Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Vai trò và những yếu tố cấu thành của thể dục thực dụng
nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục thể chất
4 4 5 8
1.1.1 Vai trò của thể dục thực dụng nghề nghiệp trong hệ thống giáo
dục thể chất
1.1.2 Những yếu tố cấu thành thể dục thực dụng nghề nghiệp
1.2. Đặc điểm giáo dục thể dục thực dụng nghề nghiệp đối với
sinh viên các trƣờng đại học có nghề nghiệp đặc thù
1.2.1
1.2.2.
Quá trình hình thành kiến thức thể dục thực dụng nghề nghiệp
Tác động của thể dục thể thao đối với hình thành kĩ năng nghề
Tác động của thể dục thể thao đối với hình thành kĩ năng
nghề
8
10
1.2.3 Tác động của thể dục thể thao với yếu tố tâm – sinh lý nghề 12
1.2.4 Tác động của thể dục thể thao đối với phát triển tố chất thể lực
nghề nghiệp
14
1.3. Đặc điểm môi trƣờng tự nhiên và điều kiện lao động trên
tàu viễn dƣơng
151.3.1 Đặc điểm môi trường tự nhiên trên biển 15
1.3.2 Điều kiện lao động trên tàu vận tải biển viễn dương 17
1.4. Sinh lý lao động và phòng chống mệt mỏi 25
1.4.1 Sinh lý lao động 25
1.4.2 Mệt mỏi trong lao động 29
1.4.3
1.4.4
Cơ chế của mệt mỏi
Biểu hiện của mệt mỏi
29
31
1.4.5 Các biện pháp phòng chống mệt mỏi 32
1.5. Giáo dục thể chất góp phần đào nguồn nhân lực nghề đi
biển
33
1.5.1 Vị trí của thể dục thực dụng nghề nghiệp đối với chuẩn bị
nguồn nhân lực nghề đi biển
33
1.5.2 Nhiệm vụ và phương pháp chuẩn bị thể lực thực dụng nghề
nghiệp
35
1.6. Những công trình nghiên cứu liên quan 39
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC
NGHIÊN CỨU
44
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu 44
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 44
2.1.2 Khách thể nghiên cứu 44
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 44
2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 44
2.2.2 Phương pháp phỏng vấn 44
2.2.3 Phương pháp quan sát sư phạm 45
2.2.4 Phương pháp kiểm tra y sinh 45
2.2.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm 48
2.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 55
2.2.7 Phương pháp toán học thống kê 56
2.3 Tổ chức nghiên cứu 572.3.1 Địa điểm nghiên cứu 57
2.3.2 Kế hoạch nghiên cứu 57
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 59
3.1. Đánh giá thực trạng giáo dục thể chất và xây dựng tiêu
chuẩn phát triển thể chất chuyên biệt cho sinh viên Ngành
đi biển Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam
59
3.1.1 Thực trạng giáo dục thể chất và giáo dục thể lực nghề nghiệp
của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
59
3.1.2 Xây dựng tiêu chuẩn đánh thể lực sinh viên Ngành đi biển,
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
66
3.1.3 Đánh giá thực trạng phát triển thể chất sinh viên Ngành đi
biển, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam:
73
3.1.4 Xây dựng thang điểm và bảng điểm tổng hợp đánh giá thể lực
sinh viên Ngành đi biển, Trường Đại họcHàng hải Việt Nam.
76
3.1.5 Bàn luận mục tiêu 1 79
3.2 Lựa chọn và đánh giá hiệu quả ứng dụng nội dung giáo
dục thể chất chuyên biệt cho sinh viên Ngành đi biển,
Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam
90
3.2.1 Cở sở lý luận và thực tiễn 90
3.2.2 Cấu trúc nội dung học trình Bơi thực dụng và cứu đuối
và lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên biệt cho sinh
viên Ngành đi biển Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
97
3.2.3 Thực nghiệm đánh giá hiệu quả ứng dụng nội dung học trình
thể dục thực dụng nghề nghiệp và hệ thống bài tập
chuyên biệt phát triển thể lực sinh viên Ngành đi biển,
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
105
3.2.4 Bàn luận mục tiêu 2 112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 131
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
205 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu nội dung giáo dục thể chất chuyên biệt cho sinh viên ngành đi biển trường Đại học Hàng hải Việt Nam - Vũ Đức Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Xmin 248;
Khả năng bơi (m): Giá trị trung bình 42.04, độ lệch 37.7, hệ số biến
thiên 1.02, Xmax 40, Xmin 0.
Nếu so sánh thực trạng tố chất thể lực sinh viên Ngành đi biển với
Chuẩn đánh giá thể lực theo Quyết định số 53/2008/BGDĐT, trình bày ở
bảng 3.10, cho thấy: Lực bóp tay thuận (kG): Đạt tốt 31 sinh viên (21.53%),
số đạt 89 sinh viên (61.80%), số chưa đạt 24 sinh viên (16.67%); Nằm ngửa
gập bụng (lần/30 giây): Đạt tốt 39 sinh viên (27.08%), số đạt 88 sinh viên
(61.11%), số chưa đạt 17 sinh viên (11.81%); Bật xa tại chỗ (cm): Đạt tốt 41
sinh viên (28.47%), số đạt 71 sinh viên 49.31%), số chưa đạt 32 sinh viên
(22.22%); Chạy 30m XPC (giây): Đạt tốt 37 sinh viên (25.69%), số đạt 69
sinh viên (47.92%), số chưa đạt 38 sinh viên (26.39%); Chạy con thoi 4x10m
(giây): Đạt tốt 35 sinh viên (24.31%), số đạt 65 sinh viên (45.14%), số chưa
đạt 44 sinh viên (30.55%); Chạy 5 phút tuỳ sức (m): Đạt tốt 32 sinh viên
(32.61%), số đạt 91 sinh viên (52.71%), số chưa đạt 21 sinh viên (14.58%).
Đánh giá toàn diện trên cơ sở 4/6 chỉ tiêu theo QĐ53/2008/BGDĐT
cho thấy: Số sinh viên đạt trở lên là 118 sinh viên (81.94%); số chưa đạt 26
sinh viên (18.06%) .
Với tỷ lệ gần 20 sinh viên chưa đạt Chuẩn thể lực là một thực trạng
đáng báo động đối với yêu cầu của thể lực của nghề đặc thù.
Bảng 3.10. Kết quả thực trạng thể lực sinh viên Ngành đi biển Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam
so với Chuẩn đánh giá thể lực theo QĐ 53/2008/BGDĐT (n=144)
TT Các test
Phân loại
Tốt % Đạt %
Chƣa
đạt
%
1 Lực bóp tay thuận (kG) 31 21.53 89 61.80 24 16.67
2 Nằm ngửa gập bụng (số lần/30 gy) 39 27.08 88 61.11 17 11.81
3 Bật xa tại chỗ (cm) 41 28.47 71 49.31 32 22.22
4 Chạy 30m XPC (gy) 37 25.69 69 47.92 38 26.39
5 Chạy con thoi 4x10m (gy) 35 24.31 65 45.14 44 30.55
6 Chạy 5 phút tuỳ sức (m) 32 22.22 91 63.56 21 14.58
7 Đánh giá toàn diện 4/6 chỉ tiêu (1,3,5,6) 31 21.53 87 60.41 26 18.06
76
3.1.4. Xây dựng thang điểm và bảng điểm tổng hợp đánh giá thể lực
sinh viên Ngành đi biển Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Bước 1: Kiểm định tính phân bố chuẩn của các test đánh giá thể lực
sinh viên Ngành đi biển, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam:
Kiểm định tính phân bố chuẩn của kết quả kiểm tra các test đánh giá thể
lực sinh viên Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam, tiến hành xác định
tính phân bố chuẩn thông qua các chỉ số về hệ số biến sai (Cv), sai số tương
đối của số trung bình ().
Để kiểm định tính phân bố chuẩn của kết quả kiểm tra các test đánh giá
thể lực sinh viên Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam, sử dụng phương
pháp Shapyro - Winky để đánh giá sự phù hợp với phân phối chuẩn của các
tiêu chí dùng để xây dựng thang điểm.
Lập giả thiết Ho về sự phù hợp phân bố của tập hợp mẫu với phân bố
chuẩn. Đặt mức giá trị = 0.05.
Sử dụng phần mềm SPSS để xác định độ phân phối chuẩn của mẫu tại
menu Analyze - Descriptive Statistices – Frequencies [28].
Qua kết quả thu được từ menu Analyze - Descriptive Statistices -
Frequencies của phần mềm SPSS cho các giá trị của tham số trung bình
(mean), trung vị (mediane), độ xiên (skewness) và tham số Sig. (Significance)
[28]. Cho thấy, các giá trị trung bình và trung vị có khoảng cách gần bằng
nhau, chỉ số độ xiên đều dao động trong khoảng -1 đến +1, tham số Sig, tất cả
đều có giá trị lớn hơn mức ý nghĩa = 0.05.
Do vậy chấp nhận giả thiết Ho về sự phù hợp phân bố của tập hợp mẫu
với phân bố chuẩn, cụ thể:
Tất cả các test kiểm tra đánh giá thể lực sinh viên Ngành đi biển,
Trường ĐHHH Việt Nam đánh giá đều có kết quả tương đối tập trung Cv <
10%, sai số tương đối của số trung bình cộng đều nằm ở trong phạm vi cho
phép Wbảng = 0.
Kết quả kiểm định tính phân phối chuẩn tập hợp các tiêu chí đánh giá
thực trạng thể lực sinh viên Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam, trình
bày ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Kết quả kiểm định phân bố chuẩn các thông số tố chất thể lực sinh viên
Ngành đi biểnTrƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam– Nam (n = 144)
TT Test X
Trung vị
(Median)
Độ iên
(Skewness)
Xmax Xmin
Tố chất thể lực chung:
1 Lực bóp tay thuận (kG) 42.59 39.1 0.36 58.3 22.1
2 Lực bóp tay không thuận (kG) 41.39 35.9 0.23 57 20.6
3 Dẻo gập thân (cm) 8.17 9 0 20 0
4 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 gy) 18.17 18 -0.36 25 10
5 Nằm sấp chống đẩy tay (lần) 26.59 21 1.33 70 4
6 Bật xa tại chỗ (cm) 221.41 220 0 280 160
7 Chạy 30m XPC (gy) 4.96 4.92 0.51 6.09 4.09
8 Chạy con thoi 4x10m (gy) 10.42 10.35 0.68 12.48 8.88
9 Chạy 5 phút tuỳ sức (m) 987 990 -0.19 1127 874
10 Chạy 12 phút (m) 2016 1813 -0.02 2860 1025
Tố chất thể lực chuyên môn:
11 Vòng quay ly tâm (vòng) 8.09 7 0.57 11 4
12 Vòng quay lớn (vòng) 8.13 3 0.4 12 5
13 Chạy giàn thể lực (gy) 177 170 -0.1 248 90
14 Khả năng bơi (m) 42.04 30 1.59 62 0
77
Bước 2: Xây dựng thang điểm, bảng điểm đánh giá tổng hợp thể lực
sinh viên Ngành đi biển, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam:
Trong quá trình huấn luyện hoặc GDTC, các tiêu chuẩn đánh giá, phân
loại sự phát triển trình độ tập luyện hay sự phát triển thể lực sinh viên có ý nghĩa
quan trọng trong việc điều khiển qúa trình huấn luyện cho vận động viên và
GDTC cho sinh viên [17], [48].
Để có cơ sở xây dựng bộ công cụ đánh giá, nhiều công trình nghiên cứu
được các tác giả tiến hành phân loại theo quy tắc tắc 2 xích-ma (2δ), giá trị của
các test được phân thành 5 mức [17], [48]:
Tốt: > x + 2;
Khá: > x + 1 đến x + 2;
Trung bình: Từ x - 1 đến x + 1;
Yếu: < x - 1 đến x - 2;
Kém: < x - 2;
Với quy ước như sau [17], [48]:
Xếp loại Tốt Từ 9 đến 10 điểm
Xếp loại Khá Từ 7 đến < 9 điểm
Xếp loại TB Từ 5 đến < 7 điểm
Xếp loại Yếu Từ 3 đến < 5 điểm
Xếp loại Kém Từ 0 đến < 3 điểm
Trong thực tế nếu việc phân loại theo 5 mức, cùng với phân loại theo
bảng điểm có thể xảy ra mâu thuẫn về thang đo. Để nhất quán khi xây dựng bộ
công cụ đánh giá phát triển thể lực sinh viên Ngành đi biển Trường ĐHHH
Việt Nam trong khuôn khổ luận án, xây dựng bảng tính điểm cho từng chỉ tiêu
riêng rẽ căn cứ vào giá trị trung bình ( ) và độ lệch chuẩn () tiến hành tính
điểm theo thang độ C từng các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thể lực sinh viên
Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam.
Với những test mà kết quả lập test có số đo càng nhỏ càng tốt (thời gian)
thì sẽ xếp theo hướng ngược lại, trình bày ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Bảng điểm tố chất thể lực sinh viên
Ngành đi biển Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam
TT Test
Điểm
10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
Tố chất thể lực chung:
1 Lực bóp tay thuận (kG) > 53.99 53.99 50.55 47.11 43.67 40.2 36.8 33.4 29.9 < 29.91
2 Lực bóp tay không thuận (kG) > 49.97 49.97 46.53 43.08 39.64 36.2 32.8 29.3 25.9 < 25.86
3 Dẻo gập thân (cm) >18.35 18.35 15.81 13.26 10.72 8.17 5.63 4.08 0.30 < 0.30
4 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 gy) >25 23 21 19 17 15 13 11 9 < 9
5 Nằm sấp chống đẩy tay (lần) > 43 43 38 33 28 23 18 13 9 < 9
6 Bật xa tại chỗ (cm) > 261 261 251 241 231 221 211 201 191 < 191
7 Chạy 30m XPC (giây) 5.66
8 Chạy con thoi 4x10m (gy) 11.75
9 Chạy 5 phút tuỳ sức (m) >1114 1114 1084 10.54 1024 994 964 934 904 <874
10 Chạy 12 phút (m) > 2477 2477 2300 2123 1945 1769 1591 1414 1237 < 1236
Tố chất thể lực chuyên môn:
11 Vòng quay ly tâm (vòng) > 10 9 8 7 6 5 4 3 2 < 1
12 Vòng quay lớn (vòng) > 20 18 16 14 12 10 8 6 4 <2
13 Chạy giàn thể lực (gy) 237
14 Khả năng bơi (m) >130 130 115 100 85 70 55 40 25 <25
78
Bước 3: Xác định điểm tổng hợp đánh giá thể lực sinh viên Ngành đi
biển, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam:
Với 14 test được lựa chọn theo lý thuyết sẽ phản ánh từng mặt tương
đối độc lập của sự phát triển thể lực sinh viên Ngành đi biển Trường ĐHHH
Việt Nam. Vì vậy, ở mỗi sinh viên các mặt của sự phát triển thể lực không
giống nhau và không đồng nhất, có mặt mạnh hơn và có mặt yếu hơn.
Để đánh giá tổng hợp các mặt, phản ánh sự phát triển thể lực cần phải
có tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp, đáp ứng và tuân thủ quy luật bù trừ trong
sinh học. Từ xác định thang điểm đánh giá thực trạng thể lực sinh viên Ngành
đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam với các test riêng lẻ, cho phép xây dựng
bảng điểm tổng hợp đánh giá sự phát triển thể lực sinh viên Ngành đi biển,
Trường ĐHHH Việt Nam với: Tổng điểm tối đa là 140 điểm, tổng điểm tối
thiểu là 14 điểm. Việc xác định khoảng cách điểm đánh giá giữa các mức tính
như sau:
6.12
10
minmax
XX
(làm tròn là 12.5)
Khi đánh giá xếp loại tổng hợp thể lực sinh viên Ngành đi biển, Trường
ĐHHH Việt Nam, không tính tỷ trọng các yếu tố thành phần do quy luật bù
trừ. Khi so chiếu giữa thành tích thực tế với bảng điểm tổng hợp, sử dụng
phương pháp tiệm cận, nghĩa là thành tích gần với điểm nào thì được phép sử
dụng điểm đó làm điểm đánh giá. Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá
thể lực sinh viên Ngành đi biển, trình bày ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá thể lực sinh viên
Ngành đi biển, Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam
TT Xếp loại Điểm
1 Tốt > 126
2 Khá 101 - 126
3 Trung bình 76 - 100
4 Yếu 50 - 75
5 Kém < 50
79
3.1.5. Bàn luận mục tiêu 1
Về thực trạng giáo dục thể chất và thể thao của Trường Đại học Hàng
hải Việt Nam:
Đánh giá thực trạng GDTC và thể thao ở Trường ĐHHH Việt Nam đã
cho ta một bức tranh tổng thể như sau:
Trong những năm qua, thực hiện quan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước, công tác GDTC và Thể thao của Nhà trường đã đạt được
nhiều kết quả đáng khích lệ trên cả 2 lĩnh vực:
Thực hiện chương trình môn học GDTC và tổ chức các hoạt động thể thao
ngoại khóa cho sinh viên;
Theo hướng dạy cho sinh viên kiến thức, kỹ năng vận động để phát triển
thể chất và góp phần hình thành nhân cách, trong đó ưu tiên số một là sự vận
động thể lực tích cực của sinh viên trong mỗi giờ học.
Theo tinh thần Thông tư số 25/2015/BGDĐT [9], Chương trình môn học
GDTC của Trường ĐHHH Việt Nam bao gồm 7 nội dung: Điền kinh, bóng
chuyền, bơi ếch, bóng rổ, cầu lông, bóng đá và thể thao hàng hải. Mỗi khoa
học chọn 4/7 nội dung, với tổng quỹ thời gian vật chất là 120 tiết (4 tín chỉ),
30 tiết/học trình. Đối với đối với sinh viên các ngành kỹ thuật đều được tự
chọn, đáp ứng nhu cầu của sinh viên và điều kiện của Nhà trường. Riêng đối với
sinh viên Ngành đi biển được bố trí 2 tín chỉ bắt buộc là bơi và thể thao hàng hải
(chiếm 50% trong số 4 tín chỉ). Hình thức tổ chức và nội dung tập luyện TDTT
của sinh viên ngày càng đa dạng và dần đi vào nền nếp. Trong đó, hình thức
CLB TDTT trường học có tổ chức, có người hướng dẫn ngày càng được phát
triển. Nhiều nội dung tập luyện được đưa vào các hoạt động ngoại khoá. Các
điều kiện đảm bảo như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chấtvề cơ bản đáp ứng
nhu cầu của GDTC và thể thao của Nhà trường.
Tuy vậy, giờ nội khóa không được sắp xếp độc lập một buổi trong ngày
mà xen lẫn với các môn học khác. Vì vậy sự nỗ lực của sinh viên trong giờ học
80
không cao. Chương trình GDTC chưa có kiểm tra thể lực hàng năm cho sinh
viên.
Ngoài môn điền kinh, các môn còn lại như bóng chuyền, bóng rổ, bơi
lội, bóng đá, cầu lông, thể thao chuyên ngành đánh giá điểm đều dựa trên tiêu
chí kỹ thuật và ý thức học tập của sinh viên, thiếu những quy định bắt buộc về
thể lực.
Cần phải chú trọng cung cấp những tri thức, cơ sở khoa học về GDTC
để sinh viên có kiến thức sử dụng bài tập thể chất như một phương tiện
chuyên môn cơ bản để rèn luyện, phát triển, củng cố và nâng cao sức khỏe.
Với nhận thức còn nhiều sai lệch về TDTT và không có ý thức tự giác tập
luyện nên số lượng sinh viên tham gia ngoại khóa còn hạn chế.
Nội dung, phương pháp tổ chức GDTC chưa đáp ứng được các nhiệm
vụ của GDTC. Chỉ dừng lại ở mức độ trang bị cho sinh viên những kỹ năng
thực hiện một số môn thể thao ở mức đơn giản, thời gian tập luyện và thi đấu
không nhiều, kiến thức tiếp thu chưa vững, chưa hình thành kỹ năng kỹ xảo
cần thiết nên hiệu không cao.
Đặc biệt các nội dung (tín chỉ) thể dục thực dụng nghề nghiệp và bài
tập thể lực chuyên biệt đối với sinh viên Ngành đi biển chưa được coi trọng.
Vì vậy cần phải chú trọng cung cấp những tri thức, cơ sở khoa học về GDTC
chuyên biệt để sinh viên chuyên Ngành đi biển có kiến thức sử dụng bài tập
thể chất như một phương tiện chuyên môn cơ bản để rèn luyện, phát triển,
củng cố và nâng cao sức khỏe phục vụ trên biển.
Kết quả nghiên cứu về thực trạng giáo dục thể chất và thể thao của
Trường ĐHHH Việt Nam khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của một số
tác giả:
Nguyễn Gắng (2012), Nghiên cứu thực trạng tập luyện thể dục thể
thao của sinh viên trong các đơn vị thành viên Đại học Huế; Tiến hành phỏng
vấn 1433 SV trong các trường, khoa thành viên ĐH Huế. Kết quả cho thấy,
chỉ có có 301 SV trả lời “Luyện tập thường xuyên”, chiếm tỷ lệ 21,00%; 720
81
ý kiến cho rằng “Tập luyện không thường xuyên”, chiếm tỷ lệ 50.24%. Còn
lại 412 ý kiến trả lời hoàn toàn không tập luyện, chiếm tỷ lệ 28.75%; Bởi
nhiều lý do khác nhau như không có thời gian nhàn rỗi, không ham thích tập
luyện thể thao, bệnh lý... Các nguyên nhân làm ảnh hưởng việc tập luyện thể
dục, thể thao ngoại khóa hiện nay đối với sinh viên trong các đơn vị thành
viên Đại học Huế: Có 391 ý kiến cho rằng bản thân không có thời gian nhàn
rỗi do yêu cầu chương trình học tập quá nặng, chiếm tỷ lệ 27,28%. Do phải
làm bán thời gian 179 ý kiến, chiếm tỷ lệ 12,49%; Phải học thêm ngoại ngữ,
tin học hoặc bằng 2 có 376 ý kiến, chiếm tỷ lệ 26,24%. Thiếu hoặc không có
sân bãi, dụng cụ tập luyện là nguyên nhân có đến 587 ý kiến, chiếm tỷ lệ
40,96%. Phần lớn sinh viên cho rằng, sân bãi là một trong những điều kiện cơ
bản để có thể giúp họ tham gia hoạt động TDTT ngoại khoá.
Các nguyên nhân “Không ham thích” có 153 ý kiến, chiếm tỷ lệ
10,68%; “Chưa ham thích” có 130 ý kiến, chiếm tỷ lệ 9,07%. Đây là số sinh
viên không tập luyện TDTT ngoại khoá trong tổng 412 sinh viên hoàn toàn
“Không tập luyện”. Nguyên nhân “Không có tiền đóng học phí” có 280 ý
kiến, chiếm tỷ lệ 19,5. Ốm đau hoặc bệnh tật, song chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp là
5,79%. Chủ yếu là do dị tật bẩm sinh, một số có năng lực thể chất kém hoặc
mang các di chứng do bệnh lý hoặc tai nạn để lại.
Qua phân tích các kết quả trên, tác giả đã rút ra kết luận: Có rất nhiều
nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau làm cản trở việc tập luyện
TD,TT ngoại khoá đối với sinh viên Đại học Huế hiện nay như điều kiện
kinh tế gia đình hoăc muốn trãi nghiệm cuộc sống nên tham gia làm việc bán
thời gian. Các nguyên nhân chưa ham thích, không ham thích cũng là các lý
do có tỷ lệ không nhỏ (10,67%) và (9,07%). Áp lực của chương trình đào tạo,
tự trang bị thêm cho mình một số kiến thức cơ bản quan trọng khác như ngoại
ngữ, tin học hoặc học văn bằng 2 và thời tiết là các nguyên nhân có tỷ lệ
tương đối lớn. Đặc biệt thiếu hoặc không có sân bãi, cơ sở vật chất, chưa tổ
chức được CLB TDTT cơ sở là các nguyên nhân cơ bản làm cho sinh viên
82
việc tập luyện TDTT ngoại khoá còn hạn chế, tỷ lệ tập luyện TDTT thường
xuyên còn ở mức rất thấp [28].
Đánh giá thực trạng TDTT của sinh viên Tp. Hồ Chí Minh, tác giả
Nguyễn Đức Thành (2013), khi nghiên cứu xây dựng nội dung và hình thức tổ
chức hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên một số trường đại học ở Tp.
Hồ Chí Minh, chỉ ra: Sinh viên các trường đại học ở Tp. Hồ Chí Minh dành
thời gian đáng kể trong ngày để học các môn học khác, có khoảng 75% sinh
viên dành trung bình 6h/ngày trở lên để học tập các môn tự nhiên, xã hội.
Thực tế cũng cho thấy chuyên cần tập luyện của sinh viên các trường đại học
ở Tp. Hồ Chí Minh là khá thấp. Hay nói cách khác tình hình tập luyện TDTT
ngoại khoá nói chung là không thường xuyên, chưa trở thành thói quen tốt của
sinh viên khi có đến gần 70% chỉ thỉnh thoảng hoặc ít tập luyện. Đối tượng
sinh viên nữ còn tập ít thường xuyên hơn sinh viên nam. Số buổi tập luyện
trong tuần của sinh viên cũng quá ít với ưu thế chỉ tập 1 buổi/tuần (30.5%) và
thời lượng mỗi buổi tập <30 phút là chủ yếu (42.2%). Do khó khăn về sân bãi
là thực trạng của đa số các trường hiện nay nên phần đông sinh viên hiện đang
chọn địa điểm tập luyện là các nơi khác ngoài trường, nhất là các trường
ngoài công lập (62.3%), số sinh viên tập luyện trong khuôn viên sân trường
chiếm 22.6% và số sinh viêntập tại ký túc xá là 15.2% [61].
Cùng quan điểm trên, để xác định các nguyên nhân cơ bản làm hạn chế
hiệu quả hoạt động phong trào và chất lượng tập luyện TDTT ngoại khóa của
sinh viên trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội, tác giả Phùng Xuân Dũng
(2018), cũng chỉ ra, một số nguyên nhân: Thiếu cơ sở vật chất và giáo viên
hướng dẫn tập luyện ngoại khóa, các nội dung tập luyện chưa phù hợp, Hình
thức tập luyện chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên, đây sẽ là cơ sở để đề
tài lựa chọn các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT
ngoại khóa cho sinh viên trong nhà trường [22].
Về thực trạng phát triển hình thái, chức năng sinh viên Ngành đi biển,
Trường đại học Hàng hải Việt Nam:
83
Kết quả các chỉ số về chiều cao đứng của sinh viên Ngành đi biển là
167.58 ±5.42cm, cao hơn chiều cao trung bình của người Việt Nam
(163.44±4.46cm) [10]; xấp xỉ loại Tốt theo Tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể
chất người Việt Nam năm 2001 [16]; Vượt quy định của Bộ Y tế đối với sức
khoẻ của học viên, sinh viên làm việc trên tàu biển (≥164cm) [10].
Cân nặng của sinh viên Ngành đi biển là 59.57±9.56kg, cao hơn cân
nặng của người Việt Nam cùng độ tuổi (50.72±4.62kg); Thuộc loại Tốt theo
Tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể chất người Việt Nam năm 2001 [16]; Vượt
quy định của Bộ Y tế đối với sức khoẻ của học viên, sinh viên làm việc trên
tàu biển (≥50kg) [10]
Chỉ số Quetelet dùng thương số Nặng (g)/Cao (cm); Là tỷ lệ giữa cân
nặng và chiều cao của một người. Nói một cách khác chỉ số cho biết sức nặng
của một đơn vị chiều cao (cm) của một người.
Theo Quy định của Bộ y tế, thì phân loại chỉ số Quetelet của nam sinh
viên Nghề đi biển là 353.65±49.2, thuộc loại gày (Từ 290-360) [10].
Chỉ số BMI, phản ánh mức độ cân đối của khối cơ thể. Chỉ số BMI của
sinh viên Ngành đi biển là 21.08±2.73, cao hơn chỉ số BMI của người Việt
Nam cùng độ tuổi năm 2001 (19.55±1.77) và phù hợp với tiêu chuẩn Quy
định sức khoẻ của thuyền viên do Bộ Y tế ban hành (Từ 18,1 đên 25,0)
[10],[16].
Kết quả nghiên cứu khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Thị Hải Hà (2014), nghiên cứu điều kiện lao động sức khỏe và bệnh
tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm
2011-2012:
Đặc điểm thể lực của thuyền viên trong nghiên cứu thấy trọng lượng
của thuyền viên vận tải viễn dương cao hơn người lao động trên đất liền
khoảng 8 - 9 kg với P<0,05. Điều này chứng tỏ chế độ dinh dưỡng của thuyền
viên ngày càng được cải thiện một cách rõ rệt so với trước đây, nhất là tinh
bột và chất đạm trong khẩu phần ăn cao hơn lao động trên đất liền.
84
Do trọng lượng cơ thể thuyền viên tăng lên trong những năm gần đây là
nguyên nhân gây biến đổi chỉ số khối cơ thể (BMI); cho thấy chỉ số BMI của
thuyền viên làm việc trên tàu viễn dương cao hơn lao động trên đất liền
(22,58/19,81) với p<0,05. Kết quả phân loại chỉ số BMI của thuyền viên cho
thấy tỷ lệ thuyền viên thừa cân là 12,50 %, tiền béo phì là 10,83 %, béo phì là
14,34%, Số có thể trạng gầy chiếm 9,33 % [32].
Kết quả kiểm tra đánh giá chức năng sinh lí của sinh viên Ngành đi
biển cho thấy: Chỉ số mạch yên tĩnh (nhịp tim) của sinh viên Ngành đi biển là
84.28± 6.04 lần/phút, cao hơn Quy định của Bộ Y tế đối với thuyền viên (Từ
60-80 lần/phút) [10]. Chỉ số huyết áp tối đa 118.83±8.94mmHg và huyết áp
tối thiểu 79.72±3.1mmHg phù hợp quy định của Bộ Y tế (từ 100-130/50-
80mmHg) [10].
Chỉ số công năng tim của sinh viên Ngành đi biển là 14.12±3.1HW.
Nếu so với tiêu chuẩn quốc tế thì Chỉ số công năng tim của sinh viên Ngành
đi biển thuộc loại Kém (từ 11-15). Chỉ số công năng tim phản ánh khả năng
vận động của cơ thể, điều này cho thấy cần thiết chuẩn bị tốt hơn về phát triển
thể lực cho sinh viên Ngành đi biển thông qua quá trình giáo dục thể chất và
rèn luyện thể thao, trong đó có thể thao hàng hải [20].
Dung tích sống (DTS), nhằm đánh giá khả năng cung cấp oxy của bộ
máy hô hấp. DTS của mỗi người phụ thuộc vào dung tích phổi, khả năng giãn
nở của phổi khi hít vào, thở ra và cả sức mạnh của các cơ hô hấp. Kết quả
kiểm tra, cho thấy, chỉ số DTS trung bình của sinh viên Ngành đi biển là
4.29±3.41 lít, cao hơn chỉ số trung bình của người bình thường (3,5-4,0 lít)
[59].
Chỉ số dung tích sống tương đối, được tính bằng tỷ số giữa dung tích
sống trên trọng lượng cơ thể. Đối với nam trung bình 65-70ml/kg , nữ trung
bình 55 – 60ml/kg. DTS tương đối của sinh viên nam Ngành đi biển ở mức
trung bình (70.0±0.2ml).
85
Test Stange (nín thở khi hít vào), nghiệm pháp này cho thấy ở những
người mắc bệnh về tim mạch và phổi, thời gian nín thở giảm phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: Tính hưng phấn của trung khu hô hấp cường độ trao đổi chất , ý
chí và tính nghiêm túc của người thực nghiệm.
Trình độ chuyên môn càng cao, năng lực hoạt động yếm khí càng tốt thì
thời gian nín thở càng dài. Giá trị trung bình có sự dao động rất lớn giữa
người luyện tập thường xuyên và người không tập luyện cũng như giữa các
vận động viên chuyên sâu khác nhau. Vì thế test này thường chỉ được áp dụng
để đánh giá sự biến chuyển về năng lực yếm khí của mỗi cá nhân sau các giai
đoạn tập luyện.
Chỉ số nín thở đo được của sinh viên Ngành đi biển, trường ĐHHH
Việt Nam là 31.36±20.31gy, tương đương ở người khoẻ mạnh trung bình 30-
55 giây (Vận động viên từ 1 phút đến 2,5 phút). Như vậy chỉ số nín thở của
sinh viên Ngành đi biển thuộc người khoẻ mạnh [59].
Về thực trạng thể lực sinh viên ngành đi biển
Kết quả đánh giá thực trạng thể lực sinh viên Ngành đi biển, Trường
ĐHHH Việt Nam, thông qua các test, gồm: Lực bóp tay thuận (kG), Lực bóp
tay không thuận (kG), Dẻo gập thân (cm), Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây),
Nằm sấp chống đẩy tay (lần), Bật xa tại chỗ (cm), Chạy 30m XPC (giây),
Chạy con thoi 4x10m (gy), Chạy 5 phút tuỳ sức (m), Chạy 12 phút (m), Vòng
quay ly tâm (vòng/30 giây), Vòng quay lớn (vòng/30 giây), Chạy giàn thể lực
(giây), Khả năng bơi (m); Đã cung cấp các thông số về giá trị trung bình, độ
lệch, hệ số biến sai, sai số của số trung bìnhNhư vậy, các thông số về thực
trạng tố chất thể lực sinh viên Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam, là
một trong các cơ sở quan trọng cho phép sử dụng giá trị trung bình cộng và độ
lệch chuẩn ( x ) để xây dựng tiêu chuẩn thể lực sinh viên Ngành đi biển,
Trường ĐHHH Việt Nam.
Về quy trình xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực sinh viên Ngành đi
biển, Trường đại học Hàng hải Việt Nam.
86
Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực sinh viên Ngành đi biển,
Trường ĐHHH Việt Nam, dựa trên cơ sở lý thuyết về lập test. Theo đó, cơ sở
lý luận của test và lý thuyết đánh giá kết quả đo lường rất quan trọng đo lường
thể thao. Phép đo hoặc thử nghiệm được tiến hành với mục đích xác định
trạng thái hoặc khả năng của vận động viên gọi là test (test sư phạm, test tâm
lý). Không phải mọi phép đo đều có thể sử dụng làm test, mà chỉ có những
phép đo giải đáp được mọi yêu cầu chuyên biệt như sau mới được gọi là test.
Sự tiêu chuẩn hóa (phương pháp và điều kiện lập test đều như nhau
trong mọi trường hợp ứng dụng test); Có hệ thống đánh giá; Đủ độ tin cậy; Có
tính thông báo. Các test đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy và tính thông báo được
gọi là đủ phẩm chất. Quá trình thử nghiệm gọi là test giá trị thu được nhờ
phép đo là kết quả lập test. Ví dụ: chạy 100m là test, quá trình tiến hành chạy
và ghi chép thời gian là lập test, thời gian chạy là kết quả test. Các test trong
đó có nhiệm vụ vận động gọi là các test vận động. Các kết quả test này có thể
là thành tích vận động (thời gian khắc phục cự ly, số lần lặp lại giữa kết quả
các lần lập test gọi là độ biến thiên trong các nhóm (các lớp) [16].
Các nguyên nhân chính gây nên độ dao động này là: Biến đổi trạng thái
của các đối tượng thực nghiệm (sự mệt mỏi, động cơ, tập trung chú ý.); Sự
thay đổi điều kiện bên ngoài và dụng cụ đo lường không được chuẩn hóa
(nhiệt độ, giá, độ ẩm, thế hiệu dòng điện.), tức là những gì liên quan đến
thuật ngữ “sai số của phép đo”; Trạng thái mệt mỏi, sự thiếu thận trọng của
người tiến hành đo lường hoặc đánh giá; nhiều người đo nhưng phương pháp
đo không thống nhất; Sự thiếu hoàn thiện của kỹ thuật test. Khái niệm về kết
quả nguyên gốc của test là khái niệm trừu tượng, không thể đo lường được
trong thực nghiệm. Do vậy chúng ta phải sử dụng các phương án gián tiếp.
Để đánh giá độ tin cậy của test, thông thường người ta sử dụng phân
tích phương sai với hệ số tương quan bên trong các lớp (h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_noi_dung_giao_duc_the_chat_chuyen_biet_ch.pdf