MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CÁM ƠN . ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iv
MỤC LỤC.v
DANH MỤC CÁC BẢNG. ix
MỞ ĐẦU.1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ
CÔNG NGHIỆP.6
1.1. QUAN NIỆM VÀ VAI TRÒ VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP 6
1.1.1. Quan niệm về phát triển tiểu, thủ công nghiệp .6
1.1.1.1. Tiền đề ra đời tiểu, thủ công nghiệp.6
1.1.1.2. Quan niệm về tiểu, thủ công nghiệp.8
1.1.1.3. Quan niệm về phát triển tiểu, thủ công nghiệp.12
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của các ngành tiểu, thủ công nghiệp.14
1.1.2.1. Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp mang tính đa dạng .14
1.1.2.2. Các cơ sở sản xuất tiểu, thủ công nghiệp thường có mối liên hệ chặt chẽ,
trực tiếp với khách hàng và người lao động.14
1.1.2.3. Các cơ sở sản xuất tiểu, thủ công nghiệp thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt
trong sản xuất, kinh doanh .15
1.1.2.4. Hạn chế trong tiếp cận các nguồn vốn chính thức nhưng lại rất linh hoạt
trong tiếp cận các nguồn vốn không chính thức .15
1.1.2.5. Tính chất chuyên môn hoá thấp trong quản lý sản xuất kinh doanh.16
1.1.3. Vai trò của phát triển tiểu, thủ công nghiệp.16
1.1.3.1. Phát triển tiểu, thủ công nghiệp góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động ở NT .16
1.1.3.2. Phát triển tiểu, thủ công nghiệp đẩy mạnh việc phát huy các tiềm năng và
lợi thế của địa phương.17
1.1.3.3. Phát triển tiểu, thủ công nghiệp góp phần thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong
dân cư .17
1.1.3.4. Phát triển tiểu, thủ công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH, HĐH .18
1.1.3.5. Phát triển tiểu, thủ công nghiệp góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
và phát triển du lịch.19
1.1.4. Các loại hình tiểu, thủ công nghiệp.20
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển tiểu, thủ công nghiệp .21
1.2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNGNGHIỆP .23
1.2.1. Những nhân tố về điều kiện tự nhiên .23
1.2.2. Những nhân tố về kinh tế .24
1.2.3. Những nhân tố về văn hóa, xã hội.26
1.2.4. Những nhân tố về môi trường chính sách, chính trị và pháp luật.28
1.3. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP.28
1.3.1. Kinh nghiệm thế giới.28
1.3.1.1. Cộng hoà liên bang Đức.29
1.3.1.2. Cộng hòa Pháp .29
1.3.1.3. Nhật Bản.30
1.3.1.4.Ấn Độ .30
1.3.2. Kinh nghiệm trong nước .30
1.3.2.1. Phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.30
1.3.2.2. Phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.31
1.3.2.3. Phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.32
1.3.2.4. Phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc.33
1.3.2.5. Ở Hà Nội .33
1.3.2.6. Ở tỉnh Hải Dương.33
1.3.3. Kinh nghiệm có thể học hỏi trong quá trình phát triển tiểu, thủ công nghiệp
cho thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.34
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ
HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.36
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .36
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .36
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội .38
2.1.2.1. Dân số.38
2.1.2.2. Đất đai .40
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội .41
2.1.2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh.42
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở thị
xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.43
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ
HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .45
2.2.1. Kết quả sản xuất tiểu, thủ công nghiệp ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa ThiênHuế .45
2.2.1.1. Về TTCN.45
2.2.1.2. Về làng nghề .49
2.2.2. Cơ cấu ngành nghề sản xuất và sản phẩm TTCN .50
2.2.3. Tình hình tổ chức sản xuất TTCN.56
2.2.3.1. Mô hình sản xuất hộ gia đình.57
2.2.3.2. Mô hình sản xuất HTX.57
2.2.3.3. Mô hình sản xuất doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH.58
2.2.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm TTCN .59
2.2.5. Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiểu, thủ công nghiệp .62
2.2.6. Tình hình môi trường ở các làng nghề sản xuất tiểu, thủ công nghiệp.63
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG.65
2.3.1. Những thành tựu đạt được.65
2.3.2. Những tồn tại và khó khăn .65
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại và khó khăn .66
2.3.4. Những vấn đề cấp bách đặt ra cho phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế .67
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ
CÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .71
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ
HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .71
3.1.1. Phát triển tiểu, thủ công nghiệp theo hướng đa dạng hóa ngành nghề và gắn
liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, NT ở thị xã Hương Trà,
tỉnh Thừa Thiên Huế .71
3.1.2. Phát triển tiểu, thủ công nghiệp theo hướng đa dạng hóa các hình thức tổ chức
sản xuất.73
3.1.3. Phát triển tiểu, thủ công nghiệp gắn liền với phát triển NT và bảo vệ môi
trường sinh thái .75
3.1.4. Phát triển tiểu, thủ công nghiệp trên cơ sở kết hợp một cách hợp lý các công
nghệ truyền thống với ứng dụng công nghệ mới tiên tiến, hiện đại phù hợp với đặc
điểm từng ngành nghề, từng loại sản phẩm .76
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP Ở
THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .77
3.2.1. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực vốn.77
3.2.2. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến .79
3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực .80
3.2.4. Phát triển thị trường và vùng nguyên liệu cho sản xuất tiểu, thủ công nghiệp.82
3.2.5. Đổi mới về cơ chế chính sách .84
3.2.6. Gắn kết phát triển tiểu, thủ công nghiệp với bảo vệ môi trường .87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.90
1. Kết luận .90
2. Kiến nghị.91
TÀI LIỆU THAM KHẢO.93
PHỤ LỤC.96
111 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỷ trọng đất chưa sử dụng có giảm từ 1,44% năm 2010 xuống
1,0% năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là trong những năm qua, thị xã đã chú trọng
xây một số trạm xá, bệnh viện lớn của thị xã và trường học, được xây dựng khang
trang nhằm đáp ứng yêu cầu kiên cố hóa trường học của bộ giáo dục. Bên cạnh đó,
cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển KT nên diện tích đất chưa sử dụng ngày
càng có xu hướng giảm.
Bảng 2.2 : Diện tích và cơ cấu diện tích các loại đất của thị xã Hương Trà
(ĐVT: Diện tích - ha; Cơ cấu - %)
Loại đất Năm 2010 Năm 2011
Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu
Diện tích tự nhiên 51.853,4 100 51.853,4 100
1. Đất nông nghiệp 38.269,73 73,8 38.956,01 75,13
2. Đất phi nông nghiệp 12.839,28 24,76 12.381,19 23,88
Trong đó: Đất khu CN - TTCN 477,38 0,92 483,80 0,93
3. Đất chưa sử dụng 744,39 1,44 516,2 1,0
(Nguồn số liệu: Phòng thống kê thị xã Hương Trà)
Đất phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn so với diện tích toàn thị xã
(24,76% năm 2010 và 23,88 năm 2011). Mặc dù đất phi nông nghiệp có tỷ trọng
giảm nhưng tỷ trọng đất sản xuất khu CN - TTCN tăng từ 0,92% năm 2010 đến
0,93% năm 2011. Đây là điều kiện thuận lợi nhằm phát triển các ngành nghề phụ
trong đó có các nghề TTCN; đồng thời cũng là cơ hội cho thị xã phát triển kinh tế,
văn hóa, du lịch.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
ế
41
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
Hạ tầng kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà được đầu tư đồng bộ, đúng
hướng. Đến nay, hầu hết các công trình trọng điểm về giao thông, thủy lợi, điện,
nước, bưu chính viễn thông, các thiết chế văn hóa, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế
chuyên sâu, thể dục thể thao,... của kế hoạch 2006 - 2010 đã hoàn thành và đưa vào
sử dụng. Đây vừa là tiền đề, vừa là động lực tích cực thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh
tế xã hội của tỉnh nói chung và công nghiệp - TTCN nói riêng phát triển nhanh
trong những năm đến. Đặc biệt là các lĩnh vực sau đây sẽ tác động trực tiếp đến quá
trình phát triển của ngành công nghiệp - TTCN thị xã:
* Hệ thống phân phối điện:
Hệ thống phân phối điện đã được nâng cấp và cải tạo. Đã có 100% xã, thị
trấn có điện lưới quốc gia đưa đến, tỷ lệ số hộ dùng điện đến năm 2010 đạt 100%.
Các nhà máy thủy điện Bình Điện (48MW), Hương Điền (45MW) đã được đưa vào
vận hành.
* Hệ thống cấp nước:
Hệ thống cấp nước đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng đạt tổng công suất
khoảng trên 12.000 m3/ngày.đêm.
Nhà máy nước Tứ Hạ được đầu tư nâng công suất từ 4.000 m3/ngày.đêm lên
12.000 m3/ngày.đêm.
Mạng lưới cấp nước sạch cho nhân dân được đưa đến các khu dân cư vùng
đồng bằng, xây dựng tăng cường hệ thống cấp nước tập trung xã Bình Điền; triển
khai cấp nước sinh hoạt xã Hải Dương.
* Cơ sở hạ tầng giao thông:
Được phát triển mạnh ở cả đô thị và NT. Trong thời kỳ 2006 - 2010 đã đầu
tư nâng cấp và xây dựng các trục đường chính: cầu Tứ Phú, đường và cầu Ca Cút,
đường Thanh Phước - Cồn Tè, đường Nguyễn Chí Thanh qua địa bàn, đường liên
xã ven sông Bồ Tứ Hạ - Hương Văn - Hương Toàn, nâng cấp mở rộng các đoạn
quốc lộ 49A, 49B,... Triển khai nâng cấp mở rộng đường tỉnh lộ 12B từ chùa Linh
Mụ giáp với đường phía Tây thành phố Huế, xây dựng lại cầu Bao Vinh. Đặc biệt
đã tập trung nâng cấp hệ thống giao thông nội thị Tứ Hạ; xây dựng một số tuyến
Tr
ờng
Đạ
i họ
c K
i h
tế H
uế
42
đường khu trung tâm xã Bình Điền, đường tỉnh lộ 4 tránh phố cổ Bao Vinh, bê tông
hóa 140 km giao thông NT.
2.1.2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh
Tốc độ tăng trưởng KT bình quân hàng năm (giai đoạn 2006 - 2010) của thị xã
Hương Trà là 17,8% năm, cao hơn 6,95% so bình quân giai đoạn 2001 - 2005. Tổng
GTSX năm 2010 (theo giá so sánh) tăng gấp 2,57 lần so với năm 2005; thu nhập bình
quân đầu người đạt 1.170 USD/người/năm, tăng gấp 2,48 lần so năm 2005. Cơ cấu KT
chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - NN với tỷ trọng tương ứng trong GDP
năm 2005 là 40,4% - 18,8% - 40,8%, năm 2010 là 41,2% - 35,1% - 23,7%. Lĩnh vực
dịch vụ: phát triển đa dạng với nhiều loại hình hoạt động, nhiều thành phần KT
tham gia, thị trường từng bước được mở rộng. Tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ
chung của nền KT, năm 2010, đạt 447,1 tỷ đồng. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu
gồm dịch vụ thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá, nhà hàng và do cá nhân
đảm nhận là chủ yếu. Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2010 tăng bình quân 23%
năm. Giá trị hàng hoá tham gia xuất khẩu đạt trên 5 triệu USD.
Sản xuất công nghiệp, TTCN: liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao đã góp phần
quan trọng thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu KT, cơ cấu lao động của thị xã.
Đến năm 2010, GTSX ngành công nghiệp, TTCN ước đạt 1.715 tỷ đồng (giá cố định
1994), tăng gấp 3,1 lần so năm 2005. Trong đó, công nghiệp - TTCN địa phương đạt
303 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 34,85%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài 1.412 tỷ đồng, tăng bình quân 23,65%.năm. Tỷ trọng GDP của ngành công
nghiệp - xây dựng trong tổng GDP của thị xã tăng từ 18,8% năm 2005 lên 35,1% năm
2010. Ngoài ra, có nhà máy Xi măng Kim Đỉnh của Công ty Hữu hạn Luks xi măng
Việt Nam (vốn FDI) công suất 2,4 triệu tấn/năm, tạo việc làm ổn định hàng năm
cho hơn 2000 lao động địa phương.
Nông nghiệp: trong những năm qua, sản xuất NN của thị xã Hương Trà phát
triển ổn định diện tích và theo hướng sản xuất hàng hóa; tập trung ứng dụng rộng
rãi tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, làm tốt công tác thủy lợi, chăm sóc,
phòng ngừa dịch bệnh nên năng suất chất lượng các loại cây trồng đều tăng. Đến
năm 2010, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 10.566,6 ha, trong đó lúa
Trư
ờng
Đạ
i họ
Kin
h tế
H
ế
43
6.136,80 ha, năng suất bình quân đạt 51,93 tạ/ha, sản lượng thóc 31.869 tấn; sắn
công nghiệp 720 ha, đang xây dựng các vùng sản xuất rau an toàn.
Đã tập trung khai thác thế mạnh về đất, rừng và điều kiện tự nhiên ở miền
núi để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển vùng trồng cây lâu năm. Đến năm
2010, đã hình thành được vùng cây cao su 2.200 ha, trong đó có 963 ha đã khai
thác mũ, ổn định diện tích hồ tiêu 80 ha, vùng cây ăn quả đặc sản 434 ha, tiến hành
trồng mới trên 4.200 ha rừng tập trung, 1.187.000 cây phân tán. Phát triển lâm
nghiệp đã góp phần đáng kể vào việc duy trì, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng độ
che phủ của rừng từ 45% năm 2005 lên 56% năm 2010.
Tóm lại, tình hình kinh tế - xã hội của thị xã trong thời kỳ này đã đạt được
những kết quả quan trọng, duy trì tốc độ tăng trưởng khá ổn định, năng lực sản xuất
kinh doanh của các ngành kinh tế tăng lên đáng kể nhất là trong công nghiệp - xây
dựng và du lịch - dịch vụ. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH,
hạ tầng kỹ thuật được cải thiện ổn định. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và đều
khắp. Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh chính trị trật tự an toàn,
xã hội ổn định. Nhiều cơ chế chính sách mới được ban hành tạo sự thông thoáng và
hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây chính là nền tảng vững chắc tạo
tiền đề cho kinh tế - xã hội của thị xã sẽ phát triển nhanh hơn trong những năm đến.
Tuy vậy, cùng với quá trình phát triển theo chiều rộng, thì cơ cấu kinh tế chung và
cơ cấu kinh tế trong nội bộ các ngành kinh tế của thị xã đã bộc lộ một số mặt khiếm
khuyết và thách thức.
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Có thể nói, những thành tựu trên về phát triển kinh tế - xã hội của thị xã
trong thời gian qua đã đạt được những kết quả rất quan trọng có vai trò vừa tạo
động lực vừa làm tiền đề cho ngành công nghiệp - TTCN và làng nghề phát triển
cao và bền vững trong những năm đến. Tuy nhiên, xu thế nền kinh tế nước ta nói
chung và các địa phương nói riêng ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế
giới với sức cạnh tranh ngày càng khốc liệt và gay gắt hơn. Đặc biệt, trong những
năm đầu đối với phát triển các ngành nghề công nghiệp - TTCN, làng nghề và dịch
vụ sẽ bị các tác động vừa thuận lợi, vừa thách thức, thể hiện như sau:
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
44
* Về thuận lợi:
- Có lực lượng lao động dồi dào, người dân cần cù, chịu khó, ham học hỏi.
- Các lĩnh vực dịch vụ đã có những chuyển biến tích cực, phát triển đa dạng
và tăng trưởng cao hơn tốc độ chung của nền kinh tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu của dân cư trên địa bàn.
- Hoạt động sản xuất công nghiệp liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao đã góp
phần thúc đẩy quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã.
- Sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản phát triển ổn định theo hướng sản
xuất hàng hóa.
- Các thành phần kinh tế được tiếp tục củng cố và phát triển mạnh; tài chính -
ngân sách đạt nhiều kết quả quan trọng góp phần tăng cường nguồn lực cho phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Ngoài ra, Hương Trà là cửa ngõ phía Bắc của thành phố Huế, ở vị trí trung tâm
của đất nước; gần tuyến hành lang kinh tế Đông Tây và nằm trong vùng phát triển kinh
tế trọng điểm miền Trung. Đây cũng là một trong những trung tâm phát triển công
nghiệp và dịch vụ chủ yếu của tỉnh hiện nay và sẽ là đô thị vệ tinh quan trọng của Thừa
Thiên Huế khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm đến.
- Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú tạo điều kiện cho thị xã phát triển
KT toàn diện, đặc biệt là các ngành CN - TTCN sử dụng nguyên liệu tại chổ. Chính
quyền quan tâm đến việc phát triển các lĩnh vực phi NN mà cụ thể là đẩy mạnh phát
triển các ngành nghề TTCN, ngành nghề truyền thống, coi đây là một thế mạnh của
thị xã Hương Trà trong quá trình CNH, HĐH.
- Hệ thống giao thông của thị xã và vùng phụ cận đang từng bước được cải
thiện cùng với sự hình thành các cụm/trung tâm dịch vụ thương mại vừa và lớn trên
địa bàn,... sẽ là những điều kiện thuận lợi tạo động lực phát triển công nghiệp -
TTCN, làng nghề và dịch vụ của thị xã trong những năm sau 2015.
* Về khó khăn (thách thức):
- Khó khăn đầu tiên thách thức cho sự phát triển kinh tế nói chung và công
nghiệp - TTCN, làng nghề nói riêng; đó là thị xã nằm trong vùng địa lý không thuận
Trư
ờng
Đạ
i ọ
c K
i h
tế H
uế
45
lợi với khí hậu khá khắc nghiệt, thất thường; địa hình đa dạng và phức tạp dễ bị chia
cắt khi mưa lũ xảy ra,...
- Vấn đề giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo vẫn còn
nhiều khó khăn.
- Xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh
và khả năng hội nhập với nền kinh tế thế giới của các doanh nghiệp, thành phần
kinh tế trên địa bàn còn yếu (kể cả cạnh tranh với các thành phần kinh tế, các doanh
nghiệp trong nước).
- Kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống chưa đáp ứng được nhu
cầu và còn thiếu đồng bộ. Các nguồn lực cho đầu tư phát triển còn hạn hẹp; quy mô
sản xuất nhỏ, lẽ là chủ yếu; kinh tế tư nhân phát triển chưa thực sự sôi động; thu hút
vốn đầu tư nước ngoài chưa có bước phát triển mới và còn thấp so với tiềm năng
của địa phương.
- Quy mô diện tích của thị xã khá lớn, địa hình đa dạng, phức tạp dễ bị chia
cắt khi cơ sở hạ tầng thiếu vững chắc và thiên tai, bão lụt xảy ra rất khó có thể đáp
ứng cho sự phát triển bền vững và ổn định lâu dài trong các giai đoạn đến khi nền
kinh tế ngày càng hội nhập sâu hơn.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số cơ sở sản xuất TTCN, nhà
máy công nghiệp, các khu dân cư, chợ NT, một số mặt nước vẫn chưa được giải
quyết triệt để.
- Vì mới thành lập cho nên chứa đựng độ trễ trong thời kỳ quy hoạch,
khó khăn trong đầu tư ban đầu, tiếp cận thị trường,...
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ HƯƠNG
TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2.1. Kết quả sản xuất tiểu, thủ công nghiệp ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế
2.2.1.1. Về TTCN
Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN năm 2007 đạt 641.711 triệu đồng (giá
cố định 1994) đến năm 2011 đạt 1.716.529 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân
hàng năm khoảng 29,4%. Trong 5 năm đã xây dựng mới 79 cơ sở sản xuất công
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
46
nghiệp: Sản xuất sản phẩm đồ gỗ, sản xuất giấy và sản phẩm bằng giấy và sản xuất
tủ, giường, bàn, ghế; hình thành một số cụm công nghiệp và cụm làng nghề như:
Mở rộng cụm công nghiệp Tứ Hạ thêm 30 ha; quy hoạch và đầu tư hạ tầng giai
đoạn 1 cụm làng nghề mộc mỹ nghệ Xước Dũ - Hương Hồ; quy hoạch cụm công
nghiệp - TTCN Bình Điền.
Đến nay, toàn ngành công nghiệp thị xã Hương Trà đã thu hút được trên
6.618 lao động, trong đó khu vực kinh tế trong nước (chủ yếu kinh tế tư nhân và cá
thể) chiếm trên 79%, còn lại khu vực kinh tế nước ngoài chiếm 21% (1.366 lao
động). Về số cơ sở sản xuất của ngành công nghiệp - TTCN đến năm 2011 có 1.505
cơ sở gấp khoảng 1,1 lần so với năm 2007, chi tiết của từng loại hình doanh nghiệp
và theo địa bàn được thể hiện qua các bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp/cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN và lao
động phân theo thành phần kinh tế
S
T
T
Loại hình doanh nghiệp
Số lượng cơ sở sản
xuất có đến tháng
12/2011
Số lao động có đến
tháng 12/2011
I Khu vực kinh tế trong nước 1.504 5.252
1 Doanh nghiệp nhà nước trung ương
2 Doanh nghiệp nhà nước địa phương 5 333
3 Tập thể 2 28
4 DN tư nhân 25 1.148
5 Cá thể 1.466 2.778
6 Hỗn hợp 6 965
II Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1 1.366
1 Liên doanh
2 100% vốn nước ngoài 1 1.366
TỔNG SỐ 1.505 6.618
(Nguồn số liệu: Phòng thống kê thị xã Hương Trà
và báo cáo của các ngành liên quan)
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
i h
tế H
uế
47
Bảng 2.4 : Tổng hợp chung tình hình sản xuất công nghiệp - TTCN trên địa
bàn thị xã từ năm 2007 - 2011
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011
1. GTSX công
nghiệp (giá CĐ
1994)
Tr.đ 641.711 1.004.454 1.043.020 1.437.824 1.716.529
- Khu vực KT
trong nước Tr.đ
94.968 113.104 144.293 206.553 306.872
+ Nhà nước Tr.đ 24.576 23.479 23.818 71.932 128.990
+ Tập thể Tr.đ 354 355 330 343 219
+ Tư nhân Tr.đ 1.457 1.924 2.600 2.945 58.788
+ Cá thể Tr.đ 38.982 44.313 43.472 48.317 60.695
+ Hỗn hợp Tr.đ 29.599 43.033 74.073 83.016 58.180
- Khu vực đầu
tư nước ngoài Tr.đ
546.725 891.350 898.727 123.271 1.409.657
2. Lao động
CN - TTCN
Người 4.775 5.261 6.275 6.618
Khu vực nhà
nước Người
434 476 560 333
Tập thể Người 40 35 34 28
Tư nhân Người 123 160 157 1.147
Cá thể Người 2.645 2.907 2.949 2.778
Hỗn hợp Người 678 813 2.241 965
Đầu tư nước
ngoài Người
855 870 1.334 1.366
(Nguồn số liệu: Phòng thống kê thị xã Hương Trà và báo cáo của các
ngành liên quan)Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
48
Qua tài liệu thống kê cho thấy sản xuất công nghiệp - TTCN duy trì được
mức tăng trưởng khá (khoảng trên 34,8%/năm), trong đó có phần đóng góp tích cực
của khu vực kinh tế tư nhân, cá thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Chất lượng
và sức cạnh tranh của một số sản phẩm công nghiệp đang được cải thiện, năng lực
sản xuất của toàn ngành đang tiếp tục được đầu tư phát triển, đặc biệt một số dự án
có vốn đầu tư lớn như xi măng, thủy điện, chế biến khoáng sản.
Có thể nói, ngành công nghiệp - TTCN thị xã Hương Trà trong 5 năm qua đã
có những chuyển biến tích cực, góp phần to lớn trong tăng trưởng GDP của tỉnh nhờ
duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bình quân trên 34,8%/năm. Tuy nhiên, trình độ phát
triển của ngành chưa đồng đều và chưa thật sự bền vững; còn mang tính sản xuất
nhỏ lẻ, khả năng liên kết hợp tác còn nhiều hạn chế, trang thiết bị công nghệ chậm
đầu tư đổi mới nên chưa tạo được bước đột phá so với tiềm năng lợi thế của địa
phương; đặc biệt là đối với các ngành chế biến thủy hải sản, sản xuất vật liệu xây
dựng và chế biến khoáng sản, dệt may,... Sự tăng trưởng của ngành mới đạt về số
lượng còn chất lượng và giá trị gia tăng do công nghệ mới tạo ra của một số ngành
còn thấp, cơ cấu kinh tế của nội bộ ngành chưa theo kịp với xu thế phát triển CNH,
HĐH; cơ cấu ngành vùng và thành phần kinh tế còn nhiều mặt chưa hợp lý, hiệu
quả sản xuất chưa cao, năng lực cạnh tranh của hầu hết sản phẩm còn thấp, các
ngành công nghiệp phụ trợ còn thiếu và yếu,... ngành công nghiệp khai thác chiếm
trên 3,4%, ngành sản xuất công nghiệp chế biến chiếm trên 89,5% và công nghiệp
sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước chiếm 7,1%. Trong cơ cấu theo thành
phần kinh tế thì kinh tế đầu tư nước ngoài chiếm trên 82,1% về giá trị sản xuất
nhưng về số lượng doanh nghiệp chỉ có một doanh nghiệp, khu vực kinh tế trong
nước 17,9% giá trị sản xuất công nghiệp nhưng lại chiếm trên 79,3% số lao động
trong toàn ngành,...
Kinh tế tư nhân tuy phát triển chậm nhưng bước đầu đã có chuyển biến mới
về quy mô đầu tư và mạnh dạn của khu vực này trong đầu tư vào các cụm công
nghiệp trong vài năm gần đây và số doanh nghiệp có quy mô lớn ít. Trong các làng
nghề chưa có các doanh nghiệp chủ lực làm đầu mối để giúp các hộ sản xuất phát
Trư
ờng
Đạ
i họ
Kin
h tế
H
ế
49
triển ổn định; sản xuất chưa gắn với bảo vệ môi trường; vốn đầu tư thiếu, đặc biệt là
vốn vay hỗ trợ cho đầu tư phát triển.
2.2.1.2. Về làng nghề
Theo số liệu điều tra, hiện trên địa bàn thị xã còn tồn tại 8/11 làng nghề
truyền thống đang hoạt động, được phân bổ như sau:
Bảng 2.5 : Danh mục các địa phương có làng nghề
Tên xã có làng nghề Ngành nghề chủ yếu
1. Xã Hương Vinh
Gạch ngói Thủy Tú Sản xuất gạch ngói
Rèn Bao Vinh Rèn và sản xuất hàng ngũ kim
Chạm cẩn Địa Linh Chạm cẩn và sản xuất NN
2. Xã Hương Toàn
Sản xuất bún Vân Cù Sản xuất NN và làm bún
Gạch ngói Nam Thanh Sản xuất gạch ngói
Sản xuất nón là Hương Cần Sản xuất NN và nón lá
Sản xuất rượu thủ công Dương Sơn Sản xuất NN và nấu rượu
3. Xã Hương Hồ
Làng mộc An Bình Sản xuất mộc dân dụng
Sản xuất bánh đa, bánh tráng Lựu Bảo Sản xuất NN và bánh đa
4. Xã Hương Văn
Ép dầu lạc Văn Xá Sản xuất NN và ép dầu
5. Xã Hương Vân
Đan lát Lai Thành Sản xuất NN và đan lát
(Nguồn số liệu: Báo cáo tình hình làng nghề ở thị xã Hương Trà,
tỉnh Thừa Thiên Huế)
- Làng nghề mộc An Bình có 60 cơ sở sản xuất, thu hút 150 lao động sản
xuất tủ, bàn, ghế thu nhập bình quân 2 - 3 triệu đồng/tháng; thời gian sản xuất 10 -
12 tháng.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
50
- Làng nghề bánh tráng Lựu Bảo phát triển ổn định có khoảng 60 hộ sản xuất,
thu hút 180 lao động, thu nhập từ 2 - 2,5 triệu đồng/tháng và sản xuất đều trong cả năm.
- Làng sản xuất ngói Nam Thanh hiện nay tồn tại 5 cơ sở sản xuất ngói liệt,
tuy nhiên hoạt động yếu do khó cạnh tranh với các loại ngói khác về chất lượng và
giá thành. Mặt khác nguồn nguyên liệu sản xuất ngày càng ít và sẽ không tồn tại
trong vài năm đến.
- Làng sản xuất rượu Dương Sơn hiện có 181 hộ sản xuất/240 hộ dân, mỗi
ngày một hộ sản xuất khoảng 20 lít rượu cung cấp cho địa phương, các địa bàn lân
cận. Đặc biệt là cung cấp cho quán ăn và cơ sở sản xuất rượu Thủy Dương.
- Làng chằm nón Hương Cần hiện nay còn tồn tại 80 hộ sản xuất; tuy nhiên
sản xuất theo thời vụ, thu nhập thấp.
- Làng bún Vân Cù hiện tại có 150 hộ sản xuất hoạt động tốt, trong đó có 100
hộ sản xuất bằng máy, bình quân mỗi hộ sản xuất 1,5 tạ/ngày cung cấp cho các
huyện và thành phố Huế.
- Làng chạm cẩn Địa Linh hiện có 8 cơ sở sản xuất, thu hút 10 lao động/ 1 cơ
sở; các mặt hàng sản xuất ra có giá trị lớn và chủ yếu cung cấp cho thị trường thành
phố Huế và ngoại tỉnh.
- Làng rèn Bao Vinh hiện có 19 hộ làm rèn; sản phẩm chủ yếu gon lề, bay,
dao,... cung cấp chợ Tây Lộc, ngoài ra hiện nay các cơ sở sản xuất theo nhu cầu thị
trường; nghề này hiện nay đã giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động và
thu nhập ổn định.
2.2.2. Cơ cấu ngành nghề sản xuất và sản phẩm TTCN
Sản xuất TTCN ở thị xã Hương Trà có bước phát triển vượt bậc sau khi được
Chính phủ công bố và đưa ra quyết định thành lập thị xã Hương Trà vào ngày
15/11/2011. Có nhiều ngành nghề, nhóm sản phẩm TTCN có tốc độ tăng khá nhanh cả
về số lượng và chất lượng. Ở phần này nghiên cứu sâu về cơ cấu ngành nghề và cơ cấu
sản phẩm TTCN giai đoạn 2009 - 2011 trên một số nội dung sau:
*Phân tích cơ cấu GTSX công nghiệp - TTCN theo giá hiện hành phân theo
ngành công nghiệp, giai đoạn 2009 - 2011:
Trư
ờn
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
51
Bảng 2.6. GTSX công nghiệp - TTCN trên địa bàn theo giá hiện hành phân
theo ngành công nghiệp
ĐVT: Triệu đồng
2009 2010 2011 So sánh
2011/2009
TỔNG SỐ 1.643.602 2.368.116 2.492.402 1,52
Phân theo ngành công nghiệp
Công nghiệp khai thác 131,910 141.379 137.937 1,05
- Khai thác than
- Khai thác dầu thô và khí tự nhiên
- Khai thác quặng kim loại
- Khai thác đá và các loại mỏ khác 131910 141.379 137.937 1,05
Công nghiệp chế biến 1441527 2.046.264 2.094.869 1,45
- SX thực phẩm và đồ uống 45.569 66.283 78.449 1,72
- SX thuốc lá, thuốc lào
- SX sản phẩm dệt 120 120
- SX trang phục 10.392 15.668 24.510 2,36
- SX sản phẩm bằng da, giả da 422 432
- SX sản phẩm gỗ và lâm sản 12.128 23.349 68.521 5,65
- SX giấy và các sản phẩm từ giấy 10.964 22.152
- Xuất bản, in và sao bản ghi
- SX hóa chất 27.206 35.132 51.267 1,88
- SX sản phẩm cao su và plastic 2.000 3.000 3.930 1,97
- SX sản phẩm khoáng phi kim loại 1.327.204 1.865.915 1.806.617 1,36
- SX máy móc, thiết bị - -
- SX thiết bị văn phòng, máy tính - -
- SX thiết bị điện, điện tử - -
- SX radio, ti vi, thiết bị truyền thông - -
- SX dụng cụ y tế, chính xác - -
- SX sửa chữa xe có động cơ - -
- SX phương tiện vận tải khác - -
- SX giường, tủ, bàn, ghế 14.687 8.222 30.746 2,09
- SX sản phẩm khác 4.341 17.189 8.125 1,87
Công nghiệp SX & PP điện, khí đốt nước 70.165 180.473 259.596 3,69
- SX và phân phối điện, ga 60.965 168.000 243.205 3,99
- SX và phân phối nước 9.200 12.473 16.391 1,78
(Nguồn số liệu: Phòng thống kê thị xã Hương Trà và báo cáo của các ngành liên
quan)
Trư
ờng
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
52
Từ số liệu ở bảng số 2.6 có thể thấy:
Công nghiệp chế biến có mức tăng trưởng khá cao, GTSX đạt từ 1.441.527 triệu
đồng năm 2009 đến 2.094.869 triệu đồng năm 2011, xếp thứ tự từ cao xuống thấp đối
với năm 2011: sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại đạt 1.806.617 triệu đồng, sản xuất,
công nghiệp khai thác đạt 137.937 năm 2011, sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất
sản phẩm gỗ và lâm sản, Tốc độ phát triển của một số ngành đạt khá cao 2011 so sánh
với 2009 tăng từ 2,09 - 5,65 lần là: sản xuất giường, tủ, bàn ghế 2,09 lần, sản xuất trang
phục 2,36 lần, sản xuất và phân phối điện, ga 3,99 lần, sản xuất gỗ và lâm sản 5,65
lầnXuất hiện một số ngành, nhóm sản phẩm chủ lực: sản xuất và chế biến gỗ, đồ gỗ dân
dụng và mỹ nghệ, đan látTriển vọng nhóm sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ có thể duy trì được
nghề truyền thống.
* Phân tích một số sản phẩm TTCN ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.7. Một số sản phẩm TTCN đặc trưng ở thị xã Hương Trà
STT Sản phẩm ĐVT
Số lượng So sánh
năm
2012/2010
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
1 Gạch 1000v 100.173 101.520 107.000 +1,07
2 Bún tươi Tấn 4.277 6.148 6.300 +1,47
3 Rượu trắng 1000lít 929 518 725 -0,78
4 Nón lá 1000chiếc 116 218 338 +2,91
5 Cưa xẻ gỗ m3 32.909 44.421 49.512 +1,51
(Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo của các ngành liên quan
và số liệu điều tra năm 2012)
Qua bảng 2.7 cho thấy tình hình phát triển các ngành nghề TTCN trên địa
bàn thị xã có nhiều chiều hướng phát triển tốt. Số lượng gạch năm 2012 là 107.000
nghìn viên, tăng 1,07 lần so với năm 2010; sản lượng bún tươi năm 2012 là 6.300
tấn tăng 1,47 lần so với năm 2010; tương tự với sản phẩm nón lá năm 2012 là 338
nghìn chiếc tăng 2,91 lần so với năm 2010; cưa xẻ gỗ năm 2012 với sản lượng là
49.512 m3 tăng 1,51 lần so với năm 2010. Chỉ có rượu trắng sản xuất ra năm 2012
là 725 nghìn lít, giảm 0,78 lần so với năm 2010; vì hiện nay, thị trường tiêu thụ còn
có sản phẩm rượu Thủy Dương ở thị xã Hương Thủy đang có sức cạnh tranh lớn về
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
53
chất lượng tốt hơn cũng như mẫu mã đẹp hơn; với sản phẩm này thì các cấp cơ quan
lãnh đạo của địa phương đã tiến hành liên kết với cơ sở rượu Thủy Dương để tăng
cường quảng bá để tiêu thụ. Tuy nhiên những năm qua lực lượng lao động lành
nghề còn quá ít; vai trò tham mưu, trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước đối
với lĩnh vực TTCN chưa thực sự mạnh, cộng nghệ sản xuất nhìn chung còn lạc hậu
nhưng chậm được cải tiến. Nguồn vốn ưu tiên đầu tư phát triển TTCN còn hạn chế,
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Nhiều mặt hàng sản xuất ra nhưng chưa có
thương hiệu, nhãn mác nên chưa tạo ra được uy tín cạnh tranh trên thị trường. Công
tác quảng bá, tuyên truyền còn yếu, vai trò xúc tiến đầu tư của cơ quan chuyên môn
chưa mạnh nên chưa tạo động lực thúc đẩy ngành TTCN phát triển.
Sản phẩm TTCN của thị xã Hương Trà tập trung vào một số nhóm chủ yếu sau:
Thứ nhất, nhóm sản xuất chế biến các sản phẩm từ gỗ và lâm sản, cưa xẻ gỗ,
mộc dân dụng và các mặt hàng trang trí nội thất TTCN của thị xã với các sản phẩm
chủ yếu là giường, tủ, bàn ghế, quan tài,.. đã sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
các sản phẩm với 203 cơ sở trên 210 lao động hoạt động trong nhóm ngành này. Thị
xã Hương Trà đã tập trung đẩy mạnh việc khuyến khích, vận động nhân dân đầu tư
xây dựng những xưởng cưa nhỏ, sử dụng cây nội địa cung cấp nguyên liệu cho sản
xuất các mặt hàng mộc, hàng trang trí nội thất;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pha_t_trie_n_tie_u_thu_cong_nghie_p_o_thi_xa_huong_tra_ti_nh_thu_a_thien_hue_1881_1912347.pdf