Luận án Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại khu vực tây bắc Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .vi

DANH MỤC BẢNG . vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ.ix

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN ÁN . 1

1.1. Lý do lựa chọn đề tài . 1

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài . 2

1.2.1. Khái niệm và phân loại thông tin cứng - thông tin mềm . 3

1.2.2. Vai trò của hai loại thông tin đến quyết định cho vay của ngân hàng thương mại . 5

1.2.3. Vai trò của nhân viên tín dụng đến quyết định cho vay của ngân hàng . 9

1.2.4. Khoảng trống nghiên cứu . 11

1.3. Mục tiêu nghiên cứu . 13

1.4. Câu hỏi nghiên cứu . 13

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 13

1.6. Phương pháp và quy trình nghiên cứu . 14

1.6.1. Quy trình nghiên cứu của luận án . 14

1.6.2. Phương pháp nghiên cứu . 15

1.7. Các đóng góp của luận án . 18

1.7.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận . 18

1.7.2. Những đóng góp mới về mặt thực tiễn . 20

1.8. Bố cục luận án . 20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

QUYẾT ĐỊNH CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI . 23

2.1. Cơ sởlý thuyết vềQuyếtđịnh cho vayđối với khách hàng DNNVV tại các NHTM . 23

2.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa . 23

2.1.2. Cho vay DNNVV trong ngân hàng thương mại . 24

2.1.2. Khó khăn khi tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV . 30

2.1.3. Quy trình và Quyết định cho vay đối với DNNVV . 37

pdf203 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại khu vực tây bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục vụ cho quá trình ra quyết định cho vay DNNVV tác giả đã đưa ra hai nhóm thông tin là thông tin cứng và thông tin mềm gồm 15 nhân tố có được cho các đối tượng được phỏng vấn. Qua tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu 10 đối tượng thu được kết quả như sau: Thứ nhất, 100% các cán bộ tín dụng đều nhận định chỉ cần khách hàng thỏa mãn tiêu chí cơ bản: có mục đích vay hợp pháp, không nằm trong đối tượng bị cấm hay hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật, không vượt quá hạn mức cho vay theo cơ cấu ngành thì đều có khả năng tiếp cận được vốn vay của ngân hàng. Đồng thời,15 nhân tố định hướng đó được các đối tượng phỏng vấn phát triển thành 52 các thuộc tính thông tin cần thiết dựa trên thực tế hoạt động của ngân hàng, cảm nhận và kinh nghiệm của các đối tượng trong quá trình làm công tác cho vay đối với DNNVV. “Theo kinh nghiệm quản lý và thực tiễn trực tiếp liên quan đến bộ phận tín dụng khách hàng doanh nghiệp, thì trước tiên ngân hàng BIDV không phân loại DNNVV theo tiêu chí của luật doanh nghiệp Việt Nam hay ngân hàng thế giới đâu, mà có tiêu chí đánh giá xếp loại quy mô doanh nghiệp dựa theo từng loại hình kinh doanh 75 hoặc hình thức sở hữu. Thứ hai, 15 nhân tố đưa ra đều là các nhân tố mà yêu cầu các cán bộ tín dụng cần phải thu thập và là căn cứ để xếp loại doanh nghiệp theo quy chế xếp hạng tín nhiệm khách hàng được ban hành nội bộ. Thứ ba, khó có thể phân chia thành định tính và định hượng hay tài chính và phi tài chính, tùy theo quan điểm đánh giá của chính cán bộ tín dụng trực tiếp thu thập thông tin của khách hàng có nhiều mối quan hệ trong cuộc sống nên nhiều khi cán bộ tín dụng không áp đặt phải tuân thủ quy trình tín dụng hay xếp hạng tín nhiệm nội bộcó nhiều trường hợp khách hàng đặc biệt như doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với chỉnh phủ thì được ưu tiên về lãi suất, miễn giảm tài sản đảm bảo, được cho vay nhiều hơn quy định, hay cắt giảm các thủ tục khác nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp” Nguyễn Thế Dũng - Giám đốc BIDV chi nhánh tỉnh Sơn La “Có nhiều trường hợp đặc biệt chứ! Doanh nghiệp chỉ cần có các mối quan hệ tốt với chính phủ, tỉnh ủy hay ban giám đốc ngân hàng thì đều được hỗ trợ rất nhiều về các thủ tục thẩm định khác nhằm giải ngân nhanh chóng chứ chưa xét đến hiệu quả kinh doanh hay khả năng hoàn trả nợ. Nói đến các DNNVV ngày nay thì chủ trương của Chính phủ là thế chứ cũng không thay đổi được nhiều, vì theo xu thế suy thoái toàn cầu, cho DNNVV vay rủi ro lắm, nên quan trọng nhất phải có tài sản thế chấp là đất đai mới bàn đến kế hoạch kinh doanh, nếu không có tài sản thế chấp và không có các mối quan hệ thì 100% là không được giải ngân” Nguyễn Quốc Hưng - Giám đốc Vietinbank chi nhánh tỉnh Hòa Bình “Các tiêu chí trên đều quan trọng, nhưng quan trọng nhất là tình hình tài chính của doanh nghiệp, bởi vì gần như 100% đều là doanh nghiệp nhỏ nên nói đến hiểu biết của chủ doanh nghiệp hay triển vọng kinh doanhđều yếu kém, không có kinh nghiệp quản lý cũng như nắm bắt diễn biến của thị trườngnên cho vay đều rất rủi ro, chỉ khi có mối quan hệ đặc biệt hoặc có tài sản đảm bảo là đất đai thì mới vay được tiền ngân hàng ” Tạ Lan Hương - Cán bộ tín dụng BIDV chi nhánh tỉnh Sơn La “Theo anh thì hiện nay quy chế cho vay nội bộ của Vietinbank hay các NHTM khác đều đánh giá cao vai trò của các thông tin phi tài chính nhưng thực tế thì doanh nghiệp hay khách hàng cá nhân thì cứ phải có tài sản đảm bảo và mối quan hệ tốt với ngân hàng thì mới có thể nhận được khoản vay ngân hàng thà để tiền chết một chỗ chứ không bao giờ cho vay rủi ro mà không có tài sản đảm bảo” 76 Nguyễn Văn Thọ - Trưởng phòng tín dụng Vietinbank chi nhánh tỉnh Sơn La “ngân hàng của anh cũng sử dụng 15 chỉ tiêu trên để chấm điểm tín dụng của khách hàng, trọng số của chỉ tiêu phi tài chính luôn được đánh giá cao hơn trong quá trình tổng hợp điểm tín dụngquy trình tín dụng chặt chẽ trải qua rất nhiều phòng ban và kiểm soát khách quan nên chỉ cần có mục đích vay hợp pháp, sau đó xét đến việc không nằm trong các trường hợp bị hạn chế bởi pháp luật, không vượt quá hạn mức cho vay theo cơ cấu nghành, tình hình tài chính tốt và có tài sản đảm bảo thì chắc chắn được vay” Bùi Huy Quyền - Cán bộ tín dụng LienVietPostBank chi nhánh tỉnh Hòa Bình “chị thấy 15 chỉ tiêu trên còn chưa đủ so với quy chế cho vay ban hành nội bộ ngân hàng MBank đó, tuy nhiên các chỉ tiêu trên rất quan trọng và chị nhấn mạnh vào nhân tố tài chính của doanh nghiệp lành mạnh, đặc biệt là báo cáo tài chính được kiểm toán được đánh giá cao và dễ dàng được vay vốn hơn” Nguyễn Thị Lan - Cán bộ tín dụng MBank chi nhánh tỉnh Hòa Bình “Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp có ý tưởng rất hay và độc đáo, phương án kinh doanh khả thi và hiêu quả do các bạn trẻ có năng lực triển khai. Tuy nhiên, các bạn ý không có các mối quan hệ xã hội tốt, hơn nữa cũng không có các tài sản thế chấp thì ngân hàng không dám bỏ vốn ra” Nguyễn Văn Lâm - Cán bộ tín dụng Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên “mặc dù quy trình cấp tín dụng của ABBank rất chặt chẽ và khắt khe, tuy nhiên quyết định được cho vay hay không lại phụ thuộc phần lớn vào chính cán bộ thẩm định tín dụng, sẽ có những tư vấn và định hướng cho khách hàng biết cách tiếp cận khoản vay của ngân hàng, nên bảo doanh nghiệp khó vay thì cũng khó nhưng bảo dễ vay thì cũng dễ thôi mà” Nguyễn Thị Thu Hiền - Cán bộ tín dụng ABBank chi nhánh tỉnh Điện Biên “khi xem xét cho khách hàng vay hay không trước tiên là tư cách pháp nhân, mục đích vay hợp pháp, tiếp theo là phương án kinh doanh khả thi, tình hình tài chính và cuối cùng mới là tài sản thế chấp. Nếu doanh nghiệp có phương án kinh doanh khả thi thì ngân hàng sẵn sàng cho vay tín chấp, không cần tài sản đảm bảo, nhưng bù lại ngân hàng nâng mức lãi suất cho vay lên” 77 Nguyễn Văn Đồng - Cán bộ tín dụng Agribank chi nhánh tỉnh Lai Châu “vùng tây bắc thì toàn doanh nghiệp nhỏ nên không thể đòi hỏi được là kinh nghiệm quản lý hay là báo cáo tài chính kiểm toán đâu, cũng không hy vọng về tài sản thế chấp hay dự báo tình hình kinh doanh. Yếu tố quan trọng nhất trong quyết định được vay hay không chính là mối quan hệ của doanh nghiệp với chính quyền có tốt hay không. Nếu mối quan hệ tốt thì chẳng cần các nhân tố khác nữa, nếu mối quan hệ không tốt thì chắc chắn là doanh nghiệp không đảm bảo được các tiêu chí xếp hạng tín dụng thì không cần phải giải ngân nữa” Nguyễn Quang Huy - Cán bộ tín dụng Vietinbank chi nhánh tỉnh Lai Châu Thứ hai, kết quả nghiên cứu định tính của 10 cán bộ quản lý và cán bộ tín dụng của các NHTM trong tiểu vùng Tây Bắc có 100% người được hỏi đều đánh giá cao vai trò của thông tin cứng trong thu thập thông tin xếp hạng tín nhiệm khách hàng, có 40% người được hỏi nhắc đến vai trò của thông tin mềm và hé lộ về mạng lưới mối quan hệ giúp DNNVV dễ dàng tiếp cận khoản vay của ngân hàng hơn. Kết luận chung sau quá trình phỏng vấn sâu cho thấy về cơ bản mô hình nghiên cứu luận án đề xuất là phù hợp với bối cảnh và thực tiễn DNNVV không có nhiều sự khác biệt trong các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định cho vay khách hàng DNNVV của các NHTM tiểu vùng Tây Bắc. Sau khi tổng hợp và hiệu chỉnh lại mô hình và bảng khảo sát sơ bộ lần 1, tác giả tiếp tục gửi bảng khảo sát trực tiếp đến 20 cán bộ tín dụng tại các NHTM trên địa bàn nhằm thu thập phản hồi của các cán bộ tín dụng về quy cách trình bày, chất lượng thông tin, sự dễ hiểu của bảng hỏi. Sau đó tác giả điều chỉnh, hoàn thiện thang đo và bảng kháo sát sơ bộ lần 2, Đây là căn cứ thực tiễn để tác giả hoàn thiện bảng khảo sát chính thức để tiến hành điều tra trên số mẫu tổng thể. Như vậy, sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia thực tiễn về đánh giá tính khả thi của các nhân tố được tác giả đề xuất đưa vào mô hình nghiên cứu ban đầu: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng thương mại đối với khách hàng DNNVV tại khu vực tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam. Kết thúc quá trình nghiên cứu định tính tác giả chắt lọc đưa 8 nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng: nhân tố thông tin về doanh nghiệp; nhân tố thông tin về tài chính; nhân tố thông tin về tài sản thế chấp; nhân tố về lịch sử tín dụng; nhân tố về năng lực của chủ doanh nghiệp; nhân tố về tính cách chủ doanh nghiệp; nhân tố về sự tham gia mạng lưới xã hội; nhân tố thông tin về mối quan hệ cho vay với ngân hàng. 78 52 thuộc tính thông tin này được tác giả chia thành 8 nhóm chính là: Bảng 3.2: Kết quả của nghiên cứu định tính về các nhân tố được chắt lọc đưa vào mô hình nghiên cứu STT Đề xuất của mô hình nghiên cứu Kết quả nghiên cứu định tính Lý thuyết liên quan Kỳ vọng 1 Kế hoạch kinh doanh Đưa vào mô hình nghiên cứu Điều chỉnh lại tên nhân tố 1: Thông tin về doanh nghiệp Lý thuyết thông tin bất cân xứng Lý thuyết ứng dụng trong quản trị tín dụng ngân hàng Có ảnh hưởng 2 Mục đích kinh doanh 3 Sản phẩm, dịch vụ và tiềm năng, rủi ro (rủi ro kinh doanh) 4 Quy mô doanh nghiệp 5 Báo cáo tài chính Đưa vào mô hình nghiên cứu Điều chỉnh lại tên nhân tố 2: Thông tin về tài chính Lý thuyết thông tin bất cân xứng Lý thuyết ứng dụng trong quản trị tín dụng ngân hàng Lý thuyết về sự lựa chọn bất lợi của thị trường tín dụng Có ảnh hưởng 6 Tài sản thế chấp Đưa vào mô hình nghiên cứu Điều chỉnh lại tên nhân tố 3: Thông tin về tài sản thế chấp Lý thuyết thông tin bất cân xứng Lý thuyết ứng dụng trong quản trị tín dụng ngân hàng Lý thuyết rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng Có ảnh hưởng 7 Hồ sơ lịch sử tín dụng Đưa vào mô hình nghiên cứu Điều chỉnh lại tên nhân tố 4: Thông tin về lịch sử tín dụng Lý thuyết ứng dụng trong quản trị tín dụng ngân hàng Có ảnh hưởng 8 Niềm tin (năng lực và tính cách doanh nhân) Đưa vào mô hình nghiên cứu Điều chỉnh lại tên nhân tố 5: Thông tin về năng lực chủ doanh nghiệp Lý thuyết phán xét và cảm nhận trong ra quyết định Lý thuyết ứng dụng trong quản trị tín dụng ngân hàng Có ảnh hưởng 9 Hiểu biết của chủ doanh 79 STT Đề xuất của mô hình nghiên cứu Kết quả nghiên cứu định tính Lý thuyết liên quan Kỳ vọng nghiệp 10 Đặc điểm chủ sở hữu Đưa vào mô hình nghiên cứu Điều chỉnh lại tên nhân tố 6: Thông tin về tính cách chủ doanh nghiệp Lý thuyết thông tin bất cân xứng Lý thuyết ứng dụng trong quản trị tín dụng ngân hàng Có ảnh hưởng 11 Ý kiến bên thứ 3 12 Sự tham gia mạng lưới xã hội Đưa vào mô hình nghiên cứu Điều chỉnh lại tên nhân tố 7: Thông tin về sự tham gia mạng lưới xã hội của doanh nghiệp Lý thuyết thông tin bất cân xứng Lý thuyết ứng dụng trong quản trị tín dụng ngân hàng Lý thuyết vốn xã hội Có ảnh hưởng 13 Ngân hàng cho vay chính Đưa vào mô hình nghiên cứu Điều chỉnh lại tên nhân tố 8: Thông tin về mối quan hệ với ngân hàng Lý thuyết thông tin bất cân xứng Lý thuyết ứng dụng trong quản trị tín dụng ngân hàng Lý thuyết về sự lựa chọn bất lợi của thị trường tín dụng Lý thuyết vốn xã hội Có ảnh hưởng 14 Thời gian của các mối quan hệ 15 Số lượng sản phẩm ngân hàng Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 80 Sơ đồ 3.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với khách hàng DNNVV tại các NHTM khu vực tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam Nguồn: Tổng hợp của tác giả Giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau: Giả thuyết H1: Thông tin cứng và thông tin mềm được sử dụng đồng thời trong phê duyệt quyết định cho vay đối với khách hàng DNNVV tại các NHTM tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam Giả thuyết H2: Thông tin mềm có vai trò quan trọng hơn thông tin cứng trong quyết định cho vay của ngân hàng. Cụ thể 52 thuộc tính đã được tác giả xem xét tổng hợp và phát triển như sau: Bảng 3.3: Các thuộc tính nằm trong thông tin cứng Ký hiệu Thuộc tính Nguồn Thông tin về doanh nghiệp DN1 Quy mô của DNNVV Mason,Stark (2004); Petersen,MA.(2004; Petersen,Rajan(200); Berry et al. (1993); Uchida et al. (2006); Cole,Wolken(1995). Nguyen Anh Hoang (2014) DN2 Sự công nhận thương hiệu của DN DN3 Thông tin về các nguồn lực của DN DN4 Nguyên lý và hệ thống quản lý (chiến lược, cấu trúc, văn hóa, chính sách) DN5 Triển vọng kinh doanh (các sản phẩm và thị trường) DN6 Kế hoạch kinh doanh DN7 Thông tin về khách hàng, thị trường, nhà cung cấp Thông tin về tài chính TC1 Hệ thống và báo cáo kế toán rõ ràng và chuyên nghiệp Mason,Stark (2004); Uchida et al (2006). TC2 Doanh thu và lợi nhuận của DNVVN Thông tin phục vụ quyết định cho vay Quyết định cho vay Thông tin cứng: 1. Thông tin về doanh nghiệp 2. Thông tin về tài chính 3. Thông tin về tài sản thế chấp 4. Thông tin về lịch sử tín dụng Thông tin mềm: 5. Thông tin về năng lực của chủ doanh nghiệp 6. Thông tin về tính cách chủ doanh nghiệp 7. Thông tin về sự tham gia mạng lưới xã hội 8. Thông tin về mối quan hệ với ngân hàng H1 H2 81 Ký hiệu Thuộc tính Nguồn TC3 Tài sản và nguồn vốn của DNVVN Nguyen Anh Hoang (2014) TC4 Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền mặt TC5 Tỷ số cấu trúc vốn TC6 Tỷ số sinh lợi TC7 Tỷ số vận hành TC8 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thông tin về tài sản thế chấp TSTC1 Tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp ở DNNVV Uchida et al. (2006); Petersen,MA.(2004). Nguyen Anh Hoang (2014) TSTC2 Khả năng cầm cố thế chấp bất động sản của DNNVV TSTC3 Khả năng cầm cố các tài sản thế chấp hữu hình khác của DNNVV (khác với bất động sản) Thông tin về lịch sử tín dụng LSTD1 Thông tin tín dụng tích cực trong giao dịch với các ngân hàng Uchida et al. (2006); Berger,Udell (2006). Nguyen Anh Hoang (2014) LSTD2 Các loại và giá trị của vật thế chấp cho khoản vay trong quá khứ LSTD3 Thông tin tín dụng tiêu cực trong giao dịch với các ngân hàng LSTD4 Chủ sở hữu đã từng phá sản LSTD5 Thu nhập và các thông tin tài chính cá nhân khác của chủ sở hữu LSTD6 Bản ghi thanh toán tiện ích LSTD7 Phán quyết của toà án liên quan đến doanh nghiệp LSTD8 Những yêu cầu tín dụng từ những người cho vay khác. Nguồn: Tổng hợp của tác giả Bảng 3.4: Các thuộc tính nằm trong thông tin mềm Ký hiệu Thuộc tính Nguồn Thông tin về năng lực chủ doanh nghiệp NLCSH1 Chủ DN có nền tảng giáo dục Berry et al. (1993) ; Uchida et al. (2006); Ravina(2008); Petersen,MA.(2004); Petersen,Rajan(2002); Khung et al. (2001); NLCSH2 Chủ DN có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh NLCSH3 Chủ DN có kinh nghiệm trong quản lý NLCSH4 Chủ DN có khả năng lên kế hoạch NLCSH5 Chủ DN sử dụng công nghệ hiện đại vào quản lý kinh doanh 82 Ký hiệu Thuộc tính Nguồn NLCSH6 Chủ DN giỏi trong việc lựa chọn và quản lý nguồn tài nguyên cần thiết Ferrary (2003); Berger (1998); Berger,Udell (2002); Ajagbe (2013) Nguyen Anh Hoang (2014) NLCSH7 Chủ DN giỏi trong việc am hiểu biến đổi thị trường NLCSH8 Chủ DN tạo ấn tượng tích cực với ngân hàng thông qua việc chứng tỏ kiến thức và kĩ năng. Thông tin về tính cách của chủ doanh nghiệp TSCSH1 Chủ DN thể hiện sự tiếp thu tích cực với các thủ tục của ngân hàng Khung et al. (2001); Ferrary (2003); Berger (1998); Berger,Udell (2002); Ajagbe (2013) Nguyen Anh Hoang (2014) TSCSH2 Chủ DN được giới thiệu là liêm chính (từ bên thứ ba) TSCSH3 Chủ DN tự nguyện chia sẻ những thông tin chân thật và nhạy cảm với ngân hàng TSCSH4 Chủ DN có kinh nghiệm tốt khi làm việc với ngân hàng TSCSH5 Chủ DN thích ứng lợi ích của họ với lợi ích của các đối tác thương mại TSCSH6 Chủ DN chú ý đến nhu cầu của người lao động. TSCSH7 Chủ DN hoàn toàn thành thật trong quá trình đàm phán với đối tác thương mại TSCSH8 Chủ DN kiên định với hành động và quyết định của mình. Thông tin về sự tham gia mạng lưới xã hội của doanh nghiệp MLXH1 Chủ DN có mạng lưới cá nhân vững chắc với các ngân hàng và các cơ quan tài chính khác Berry et al. (1993) ; Uchida et al. (2006); Petersen(2004); Ferrary (2003); Berger, Udell (2002); Petersen,MA. (2004). Nguyen Anh Hoang (2014) MLXH2 Chủ DN có mạng lưới cá nhân vững chắc với các quan chức chính phủ MLXH3 Chủ DN có mạng lưới vững chắc với các doanh nhân ở doanh nghiệp khác MLXH4 Mối quan hệ với khách hàng MLXH5 Mối quan hệ với nhà cung cấp Thông tin về mối quan hệ với ngân hàng MQHNH1 Số năm chủ doanh nghiệp có mối quan hệ với ngân hàng Uchida et al. (2006) Nguyen Anh Hoang (2014) MQHNH2 Người sở hữu/doanh nghiệp từng vay từ ngân hàng của bạn MQHNH3 Người sở hữu/doanh nghiệp đồng thời dư nợ tại ngân hàng khác MQHNH4 Ngân hàng của bạn là ngân hàng chính của DNNVV MQHNH5 Số lượng sản phẩm mà nhà doanh nghiệp sử dụng tại ngân hàng của bạn Nguồn: Tổng hợp của tác giả 83 3.3. Nghiên cứu định lượng 3.3.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng là quá trình lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố thông qua việc sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh tế lượng hoặc toán học (Nguyễn Văn Thắng, 2013). Với mục tiêu nghiên cứu định lượng như trên, sau khi nghiên cứu định tính, từ mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ban đầu, để kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và tính chính xác của mô hình, tác giả tiến hành điều tra khảo sát thử nghiệm trên quy mô mẫu 100 CBTD và mẫu chính thức 570 CBTD cho vay DNNVV trong ngân hàng thương mại, sau đó những dữ liệu này được phân tích bằng Excel và phần mềm SPSS nhằm rút ra kết luận có căn cứ khoa học cao ủng hộ hay bác bỏ giả thuyết và mô hình nghiên cứu ban đầu. Cụ thể phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm: - Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’alpha >0,3 và phân tích EFA ở khảo sát sơ bộ, đề xuất bảng hỏi chính thức. - Thống kê mô tả về các nhân tố được đưa vào mô hình nghiên cứu ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng. - Kiểm định EFA tin cậy của thang đo chính thức - Xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng đối với DNNVV tiểu vùng Tây Bắc. - Sử dụng mô hình hồi quy để lượng hóa mối quan hệ của các nhân tố thông tin cứng và thông tin mềm có ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng. 3.3.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng Lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng Dựa trên đặc điểm của nghiên cứu và nội dung nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp khảo sát. Phương pháp khảo sát là dạng thiết kế để thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng, nhất là các thị trường chưa được phát triển, dữ liệu thứ cấp thường không có hoặc không đầy đủ, lạc hậu và độ tin cậy không cao (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Luận án kế thừa phương pháp nghiên cứu khảo sát nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của Nguyen Anh Hoang (2014). Xây dựng thang đo Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng có ba cách thức để có thang đo đó là: sử dụng các thang đo có sẵn; sử dụng thang đó có sẵn nhưng điều chỉnh lại cho phù hợp 84 với bối cảnh nghiên cứu; xây dựng thang đo mới. Tác giả nhận thấy những khái niệm trong mô hình lý thuyết, là những khái niệm đã có sẵn, tác gải sử dụng lại các thang đo kế thừa từ các nghiên cứu trước và điều chỉnh lại cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam thông qua các ý kiến từ phỏng vấn sâu. Cấp độ thang đo Likert với 5 mức độ là phù hợp để đo lường đánh giá của cán bộ tín dụng về mức độ quan trọng của các loại thông tin đến quyết định cho vay của ngân hàng (kế thừa nghiên cứu của Nguyen Anh Hoang, 2014): Rất không quan trọng Không quan trọng Không có ý kiến Quan trọng Rất quan trọng 1 2 3 4 5 Cấp độ thang đo Likert với 5 mức độ là phù hợp để đo lường đánh giá của cán bộ tín dụng về mức độ đáp ứng các yêu cầu thông tin của bản thân DNNVV (kế thừa nghiên cứu của Nguyen Anh Hoang, 2014): Đáp ứng rất ít Đáp ứng ít Không có ý kiến Đáp ứng nhiều Đáp ứng rất nhiều 1 2 3 4 5 Bảng khảo sát Bảng hỏi khảo sát là công cụ chủ yếu để thu thập dữ liệu phục vụ mục tiêu nghiên cứu của luận án. Bảng khảo sát định lượng của luận án gồm 2 phần chính: Phần A là các câu hỏi về đặc điểm đối tượng được khảo sát, thông tin chung liên quan đến đặc điểm và quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng, được gọi là biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu. Phần B là các câu hỏi liên quan đến mục tiêu kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Trong phần B bao gồm 8 câu hỏi nhỏ, Câu 1 là xem xét cảm nhận chủ quan của các cán bộ tín dụng ngân hàng về mức độ quan trọng của các loại thông tin trong quá trình đưa ra quyết định cho vay DNNVV. Câu 2 là đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng về mức độ đáp ứng các chỉ tiêu của DNNVV đối với yêu cầu về chất lượng thông tin cứng và thông tin mềm nêu trên. Câu 3 đến câu 7 nhằm khẳng định rõ hơn về mạng lưới mối quan hệ xã hội và mối quan hệ với ngân hàng xin vay vốn của bản thân DNNVV. Các câu hỏi từ Câu 3 đến Câu 7 là biểu thị của các nhân tố ảnh hưởng, là biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Câu 8 là câu hỏi biểu thị kết quả của biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu, nhằm trả lời mối tương quan giữa các tiêu chí quan trọng mà ngân hàng đặt ra có 85 tương ứng với mức độ đáp ứng của DNNVV hay không. Nếu DNNVV đáp ứng được các tiêu chí trên thì chấp nhận cho vay, và ngược lại sẽ bị từ chối cho vay. Biến kiểm soát Phần A gồm các câu hỏi liên quan đến đặc điểm nhân khẩu học và các đặc điểm cơ bản khi làm thủ tục cho vay vốn của các cán bộ tín dụng. Bao gồm: Tuổi: là biến có thang đo tỷ lệ, cho biết độ tuổi của CBTD được khảo sát. Giới tính: Là một biến định danh nhị phân, sẽ nhận giá trị 1 nếu cán bộ tín dụng là Nam và nhận giá trị 0 nếu là Nữ. Trình độ: là một biến định danh phân loại dựa vào trình độ học vấn của chính cán bộ tín dụng được hỏi: Chứng chỉ hoặc Cử nhân hoặc Thạc sỹ hoặc Tiến sĩ. Chức vụ: là một biến định danh phân loại dựa vào vị trí công việc hiện tại: Cán bộ tín dụng hay Quản lý tín dụng hay Giám đốc chi nhánh hoặc giữ chức vụ Khác. Kinh nghiệm: là biến tỷ lệ được đo bằng số năm hoạt động trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, nghiên cứu ngẫu nhiên đảm bảo số năm kinh nghiệm tối thiểu > 2 năm. DNNVV vay vốn hàng tháng: đây là biến tỷ lệ, thể hiện số lượng DNNVV được chính cán bộ tín dụng xem xét hồ sơ cho vay hàng tháng. Hôn nhân: Là một biến định danh nhị phân sẽ nhận giá trị 1 nếu Lập gia đình và 0 nếu Độc thân. Thời gian xử lý đơn vay tiền: đây là một biến tỷ lệ thể hiện số ngày trung bình cán bộ tín dụng xử lý hồ sơ vay vốn của DNNVV. Biến độc lập Từ tổng quan nghiên cứu và phần nghiên cứu định tính phỏng vấn chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của NHTM, tác giả triển khai 52 chỉ báo đo lường 08 biến độc lập. Biến độc lập thể hiện trong phần B từ Câu 1 đến hết Câu 7 Câu 1: dùng để khảo sát các cán bộ tín dụng cho ý kiến về mức độ tin cậy và quan trọng của các thông tin ảnh hưởng đến quyết định cho vay trong các hợp đồng vay gần nhất mà họ phụ trách thông qua thang đó Likert 5 điểm từ rất không quan trọng đến rất quan trọng. Theo đó, các cán bộ tín dụng được hỏi sẽ xem xét đánh giá mức độ quan trọng của các loại thông tin trên cơ sở kinh nghiệm thu thập các thông tin về khách hàng 86 DNNVV để xếp hạng tín nhiệm nội bộ. Trong đó: 1 là rất không quan trọng - 2 là không quan trọng - 3 là không có ý kiến - 4 là quan trọng - 5 là rất quan trọng. Ví dụ: Bản thân cán bộ tín dụng nhận thấy khi cho vay DNNVV thì loại thông tin về quy mô DN là rất quan trọng, nhưng việc chủ DNNVV sử dụng IT vào quản lý thì không cần chú trọng thì cán bộ tín dụng sẽ lựa chọn như sau: Quy mô của DNVVN 1 2 3 4 5 Chủ DN sử dụng công nghệ hiện đại vào quản lý kinh doanh 1 2 3 4 5 Cụ thể các câu hỏi là 52 chỉ báo được thể hiện trong phần Phụ lục 1. Bảng 3.5: Tổng hợp 08 nhóm nhân tố sau nghiên cứu định tính Biến Chỉ báo Thông tin cứng Thông tin chung về DN DN1, DN2, DN3, DN4, DN5, DN6, DN7 Thông tin về tài chính TC1, TC2, TC3, TC4, TC5, TC6, TC7, TC8 Thông tin về tài sản thế chấp TSTC1, TSTC2, TSTC3 Thông tin về lịch sử tín dụng LSTD1, LSTD2, LSTD3, LSTD4, LSTD5, LSTD6, LSTD7, LSTD8 Thông tin mềm Thông tin về năng lực chủ DN NLCSH1, NLCSH2, NLCSH3, NLCSH4, NLCSH5, NLCSH6, NLCSH7, NLCSH8 Thông tin về tính cách chủ DN TCCSH1, TCCSH2, TCCSH3, TCCSH4, TCCSH5, TCCSH6, TCCSH7, TCCSH8 Thông tin về sự tham gia mạng lưới xã hội MLXH1, MLXH2, MLXH3, MLXH4, MLXH5 Thông tin về mối quan hệ với ngân hàng MQHNH1, MQHNH2, MQHNH3, MQHNH4, MQHNH5 Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả Bảng 3.6: Nhân tố ảnh hưởng, mã hóa câu hỏi và lựa chọn thang đo phù hợp Nhân tố Câu hỏi khảo sát Mã hóa Thang đo phù hợp Thông tin chung về DN Quy mô của DNVVN DN1 Likert 1-5 Sự công nhận thương hiệu của DN (danh tiếng) DN2 Thông tin về nguồn lực của DN DN3 Nguyên lý và hệ thống quản lý DN4 Triển vọng kinh doanh DN5 Kế hoạch kinh doanh DN6 Thông tin về khách hàng, thị trường, nhà cung cấp DN7 87 Nhân tố Câu hỏi khảo sát Mã hóa Thang đo phù hợp Thông ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_nhan_to_anh_huong_den_quyet_dinh_cho_vay.pdf
Tài liệu liên quan