Lời cam đoan . i
Lời cảm ơn . ii
Mục lục . iii
Danh mục các từ viết tắt . vii
Danh mục bảng . viii
Danh mục hình . ix
Trích yếu luận án . x
Thesis abstract . xii
Phần 1. Mở đầu . 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 4
1.2.1. Mục tiêu chung . 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 4
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu . 4
1.3.2. Đối tượng điều tra . 4
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu . 5
1.4. Những đóng góp mới của luận án . 5
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 6
Phần 2. Tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về sẵn lòng chi trả để cải
thiện chất lượng môi trường nước bị ô nhiễm ở các làng nghề . 7
2.1. Cơ sở lý luận về sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng môi trường nước
bị ô nhiễm . 7
2.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến nghiên cứu . 7
2.1.2. Các lý luận về sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng môi trường nước . 12
2.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu sẵn lòng chi trả khi chất lượng nước thay đổi . 20
2.1.4. Nội dung nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện chất
lượng môi trường nước tại các làng nghề . 24
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới sẵn lòng trả của người dân để cải thiện chất
lượng môi trường nước . 26iv
2.2. Tổng quan nghiên cứu sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện chất
lượng môi trường nước . 29
2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến sẵn lòng chi trả của người dân
để cải thiện chất lượng môi trường nước . 29
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước liên quan đến sẵn lòng chi trả của người dân
để cải thiện chất lượng môi trường nước . 35
2.2.3. Khoảng trống trong nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả để cải thiện chất
lượng môi trường nước trong các làng nghề . 39
2.3. Bài học kinh nghiệm từ cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu mức sẵn
lòng chi trả để cải thiện chất lượng môi trường nước ở các làng nghề tỉnh
Bắc Ninh . 41
Tóm tắt phần 2 . 43
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu . 44
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu . 44
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh . 44
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh . 44
3.1.3. Tình hình phát triển làng nghề của tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần
đây . 48
3.2. Khung phân tích và cách tiếp cận . 50
3.2.1. Khung phân tích của luận án . 50
3.2.2. Cách tiếp cận của luận án . 52
3.3. Phương pháp nghiên cứu của luận án . 54
3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu . 54
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu . 55
3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu . 60
3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích cơ bản . 62
Tóm tắt phần 3 . 64
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận . 65
4.1. Thực trạng quan điểm, nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường
nước và cải thiện chất lượng môi trường nước ở các làng nghề tỉnh
Bắc Ninh . 65
4.1.1. Tình hình ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề tỉnh Bắc Ninh . 65v
4.1.2. Đánh giá của người dân về ô nhiễm môi trường .70
4.1.3. Nhận thức của người dân về sự nguy hại do ô nhiễm môi trường nước
gây ra . 75
4.1.4. Quan điểm của người dân về sự cần thiết cải thiện chất lượng môi trường
nước tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh .80
4.1.5. Tình hình thu, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp . 85
4.2. Đánh giá mức sẵn lòng chi trả của người dân nhằm cải thiện chất lượng
nước bị ô nhiễm ở các làng nghề tỉnh Bắc Ninh . 88
4.2.1. Kết quả của phương pháp single-bounded dichotomous choice (1DC) . 88
4.2.2. Phương pháp chọn ngẫu nhiên lặp (double-bounded dichotomous choice -
2DC). 89
4.2.3. Phân tích mức sẵn lòng chi trả theo các đặc điểm nhân khẩu của hộ . 90
4.2.4. Mức sẵn lòng trả trung bình (Mean WTP). 95
4.2.5. Tổng quỹ có thể thu được để cải tạo chất lượng môi trường nước của tỉnh
Bắc Ninh . 99
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sẵn lòng chi trả của người dân nhằm cải thiện
chất lượng môi trường nước . 101
4.3.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội của người được phỏng vấn . 101
4.3.2. Lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng tới sẵn lòng chi trả của người dân nhằm
cải thiện chất lượng môi trường nước tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh . 104
4.4. Định hướng và giải pháp nhằm huy động nguồn lực tài Chính cho cải thiện chất
lượng môi trường nước ở các làng nghề tỉnh Bắc Ninh. 113
4.4.1. Định hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề tỉnh
Bắc Ninh . 113
4.4.2. Công tác bảo vệ môi trường nước tại các làng nghề trong thời gian qua . 118
4.4.3. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ở các làng
nghề tỉnh Bắc Ninh . 122
Tóm tắt phần 4 . 133
Phần 5. Kết luận và kiến nghị . 135
5.1. Kết luận . 135
5.2. Kiến nghị . 136
5.2.1. Đối với Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ liên quan . 136vi
5.2.2. Đối với chính quyền các cấp . 137
5.2.3. Đối với các hội, đoàn thể các cấp các ngành . 137
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án . 138
Tài liệu tham khảo . 139
Phụ lục . 152
188 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của người dân nhằm cải thiện chất lượng nước bị ô nhiễm ở các làng nghề tỉnh Bắc Ninh - Lê Thị Phương Dung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cạnh các
phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống như truyền hình, phát thanh,
báo chí còn có các mạng xã hội. Tại các làng nghề ở Bắc Ninh, truyền thông lại
càng có ý nghĩa trong việc tăng cường nhận thức cho người dân về vấn đề ô
nhiễm môi trường. Thông qua ti vi, đài phát thanh của xã, phường, người dân có
cái nhìn nghiêm túc về tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn mình sinh sống
và những tác hại mà ô nhiễm môi trường gây nên. Bên cạnh đó, tiếp cận với
truyền thông giúp người dân nắm được các chính sách của nhà nước cũng như
biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường. Từ đó, người dân có thể thay đổi nhận thức
và hành vi ứng xử trong sản xuất. Qua kết quả nghiên cứu cho biết sự quan tâm
về các vấn đề ô nhiễm môi trường tương đối khác nhau giữa các làng nghề và
chưa được cao của người dân. Qua đó cũng thấy được công tác truyền thông về
vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh trong những năm
qua còn chưa được coi trọng. Tại các làng nghề như Khắc Niệm, Phong Khê, Đa
Hội thông qua các phương tiện truyền thông người dân được tiếp cận với các vấn
đề ô nhiễm môi trường nhiều lần, trong khi các làng nghề Đại Bái, Yên Phụ tỷ lệ
người dân được nghe về vấn đề này rất thấp.
Nghiên cứu về số lần được nghe, nhìn về các vấn đề ô nhiễm môi trường
và đánh giá của người được phỏng vấn về hiện trạng môi trường nước của địa
phương cho thấy giữa hai biến này có mối quan hệ chặt chẽ.Tỷ lệ người nghe về
vấn đề môi trường nhiều lần hoặc một vài lần đánh giá môi trường nước tại địa
phương họ đang sinh sống tệ hơn trong năm năm gần đây cao hơn nhiều so với
người được phỏng vấn chưa bao giờ nghe về vấn đề môi trường. Đồng thời, trong
khi chỉ có khoảng 3% người đã từng được nghe về vấn đề môi trường nhận định
môi trường nước vẫn tốt thì có tới 13,2% người được phỏng vấn chưa được
nghe về vấn đề môi trường có cùng nhận định đó. Ngoài ra, tỷ lệ các hộ này
đánh giá môi trường nước của làng nghề họ sinh sống không thay đổi trong năm
năm gần đây cũng cao hơn nhiều so với các hộ đã từng được nghe về các vấn đề
môi trường. Điều này cho thấy phần nào sự ảnh hưởng của truyền thông tới ý
kiến của người dân về hiện trạng chất lượng nước của làng nghề.
73
Bảng 4.3. Mối quan hệ giữa đánh giá về môi trường nước của người dân và
số lần tiếp cận với truyền thông
Hiện trạng môi
trường nước
Nghe vấn đề môi trường
Nhiều lần Một vài lần Chưa nghe bao giờ
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Tệ hơn 311 87,5 490 92,5 66 57,9
Vẫn tốt 11 3,1 16 3 15 13,2
Không thay đổi 34 9,6 24 4,5 33 28,9
Chi-square 99,137
Df 4
Sig. 0,000
Kết quả về mối quan hệ giữa số lần tiếp cận với truyền thông về các vấn
đề ô nhiễm môi trường với đánh giá của người dân về môi trường nước cho thấy
vai trò của truyền thông trong nhận thức của người dân. Điều này cũng đặt ra một
hàm ý quan trọng trong thực thi các chính sách giảm thiểu ô nhiễm môi trường
nước và môi trường cần tập trung vào khâu tuyên truyền, giáo dục, nâng cao
nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Đặc biệt ở các xã như Đại
Bái, Yên Phụ cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền qua các phương tiện
như báo, đài
Nghiên cứu về đánh giá của người dân về các vấn đề ô nhiễm môi
trường tại địa bàn họ đang sinh sống trong 5 năm gần đây cho thấy, hầu hết
người dân đánh giá môi trường sống của họ đang ngày càng trở nên tồi tệ. Với
96.8% người dân đánh giá ô nhiễm môi trường nước đang là vấn đề của địa
phương; 41,3% người được phỏng vấn cho rằng làng nghề của họ đang bị ô
nhiễm không khí và 18,6% người được phỏng vấn đánh giá làng nghề họ sinh
sống bị ô nhiễm tiếng ồn. Hình 4.1 cho thấy tỷ lệ các hộ gia đình cho rằng địa
bàn họ sinh sống đang gặp phải các vấn đề ô nhiễm nào.
74
Hình 4.1. Đánh giá của người được phỏng vấn về ô nhiễm môi trường tại các
làng nghề ở Bắc Ninh
Có thể thấy tỷ lệ các hộ đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở các làng
nghề là vấn đề nghiêm trọng tương đối giống nhau giữa các địa bàn nghiên
cứu và cao hơn các vấn đề ô nhiễm môi trường khác.
Tại các làng nghề chế biến nông sản như Yên Phụ, bún Khắc Niệm, để
sản xuất ra bún, bánh đa nem, làm đậu, nấu rượu đều phải trải qua các khâu
khác nhau và thải ra một lượng nước thải rất lớn. Ví dụ, tại làng nghề Khắc
Niệm, trung bình mỗi hộ cần tiêu tốn 1 – 2 khối nước cho 3 tạ bún và thải ra
môi trường từ 4 – 5 khối nước thải/ngày. Bên cạnh đó những làng nghề này
thường có các hoạt động chăn nuôi đi kèm, phát sinh thêm nguồn nước thải từ
chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đối với làng nghề sản xuất giấy Phong Khê, nước
thải từ các công đoạn ngâm, tẩy, nghiền chiếm khoảng 50% tổng lượng nước
thải, chứa nhiều hóa chất như xút, nước giaven, phèn, nhựa thông, phẩm màu,
xơ sợi. Làng nghề đúc đồng Đại Bái và sắt thép Đa Hội có nhu cầu sử dụng
nước không lớn nhưng nước thải bị ô nhiễm những chất rất độc hại như các hóa
chất, axit, muối kim loại, xyanua và các kim loại nặng Hg, Pb, Cr, Zn, Cu,
Nước thải từ các hoạt động sản xuất nghề không qua xử lý mà đổ trực tiếp ra
cống rãnh, mương, ao gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Ngoài ra, các hộ chủ yếu
sử dụng chất đốt là than đá để sản xuất, việc đó gây ô nhiễm môi trường không
20 19,9 20,2 19,9
16,8
9,4
0
20
5,4
6,5
0,9
0
14,5
3,1
0,1
0
5
10
15
20
25
Khắc Niệm Yên Phụ Đại Bái Đa Hội Phong Khê
Nước
Không khí
Tiếng ồn
Khác
Làng nghề
Tỷ lệ %
75
khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người với lượng CO2, SO2 và bụi
than cao. Bên cạnh đó thải ra chất thải rắn: xỉ than, thải hữu cơ, chất thải từ chăn
nuôi, sinh hoạt gây ô nhiễm nặng cho các nguồn tài nguyên khác nhau. Tại
làng nghề Đại Bái, với hơn 200 lò đúc đồng, nhôm được hút qua hệ thống ống
khói cao từ 7m – 12m chưa đạt chuẩn, sau đó xả trực tiếp ra môi trường, nhiều lò
còn không có ống khói, ảnh hưởng lớn đến không khí và sức khỏe người dân. Do
đó người dân tại Đại Bái đánh giá ô nhiễm không khí là vấn đề nghiêm trọng
tương đương với ô nhiễm nước.
So sánh với kết quả ô nhiễm môi trường nước tại các làng nghề, có thể
thấy người dân tại đây nhận thức được thực trạng môi trường các làng nghề
tỉnh Bắc Ninh đang bị xuống cấp trầm trọng. Người được phỏng vấn đánh giá
ô nhiễm nguồn nước là vấn đề của địa phương họ chiếm tỷ lệ cao nhất. Kết
quả này có thể đưa ra nhận định rằng ô nhiễm môi trường nước đang ngày
càng trở thành vấn đề bức xúc, nó xảy ra không chỉ ở địa bàn nghiên cứu mà ở
khắp các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh. Trong khi đó, ô nhiễm không khí
thường gây nên bởi bụi, CO, kim loại nhẹ, acid và tập trung tại các làng nghề
tái chế kim loại như Đại Bái, Đa Hội. Do hai làng nghề này sử dụng kim loại
với mức độ sử dụng máy móc cao.
4.1.3. Nhận thức của người dân về sự nguy hại do ô nhiễm môi trường nước
gây ra
Một hậu quả lớn do ô nhiễm nước gây nên là các bệnh liên quan quan đến
nguồn nước sinh hoạt hàng ngày của các hộ dân như: ung thư, tiêu chảy, viêm kết
mạc Các bệnh này đang gia tăng trong những năm gần đây. Kết quả phỏng vấn
về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước tới sức khỏe của người dân có tới
trên 96% người được phỏng vấn trả lời rằng ô nhiễm nước ảnh hưởng tới sức
khỏe của gia đình họ. Những chất gây ô nhiễm chủ yếu trong nước là các mầm
bệnh sinh ra từ chất thải của con người (vi khuẩn và vi rút), kim loại nặng và hoá
chất từ chất thải công nghiệp, nông nghiệp. Nước uống bị ô nhiễm hoặc thức ăn
chế biến bằng nước nhiễm độc là hình thức phơi nhiễm phổ biến nhất. Ăn cá bắt
từ nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể nguy hiểm vì chúng có thể mang mầm
bệnh và tích luỹ các chất độc hại như kim loại nặng và các chất hữu cơ bền thông
76
qua quá trình tích luỹ sinh học. Ngoài ra, con người cũng có thể bị ảnh hưởng bởi
cây trồng được tưới bằng nước ô nhiễm hoặc do đất bị nhiễm bẩn bởi các dòng
sông ô nhiễm dâng lên. Các mầm bệnh trong nước ô nhiễm có thể gây ra hàng
loạt các bệnh liên quan đến đường ruột, đặc biệt nguy hiểm và có thể gây tử vong
đối với trẻ em và những người có thể trạng nhạy cảm. Những chất độc tích luỹ
trong cá và các loại thức phẩm khác ít có nguy cơ gây độc cấp tính nhưng lại có
thể để lại hậu quả lâu dài. Trên các địa bàn được nghiên cứu, các làng nghề tái
chế sắt thép Đa Hội, đúc đồng Đại Bái là nhóm làng nghề có tỷ lệ người mắc
bệnh liên quan tới ô nhiễm rất cao. Nguyên nhân là do người dân tại đây tiếp cận
thường xuyên với hơi khí độc, nhiệt độ, tiếng ồn và chất thải rắn. Các bệnh phổ
biến là bệnh hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh thần kinh và ung thư. Bên cạnh đó, các
nguy cơ tại nạn thương tích đối với người lao động làng nghề như nổ lò, điện
giật, bỏng, ngã, gãy tay, vật nặng đè cũng đáng báo động. Tại làng nghề giấy
Phong Khê, Khắc Niệm, Yên Phụ các bệnh về đường hô hấp, bệnh da liễu và
đường ruột là những bệnh phổ biến. Kết quả tổng hợp ô nhiễm môi trường nước
ở các làng nghề tỉnh Bắc Ninh cho thấy, các nguồn nước thải, nước mặt bị ô
nhiễm nghiêm trọng, nguồn nước ngầm ở nhiều địa phương có dấu hiệu nhiễm
Mangan vượt mức cho phép. Tại nhiều làng nghề, nguồn nước mặt có hàm lượng
Coliform vượt TCCP nhiều lần. Đây là loại vi khuẩn gây ra nhiều bệnh đường
ruột nguy hiểm với hàng loạt các chứng rối loạn đường tiêu hóa như: đau bụng,
tiêu chảy, sốt kèm theo, mất nước, rối loạn máu, mệt mỏi Nếu Coliform xâm
nhập vào các đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ em và người cao tuổi thì
bệnh sẽ có khả năng chuyển biến xấu và nghiêm trọng hơn. Tại các làng nghề sản
xuất đồng nhôm, sắt thép, nguồn nước mặt ô nhiễm do các chỉ tiêu BOD5, amoni,
nitrite và sắt cao hơn TCCP nhiều lần. Nước trong các ao, hồ tanh hôi ảnh hưởng
không nhỏ tới đời sống và sản xuất nông nghiệp của người dân. Không chỉ vậy,
nếu người dân sử dụng nguồn nước bị nhiễm nitrite để sinh hoạt có thể gây nên
ung thư. Nguồn nước ngầm ở một số làng nghề có chỉ tiêu Mangan vượt mức cho
phép, trong khi đó nhiều hộ gia đình vẫn sử dụng nước giếng khoan trong sinh
hoạt hàng ngày. Nước ngầm có hàm lượng Mangan cao có thể gây ra các độc tố
ảnh hưởng tới con người. Nhiễm độc Mangan từ nước uống làm giảm khả năng
77
ngôn ngữ, giảm trí nhớ, giảm khả năng vận động, nếu nhiễm độc Mangan lâu
ngày có thể dẫn đến triệu chứng thần kinh không bình thường.
Có khoảng 68,2% hộ cho rằng hoạt động sinh hoạt của họ như tắm rửa,
giặt giũ, nấu ăn và các hoạt động sản xuất, sinh hoạt khác bị ảnh hưởng nghiêm
trọng bởi ô nhiễm môi trường nước. Tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh, rất nhiều
hộ gia đình vẫn đang sử dụng nguồn nước máy gia đình trong sinh hoạt thay vì
nguồn nước sạch từ các nhà máy sản xuất nước. Với những hộ gia đình này, ảnh
hưởng của nguồn nước ngầm bị ô nhiễm càng rõ rệt. Bên cạnh đó, rất nhiều hộ
phàn nàn ô nhiễm môi trường nước đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế, sản xuất.
Do tỷ lệ người dân mắc bệnh gia tăng đã ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế của gia
đình. Những hộ gia đình phụ thuộc vào nguồn nước mặt và nước ngầm để tưới
tiêu, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nghề, ô nhiễm nguồn nước khiến năng suất cây
trồng, vật nuôi suy giảm. Ô nhiễm môi trường nước làng nghề đã làm nhiều ao,
hồ, sông ngòi trước đây là nơi nuôi trồng rau, nuôi cá thì nay phải bỏ hoang. Hậu
quả của ô nhiễm nước cũng làm giảm sức thu hút đối với du lịch.Ô nhiễm môi
trường nước gây tác hại xấu tới sức khỏe người lao động và cộng đồng dân cư làng
xã, làm tăng chi phí khám, chữa bệnh, làm giảm năng suất lao động, mất ngày
công lao động do nghỉ ốm đau. Những nghiên cứu trước đây cho thấy, tại Bắc
Ninh chi phí điều trị các loại bệnh của người dân trong làng nghề cao gấp 3 lần so
với những người dân sống trong các làng thuần nông. Từ những tác động xấu đó, ô
nhiễm môi trường nước đã gây thiệt hại kinh tế cho các hộ. Một số ít người được
phỏng vấn nhận định môi trường nước bị ô nhiễm đã ảnh hưởng tới các hoạt động
vui chơi, giải trí, lễ hội truyền thống tại địa bàn họ sinh sống. Tỷ lệ các hộ đánh giá
về sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước tới sức khỏe, sinh hoạt, sản xuất,
kinh tế giữa hộ thuần nông và hộ làm nghề tương đối giống nhau, điều này cho
thấy những thiệt hại do ô nhiễm môi trường nước gây ra rất lớn, ảnh hưởng tới tất
cả người dân sinh sống trên địa bàn làng nghề. Nhận định về nguồn gây ô nhiễm,
kết quả điều tra cho thấy nước thải từ hoạt động sản xuất nghề được người dân
coi là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường nước. Đáng lưu ý có tới
81,03% hộ làm nghề thừa nhận nước thải từ các cơ sở sản xuất nghề truyền thống
trong làng đã gây nên ô nhiễm môi trường nước.
78
Bảng 4.4. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
nước tại các làng nghề Bắc Ninh
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Hộ làm nghề Hộ thuần nông Trung bình
Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước đến sản xuất, sinh hoạt và sức khỏe
Sức khỏe 96,21 95,77 95,9
Sinh hoạt 78,28 64,08 68,2
Kinh tế 16,90 21,55 20,2
Sản xuất 25,52 24,93 25,1
Khác 1,38 0,99 1,1
Nguồn gây ô nhiễm
Nước thải sinh hoạt 40,00 38,59 39
Nước thải sản xuất nghề 81,03 72,25 74,8
Nước thải từ các khu công nghiệp 32,76 44,23 40,9
Khác 0,34 1,69 1,3
Các làng nghề ở Bắc Ninh nhìn chung có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất
thấp, thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu. Các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ tại cá khu dân
cư càng làm cho tình trạng ô nhiễm nước thải tại các làng nghề tiếp tục gia tăng.
Kết cấu hạ tầng nông thôn như đường, cống, rãnh thoát nước thải không đáp ứng
được nhu cầu phát triển sản xuất. Tại các làng nghề chế biến nông sản như Yên
Phụ, Khắc Niệm, nước thải từ các khâu lọc tách bã, tách bột đen của quá trình
sản xuất tinh bột từ sắn, dong riềng, nước thải từ quá trình chăn nuôi và giết mổ
được xả thẳng vào môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước sông Tào Khê và
hệ thống kênh mương dẫn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đối với
các xã khu vực xung quanh. Tại làng nghề sản xuất giấy Phong Khê, các cơ sở
sản xuất không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải khiến môi trường không khí bị ô
nhiễm nặng nề. Làng nghề sử dụng khối lượng nước lớn và phát sinh ra khối
lượng nước thải với nồng độ các chất gây ô nhiễm cao. Nước thải không qua hệ
thống xử lý là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sông Ngũ Huyện Khê. Nước
thải sinh hoạt từ các hộ gia đình cũng là một trong những nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường nước ở các làng nghề. Có khoảng 39% người được phỏng vấn
cho rằng nước thải sinh hoạt chưa được xử lý đã xả ra môi trường là một trong
79
những yếu tố khiến chất lượng nước ở đây bị suy giảm. Nước thải sinh hoạt là
loại hình nước thải lớn tại Việt Nam ở hầu hết các vùng đô thị và nông thôn. Ở
các làng nghề tỉnh Bắc Ninh, nước thải sinh hoạt được phát sinh với khối lượng
lớn hơn nhiều so với các làng không sản xuất nghề. Do các làng nghề thu hút một
lượng lớn lao động từ các địa phương khác tới sinh sống và sản xuất. Ở khu vực
đô thị, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trung bình 120 lít/người/ngày, ở khu
vực nông thôn lượng phát sinh trung bình 80 lít/người/ngày. Tại Bắc Ninh, lượng
phát sinh trung bình của nước thải sinh hoạt lớn hơn rất nhiều, trung bình 151
lít/người/ngày (Tổng cục Môi trường, 2019). Áp lực dân số từ các làng nghề
khiến cho lượng nước thải phát sinh trên một đơn vị diện tích ở khu vực làng
nghề tỉnh Bắc Ninh lớn hơn nhiều so với các khu vực khác, dẫn tới tình trạng quá
tải của các hệ thống thoát nước và tiếp nhận nước thải. Các ao, hồ, kênh mương ở
khu vực làng nghề ô nhiễm do phải tiếp nhận lượng nước thải khổng lồ từ sản
xuất và sinh hoạt của người dân.
Đáng lo ngại, có 40,9% người được phỏng vấn nhận định rằng nước thải
từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh cũng góp phần
gây ô nhiễm. Đối với các khu công nghiệp, mặc dù đã có hệ thống xử lý nước
thải tập trung, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng đấu nối nước thải với
hệ thống này. Ví dụ tại KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn có 65 cơ sở đang hoạt động
sản xuất kinh doanh nhưng chỉ có 30 doanh nghiệp có biên bản thỏa thuận đấu
nối nước thải với công ty cổ phần công nghệ viễn thông Sài Gòn để thu gom
nước thải tập trung của KCN. Bên cạnh đó, nhiều cụm công nghiệp của tỉnh chưa
có hệ thống này. Theo kết quả phỏng vấn sâu người dân nơi đây, cả chục doanh
nghiệp sản xuất giấy thuộc cụm công nghiệp Phú Lâm xả thẳng nước thải ra sông
Ngũ huyện khê và sông Cầu, khiến cho cá chết la liệt, dạt trắng hai bên bờ sông.
Cụm công nghiệp Tiên Du cũng thường xuyên xả nước thải vào kênh mương
chạy qua các khu vực có dân cư sinh sống.
Kết quả phỏng vấn các hộ gia đình làm nghề cho thấy có tới 86,4% hộ
không có biện pháp nào để xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường. Một tỷ lệ
nhỏ các hộ (khoảng 13,4%) ở làng nghề chế biến nông sản sử dụng các biện pháp
như tái sử dụng chất thải sản xuất cho hoạt động nông nghiệp. Phần lớn người
được phỏng vấn cho rằng nước thải từ hoạt động sản xuất nghề đã gây nên ô
80
nhiễm môi trường nước, nhưng chỉ có 11% hộ sản xuất phải nhận những phàn
nàn, kêu ca từ các hộ gia đình khác. Để giải quyết các mâu thuẫn này, các hộ đã
thông qua trao đổi hoặc xây dựng đường ống xả thải riêng. Chúng ta có thể giải
thích điều này thông qua văn hóa làng xã của Việt Nam cũng như việc các hoạt
động sản xuất nghề truyền thống đã có hàng ngàn năm nay.
Như vậy, có thể thấy người dân tại các làng nghề đều xác định, nhận thức
được các tác nhân gây nên ô nhiễm môi trường nước. Tuy nhiên, hoạt động sản
xuất nghề đã có từ hàng chục năm đến hàng trăm năm nay, là một phần vô cùng
quan trọng trong truyền thống văn hóa, góp phần lớn vào kinh tế của người dân
làng nghề khiến cho người dân ở đây coi vấn đề ô nhiễm là tất yếu của sản xuất
nghề và chấp nhận sống cùng ô nhiễm.
4.1.4. Quan điểm của người dân về sự cần thiết cải thiện chất lượng môi
trường nước tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh
Quan điểm của người dân về vấn đề môi trường là chủ đề đã được nhiều
nghiên cứu trước đây khẳng định. Báo cáo chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành
chính công cấp tỉnh ở Việt nam (PAPI) 2016 của CECODES, VFF-CRT, RTA &
UNDP (2017) cho thấy ngày càng có nhiều người quan tâm tới môi trường hơn
những năm trước. Báo cáo này cũng khẳng định vấn đề bảo vệ môi trường là vấn
đề hệ trọng thứ hai sau vấn đề đói nghèo. Khi phân tích quan điểm của người dân
về bảo vệ môi trường theo đặc điểm nhân khẩu học, trình độ học vấn là yếu tố
quyết định nhiều nhất. Báo cáo này chỉ rõ, nhóm dân cư có trình độ học vấn cao
hơn quan ngại về điều kiện môi trường nhiều hơn và đây cũng là nhóm bày tỏ sự
sẵn sàng đánh đổi tăng trưởng kinh tế để bảo vệ môi trường tốt hơn. Trong các
vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nước và không khí là hai vấn đề ô nhiễm
đáng quan ngại nhất. Từ những kết quả chung đó, trong nghiên cứu này, tác giả
đã tiến hành phân tích quan điểm của người dân về cải thiện chất lượng môi
trường nước theo yếu tố trình độ học vấn của người được phỏng vấn. Kết quả
nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho thấy, hầu hết người dân nhận biết
được những ảnh hưởng của môi trường nước bị ô nhiễm tới sức khỏe, đời sống
cũng như hoạt động sản xuất của gia đình họ.
81
Bảng 4.5. Quan điểm của người dân về sự cần thiết cải thiện chất lượng môi
trường nước bị ô nhiễm
Quan điểm
TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
Dưới THPT THPT TC/CĐ ĐH/trên ĐH
Số lượng
(hộ)
%
Số lượng
(hộ)
%
Số lượng
(hộ)
%
Số lượng
(hộ)
%
1. Tầm quan trọng của xử lý nước thải
Rất quan trọng 358 62,5 228 74 47 77 45 76
Quan trọng 211 36,8 78 25 14 22 13 22
Không quan trọng 3 0,52 1 0,3 0 0,0 1 1,7
2. Đánh đổi giữa phát triển kinh tế và chất lượng môi trường nước
Đồng ý 201 35,1 57 18,6 7 11,5 7 11,7
Không đồng ý 371 64,9 250 81,4 54 88,5 53 88,3
3. Hy sinh một phần thu nhập để cải thiện môi trường nước
Đồng ý 548 96,1 299 97,4 61 100 58 96,7
Không đồng ý 22 3,9 8 2,6 0 0 2 3,3
4. Các hộ sản xuất nên trả phí cao hơn
Đồng ý 447 78,1 252 82,1 42 68,9 39 65
Không đồng ý 125 21,9 55 17,9 19 31,1 21 35
5. Chính sách hữu ích để nâng cao môi trường nước là chính sách của
Trung ương 108 18,9 44 14,6 9 15 13 22
Tỉnh 179 31,4 79 26,2 11 18,3 12 20,3
Huyện 181 31,7 148 49 37 61,7 28 47,5
Hương ước làng 103 18 31 10,2 3 5 6 10,2
6. Việc thu phí từ các hộ gia đình nên thông qua
Các tổ chức xã hội 165 28,85 48 15,64 10 16,39 15 25
Hóa đơn nước 312 54,55 213 69,38 44 72,13 32 53,3
Hóa đơn điện 94 16,43 46 14,98 7 11,48 12 20
Khác 1 0,17 0 0 0 0 1 1,7
Nhận thức được những mối nguy hại từ ô nhiễm môi trường nước, dân cư
sống trong khu vực làng nghề đều thấy được tầm quan trọng của việc cải thiện
chất lượng nước. Mặc dù quan điểm của họ về việc nâng cao chất lượng nước
82
không giống nhau, nhưng có thể thấy người dân có nhu cầu về cải thiện chất
lượng môi trường nước hiện tại.Như đã phân tích ở trên, hầu hết người dân đều
nhận diện được tác hại của ô nhiễm môi trường nước. Nhưng, hoạt động sản xuất
nghề đã giải quyết công việc cho hàng chục nghìn lao động trong và ngoài tỉnh,
góp phần tăng thu nhập. Để thấy rõ được mối quan hệ giữa quan điểm trong việc
đánh đổi giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, và trình độ học vấn như
thế nào, các tiêu chí phân tích được thể hiện ở bảng 4.5.
Kết quả điều tra khá tương đồng với Báo cáo chỉ số Hiệu quả Quản trị và
Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2016. Cụ thể: Khi đưa ra quan
điểm đánh đổi giữa phát triển kinh tế và chất lượng môi trường nước thì tỷ lệ
người có trình độ học vấn cao hơn (trình độ Trung cấp/Cao đẳng (TC/CĐ) và Đại
học/trên ĐH (ĐH/trên ĐH) không đồng ý đánh đổi là trên 88% cao hơn so với tỷ
lệ người có trình độ học vấn thấp hơn nhưng không đồng ý với quan điểm đó.Bên
cạnh đó, khi được hỏi về tầm quan trọng của xử lý nước thải thì tỷ lệ người có
trình độ học vấn cao đánh giá việc xử lý nước thải là rất quan trọng cao hơn so
với tỷ lệ người có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông (THPT). Tỷ lệ
người sẵn sàng hy sinh một phần thu nhập để cải thiện chất lượng môi trường
nước trong các làng nghề rất cao (trên 96%) và tương đối giống nhau giữa các
nhóm đáp viện có trình độ học vấn khác nhau. Điều này cho thấy nhu cầu cải
thiện chất lượng nước tại các địa bàn nghiên cứu là rất lớn. Thực tế, mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường luôn là bài toán khó giải, nhất là
trong điều kiện các làng nghề. Tại cuộc họp thường niên lần thứ 67 của Hiệp hội
Kinh tế châu Mỹ vào tháng 12/1954, Simon Kuznets lần đầu tiên giới thiệu về
khái niệm đường cong Kuznets, mô tả mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và vấn
đề bất bình đẳng thu nhập. Đến năm 1991, đường cong Kunets trở thành phương
tiện để mô tả mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và thu nhập đầu người
theo thời gian. Nhiều bằng chứng cho thấy, mức độ suy thoái môi trường và mức
thu nhập đầu người cũng tuân theo quy luật đường cong U ngược Kuznets: suy
thoái môi trường gia tăng trong các giai đoạn đầu của phát triển, nhưng cuối cùng
sẽ đạt đến đỉnh hay ngưỡng chuyển đổi và bắt đầu giảm khi thu nhập vượt một
mức nào đó. Đối với các làng nghề, logic này cũng khá dễ hiểu. Vào thời kỳ đầu
của quá trình phát triển các làng nghề, ô nhiễm môi trường gia tăng một cách
nhanh chóng do người dân đặt ưu tiên cao cho việc gia tăng năng suất đầu ra,
83
việc làm và thu nhập hơn là quan tâm tới không khí hay nguồn nước sạch. Khi
các làng nghề phát triển tới một mức nào đó, thu nhập của người dân gia tăng,
mối quan tâm của người dân lúc này nghiêng về sức khỏe, môi trường và các giá
trị khác của cuộc sống. Đồng thời, các cơ quan thi hành cũng trở nên nghiêm
khắc hơn, các chính sách môi trường, luật pháp hoạt động hiệu quả hơn; các công
nghệ sạch, công nghệ tiên tiến được áp dụng tạo điều kiện để cải thiện môi
trường làng nghề. Như vậy, theo lý thuyết sự tăng ô nhiễm môi trường là điều
không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế. Tuy nhiên sẽ rất
nguy hiểm nếu người làm chính sách coi ô nhiễm môi trường không phải là vấn
đề bởi nó sẽ được phục hồi theo đúng đường cong Kuznets. Bởi sự phục hồi của
chất lượng môi trường có xảy ra hay không, nhanh hay chậm phụ thuộc vào hành
động của con người. Trong trường hợp các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh, thông
qua những phản hổi của người dân, đặc biệt là sự sẵn sàng đánh đổi giữa phát
triển kinh tế và ô nhiễm môi trường có thể nhận thấy người dân đã nhận thức về
giá trị môi trường bên cạnh những giá trị kinh tế mà phát triển làng nghề đem lại.
Điều này cũng đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách cần phải đưa ra
quyết sách nhanh chóng, đúng đắn trong việc điều phối nguồn ngân sách tăng
lên, nâng cao năng lực của hệ thống quản lý môi trường, nghiên cứu chuyển giao
và áp dụng công nghệ tiên tiến. Sự khác nhau về quan điểm trong bảo vệ môi
trường và phát triển kinh tế giữa nhóm chủ hộ có trình độ học vấn cao và nhóm
chủ hộ có trình độ học vấn t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_muc_san_long_chi_tra_cua_nguoi_dan_nham_c.pdf