Luận án Nghiên cứu phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vii

Danh mục các bảng viii

Danh mục các biểu đồ x

Danh mục các sơ đồ xi

MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Tổng quan các công trình nghiên cứu về làng nghề có liên quan 4

5 Những đóng góp mới của luận án 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

LÀNG NGHỀ GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG

THÔN MỚI 8

1.1 Một số khái niệm 8

1.1.1 Làng nghề 8

1.1.2 Phát triển làng nghề 10

1.1.3 Nông thôn mới và chương trình xây dựng nông thôn mới 11

1.2 Mối quan hệ giữa phát triển làng nghề với xây dựng nông thôn mới 12

1.2.1 Tác động của chương trình xây dựng nông thôn mới đến phát triểnlàng nghề 12

1.2.2 Vai trò phát triển làng nghề trong xây dựng nông thôn mới 14

1.3 Nội dung phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nôngthôn mới 18

1.3.1 Phát triển kinh tế làng nghề 18

1.3.2 Phát triển văn hóa - xã hội làng nghề 21

1.3.3 Môi trường làng nghề 23iv

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển làng nghề trong quá trình xây

dựng nông thôn mới 23

1.4.1 Chính sách phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới 24

1.4.2 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 24

1.4.3 Cơ sở hạ tầng 25

1.4.4 Các yếu tố đầu vào 26

1.4.5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 28

1.4.6 Môi trường và bảo vệ môi trường 30

1.4.7 Thiết chế xã hội và truyền thống văn hóa 30

1.4.8 Các hình thức liên kết trong phát triển làng nghề 31

1.5 Cơ sở thực tiễn về phát triển làng nghề trong bối cảnh xây dựng nôngthôn mới 31

1.5.1 Kinh nghiệm phát triển làng nghề tại một số nước trong khu vực và

một số tỉnh, thành phố tại Việt Nam 31

1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho Bắc Ninh 38

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 41

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 41

2.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 42

2.1.3 Một số thuận lợi và khó khăn trong phát triển làng nghề 43

2.2 Phương pháp nghiên cứu 45

2.2.1 Tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích phát triển kinh tế làng nghề 45

2.2.2 Chọn điểm nghiên cứu 49

2.2.3 Thu thập thông tin 50

2.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 52

2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 53

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH BẮC NINH GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY

DỰNG NÔNG THÔN MỚI 56

3.1 Khái quát lịch sử phát triển các làng nghề và xây dựng nông thôn mới

ở tỉnh Bắc Ninh 56

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của các làng nghề nghiên cứu 56v

3.1.2 Khái quát tình hình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh 59

3.2 Thực trạng phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh gắn với chương trình

xây dựng nông thôn mới 61

3.2.1 Phát triển kinh tế làng nghề 61

3.2.2 Phát triển văn hóa - xã hội làng nghề gắn với chương trình xây dựng

nông thôn mới 81

3.2.3 Môi trường làng nghề 86

3.2.4 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức 90

3.3 Các yếu tố chính ảnh hưởng đến phát triển làng nghề Bắc Ninh gắn

với xây dựng nông thôn mới 92

3.3.1 Chính sách phát triển làng nghề 92

3.3.2 Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch 94

3.3.3 Cơ sở hạ tầng 97

3.3.4 Các yếu tố đầu vào 99

3.3.5 Các yếu tố đầu ra 109

3.3.6 Môi trường và bảo vệ môi trường 112

3.3.7 Thiết chế xã hội và truyền thống văn hóa 115

3.3.8 Các hình thức liên kết trong phát triển làng nghề 117

3.3.9 Tổng hợp thực trạng phát triển làng nghề gắn với chương trình xây

dựng nông thôn mới 120

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GẮN VỚI

CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH

BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020 128

4.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 128

4.1.1 Quan điểm chủ yếu về phát triển làng nghề ở Bắc Ninh giai đoạn hiện nay 128

4.1.2 Dự báo nhu cầu tiêu thụ và khả năng cạnh tranh một số sản phẩm chủ yếu 130

4.1.3 Định hướng phát triển làng nghề gắn với Chương trình xây dựng nông

thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 133

4.2 Giải pháp phát triển làng nghề gắn với Chương trình xây dựng nông

thôn mới ở Bắc Ninh 135

4.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với làng nghề 135vi

4.2.2 Hoàn thiện kết cấu hạ tầng làng nghề phù hợp với quá trình xây dựng

nông thôn mới 139

4.2.3 Hoàn thiện các thiết chế xã hội 142

4.2.4 Chuẩn hóa các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất 142

4.2.5 Ổn định, mở rộng đầu ra của sản xuất 148

4.2.6 Xây dựng, phát triển các hình thức liên kết kinh tế trong làng nghề 149

4.2.7 Đối với các nhóm ngành nghề và sản phẩm cụ thể 149

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 152

1 Kết luận 152

2 Kiến nghị 153

Danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài 155

Tài liệu tham khảo 156

Phụ lục 163

pdf241 trang | Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập thể, khiến nhiều địa phương có nghề không thiết tha. Đánh giá hiệu quả việc thực hiện các chính sách trong XDNTM cho phát triển làng nghề của cán bộ xã cho thấy rằng các làng nghề sau khi XDNTM có các nhận định về thay đổi đa số đều theo hướng tích cực. 94 Bảng 3.13 Đánh giá sự thay đổi trong việc thực hiện các chính sách xây dựng nông thôn mới cho phát triển làng nghề Đvt: % Chỉ tiêu Thay đổi trong phát triển làng nghề Tăng Không đổi Giảm Thu nhập của các hộ thuộc làng nghề 66,67 33,33 0,00 Môi trường trong các làng nghề 25,00 41,67 33,33 Đời sống văn hóa trong các làng nghề 50,00 41,67 8,33 Đời sống xã hội (Y tế, giáo dục, an ninh) trong các làng nghề 41,67 16,67 0,00 Có thể thấy rằng công tác XDNTM được đánh giá cao làm thay đổi bộ mặt của các làng nghề trên 4 khía cạnh kinh tế, môi trường, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơ quan Nhà nước cấp tỉnh chuyên trách về quản lý làng nghề. Phân công trách nhiệm giữa các cơ quan Nhà nước liên quan trong quản lý làng nghề chưa rõ ràng, thiếu thống nhất, chồng chéo, giữa vai trò các sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng như sở Tài nguyên và Môi trường. 3.3.2 Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch 3.3.2.1 Quy hoạch mới Quy hoạch tổng thể là bước đầu tiên, là cơ sở, định hướng cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của xã. Thực tế công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển làng nghề ở Bắc Ninh được tiến hành rất tốt. Trong Báo cáo thực trạng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Ninh; Phương hướng, giải pháp và cơ chế chính sách phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH đến năm 2015, tầm nhìn 2020 của Tỉnh uỷ Bắc Ninh (2009), hiện một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã làm dự án làng nghề, quy hoạch làng nghề. Ví dụ như: Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cụm công nghiệp dịch vụ làng nghề Khúc Xuyên (CCNDVLN) quy mô 10.6025,1 ha trong đó có tổ hợp các ngành sản xuất chế biến gỗ có chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu, dự kiến giá trị tổng sản lượng chiếm 80%; Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Cụm công nghiệp làng nghề và khu nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại xã Hương Mạc, thị xã Từ Sơn,Song, cần phải khẳng định rằng, đây là kiểu quy hoạch dự án, phát triển làng nghề như quy hoạch đô thị. 95 Bảng 3.14 Tổng hợp các chính sách về quy hoạch Số ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu 127/QĐ/UBND 26/7/2010 Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 187/QĐ-UBND 17/02/2011 Về việc phê duyệt đề cương dự toán kinh phí lập Qui hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030. 1632/QĐ-UBND 20/12/2011 Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2020. 1128/QĐ-UBND 14/9/2011 Cấp ứng trước 10 tỷ đồng cho các xã trên địa bàn thực hiện công tác quy hoạch và 127,8 tỷ đồng cho 8 xã điểm xây dựng cơ sở hạ tầng theo chuẩn NTM. 692/SXD-QLN 15/11/2011 Chỉ đạo, đôn đốc các xã đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch xây dựng NTM. 07/2011/HD-XD- NNPTNT-TNMT 22/8/2011 Lập, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng NTM, tham gia đóng góp ý kiến cho 100 Đồ án quy hoạch chung xây dựng NTM các xã. 1632/QĐ-UBND 20/12/2011 Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2020 396/QĐ-UBND 31/10/2013 Về việc điều chỉnh quy hoạch các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó khuyến khích và thúc đẩy sản xuất các làng nghề và phát triển làng nghề truyền thống theo hướng gắn với thương mại, du lịch và bảo tồn giá trị văn hóa. Nguồn: Sở Công thương Bắc Ninh, 2013 Thực tế đến nay đã có 100% số xã có quy hoạch tổng thể XDNTM, 44 xã đã và đang thực hiện quy hoạch chi tiết. Trong đó, quy hoạch làng nghề được gắn với quy hoạch NTM được triển khai thực hiện, với việc tách khu vực sản xuất có khả năng gây ô nhiễm ra riêng, khu dịch vụ có thể tồn tại trong không gian dân cư hoặc độc lập tùy quỹ đất của từng xã, không gắn với khu đô thị trong các làng nghề (Nguyễn Đình Thao, 2012). Theo hướng này, Sở Xây dựng đã hoàn thiện quy hoạch làng nghề gắn với NTM cho một số xã như Tam Giang (3 làng nghề: Thôn Đoài, Vọng Nguyệt, Đại lâm), Văn Môn (3 làng nghề: Mẫn Xá, Quan Đình, Quan Độ), Phù Khê (2 làng nghề: Phù Khê Thượng, Phù Khê Đông) Trong quá trình quy hoạch, các xã đều có tham khảo ý kiến đóng góp của người dân và sau khi quy hoạch xong, các bản quy hoạch đều được niêm yết công khai đến người dân ở các địa điểm như trụ sở UBND, các nhà văn hóa thôn 96 Thông tin về quy hoạch rất có ý nghĩa đối với người dân trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn của hộ nhằm nâng cao thu nhập. Thực tế, tỷ lệ hộ nông dân biết các thông tin liên quan đến quy hoạch của các xã tương đối cao, đặc biệt là các xã điểm. Biểu đồ 3.7 Sự hiểu biết của người dân về quy hoạch của xã Nguồn: Số liệu điều tra, 2012 3.3.2.2 Điều chỉnh quy hoạch Hiện nay, Bắc Ninh đang tiến hành rà soát lại các cụm công nghiệp làng nghề, nếu cụm công nghiệp làng nghề nào không phát triển thì sẽ chuyển sang ngành nghề khác như dịch vụ, kinh doanh. Điều này gây tâm lý hoang mang cho người dân làng nghề vì từ trước dến nay họ sống bằng nghề truyền thống, nếu chuyển sang một lĩnh vực hoạt động khác liệu có khả quan. Ngày 31 tháng 10 năm 2013, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 396/QĐ-UBND về việc điều chỉnh quy hoạch các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó khuyến khích và thúc đẩy sản xuất các làng nghề và phát triển làng nghề truyền thống theo hướng gắn với thương mại, du lịch và bảo tồn giá trị văn hóa. Lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp, các sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất cao, thân thiện môi trường, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, có khả năng tạo ra giá trị kinh tế cao, đóng góp lớn vào tổng giá trị GDP và ngân sách nhà nước. Giai đoạn đến năm 2020: Quy hoạch phát triển CCN làng nghề mới 02 CCN với diện tích 70 ha. Thành phố Bắc 97 Ninh: Giữ nguyên 4 cụm công nghiệp trong đó có CCN và dịch vụ làng nghề Khúc Xuyên 1 (0,6 ha); Thị xã Từ Sơn: Giữ nguyên 08 cụm công nghiệp trong đó có Cụm CN làng nghề Tương Giang (8,3 ha); CCN làng nghề Hương Mạc (27,88 ha); Dừng triển khai, thu hồi đối với 05 dự án các cụm công nghiệp trong đó có CCN Đa nghề phường Đồng Nguyên (21,57 ha); CCN làng nghề và dịch vụ Tam Sơn (44,52 ha); CCN làng nghề Từ Sơn (42,298 ha); Quy hoạch CCN làng nghề Quảng Bố diện tích khoảng 9,6 ha tại địa điểm khác. Huyện Gia Bình: Quy hoạch phát triển mới CCN làng nghề Xuân Lai (20 ha). Việc điều chỉnh quy hoạch này phá vỡ kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đang đầu tư vào các làng nghề. 3.3.3 Cơ sở hạ tầng Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ làng nghề. Nhờ tập trung đầu tư của Nhà nước, cùng với sự đóng góp của nhân dân, cơ sở hạ tầng làng nghề đã được cải thiện đáng kể, đã tạo điều kiện phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nên thu nhập của người dân đã được cải thiện. Bảng 3.15Tổng hợp các chính sách về phát triển CSHT nông thôn Số ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu 230/2003/QĐ-TTg Về đầu tư phát triển kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn 45/2012/NĐ-CP 21/5/2012 Về khuyến công 16-NQ/TU 30/10/2009 Về phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh gắn với xây dựng NTM theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 72/2009/QĐ-UBND 14/5/2009 Về việc ban hành Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 53/2010/QĐ-UBND 20/5/2010 Về việc quy định chế độ hỗ trợ đầu tư xây dựng dự án nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 30/2010/QĐ-UBND 31/12/2010 Về việc quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 166/2010/QĐ-UBND 29/12/2010 Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Nguồn: Sở Công thương Bắc Ninh, 2013 98 Cơ sở hạ tầng tốt sẽ là một trong các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề (Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, 2010). Nhận thức được tầm quan trọng của hạ tầng đối với phát triển nông thôn mới nói chung và làng nghề nói riêng (Lưu Huy Dần, 2012), trong xây dựng NTM, hạ tầng cơ sở được xây dựng thành một nhóm tiêu chí (Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội) với 08 tiêu chí cụ thể. Nhóm chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn đã có tác động tích cực làm cho các xã đã quan tâm đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiều dự án đã được thực hiện và phát huy tác dụng tốt. Cho đến nay 100% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh được hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, tạo điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế để XDNTM. Chất lượng cơ sở hạ tầng ở các xã được người dân đánh giá khá cao là tốt lên so với những năm trước. Nguồn: Số liệu điều tra, 2012 Biểu đồ 3.8 Đánh giá chung về cơ sở hạ tầng ở địa phương (% số hộ trả lời) Tuy nhiên, theo kết quả báo cáo tổng kết giai đoạn I qúa trình xây dựng NTM ở Bắc Ninh cho thấy: Chỉ có 7 xã (bằng 7%) đạt tiêu chí giao thông nông thôn (tiêu chí 2); 83 xã (bằng 83%) đáp ứng yêu cầu về hệ thống thuỷ lợi, thoát nước phục vụ sản xuất và dân sinh (tiêu chí thứ 3); 89 xã (bằng 89%) đạt tiêu chí điện nông thôn. (tiêu chí 4); 19 xã (bằng 19%) đạt tiêu chí về cơ sở vật chất văn hoá (tiêu chí thứ 6); 44 xã chưa có chợ (tiêu chí số 7); 79 xã (bằng 79%) đạt tiêu chí bưu điện (tiêu chí thứ 8). 99 Đối với điện, ở Bắc Ninh, tỷ trọng điện cho sản xuất công nghiệp và làng nghề chiếm 69%, điện sinh hoạt tiêu dùng chiếm 25% còn lại là các thành phần khác. Mặc dù có đến 89% các xã đáp ứng tiêu chí tuy nhiên phải nhấn mạnh rằng lưới điện tại hầu hết làng nghề đều rất cũ, mạng lưới điện 110 KV đã đầy tải, phụ tải tập trung và có công suất lớn, lưới điện 110 KV và 220 KV. Như vậy, 2 vấn đề nổi cộm về cơ sở hạ tầng, cản trở sự phát triển làng nghề hiện nay ở Bắc Ninh chính là hệ thống giao thông nông thôn và hệ thống lưới điện. Khắc phục được 2 trở ngại này cũng là góp phần để làng nghề trên địa bàn phát triển 3.3.4 Các yếu tố đầu vào 3.3.4.1 Nhân lực * Số lượng lao động Số liệu tổng hợp điều tra tại 62 làng nghề cho thấy: Nhóm tái chế kim loại, sản xuất cơ khí: Có 3.008 hộ trên tổng số 6.010 hộ trên địa bàn tham gia sản xuất, thu hút 12.834 lao động; Nhóm dệt nhuộm, tái chế giấy: Có 2.867 trên tổng số 6.089 hộ trên địa bàn tham gia sản xuất, thu hút 8.661 lao động; Nhóm sản xuất gốm và vật liệu xây dựng: Có 300 trên tổng số 1.000 hộ trên địa bàn tham gia sản xuất, thu hút 1.786 lao động; Nhóm chế biến lương thực, thực phẩm: Có 2.927 trên tổng số 7.700 hộ tham gia sản xuất, thu hút 6.254 lao động; Nhóm sản xuất đồ gỗ, đồ mỹ nghệ: Có 10.167 trên tổng số 15.484 hộ tham gia sả xuất, thu hút trực tiếp 25.243 lao động; Nhóm khác: Có 1.382 trên tổng số 4.481 hộ tham gia sản xuất, thu hút 3.466 lao động. Biểu đồ 3.9 Số lượng lao động trực tiếp trong làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phân theo nhóm ngành nghề 100 Tiêu chí số 12 (cơ cấu lao động) trong bộ tiêu chí NTM quy định tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp tại các xã khu vực đồng bằng sông Hồng < 25% (Quyết định số 491/QĐ-TTg, 2009). Tuy nhiên kết quả rà soát tỷ lệ lao động làm nông, lâm, ngư nghiệp trong Báo cáo tổng kết giai đoạn I qúa trình xây dựng NTM ở Bắc Ninh cho thấy có đến 89/100 xã chưa đạt tiêu chí về cơ cấu lao động. Trong đó 2 huyện là: Lương Tài và Gia Bình không xã nào đạt được tiêu chí này. Như vậy, có thể khẳng định rằng, các làng nghề Bắc Ninh, bên cạnh việc sử dụng sức lao động trong gia đình, tận dụng lao động phụ thì đã sử dụng một lượng lớn lao động ngoài tỉnh... Nói cách khác, các làng nghề ở Bắc Ninh chỉ sử dụng được 1 phần nhân lực nội tại trên địa bàn. 2927 2867 2867 3008 10167 1382 7700 6089 6089 6010 15484 4481 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 Sản xuất thực phẩm, đồ uống Nhóm sản xuất gốm và VLXD Nhóm dệt, nhuộm, giấy Sản xuất kim loại, tái chế Sản xuất đồ gỗ, mỹ nghệ Khác Số hộ sản xuất Tổng số hộ Biểu đồ 3.10 Số lượng hộ gia đình tham gia sản xuất và tổng số hộ trong làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phân theo nhóm ngành nghề Nghiên cứu về thực trạng biến động số lao động tại các hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh cho thấy tỷ lệ lao động truyền nghề vẫn chiếm đa số ở các loại nghề khác nhau (biểu đồ 3.8), số thuê lao động thường xuyên có xu hướng giảm, trong đó tổng số lao động được đào tạo cũng chiếm tỷ lệ khá nhỏ. 101 Bảng 3.16 Thực trạng biến động số lao động tại các hộ sản xuất tại điểm nghiên cứu (Tính trung bình trên 1 hộ làm nghề) ĐVT: số lao động/hộ sản xuất Diễn giải Làng thuộc xã điểm NTM Làng không thuộc xã điểm NTM Phù Lãng Phong Khê Châu Khê Hương Mạc 1. Lao động tự có 2009 3,09 3,08 2,33 2,18 2010 3,09 3,08 2,33 2,18 2011 2,47 3,55 2,33 2,83 2. Lao động thường xuyên 2009 9,36 14,62 ,00 3,57 2010 5,00 19,23 ,00 2,71 2011 5,00 11,20 15,63 2,85 3. Lao động thuê thời vụ 2009 ,00 ,00 ,00 4,00 2010 ,00 ,00 ,00 4,00 2011 8,00 ,00 ,00 5,64 4. Lao đông qua đào tạo 2009 1,00 ,00 ,00 ,00 2010 1,00 ,00 ,00 ,00 2011 1,57 ,00 ,00 ,00 5. Lao động truyền nghề 2009 10,55 14,62 ,00 5,57 2010 7,73 18,31 ,00 6,86 2011 7,57 10,69 6,91 4,92 a) Chất lượng lao động Các làng nghề trên địa bàn Bắc Ninh tuy lớn về mặt số lượng nhưng chất lượng lao động thì vẫn còn ở mức thấp, chủ yếu là làm bằng kinh nghiệm, kỹ thuật lưu truyền từ đời này sang đời khác, việc học nghề theo kiểu “truyền miệng”, “cha truyền con nối” diễn ra khá phổ biến, các lao động thường học việc tại các cơ sở sản xuất sau đó được đứng ra sản xuất trực tiếp. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở mức rất thấp, chỉ chiếm khoảng 6,45%. Trong số 6,45% lao động đã qua đào tạo đó thì lao động lành nghề và lao động có trình độ trung cấp lại chiếm tỷ lệ đến 84% lao động đã qua đào tạo. Số lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trên đại học chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 9% lao động đã qua đào tạo). Trong khi đó, yêu cầu của tiêu chí số 14 trong bộ tiêu chí xây dựng NTM đối với khu vực đồng bằng sông Hồng về giáo dục (14.3) đòi hỏi tỷ lệ lao động qua đào tạo > 40%. Kết quả đánh giá cho thấy 102 chỉ có 11/100 xã trong diện quy hoạch nông thôn mới của tỉnh là đạt so với yêu cầu đặt ra. Một số huyện có làng nghề như: Quế Võ, Tiên Du và Gia Bình không có xã nào, kể cả xã có làng nghề đạt yêu cầu (Ban chỉ đạo chương trình NTM, 2013). Chương trình XDNTM được triển khai thực hiện, ngày 04/4/2011 UBND tỉnh Bắc Ninh đã có Quyết định số 383/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020. Đây là cơ hội thuận lợi để lao động trong các làng nghề được đào tạo và đào tạo lại, chất lượng lao động trong các làng nghề sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, khi được hỏi về khả năng áp dụng kiến thức được đào tạo vào thực tế, đa số người dân cho rằng các lớp đào tạo nghề đào tạo như rồng trọt, chăn nuôi, thú y thì người dân có thể áp dụng được một phần vào trong sản xuất của hộ. Còn các lớp đào tạo nghề như: mộc, điện dân dụng thì hầu như người được đào tạo không tìm được việc làm hoặc không áp dụng được vào thực tế. Biểu đồ 3.11Tỷ lệ người dân tham gia các lớp đào tạo nghề tại địa phương Nguồn: Số liệu điều tra, 2012 Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh vẫn có những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến công tác xây dựng NTM cũng như phát triển làng nghề, đó là: Năng lực đào tạo nghề dài hạn của một số trường ngoài công lập chưa cao, nhất là các trường trung cấp. Trang thiết bị dạy nghề ở một số nghề, xưởng thực hành còn thiếu. Công tác tuyển sinh ở một số trường nghề gặp nhiều khó khăn, bởi hầu hết học sinh Bắc Ninh sau khi tốt nghiệp THPT đều đăng ký thi Đại học, ít đăng ký thi vào các trường nghề, công tác tuyển sinh chưa chặt chẽ... Đặc biệt, chưa phối hợp được với các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp để giải quyết việc làm sau đào tạo với quy mô lớn Nhiều lao động nông thôn còn quan tâm đến thu nhập trước mắt từ lao động thủ công, chưa chú trọng học nghề để ổn định sản xuất 103 lâu dài nên không mặn mà tham gia học nghề (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2011; Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bắc Ninh, 2011). b) Trình độ quản lý Trình độ quản lý thấp, chưa qua một khóa đào tạo về quản lý kinh tế, các kiến thức về sản xuất, kinh doanhlà phổ biến ở các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh Nhiều chủ doanh nghiệp tại các làng nghề mới chỉ tốt nghiệp trình độ phổ thông. Trường hợp làng dệt Hồi Quan (xã Tương Giang - thị xã Từ Sơn), nhiều giám đốc doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH... quản lý nguồn vốn của mỗi cơ sở sản xuất từ 2 – 5 tỷ với hàng trăm công nhân nhưng trình độ học vấn chỉ đạt tốt nghiệp phổ thông trung học, có người còn ở mức thấp hơn. Ở làng đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, làng giấy Phong Khê, làng sắt Đa Hội... tình trạng tương tự cũng xảy ra. Một số rất ít quản lý, giám đốc điều hành có trình độ đại học và trên đại học. Đây là các lao động được thuê ngoài hoàn toàn, tập trung chủ yếu tại các làng nghề đồ gỗ, sắt thép. 3.3.4.2 Công nghệ Hiện nay, tuỳ từng làng nghề mà công nghệ sản xuất là truyền thống hay hiện đại, nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ áp dụng công nghệ truyền thống còn cao. Về nguồn gốc của công nghệ, nghiên cứu thực tế cho thấy đa số có nguồn gốc từ Trung Quốc, còn lại với những công nghệ trong nước đều có nguồn gốc từ các làng nghề nổi tiếng ở Hà Tây (cũ). Bảng 3.17 Công nghệ tại điểm nghiên cứu sử dụng vào sản xuất Diễn giải Làng thuộc xã điểm NTM Làng không thuộc xã điểm NTM Phù Lãng Phong Khê Châu Khê Hương Mạc Công nghệ sản xuất Truyền thống 83,33 57,89 43,48 50,00 Hiện đại 0,00 21,05 39,13 50,00 Kết hợp 16,67 21,05 17,39 0,00 Nguồn gốc của công nghệ Trong nước 100,00 75,00 63,33 53,33 Ngoài nước 0,00 25,00 23,33 13,33 Kết hợp 0,00 0,00 13,33 33,33 Nguồn: Số liệu điều tra, 2012 Nhìn chung với công nghệ hiện nay tại các làng nghề chủ yếu là bán cơ giới hóa, chỉ có một số làng nghề có trình độ máy móc tương đối đồng bộ như làm sắt, làm gỗ, làm giấy. Đây là những làng nghề đòi hỏi phải có những máy móc thiết bị nhất 104 định mới có thể cho ra sản phẩm nhanh, hiệu quả và giảm thiểu chi phí so với làm bằng tay. Tuy nhiên trong số các làng nghề này, vẫn có một số hộ vẫn có sử dụng thủ công hoặc bán cơ giới hóa. Một phần vì thiếu vốn nên chưa thể trang bị dây chuyền đồng bộ, một phần vì đặc điểm của các làng nghề. Nhiều sản phẩm là thủ công hoặc phải qua tay người chế tác thì mới thành phẩm được. Chẳng hạn ngành sản xuất giấy ở Bắc Ninh, chỉ có khâu xeo giấy là do máy móc thiết bị, còn lại các khâu khác như nạp liệu, vận chuyển sản phẩm vẫn là thủ công. Thiết bị sản xuất giấy phần lớn là lạc hậu, cũ nát, chắp vá được nhập khẩu từ Trung Quốc, thậm chí một số dây chuyền sản xuất tự chế theo kinh nghiệm; Đối với ngành sản xuất thép, phần lớn các lò nấu thép được nhập khẩu từ Trung Quốc là thiết bị cũ nát, sản xuất từ năm 1997 trở về trước do các nhà sản xuất Trung Quốc thải ra nên công suất nhỏ, tiêu hao điện năng lớn, khó điều chỉnh các chỉ số về cơ, lý tính trong thành phần cấu tạo thép dẫn đến chất lượng phôi đúc không cao. Tại làng nghề mộc Đồng Kỵ các sản phẩm gỗ sau khi được chế tác qua máy, các chi tiết, trạm trổ, khảm trai...rất nhiều đều do các nghệ nhân và các thợ tay nghề cao thực hiện. Hiện đó cũng là một phần làm tăng thêm giá trị của các sản phẩm này. Về hóa chất xử lý, tại các làng nghề ở Bắc Ninh hiện nay đang gặp phải những khó khăn về hóa chất xử lý khác nhau. Các làng nghề liên quan đến nghề mây tre đan phải sử dụng biện pháp ngâm tre tại các ao hồ nhằm xử l y mối mọt. Tại các nhóm làng nghề liên quan đến nghề mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ thì thường dùng các loại sơn, véc ni, phun chống mọt, các loại nước tẩy gỗ. Làng nghề làm giấy, các hộ gia đình sử dụng nhiều các hóa chất sử dụng như xút, lignin, nước javen, phèn kép, phẩm màu, nhựa thông,.... làng nghề đúc đồng và sắt thép, các loại hóa chất sử dụng để mạ, kim loại nặng để tách và tái chế các kim loại phế liệu. Trong khi đó, các làng nghề đều không có hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống xử lý chất thải. Chất thải tại các làng nghề không qua xử lý thải trực tiếp vào môi trường xung quanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, nước, không khí. Không gian sản xuất chật hẹp, liền kề với nơi sinh hoạt hàng ngày, cộng với một lượng chất thải lớn không qua xử lý đã và đang là nguy cơ đe dọa sức khỏe và môi trường sống. 3.3.4.3 Vốn cho sản xuất a) Quy mô vốn, tỷ lệ vốn cố định, tỷ lệ vốn tự có Về vốn sản xuất, đây là một lợi thế của ngành nghề nông thôn trên địa bàn 105 tỉnh. Vốn đầu tư không đòi hỏi lớn, thời gian thu hồi vốn cũng không dài (Sở Kế hoạch - Đầu tư Bắc Ninh, 2011). Nhìn chung quy mô vốn của các hộ làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khoảng dưới 10 tỷ đồng. Một số làng nghề thuôc nhóm tái chế phế liệu, sản xuất đồ gỗ, tái chế giấy có quy mô dưới 100 tỷ. Các hộ làng nghề thuộc nhóm chế biến lương thực thực phẩm có quy mô < 100 triệu. Các làng nghề liên quan đến nhóm ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm hoạt động chủ yếu dựa trên vốn tự có. Đối với các nhóm ngành nghề còn lại, hoạt động chủ yếu dựa trên vốn vay (từ bạn bè, người thân và huy động qua mối liên kết xã hội). Điều này tạo ra sự không bền vững trong việc đảm bảo dòng chảy ổn định về vốn cho phát triển làng nghề. Hầu hết các làng nghề có tỷ lệ vốn cố định/ vốn lưu động cao. b) Khả năng tiếp cận vốn vay Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Ninh có hơn 32 đơn vị Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước, 10 NHTM Nhà nước, 18 NHTM Cổ phần, Ngân hàng Chính sách xã hội, NH HTX, Ngân hàng Phát triển) và 26 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, với gần 300 điểm giao dịch, đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh có mật độ ngân hàng dày nhất toàn quốc, chỉ đứng sau các thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời cũng là tỉnh duy nhất có mạng lưới Ngân hàng mà ở mỗi huyện, thị đều có từ 05 đơn vị Ngân hàng khác nhau hoạt động. Tuy nhiên, một vấn đề hết sức bức xức đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình, cơ sở kinh doanh trong làng nghề ở Bắc Ninh là việc tiếp cận vốn vay của các tổ chức tín dụng có nhiều rào cản về thủ tục, không có sự hiểu nhau giữa bên cho vay và bên đi vay. Tổn phí về thời gian và tiền bạc để có được vốn vay từ các tổ chức tín dụng quá lớn, nên người đi vay đã từ chối các dòng vốn này mà đi tìm các nguồn vốn phi chính thức. Trong khi đó, chính sách tín dụng chưa đề cập cụ thể đến đối tượng làng nghề, hạn mức cho vay ưu đãi 10 triệu đồng/hộ/lần vay chưa đáp ứng được nhu cầu vay để mở rộng sản xuất, đầu tư chiều sâu, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh đó, sự phân bố vốn cũng không đồng đều, thường tập trung vào các ngành có hiệu quả kinh tế cao, còn một số ngành nghề có nguy cơ mai một không được quan tâm đàu tư như các ngành nghề chế biến nông sản, sơn mài Nên càng khó duy trì sản xuất thường xuyên. Do đó, trong thời gian tới, cần có các giải pháp về vốn, nhất là vốn tín dụng để phát triển khu vực kinh tế làng nghề. Các chính sách tín dụng cho ngành nghề nông thôn 106 cũng phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với thực tế sản xuất. Một điểm đáng lưu ý. Theo như đề án xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trong giai đoạn 2010 - 2015, bình quân 1 xã ngân sách Tỉnh đầu tư là: 20,7 tỷ đồng, các tổ chức và cộng đồng dân cư đóng góp 232,2 tỷ đồng. Giai đoạn: 2016 - 2020, bình quân 1 xã ngân sách Tỉnh đầu tư là 26,8 tỷ đồng, các tổ chức và cộng đồng dân cư đóng góp 181 tỷ đồng. Trong khi đó, đại bộ phận làng nghề đều thiếu vốn sản xuất. Nguồn vốn đóng góp từ cộng đồng dân cư chính là nguồn vốn của người dân trong làng nghề hoặc từ đấu giá quyền sử dụng đất. Như vậy rất khó thực thi. 3.3.4.4 Nguyên vật liệu Kết quả điều tra thực địa tại vùng nghiên cứu cho thấy hầu hết nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất tại các làng nghề đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài. Bắc Ninh chưa quan tâm trồng nguyên liệu quy mô lớn hỗ trợ làng nghề. Công tác quy hoạch vùng trồng nguyên liệu, lập dự án trồng nguyên liệu và quản lý khai thác nguyên liệu ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfktnn_la_le_xuan_tam_8464_2005219.pdf
Tài liệu liên quan