LỜI CAM ĐOAN .i
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ . viii
MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài.1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .2
3. Phạm vi nghiên cứu .2
4. Luận điểm bảo vệ.3
5. Điểm mới của đề tài.3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .3
7. Cơ sở dữ liệu thực hiện đề tài .4
8. Cấu trúc của luận án.5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG
CHỨC NĂNG PHỤC VỤ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG LÃNH THỔ CẤP TỈNH.6
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU.6
1.1.1. Ngoài nước .6
1.1.2. Tại Việt Nam .9
1.1.3. Các công trình liên quan đến tỉnh Phú Thọ.12
1.2. LÝ LUẬN VỀ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG PHỤC VỤ TỔ CHỨC
KHÔNG GIAN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.16
1.2.1. Các khái niệm liên quan .16
1.2.2. Quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường .17
1.2.3. Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và
môi trường .18
1.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU .22
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu.22
1.3.2. Phương pháp và kỹ thuật sử dụng .22
1.3.3. Các bước nghiên cứu.28
178 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và môi trường tại tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bình từ
200 - 500m so với mặt nước biển.
- Lớp phủ thổ nhưỡng đặc trưng chủ yếu là
đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất.
Khí hậu đa dạng, tài nguyên rừng phong
phú.
như Mường (chiếm đa
số), Dao và các dân tộc
Tày, La Chí, Thái,
Nùng
- Tập trung chủ yếu là
quỹ đất lâm nghiệp
(rừng sản xuất, rừng
phòng hộ).
nông thôn truyền thống.
- Ngập lụt và lũ sông Mùa
(Bứa) ở vùng thấp và sạt trượt,
sạt lở đất ở vùng cao
chuyên màu, chuyên canh
nguyên liệu chè xanh,
đen, vùng bưởi Diễn;
chăn nuôi tập trung.
- Hình thành hai khu
nông nghiệp Yên Lâp và
Tân Sơn; 01 khu phát
triển lâm nghiệp Yên
Lâp.
7.
Tiểu vùng
thung lũng
sông Mùa
(II-4)
- Nằm trên thung lũng sông Mùa có địa
hình phân hóa trũng thấp giữa núi do dốc
tụ ở khu vực huyện Tân Sơn và Thanh
Sơn.
- Đất thung lũng lầy gley, đất nâu vàng
trên phù sa cổ chiếm ưu thế.
- Tập trung nhiều loại khoáng sản: quặng
sắt, mica, cao lanh, than, đá xây dựng,
- Chủ yếu là đồng bào
dân tộc ít người.
- Nông, lâm nghiệp
truyền thống lúa nước ở
thung lũng và nương rãy
trên đồi cao phát triển.
- Chế biến khoáng sản.
- Vấn đề vệ sinh môi trường
nông thôn khá nhạy cảm.
- Môi trường các khu vực hoạt
động khoáng sản.
- Ngập úng và lũ lụt khu vực
thấp dọc thung lũng sông Mùa.
- Hình thành cánh đồng
lớn sản xuất lúa chất
lượng cao, khu vực
chuyên màu, chuyên canh
nguyên liệu chè. Phát
triển làng nghề nông thôn
và trang trại Chăn nuôi
tập trung.
8.
Tiểu vùng
thung lũng
xen núi sót
Yên Lập
(II-5)
- Địa hình núi phức tạp, xen lẫn núi đá, đồi
dải đất các xã phía Đông Bắc
huyện Yên Lập có độ cao trung bình từ
200 - 500m
- Tập trung chủ yếu là đất lâm nghiệp
- TV có 13 dân tộc cùng
sinh sống. Thành phần
đồng bào dân tộc ít
người chiếm đến 80%.
- Chế biến nông, lâm
- Vấn đề vệ sinh môi trường
nông thôn miền núi.
- Vùng đầu nguồn của các con
sông, ngòi suối đổ theo hai
hướng về thung lũng sông Mùa
- Phát triển nông, lâm
nghiệp sinh thái với khu
sản xuất nông, lâm
nghiệp Yên Lâp. Chuyên
canh cây chè nguyên liệu
71
TT Tiểu vùng Điều kiện địa lý tự nhiên Điều kiện địa lý KTXH
Các vấn đề môi trường và tai
biến thiên nhiên
Vấn đề quy hoạch
(rừng sản xuất, rừng phòng hộ) với lớp phủ
thổ nhưỡng đặc trưng chủ yếu là đất đỏ
vàng trên đá sét và biến chất.
- Khí hậu đa dạng; tài nguyên rừng phong
phú; có một số loại khoáng sản làm VLXD
như đá, đá vôi; một số cảnh quan đẹp và
kỳ thú.
sản và sản xuất VLXD
phát triển.
(phía Tây Nam) và thung lũng
sông Hồng (phía Đông Bắc)
nên nguy cơ sạt, trượt, lở đất
và lũ quét cao.
và trang trại chăn nuôi
tập trung.
- Hình thành khu DL-TM
di tích chiến khu Lòng
Chảo.
9.
Tiểu vùng
đồi xen
đồng bằng
Hạ Hòa -
Cẩm Khê
(II-6)
- Không gian tiểu vùng bao phủ toàn bộ
vùng đồi gò thấp xuống đồng bằng hai
huyện Hạ Hòa, Cẩm Khê, lưu vực hữu
ngạn sông Hồng.
- Đặc trưng là đất phù sa có tầng loang lổ
đỏ vàng và đất đỏ vàng biến đổi do trồng
lúa nước.
- Về khoáng sản có Talc, Sắt, Quăczit và
Barit; Kaolin-felspat; sét gạch ngói và cát
xây dựng.
- Chủ yếu là đồng bào
Dao, Cao Lan, Kinh.
- Là vùng sản xuất nông
nghiệp, trồng cây ăn quả
lâu năm và chăn nuôi
gia súc.
- Khái thác, chế biến
khoáng sản; chế biến
nông sản - thực phẩm.
- Có nhiều làng nghề
sản xuất nông lâm
nghiệp truyền thống.
- Nguy cơ ngập úng, lũ lụt cao.
Sạt lở và đất lún.
- Vấn đề môi trường nông
nghiệp và nông thôn. Môi
trường khu vực hoạt động
khoáng sản.
- Phát triển các khu, CCN
Cẩm Khê; chuyên canh
lúa, màu, rau; cây chè
nguyên liệu. Chăn nuôi
đa dạng, tập trung gia
súc, gia cầm, thủy cầm và
thủy sản.
- Khu thương mại - dịch
vụ và các KDL Văn Bán,
sinh thái hồ Giuộc Gạo,
du lịch căn cứ Tiên Động.
10.
Tiểu vùng
đồng bằng
Tam Nông-
- Bao gồm các xã thuộc huyện Tam Nông
và huyện Thanh Thủy dọc lưu vực tả ngạn
sông Đà với độ cao trung bình từ 150 -
- Chủ yếu là các cộng
đồng dân cư Kinh.
Nông nghiệp phát triển:
- Vấn đề môi trường nông
nghiệp - nông thôn và làng nghề
- Môi trường hoạt động khoáng
- Chuyên canh lúa, ngô,
rau đậu; chè nguyên liệu
và cây ăn quả.
72
TT Tiểu vùng Điều kiện địa lý tự nhiên Điều kiện địa lý KTXH
Các vấn đề môi trường và tai
biến thiên nhiên
Vấn đề quy hoạch
Thanh
Thủy
(II-7)
300m.
- Lớp thổ nhưỡng chủ yếu là đất phù sa
loang đỏ vàng gò đồi, đất thung lũng xen
đất màu vàng đỏ trên phù sa cổ, khu vực
huyện Thanh Thủy.
- Một số loại khoáng sản trữ lượng khá
như Mỏ Mica, Kaolin, Fenspat, quặng vàng,
quaczit,suối nước nóng Thanh Thủy.
lúa nước, các cây công
nghiệp ngắn ngày, cây
lâm nghiệp và chăn nuôi
gia súc.
- Công nghiệp chế biến
nông, lâm sản và sản
xuất VLXD; chế biến
khoáng sản.
sản
- Nguy cơ ngập úng, lũ lụt cao.
Sạt lở bờ sông, sạt trượt và lún
đất.
- Chăn nuôi, gia cầm,
thủy cầm tập trung bán
công nghiệp, phát triển
thủy sản.
- Trồng rừng tập trung
với dược liệu dưới tán.
- Khu phát triển đô thị,
thương mại, du lịch - dịch
vụ Thanh Thủy.
2.4.4. Đánh giá chức năng của các tiểu vùng
Chức năng của các tiểu vùng được xác định dựa trên hệ thống phân loại của Niemann (1977) [38]. Chức năng đáp ứng được sẽ được
cho điểm là 1, chức năng không có sẽ cho điểm 0. Cấp chức năng bậc cao (nhóm chức năng, chức năng chính, chức năng phụ). Có tổng
điểm là tổng số chức năng theo từng cấp (bảng 2.10). Bản đồ đa chức năng được thành lập dựa trên tổng điểm của các cấp chức năng bậc
cao, tương ứng với các nhóm kinh tế, xã hội và môi trường (hình 10, 11 và 12 trong phụ lục 3).
Bảng 2.10. Kết quả đánh giá giá trị đa chức năng của các tiểu vùng chức năng theo hệ thống phân loại của Niemann
Các loại chức năng
Tiểu vùng
I-1 I-2 I-3 II-1 II-2 II-3 II-4 II-5 II-6 II-7
I. Nhóm chức năng sản xuất (chức năng kinh tế) 5 4 5 2 3 4 5 2 2 5
I.1. Cung cấp các tài nguyên tái tạo 4 3 4 2 3 3 4 2 3 4
I.1.a. Sản phẩm từ sinh khối (thích hợp với canh tác) 2 2 2 1 2 2 2 2 2 2
73
Các loại chức năng
Tiểu vùng
I-1 I-2 I-3 II-1 II-2 II-3 II-4 II-5 II-6 II-7
- Sinh khối thực vật (lương thực, gỗ, hoa quả,...) 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
- Sinh khối động vật (gia súc, gia cầm, thủy sản) 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1
I.1.b. Nguồn nước 2 1 2 1 1 1 2 0 1 2
- Nước mặt 1 1 1 1 1 1 1 0 0 1
- Nước ngầm 1 0 1 0 0 0 1 0 1 1
I.2. Cung cấp các tài nguyên không tái tạo 1 1 1 0 0 1 1 0 0 1
I.2.a. Chất dinh dưỡng, vật liệu xây dựng 1 1 1 0 0 1 1 0 0 1
I.2.b. Nhiên liệu hóa thạch 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
II. Nhóm chức năng sinh thái 3 3 2 11 6 3 1 4 2 2
II.1. Điều chỉnh các dòng vật chất và năng lượng 1 3 2 8 3 2 1 4 2 2
II.1.a. Các chức năng thổ nhưỡng (đất) 0 2 1 3 0 0 1 3 1 1
- Chống xói mòn 0 1 1 1 0 0 0 1 0 0
- Chống suy giảm nguồn nước ngầm 0 1 0 1 0 0 1 1 1 1
- Phân hủy các chất gây hại (chức năng lọc, đệm và chuyển hóa) 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0
II.1.b. Các chức năng thủy văn (nước) 0 1 1 2 0 0 0 1 1 1
- Thay đổi mực nước ngầm 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
- Chứa nước/cân bằng nước 0 1 1 1 0 0 0 1 1 1
- Tự làm sạch nguồn nước mặt 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0
II.1.c. Các chức năng khí tượng (khí hậu/không khí) 1 0 0 3 3 2 0 0 0 0
- Cân bằng nhiệt 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0
- Cải thiện độ ẩm không khí 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0
- Ảnh hưởng của gió 1 0 0 1 1 0 0 0 0 0
II.2. Điều chỉnh và phục hồi các quần thể và quần xã 2 0 0 3 3 1 0 0 0 0
74
Các loại chức năng
Tiểu vùng
I-1 I-2 I-3 II-1 II-2 II-3 II-4 II-5 II-6 II-7
II.2.a. Tái sản xuất và tái sinh sinh học các sinh quần xã
(tự phục hồi và duy trì)
1 0 0 1 1 1 0 0 0 0
II.2.b. Điều chỉnh quần thể, loài (ví dụ, loài gây hại) 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0
II.2.c. Bảo tồn nguồn gen 1 0 0 1 1 0 0 0 0 0
III. Nhóm chức năng xã hội 3 1 2 6 6 2 0 2 3 2
III.1. Chức năng tâm lý 2 0 2 2 2 0 0 0 1 1
- Chức năng thẩm mỹ (phong cảnh) 1 0 1 1 1 0 0 0 1 1
- Chức năng dân tộc (nguồn gen, di sản văn hóa) 1 0 1 1 1 0 0 0 0 0
III.2. Chức năng thông tin 1 0 0 2 2 1 0 0 1 0
- Chức năng cho khoa học và giáo dục 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0
- Chỉ thị sinh học của điều kiện môi trường 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0
III.3. Chức năng sinh thái nhân văn 0 0 0 1 1 0 0 2 0 1
- Ảnh hưởng sinh khí hậu 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0
- Các chức năng lọc và đệm (các ảnh hưởng hóa học - đất/nước/không khí) 0 0 0 1 1 0 0 1 0 1
III.4. Các chức năng giải trí 1 1 0 1 1 1 0 0 1 0
Các tác động tâm lý và sinh thái nhân văn 1 1 0 1 1 1 0 0 1 0
75
Các chức năng chính của từng tiểu vùng được trình bày trong bảng 2.11.
Bảng 2.11. Xác định các chức năng chính của các tiểu vùng
Tiểu
vùng
Chức năng chính
I-1 Sản xuất và cân bằng sinh thái, điều chỉnh các dòng vật chất năng lượng của
hệ sinh thái.
I-2 Cung cấp các nguồn tài nguyên khoáng sản, lương thực, gỗ,... cho phát
triển công nghiệp và phát triển nông lâm nghiệp.
I-3 Sản xuất và xã hội: cung cấp các nguồn tài nguyên khoáng sản cho phát triển
công nghiệp; nguồn tài nguyên nhân văn cho phát triển du lịch sinh thái.
II-1 Sinh thái, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, hệ sinh thái;
cung cấp thông tin cho khoa học và giáo dục; giúp cân bằng hệ sinh thái.
II-2 Sinh thái và sản xuất: cung cấp các nguồn tài nguyên sinh khối động thực
vật cho phát triển nông nghiệp.
II-3 Sinh thái và sản xuất: cung cấp lương thực, cây ăn quả, cây lấy gỗ,... phục
vụ phát triển nông lâm nghiệp; cân bằng hệ sinh thái, khí hậu.
II-4 Sinh thái: chống xói mòn đất, bảo vệ tài nguyên rừng và hệ sinh thái, phát
triển nông nghiệp.
II-5 Sản xuất và xã hội: cung cấp các nguồn tài nguyên khoáng sản cho phát triển
công nghiệp; nguồn tài nguyên nhân văn cho phát triển du lịch sinh thái.
II-6 Sản xuất và xã hội: phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo tồn, giữ gìn và phát
triển văn hóa làng nghề truyền thồng, cung cấp thông tin cho khoa học và
giáo dục.
II-7 Xã hội và sản xuất: phát triển nông lâm nghiệp, nguồn nước dồi dào phục vụ
cho phát triển nông nghiệp và sinh hoạt, là khu sinh thái nghỉ dưỡng cho du
khách đến tham quan và trải nghiệm.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 trình bày các nội dung về phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến
các điều kiện địa lý, tài nguyên và môi trường lãnh thổ tỉnh Phú Thọ làm căn cứ cho
PVCN tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở bộ tiêu chí tổng hợp, lãnh thổ tỉnh Phú Thọ được
phân chia thành 2 vùng với 10 tiểu vùng chức năng bao gồm: Vùng đồi - đồng bằng
tả ngạn sông Hồng (gồm 3 TV) và vùng đồi - núi hữu ngạn sông Hồng (gồm 7 TV).
Các vùng và tiểu vùng chức năng là đơn vị không gian cơ sở để định hướng cho
việc quản lý TNMT phục vụ phát triển KTXH bền vững, phù hợp với tiềm năng
lãnh thổ, cơ sở tài nguyên và định hướng quy hoạch tại mỗi tiểu vùng.
76
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN QUẢN LÝ
TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH PHÚ THỌ
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
3.1.1. Thực trạng quản lý tài nguyên
3.1.1.1 Quản lý nhà nước
a) Quản lý về tài nguyên khoáng sản
Trước những năm 1990, các doanh nghiệp Nhà nước quản lý hoạt động khai
thác chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Từ khi có Luật khoáng sản,
việc khai thác khoáng sản được nhiều thành phần kinh tế tham gia bao gồm: doanh
nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ
phần. Chỉ trong thời gian 2008-2011 trên địa bàn tỉnh đã có 140 mỏ khoáng sản
được Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Nhân dân tỉnh cấp
phép hoạt động. Trong số đó, có tới 9 mỏ sắt, 22 mỏ đá, 9 mỏ cao lanh cấp phép
vượt quá chỉ tiêu quy hoạch. Nhiều mỏ than, thạch anh, serpentin quarzit không
nằm trong quy hoạch, không thực hiện thăm dò đánh giá trữ lượng vẫn được các cơ
quan chức năng cấp phép khai thác. Bên cạnh đó, còn hàng chục doanh nghiệp khác
không thực hiện thăm dò trữ lượng cũng vẫn được cấp phép hoạt động [71, 72].
Theo quy hoạch khai thác khoáng sản đến năm 2020, tỉnh Phú Thọ sẽ thăm
dò và khai thác thêm 35 mỏ, điểm mỏ khoáng sản mới làm VLXD. Tỉnh đưa vào
quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường đối với
đá xây dựng (trữ lượng 1,440 triệu m3/năm), vật liệu xây dựng (trên 1.584 triệu
viên/năm), cát xây dựng (trên 2,970 triệu m3/năm). Việc quy hoạch thăm dò, khai
thác, sử dụng khoáng sản đến năm 2020 theo quyết định 08/2018/QĐ-UBND sẽ là
cơ sở pháp lý và là căn cứ thực hiện công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản, góp
phần phát triển bền vững ngành công nghiệp khai khoáng [71, 72].
Chỉ thị 07/2018/CT-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ đã nhận định, trong
những năm qua, công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã dần đi vào nề nếp.
Tổng giá trị sản phẩm ngành khai khoáng của tỉnh: đạt được là 407,7 tỷ đồng (năm
2015), 325,5 tỷ đồng (năm 2016) và 382,9 tỷ đồng (năm 2017). Về mặt quản lý kinh
tế khoáng sản, hầu như 284 mỏ, điểm quặng và biểu hiện khoáng sản, bao gồm 37
77
loại khoáng sản đã được thống kê mới thăm dò trữ lượng và đánh giá chất lượng,
chưa có đánh giá tổng giá trị kinh tế làm cơ sở quản lý nhà nước trên cơ sở tiềm
năng kinh tế khoáng sản. Thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh xuất hiện tình trạng
khai thác khoáng sản trái phép. Điển hình là khai thác cát, sỏi trái phép trên sông
Lô, sông Hồng, sông Đà, sông Bứa [73].
b) Quản lý về tài nguyên đất
Trong quản lý các loại tài nguyên, quản lý tài nguyên đất hiện là vấn đề nhạy
cảm và có nhiều vướng mắc nhất trong dư luận xã hội. Trên phương diện quản lý,
phân quyền quản lý được ghi trong điều 5 luật Đất đai năm 2013; quyền quản lý đất
đai cho các cấp hành chính được quy định tại điều 37 theo 3 nhóm đất chính được
phân loại tại điều 13. Quỹ đất được thống kê, kiểm kê hàng năm từ cơ sở đến Trung
ương theo quy định tại điều 53. Trong kinh tế đất đai, giá đất được quy định cụ thể
tại điều 55. Nguyên tắc, phương pháp định giá đất được quy định tại Điều 112 Luật
Đất đai, Điều 4, Điều 5 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP, thông tư số 36/2014/TT-
BTNMT quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá
đất; định giá đất cụ thể. Đối với đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản, đất sản xuất
vật liệu xây dựng, làm đồ gốm, thì việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho tổ chức,
cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác khoáng sản được
thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định tại các bộ luật khác
có liên quan (như khoản 3 điều 5 luật khoáng sản), nhưng không định giá giá trị tài
nguyên khoáng sản có trong các loại đất được quy định sử dụng cho hoạt động
khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm mà chỉ tiến hành đấu giá
quyền khai thác khoáng sản ở các khu vực hoạt động khoáng sản. Trong khi điều 37
phân quyền quản lý đất đai cho UBND các cấp theo luật Đất đai. Do đó, có thể nhận
xét về quản lý đất đai như sau:
- Về tổng thể, cơ quan hành chính cấp tỉnh; cấp huyện, thị xã thuộc tỉnh; cấp
xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ đất đai trên địa bàn được
khoanh định theo ranh giới hành chính, Đây là quản lý tài nguyên không gian thống
nhất theo ranh giới hành chính. Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực kinh tế và cộng đồng, các
hộ dân cư quản lý đất theo quyền sở hữu đất được giao (đất phi nông nghiệp).
- Các loại tài nguyên không được phân tích theo dạng: (a) nguyên liệu; (b)
chất liệu môi trường; (c) dòng; và (d) không gian như cách quản lý giá trị đất đai ở
78
các nước tiên tiến để sản xuất hoặc duy trì tất cả các dạng tài nguyên, vì thế, chưa
đánh giá được giá trị các dạng tài nguyên theo tổng giá trị kinh tế tài nguyên có trên
và có trong từng mảnh đất, đã làm khó cho các địa phương quản lý tổng hợp hiệu
quả đất đai theo tổng giá trị kinh tế có ở mỗi mảnh đất đó.
- Việc định giá đất được thống nhất và cập nhật theo quy định tại Điều 112
Luật Đất đai, Điều 4, Điều 5 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP, Thông tư số
36/2014/TT-BTNMT. Song các giá trị kinh tế tài nguyên tổng hợp có trong mỗi
mảnh đất không được phân định. Do đó, không so sánh lợi ích - chi phí (bài toán
đánh đổi) khi tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cấp phép cho các hoạt
động phát triển KTXH trên các mảnh đất cụ thể.
Theo số liệu thống kê, đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chiếm diện tích chủ yếu
- 84,03%, nhưng đất cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 33,45%; còn lại là đất lâm
nghiệp chiếm tỷ trọng cao 48,24%; đất nuôi trồng thủy sản là 2,26%; cộng với các
loại đất khác. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (đất có hoạt động khai thác
khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm, đất các khu công nghiệp, kinh
doanh,) chỉ chiếm có 1,00%.
Về giá đất, UBND tỉnh Phú Thọ có quyết định số 24/2014 về bảng giá đất 05
năm 2015-2019 cho 10 loại đất chủ yếu. Ngoài ra có quy định chi tiết đối với giá
đất các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và giá đất sản xuất vật liệu xây dựng,
làm đồ gốm (đất sông, suối để khai thác cát, sỏi), giá đất xây dựng công trình công
cộng có mục đích kinh doanh. Năm 2016, giá đất ở (một số khu vực đô thị và nông
thôn), đất một số khu, cụm công nghiệp được điều chỉnh theo quyết định số 41/2016
trên địa bàn một số huyện thị trong tỉnh; Quyết định số 31/2017/QĐ-UBND điều
chỉnh bổ sung giá đất ở cho một số vị trí tại thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và
một số huyện trong tỉnh. Gần đây nhất là quyết định số 42/2018/QĐ-UBND quy
định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 trên địa bàn huyện Phú Thọ.
Có thể nhận thấy việc quản lý nhà nước về tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ theo hướng:
- Thứ nhất là quản lý về diện tích các loại đất, trong đó chia ra quản lý theo
các cấp địa phương và theo các lĩnh vực chuyên ngành.
- Thứ hai, tài nguyên đất được định giá theo diện tích, loại đất, vị trí và một
số tiêu chí khác. Các giá trị tài nguyên khác có trong đất không được xem xét đến
79
trong định giá tài nguyên đất nên trong trường hợp một số loại đất có tài nguyên
khác dễ bị khai thác khi chưa được cấp phép.
- Thứ ba, vì các giá trị tài nguyên khác có trong đất chưa được xem xét nên
việc tính tổng giá trị kinh tế tài nguyên trên một diện tích đất (tài nguyên không
gian) không được tính toán một cách tổng thể, do đó, không quản lý tổng hợp tài
nguyên ở mỗi cấp hành chính.
- Thứ tư, không tính được tổng giá trị kinh tế tài nguyên liên quan đến đất
nên việc quy hoạch khai thác tài nguyên dễ bị chồng chéo, lãng phí và thất thoát.
c) Quản lý về tài nguyên nước
Tài nguyên nước bao gồm nhiều loại, nhiều dạng, được quy định tại Khoản 1
Điều 2 Luật tài nguyên nước. Nguồn nước của một lãnh thổ có thể phân bố trong
lãnh thổ đó (nội vùng) hay từ lãnh thổ khác chảy vào (liên vùng). Về mục đích sử
dụng, có thể phục vụ sinh hoạt và sử dụng cho sản xuất của các ngành, các lĩnh vực
kinh tế.
Theo quyết định số 04/2018/QĐ-UBND đã phân bổ nguồn nước cho các đối
tượng khai thác, sử dụng nước trong kỳ quy hoạch đến năm 2020, đảm bảo nguồn
cấp nước sinh hoạt là 51,56 triệu m3/năm; du lịch và dịch vụ là 20,15 triệu m3/năm;
công nghiệp là 17,90 triệu m3/năm; nông, lâm, thủy sản là 395,39 triệu m3/năm. Đến
năm 2030: Đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt là 63,58 triệu m3/năm; du lịch và
dịch vụ là 24,71 triệu m3/năm; công nghiệp là 53,62 triệu m3/năm; nông, lâm, thủy
sản là 384,34 triệu m3/năm [74].
Quản lý chất lượng nguồn nước chú trọng vào các dòng sông hiện đang bị đe
dọa bởi các loại chất thải. Trên các lưu vực sông nhiều thông số chất lượng nước đã
vượt QCVN, chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, chất rắn lơ lửng. Trong đó, nước sông
Hồng bị ô nhiễm các chất hữu cơ; nước sông Lô hiện còn đảm bảo chất lượng tốt,
nhưng các thông số hữu cơ đang tăng cao; nguồn nước sông Đà do ít chịu ảnh
hưởng của sản xuất công nghiệp nên vẫn được coi là dòng sông sạch, song các
thông số hữu cơ, chất rắn lơ lửng đang tăng cao; nguồn nước sông Bứa, nguồn nước
sông Chảy đang bị và tiếp tục bị ô nhiễm các chất hữu cơ.
Về năng lượng dòng nước, do nằm ở trung lưu, không có địa hình thuận tiện
nên không khai thác được nguồn thủy năng trên một số dòng sông chính, hiện đang
có dự án thủy điện Cột nước thấp Phú Thọ dự kiến được xây dựng tại vị trí phía sau
80
hợp lưu giữa sông Lô và sông Chảy, nơi cung cấp nước sinh hoạt, nước sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp cho cả hai tỉnh là Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Trong định
hướng phát triển nguồn năng lượng tái tạo của Sở Công Thương, trên địa bàn tỉnh
có thể lắp đặt nhiều trạm thuỷ điện nhỏ (5-50 kW/trạm) và khoảng 2.000 trạm thuỷ
điện cực nhỏ công suất (0,2-1 kW/trạm), tổng công suất ước tính khoảng 2.500 kW.
Về kinh tế tài nguyên nước, chưa có đánh giá tổng giá trị kinh tế nguồn tài
nguyên nước để quản lý tổng hợp nguồn nước cho phát triển KTXH. Tranh chấp về
nguồn nước hiện nay vẫn chưa được quản lý.
d) Quản lý về tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
Theo niên giám thống kê năm 2017 [8, 70] đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ như sau (bảng 3.1):
Bảng 3.1. Cơ cấu các loại đất lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ
Đất rừng
Hiện trạng theo
niên giám thống kê 2017
QH đến 2020 [75]
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha)
Đất lâm nghiệp 170.523,91 48,24 182.819
Đất rừng sản xuất 120.588,05 34,12 131.593
Đất rừng phòng hộ 33.514,24 9,48 33.949
Đất rừng đặc dụng 16.421,62 4,65 17.277
Như vậy, chỉ tiêu đất rừng phòng hộ là gần đạt vào năm 2017; đất rừng sản
xuất và đất rừng đặc dụng là chưa đạt được. Trong quyết định 911/2019/QĐ-BNN-
TCLN hiện trạng rừng Phú Thọ có 171.717 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên có
48.584 ha, rừng trồng 123.133 ha với độ che phủ đạt 39,61% [76]. So với độ che
phủ chung toàn quốc năm 2018 là 41,65%, độ che phủ rừng của tỉnh Phú Thọ là
tương đối thấp.
Về thể chế đa dạng sinh học, khuyến cáo của “Sáng kiến tài chính ĐDSH”
cho thấy, ĐDSH và 3 cụm ngành phát triển có mối quan hệ với nhau là: (i) các
ngành phụ thuộc vào ĐDSH - nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch sinh thái, thủy điện;
(ii) các ngành ảnh hưởng đáng kể đến ĐDSH như khai mỏ, sản xuất và nhập khẩu
phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, sản xuất công nghiệp; và (iii) các ngành có trách
nhiệm bảo vệ các ĐDSH - Khu bảo tồn, các trường đại học, các tổ chức phi chính
phủ, các trung tâm nghiên cứu. Mâu thuẫn là ở chỗ, các ngành đe dọa đa dạng sinh
học đang đóng vai trò ngày càng tăng trong việc tạo việc làm, xuất khẩu và nộp thuế
81
cho ngân sách, nhưng lại đang gây ra nhiều tổn thất cho ĐDSH, ảnh hưởng trực tiếp
đến phần lớn dân số có thu nhập thấp lại làm việc trong các ngành này. Do đó, chi
trả dịch vụ môi trường rừng là cơ chế cân bằng giảm thiểu mâu thuẫn đó, nhưng
hiện nay đang thiếu cơ chế giám sát tại cơ sở về phân bổ ngân sách bảo đảm các
nhiệm vụ ĐDSH để cải thiện việc thực thi chính sách [78].
Tài nguyên rừng là tài nguyên được nghiên cứu, định giá tổng giá trị kinh tế
(TEV) khá công phu, tương đối chi tiết trong khoảng thời gian khá dài. Tuy nhiên
còn thiếu sự đồng bộ giữa việc kiểm kê, quy hoạch theo ba loại rừng: đặc dụng,
phòng hộ và sản xuất với quy trình đánh giá trữ lượng rừng lại theo hệ thống: rừng
giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi, rừng tre nứa, rừng trồng khiến
cho định giá tổng giá trị kinh tế tài nguyên rừng chưa thể tiến hành được. Tổng hợp
các giá trị hữu hình và vô hình của tài nguyên rừng, Nguyễn Ngọc Khánh và nnk
(2016) ước tính tổng giá trị kinh tế của 01 ha rừng như sau (bảng 3.2) [79]:
Bảng 3.2. Bảng giá trị tài nguyên rừng (triệu đồng/ha)
Loại rừng Các giá trị hữu hình Các giá trị vô hình Giá trị tổng cộng
Rừng giàu 220,6 - 280,6
1.257
1.477,6 - 1.537,6
Rừng nghèo 90,6 - 120,6 1.347,6 - 1.377,6
Rừng non 3,6 - 4,6
1.209,5
1.213,1 - 1.214,1
Rừng tre nứa 10,6 - 13,6 1.220,1 - 1.223,1
Rừng trồng 21,6 - 29,6 1.204,7 1,226,3 - 1.234,3
Việc định giá tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa được đặt ra
theo quan điểm quản lý tổng giá trị kinh tế rừng mà chỉ quản lý về diện tích và loại
hình rừng, dựa trên khung giá đất rừng sản xuất theo nghị định 104/2014/NĐ-CP:
Bảng 3.3. Khung giá đất rừng sản xuất (Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2)
Tên vùng
Xã đồng bằng Xã trung du Xã miền núi
Giá tối
thiểu
Giá tối
đa
Giá tối
thiểu
Giá tối
đa
Giá tối
thiểu
Giá tối
đa
Vùng trung du và miền núi
phía Bắc
7,0 33,0 4,0 45,0 2,0 25,0
Các loại rừng khác chưa có quy định và chưa được nghiên cứu khung giá
chung về gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các giá trị dịch vụ thương mại của rừng.
82
3.1.1.2. Quản lý tài nguyên cấp cộng đồng
Cộng đồng là dạng chủ thể quản lý thứ ba và thường tập trung vào các vùng
đa dân tộc cùng sống trên một lãnh thổ. Ở đây, tài nguyên thường được xem là tài
sản chung của một cộng đồng trên một địa khu nhất định nào đó. Sinh kế của cư dân
gắn với tài nguyên thiên nhiên gồm có năng lực, tài sản (bao gồm cả tài nguyên vật
chất và xã hội) và các hoạt động để kiếm sống [80]. Trong nghiên cứu của liên kết
con người và thiên nhiên đã đưa ra hai mô hình quản lý tài nguyên nước dựa v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_phan_vung_chuc_nang_phuc_vu_to_chuc_khong.pdf