MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
MỤC LỤC . iii
DANH MỤC HÌNH VẼ . vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU . xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . xii
MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước . 3
3. Những vấn đề còn tồn tại và hướng nghiên cứu . 4
4. Mục tiêu, đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu . 5
A. Mục tiêu nghiên cứu . 5
B. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu . 5
C. Phương pháp nghiên cứu . 5
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn . 6
6. Các đóng góp mới của luận án . 6
7. Cấu trúc nội dung của luận án . 6
CHƯƠNG 1. TRUYỀN SÓNG TRÊN ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI HỖN HỢP . 8
1.1. Mở đầu . 8
1.2. Các loại cáp ngầm . 8
1.2.1. Cáp dầu . 8
1.2.2. Cáp siêu dẫn . 10
1.2.3. Cáp cách điện rắn XLPE . 11
1.2.4. Cáp vượt biển HVAC . 13
1.2.5. Một số sự cố điển hình trong cáp truyền tải . 14
1.3. Truyền sóng trong cáp truyền tải . 14
1.3.1. Phương trình truyền sóng trong cáp . 14
1.3.2. Biểu diễn phương trình truyền sóng trong miền modal . 19
1.4. Tính toán truyền sóng bằng phần mềm EMTP/ATP . 21
1.4.1. Giới thiệu phần mềm EMTP/ATP . 21
1.4.2. Mô hình mô phỏng cho cáp. 21
1.4.3. Mô hình đường dây trên không . 23
1.4.4. Các mô hình khác . 23
1.5. Kết luận . 26
CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẶT CÁP ĐẾN QUÁ ĐIỆN
ÁP TRÊN ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI HỖN HỢP . 27
2.1. Đặt vấn đề . 27
2.2. Mô hình mô phỏng . 27
2.3. Ảnh hưởng của môi trường đặt cáp . 29
2.3.1. Cáp ngầm toàn bộ . 29
2.3.2. Cáp đi trên không- nằm ngang . 31
2.3.3. Cáp đi trên cầu bê tông . 32
2.3.4. Cáp đi trên cầu kim loại . 33
2.4. Ảnh hưởng của cách sắp xếp cáp . 34
2.4.1. Cáp ngầm . 34
2.4.2. Đối với cáp đi trên không . 35
2.5. Kết luận . 36
CHƯƠNG 3. BẢO VỆ CÁCH ĐIỆN VỎ CÁP. 38
3.1. Đặt vấn đề . 38
3.2. Các loại CSV dùng cho cáp truyền tải . 39
3.3. Các phương pháp nối đất vỏ cáp . 40
3.3.1. Nối cứng (Solid bonding) . 40
3.3.2. Nối đất một đầu (Single point bonding) . 41
3.3.3. Nối chéo (Cross bonding) . 42
3.4. Mô hình tính toán và các giả thiết . 42
3.5. Phương pháp lựa chọn SVL bảo vệ vỏ cáp . 43
3.5.1. Lựa chọn điện áp định mức của SVL . 43
3.5.2. Tính toán thông số SVL khi có dòng điện sét . 45
3.5.3. Ảnh hưởng của môi trường đặt cáp đến thông số SVL . 52
3.6. Kết luận . 54
CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN PHÂN BỐ ĐIỆN ÁP DỌC THEO CHIỀU DÀI CÁP . 56
4.1. Đặt vấn đề . 56
4.2. Phương pháp tính toán . 57
4.3. Phân bố điện áp trong cáp ngầm của đường dây truyền tải hỗn hợp . 59
4.3.1. Mô hình mô phỏng . 59
4.3.2. Cáp ngắn 500 m . 60
4.3.3. Cáp dài 2,4 km . 66
4.4. Kết luận . 70
CHƯƠNG 5. QUÁ ĐIỆN ÁP CỘNG HƯỞNG DO SÓNG HÀI . 72
5.1. Đặt vấn đề . 72
5.2 Các hiện tượng cộng hưởng trong hệ thống điện . 73
5.2.1. Cộng hưởng nối tiếp và song song . 73
5.2.2. Sóng hài ở lưới truyền tải . 75
5.2.3 Quá điện áp do cộng hưởng . 77
5.3. Tính toán tổng trở điều hòa trong lưới truyền tải . 78
5.3.1. Tổng trở đầu vào nhìn từ một nút . 78
5.3.2. Tính toán tổng trở đầu vào cho mô hình IEEE 9 nút . 78
5.3.3 Tổng trở điều hòa trong đường dây truyền tải hỗn hợp . 80
5.3.4 Ảnh hưởng của cấu hình hệ thống truyền tải đến tổng trở điều hòa . 82
5.4. Tính toán quá điện áp cộng hưởng trong hệ thống truyền tải hỗn hợp . 84
5.4.1. Mô hình tính toán và xác định nguồn sóng hài gây ra cộng hưởng tần số 84
5.4.2. Tính toán quá điện áp cộng hưởng sơ đồ IEEE 9 nút . 85
5.5. Tính toán cho lưới truyền tải 220 kV khu vực Hà Nội . 87
5.5.1. Mô hình mô phỏng . 87
5.5.2. Tổng trở điều hòa . 88
5.5.3. Tổng trở điều hòa ở chế độ N-1 . 90
5.5.4. Quá điện áp do cộng hưởng tại thanh cái trạm Hà Đông và Thành Công 92
5.6. Kết luận . 94
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN . 95
DANH MỤC CÁC CÔNG BỐ KHOA HỌC . 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 98
119 trang |
Chia sẻ: vietdoc2 | Ngày: 28/11/2023 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu quá điện áp trên hệ thống truyền tải hỗn hợp đường dây trên không và cáp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hợp cáp ngầm. Do đó, tổng trở
sóng của lõi cáp không ảnh hưởng bởi môi trường đặt cáp.
Hình 2.7. Quá điện áp trên lõi mạch 1 vị trí CC-trường hợp cáp đi trên không
Kết quả mô phỏng điện áp trên vỏ cáp khi cáp đi trên không (Hình 2.8) cho
thấy hệ số suy giảm (attenuation) trên vỏ cáp nhỏ hơn nhiều so với trường hợp cáp đi
ngầm trong đất, hiện tượng này cũng phù hợp với các kết quả mô phỏng trước đó đối
với cáp 132 kV [64]. Mặt khác khi cáp nằm trên không, tổng trở sóng của vỏ cáp
chính bằng tổng trở sóng của đường dây trên không, do đó trị số tổng trở sóng vỏ cáp
trong trường hợp này lớn hơn nhiều so với trường hợp cáp nằm hoàn toàn trong đất.
Sự khác nhau cơ bản này làm cho điện áp trên vỏ cáp trong trường hợp cáp đi trên
không ở các vị trí đảo vỏ tăng gấp 1,6 lần so với trường hợp cáp đi ngầm toàn bộ, với
điện áp lớn nhất ở vỏ pha C tăng từ 42,8 kV (cáp ngầm) lên 67.7 kV (cáp đi trên
không) như trình bày trong bảng 2.2. Đối với dòng điện sét 11,4 kA đi vào lõi cáp,
điện áp trên mọi điểm của vỏ đều lớn hơn mức BIL cho phép (40 kV) của vỏ cáp
XLPE 220 kV.
32
Hình 2.8. Điện áp trên vỏ cáp mạch 1 tại vị trí đảo vỏ thứ nhất
Bảng 2.2. Điện áp trên vỏ cáp trong trường hợp cáp đi trên không – nằm ngang
Vị trí đảo vỏ thứ nhất Vị trí đảo vỏ thứ hai
Pha A1 B1 C1 A1 B1 C1
Vmax(kV) 55,9 -51,1 67,7 31,5 48,1 57,2
t (s) 16,2 57,5 71,5 29,7 29,2 68
So sánh với trường hợp cáp ngầm toàn tuyến, điện áp lớn nhất tại vị trí đảo vỏ
A1 đạt đến giá trị lớn nhất Vmax= 23 kV (hình 2.8) ở thời gian 26 s thì điện áp lớn
nhất tại vị trí này đạt trị số 55,9 kV tại 16,2 s, ngay ở dao động đầu tiên đối với
trường hợp cáp đi trên không. Kết quả này là do vận tốc truyền sóng trên vỏ cáp trong
trường hợp cáp đi trên không lớn hơn trường hợp cáp ngầm (212 m/s so với 175
m/s) dẫn đến thời gian để sóng phản xạ đầu tiên từ vị trí đảo vỏ thứ hai trở về vị trí
đảo vỏ thứ nhất chỉ mất khoảng 2,3 s, các đỉnh tiếp theo bị bào mòn nhiều hơn do
hệ số suy giảm lớn hơn và tần số dao động cao hơn nhiều trường hợp cáp ngầm.
2.3.3. Cáp đi trên cầu bê tông
Đối với cáp vượt sông, giải pháp đơn giản và an toàn nhất nếu có thể là chạy
dưới cầu. Xét một trường hợp cáp có một phần đi ngầm trong đất và một phần chạy
trên cầu bê tông như minh họa trên hình 2.9.
Hình 2.9. Cấu trúc của cáp đi trên cầu bê tông
33
Hình 2.10. Điện áp trên vỏ cáp mạch 1 tại vị trí đảo vỏ thứ nhất.
Bảng 2.3. Điện áp trên vỏ cáp trong trường hợp một phần cáp đi trên không
Vị trí đảo vỏ thứ nhất Vị trí đảo vỏ thứ hai
Pha A1 B1 C1 A1 B1 C1
Vmax(kV) 24,8 27,7 45,1 29,3 26,4 26,4
t (s) 15,5 288 78,6 349 393,3 82,5
Điện áp trên vỏ cáp tại các vị trí đảo vỏ và thời gian đạt đỉnh được trình bày
trên hình 2.10 và bảng 2.3. Điện áp lớn nhất trên vỏ luôn xuất hiện tại pha C1 với giá
trị Vmax= 45,1 kV. Trị số này nhỏ hơn trường hợp cáp đi trên không (67,7 kV) và lớn
hơn trường hợp cáp đi ngầm (42,8 kV). Kết quả này cho thấy sự kết hợp giữa tổng
trở sóng cao của vỏ cáp đoạn đi trên không và tổng trở sóng thấp của đoạn cáp đi
ngầm làm cho điện áp lớn nhất trên vỏ cáp nằm giữa trị số điện áp ứng với hai trường
hợp này.
2.3.4. Cáp đi trên cầu kim loại
Đối với cầu bằng kim loại, bản thân mặt cầu và kết cấu cầu bằng kim loại (sắt
hoặc thép) sẽ bị cảm ứng khi có dòng điện chạy trong lõi cáp và trên vỏ cáp. Điện áp
cảm ứng này sẽ làm cho điện áp giữa vỏ cáp và đất (mặt cầu) thay đổi. Trong phần
này ta sẽ xét trường hợp cáp đi trên không một phần như mục 2.3.3 nhưng cầu được
làm bằng kim loại. Khi đó phần mặt cầu bị cảm ứng sẽ được mô phỏng bằng các dây
dẫn tương đương như trên hình 2.3 c. Dây dẫn này có độ từ thẩm tương đối µr=100,
điện trở suất = 20.10-8 Ωm và được nối đất với điện trở 4 Ω tại hai đầu cầu.
34
Hình 2.11. Quá điện áp trên vỏ cáp mạch 1 tại vị trí đảo vỏ thứ nhất.
Điện áp trên vỏ cáp tại các vị trí đảo vỏ và thời gian đạt đỉnh được trình bày
trên hình 2.11 và trong bảng 2.4. Điện áp lớn nhất trên vỏ luôn xuất hiện tại pha C1
với giá trị Vmax= 43 kV. Trị số này nhỏ hơn trường hợp cáp đi cầu bê tông (45,1 kV)
và lớn hơn trường hợp cáp đi ngầm (40,7 kV). Nguyên nhân là do sự tương hỗ giữa
cáp và dây dẫn được mô phỏng bằng khung dẫn của cầu sắt. Như vậy, kết cấu kim
loại của cây cầu làm giảm đáng kể quá điện áp trên vỏ của cáp với mức giảm tới hơn
5%. Ngoài ra hiện tượng cảm ứng trên cầu kim loại cũng làm cho dao động điện áp
suy giảm nhanh hơn nhiều so với trường hợp cầu không làm bằng kim loại.
Bảng 2.4. Điện áp trên vỏ cáp trong trường hợp một phần cáp đi trên cầu kim loại
Vị trí đảo vỏ thứ nhất Vị trí đảo vỏ thứ hai
Pha A1 B1 C1 A1 B1 C1
Vmax(kV) 31 20,5 43 17,5 21,9 19,3
t (s) 16 17,5 35 17,5 20,1 32,7
2.4. Ảnh hưởng của cách sắp xếp cáp
2.4.1. Cáp ngầm
Khi cáp được chôn trực tiếp trong đất, cáp luôn được đặt trên mặt phẳng nằm
ngang (hình 2.3a) do thuận tiện cho việc thi công mặc dù nhược điểm của phương
pháp này là tổng trở tương hỗ giữa các pha không cân bằng, đồng thời cáp đặt giữa
bao giờ cũng bị phát nóng nhiều hơn dẫn tới khả năng tải kém hơn. Khi cáp đặt trong
hầm, chúng thường được sắp xếp theo hình tam giác (trefoil) như trên hình 2.12 để
hạn chế các nhược điểm của phương pháp nằm ngang.
35
Hình 2.12. Cách bố trí cáp hình tam giác
Hình 2.13. Điện áp trên vỏ cáp mạch 1 tại vị trí đảo vỏ thứ nhất trong cách bố trí tam giác
Bảng 2.5. So sánh điện áp trên vỏ cáp giữa cách bố trí phẳng và tam giác
Điện áp trên vỏ (kV) Vị trí đảo vỏ thứ nhất Vị trí đảo vỏ thứ hai
Pha A1 B1 C1 A1 B1 C1
Phẳng 23 11,2 42,8 22,7 10,1 32,8
Tam giác 31,7 13 36,9 19,7 28,2 35
Điện áp trên vỏ cáp khi cáp bố trí tam giác được trình bày trên hình 2.13. Trị
số điện áp trên các vị trí đảo vỏ với cách bố trí cáp khác nhau được so sánh trên bảng
2.5. Tương tự như các trường hợp khác, điện áp lớn nhất trên vỏ khi cáp bố trí tam
giác cũng xuất hiện tại pha C1, trong trường hợp này điện áp vỏ có giá trị Vmax= 36,9
kV. Tuy nhiên ta nhận thấy trị số điện áp lớn nhất trên vỏ trong trường hợp bố trí tam
giác nhỏ hơn đáng kể so với trường hợp bố trí nằm ngang (42,8 kV). Như vậy, hiện
tượng tương hỗ giữa các dòng điện trong cáp cân bằng hơn ở cách bố trí tam giác
không những tăng khả năng tải của cáp mà còn làm giảm điện áp cảm ứng trên vỏ khi
có sét lan truyền từ đường dây trên không vào, với mức giảm điện áp trên vỏ lên tới
hơn 10%.
2.4.2. Đối với cáp đi trên không
Cáp đặt trong hầm cáp cũng giống như trường hợp cáp đi trên không với
khoảng cách từ cáp tới đất chính là khoảng cách từ cáp tới thành của hầm cáp. Khi
đặt trong hầm, cáp có thể được đặt theo phương ngang, thẳng đứng hoặc tam giác.
Tuy nhiên nếu cáp đi trên cầu hoặc trên mặt đất, việc thực hiện đặt theo hình tam giác
36
là không thể thực hiện được. Trong phần này chúng ta sẽ so sánh 2 trường hợp cáp đi
trên không toàn tuyến sắp xếp theo phương nằm ngang và thẳng đứng như hình 2.3.
Điện áp trên vỏ cáp tại các vị trí đảo vỏ thứ nhất trong trường hợp cáp đặt thẳng đứng
trong hình 2.14. Các kết quả quá điện áp các pha mạch 1 trên vỏ cáp tại 2 vị trí đảo
vỏ trong 2 trường hợp cáp đặt nằm ngang và thẳng đứng ở trên không được cho trong
bảng 2.6.
Hình 2.14. Điện áp trên vỏ cáp mạch 1 tại vị trí đảo vỏ thứ nhất
Trường hợp cáp đi trên không - thẳng đứng, điện áp trên vỏ cáp ở cả 3 pha đều
vượt quá mức cách điện của vỏ cáp có thể chịu đựng được với điện áp lớn nhất trên
pha C1 là Vmax= 67,8 kV. Ta nhận thấy trị số điện áp vỏ trong trường hợp cáp đi trên
không- nằm ngang và thẳng đứng không khác nhau nhiều. Dạng sóng quá điện áp
trên vỏ cáp, tần số dao động trong hai trường hợp này cũng giống nhau.
Bảng 2.6. Điện áp trên vỏ cáp trong trường hợp cáp đi trên không theo phương khác nhau
Vị trí đảo vỏ thứ nhất Vị trí đảo vỏ thứ hai
Pha A1 B1 C1 A1 B1 C1
Nằm ngang 55,9 -51,1 67,7 31,5 48,1 57,2
Thẳng đứng 58 59,3 67,8 32,2 47,2 56,7
2.5. Kết luận
Môi trường đặt cáp, cụ thể là môi trường để dòng điện trở về trong đất, ảnh
hưởng rõ ràng đến điện áp trên cách điện vỏ. Trong chương này, điện áp trên các vị
trí đảo vỏ của một đoạn cáp của đường dây truyền tải có cấu trúc hỗn hợp được tính
toán với 3 môi trường đặt cáp khác nhau; cáp ngầm toàn bộ, cáp đi trên không, một
phần ngầm và một phần đi trên không, được tính toán khi có dòng điện sét chạy trong
lõi cáp do lan truyền từ đường dây trên không.
Trong tất cả các trường hợp, điện áp trên vỏ cáp ở vị trí đảo vỏ đầu tiên luôn
lớn nhất và giảm ở vị trí đảo vỏ tiếp theo trên tất cả các pha. Điện áp lớn nhất trên vỏ
nguy hiểm nhất trong trường hợp toàn bộ cáp đi trên không do kết hợp giữa hiện
37
tượng dao động cộng hưởng của phần cáp đi trên không với sự gia tăng của tổng trở
sóng vỏ cáp do đi trên không. Trong trường hợp cáp đi trên không, điện áp cảm ứng
lớn nhất trên vỏ có thể lớn hơn 1,6 lần so với trường hợp cáp hoàn toàn đi ngầm. Giá
trị điện áp cảm ứng này có thể gây nguy hiểm cho cách điện vỏ cáp và gây ra phóng
điện trên vỏ cáp, dẫn đến phá hủy dần dần của cáp. Cách bố trí cáp cũng ảnh hưởng
mạnh đến điện áp cảm ứng trên vỏ cáp. Trong trường hợp cáp đi ngầm, cấu hình đặt
cáp dạng tam giác làm giảm điện áp trên vỏ khoảng 10% so với trường hợp cáp được
đặt trên mặt phẳng. Trong trường hợp cáp đi trên không, điện áp lớn nhất trên vỏ cáp
không bị ảnh hưởng bởi cấu hình đặt cáp nằm ngang hay chiều thẳng đứng. Hiện
tượng cảm ứng khi cáp chạy trên cầu kim loại cũng làm cho điện áp trên vỏ cáp giảm
so với trường hợp cáp đi trên cầu bê tông. Trái lại, điện áp trên lõi không bị ảnh hưởng
bởi đổi môi trường đặt cáp cũng như cách sắp xếp cáp do chế độ truyền sóng đồng
trục không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố này.
Như vậy, khi thay đổi môi trường đặt cáp như chuyển từ đi ngầm sang đi trên
không, thiết bị bảo vệ vỏ cáp (SVL) cũng như điện trở tiếp địa của vỏ cáp cần được
tính toán lại để phù hợp cho cách điện vỏ đối với đoạn cáp đi trên không. Tuy nhiên,
cách sắp xếp cáp không ảnh hưởng nhiều đến điện áp trên vỏ khi có dòng điện sét lan
truyền vào cáp từ đường dây trên không.
38
CHƯƠNG 3. BẢO VỆ CÁCH ĐIỆN VỎ CÁP
3.1. Đặt vấn đề
Đặc điểm của cáp ngầm sử dụng ở cấp truyền tải là bất kỳ loại dòng điện nào
chạy trong lõi cáp (dòng tải bình thường hoặc dòng do các hiện tượng quá độ) đều
gây ra điện áp cảm ứng tương đối lớn trên vỏ cáp. Đối với cáp ngầm hoàn toàn, điện
áp cảm ứng trên vỏ ở mức độ nguy hiểm chủ yếu do ngắn mạch hoặc các hiện tượng
quá độ do đóng cắt gây ra. Đối với đường dây truyền tải hỗn hợp, quá điện áp trên vỏ
phải tính cả đến trường hợp do dòng điện sét do đường dây truyền tải trên không
thường xuyên bị sét đánh và gây sự cố. Kết quả tính toán ở chương 2 cho thấy dòng
điện sét chạy trong lõi cáp ở những trường hợp cụ thể đó có thể gây ra quá điện áp
vượt quá mức chịu đựng của cách điện vỏ cáp.
Sự khác nhau căn bản giữa cáp ngầm toàn bộ và cáp trong đường dây hỗn hợp
là trị số điện trở nối đất của vỏ cáp. Đối với cáp ngầm toàn bộ, vỏ cáp sẽ được nối đất
ở hai đầu của cáp và nối chung với hệ thống nối đất của trạm. Thông thường trị số
nối đất này rất nhỏ do lưới nối đất của trạm có thể dễ dàng được duy trì ở giá trị dưới
0,5 Ω hoặc nhỏ hơn. Đối với cáp ở đường dây hỗn hợp, vỏ cáp ở hai đầu cáp được
nối cùng với hệ thống nối đất của cột có trị số được duy trì dưới 10 Ω theo quy phạm
[1]. Sự khác nhau về điện trở này làm cho biên độ điện áp lan truyền trong vỏ cáp từ
hệ thống nối đất trong trường hợp đường dây hỗn hợp có thể lớn hơn 20 lần so với
trường hợp cáp ngầm toàn bộ. Với các trị số điện trở kể trên ta dễ dàng ước lượng với
1 kA đi vào hệ thống nối đất của trạm chỉ tạo ra 0,5 kV lan truyền vào vỏ cáp của cáp
ngầm toàn bộ, trong khi sẽ tạo ra 20 kV điện áp lan truyền vào vỏ cáp trong đường
dây hỗn hợp.
Mặt khác đường dây trên không có khả năng bị sét đánh cao hơn nhiều hơn so
với trạm, do đó xác suất dòng điện lan truyền trong lõi cáp của cáp hỗn hợp cũng lớn
hơn nhiều so với trường hợp cáp ngầm toàn bộ. Chính vì vậy điện áp trên vỏ có
nguyên nhân từ sét có thể là điện áp cảm ứng do dòng điện sét lan truyền trong lõi
cáp hoặc dòng điện lan truyền từ hệ thống nối đất ở đầu cáp vào vỏ hoặc xếp chồng
của cả hai. Kết quả là điện áp trên vỏ ở đường dây hỗn hợp phải chịu tất cả các loại
quá điện áp có thể xuất hiện trong hệ thống điện.
Những lý do kể trên có thể là nguyên nhân gây ra số lần sự cố trong cáp do sét
ở đường dây cấu trúc hỗn hợp lớn hơn nhiều so với cáp ngầm toàn bộ và chủ yếu xuất
phát từ sự cố cách điện của vỏ cáp [31] [22]. Chính vì vậy bảo vệ cách điện cho vỏ
cáp trong đường dây hỗn hợp là một trong những nội dung quan trọng nhất đối với
bảo vệ chống quá điện áp cho cáp.
Nội dung chương này sẽ giới thiệu các chức năng quan trọng của loại chống
sét van (CSV) sử dụng cho bảo vệ quá điện áp trên cách điện vỏ cáp (SVL), các loại
nối đất cho vỏ cáp và các tính toán mô phỏng chi tiết để lựa chọn loại SVL phù hợp
cho đường dây hỗn hợp 220 kV trong lưới điện truyền tải Việt Nam.
39
3.2. Các loại CSV dùng cho cáp truyền tải
Lắp đặt CSV ở hai đầu cáp chỉ có nhiệm vụ bảo vệ cách điện chính của cáp
khi có sóng sét hoặc sóng đóng cắt lan truyền từ phía đường dây trên không vào cáp.
Cách điện của vỏ phải được bảo vệ chống quá điện áp bằng một loại chống sét van
khác gọi là thiết bị hạn chế điện áp vỏ (SVL). Việc lựa chọn SVL cho cáp dùng trong
đường dây truyền tải hỗn hợp khác cơ bản so với lựa chọn SVL cho đường dây toàn
bộ cáp ngầm do phải tính đến các thông số của sét nơi đường dây trên không đi qua
và trị số điện trở nối đất của cột. Phương pháp lựa chọn CSV cho cách điện chính và
SVL cho cách điện vỏ của cáp trong đường dây hỗn hợp có thể được tóm tắt như sau:
• CSV bảo vệ cách điện chính của cáp là loại CSV thông thường như bảo
vệ cho các thiết bị điện khác (CSV cho máy biến áp, CSV đường dây),
được lắp đặt giữa dây pha và đất tại điểm nối đường dây trên không-đường
dây cáp ngầm. Các tham số của loại CSV này phải thỏa mãn các yêu cầu
về quá điện áp tạm thời (Temporary Overvoltage-TOV), năng lượng tiêu
tán tương ứng với đường dây cáp được bảo vệ [46]. Thông thường, mức
cách điện (insulation withstand level) của cáp phải lớn hơn 20% điện áp
làm việc (hay còn gọi là mức bảo vệ-protective level) của CSV [65]. Đặc
tính của CSV loại này phụ thuộc vào điện trở nối đất của đường dây [65],
mức cách điện (Basic Insulation Level - BIL) của đường dây trên không,
điện dung của đoạn cáp, các hiện tượng cộng hưởng xảy ra trên cáp [46],
CSV loại này có đặc tính nằm giữa loại CSV cho trạm biến áp và CSV
đường dây.
• CSV dùng để bảo vệ cách điện của vỏ cáp được gọi là SVL như trình bày
ở trên. CSV loại này chỉ dùng để bảo vệ phần cách điện của vỏ cáp chống
quá điện áp cảm ứng gây bởi dòng điện chạy trong lõi cáp hoặc dòng điện
sét lan truyền từ hệ thống nối đất ở đường dây trên không vào cáp nên có
điện áp nhỏ hơn nhiều loại thứ nhất và thường được tích hợp sẵn vào các
hộp kết nối (link box).
Việc lựa chọn loại CSV thứ nhất tương đối rõ ràng nhưng tính toán lựa chọn
SVL rất phức tạp bởi các lý do sau đây:
• Điện áp làm việc liên tục lớn nhất (maximum continuous operating voltage
- MCOV) của SVL phụ thuộc vào phương thức nối đất vỏ cáp (sẽ được
trình bày chi tiết trong phần 3.3) như nối một đầu (single bonding), nối
chéo (cross bonding) hay nối hỗn hợp giữa hai loại trên. Ngoài ra nó còn
phụ thuộc cả vào điện trở nối đất vỏ cáp [2] và môi trường đặt cáp.
• Lựa chọn SVL đảm bảo làm việc và tản được năng lượng do quá điện áp
sét nhưng không làm việc khi có quá điện áp cảm ứng do ngắn mạch. Trị
số quá điện áp cảm ứng trên vỏ cáp phụ thuộc một cách không tuyến tính
vào dòng sự cố và phụ thuộc vào phương thức nối vỏ cáp [44]. Điện áp
này có giá trị lớn nhất khi ngắn mạch 1 pha đối với vỏ cáp nối đất một đầu
nhưng lại có trị số lớn nhất khi ngắn mạch 3 pha trong trường hợp nối
chéo. SVL không chỉ dùng để bảo vệ quá điện áp trên cách điện vỏ cáp so
với đất mà còn bảo vệ quá điện áp do chênh lệch điện thế (ở đây được gọi
40
là điện áp tách vỏ - hình 3.1) giữa hai phân đoạn của vỏ cáp (Sheath
interruption). SVL có thể được nối dạng sao (hình 3.1) hoặc tam giác.
Trong cách nối hình sao, điểm chung (common point) của hình sao có thể
cách ly so với đất nếu điện trở nối đất lớn hơn 0,2 [66].
Hình 3.1. Phương pháp nối đất vỏ cáp một đầu (nối đất ở một đầu của mỗi phân đoạn)
Do sự phức tạp trong tính toán điện áp trên vỏ cáp nên các tiêu chuẩn về chọn
loại SVL phù hợp cho từng loại cáp vẫn chưa rõ ràng, ngay cả đối với hệ thống toàn
bộ cáp ngầm. Đối với đường dây hỗn hợp, sự phức tạp này còn tăng lên do phải tính
toán đến cả điện áp trên vỏ cáp khi có dòng điện sét lan truyền từ đường dây trên
không vào cáp. Tiêu chuẩn IEC 60099-5 [67], IEEE 575-2014 [44] và CIGRE 07-SC
21 [66] chỉ gợi ý chọn SVL có điện áp định mức lớn hơn điện áp tạm thời lớn nhất
(TOV) xuất hiện trên vỏ cáp khi có sự cố. SVL sử dụng trong cáp truyền tải đều được
mặc định là loại CSV sử dụng cho cấp điện áp trong lưới điện phân phối (distribution
arresters). Điều đó có nghĩa là dải điện áp định mức của SVL được lựa chọn tương
đối rộng tùy vào mỗi công ty điện lực. Mặc dù vậy, IEEE 575-2014 [44] và CIGRE
283 [68] cũng gợi ý rằng giảm điện áp định mức của SVL đồng nghĩa với việc làm
tăng năng lượng hấp thụ trên SVL. Sai sót trong lựa chọn SVL có thể gây hậu quả
nghiêm trọng cho độ tin cậy của đường dây truyền tải [40]. Bài toán lựa chọn điện áp
định mức phù hợp cho SVL là sự thỏa hiệp giữa trị số quá điện áp lớn nhất mà cách
điện vỏ cáp có thể chịu đựng và năng lượng hấp thụ lớn nhất mà SVL mà không bị
phá hủy.
3.3. Các phương pháp nối đất vỏ cáp
Tùy vào điều kiện vận hành và đặc điểm của cáp, cách nối vỏ cáp ở cấp truyền
tải có thể được thực hiện bởi một hoặc phối hợp giữa các phương pháp sau:
3.3.1. Nối cứng (Solid bonding)
Vỏ cáp được nối trực tiếp xuống đất ở cả hai đầu của mỗi đoạn cáp như trong
hình 3.2. Đặc điểm của loại nối vỏ này là điện áp trên vỏ được duy trì ở điện thế của
đất nhưng luôn có dòng cảm ứng chạy trên vỏ dẫn đến tổn thất. Phần nhiệt do tổn thất
này làm giảm khả năng tải của cáp. Phương pháp nối vỏ này chỉ phù hợp với cáp có
dòng làm việc nhỏ, vì vậy chỉ được thực hiện ở lưới phân phối [2].
41
Hình 3.2. Nối cứng
3.3.2. Nối đất một đầu (Single point bonding)
Trong phương pháp này một đầu của vỏ cáp chỉ được nối đất một đầu (hình
3.3 và hình 3.4). Với cách nối này dòng điện cảm ứng trong vỏ bị triệt tiêu nên không
có tổn hao trong vỏ cáp. Tuy nhiên, trị số điện áp thường trực (standing voltage) trên
vỏ cáp tăng tỉ lệ thuận với khoảng cách đến điểm nối đất của vỏ cáp và dòng điện
chạy trong cáp [44]. Mỗi nước có quy định [44] về điện áp thường trực lớn nhất (từ
65 V đến 250 V) tùy thuộc vào trị số dòng điện làm việc bình thường của cáp, chiều
dài lớn nhất cho phép của mỗi đoạn cáp sẽ được tính toán tương ứng với giá trị điện
áp thường trực lớn nhất này.
Đối với phương pháp nối đất một đầu, điện áp ở đầu để hở của vỏ cáp có thể
đạt trị số rất lớn khi có quá điện áp sét, quá điện áp đóng cắt hoặc dòng ngắn mạch
chạy trong trong lõi cáp. Do đó, để bảo vệ cách điện của vỏ cáp, đầu để hở này phải
được bảo vệ bằng cách lắp đặt SVL (hình 3.3 và hình 3.4). Ngoài ra, do vỏ bị tách ra
ở mỗi đoạn cáp nên quá điện áp có thể xảy ra ở phần tách vỏ này, SVL có thể được
nối để bảo vệ quá điện áp ở phần tách vỏ như trên hình 3.1. Loại nối đất này thường
được thực hiện ở những đoạn cáp ngắn mà việc nối chéo không thể thực hiện được
như cáp vượt sông hoặc phần còn lại của cáp sau khi đã nối chéo.
Hình 3.3. Nối đất 1 đầu (2 phân đoạn) với SVL ở giữa (Kiểu 1).
Hình 3.4. Nối đất 1 đầu (2 phân đoạn) với SVL ở 2 đầu (Kiểu 2).
42
3.3.3. Nối chéo (Cross bonding)
Cách nối SVL ở vị trí đảo vỏ có thể tiến hành nối sao với điểm chung nối đất
(hình 3.5) hoặc nối tam giác. Phương pháp này kết hợp ưu điểm của cả hai phương
pháp nối vỏ trình bày trong phần 3.2.1 và 3.2.2. Điện áp trên mỗi vỏ là tổng điện áp
cảm ứng từ 3 lõi cáp với độ lệch pha là 120o trong trường hợp dòng điện chạy trên 3
pha đối xứng. Do vỏ cáp của cả 3 pha cách ly hoàn toàn với đất nên dòng cảm ứng
chạy trên vỏ cáp gần như bằng 0, điện áp cảm ứng trên vỏ bị triệt tiêu hoặc giảm
xuống nhỏ nhất. Tuy nhiên, quá điện áp do sét hoặc do đóng cắt trên vỏ cáp tại các vị
trí đảo vỏ và tách vỏ có thể rất lớn và vẫn cần được bảo vệ bằng SVL. Đặc điểm của
loại nối vỏ này là số phân đoạn cáp phải chia hết cho 3 để được nối chéo đầy đủ. Nếu
chiều dài của cáp lớn, số phân đoạn có thể không chia hết cho 3 thì phần còn lại sau
khi nối chéo sẽ được nối đất một đầu như trình bày trong phần 3.3.2.
Hình 3.5. Nối chéo (3 phân đoạn) với SVL nối hình sao.
3.4. Mô hình tính toán và các giả thiết
Tính toán mô phỏng điện áp trên vỏ cáp được thực hiện trên đường dây 220
kV với cùng các thông số đường dây và cáp như trong chương 2 (Mục 2.2). Tại vị trí
cột điện chuyển tiếp với đường dây trên không-cáp, vỏ cáp được nối chung với tiếp
địa của cột với điện trở nối đất của vỏ cáp (Re) thay đổi trong dải 1 Ω đến 10 Ω. Đoạn
cáp ngầm 2 mạch gồm 6 cáp đơn được bố trí trên một mặt phẳng nằm ngang như trên
hình 3.6 với khoảng cách giữa mỗi các cáp đơn là 2 m. Cách điện chính của cáp được
bảo vệ bằng CSV cấp 220 kV (hình 3.7). Dòng làm việc chạy trong cáp được giả thiết
là 1 kA (dòng làm việc định mức điển hình của một số đường dây 220 kV lưới điện
Việt Nam). Với các thông số này, ta tính được điện áp cảm ứng thường trực trên vỏ
cáp là 225 V/ kA/ km. Do đó, để hạn chế điện áp thường trực không vượt quá 250 V
[44], mỗi đoạn cáp không được dài quá 1,1 km khi thực hiện nối đất 1 đầu. Trong
chương này, đoạn cáp 2 km được chia làm 2 phân đoạn (minor section) trong trường
hợp nối đất một đầu (hình 3.3 và 3.4), hoặc 3 đoạn đối với trường hợp nối chéo (Hình
3.5).
Hình 3.6. Cách bố trí cáp ngầm sử dụng trong mô phỏng
43
Hình 3.7. Đặc tính làm việc của CSV 220 kV [69]
Dòng điện ngắn mạch trong lõi cáp phụ thuộc vào công suất ngắn mạch của
nguồn cũng như vị trí điểm ngắn mạch. Để đơn giản ta giả thiết dòng ngắn mạch
không vượt quá dòng cắt định mức của máy cắt 220 kV. Lưới điện 220 kV Việt Nam
sử dụng chủ yếu máy cắt SF6 có dòng cắt định mức từ 10 kA đến 50 kA. Do vậy,
dòng ngắn mạch trong tính toán điện áp trên vỏ cáp cũng được sử dụng trong dải này.
3.5. Phương pháp lựa chọn SVL bảo vệ vỏ cáp
3.5.1. Lựa chọn điện áp định mức của SVL
3.5.1.1. Điện áp định mức theo công suất ngắn mạch
Để lựa chọn SVL, cần tính toán quá điện áp tạm thời trên vỏ cáp với công suất
ngắn mạch khác nhau. Điện áp định mức của SVL phải lớn hơn điện áp tạm thời xuất
hiện trên vỏ cáp khi sự cố [66]–[68]. Trong khuôn khổ chương này, nguồn có công
suất ngắn mạch thay đổi trong dải từ 4000 MVA đến 20000 MVA tương đương với
dòng cắt định mức của máy cắt đầu nguồn từ 10 kA đến 50 kA. Điện áp cảm ứng trên
cách điện vỏ lớn nhất đối với nối đất một đầu trong trường hợp ngắn mạch 1 pha.
Ngược lại, điện áp cảm ứng lớn nhất khi nối chéo trong trường hợp ngắn mạch 3 pha
[44]. Do vậy, điện áp cảm ứng được tính toán với ngắn mạch 1 pha cho trường hợp
nối đất một đầu và ngắn mạch 3 pha cho nối chéo. Do sự cố ngắn mạch trong cáp sẽ
phá hỏng hoàn toàn cáp nên trong tính toán lựa chọn SVL nên chỉ cần quan tâm đến
sự cố ngắn mạch xảy ra ở đường dây trên không. Các tính toán đều giả thiết sự cố
ngắn mạch (SC) xảy ra trên pha A gần cột T3 (hình 2.1). Ngắn mạch xảy ra khi điện
áp pha A đạt giá trị lớn nhất tương ứng với dòng ngắn mạch cực đại và thời gian ngắn
mạch tồn tại 100 ms (5 chu kỳ) tương đương với thời gian cắt của máy cắt.
Với giả thiết điện thế dâng trên nối đất của vỏ cáp do dòng ngắn mạch là không
đáng kể, điện áp trên vỏ cáp của 3 pha tại vị trí SG112 ứng với trường hợp ngắn mạch
1 pha trong cáp có vỏ nối đất một đầu được trình bày trên hình 3.8a. Tính toán được
thực hiện với điện trở nối đất vỏ Re là 4 và dòng ngắn mạch 10 kA. Kết quả tính
toán cho thấy sự cố xảy ra tại thời điểm 0.02 s điện áp trên vỏ pha A tăng đột ngột
(74,6 kV), sau đó giảm về điện áp thường trực với trị số khoảng 6 kV do dòng điện
ngắn mạch 10 kA chạy bình thường trong cáp. Khi máy cắt làm việc sau 5 chu kỳ
tính từ thời điểm ngắn mạch, điện áp trên vỏ giảm về không. Rõ ràng với điện áp này
các SVL có điện áp định mức dưới 6 kV sẽ làm việc, do vậy SVL cần được lựa chọn
để tính toán trong nghiên cứu này phải là loại CSV phân phối có điện áp định mức từ
0.0
200.0
400.0
600.0
800.0
1000.0
1200.0
0.00001 0.001 0.1 10 1000 100000
A
rr
es
te
r
V
o
lt
ag
e
(
k
V
)
Arrester Current (A)
44
6 kV trở lên. Tương ứng đối với nối chéo, trị số điện áp thường trực khi ngắn mạch
với trị số nhỏ khoảng 1 kV (hình 3.8b) nên SVL được lựa ch