Luận án Nghiên cứu phân loại các loài dơi thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus (Chiroptera: Vespertilionidae) ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam dựa trên đặc điểm hình thái, tiếng kêu siêu âm và di truyền phân tử - Nguyễn Văn Viết

MỞ ĐẦU . 1

Lý do chọn đề tài . 1

Mục tiêu của đề tài luận án . 2

Nội dung nghiên cứu của đề tài luận án. 3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án . 3

Những đóng góp mới của đề tài luận án . 3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 5

1.1. Khái quát nghiên cứu phân loại dơi trên thế giới . 5

1.1.1. Phân loại bộ Dơi (Chiroptera). 5

1.1.2. Phân loại giống Myotis và giống Pipistrellus . 12

1.2. Khái quát nghiên cứu dơi ở Việt Nam. 20

1.2.1. Lƣợc sử nghiên cứu. 20

1.2.2. Tình hình nghiên cứu tiếng kêu siêu âm và di truyền phân tử của các loài

dơi ở Việt Nam. 23

1.2.3. Nghiên cứu phân loại giống Myotis . 25

1.2.4. Nghiên cứu phân loại giống Pipistrellus. 29

CHƢƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 32

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 32

2.2. Dụng cụ, hóa chất và vật liệu nghiên cứu. 33

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu . 34

2.3.1. Phƣơng pháp thu mẫu . 34

2.3.2. Phƣơng pháp xử lí mẫu . 35

2.3.3. Phƣơng pháp ghi và phân tích tiếng kêu siêu âm. 39

2.3.4. Phƣơng pháp phân tích ADN. 40

CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN. 41

3.1. Thành phần loài dơi thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus ở khu vực

nghiên cứu. 41

3.2. Những loài dơi ghi nhận mới cho khu vực nghiên cứu và Việt Nam. 42

3.2.1. Loài Myotis altarium Thomas, 1911. 42

3.2.2. Dạng loài Myotis cf. montivagus. 47

3.2.3. Dạng loài Myotis cf. laniger . 54

3.3. Đặc điểm hình thái nhận dạng các loài thuộc giống Myotis và giống

Pipistrellus thuộc vùng nghiên cứu . 59

3.3.1. Đặc điểm hình thái ngoài . 593.3.2. Đặc điểm hình thái sọ và răng. 68

3.3.3. Đặc điểm sụn ngọc hành . 77

3.4. Đặc điểm tiếng kêu siêu âm của một số loài thuộc giống Myotis và giống

Pipistrellus ghi nhận đƣợc trong quá trình nghiên cứu . 79

3.4.1. Giống Myotis. 79

3.4.2. Giống Pipistrellus . 81

3.5. Đặc điểm di truyền phân tử. 83

3.6. Đặc điểm nhận dạng của các loài dơi thuộc giống Myotis và giống

Pipistrellus ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. 85

3.6.1. Myotis chinensis Tomes, 1857. . 85

3.6.2. Myotis pilosus Peters, 1869. 88

3.6.3. Myotis montivagus Dobson, 1874. 91

3.6.4. Myotis indochinensis Nguyen et al, 2013. . 94

3.6.5. Myotis annectans Dobson, 1871. . 96

3.6.6. Myotis muricola Gray, 1846. . 99

3.6.7. Myotis siligorensis Horsfield, 1855. . 102

3.6.8. Myotis laniger Peters, 1870. . 105

3.6.9. Myotis annamiticus Kruskop, Tsytsulina, 2001. 107

3.6.10. Myotis horsfieldii Temminck, 1840. 109

3.6.11. Myotis hasseltii Temminck, 1840. . 111

3.6.12. Pipistrellus paterculus Thomas, 1915. . 113

3.6.13. Pipistrellus abramus Temminck, 1840. 115

3.6.14. Pipistrellus tenuis Temminck, 1840. . 118

3.6.15. Pipistrellus coromandra Gray, 1838. . 120

3.6.16. Pipistrellus javanicus Gray, 1838. 122

3.7. Khóa định loại các loài thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus ở miền Bắc

Việt Nam. 125

3.7.1. Giống Myotis. 125

3.7.2. Giống Pipistrellus . 127

KẾT LUẬN . 128

KIẾN NGHỊ. 129

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 130

pdf190 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu phân loại các loài dơi thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus (Chiroptera: Vespertilionidae) ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam dựa trên đặc điểm hình thái, tiếng kêu siêu âm và di truyền phân tử - Nguyễn Văn Viết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
). Đƣờng gân giữa hộp sọ của những loài này nhô cao hơn một chút so với bề mặt của hộp sọ tạo thành gờ nổi mờ chạy từ eo gian ổ mắt xuống cuối hộp sọ. Khi gần đến cuối hộp sọ, gờ này chia làm 2 nhánh nhỏ, thẳng tạo thành gờ lampda nhỏ, hình tam giác ở cuối hộp sọ. Gờ này không phồng so với các mảnh sọ bên cạnh. Kiểu 4 xuất hiện ở những loài còn lại. Ở kiểu này, đƣờng gân giữa hộp sọ là một gờ nổi mờ không nhô cao từ eo gian ổ mắt giống với kiểu 1 và kiểu 3 mà chỉ nhô cao từ giữa hộp sọ, kéo dài gần đến cuối hộp sọ thì chia thành 2 nhánh dài. Ở loài M. muricola, hai nhánh này thẳng tạo thành gờ lambda hình tam giác lớn ở cuối hộp sọ với góc ở đỉnh tam giác khoảng 30o, gờ này không nhô cao hơn nhiều so với bề mặt sọ xung quanh (hình 3.13D). Ở các loài M. laniger, M. horsfieldii, M. hasseltii, gờ giữa hộp sọ cũng chia thành hai nhánh thẳng tạo thành gờ lambda hình tam giác với góc ở đỉnh tam giác rộng hơn (khoảng 45o) và phồng cao hơn so với gờ lambda ở loài M. muricola (hình 3.14E). Ở loài M. montivagus, gờ giữa chia thành hai nhánh gấp khúc nhẹ tạo thành gờ lambda có hình tháp cao hơn so với bề mặt hộp sọ xung quanh, phần thân tháp hình trụ còn đỉnh tháp hình tam giác (hình 3.14G). Ở 5 loài thuộc giống Pipistrellus, chúng tôi thấy hình dạng xƣơng gò má của chúng chỉ có dạng thẳng và dạng hơi lõm vào trong. Dạng lõm xuất hiện ở các loài P. javanicus, P. abramus, trong đó loài P. javanicus có xƣơng gò má lõm vào trong nhiều hơn loài P. abramus. Dạng thẳng xuất hiện ở các loài P. coromandra, P. tenuis, P. parterculus (hình 3.15). Về đƣờng gân giữa hộp sọ, hình dạng đƣờng này ở một số loài rất đặc trƣng và cũng có thể đƣợc sử dụng trong việc định loại. Ở loài P. coromandra, đƣờng gân giữa hộp sọ không phải là 1 gờ nổi mà là 1 dải lớn nhô cao hơn một chút so với bề mặt hộp sọ xung quanh, chạy từ eo gian ổ mắt đến hết hộp sọ. Dải này có dạng đồng hồ cát với hai đầu phình to và thắt lại ở giữa (hình 3.15B). Loài P. tenuis có bề mặt hộp sọ phồng cao làm cho đƣờng gân giữa hộp sọ hơi lõm xuống tạo thành dạng rãnh mờ giống với ở loài M. annamiticus (hình 3.15A). Đƣờng gân giữa hộp sọ của loài P. parterculus, P. abramus và P. javanicus đều có dạng gờ đơn nhô cao hơn bề mặt hộp sọ. Gờ đơn này có bề mặt xù xì chạy từ eo gian ổ mắt xuống cuối hộp sọ, khi đến gần cuối hộp sọ, đƣờng gân này chia thành 2 nhánh thẳng tạo thành gờ 73 lambda hình tam giác nhô cao hơn một chút so với bề mặt sọ xung quanh. Có thể phân biệt gờ giữa hộp sọ ở loài P. javanicus vì 2 đƣờng nhánh của gờ này dài hơn và tạo thành góc nhỏ hơn so với loài P. abramus và loài P. parterculus (hình 3.15C,D,E). Kết hợp đặc điểm xƣơng gò má cong vào trong của loài P. javanicus thì có thể dễ dàng phân biệt đƣợc loài này với loài P. abramus và loài P. parterculus. Nhƣ vậy, dựa vào hình dạng xƣơng gò má và đƣờng gân giữa hộp sọ, chúng tôi phân biệt đƣợc chắc chắn 3 loài thuộc giống Pipistrellus gồm P. coromandra, P. tenuis, P. javanicus. Hai loài P. paterculus và P. abramus có hình thái hộp sọ khá giống nhau nên muốn phân biệt đƣợc chúng phải dựa vào hình dạng mấu tai và một số đặc điểm khác. Hình 3.15. Hình thái mặt trên hộp sọ ở các loài thuộc giống Pipistrellus. Ghi chú: Hình A, B, C, D, E lần lƣợt là mặt trên hộp sọ của loài P. tenuis, P.coromandra, P. parterculus, P. abramus và P. javanicus. Ngoài hình dạng xƣơng gò má và gờ giữa hộp sọ, hình dạng mõm và lồi chẩm ở một số loài thuộc 2 giống này cũng khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi không sử dụng các đặc điểm này trong định loại mà chỉ mô tả chúng trong đặc điểm nhận dạng từng loài. 74 3.3.2.2. Đặc điểm hình thái răng Kết quả đo và phân tích các chỉ số về răng của 14 loài và dạng loài thuộc giống Myotis, 5 loài thuộc giống Pipistrellus đƣợc thể hiện ở bảng 3.13 và bảng 3.14. Bảng 3.13. Một số chỉ số về răng thuộc giống Myotis trong nghiên cứu này TT Loài n C 1 -C 1 M 3 -M 3 C 1 -M 3 C 1 -P 4 ML C1-M3 CPH 1 M. chinensis 6 6,574±0,119 9,722±0,199 9,102±1,936 4,467±0,310 18,45±0,436 10,61±0,275 6,997±0,242 6,32-6,68 9,34-9,94 4,75-10,18 4,11-4,82 17,72-18,92 10,04-10,86 6,69-7,43 2 M. pilosus 7 5,75±0,16 8,38±0,23 8,28±0,21 3,76±0,91 15,4±0,32 8,80±0,20 5,38±0,17 5,5-5,95 8,12-8,81 8,03-8,63 3-5,5 14,98-15,91 8,64-9,19 5,18-5,7 3 M. annectans 3 4,776±0,094 7,426±0,115 6,66±0,087 2,626±0,242 12,67±0,131 7,23±0,011 4,473±0,099 4,59-4,89 7,23-7,63 6,49-6,78 2,15-2,94 12,43-12,88 7,21-7,25 4,28-4,61 4 M. altarium 4 4,08±0,050 6,577±0,044 6,562±0,241 2,795±0,055 11,64±0,079 6,652±0,040 4,035±0,037 4,01-4,23 6,45-6,64 6,12-7,14 2,63-2,87 11,42-11,78 6,54-6,73 3,94-4,11 5 M. laniger 3 4,493±0,016 5,92±0,017 5,753±0,069 2,196±0,041 10,88±0,240 6,106±0,012 3,643±0,031 4,46-4,51 5,89-5,95 5,63-5,87 2,15-2,28 10,53-11,34 6,09-6,13 3,59-3,7 6 M.cf. laniger 4 3,347±0,150 5,292±0,236 5,087±0,314 1,737±0,254 9,755±0,545 5,322±0,321 2,925±0,196 2,91-3,59 4,59-5,59 4,15-5,48 1,06-2,15 8,24-10,84 4,36-5,7 2,37-3,28 7 M. annamiticus 32 3,071±0,049 4,732±0,047 4,398±0,048 1,743±0,053 8,441±0,078 4,600±0,053 2,675±0,052 2,44-3,84 4,26-5,45 4,08-5,52 1,44-2,9 7,05-9,95 4,18-5,81 2,36-3,85 8 M. horfieldii 8 3,497±0,112 5,32±0,137 5,093±0,140 2,217±0,100 10,24±0,317 5,518±0,160 3,08±0,102 2,93-4,12 4,54-5,87 4,25-5,54 1,57-2,43 8,25-11,02 4,48-5,9 2,5-3,42 9 M. motivagus 1 4,90 7,46 6,56 2,47 13,14 7,07 4,82 10 M. siligorensis 1 3,24 5,08 4,46 1,52 8,96 4,64 3,10 11 M. hasseltii 2 3,035±0,007 4,92±0,028 4,545±0,190 1,845±0,134 8,57±0,113 4,17±0,608 2,7±0,098 3,03-3,04 4,9-4,94 4,41-4,68 1,75-1,94 8,49-8,65 3,74-4,6 2,63-2,77 12 M. cf. motivagus 4 3,734±0,122 5,824±0,134 5,384±0,073 2,01±0,048 10,45±0,193 5,786±0,099 3,626±0,097 3,41-3,97 5,39-6,08 5,21-5,61 1,86-2,12 9,78-10,92 5,55-6,05 3,28-3,82 13 M. muricola 5 3,638±0,133 5,581±0,153 5,048±0,145 1,934±0,101 9,788±0,268 5,495±0,275 3,454±0,082 3,24-4,15 4,95-6,01 4,46-5,41 1,52-2,26 8,65-10,55 4,64-6,81 3,1-3,78 14 M. indochinensis 1 4,82 6,91 6,75 2,88 12,46 6,81 3,92 Ghi chú: n là số lƣợng mẫu thân phân tích; những thuật ngữ viết tắt C1-C1, M3-M3, C1-M3, C1-P4, ML, C1-M3, CPH đƣợc trình bày trong chƣơng II. Giá trị trong bảng đƣợc trình bày theo thứ tự: Trung vị ± Độ lệch chuẩn; Giá trị nhỏ nhất–Giá trị lớn nhất. 75 Bảng 3.14. Một số chỉ số về răng thuộc giống Pipistrellus trong nghiên cứu này TT Loài n C 1 -C 1 M 3 -M 3 C 1 -M 3 C 1 -P 4 ML C1-M3 CPH 1 P. javanicus 1 3,87 5,52 4,19 1,30 8,53 4,49 2,91 2 P. abramus 10 3,944±0,213 5,327±0,261 4,312±0,142 1,406±0,149 8,87±0,309 4,63±0,160 3,032±0,195 3,64-4,34 4,9-5,74 4,11-4,58 1,25-1,62 8,53-9,51 4,44-4,87 2,65-3,34 3 P. coromandra 2 3,96±0,07 5,30±0,10 4,18±0,04 1,38±0,09 8,54±0,24 4,46±0,13 3,02±0,36 3,91-4,01 5,23-5,38 4,15-4,22 1,32-1,45 8,37-8,72 4,37-4,56 2,76-3,28 4 P. parterculus 5 4,194±0,954 5,212±0,685 4,832±0,649 1,742±0,247 9,158±1,314 5,09±0,650 3,286±0,521 2,93-5,28 4,64-6,34 4,3-5,8 1,52-2,04 8,11-10,62 4,59-5,96 2,68-3,85 5 P. tenuis 10 3,78±0,34 5,00±0,40 4,28±0,16 1,54±0,20 8,44±0,33 4,50±0,17 2,99±0,43 3,09-4,22 4,28-5,48 3,95-4,53 1,17-1,78 7,96-9,01 4,18-4,73 2,41-3,95 Ghi chú: n là số lƣợng mẫu thân phân tích; những thuật ngữ viết tắt C1-C1, M3-M3, C1-M3, C1-P4, ML, C1-M3, CPH đƣợc trình bày trong chƣơng II. Giá trị trong bảng đƣợc trình bày theo thứ tự: Trung vị ± Độ lệch chuẩn; Giá trị nhỏ nhất–Giá trị lớn nhất. Ở giống Myotis, kết quả ở bảng 3.13 cho thấy loài M. chinensis, M. pilosus có các chỉ số về răng không trùng nhau và không trùng với các loài còn lại nên có thể đƣợc sử dụng làm căn cứ để phân biệt các loài này. Đối với 12 loài và dạng loài còn lại thuộc giống này, trong 4 loài có kích thƣớc cẳng tay từ 40-49 mm (trình bày ở mục 3.3.1.1), loài M. annectans có các chỉ số ML, C1-M3, CPH không trùng với các loài còn lại nên có thể đƣợc sử dụng để định loại chúng. Ở nhóm loài có cẳng tay từ 28 đến 39 mm (trình bày ở mục 3.3.1.1), chỉ có loài M. laniger có các chỉ số C 1 -C 1 , C 1 -M 3 , C1-M3 không trùng với các loài khác nên có thể đƣợc sử dụng để định loại chúng. Những chỉ số còn lại có giá trị trùng nhau nên không thể sử dụng để định loại chúng. Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy các chỉ số về răng của các loài thuộc giống Pipistrellus đều có giá trị trùng nhau nên không thể sử dụng chúng để định loại các loài thuộc giống này. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy tƣơng quan về chiều cao, diện tích đế chân răng và vị trí tƣơng đối giữa các răng ở hàm trên, hàm dƣới của một số loài thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus không giống nhau, có thể đƣợc sử dụng trong công tác định loại (bảng 3.15 và 3.16). Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy tất cả các loài thuộc giống Myotis đều có răng tiền hàm thứ 3 (P4 và P4) lớn hơn răng tiền hàm thứ nhất (P2 và P 2 ), tuy nhiên tƣơng quan về chiều cao giữa 2 răng này lại không giống nhau ở các loài và giữa hàm trên, hàm dƣới. 76 Bảng 3.15. Tƣơng quan về chiều cao giữa các răng thuộc hàm trên, hàm dƣới ở các loài thuộc giống Myotis trong nghiên cứu này. TT Loài Hàm dƣới Hàm trên 1 M. montivagus C>P4≈M>>P2≈3P3 C≈2P 4 >>P 2≈5P3,P4>M 2 M. annamitucus C≈P2<P4≈M, P2≈2P3 P 4 >C>P 2≈2P3, P4>M 3 M. annectans C>M, M≈P4≈2P2 C>P 4 , P 4≈10P2, P 4 >M 4 M. chinensis C>M, M≈P4≈2P2, P2≈2P3 C≈2P 4 >>P 2 , P 2≈P3, P 4≈M 5 M. hasseltii C≈P2P 4 >M>>P 2, P 2 =3P 3 , P 4 >M 6 M. horsfieldii C≈P4≈M≈1.5P2, P2≈3P3 C>P4>M>>P 2 , P 2≈2P3 7 M. indochinensis C≥M≥P4, P4≈2P2≈6P3 C>P 4 >>P 2 , P 2≈5P3, P 4 >M 8 M. laniger P4≈M>P 2 ,P 3 ,P 4 , P 4 <M,P 3≈1/5P2 9 M. muricola P4≈M<C≈1.5P2 , P2≈3P3, P3 C>P 4 >M, P 4 >>P 2 ,P 3 , P 2≈3P3 10 M. pilosus M≈P4<C,P4≈1.5P2≈3P3 M<P 4<C,C≈2P4 P 4 >>P 2 ,P 3 , P 3≈1/4P2 11 M. siligorensis P2≈C<M≈P4≈M,P2≈2P3 C≈P 4 >>M,P 2 , P 2≈2P3 12 M. altarium C>M>P4, P4≈1.5P2,P2≈1.5P3 C>P 4 >M, P 4 >>P 2 , P 2≈P3 13 M. cf. laniger C≈P4≈M≈1.5P2, P2≈2P3 C>P 4 >M, P 4 >>P 2 , P 2≈1.5P3 14 M. cf. montivagus M≈P4P 4 >>M,P 2 , P 2≈5P3 Ghi chú: Các kí hiệu “> , “>> , “< và “≈ lần lƣợt chỉ “lớn hơn , “lớn hơn nhiều , nhỏ hơn và “xấp xỉ . Bảng 3.16. Tƣơng quan về chiều cao giữa các răng thuộc hàm trên, hàm dƣới ở các loài thuộc giống Pipistrellus trong nghiên cứu này. TT Loài Hàm dƣới Hàm trên 1 P. abramus C>M≈ P4>P2,C≈1.5P2 C≈2P 4 , P 4 >>P 2 , P 4 >M 2 P. tenuis C>M≈ P4>P2, C≈1.5P2 C≈3P 4 , P 4 >>P 2 , P 4≈M 3 P. coromandra C>M≈ P4>P2, C≈2P2≈1.5P4 C≈3P 4 , P 4 >>P 2 , P 4≈M 4 P. parterculus C>M≈ P4>P2, C≈1.5P2 C≈3P 4 , P 4 >>P 2 , P 4 >M 5 P. javanicus C>M>P4>P2, C≈2P2 C≈2P 4 , P 4 >M>>P 2 Ghi chú: các kí hiệu “> , “>> và “≈ lần lƣợt chỉ “lớn hơn , “lớn hơn nhiều và “xấp xỉ 77 Ở hàm trên, qua nghiên cứu, chúng tôi thấy đa số các loài thuộc giống Myotis có răng P3 nằm trong hàng răng. Các loài M. chinensis, M. pilosus, M. cf. montivagsus có răng này hơi lệch vào mé trong, mép trong của răng vẫn thẳng hàng với mép các răng khác. Riêng ở loài M. montivagus, răng P3 rất nhỏ và mọc lệch hẳn vào phía trong hàng răng. Đây cũng là đặc điểm giúp phân biệt loài này với các loài có kích thƣớc tƣơng tự nhƣ M. annectans, M. indochinensis, M. altarium. Loài M. annectans có răng P3 tiêu biến, răng P2 không tiếp xúc với răng P4. Đây là đặc điểm đặc trƣng, giúp phân biệt loài này với các loài khác trong giống Myotis. Hầu hết các loài có răng P3 tiếp xúc với răng P4, nhƣng ở loài M. horsfieldii và loài M. indochinensis, 2 răng này lại không tiếp xúc với nhau. Về tƣơng quan răng nanh và răng tiền hàm P4, loài M. annamiticus và loài M. siligorensis lần lƣợt có chiều cao răng nanh nhỏ hơn hoặc bằng răng tiền hàm P4. Tất cả các loài còn lại thuộc giống Myotis trong nghiên cứu này có răng nanh cao hơn răng tiền hàm. Ở hàm dƣới, răng P3 và P4 của hầu hết các loài thuộc giống Myotis tiếp xúc với nhau. Hai răng này ở các loài M. horsfieldii, M. cf. laniger, M. altarium không tiếp xúc nhau mà nằm cách nhau một khoảng cách nhất định; răng nanh ở loài M. annamiticus, M. siligorensis, M. hasseltiicó chiều cao nhỏ hơn răng P4, loài M. horsfieldii, M. cf. montivagus có răng nanh bằng răng P4 về chiều cao, những loài còn lại thuộc giống này có răng nanh cao hơn răng P4. So với các loài khác thuộc giống Myotis, răng P2 ở loài M. annamiticus và loài M. hasseltii rất phát triển, chúng có chiều cao bằng chiều cao của răng nanh. Loài P. javanicus có răng hàm hàm dƣới cao hơn răng P4, 4 loài còn lại thuộc giống Pipistrellus trong nghiên cứu này đều có răng hàm và răng P4 cao bằng nhau. Loài P. javanicus còn đƣợc phân biệt với 4 loài còn lại bởi răng P2 không nằm trong hàng răng mà hơi lệch ra phía ngoài so với răng nanh và răng P4. Loài P. tenuis và P. coromandra có răng hàm hàm trên có độ cao bằng răng P4 trong khi 3 loài còn lại có răng hàm thấp hơn răng P4. Trong khi loài P. abramus và P. javinicus có răng P4 cao, bằng khoảng 1/2 chiều cao răng nanh thì ở các loài còn lại có P4 không phát triển, bằng khoảng 1/3 chiều cao răng nanh. Nhƣ vậy, nếu căn cứ vào đặc điểm sọ và răng có thể phân biệt đƣợc 5 loài thuộc giống Pipistrellus trong nghiên cứu này. 3.3.3. Đặc điểm sụn ngọc hành Do dƣơng vật và sụn ngọc hành của các loài thuộc giống Myotis ngắn, nhỏ và tƣơng đối giống nhau nên chúng tôi không dùng để định loại. Ngƣợc lại, chiều dài dƣơng vật và hình thái sụn ngọc hành của một số loài thuộc giống Pipistrellus rất đặc trƣng, có thể đƣợc sử dụng trong công tác định loại. Về chiều dài, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: loài P. parterculus 78 và P. abramus có dƣơng vật dài trên 10 mm, loài P. javanicus có chiều dài dƣơng vật từ 8-10 mm, hai loài còn lại gồm P. coromandra và P. tenuis có chiều dài dƣơng vật nhỏ hơn 8 mm. Kết quả này cũng tƣơng đồng với những mô tả của Kruskop (2013) [137]. Về hình thái sụn ngọc hành, kết quả nghiên cứu cho thấy 5 loài thuộc giống Pipistrellus trong nghiên cứu này có 4 kiểu hình thái (hình 3.16). Hình 3.16. Hình thái sụn ngọc hành của các loài P. abramus (A), P. paterculus (B), P. javanicus (C), P. tenuis và P. coromandra (D). Loài P. abramus và loài P. paterculus có sụn ngọc hành dài (khoảng 9 mm) với phần thân tròn, không có rãnh ở mặt bụng. Phần gốc có đƣờng kính lớn hơn phần đỉnh và không xẻ đôi thành hai mấu. Ở loài P. abramus, sụn ngọc hành cong đặc trƣng, phần đỉnh hơi xẻ đôi tạo thành 2 mấu ngắn, không rõ ràng (hình 3.16A). Ở loài P. paterculus, sụn ngọc hành thẳng, phần đỉnh xẻ đôi sâu hơn loài P. abramus, tạo thành 2 mấu dài, loe rộng có dạng chữ “V (hình 3.16B). Sụn ngọc hành của loài P. javanicus có kích thƣớc nhỏ (5-5.5 mm), có hình dạng chiếc kẹp tóc với phần thân thẳng, phần gốc và phần đỉnh cong về phía mặt bụng. Cả phần gốc và phần đỉnh đều xẻ đôi sâu tạo thành 2 mấu dài hình chữ “V , trong đó phần gốc xẻ đôi sâu hơn và 2 mấu loe rộng hơn so với phần đỉnh. Mặt bụng hơi lõm xuống tạo thành rãnh, phía gốc và đỉnh lõm nhiều hơn phần giữa (hình 3.16C). Sụn ngọc hành của loài P. coromandra và loài P. tenuis có kích thƣớc rất nhỏ (4-4.5 mm) và hình thái giống nhau (hình 316D). Phần gốc hơi cong về phía mặt lƣng và lớn hơn nhiều so với phần đỉnh, phần đỉnh hơi cong về phía mặt bụng. Cả phần A B C D Mặt bên Mặt lƣng Mặt bụng 79 gốc và phần đỉnh đều xẻ đôi tạo thành 2 mấu, trong đó mấu ở phần đỉnh nhọn hơn và loe rộng hơn so với phần gốc. Phần thân hơi cong và hơi xẻ rãnh ở mặt bụng. Hình thái sụn ngọc hành của các loài này khá tƣơng đồng với hình thái sụn ngọc hành của các loài tƣơng ứng đƣợc mô tả bởi Hill và Harrison (1987) [109]. 3.4. Đặc điểm tiếng kêu siêu m của một số loài thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus ghi nhận đƣợc trong quá trình nghiên cứu 3.4.1. Giống Myotis Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận đƣợc tiếng kêu siêu âm của 4 loài thuộc giống Myotis gồm M. chinensis, M. siligorensis, M. pilosus và M. muricola. Đồ thị tiếng kêu siêu âm của 4 loài này đƣợc thể hiện ở hình 3.17. Hình 3.17. Đồ thị tiếng kêu siêu âm của loài M. chinensis (A), M. siligorensis (B), M. pilosus (C, D), và M. muricola (E, F) ghi nhận đƣợc trong quá trình nghiên cứu. Ghi chú: Trục tung chỉ tần số (kHz), trục hoành chỉ thời gian (ms); hình A, B, C do Đào Nhân Lợi cung cấp, hình D, E, F do Vũ Đình Thống cung cấp. A B C D D E 80 Căn cứu vào đồ thị trên, chúng tôi thấy tiếng kêu của cả 3 loài gồm M. chinensis, M. pilosus, M. siligorensis đều có họa âm. Loài M. pilosus có họa âm rõ nét hơn, trong khi đó, hai loài còn lại có họa âm không rõ ràng. Loài M. muricola không có họa âm. Tiếng kêu của loài M. chinensis chỉ có sóng FM, không có sóng CF. Ở loài M. siligorensis và M. pilosis, tiếng kêu của chúng có thêm thành phần gần giống với sóng CF (Quasi CF - QCF). Sóng QCF xuất hiện rất rõ nét ở phần đuôi tiếng kêu ở loài M. siligorensis và xuất hiện mờ nhạt ở phần đầu tiếng kêu ở loài M. pilosus. Riêng tiếng kêu siêu âm thu đƣợc từ mẫu T.01112017.1 thuộc loài M. pilosus ở Cát Bà có đặc điểm khác một chút so với tiếng kêu siêu âm các cá thể cùng loài: sóng FM ở phần đầu và phần cuối tiếng kêu, sóng QCF xuất hiện ở giữa tiếng kêu. Sự khác nhau này có thể do sự khác nhau về mẫu đƣợc thu âm, phƣơng pháp thu âm và phƣơng tiện thu âm. Tiến hành phân tích một số thông số của tiếng kêu siêu âm ở các loài trên (mỗi loài phân tích 15 tiếng kêu), kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng 3.17. Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy: Fstart ở loài M. siligorensis và M. pilosus không trùng nhau và không trùng với 2 loài còn lại (lần lƣợt là 118-129,1 kHz và 58,5-73,4 kHz) nên có thể đƣợc sử dụng trong định loại 2 loài này; tƣơng tự, Fend của loài M. siligorensis và loài M. muricola không trùng nhau và không trùng với 2 loài còn lại (lần lƣợt là 71,7-85,3 kHz và 56,8-63,4 kHz) nên cũng có thể đƣợc sử dụng trong định loại 2 loài này. Ngoài ra, loài M. pilosuscó thể đƣợc phân biệt với loài M. chinensis bằng thông số DUR và IPI, phân biệt với loài M. muricola bằng thông số DUR. Nhƣ vậy, căn cứ vào thông số về tiếng kêu siêu âm có thể phân biệt đƣợc 4 loài thuộc giống Myotis gồm M. chinensis, M. pilosus, M. muricola và M. siligorensis. Bảng 3.17. Một số thông số tiếng kêu siêu âm của các loài M. pilosus, M. chinensis, M. siligorensis và M. muricola ghi nhận đƣợc trong quá trình nghiên cứu. STT Tên loài Fstart Fend FmaxE DUR IPI 1 M. chinensis 91,5±5,3 85,3-97,6 32,4±3,5 29,3-36,5 40,16±5,3 37,7-55,2 3,9±0,5 3,7-4,4 65±11,3 55,8,3-75,1 2 M. siligorensis 122,4±8,7 118-129,1 75,2±2,6 71,7-85,3 80,2±2,4 76,1-84,9 4,1±0,9 3,1-6,3 51,5±30,8 45,6-59,8 3 M. pilosus 67,5±5,3 58,5-73,4 32,3±3,4 26,3-37,2 51,8±4,5 47,7-55,5 6,0±2,3 5,7-6,2 90,2±15,5 85,8-97,2 4 M. muricola 101,4±14,15 78,2-116,8 59,1±2,34 56,8-63,4 70,4±5,15 67,2-77,8 4,5±1,7 2,6-5,2 62,5±29,15 28,2-121,7 Ghi chú: Các thuật ngữ Fstart, Fend, FmaxE, DUR, IPI đƣợc trình bày ở mục 1.1.1.2.2 và chƣơng II. Đơn vị đo Fstart, Fend, FmaxE là kHz, đơn vị đo DUR và IPI là ms. 81 Ngoài ra, kết quả trên cũng cho thấy 2 loài có kích thƣớc nhỏ gồm M. siligorensis, M. muricola có FmaxE lớn hơn 2 loài có kích thƣớc lớn gồm M. chinensis và M. pilosus. Điều này cũng đƣợc khẳng định trong các nghiên cứu trƣớc [95, 230]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng loài M. muricola có thông số IPI dao động lớn nhất. So với các dẫn liệu về tiếng kêu siêu âm của các loài thuộc giống Myotis đã đƣợc công bố trƣớc đó (bảng 1.4) thì tiếng kêu siêu âm của loài M. pilosus trong nghiên cứu này là ghi nhận mới tại Việt Nam. Một số đặc điểm của tiếng kêu siêu âm trong nghiên cứu này không hoàn toàn giống với kết quả do Furey (2009) [81] và Kruskop (2013) [137] đã công bố: Furey (2009) khẳng định rằng loài M. siligorensis chỉ có thành phần sóng FM, tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tiếng kêu của loài này có cả thành phần sóng QCF. Ngoài ra, một số thông số về tiếng kêu siêu âm trong nghiên cứu này cao hơn hoặc thấp hơn trong các nghiên cứu trƣớc. Sự khác nhau này có thể do sự khác nhau về cá thể đƣợc thu tiếng kêu siêu âm, dụng cụ đo, phƣơng pháp đo... 3.4.2. Giống Pipistrellus Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận tiếng kêu siêu âm của 3 loài thuộc giống Pipistrellus gồm P. javanicus, P. coromandra, P. abramus. Một số thông số về tiếng kêu siêu âm và đồ thị tiếng kêu siêu âm của những loài này đƣợc trình bày ở bảng 3.18 và hình 3.18. Bảng 3.18. Một số thông số siêu âm của các loài P. javanicus, P. abramus và P. coromandra ghi nhận đƣợc trong nghiên cứu này. STT Tên loài Fstart Fend FmaxE DUR IPI 1 P. javanicus 70,3±27,9 58,8-92,3 50,7±8,2 44,9-54,1 53,5±4,54 48,5-56,6 3,0±2,2 2,0-3,7 63±15,7 51,2-72,6 2 P. abramus 92,8±18,2 80,2-100,6 46,5±6,1 40-53,8 50,1±5,6 45,7-56,7 3,1±1,8 2,4-3,9 37±18,2 32,6-50,9 3 P. coromandra 62±25,5 53,4-80,4 40±5,8 35,7-55,2 44,6±8,3 41,1-50,3 9,5±3,7 8-14,3 15,1±10,2 13,2-25,3 Ghi chú: Các thuật ngữ Fstart, Fend, FmaxE, DUR, IPI đƣợc trình bày ở mục 1.1.1.2.2 và chƣơng II, đơn vị đo Fstart, Fend, FmaxE là kHz, đơn vị đo DUR và IPI là ms. Tiếng kêu siêu âm của 3 loài P. javanicus, P. coromandra và P. abramus đã đƣợc ghi nhận trong các nghiên cứu trƣớc (bảng 1.6). Tuy nhiên, tiếng kêu siêu âm của loài P. abramus, P. coromandra đƣợc Kruskop (2013) [137] thông báo duy nhất về tần số FmaxE mà không có bất kì mô tả và bình luận nào. Furey (2009) [81] công bố đặc điểm về tiếng kêu siêu âm của loài P. javanicus với tỷ lệ định loại so với loài 82 khác không thuộc giống Pipistrellus thấp. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tiếng kêu của cả 3 loài đều có họa âm nhƣng không rõ ràng. Tuy nhiên, có thể phân biệt 3 loài này dựa trên đặc điểm thành phần sóng và một số thông số của tiếng kêu. Về thành phần sóng, tiếng kêu của loài P. javanicus chỉ có sóng FM và sóng QCF, không có sóng CF. Trong khi đó, tiếng kêu của loài loài P. abramus và P. coromandra có sóng FM ở phần đầu, sóng CF ở phần đuôi của tiếng kêu. Ở loài P. coromandra, phần đuôi chứa sóng CF kéo dài hơn và rõ nét hơn rất nhiều so với ở loài P. abramus. Thông số của tiếng kêu siêu âm của 3 loài này khá giống nhau, chỉ khác nhau ở thông số DUR và IPI: loài P. coromandra có thể phân biệt với hai loài còn lại dựa trên thông số DUR và IPI, hai loài còn lại là P. javanicus và P. abramus chỉ có thể phân biệt với nhau bởi thông số IPI. Hình 3.18. Đồ thị tiếng kêu siêu âm của các loài P. javanicus (A), P. abramus (B) và P. coromandra (C) ghi nhận đƣợc trong nghiên cứu này. Ghi chú: Trục tung chỉ tần số (kHz), trục hoành chỉ thời gian (ms); hình A do Đào Nhân Lợi cung cấp; hình B,C do Vũ Đình Thống cung cấp. A B C 83 So với các nghiên cứu trƣớc, nghiên cứu này bổ sung mới cho tiếng kêu siêu âm của loài P. abramus và loài P. coromandra ở các thông số Fstart, Fend, DUR và IPI. Thành phần sóng trong tiếng kêu siêu âm của loài P. javanicus trong nghiên cứu này cũng khác với trong công bố trƣớc đó của Furey (2009) [81]. Theo Furey, tiếng kêu siêu âm của loài P. javanicus không có thành phần sóng QCF mà chỉ có sóng FM và sóng CM. Sự khác nhau này có thể do sự khác nhau về cá thể đƣợc thu tiếng kêu siêu âm, dụng cụ đo, phƣơng pháp đo... Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tiếng kêu siêu âm của 3 loài thuộc giống Pipistrellus không ổn định nhƣ tiếng kêu siêu âm của 4 loài thuộc giống Myotis, đặc biệt là loài P. javanicus có Fstart và IPI có sự biến động rất lớn. Chính đặc điểm này làm cho việc định loại chính xác loài này theo thông báo của Furey (2009) [81] có tỷ lệ thấp. 3.5. Đặc điểm di truyền ph n tử Tiến hành phân tích trình tự gen COI và gen 16S ở các mẫu thuộc 19 loài trong nghiên cứu này nhằm phân tích đặc điểm di truyền của chúng, quá trình phân tích chỉ thu đƣợc 22 trình tự của gen COI, 1 trình tự của gen 16S thuộc 12 loài và dạng loài. Kết quả phân tích gen COI và gen 16S của các loài trên đƣợc trình bày chi tiết ở mục 3.2 và mục 3.6. Do không thu đƣợc trình tự gen của tất cả các loài nên chúng tôi không tiến hành xác định khoảng cách di truyền và xây dựng cây phân loại mà chỉ tiến hành so sánh trình tự của các gen thu đƣợc trong nghiên cứu này với trình tự của các gen tƣơng ứng trên ngân hàng gen nhằm xác định vị trí phân loại của các mẫu phân tích và bƣớc đầu xác định mức độ giống nhau của gen COI và gen 16S ở một số loài (bảng 3.19). Kế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_phan_loai_cac_loai_doi_thuoc_giong_myotis.pdf
Tài liệu liên quan