Khu vực Ninh Thuận: gắn với các tuyến DLST, khu vực Ninh Thuận có các điểm
đến DLST được hình thành bao gồm :
- VQG núi Chúa – vịnh Vĩnh Hy (Ninh Hải); VQG Phước Bình (Bác Ái); khu vườn
cây Lâm Sơn-Thác Sakai và đèo Ngoạn Mục (Ninh Sơn); Thác Tiên (Hòa Sơn), Suối
nước nóng Mỹ Á (Mỹ Sơn); Suối Thưong (Tân Sơn), Khu bản làng dân tộc Trà Co và
bẫy đá Pinăng Tắc, Khu du lịch Ba Chi – Ma Trai và hồ sông Trâu; các bãi biển Ninh
Chữ, bãi Cà Tiên, bãi Thùng, bãi Hời, bãi Cà Ná, bãi Tuấn Tú, bãi Từ Thiện,. Vùng
Đầm Nại và Phương Cựu; khu Hòn Đỏ (Mỹ Hải), Đồi cát Nam Cương, vườn cây ăn
trái nho Ba Mọi, các vườn nho ở Phước Mỹ, đồi cát đỏ Phước Dinh; Đập Nha Trinh –
Lâm Cấm; ga đường ray móc Sông Pha và cầu đường sắt D’rain, khu di tích tháp
Chàm PoKlông-Gia rai (Nhơn Sơn), tháp Pô rô Mê (Phước Hữu); tháp Hòa Lai (Ba
Tháp); làng nghề gốm Bàu Trúc; làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, làng Chăm Hậu
Sanh, làng Chăm Văn Lâm, làng Chăm Chung Mỹ. .
Trong các điểm DLST nêu trên, hiện nay ở khu vực Ninh Thuận có khoảng 12
điểm đến DLST có tần suất đón khách DLST đông nhất chủ yếu các vị trí ven biển
như : VQG Núi Chúa, vịnh Vĩnh Hy, thác Tiên, khu vườn cây Lâm Sơn-thác Sakai,
đồi cát Phước Dinh, Nam Cương, cụm tháp Chăm Poklong Garai, làng gốm Bàu
Trúc, làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp, . Các điểm DLST còn lại, kể cả VQG Phước
Bình số lượng khách đến không đáng kể.
161 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sâu hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm phát triển du lịch sinh thái ở vùng Nam Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tham quan ngọn hải đăng Mũi Dinh và biển Cà Ná”; tour « chèo thuyền
trên đầm Nại và tham quan núi Hòn Thiêng và núi đá Dao”; tour « tham quan
đồi cát vàng Nam Cương và đồi cát đỏ Phước Dinh tham gia các trò chơi trượt
cát, thả diều”; ...Các tour du lịch sinh thái khám phá thiên nhiên đang thực sự thu
hút khách đến với Ninh Thuận trong những năm qua, loại hình du lịch này có tốc
độ tăng trưởng khá cao trên 20%/năm.
71
- Du lịch văn hoá - lễ hội-tâm linh: trong các tour DLST gắn với văn hoá Chăm
Pa và cộng đồng dân tộc Raglay như tour « tham quan cụm tháp chàm Poklong
–Gia Rai và dự lễ hội tết Katê”; tour « tham quan công trình đập Nha Trinh kết
hợp với lễ hội chặn nguồn nước để dẫn thủy nhập điền”, tour « về vùng Bác
Ái của người Raglay và Cơ Ho là vùng chiến trường xưa”; tour « tham quan các
bản làng dân tộc Raglay kết hợp tham dự các lễ hội cúng mừng được mùa, cúng
mừng lúa mới,..”
- Du lịch tham quan các vườn cây ăn quả đặc sản như tour « tham quan vuờn
trồng nho và xưởng chế biến nho Ba Mọi tại Phước Thuận”; tour « tham quan
vườn cây ăn trái đặc sản tại Sông Pha”, vườn cây sinh thái Ba Chi-Ma Trai,...
Nhìn chung trên địa bàn Ninh Thuận hiện nay các loại hình DLST đang thu hút
du khách và quy mô tổ chức tour ngày càng phát triển gồm các loại hình như: du lịch
nghỉ dưỡng kết hợp tham quan các thắng cảnh thiên nhiên, DLST khám phá biển-rừng
– leo núi và khám phá các bãi san hô, DLST tham quan khám phá VQG Núi Chúa,
DLST tham quan các vườn cây ăn quả và HST nông nghiệp, kế đến là các loại hình
DLST văn hóa lễ hội- tham quan các di tích lịch sử, DLST tham quan các làng
nghề,Các loại hình DLST khác cũng được tổ chức nhưng số lượng ít và không
thường xuyên.
*Khu vực Bình Thuận:
- Du lịch thám hiểm khám phá: đây là loại hình DLST phát triển khá mạnh hiện
nay ở Bình Thuận, du lịch kết hợp thám hiểm, vừa chinh phục các cảnh đẹp
thiên nhiên vừa tìm hiểu những điều kỳ thú của điểm đến hiện đang được du
khách trong và ngoài nước quan tâm chọn lựa. Các nội dung thuộc dạng tour du
lịch này bao gồm: tour “chinh phục biển- đồi và Team Building” tổ chức tại
điểm DLST hải đăng Khe Gà; tại Đồi Hồng (Phan Thiết); tour khám phá suối
Tiên và những đồi cát đỏ hoang sơ ở Phan Thiết; tour “chinh phục thác 9 tầng
tuyến Đa Mi-Hàm Thuận”; tour “điểm đến của những kỷ lục” nhằm tìm hiểu
chinh phục những cái nhất của Bình Thuận như ngôi chùa Núi cao nhất và có
tượng Phật lớn nhất, Dinh Vạn có bộ xương cá Ông lớn nhất và bộ sưu tập nhiều
72
cá Ông nhất, hoặc tour “khám phá Hòn Lao- Phan Thiết”. Về tour khám phá
biển còn có tour lặn khám phá các rạn san hô và xem cá ở cù lao Câu (do Cty du
lịch lữ hành quốc tế Scuba-Diving tổ chức); tour khám phá san hô ở gành Hang,
bãi Lạch Dù – Phú Quý; tour khám phá các vùng rừng khộp bán khô hạn và
vùng hồ Đại Ninh kết hợp tham quan các bản làng dân tộc người K’ho; tour “
theo vết chân bác sĩ Yersin khám phá cao nguyên Lang Biang”, Tour Phan
Thiết-Tuy Phong “ hành trình theo dòng di sản văn hoá Chăm pa”
- Du lịch tham quan các vùng thiên nhiên hoang dã, kỳ thú: loại hình du lịch này
vốn có từ lâu nhưng được các công ty lữ hành tại TPHCM bố trí kết cấu lại nội
dung để phục vụ du khách quốc tế và một phần khách nội địa có yêu cầu, điển
hình gồm: tour tham quan rừng nguyên sinh núi Ông-Thác Bà –Thác 9 tầng;
thác Đầu Trâu, thác Trượt; tour thác Bà–thác Mưa Bay–hồ Đa Mi–Hàm Thuận;
tour thác Reo–thác Sương Mù – ĐaMi; tour hồ sông Quao – hồ Đa Mi –Hàm
Thuận; tour tham quan Bàu Trắng và đồi Trinh Nữ, tham quan vùng rừng savan
trên đồi cát ở Hoà Thắng–Bắc Bình
- Du lịch văn hoá-tâm linh-lễ hội: trong các tour DLST gắn với văn hoá bản địa
lâu đời nhất phải kể đến tour: Phan Thiết – chùa Núi Takou (tổ chức vào tháng
giêng ÂL): nguồn du khách chủ yếu là khách nội địa từ TPHCM và Đồng Nai,
khách hành hương về chùa Linh Sơn Trường Thọ; tour Phan Thiết – chùa Hang
(Tuy Phong) tổ chức vào các ngày rằm lớn ÂL, nguồn du khách chủ yếu ở
TPHCM; tour Phan Thiết – Dinh Thầy Thím (Hàm Tân), các Tour văn hoá lễ
hội chủ yếu tham gia các lễ hội được tổ chức của người Hoa: lễ hội Nghinh Ông,
lễ Vía Bà Thiên Hậu, của người Chăm: như lễ tết Ka Tê tổ chức tại tháp Pô
Shainư, lễ hội Thánh mẫu Thiên Y Ana,của người Raglay và Cơ Ho: có lễ hội
cúng mừng được mùa, cúng mừng lúa mới, khai nước dẫn thủy nhập điền
Ngày nay có nhiều lễ hội của người Việt cũng được khôi phục và được tổ chức
trên quy mô lớn thu hút được nhiều khách trong và ngoài nước tham gia như: lễ
Tết Nguyên đán với hội đua thuyền trên sông Cà Ty; lễ hội Trung Thu, lễ hội
cầu ngư tổ chức tại Vạn Thuỷ Tú–Phan Thiết,
73
2.3.2.2 Ngày khách và tính thời vụ trong DLST ở vùng DHCNTB
a/ Ngày khách:
Qua số liệu về du lịch ở vùng DHCNTB cho thấy có sự phân bố không đồng đều ở
hai khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận về thời gian thưởng ngoạn, lưu trú. Ngày
khách lưu trú của du khách ở địa bàn Ninh Thuận rất thấp, thời gian lưu trú của khách
quốc tế năm cao nhất chỉ đạt 2,48 ngày (năm 2010), thấp nhất đạt 1,83 ngày. Với
khách nội địa cao nhất đạt 1,83 ngày, thấp nhất đạt 1,45 ngày, điều này cho thấy khách
đến du lịch Ninh Thuận hầu hết là khách quá cảnh, vãng lai, chưa có mục đích thật sự
chọn điểm đến chính ở nơi đây. Trong khi đó ở địa bàn Bình Thuận thì dài hơn, thời
gian lưu trú đạt 3,1 ngày/ khách quốc tế và 1,92 ngày/ khách nội địa. Từ năm 2008 đến
nay số ngày khách trung bình của vùng DHCNTB có tăng lên đáng kể, khách du lịch
đến nghỉ dưỡng kết hợp tham quan khám phá và tham gia các trò chơi thể thao biển đã
đăng ký lưu trú dài ngày hơn, nhất là khách Nga đi theo nhóm, có nhiều nhóm số ngày
lưu trú trên 15 ngày. Khách DLST đến các VQG, KBTTN tại Ninh Thuận và Bình
Thuận chủ yếu khám phá, cắm trại, leo núi, đi bộ, có thời gian lưu trú kéo dài từ 2-3
ngày/ chuyến. Ngày khách đến các điểm DLST chưa cao cho thấy việc khai thác và
phát triển DLST ở địa bàn vùng DHCNTB còn ở mức khởi phát, chưa thành hệ thống.
Do đó cần nghiên cứu phát triển các dạng sản phẩm DLST gắn với các tour, điểm
DLST nhằm thu hút khách nhiều hơn và kéo dài ngày lưu trú nhất là đối với khách nội
địa.
b/ Tính thời vụ của hoạt động du lịch sinh thái: do tính chất thời tiết quanh năm
luôn có nắng ấm, gằn với khí hậu đại dương trong lành nên thời vụ khách đến phân bố
khá đều trong năm, riêng đối với khách DLQT tùy thuộc vào các kỳ nghỉ quốc tế nên
mùa vụ cũng cho thấy có mùa thấp điểm và cao điểm diễn ra hằng năm. Mùa cao điểm
khách DLST đến vùng DHCNTB từ tháng 1 đến tháng 5, tháng 9, tháng 11, tháng 12.
Đặc biệt các thời điểm rơi vào các dịp lễ, Tết, nghỉ hè Khách DLST nội địa tập
trung vào thời điểm mùa hè, giảm nhiều vào các tháng 8, 10, 11. Khách DLST quốc tế
tập trung nhiều vào 2 tháng cuối năm và tháng 1, 2 và tháng 3 năm sau.
Bảng 2.9 Hệ số thời vụ du lịch sinh thái tại vùng DHCNTB
74
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Hệ số
thời vụ
DLST(*)
1,32 2,0 1,85 1,04 1,15 0.99 0,93 0,86 1,16 0,97 1,25 1,03
Hệ số
thời vụ
DL chung
1.02 1.75 1.97 0.86 1.44 1.18 0.95 1.05 1.01 0.99 0.97 1.26
(Nguồn : Sở VHTT-DL Ninh Thuận và Bình Thuận, Viện Nghiên cứu PTDL và tính toán của tác giả)
(*) Hệ số thời vụ tháng thứ i = lượng du khách trung bình của tháng i qua các năm/ số lượng khách
trung bình của một tháng
Biểu đồ 2. 2 : Hệ số thời vụ trong hoạt động DLST vùng DHCNTB
2.3.2.3 Đánh giá tình hình hoạt động phát triển DLST vùng DHCNTB:
Cùng với vị thế ngày càng phát triển vững mạnh, du lịch khẳng định xu thế trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn của các Tỉnh bên cạnh các ngành có thế mạnh khác
như thuỷ sản, nông lâm nghịêp,Du lịch vùng DHCNTB đang có bước đi vững chắc
thể hiện qua mức doanh thu chung như sau:
Nhìn chung doanh thu từ hoạt động du lịch của vùng có tốc độ tăng trung bình hằng
năm rất cao, năm cao nhất đạt trên 51%, năm thấp nhất đạt 15,7%, bình quân tốc độ
tăng về doanh thu du lịch của vùng DHCNTB trong 10 năm vừa qua là 30,91%/ năm.
75
Riêng doanh thu từ DLST theo ý kiến của các chuyên gia quản lý du lịch địa
phương và tính toán của tác giả chiếm khoảng 25-28% trong tổng doanh thu từ hoạt
động du lịch chung.
- Đối với khu vực Ninh Thuận theo thống kê trong năm 2010, nguồn thu từ hoạt động
du lịch ở đây tương đối đa dạng, chiếm tỷ lệ lớn nhất là nguồn thu từ dịch vụ mua sắm
hàng hóa của du khách (chiếm 39,44% trong tổng số), chi phí dành cho ăn uống chiếm
36,40%, chi phí thuê chỗ lưu trú chiếm 10,16%. Nhìn chung doanh thu từ du lịch trong
10 năm qua đã tăng gấp 6,08 lần và đạt tốc độ tăng trung bình hằng năm trong thời kỳ
này là 22,21%.
- Đối với khu vực Bình Thuận, doanh thu du lịch qua các năm đạt tốc độ tăng trưởng
khá cao và ổn định. Chi tiêu bình quân của khách DLQT năm 2010 là 945.000
đồng/người, của khách du lịch nội địa là 370.000 đồng/ người. Tuy nhiên trong tổng số
thì nguồn doanh thu từ khách nội địa chiếm tỷ lệ 57,50% do số lượng động. Năm 2010
doanh thu đạt mức 2.538 tỷ đồng gấp 4,15 lần so với năm 2005. Như vậy qua thời gian
10 năm trở lại đây, tính từ 2001 đến nay, doanh thu du lịch của Bình thuận đã tăng gấp
20,65 lần. Tốc độ tăng bình quân 10 gần đây từ 2000 đến 2010 là 35,36% /năm.
So với tình hình khai thác phát triển chung về DLST của toàn vùng duyên hải Nam
Trung bộ thì lượng khách DLST đến vùng DHCNTB đạt khá cao, về cả số lượng và
tốc độ tăng. Trong năm 2010 lượng khách DLST đến vùng DHCNTB đạt trên 835.190
người (chiếm tỷ lệ 26% trong tổng số du khách đến), tốc độ tăng bình quân chung
trong 5 năm là 31,89%/năm, riêng khách DLST quốc tế tăng bình quân 33,10% và
khách DLST nội địa tăng 31,79%. Các loại hình được khách DLST lựa chọn gồm:
Bảng 2.10: Các loại hình DLST chủ yếu được du khách chọn lựa khi đến vùng
DHCNTB
Đối tượng
du khách
Tham
quan
khám
phá
TN
Đi
bộ
Leo
núi
Thể thao
biển
(trượt
nước, dù
lượn)
Thăm
bản
làng
dân
tộc
Lặn
biển
khám
phá
Chèo
thuyền
Khám
phá
núi
rừng
HST
Cắm
trại
Thăm
vườn
cây,
HST
nông
76
nghiệp
Khách
DLST quốc
tế
*
*
*
*
*
*
*
Khách
DLST nội
địa
* * * * * * * * *
(Nguồn: Sở VHTT-DL Bình Thuận, Ninh Thuận và tài liệu điều tra của tác giả)
Tính thời vụ về hoạt động DLST khá hợp lý, mùa cao điểm và thấp điểm không quá
chênh lệch, so với các vùng khác của cả nước thì sự phân bố lượng khách tương đối
đều. Tuy nhiên do việc đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ và giao thông chưa đồng bộ,
phương tiện đi đến các vùng xa vẫn còn khó khăn nên hiện tại khách DLST tập trung
chính ở các điểm du lịch dọc ven biển, ở vùng miền núi và trung du các tour DLST rất
rời rạc, ít khách. Việc khai thác nhìn chung còn manh múm, toàn vùng thiếu sự liên
kết tổ chức hoàn thiện các tour, thiếu sự quy hoạch khai thác các điểm DLST một cách
bài bản, đồng bộ, chỉ chú ý tổ chức quản lý theo địa giới hành chính tỉnh, dẫn đến sự
chia cắt bất hợp lý trong khai thác, làm giảm hiệu quả khai thác hoạt động DLST trên
cấp độ vùng. Những bất cập đó là có thể thấy là các tour DLST biển, DLST khám phá
tự nhiên bị chia cắt cục bộ, tour du lịch nghỉ dưỡng khám phá biển được phía Ninh
Thuận tổ chức chỉ đưa khách đến địa phận giáp ranh Cà Nà là kết thúc, tour còn nghèo
nàn điểm đến nhưng lại dư thời gian hoạt động. Trong khi lân cận đó, vùng Vĩnh Hảo
và KBT biển cù Lao Câu là những điểm DLST rất có giá trị bị bỏ qua. Tương tự, ở
khu vực Bình Thuận các công ty DL cũng khai thác các tour đến Vĩnh Hảo là dừng,
phần Cà Ná, Phước Dinh, đồi cát Nam Cương, đặc biệt VQG Núi Chúa là một điểm
DLST đặc sắc của vùng lại không được nối tuyến cho khách được tiếp cận. Sự chia cắt
này đã làm cho các tour nghỉ dưỡng biến và DLST nghèo nội dung, thời lượng ngắn và
ít hấp dẫn đối với du khách.
Về tổ chức các tour DLST văn hóa cũng bị hạn chế tương tự, thay vì duy trì dòng
chảy lễ hội văn hóa lịch sử gắn với các di tích bản địa Chăm Pa suốt từ Bình Thuận
đến Ninh Thuận như truyền thống lịch sử văn hóa vốn có của nó. Các nhà khai thác
77
DLST lại cũng tổ chức theo ranh giới hành chính tỉnh, điển hình như lễ hội Chăm
Katê, trước năm 1975 tết Katê được tổ chức theo định kỳ và xuyên suốt từ Phan Thiết
cho đến Phan Rang, thu hút đông đảo người Chăm khắp nơi về dự. Nhưng hiện nay lễ
hội Katê không còn được tổ chức liên vùng như trước, tỉnh nào cũng tổ chức độc lập,
riêng lẽ không có sự gắn kết tổ chức dẫn đến tình trạng chia cắt dòng chảy sinh hoạt
văn hóa theo địa giới hành chính tỉnh, làm “đứt gãy” mạch văn hóa lễ hội Chăm Pa,
một di sản văn hóa phi vật thể vô giá đã làm nên sự khác biệt về giá trị tài nguyên
nhân văn của vùng DHCNTB so với các vùng khác trong cả nước.
2..3.2.4 Tình hình đầu tƣ phát triển DLST:
a/ Tình hình đầu tƣ phát triển du lịch chung:
Trên toàn vùng DHCNTB, tính đến 31/12/2010 đã có 449 dự án được chấp thuận đầu
tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 70.813,1 tỷ đồng, quy mô diện tích là 9.683.9ha, cụ
thể gồm:
Bảng 2.11 Tổng quan dự án đầu tư về du lịch trên vùng DHCNTB đến 31/12/2010
Danh mục Toàn vùng DHCNTB Khu vực tỉnh
Ninh Thuận
Khu vực tỉnh
Bình Thuận Số lượng Tỷ lệ
Tổng dự án
+ Dự án hoàn thành
+ Dự án đang triển khai
Quy mô diện tích (ha)
Quy mô vốn (tỷ đồng)
449
154
295
9.683,9
70.813,1
100
34,30
65,70
73
28
45
1.294
7.225
376
126
250
8.389,9
63.588,1
(Nguồn: Sở Kế hoạch và ĐT, Sở VHTT-DL của hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận)
b/ Tình hình đầu tƣ phát triển tài nguyên DLST: chủ yếu là từ nguồn vốn ngân
sách thông qua ngành NN & PTNT xuống cho các VQG, KBTTN, một ít do nguồn tài
trợ từ các tổ chức quốc tế.
i/ Về tình hình đầu tƣ ở 2 VQG và các vùng sinh cảnh khác tại Ninh Thuận:
Mặc dù trên địa bàn Ninh Thuận có hai VQG có quy mô lớn (đứng hàng thứ 9 trên 30
VQG của cả nước) và có giá trị ĐDSH cao có thể khai thác cho hoạt động DLST, và
còn lợi thế là vị trí của 2 VQG gần các trục đường giao thông lớn dễ khai thác để đón
78
khách du lịch, nhưng tình hình đầu tư cho 2 VQG trong các năm qua là chưa tương
xứng, trung bình mỗi năm trên mỗi VQG chỉ được đầu tư với định mức thấp, không
tương ứng với phần diện tích quản lý. Nếu tính vốn đầu tư của nhà nước cho 30 VQG
của cả nước thời kỳ từ 2000- 2007 thì VQG Núi Chúa có vốn đầu tư chỉ chiếm 1,5%
trên tổng số vốn đầu tư, mức vốn đầu tư cho 1 ha chỉ đạt 385.000đ/ trong 7 năm và
VQG Phước Bình chỉ chiếm 0,61% trong tổng vốn đã đầu tư mức đầu tư trên 1 ha trong
7 năm là 227.110 đ (theo QĐ số 2370 QĐ/BNN-KL ngày 5/8/2008).
Bảng 2.12: Thực trạng đầu tư tại các VQG trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
thời kỳ 2001-2010
Điểm đầu tƣ Năm 2001 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Năm
2007
Năm
2009
Năm
2010
VQG Núi Chúa 1.280,6 1.472,77 1.468,63 2.024,88 2.011,1
2.087,5
2.571
VQG Phước Bình 0 1.003 1.989 1.990 2.899
2.180
2.639
TỔNG CỌNG 1.280,6 2.475,77 3.457,63 4.014,88 4.910,1
4.267.5
5.210
(Nguồn : BQL VQG Núi Chúa, VQG Phước Bình, Sở NNPTNT Ninh Thuận, Cục Kiểm Lâm-Bộ NNPTNT )
Theo số liệu thống kê của 2 VQG Núi Chúa và VQG Phước Bình thì tốc độ đầu tư
bằng vốn ngân sách trung bình hàng năm trong 9 năm qua: VQG Núi Chúa là 8,05%,
VQG Phước Bình là 14,82%, Tính chung cho cả hai VQG trên địa bàn Ninh Thuận tốc
độ tăng đầu tư hằng năm là 16,87%. Trong đó vồn đầu tư cho các chương trình bảo tồn
đa dạng sinh học là một trong các chương trình có nội dung gắn với việc phát triển và
bảo vệ tài nguyên du lịch sinh thái chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ từ 14-20%, có năm
không được đầu tư. (xem chi tiết ở phụ lục)
Trong kế hoạch đầu tư phát triển tài nguyên tại các VQG tại Ninh Thuận dự kiến từ
2009-2012 các mức đầu tư sẽ được quan tâm nâng lên với mức khoảng 2-3 lần (xem
chi tiết ở phụ lục )
Các nguồn dự kiến đầu tư ở các VQG trong các năm tới ở bảng trên cho thấy chủ
yếu vốn chi cho sự nghiệp hoạt động lâm nghiệp, các khoản mục đầu tư nhằm phát
triển và bảo tồn tài nguyên cũng như phát triển đa dạng sinh học còn rất hạn chế.
ii/ Về tình hình đầu tƣ phát triển DLST tại Bình Thuận:
79
Trên địa bàn Tỉnh hiện có hai khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia là KBTTN Núi Ông
(Tánh Linh) và khu BTTN núi Tà Kou (Hàm Thuận Nam) cùng với hai khu bảo tồn
Biển (KBTB) là KBTB cù lao Câu và KBTB đảo Phú Quý. Tuy nhiên chỉ có hai
KBTTN trên đất liền là được Chính phủ phê duyệt chính thức và được đầu tư bằng
nguồn vốn ngân sách hằng năm còn các KBTB thì vẫn chưa có đầu tư gì đáng kể. Tình
hình đầu tư cho phát triển tại các điểm DLST các năm qua như sau:
Bảng 2.13 : Tình hình đầu tư cho các khu bảo tồn thiên nhiên tại Bình Thuận
thời kỳ 2001-2009
Đơn vị tính : triệu đồng
(Nguồn : Sở NN&PTNT Bình Thuận, Ban QL KBTTN núi Ông, BQL KBTTN núi Tà Kou )
Nhìn chung nguồn vốn đầu tư cho các khu bảo tồn thiên nhiên ở Bình Thuận còn
thấp, trong thời kỳ từ 2001-2009 tỉnh Bình Thuận đã đầu tư tổng số vốn là 20,523 tỷ
đồng cho hai khu BTTN trên địa bàn Tỉnh, nhưng các khoản chi này chủ yếu tập trung
vào các khoản chi sự nghiệp hoạt động của các đơn vị bảo vệ rừng là chính, nguồn vốn
theo các chương trình bảo tồn ĐDSH, các chương trình nghiên cứu khoa học và phát
triển các nguồn tài nguyên DLST còn rất hạn chế chỉ chiếm 18,84% trong tổng vốn đã
chi qua các năm (xem chi tiết ở phụ lục)
Qua số liệu trên về các chương trình đầu tư ở các KBTTB vào các năm tới, cho thấy
ở Bình Thuận nội dung đầu tư có chú trọng hơn đến hoạt động bảo tồn và phát triển tài
nguyên sinh thái, đáng chú ý là đã quan tâm đầu tư nội dung xã hội kết hợp với phát
triển kinh tế và cộng đồng.
2.4 Kết quả khảo sát khách du lịch và DLST về các nội dung liên quan đến hoạt
động DLST ở vùng DHCNTB
a/ Giới thiệu chung: Mặc dù trên địa bàn vùng DHCNTB (hai tỉnh Ninh Thuận-Bình
Thuận) đã có tài liệu điều tra năm 2005 của Tổng cục Thống kê, và của Cục Thống kê
STT Điểm đầu tƣ
Năm
2001
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2009
Năm
2010
1
Khu BTTN Núi
Ông
572,61
804,22
1.076
1.399
3.493
3.252,2
3.076,5
2
Khu BTTN Núi
Tà Kou 441,5 1.119,48 500,48 775 2294,761
2.118,8
1.958,0
TỔNG CỌNG 1.014,11 1.923,70 1.576,48 2.174,00 5.787,76
5.371,0
5.034.5
80
Bình Thuận năm 2007 nhưng đây chỉ là cuộc điều tra chủ yếu về chi tiêu và lựa chọn
điểm đến của du khách theo nội dung hoạt động của hình thức du lịch đại chúng (Mass
tourism) và các cuộc điều tra chỉ diễn ra ở Bình Thuận, do đó không sử dụng được cho
việc đánh giá sâu về loại hình DLST cho cả hai tỉnh . Mục đích của cuộc khảo sát mà
tác giả luận án tiến hành là để thu thập thông tin chuyên sâu hơn về DLST, có điều
kiện tiếp cận và hiểu sâu hơn những cảm nhận và đánh giá của du khách đối với địa
bàn Bình Thuận-Ninh Thuận nhất là trong lĩnh vực DLST làm cơ sở giúp tác giả phân
tích đánh giá hiện trạng của du lịch-DLST ở các địa phương một cách sát thực, đồng
thời nắm rõ hơn về yếu tố « cầu » là đối tượng du khách và có cơ sở đề xuất các giải
giải pháp thuộc yếu tố « cung » được hợp lý hơn.
b/ Phương pháp khảo sát và tiếp cận:
- Tham gia khảo sát: tác giả chủ trì cùng với nhóm cộng tác viên là những nhà
quản lý du lịch ở địa phương, các sinh viên khoa QTKD và ngoại ngữ ở trường
Cao Đẳng sư phạm Ninh Thuận, trường Cao đẳng cộng đồng Bình Thuận đã tiến
hành khảo sát khách du lịch trong và ngoài nước trên địa bàn hai tỉnh Ninh
Thuận và Bình Thuận thời gian từ 2008-2009, kéo dài 6 tuần chia làm hai đợt
(Phan Rang: 1,5 tuần, Phan Thiết: 4,5 tuần), phân bố theo mùa cao điểm và thấp
điểm.
- Mô tả nội dung khảo sát:
Đối với khách DL nội địa: phiếu khảo sát gồm 25 câu hỏi theo chủ đề được
chia thành 74 câu hỏi nhỏ theo thang đo các loại về mức độ đánh giá (xem
chi tiết ở phụ lục) chia làm 3 phần chính :
Phần 1: từ câu 1-6, các câu hỏi đề cập về tổng quan chuyến đi, hình thức
tổ chức, số người tham gia, số lần đến, những dự định, mong muốn ban
đầu trước lúc đi
Phần 2: từ câu 7- 13, các câu hỏi tập trung hỏi về mục đích chuyến đi,
những hiểu biết về DLST của khách, gồm thông tin để biết đến điểm du
lịch, phương tiện đến và sự lựa chọn cơ sở lưu trú, những yếu tố quan
trọng quyết định đến việc lựa chọn điểm đến vùng DHCNTB
81
Phần 3: từ câu 14-20, các câu hỏi phần này hỏi về sự cảm nhận và đánh
giá tính hấp dẫn của các điểm DLST và các sản phẩm DLST đặc trưng,
đánh giá về các tiện ích dịch vụ tại điểm đến, các mức chi trả và sự trách
nhiệm của du khách đối với môi trường ở nơi đến.
Phần 4: từ câu hỏi 21-25 Nội dung câu hỏi tập trung vào thông tin về nhân
thân (profile) của du khách, mức thu nhập hằng năm, giới tính, tuổi, nghề
nghiệp và trình độ học vấn.
Đối với khách DL quốc tế: mẫu phiếu khảo sát được tham khảo từ bảng mẫu
câu hỏi đề nghị của Hiệp hội DLST thế giới (TIES) bằng tiếng Anh kết hợp
với một số câu hỏi bổ sung liên quan đến điều kiện tự nhiên KT-XH ở điểm
đến của hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Phương pháp khảo sát: các điều tra viên được phân công khu vực tiếp cận gồm
các điểm DLST lớn như VQG Núi Chúa, KBTTN TaKou, các điểm di tích
lịch sử-văn hóa, quầy bàn hàng lưu niệm, hiệu sách, các khách sạn, các resort,
các khu vui chơi giải trí ven biển, sử dụng bảng câu hỏi in sẳn để phỏng vấn các
du khách. Thời gian trung bình để phỏng vấn khách quốc tế bằng tiếng Anh từ
40-50 phút (cho khách biết tiếng Anh). Và thời gian phỏng vấn khách nội địa là
25 phút.
- Chọn mẫu: Tổng số phiếu phát ra 994 phiếu thu được 883 chiếm tỷ lệ 88,8%
(Ninh Thuận 350 phiếu thu được 306 phiếu; Bình Thuận 644 thu được 577
phiếu). Số phiếu không thu được do du khách không gửi lại theo địa chỉ hẹn
trước, hoặc điền thông tin dở dang. Trong 994 phiếu thu được có 661 phiếu được
điều tra viên điều tra ngay tại các điểm DLST như: KBTTN Tàkou (Hàm Thuận
Nam), đồi cát Trinh Nữ (Bắc Bình), lầu ông Hoàng-tháp Poshai Nư, suối Tiên
(Hàm Tiến), đồi Hồng (Mũi Né), VQG Núi Chúa- vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận),
biển Cà Ná-Vĩnh Hảo chiếm 66,50% trong tổng số mẫu điều tra Trong số
khách DLQT 144 người tập trung chính tại Mũi Né-Phan Thiết, khảo sát khách
DLST được tiến hành 2 đợt: đợt 1 chủ yếu là khách Tây Âu và Mỹ, đợt 2: bổ
82
sung nguồn khách Nga và Đông Âu. Khách DL nội địa 739 người (Bình Thuận
433 người, Ninh Thuận 306 người).
Thành phần khách DLQT chia theo giới tính và quốc tịch: Khách DLQT tổng
số là 144 người, tại địa bàn Bình Thuận, giới tính gồm: nam 82 người, nữ 62;
Quốc tịch ( xem sơ đồ 2.1)
Thành phần khách DL nội địa: số mẫu được chọn điều tra tổng số là 739
người trong đó tại Bình Thuận có 433 người và tại Ninh Thuận có 306
người, chia theo giới tính gồm: nam 428 người, nữ: 311 người .
2.4.1 Tổng hợp kết quả khảo sát và phân tích:
2.4.1.1 Khảo sát khách DL và DLST quốc tế :
a/ Xuất xứ du khách:
Sơ đồ 2.1 : Xuất xứ khách DLQT đến vùng DHCNTB
Trong tổng số 144 du khách quốc tế đến vùng DHCNTB qua điều tra, có 82 nam; và
62 nữ. Về quốc tịch chủ yếu gồm: Nga (16,67%), Nhật (13,89%), Pháp (10,42%), Hàn
Quốc (9,028%), Úc (8,33%), Đức (6,25%), Mỹ (5,56%), Đài Loan (9,028%), Anh, Hà
Lan, Philippines, Canada,
b/ Mục đích và thời gian chuyến đi du lịch:
83
Sơ đồ 2.2: Mục đich và thời gian của chuyến đi của khách DLQT đến vùng
DHCNTB
Khách DLQT đi du lịch chủ yếu là vì mục đích giải trí (65,3%), vì công việc chỉ
chiếm
14,6%. Thăm khám phá nơi đến mới chiếm 20,1%. Thời gian của chuyến đi hầu hết
kéo dài 2-4 ngày (chiếm 32,6%), thời gian 5-10 ngày chiếm 27,1%, từ 11-20 ngày
chiếm 14,6%. Trên 20 ngày chiếm 10,4% (thời gian của chuyến đi cũng tương tự với
các tài liệu điều tra năm 2007 của Cục Thống kê Bình Thuận)
c/ Những nội dung khách DLQT sẽ tham gia khi đến du lịch vùng DHCNTB (Bình
Thuận)
Sơ đồ 2.3:Các hoạt động mà khách DLQT dự kiến tham gia khi đến vùng DHCNTB
Giải trí-
nghỉ
dưỡng
biển,
65.30%
Thăm và
khám
phá điểm
đến mới,
20.10%
Vì mục
đích
công
việc,
14.60%
Mục đích chuyến đi du lịch đến
Bình Thuận của khách DLQT
0% 10% 20% 30% 40%
Từ 2-4 ngày
Từ 5-10 ngày
Từ 11-20 ngày
Trên 20 ngày
32.60%
27.10%
14.60%
10.40%
84
Khách DL quốc tế đến vùng DHCNTB đa số quan tâm chọn tắm nghỉ dưỡng biển
(chiếm25,69%), tiếp đó với các nội dung tiếp theo là thăm vườn cây trái, vùng nông
thôn (13,19%), cón có tỷ lệ khá cao du khách có dự định sẽ thăm viếng các di tích lịch
sử -văn hóa (11,1%) đạp xe thư giãn và muốn tham dự các lễ hội truyền thống địa
phương (8,33%) và có khoảng 12,5% du khách muốn tham quan khám phá các khu
bảo tồn, những nơi thiên nhiên hoang dã.
d/ Sự quan tâm của khách DLQT đến các yếu tố môi trường du lịch tại điểm đến
DHCNTB:
Bảng 2.14 Mức độ quan tâm đến các yếu tố nội dung môi trường du lịch tại điểm đến
của khách DLQT ĐVT: %
Rất
quan tâm
Quan
tâm
Không
quan tâm
- Thể thao khám phá
- Nghỉ dưỡng –thư giãn
- Văn hóa, di tích lịch sử tại địa phương
- Tâm linh-tô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_sau_hon_cac_co_so_khoa_hoc_va_thuc_tien_n.pdf