lý các trường hợp mất gấp khuỷu do tổn thương thần kinh vận động 53
3.1.1. Tuổi 53
3.1.2. Giới 54
3.1.3. Nguyên nhân tổn thương 54
3.1.4. Cơ chế gây tổn thương 55
3.1.5. Các phương pháp điều trị trước phẫu thuật 55
3.1.6. Thời điểm chỉ định phẫu thuật 56
3.1.7. Tình trạng trước phẫu thuật 57
3.1.8. Thời gian phẫu thuật 61
3.2.2. Kết quả xa 64
3.3. Một số yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật 69
3.3.1. Tuổi 69
3.3.2. Giới 70
3.3.3. Phương pháp điều trị trước phẫu thuật 71
3.3.5. Tình trạng toàn thân của người bệnh 73
3.3.6. Đặc điểm tổn thương thần kinh vận động 74
3.3.7. Thời gian phẫu thuật 75
3.3.8. Vị trí cố định mảnh xương 76
3.3.10. Sức cơ gấp cổ tay 82
3.3.11. Sức cơ sấp cẳng tay 83
Chương 4 BÀN LUẬN 85
4.1. Đặc điểm bệnh lý các trường hợp mất gấp khuỷu do tổn thương thần kinh vận động 85
121 trang |
Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng và kết quả điều trị phục hồi gấp khuỷu bằng phẫu thuật Steindler cải biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trước khi ghi danh vào nghiên cứu, người bệnh được giải thích đầy đủ về mục đích, nội dung của nghiên cứu, những rủi ro, phiền hà gì có thể gặp do việc nghiên cứu này sinh ra. Các trường hợp tham gia nghiên cứu trên tinh thần tự nguyện, có thể tự quyết định không tham gia nghiên cứu hoặc dừng bất cứ thời điểm nào, do bất kỳ lý do gì. Người bệnh không phải chi trả tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện nghiên cứu như kinh phí khám bệnh, chụp X quang, điện TK- cơ Các thông tin nghiên cứu, thu thập được bảo mật và chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu nhằm nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm bệnh lý các trường hợp mất gấp khuỷu do tổn thương thần kinh vận động
3.1.1. Tuổi
Nghiên cứu được thực hiện ở nhóm đối tượng gồm 90 trường hợp. Tuổi trung bình tại thời điểm phẫu thuật là 31,3 ± 11,4 tuổi. Thấp nhất là 11 tuổi. Cao nhất là 59 tuổi. Phân bố theo các nhóm tuổi như sau:
Bảng 3.1. Phân bố theo các nhóm tuổi (n=90)
Tuổi
Giới
Chung
n (%)
P
Nam
n (%)
Nữ
n (%)
<18
2 (2,4)
3 (60)
5 (5,6)
<0,001
Từ 18 - 50
72 (84,7)
2 (40)
74 (82,2)
>50
11 (12,9)
0 (0,0)
11 (12,2)
Cộng
85 (100)
5 (100)
90 (100)
X ±SD
31,8 ± 11,1
22,6 ± 13,8
31,3 ± 11,4
>0,05
Max -Min
59 - 17
45 - 11
59 -11
-
Kết quả bảng 3.1 cho thấy, người bệnh được phẫu thuật điều trị phục hồi gấp khuỷu tập trung nhiều nhất trong nhóm tuổi từ 18-50 với 74/90 trường hợp chiếm tỷ lệ 82,2%. Nhóm dưới 18 tuổi và nhóm trên 50 tuổi có tỷ lệ thấp hơn (chiếm 5,6 % và 12,2 %). Sự khác biệt về tỷ lệ giữa nhóm tuổi từ 18-50 và các nhóm tuổi khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.1.2. Giới
Biểu đồ 3.1. Phân bố tỉ lệ giới tính ở đối tượng nghiên cứu (n=90)
Biểu đồ 3.1 cho thấy, mất gấp khuỷu gặp chủ yếu ở nam giới với 94,4% (85/90 trường hợp), tỷ lệ nữ giới bị mất gấp khuỷu rất thấp với 5,6% (05/90 trường hợp).
3.1.3. Nguyên nhân tổn thương
Các nguyên nhân gây tổn thương TKVĐ vùng đám rối TKCT bao gồm: TNGT, tai nạn khác (sinh hoạt, lao động, sản khoa), di chứng bại liệt, không rõ nguyên nhân. Kết quả như sau:
Bảng 3.2. Nguyên nhân gây tổn thương thần kinh vận động (n=90)
Nguyên nhân
Số lượng
(n)
Tỷ lệ (%)
TNGT
76
84,5
TN khác
12
13,3
DC bại liệt
2
2,2
Không rõ
0
0,0
Cộng
90
100,0
Kết quả bảng 3.2 cho thấy nguyên nhân tổn thương TKVĐ do TNGT gây mất gấp khuỷu chiếm tỷ lệ cao nhất với 84,5% (76/90 trường hợp). Các tai nạn khác: Thể thao, sinh hoạt, lao động... chiếm tỷ lệ thấp với 13,3% (12/90 trường hợp). Mất gấp khuỷu do di chứng bệnh lý bại liệt rất thấp với 2,2% (02/90 trường hợp).
3.1.4. Cơ chế gây tổn thương
Tổn thương TKVĐ gây mất gấp khuỷu do ba cơ chế chính: Chấn thương gây căng dãn (lực tác động gián tiếp), vết thương (lực tác động trực tiếp) và tổn thương tế bào thần kinh do vi rút (bệnh lý). Số lượng, tỷ lệ từng loại cơ chế như sau:
Bảng 3.3. Cơ chế tổn thương (n=90)
Cơ chế
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
p
Chấn thương gây căng dãn
85
94,5
< 0,001
Vết thương
3
3,3
Bệnh lý
2
2,2
Cộng
90
100,0
Kết quả trên cho thấy, tỷ lệ tổn thương TKVĐ do cơ chế căng dãn rất cao 85/90 trường hợp (94,5%), cơ chế trực tiếp (vết thương) thấp với 03/90 (3,3%) trường hợp, bệnh lý rất thấp với 02/90 (2,2%) trường hợp.
Sự khác biệt về số lượng, tỷ lệ giữa cơ chế căng dãn và cơ chế khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.1.5. Các phương pháp điều trị trước phẫu thuật
Phần lớn các trường hợp sau tổn thương đều trải qua một hoặc nhiều quá trình điều trị bằng những phương pháp khác nhau. Có nhiều phương pháp điều trị trước phẫu thuật như Nội khoa, Châm cứu, PHCN, phẫu thuật sửa chữa TKVĐ Kết quả nghiên cứu cụ thể như sau:
Bảng 3.4. Các phương pháp điều trị trước phẫu thuật (n=90)
Phương pháp điều trị
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Phẫu thuật phục hồi, sửa chữa TK
7
7,8
Các phẫu thuật khác
5
5,6
Nội khoa, châm cứu
25
27,8
Vật lý trị liệu, PHCN
21
23,3
Kết hợp
9
10,0
Không được điều trị
23
25,5
Cộng
90
100,0
Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp điều trị chủ yếu đối với tổn thương TKVĐ là bảo tồn, không phẫu thuật với 55/90 (61,1%) trường hợp. Trong đó vật lý trị liệu, PHCN có 21/90 (23,3%) trường hợp. Nội khoa hoặc châm cứu đơn thuần là 25/90 (27,8%) trường hợp. Điều trị kết hợp nhiều phương pháp có 09/90 (10%) trường hợp.
Số trường hợp được thực hiện phẫu thuật kiểm tra, sửa chữa tổn thương TKVĐ nhỏ với 07/90 (7,8%) trường hợp, bao gồm: nối trực tiếp (01); chuyển ghép (05); kiểm tra (01). Số các trường hợp phải thực hiện các phẫu thuật khác để điều trị tổn thương kết hợp là 05/90 (5,6%), bao gồm: Chấn thương bụng kín (01/90 trường hợp), gãy xương kín (02/90 trường hợp), vết thương phần mềm (02/90 trường hợp). Không thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào là 23/90 (25,5%).
3.1.6. Thời điểm chỉ định phẫu thuật
Thời điểm chỉ định phẫu thuật Steindler trung bình: 21,1 ± 17,3 tháng. Sớm nhất: 06 tháng, muộn nhất: 192 tháng. Kết quả theo ba nhóm, dưới 12 tháng, từ 12 đến 36 tháng và trên 36 tháng như sau:
Bảng 3.5. Thời điểm chỉ định phẫu thuật (n=90)
Thời điểm phẫu thuật
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
6 - <12 tháng
44
48,9
Từ 12 đến 36 tháng
35
38,9
> 36 tháng
11
12,2
Cộng
90
100
Kết quả bảng 3.5 cho thấy hầu hết các trường hợp mất gấp khuỷu được phẫu thuật phục hồi gấp khuỷu trong vòng 36 tháng sau khi bị tổn thương với 79/90 (87,8%) trường hợp.
Trong đó, số lượng được chỉ định phẫu thuật Steindler cải biên từ 06 đến dưới 12 tháng sau khi bị tổn thương chiếm tỷ lệ lớn nhất với 44/90 (48,9%) trường hợp. Các trường hợp này sau tổn thương được điều trị tích cực bằng các phương pháp nội khoa, châm cứu, vật lý trị liệu PHCN hoặc kết hợp nhiều phương pháp không thấy dấu hiệu phục hồi.
Những trường hợp được phẫu thuật phục hồi gấp khuỷu sau khi bị tổn thương trên 36 tháng là 11/90 (12,2%) trường hợp. Trong đó có 02/90 (2,2%) trường hợp bị mất gấp khuỷu do di chứng bệnh bại liệt từ nhỏ.
3.1.7. Tình trạng trước phẫu thuật
Tình trạng toàn thân và tại chỗ có thể ảnh hưởng đến chỉ định và kết quả phẫu thuật. Đánh giá kỹ tình trạng toàn thân, tại chỗ, đặc điểm tổn thương trước phẫu thuật là rất quan trọng.
3.1.7.1. Tình trạng toàn thân
Bảng 3.6. Tình trạng toàn thân (n=90)
Tình trạng
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Không có bệnh lý hoặc/và tổn thương kết hợp
61
67,8
Bệnh lý mạn tính hoặc/và tổn thương kết hợp đã điều trị ổn định
29
32,2
Bệnh lý mạn tính hoặc/và tổn thương kết hợp đang điều trị
0
0
Cộng
90
100
Tất cả các trường hợp trong nghiên cứu này khi chỉ định phẫu thuật không có bệnh lý toàn thân đang trong giai đoạn cấp tính, tiến triển hoặc tổn thương kết hợp chưa điều trị ổn định. Có 29/90 trường hợp chiếm tỷ lệ 32,2% bị các tổn thương kết hợp như gãy xương, vết thương phần mềm, chấn thương bụng kín; bệnh lý toàn thân như viêm gan B. Tuy nhiên, tất cả đã được điều trị ổn định, các kết quả xét nghiệm như huyết học, sinh hóa, đông máu trong giới hạn bình thường.
3.1.7.2. Phân bố tổn thương
Tất cả 90 trường hợp bị tổn thương một bên, không có trường hợp tổn thương hai bên. Phân bố tổn thương từng bên (trái, phải) như sau:
Biểu đồ 3.2. Phân bố tổn thương (n=90)
Sự khác biệt giữa tổn thương bên phải (40/90 trường hợp chiếm tỷ lệ 44,4%) và bên trái (50/90 trường hợp chiếm tỷ lệ 55,6%) không lớn.
3.1.7.3. Phương pháp chẩn đoán mức độ tổn thương
Để chẩn đoán chính xác mức độ tổn thương TKVĐ ngoài khám lâm sàng, các xét nghiệm như chụp CLVT, CHT, điện TK- cơ hỗ trợ lớn. Những năm trước đây do trang thiết bị chưa đủ, chi phí xét nghiệm cao nên hầu hết người bệnh được xác định mức độ tổn thương bằng thăm khám lâm sàng. Số trường hợp được thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán vị trí, mức độ tổn thương thần kinh không nhiều. Số lượng, tỷ lệ cụ thể như sau:
Biểu đồ 3.3. Phương pháp chẩn đoán mức độ tổn thương (n=90)
Hầu hết các trường hợp trong nhóm đối tượng nghiên cứu được chẩn đoán mức độ tổn thương qua thăm khám lâm sàng với 81/90 trường hợp chiếm tỷ lệ 90%. Số lượng được xác định tổn thương bằng khám lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm kỹ thuật cao như chụp CHT, điện TK- cơ, CLVT là 09/90 trường hợp chiếm tỷ lệ 10%.
3.1.7.4. Đặc điểm tổn thương
Đặc điểm tổn thương mất gấp khuỷu do tổn thương TKVĐ được chia làm ba nhóm: Mất gấp khuỷu đơn thuần (loại I). Mất gấp khuỷu kèm theo mất dạng vai (loại II) và mất gấp khuỷu, mất dạng vai kèm theo các tổn thương TKVĐ khác (loại III). Không tổn thương TK cơ bì (loại 0). Số lượng, tỷ lệ từng nhóm như sau:
Bảng 3.7. Đặc điểm tổn thương thần kinh vận động (n=90)
Đặc điểm tổn thương
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
p
Loại I
5
5,6
<0,05
Loại II
63
70,0
Loại III
22
24,4
Loại 0
0
0
Cộng
90
100,0
Kết quả bảng 3.7 cho thấy số trường hợp bị tổn thương TKVĐ gây mất gấp khuỷu đơn thuần (loại I) do tổn thương TK cơ bì đơn độc là loại tổn thương đơn giản nhất có tỷ lệ thấp với 05/90 trường hợp (5,6%).
Tổn thương TKVĐ gây mất gấp khuỷu kèm với mất dạng vai (loại II) chiếm tỷ lệ cao nhất với 63/90 (70%) trường hợp. Mất gấp khuỷu, dạng vai và kèm theo có biểu hiện tổn thương các TK khác như một phần dây quay hoặc giữa (loại III) chiếm tỷ lệ thấp với 22/90 (24,4%) trường hợp.
Sự khác biệt về số lượng, tỷ lệ giữa tổn thương loại II và các loại khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.1.7.5. Sức cơ gấp khuỷu trước phẫu thuật
Tất cả các trường hợp được chỉ định phẫu thuật theo phương pháp của Steindler cải biên có sức cơ gấp <M3.
Biểu đồ 3.4. Sức cơ gấp khuỷu trước phẫu thuật (n=90)
Biểu đồ 3.4 cho thấy liệt hoàn toàn gấp khuỷu, sức cơ M0 chiếm tỷ lệ lớn với 79/90 trường hợp chiếm tỷ lệ 87,8%. Số trường hợp liệt không hoàn toàn, sức cơ M1, M2 thấp với 11/90 trường hợp chiếm tỷ lệ 12,2%.
3.1.8. Thời gian phẫu thuật
Thời gian thực hiện phẫu thuật Steindler cải biên trung bình là 73,6 ± 22,8 phút. Trường hợp phẫu thuật nhanh nhất là 50 phút, lâu nhất là 150 phút, cụ thể như sau:
Biểu đồ 3.5. Thời gian phẫu thuật (n=90)
Bảng 3.8. Thời gian phẫu thuật theo nhóm (n=90)
Thời gian phẫu thuật
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
< 60 phút
7
7,8
60 - <120 phút
74
82,2
120 - <180 phút
9
10,0
≥180 phút
0
0,0
Cộng
90
100,0
Thời gian thực hiện phẫu thuật Steindler cải biên chủ yếu trong khoảng 60 đến 90 phút với 74/90 trường hợp chiếm tỉ lệ 82,2 %. Các trường hợp phẫu thuật trên 90 phút và dưới 60 phút không nhiều. Không có trường hợp nào có thời gian phẫu thuật đến 180 phút.
3.2. Kết quả phẫu thuật
3.2.1. Kết quả gần
3.2.1.1. Thời gian nằm viện
- Số ngày nằm viện trung bình: 12,1 ± 4,2 ngày
- Số ngày nằm viện thấp nhất: 07 ngày
- Số ngày nằm viện cao nhất: 28 ngày
Bảng 3.9. Số ngày nằm viện (n=90)
Số ngày nằm viện
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
p
<8 ngày (thấp)
5
5,6
<0,001
8 - 16 ngày (trung bình)
70
77,7
>16 ngày (cao)
15
16,7
Cộng
90
100
Thời gian nằm viện chủ yếu trong khoảng trung bình từ 8-16 ngày (77,7%). Sự khác biệt về số lượng, tỷ lệ nhóm có thời gian nằm viện từ 8-16 ngày và các nhóm khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.2.1.2. Kết quả quá trình liền vết mổ
Liền vết mổ có thể trong kỳ đầu hoặc kỳ hai do bị đọng dịch hoặc nhiễm khuẩn. Theo y văn, phẫu thuật Steindler có thể có các biến chứng sớm dễ gặp là bật mảnh xương cố định và liệt TK trụ. Kết quả nghiên cứu như sau:
Bảng 3.10. Kết quả quá trình liền vết mổ và các biến chứng sớm (n=90)
Kết quả gần
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Liền vết mổ kỳ đầu
88
97,8
Đọng dịch vết mổ
2
2,2
Nhiễm khuẩn vết mổ
0
0,0
Bật mảnh xương cố định
0
0,0
Liệt thần kinh trụ
0
0,0
Cộng
90
100,0
Kết quả bảng 3.10 cho thấy liền vết mổ kỳ đầu là 88/90 trường hợp đạt tỷ lệ 97,8%, không có nhiễm khuẩn vết mổ. Đọng dịch tại vết mổ là biến chứng thường gặp trong các loại phẫu thuật. Kết quả cho thấy có 02/90 trường hợp chiếm tỷ lệ 2,2%. Không có tai biến tổn thương TK trụ, bong mảnh xương khỏi vị trí cố định trên mặt trước xương cánh tay.
3.2.2. Kết quả xa
3.2.2.1. Số lượng, nguyên nhân
- Tổng số trường hợp được kiểm tra, đánh giá kết quả xa là 54/90 (60%) trường hợp.
- Không kiểm tra kết quả xa là 36/90 (40%) trường hợp.
- Nguyên nhân: Thông tin liên hệ trên hồ sơ bệnh án không đầy đủ, chính xác hoặc thay đổi; người bệnh không hợp tác kết quả cụ thể như sau:
Bảng 3.11. Nguyên nhân không kiểm tra kết quả xa (n=36)
Nguyên nhân
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Không đầy đủ thông tin
2
5,6
Sai hoặc thay đổi thông tin
15
41,7
Không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ quy trình
19
52,8
Cộng
36
100,0
Nguyên nhân của 36/90 trường hợp không tham gia kiểm tra kết quả xa, bao gồm:
- Do hồ sơ bệnh án, gồm: Thông tin về địa chỉ, số điện thoại trên bệnh án bị sai hoặc thay đổi nên không thể liên lạc được là 15/36 trường hợp chiếm tỷ lệ 41,7%. Thông tin không đầy đủ (thiếu số nhà, thôn, xóm) là 02/36 trường hợp chiếm tỷ lệ 5,6%.
- Do người bệnh, gồm: 19/36 trường hợp chiếm tỷ lệ 52,8%. Trong đó 17 trường hợp không đến bệnh viện để khám lại; 02 trường hợp không tham gia đầy đủ các bước trong quy trình kiểm tra, đánh giá.
3.2.2.2. Thời gian khám lại
Thời gian khám lại sau mổ trung bình là 129,0 ± 43,2 tháng. Trường hợp lâu nhất là 188,5 tháng. Trường hợp gần nhất là 11,6 tháng. Chia thành ba nhóm, kết quả như sau:
Bảng 3.12. Thời gian khám lại sau mổ (n=54)
Thời gian khám lại
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
<12 tháng
1
1,9
Từ 12 đến 36 tháng
2
3,7
> 36 tháng
51
94,4
Tổng
54
100,0
Kết quả bảng 3.12 cho thấy số lượng được kiểm tra kết quả sau 36 tháng chiếm tỷ lệ lớn với 51/54 trường hợp chiếm tỷ lệ 94,4%. Số lượng người bệnh được khám lại sau phẫu thuật trước 36 tháng nhỏ với 03/54 trường hợp chiếm tỷ lệ 5,6%.
3.2.2.3. Kết quả gấp khuỷu sau phẫu thuật (chủ động)
- Biên độ gấp khuỷu (chủ động): Là một trong hai yếu tố đánh giá kết quả gấp khuỷu sau phẫu thuật, chia thành ba nhóm kết quả như sau:
Bảng 3.13. Biên độ vận động gấp khuỷu (n=54)
Biên độ gấp khuỷu
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
≥ 120o
16
29,6
80o - < 120o
23
42,6
< 80o
15
27,8
Tổng
54
100,0
Kết quả số liệu ở bảng 3.13 cho thấy số người bệnh đạt biên độ gấp khuỷu sau phẫu thuật từ 80o trở lên chiếm đa số với 39/54 trường hợp đạt tỷ lệ 72,2%. Biên độ gấp khuỷu kém (dưới 80o) là 15/54 trường hợp chiếm tỷ lệ 7,8%. Một số trường hợp gấp khuỷu khá tốt, góc gấp lớn nhưng mức độ hạn chế duỗi khuỷu cũng lớn nên biên độ gấp khuỷu nhỏ.
- Mức độ hạn chế duỗi khuỷu: Trung bình 14o (dao động từ 0o - 35o). Chia thành 03 nhóm mức độ hạn chế duỗi khuỷu, kết quả như sau:
Bảng 3.14. Mức độ hạn chế duỗi khuỷu sau mổ (n=54)
Mức độ hạn chế duỗi khuỷu
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
≤15o
32
59,2
15o - ≤30o
17
31,5
>30o
5
9,3
Tổng
54
100,0
Mức độ hạn chế duỗi khuỷu mức độ nhẹ (≤15o) chiếm tỷ lệ lớn nhất với 32/54 (59,2%) trường hợp. Mức độ hạn chế duỗi khuỷu lớn (>30o) chiếm tỷ lệ nhỏ với 05/54 (9,3%) trường hợp.
- Sức cơ gấp khuỷu: Là yếu tố quan trọng tiếp theo để đánh giá kết quả PHCN gấp khuỷu sau phẫu thuật Steindler cải biên. Sức cơ gấp khuỷu sau phẫu thuật được chia thành 04 nhóm, kết quả như sau:
Bảng 3.15. Sức cơ gấp khuỷu (n=54)
Sức cơ gấp khuỷu
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Nâng được 3 kg trở lên (M5)
6
11,1
Nâng được tạ 0,5 - < 3 kg (M4)
39
72,2
Không nâng được tạ (M3)
7
13,0
Không gấp được khuỷu (M0-M2)
2
3,7
Tổng
54
100,0
Kết quả phục hồi sức cơ gấp khuỷu sau phẫu thuật đạt M4, M5 có tỷ lệ khá cao với 45/54 trường hợp đạt tỷ lệ 83,3%. Trong đó, chủ yếu là M4 với 39/54 trường hợp đạt 72,2%. Kết quả kiểm tra cho thấy, hầu hết người bệnh trong nhóm này nâng được tạ có trọng lượng từ 0,5 kg và 1 kg khi gấp khuỷu.
Có 02/54 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,7% không gấp được khuỷu, sức cơ gấp khuỷu đạt ở mức M1, M2 nên khi gấp khuỷu không thắng được trọng lực chi thể. Những trường hợp này là kết quả phẫu thuật không thành công.
- Kết quả chung: Đánh giá dựa trên kết quả đo biên độ gấp khuỷu và sức cơ gấp khuỷu; được chia thành bốn mức độ theo tiêu chuẩn của Alnot J.Y. và Abols Y. (1984): Rất tốt, tốt, trung bình và kém.
Bảng 3.16. Đánh giá kết quả chung (n=54)
Kết quả chung
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Rất tốt
15
27,8
Tốt
19
35,2
Trung bình
5
9,2
Kém
15
27,8
Cộng
54
100,0
Kết quả số liệu bảng 3.16 cho thấy số lượng lớn các trường hợp có cải thiện chức năng với 39/54 trường hợp (78,2%). Đạt kết quả rất tốt và tốt là 34/54 trường hợp (63,0%). Trong đó, kết quả mức rất tốt là 15/54 trường hợp đạt 27,8%. Kết quả mức tốt là 19/54 trường hợp đạt 35,2%.
Kết quả không tốt bao gồm: Trung bình là 05/54 trường hợp chiếm tỷ lệ 9,2%. Kết quả kém có 15/54 trường hợp chiếm tỷ lệ 27,8%. Trong đó có 11/54 trường hợp chiếm tỷ lệ 20,4% sức cơ sau mổ đạt M4 trở lên, người bệnh có thể nâng được tạ từ 0,5 kg trở lên, 02/54 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,7% sức cơ đạt M3 nhưng biên độ gấp khuỷu <800. 02/54 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,7% có sức cơ kém (M1, M2), người bệnh không gấp được khuỷu.
3.2.2.4. Hiệu ứng gấp cổ tay khi gấp khuỷu
Phẫu thuật Steindler là phẫu thuật chuyển nguyên ủy khối cơ gấp cổ tay, sấp cẳng tay lên trên xương cánh tay để thực hiện chức năng gấp khuỷu. Sau phẫu thuật, người bệnh có xu hướng gấp cổ tay, sấp cẳng tay khi gấp khuỷu. Kết quả nghiên cứu về hiệu ứng gấp cổ tay khi gấp khuỷu như sau:
Bảng 3.17. Đánh giá hiệu ứng gấp cổ tay khi gấp khuỷu (n=54)
Kết quả
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Gấp hoàn toàn cổ tay (≥800)
05
9,3
Gấp cổ tay mức độ vừa (400 - <800)
12
22,2
Gấp cổ tay mức độ nhẹ (>00 - <400)
19
35,2
Cổ tay tư thế trung bình (≤ 00)
18
33,3
Cộng
54
100,0
Khi người bệnh thực hiện động tác gấp khuỷu tay, cổ tay bị gấp ở các mức độ từ nhẹ đến hoàn toàn là 36/54 trường hợp chiếm tỷ lệ 66,7%. Trong đó gấp hoàn toàn cổ tay là 05/54 trường hợp chiếm tỷ lệ 9,3%. Khớp cổ tay ở tư thế trung bình khi gấp khuỷu có 18/54 trường hợp chiếm tỷ lệ 33,3%.
3.2.2.5. Hiệu ứng sấp cẳng tay khi gấp khuỷu
Bảng 3.18. Đánh giá hiệu ứng sấp cẳng tay khi gấp khuỷu (n=54)
Kết quả
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Sấp hoàn toàn cẳng tay (900)
5
9,3
Sấp cẳng tay mức độ vừa (450 - <900)
14
25,9
Sấp cẳng tay mức độ nhẹ (>00 - <450)
17
31,5
Cẳng tay ở tư thế trung bình (00)
18
33,3
Cộng
54
100,0
Kết quả bảng trên cho thấy có 36/54 trường hợp chiếm tỷ lệ 66,7% khi thực hiện động tác gấp khuỷu, cẳng tay bị sấp ở các mức độ từ nhẹ đến hoàn toàn. Cẳng tay ở tư thế trung bình có 18/54 (33,3%) trường hợp.
3.2.2.6. Chức năng sinh hoạt, lao động
Phẫu thuật phục hồi cử động gấp khuỷu nhằm hoàn trả lại chức năng lao động, sinh hoạt cho người bệnh. Kết quả thực hiện các động tác chức năng phục vụ lao động, sinh hoạt của người bệnh sau phẫu thuật Steindler cải biên như sau:
Bảng 3.19. Thực hiện chức năng lao động, sinh hoạt (n=54)
Chức năng
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Hầu hết chức năng lao động, sinh hoạt
23
42,5
Hầu hết chức năng sinh hoạt cơ bản
3
5,6
Một phần chức năng sinh hoạt
19
35,2
Không thực hiện được
9
16,7
Cộng
54
100,0
Số lượng người bệnh được cải thiện một phần chức năng trong sinh hoạt và lao động là 45/54 đạt tỷ lệ 83,3%. Số được cải thiện cơ bản về chức năng phục vụ sinh hoạt và lao động có 26/54 trường hợp đạt tỷ lệ 48,2%.
Chức năng không cải thiện nhiều có 19/54 trường hợp chiếm tỷ lệ 35,2%. Những trường hợp này không thực hiện được đầy đủ các động tác sinh hoạt, phục vụ bản thân do biên độ gấp khuỷu nhỏ (<800) mặc dù sức cơ đạt M4. Không thực hiện được các động tác sinh hoạt tối thiểu có 09/54 trường hợp chiếm tỷ lệ 6,7% do sức cơ kém (từ M3 trở xuống) và biên độ gấp khuỷu nhỏ (<800).
3.3. Một số yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật
3.3.1. Tuổi
Tuổi của người bệnh tại thời điểm phẫu thuật có thể liên quan, ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu mối liên quan các nhóm tuổi và tuổi trung bình đến kết quả phẫu thuật Steindler cải biên như sau:
Bảng 3.20. Mối liên quan các nhóm tuổi và kết quả phẫu thuật (n=54)
Nhóm tuổi
Kết quả (n, %)
Tổng
(n, %)
P
Rất tốt
Tốt
Trung bình
Kém
< 18
2
(13,3)
2
(10,5)
0
(0,0)
0
(0,0)
4
(7,4)
0,391
18 - 50
12 (80,0)
14 (73,7)
5 (100,0)
10 (66,7)
41 (75,9)
> 50
1
(6,7)
3
(15,8)
0
(0,0)
5
(33,3)
9
(16,7)
Cộng
15 (100,0)
19 (100,0)
5 (100,0)
15 (100,0)
54
(100,0)
(Kiểm định Fisher - Fisher’s exact test)
Kết quả bảng 3.20 cho thấy sự khác biệt về kết quả phẫu thuật mức rất tốt, tốt giữa các nhóm tuổi không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Bảng 3.21. Mối liên quan tuổi trung bình và kết quả phẫu thuật (n=54)
Tuổi
(tại thời điểm phẫu thuật)
Kết quả phẫu thuật
Rất tốt, Tốt
Trung bình, Kém
Tuổi
X̅ ± SD
29,8±11,4
37±13,4
p
0,055
Kết quả bảng 3.21 cho thấy tuổi trung bình tại thời điểm phẫu thuật của nhóm kết quả phẫu thuật đạt rất tốt, tốt thấp hơn nhóm trung bình, kém. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
3.3.2. Giới
Mối liên quan giữa giới tính nam/nữ với kết quả phẫu thuật như sau:
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa giới tính và kết quả phẫu thuật (n=54)
Giới
Kết quả (n, %)
Tổng
(n, %)
P
Rất tốt
Tốt
Trung bình
Kém
Nam
14
(93,3)
17
(89,5)
5
(100,0)
14
(93,3)
50
(92,6)
1,00
Nữ
1
(6,7)
2
(10,5)
0
(0,0)
1
(6,7)
4
(7,4)
Cộng
15 (100,0)
19 (100,0)
5
(100,0)
15 (100,0)
54 (100,0)
(Kiểm định Fisher - Fisher’s exact test)
Kết quả bảng trên cho thấy sự khác biệt về kết quả phẫu thuật đạt mức rất tốt, tốt giữa giới tính nam và nữ không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
3.3.3. Phương pháp điều trị trước phẫu thuật
Phương pháp điều trị trước phẫu thuật phù hợp hay không phù hợp sẽ ảnh hưởng tốt hoặc không tốt đến kết quả sau mổ.
Mối liên quan các phương pháp điều trị trước mổ và kết quả phẫu thuật Steindler cải biên như sau:
Bảng 3.23. Mối liên quan các phương pháp điều trị trước mổ và kết quả phẫu thuật (n=54)
Các phương pháp điều trị trước mổ
Kết quả (n, %)
Tổng
(n, %)
P
Rất tốt
Tốt
Trung bình
Kém
Phẫu thuật phục hồi TK
2
(13,3)
1
(5,3)
0
(0,0)
1
(6,7)
4
(7,4)
0,520
Phẫu thuật khác
0
(0,0)
3
(15,8)
0
(0,0)
1
(6,7)
4
(7,4)
Nội khoa, châm cứu
3
(20,0)
4
(21,1)
0
(0,0)
6
(40,0)
13
(24,1)
VLTL, PHCN
3
(20,0)
7
(36,8)
1
(20,0)
3
(20,0)
14
(25,9)
Không điều trị
5
(33,3)
3
(15,8)
3
(60,0)
4
(26,7)
15
(27,8)
Kết hợp
2
(13,3)
1
(5,3)
1
(20,0)
0
(0,0)
4
(7,4)
Cộng
15 (100,0)
19 (100,0)
5 (100,0)
15 (100,0)
54
(100,0)
(Kiểm định Fisher - Fisher’s exact test)
Kết quả bảng trên cho thấy sự khác biệt về kết quả phẫu thuật đạt mức rất tốt, tốt giữa các nhóm phương pháp điều trị trước khi thực hiện phẫu thuật không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
3.3.4. Thời điểm phẫu thuật
Chỉ định phẫu thuật đúng thời điểm có thể sẽ ảnh hưởng tốt đến kết quả phẫu thuật và ngược lại. Kết quả nghiên cứu về mối liên quan này như sau:
Bảng 3.24. Mối liên quan thời điểm phẫu thuật và kết quả phẫu thuật (n=54)
Thời điểm phẫu thuật (tháng)
Kết quả (n, %)
Tổng
(n, %)
p
Rất tốt
Tốt
Trung bình
Kém
<12
8
(53,3)
11 (57,9)
3
(60,0)
7
(46,7)
29 (53,7)
0,558
12 -36
4
(26,7)
6
(31,6)
2
(40,0)
8
(53,3)
20 (37,0)
> 36
3
(20,0)
2
(10,5)
0
(0,0)
0
(0,0)
5
(9,3)
Cộng
15 (100,0)
19 (100,0)
5 (100,0)
15 (100,0)
54
(100,0)
(Kiểm định Fisher - Fisher’s exact test)
Kết quả bảng trên cho thấy sự khác biệt về kết quả phẫu thuật đạt mức rất tốt, tốt giữa các nhóm thời điểm chỉ định phẫu thuật Steindler cải biên không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
3.3.5. Tình trạng toàn thân của người bệnh
Tình trạng toàn thân của người bệnh là một yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của các cuộc phẫu thuật nói chung và phẫu thuật Steindler cải biên nói riêng. Trong nghiên cứu này mối liên quan của các yếu tố tình trạng toàn thân đến kết quả phẫu thuật như sau:
Bảng 3.25. Mối liên quan tình trạng toàn thân người bệnh và kết quả phẫu thuật (n=54)
Tình trạng
Kết quả (n, %)
Cộng
(n, %)
P
Rất tốt
Tốt
Trung bình
Kém
Không có bệnh lý VÀ/HOẶC tổn thương kết hợp
12 (80,0)
15 (78,9)
1 (20,0)
10 (66,7)
38 (70,4)
0,076
Có bệnh lý mạn tính VÀ/HOẶC tổn thương kết hợp ổn định
3
(20,0)
4 (25,1)
4 (80,0)
5 (33,3)
16 (29,6)
Bệnh lý mạn tính VÀ/HOẶC tổn thương kết hợp đang điều trị
0
(0,0)
0
(0,0)
0
(0,0)
0
(0,0)
0
(0,0)
Cộng
15 (100,0)
19 (100,0)
5 (100,0)
15
(100,0)
54 (100,0)
(Kiểm định Fisher - Fisher’s exact test)
Kết quả bảng trên cho thấy sự khác biệt về kết quả phẫu thuật đạt mức rất tốt, tốt giữa các nhóm người bệnh có hoặc không có bệnh lý toàn thân, tổn thương kết hợp không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
3.3.6. Đặc điểm tổn thương thần kinh vận động
Đặc điểm tổn thương TKVĐ được đánh giá tại thời điểm kiểm tra bằng khám lâm sàng kết hợp với điện TK cơ chia làm 04 loại:
- Loại I.
- Loại II.
- Loại III.
- Loại 0 (không tổn thương TK cơ bì).
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa các nhóm tổn thương thần kinh vận động và kết quả phẫu thuật (n=54)
Tình trạng
Kết quả (n, %)
Cộng
(n, %)
P
Rất tốt
Tốt
Trung bình
Kém
Loại