MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục từ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục biểu đồ x
Danh mục sơ đồ x
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của luận án 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Những đóng góp mới của đề tài 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Lý luận về phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 5
1.1.1 Một số khái niệm 5
1.1.2 Nội dung quy trình VietGAHP 8
1.2 Phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 8
1.2.1 Sự cần thiết phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 8
1.2.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của chăn nuôi lợn và chăn nuôi lợn theo
quy trình VietGAHP 11
1.2.3 Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 15
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình
VietGAHP 19
1.3 Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 24
1.3.1 Thực tiễn áp dụng thực hành chăn nuôi tốt trên thế giới 24
1.3.2 Thực tiễn áp dụng thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) tại Việt Nam 31iv
1.3.3 Các nghiên cứu có liên quan 46
1.3.4 Bài học kinh nghiệm để phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình
VietGAHP tại thành phố Hà Nội 49
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 52
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 52
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 52
2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội 54
2.2 Phương pháp nghiên cứu 56
2.2.1 Phương pháp tiếp cận 56
2.2.2 Khung phân tích phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 58
2.2.3 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu 60
2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu 60
2.2.5 Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin 62
2.2.6 Phương pháp phân tích 62
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 68
2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sản xuất 68
2.3.2 Nhóm chỉ tiêu thể hiện mức độ chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 68
2.3.3 Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả sản xuất 69
2.3.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển chăn nuôi lợn theo quy
trình VietGAHP 70
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THEO
QUY TRÌNH VietGAHP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 71
3.1 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn tại thành phố Hà Nội 71
3.1.1 Tình hình chăn nuôi lợn của thành phố Hà Nội 71
3.1.2 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành
phố Hà Nội 74
3.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các
cơ sở chăn nuôi 76
3.2.1 Thông tin chung về các cơ sở chăn nuôi điều tra 76v
3.2.2 Tình hình tổ chức chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành
phố Hà Nội 78
3.2.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi lợn theo
quy trình VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi 80
3.2.4 Thực trạng thực hiện các khâu kỹ thuật trong chăn nuôi lợn theo quy
trình VietGAHP 84
3.2.5 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi lợn theo quy trình
VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi 95
3.2.6 Thực trạng nguồn lực phục vụ chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi lợn 97
3.2.7 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 101
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình
VietGAHP tại thành phố Hà Nội 108
3.3.1 Yếu tố thuộc về tiêu chuẩn của quy trình VietGAHP 108
3.3.2 Yếu tố nguồn lực phục vụ chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi 110
3.3.3 Yếu tố thị trường 114
3.3.4 Cầu của người tiêu dùng về sản phẩm thịt lợn chăn nuôi theo quy trình
VietGAHP 116
3.3.5 Yếu tố quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý thị trường
của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm 116
3.3.6 Yếu tố liên kết trong chăn nuôi lợn 117
3.3.7 Yếu tố kỹ thuật chăn nuôi 118
3.3.8 Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến quyết định lựa chọn chăn
nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 118
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN 122
THEO QUY TRÌNH VietGAHP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 122
4.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 122
4.1.1 Chủ trương, chính sách của Nhà nước 122
4.1.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn của thành phố Hà Nội 123
4.1.3 Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức 124vi
4.2 Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành
phố Hà Nội 127
4.2.1 Nhóm giải pháp về kinh tế - tổ chức 127
4.2.2 Nhóm giải pháp kỹ thuật chăn nuôi lợn 135
4.2.3 Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách 138
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 141
1 Kết luận 141
2 Kiến nghị 142
Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 144
Tài liệu tham khảo 145
Phụ lục 151
205 trang |
Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắm hệ thống máy phun thuốc sát trùng mới có 27,18%.
Trong đó, nhóm 1 có 100% số cơ sở chăn nuôi đầu tư mua sắm, tỷ lệ này của nhóm
2 và nhóm 3 lần lượt 19,4% và 8,33%; các cơ sở chăn nuôi nhóm 2 và nhóm 3 chủ
yếu sử dụng bình phun để phun thuốc.
Một trong những tiến bộ kỹ thuật được áp dụng trong chăn nuôi lợn là sử
84
dụng máng ăn và máng uống tự động vì nó góp phần tiết kiệm thức ăn, nước uống,
lao động, hạn chế mầm bệnh, đảm bảo lượng nước và thức ăn đáp ứng nhu cầu của
lợn. Số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đầu tư lắp đặt hệ thống máng ăn
và vòi uống nước tự động còn thấp, trong đó vòi uống tự động 54,36%, máng ăn tự
động là 25,13% và chủ yếu thuộc nhóm 1. Đối với các cơ sở chăn nuôi nhóm 1 do
đầu tư chăn nuôi với quy mô lớn và theo hướng công nghiệp nên số cơ sở có máng
ăn và máng uống tự động chiếm tỷ lệ cao (máng ăn tự động đạt 87,5%, vòi uống tự
động đạt 100%); tỷ lệ cơ sở chăn nuôi có máng ăn tự động của nhóm 2 và nhóm 3
lần lượt 20,9% và 56,72%; tỷ lệ cơ sở chăn nuôi có vòi uống tự động của các cơ sở
nhóm 2 và nhóm 3 lần lượt đạt 7,29% và 37,5%.
3.2.4. Thực trạng thực hiện các khâu kỹ thuật trong chăn nuôi lợn theo quy trình
VietGAHP
3.2.4.1. Tình hình sử dụng con giống trong chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP
của các cơ sở chăn nuôi
Hiệu quả chăn nuôi lợn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng con giống vì nó
quyết định tới khả năng tăng trưởng, chất lượng thịt và tỷ lệ nạc để đáp ứng thị hiếu
của người tiêu dùng. Theo tiêu chuẩn VietGAHP lợn giống mua về nuôi phải có
nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh, có đầy đủ giấy kiểm dịch và phải có bản công bố
tiêu chuẩn chất lượng kèm theo. Trước khi nhập đàn, lợn phải được nuôi cách ly ít
nhất hai tuần và được theo dõi ghi chép các biểu hiện bệnh lý.
Qua khảo sát thực tế tại các địa bàn nghiên cứu cho thấy các cơ sở chăn nuôi
có quy mô, loại hình chăn nuôi khác nhau thì việc sử dụng con giống cũng từ nhiều
nguồn khác nhau (bảng 3.9) . Các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, các trang trại, các
cơ sở chăn nuôi gia công, con giống một phần tự sản xuất còn lại được mua từ các
cơ sở giống đạt tiêu chuẩn chất lượng. Ngược lại, với các cơ sở chăn nuôi quy mô
nhỏ lẻ con giống chủ yếu được mua từ các lái buôn hoặc được mua từ các cơ sở
chăn nuôi khác. Cụ thể, tỷ lệ cơ sở chăn nuôi tự sản xuất con giống chiếm 29,23%,
tỷ lệ mua con giống từ các cơ sở sản xuất giống được chứng nhận chất lượng chiếm
30,77%, tỷ lệ cơ sở chăn nuôi mua con giống từ các thương lái chiếm 27,17% và tỷ
85
lệ cơ sở chăn nuôi mua con giống từ các cơ sở chăn nuôi khác chiếm 12,82%. Trong
đó, các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm 1 chủ yếu mua con giống từ các cơ sở sản xuất
được chứng nhận chất lượng chiếm 59,38%, và có 40,62% số cơ sở chăn nuôi sử
dụng con giống do tự sản xuất. Với các cơ sở thuộc nhóm 2, số hộ mua con giống từ
các cơ sở sản xuất được chứng nhận chất lượng chiếm 41,79%, số cơ sở chăn nuôi
tự sản xuất giống chiếm 31,34%, và một số cơ sở chăn nuôi sử dụng con giống mua
từ các lái buôn chiếm 22,39%. Các cơ sở thuộc nhóm 3 chủ yếu mua con giống từ
các lái buôn chiếm 39,58% và mua chủ yếu từ các cơ sở chăn nuôi khác chiếm
22,92%, chỉ có một số ít các cơ sở chăn nuôi mua con giống từ các cơ sở giống
được công nhận chất lượng.
Bảng 3.9. Tình hình con giống và quản lý con giống của các cơ sở chăn nuôi
Chỉ tiêu
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tính chung
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
Số lượng cơ sở chăn nuôi 32 100 67 100 96 100 195 100
1. Nguồn gốc con giống
- Con giống tự sản xuất 13 40,62 21 31,34 23 23,96 57 29,23
- Mua từ các cơ sở giống được công nhận 19 59,38 28 41,79 13 13,54 60 30,77
- Mua từ các thương lái 0,00 15 22,39 38 39,58 53 27,18
- Mua từ cơ sở chăn nuôi khác 0,00 3 4,48 22 22,92 25 12,82
2. Loại lợn
- Lợn siêu nạc 18 56,25 23 34,33 16 16,67 57 29,23
- Lợn lai 14 43,75 34 50,75 57 59,38 105 53,85
- Lợn nội 0,00 10 14,93 23 23,96 33 16,92
3. Phương thức mua
- Hợp đồng 17 89,47 22 47,83 11 15,07 50 25,64
- Tự do 15 10,53 45 52,17 85 84,93 145 74,36
Hiện nay, các cơ sở chăn nuôi sử dụng chủ yếu là giống lợn lai (53,85%) và lợn
siêu nạc (29,23%) còn lại vẫn sử dụng các giống lợn địa phương. Các cơ sở chăn nuôi
86
thuộc nhóm 1 chủ yếu sử dụng các giống lợn siêu nạc chiếm 56,25%, lợn lai chiếm
43,75%; các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm 2 chủ yếu sử dụng giống lợn lai chiếm
50,75%, lợn siêu nạc chiếm 34,33% và còn 14,93% số cơ sở chăn nuôi sử dụng các
giống lợn nội; tỷ lệ này của nhóm 3 lần lượt là 59,38% sử dụng lợn lai, 23,96% sử
dụng lợn nội và 16,67% sử dụng lợn siêu nạc.
Phương thức mua lợn giống có sự khác nhau giữa các nhóm cơ sở chăn
nuôi. Các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm 1 chủ yếu mua giống từ các cơ sở giống
được chứng nhận chất lượng nên phương thức mua chủ yếu bằng hợp đồng chiếm
89,47%, các cơ sở thuộc nhóm 2 và nhóm 3 tỷ lệ cơ sở mua con giống có hợp đồng
chiếm tỷ lệ thấp (nhóm 2 là 47,83%, nhóm 3 là 15,07%).
Theo tiêu chuẩn VietGAHP, con giống sử dụng trong chăn nuôi phải có
nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, được tiêm phòng và ghi chép đầy đủ thông tin về
quá trình chăm sóc nuôi dưỡng. Như vậy việc các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm 1,
nhóm 2 chủ yếu sử dụng con giống mua từ các cơ sở sản xuất được công nhận chất
lượng và sử dụng con giống tự sản xuất có nguồn gốc rõ ràng nên cơ bản đáp ứng
được các tiêu chí về con giống theo tiêu chuẩn VietGAHP.
3.2.4.2. Tình hình sử dung thức ăn trong chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP
của các cơ sở chăn nuôi
Thức ăn là một trong những yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng, năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn. Thức ăn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ
nhu cầu dinh dưỡng để giúp cho lợn sinh trưởng và phát triển ở mức độ tốt nhất.
Nếu chế độ ăn thích hợp lợn sẽ hay ăn chóng lớn, chu kì chăn nuôi ngắn và đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi cần phải có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng,
đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cũng như từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển
của lợn mới đảm bảo được tiêu chuẩn VietGAHP. Các loại thức ăn khác nhau sẽ có
nguồn gốc, thành phần dinh dưỡng và mức độ đảm bảo về vệ sinh an toàn khác
nhau. Qua tìm hiểu thực tế (bảng 3.10) cho thấy hiện nay thức ăn mà các cơ sở chăn
nuôi lợn sử dụng chủ yếu có 2 loại là thức ăn công nghiệp do các nhà máy, công ty
87
sản xuất và thức ăn tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp và thức ăn thừa.... Tỷ lệ cơ
sở chăn nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp chiếm 70,26%, thức ăn tận dụng chiếm
29,74%. Trong đó các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm 1 sử dụng 100% thức ăn công
nghiệp, tỷ lệ này của các cơ sở chăn nuôi nhóm 2 và nhóm 3 lần lượt 86,57% và
48,96%. Như vậy các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm 1 và nhóm 2 chủ yếu sử dụng
thức ăn công nghiệp do các nhà máy chế biến nên cơ bản đáp ứng được các tiêu
chuẩn quy định của VietGAHP.
Bảng 3.10. Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn của các cơ sở chăn nuôi
Chỉ tiêu
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tính chung
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
Số lượng cơ sở chăn nuôi 32 67 96 195 100
1. Loại thức ăn
- Thức ăn công nghiệp 32 100,00 58 86,57 47 48,96 137 70,26
- Thức ăn tận dụng - - 9 13,43 49 51,04 58 29,74
2. Phương thức mua
- Hợp đồng 29 90,63 38 56,72 12 12,50 79 40,51
- Tự do 3 9,38 29 43,28 84 87,50 116 59,49
Một trong những nội dung khá quan trọng trong chăn nuôi lợn theo tiêu
chuẩn VietGAHP là 100% các cơ sở chăn nuôi cần phải thực hiện ký hợp đồng với
nhà cung cấp để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc của thức ăn. Kết quả điều tra cho
thấy hiện nay tỷ lệ cơ sở thực hiện ký hợp đồng với các nhà cung cấp thức ăn (công
ty cám và các đại lý cấp 1) chiếm 40,51%. Các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm 1 thực
hiện ký hợp đồng với nhà cung cấp thức ăn với tỷ lệ 96,63%, tỷ lệ này của nhóm 2
và nhóm 3 lần lượt đạt 56,72% và 12,50%. Các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn và các
trang trại thường mua thức ăn thông qua hình thức ký kết hợp đồng.
3.2.4.3. Tình hình sử dụng nước uống trong chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP
của các cơ sở chăn nuôi
Nước uống được vật nuôi hấp thụ trực tiếp vào cơ thể, do đó chất lượng
nguồn nước có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, khả năng nhiễm bệnh và
hàm lượng các chất tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi. Theo số liệu khảo sát thực tế
88
tại bảng 3.11, nguồn nước cho lợn uống chủ yếu là nước giếng khoan chiếm
76,92%, tỷ lệ cơ sở chăn nuôi sử dụng nước sạch trong chăn nuôi chỉ chiếm
17,44%, ngoài ra còn một số cơ sở chăn nuôi sử dụng nước ao, hồ cho chăn nuôi
chiếm 5,64%. Chất lượng nước giếng khoan phụ thuộc rất nhiều vào mạch nước
ngầm; có vùng nước giếng khoan lọc qua bể cát là có thể sử dụng nhưng cũng có
vùng nước giếng khoan không thể sử dụng được do hàm lượng sắt và tạp chất
vượt quá mức cho phép. Do đó, để sử dụng nguồn nước giếng khoan phục vụ cho
chăn nuôi an toàn sinh học các cơ sở chăn nuôi cần phải kiểm tra mẫu nước trước
khi đưa vào sử dụng. Qua tìm hiểu cho thấy số cơ sở chăn nuôi có thực hiện kiểm
tra chất lượng nguồn nước chiếm tỷ lệ nhỏ 16,92%. Trong đó tỷ lệ cơ sở chăn nuôi
thuộc nhóm 1 thực hiện kiểm tra chất lượng nguồn nước với tỷ lệ cao nhất đạt
56,25%, tỷ lệ này của các cơ sở thuộc nhóm 2 và nhóm 3 đạt 17,91% và 3,13%.
Bảng 3.11. Tình hình sử dụng nước trong chăn nuôi lợn của các cơ sở chăn nuôi
Chỉ tiêu
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tính chung
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
Số lượng cơ sở chăn nuôi 32 100 67 100 96 100 195 100
1. Nguồn nước
- Giếng khoan 15 46,88 52 77,61 83 86,46 150 76,92
- Nước sạch 17 53,13 10 14,93 7 7,29 34 17,44
- Khác - - 5 7,46 6 6,25 11 5,64
2. Kiểm tra nguồn nước
- Có 18 56,25 12 17,91 3 3,13 33 16,92
- Không 14 43,75 55 82,09 93 96,87 162 83,08
3.2.4.4. Tình hình sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi lợn theo quy trình
VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi
Trong quá trình chăn nuôi việc phòng và trị bệnh cho vật nuôi là điều hết sức
cần thiết để hạn chế dịch bệnh xảy ra giúp hạn chế rủi ro cho người chăn nuôi. Tiêu
chuẩn VietGAHP quy định người chăn nuôi phải có lịch tiêm phòng các bệnh chính
như dịch tả, tụ huyết trùng và một số dịch bệnh khác và phải lập tức cách ly để
phòng ngừa lây lan khi lợn có biểu hiện bệnh. Thuốc kháng sinh phải có nguồn gốc
89
rõ ràng, không được sử dụng kháng sinh nằm trong danh mục cấm và phải tuân thủ
theo hướng dẫn ghi trên bao bì về chủng loại, liều lượng, thời gian dùng thuốc và
được ghi chép đầy đủ vào trong hồ sơ.
Bảng 3.12. Tình hình quản lý và sử dụng thuốc thú y của các cơ sở chăn nuôi
Chỉ tiêu
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tính chung
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
Số lượng cơ sở chăn nuôi 32 100 67 100 96 100 195 100
1. Căn cứ sử dụng thuốc
- Theo kinh nghiệm 3 9,37 27 40,29 38 39,58 68 34,87
- Học hỏi người xung quanh 1 3,13 18 26,86 27 28,14 46 23,59
- Theo hướng dẫn của CBTY, CBKT 28 87,5 22 32,84 31 32,29 81 41,54
2. Thuốc có nguồn gốc rõ ràng
- Có 32 100 67 100 96 100 195 100
- Không - - - - - - - -
3. Đọc hướng dẫn sử dụng
- Có 32 100 67 100 96 100 195 100
- Không - - - - - - - -
4. Liều lượng sử dụng thuốc
- Cao hơn - - 28 41,79 52 54,17 80 41,03
- Đúng liều lượng 30 93,75 36 53,73 38 39,58 104 53,33
- Thấp hơn 2 6,25 3 4,47 6 6,25 11 5,64
Qua tìm hiểu (bảng 3.12) cho thấy có tới 60% số cơ sở chăn nuôi sử dụng
thuốc thú y để phòng và điều trị bệnh cho lợn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản
thân và người xung quanh. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi sử dụng thuốc theo hướng dẫn của
cán bộ thú y và cán bộ kỹ thuật chăn nuôi chiếm gần 40%. Các cơ sở chăn nuôi hiện
nay chủ yếu mua thuốc từ các đại lý bán thuốc thú y trên địa bàn xã và khu vực, các
loại thuốc đều có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng. Các cơ sở chăn nuôi trước khi sử
dụng đều có đọc hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì của sản phẩm. Do hiểu biết của
người chăn nuôi còn hạn chế nên việc thực hiện tuân thủ liều lượng sử dụng thuốc
chưa đúng theo như hướng dẫn của người sản xuất. Cụ thể, có 54,17% số cơ sở
chăn nuôi sử dụng thuốc thú y với liều lượng cao hơn so với hướng dẫn, chỉ có
39,58% số cơ sở chăn nuôi sử dụng thuốc đúng theo liều lượng.
90
3.2.4.5. Tình hình thực hiện công tác vệ sinh thú y, quản lý dịch bệnh và bảo vệ môi
trường trong chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm lớn cho
môi trường tự nhiên. Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng tới môi
trường sống dân cư mà còn gây ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên đất và làm phát
sinh dịch bệnh gây ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất chăn nuôi.
Tìm hiểu thực tế cho thấy hiện nay người dân chưa thực sự quan tâm tới công
tác vệ sinh thú y và quản lý chất thải trong chăn nuôi lợn (bảng 3.13). Số lượng cơ sở
chăn nuôi thường xuyên kiểm tra hệ thống thoát và hầm chứa nước thải còn thấp
23,08%, các cơ sở chăn nuôi chủ yếu là thỉnh thoảng mới kiểm tra chiếm 58,97%, tỷ lệ
cơ sở chăn nuôi không kiểm tra chiếm 17,95%.
Bảng 3.13. Tình hình quản lý chất thải và bảo vệ môi trường
của các cơ sở chăn nuôi
Chỉ tiêu
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tính chung
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
Số lượng cơ sở chăn nuôi 32 100 67 100 96 100 195 100
1. Kiểm tra hệ thống thoát
nước, hầm chứa chất thải,
nước thải
- Không kiểm tra 2 6,25 9 13,43 24 25,00 35 17,95
- Thỉnh thoảng 5 15,63 45 67,16 65 67,71 115 58,97
- Kiểm tra thường xuyên 25 78,13 13 19,40 7 7,29 45 23,08
2. Thực hiện vệ sinh sát trùng
- Không vệ sinh - - 2 2,99 14 14,58 16 8,205
- Thỉnh thoảng 3 9,38 38 56,72 58 60,42 99 50,77
- Thường xuyên 29 90,63 27 40,30 24 25,00 80 41,03
3. Xử lý khi lợn chết
- Báo với cán bộ thý y 32 100,00 64 95,52 83 86,46 179 91,79
- Bán ra thị trường - - 3 4,48 8 8,33 11 5,64
- Vứt ra ngoài môi trường - - - - 5 5,21 5 2,56
4. Sử dụng chế phẩm vi sinh
- Có 23 71,88 38 56,72 67 69,79 128 65,64
- Không 9 28,13 29 43,28 29 30,21 67 34,36
91
Khi xảy ra dịch bệnh, vật nuôi mang bệnh sẽ bài thải các mầm bệnh ra môi
trường xung quanh. Một số mầm bệnh như lở mồm long móng, tai xanh virus có
thể phát tán xa hàng km và những mầm bệnh này có thể tồn tại trong thời gian dài
chờ khi có điều kiện thuận lợi sẽ lây nhiễm gây bệnh cho vật nuôi. Chính vì thế việc
định kỳ vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi là rất cần thiết để
phòng ngừa các dịch bệnh xảy ra với vật nuôi. Tỷ lệ cơ sở thực hiện vệ sinh sát trùng
thường xuyên chiếm 41,03%, trong đó các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm 1 đạt 90,63%,
các cơ sở nhóm 2 và nhóm 3 đạt thấp với tỷ lệ lần lượt là 40,3% và 25%.
Công tác xử lý khi có lợn chết bệnh không rõ nguyên nhân của các cơ sở chăn
nuôi thực hiện tương đối tốt. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ cơ sở chăn nuôi thực hiện
báo ngay với cán bộ thú y khi có lợn chết bệnh không rõ nguyên nhân để kịp thời xử
lý và tuyệt đối không vứt ra ngoài môi trường hoặc bán ra ngoài thị trường gây ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng chiếm tỷ lệ cao 91,79%; trong đó các cơ sở chăn
nuôi thuộc nhóm 1 là 100%, nhóm 2 là 95,52% và nhóm 3 là 86,46%.
Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi có nhiều ưu điểm vượt trội
như: tăng năng suất và chất lượng, ít dịch bệnh, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến
sức khỏe con người, vật nuôi, giải quyết tốt môi trường chăn nuôi nhất là tại các
vùng ven của các đô thị như Hà Nội. Chế phẩm sinh học là những sản phẩm bổ
sung trong chăn nuôi có tác dụng giúp vật nuôi hấp thụ thức ăn tốt, kích thích tăng
trưởng, qua đó giảm tiêu tốn thức ăn, giảm mùi hôi thối chuồng trại, nâng cao sức
đề kháng cho vật nuôi và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe vật nuôi, con
người. Thực tế cho thấy có tới 65,64% tổng số cơ sở chăn nuôi có sử dụng chế
phẩm sinh học để sử lý mùi hôi, trong đó các cơ sở chăn nuôi nhóm 1 là 71,88%,
nhóm 2 và nhóm 3 lần lượt là 56,72% và 69,79%.
3.2.4.6. Tình hình thực hiện công tác phòng và trị bệnh trong chăn nuôi lợn theo
quy trình VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi
Hiện nay tình hình thời tiết và dịch bệnh trong chăn nuôi diễn biến rất phức
tạp, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại rất lớn cho người chăn
nuôi. Để vật nuôi khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt người chăn nuôi ngoài
việc làm tốt công tác vệ sinh thú y, cần phải tiến hành công tác tiêm phòng và điều
92
trị bệnh kịp thời cho vật nuôi.
Bảng 3.14. Tình hình phòng trị bệnh trong chăn nuôi lợn
theo quy trình VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi
Chỉ tiêu
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tính chung
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
Số lượng cơ sở chăn nuôi 32 67 96 195
1. Tiêm phòng đầy đủ các bệnh
- Có 31 96,88 34 50,75 29 30,21 94 48,21
- Không 1 3,13 33 49,25 67 69,79 101 51,79
2. Thực hiện cách ly để phòng
lây lan khi lợn có biểu hiện bệnh
- Có 23 71,88 38 56,72 32 33,33 93 47,69
- Không 9 28,13 29 43,28 64 66,67 102 52,31
3. Cách trị bệnh
- Tự điều trị 2 6,25 55 82,09 84 87,50 141 72,31
- Có cán bộ kỹ thuật 30 93,75 4 5,97 - - 34 17,44
- Thuê bác sĩ thú y - - 8 11,94 12 12,50 20 10,26
Qua tìm hiểu (bảng 3.14) cho thấy hiện nay người dân chưa quan tâm nhiều
đến công tác tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo quy định của ngành thú y.
Trung bình có 48,21% số cơ sở chăn nuôi thực hiện tiêm phòng đầy đủ các bệnh theo
quy định. Trong đó các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm 1 thực hiện tiêm phòng đầy đủ
các bệnh với tỷ lệ cao nhất đạt 96,88%, tỷ lệ này của các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm
2 và nhóm 3 lần lượt đạt 50,75% và 30,21%. Nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ cơ sở chăn
nuôi thực hiện tiêm phòng cho vật nuôi chiếm tỷ lệ thấp một mặt là do nhận thức của
người dân còn hạn chế, mặt khác do hạn chế về vốn, trình độ thú y trong phòng
chống và điều trị bệnh cho lợn.
Để hạn chế việc lây lan dịch bệnh trong cả đàn lợn, người chăn nuôi cần thực
hiện cách ly lợn ốm ra khỏi đàn. Kết quả khảo sát cho thấy, trung bình có 47,69% số
cơ sở chăn nuôi thực hiện cách ly lợn có biểu hiện bệnh. Trong đó, các cơ sở chăn
nuôi thuộc nhóm 1 thực hiện cách ly lợn có biểu hiện bệnh cao nhất đạt 71,88%, tỷ
lệ này ở nhóm 2 và nhóm 3 lần lượt đạt 56,72% và 33,33%. Lý do các cơ sở chăn
nuôi không thực hiện cách ly lợn có biểu hiện bệnh được các cơ sở chăn nuôi chỉ ra
là không có đủ đất và không có vốn đầu tư xây dựng chuồng trại với diện tích lớn
do đó không có chuồng trống để cách ly lợn khi có dấu hiệu bị bệnh.
93
Việc điều trị bệnh cho lợn bị bệnh kịp thời sẽ góp phần giúp người chăn nuôi
hạn chế được thiệt hại, rủi ro và nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Qua tìm hiểu cho
thấy, khi lợn bị bệnh các cơ sở chăn nuôi chủ yếu tự điều trị, các cơ sở chăn nuôi có
cán bộ kỹ thuật hỗ trợ và thuê bác sĩ thú y chiếm tỷ lệ thấp. Trung bình có 72,31%
số cơ sở chăn nuôi tự điều trị khi lợn bị bệnh, có 17,44% số cơ sở chăn nuôi có cán
bộ kỹ thuật hỗ trợ và chủ yếu là các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm 1 chiếm 93,75%;
tỷ lệ này của nhóm 2 đạt 5,97%. Sở dĩ các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm 1 có cán bộ
kỹ thuật hỗ trợ điều trị bệnh là do các cơ sở chăn nuôi này tiến hành chăn nuôi gia
công cho các công ty do đó được các công ty cử cán bộ kỹ thuật hỗ trợ.
3.2.4.7. Kiểm soát côn trùng và loài gặm nhấm, động vật khác trong chăn nuôi lợn
theo quy trình VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi
Các cơ sở chăn nuôi lợn thường dự trữ thức ăn tinh, thức ăn xanh và thức ăn công
nghiệp trong kho riêng hoặc trong bếp. Vì thế việc bảo quản thức ăn chăn nuôi khỏi các
vật nuôi khác cũng như các loài gặm nhấm và côn trùng (chuột, gián, mọt, ruồi, muỗi,
kiến) là điều rất quan trọng. Các loài vật này không chỉ phá hoại mà còn mang theo
mầm bệnh gây nguy hại cho lợn nuôi. Ngoài ra việc nuôi các động vật khác như chó
mèo... trong cùng khu chuồng trại cũng sẽ dễ gây ra các nguồn lây bệnh cho lợn.
Bảng 3.15. Tình hình kiểm soát côn trùng và các loài gặm nhấm
của các cơ sở chăn nuôi
Chỉ tiêu
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tính chung
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
Số lượng cơ sở chăn nuôi 32 100 67 100 96 100 195 100
1. Nuôi động vật khác trong
khu chăn nuôi
- Có - - 4 5,97 12 12,50 16 8,21
- Không 32 100 63 94,03 84 87,50 179 91,79
2. Thực hiện các biện pháp
kiểm soát công trùng, loài
gặm nhấm
- Có 25 78,13 50 74,63 71 73,96 146 74,87
- Không 7 21,88 17 25,37 25 26,04 49 25,13
94
Số liệu khảo tình hình kiểm soát côn trùng và các loại gặm nhấm thể hiện ở
bảng 3.15 cho thấy tỷ lệ cơ sở chăn nuôi có nuôi động vật khác trong khu chăn nuôi
(chủ yếu là chó, mèo) chiếm tỷ lệ nhỏ 8,21%, tỷ lệ cơ sở chăn nuôi động vật khác
trong khu chăn nuôi chủ yếu tập trung ở các cơ sở thuộc nhóm 3 với tỷ lệ 12,5%.
Đa số các cơ sở chăn nuôi thực hiện các biện pháp kiểm soát côn trùng và loài gặm
nhấm với các biện pháp như dùng bẫy, bả...chiếm tỷ lệ 74,87%.
3.2.4.8. Thực trạng công tác ghi chép nhật ký chăn nuôi trong chăn nuôi lợn theo
quy trình VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi
Theo tiêu chuẩn VietGAHP, để người chế biến và tiêu dùng biết rõ nguồn
gốc xuất xứ của sản phẩm, cơ sở chăn nuôi phải ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất,
tiếp nhận, sử dụng hoá chất, thức ăn chăn nuôi và mua bán sản phẩm. Hệ thống sổ
sách ghi chép phải thể hiện được: số lợn bán ra, nhập vào; năng suất chăn nuôi;
kiểm tra hàng ngày về tình hình sức khoẻ đàn lợn, bệnh tật, nguyên nhân; tất cả các
kết quả kiểm tra, xét nghiệm của các phòng thí nghiệm; giấy chứng nhận nguồn gốc
xuất xứ của lợn nhập vào, nơi mua lợn; tình hình sử dụng vaccine và sử dụng thuốc
điều trị bệnh...
Đây là việc làm còn khá mới mẻ với những nông dân chưa được làm quen
với chăn nuôi theo quy trình VietGAHP, vì thế các cơ sở chăn nuôi còn nhiều lúng
túng trong khâu ghi chép và lưu trữ hồ sơ. Kết quả điều tra các cơ sở chăn nuôi
(bảng 3.16) cho thấy hiện nay các cơ sở chủ yếu mới chỉ ghi chép nhật ký thức ăn
và nhật ký bán sản phẩm để hạch toán chi phí và kết quả chăn nuôi; các ghi chép về
nhật ký hóa chất, nhật ký khách tham quan được ít cơ sở quan tâm. Số liệu điều tra
cụ thể: có 51,28% số cơ sở chăn nuôi thực hiện ghi chép nhật ký thức ăn, trong đó
các cơ sở thuộc nhóm 1 là 100%, tỷ lệ này ở nhóm 2 và nhóm 3 lần lượt đạt 46,27%
và 38,54%. Việc ghi chép nhật ký hóa chất có rất ít cơ sở chăn nuôi thực hiện với tỷ
lệ 13,33%, trong đó nhóm 1 có 75% số cơ sở thực hiện, tỷ lệ này của nhóm 2 đạt
2,99%, nhóm 3 không có cơ sở chăn nuôi nào thực hiện. Về nhật ký mua bán sản
phẩm có 68,21% số cơ sở chăn nuôi thực hiện, trong đó nhóm 1 là 100% số cơ sở
thực hiện, nhóm 2 và nhóm 3 là 73,13% và 54,17%.
95
Bảng 3.16. Tình hình thực hiện ghi chép nhật ký chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi
Chỉ tiêu
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tính chung
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
SL
(cs)
TL
(%)
Số lượng cơ sở chăn nuôi 32 100,00 67 100,00 96 100,00 195 100,00
1. Ghi chép nhật ký thức ăn
- Có 32 100,00 31 46,27 37 38,54 100 51,28
- Không - - 36 53,73 59 61,46 95 48,72
2. Ghi chép nhật ký sử
dụng hóa chất
- Có 24 75,00 2 2,99 - - 26 13,33
- Không 8 25,00 65 97,01 96 100,00 169 86,67
3. Ghi chép nhật ký xuất
bán sản phẩm
- Có 32 100,00 49 73,13 52 54,17 133 68,21
- Không - - 18 26,87 44 45,83 62 31,79
4. Nhật ký khách tham quan
- Có 18 56,25 4 5,97 - - 22 11,28
- Không - - - - - - - -
4. Cách thức ghi chép
- Thường xuyên 32 100,00 48 71,64 49 51,04 129 66,15
- Thỉnh thoảng - - 12 17,91 33 34,38 45 23,08
- Khi nào nhớ thì ghi - - 7 10,45 14 14,58 21 10,77
Về cách thức ghi chép hiện nay chỉ có 66,15% số cơ sở chăn nuôi thực hiện
ghi chép thường xuyên, có hơn 30% số cơ sở chỉ thỉnh thoảng hoặc không thực hiện
ghi chép.
3.2.5. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi lợn theo quy trình
VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi
Theo tiêu chuẩn VietGAHP khi xuất bán lợn, cơ sở chăn nuôi phải tuân thủ
tuyệt đối thời gian ngừng sử dụng thuốc thú y trước khi xuất bán vì nó ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, đồng thời phải cung cấp hồ sơ (nguồn
gốc, tình hình điều trị, lý lịch ) của tất cả các loại lợn khi bán cho người mua. Tuy
nhiên hiện nay thị trường thực phẩm an toàn chưa phát triển, người tiêu dùng chưa có
sự phân biệt giữa sản phẩm thường và sản phẩm chăn nuôi an toàn, do đó nhiều người
chưa quan tâm đến hồ sơ nguồn gốc sản phẩm. Kết quả khảo sát (bảng 3.17) cho
96
thấy hiện nay chỉ có 17,44% số cơ sở chăn nuôi bán sản phẩm cho các công ty chế
biến thực phẩm, đây là những cơ sở chăn nuôi gia công cho công ty cổ phần chăn
nuôi CP. Hiện nay các cơ sở chăn nuôi ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ktnn_la_nguyen_ngoc_xuan_3541_2005195.pdf