Luận án Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt vi

Danh mục các bảng viii

Danh mục các hình xi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

3 Ý nghĩa của đề tài 3

4 Những đóng góp mới của luận án 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở lý luận về sử dụng bền vững đất nông nghiệp 4

1.1.1 Một số khái niệm liên quan về đất và sử dụng đất nông nghiệp 4

1.1.2 Sử dụng bền vững đất nông nghiệp 11

1.2 Những nghiên cứu và ứng dụng về sử dụng bền vững đất nông nghiệp 25

1.2.1 Những nghiên cứu và ứng dụng về sử dụng bền vững đất nông nghiệp

trên thế giới 25

1.2.2 Những nghiên cứu và ứng dụng về sử dụng bền vững đất nông nghiệp

ở Việt Nam 28

1.2.3 Định hướng nghiên cứu cho huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang trong

vấn đề sử dụng bền vững đất nông nghiệp 44

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 47

2.2 Nội dung nghiên cứu 47

2.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất

nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 47

2.2.2 Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh

Bắc Giang 47iv

2.2.3 Đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp huyện Lục

Ngạn, tỉnh Bắc Giang 48

2.2.4 Đánh giá, phân hạng thích hợp đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp

huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 48

2.2.5 Xây dựng và đánh giá một số mô hình sản xuất nông nghiệp huyện

Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 48

2.2.6 Định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh

Bắc Giang 48

2.3 Phương pháp nghiên cứu 48

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 48

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp 50

2.3.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và xử lý tài liệu, số liệu 50

2.3.4 Phương pháp xác định hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 50

2.3.5 Phương pháp đánh giá tiềm năng đất theo FAO 54

2.3.6 Phương pháp phân tích đất 54

2.3.7 Phương pháp điều tra bổ sung và chỉnh lý bản đồ đất 55

2.3.8 Phương pháp xây dựng bản đồ 55

2.3.9 Phương pháp đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp

huyện Lục Ngạn 55

2.3.10 Các phương pháp khác 57

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 59

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sản xuất nông

nghiệp huyện Lục Ngạn 59

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 59

3.1.2 Các nguồn tài nguyên 62

3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 64

3.1.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp 68

3.2 Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn 71

3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 huyện Lục Ngạn 71

3.2.2 Biến động diện tích đất nông nghiệp 2000 - 2013 73

3.2.3 Tình hình sản xuất các cây trồng chính 74v

pdf212 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nay diện tích trồng giống này còn hạn hẹp (cả huyện khoảng 300ha). UBND xã Phì Điền đã thành lập HTX sản xuất nếp hoa vàng Phì Điền đồng thời xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu cho sản phẩm này để mở rộng diện tích trong tương lai. - Cây ngô: năm 2013 có diện tích là 2.120 ha và sản lượng đạt 8.948,5 tấn, tập trung chủ yếu ở các xã vùng núi cao như Phong Vân, Tân Sơn, Sơn Hải, Hộ Đáp, Cấm Sơn. Những năm gần đây, trên địa bàn huyện đã có sự chuyển dịch các giống ngô địa phương sang trồng các giống ngô lai chất lượng cao như: NK 4300; CP919; CP 999, Bioseed 9698... 75 - Cây rau màu Diện tích gieo trồng rau, đậu các loại năm 2013 là 3.620 ha, sản lượng thu hoạch khoảng 37 nghìn tấn, tăng khoảng 30 nghìn tấn so với năm 2000. Cây rau, đậu được trồng chủ yếu trên đất lúa vào vụ đông, phần diện tích chuyên rau rất ít và manh mún. Cơ cấu các loại rau trồng trong cả 2 tiểu vùng như cải các loại, ăn củ như su hào, cà rốt, cà chua Mùa vụ rau khá linh hoạt từ vụ xuân, vụ hè, vụ thu, vụ đông, tuy vậy vụ đông là chủ yếu. Cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu là lạc (435 ha) và đậu tương (220 ha). Vừng, mía, thuốc lá, bông trồng rải rác với diện tích không đáng kể. Mùa vụ sản xuất chính cây công nghiệp hàng năm là vụ xuân hè. Cây hàng năm khác: Diện tích cây hàng năm khác hiện nay là 173ha trong đó chủ yếu là cây thức ăn gia súc với diện tích là 150 ha. Bảng 3.8. Diễn biến diện tích, năng suất một số cây trồng chủ yếu của huyện Lục Ngạn giai đoạn 2000 -2013 TT Loại cây trồng Năm 2000 Năm 2011 Năm 2013 I. Diện tích gieo trồng (ha) 1 Lúa 8.420,00 8.640,00 8.663,00 2 Ngô 520,00 2.260,00 2.120,00 3 Rau các loại 799,00 2.390,00 2.580,00 4 Đậu các loại 799,00 1.030,00 1.040,00 5 Đậu tương 135,00 210,00 220,00 6 Lạc 309,00 460,00 435,00 7 Vải 6.356,10 18.595,00 17.810,00 8 Hồng 286,00 540,00 255,00 9 Na 538,00 100,00 74,00 II. Năng suất cây trồng (tạ/ha) 1 Lúa 33,05 51,66 51,64 2 Ngô 13,63 40,65 42,21 3 Rau các loại 71,36 124,27 331,41 4 Đậu các loại 8,74 23,26 26,39 5 Đậu tương 7,85 19,71 20,09 6 Lạc 10,83 26,35 27,08 7 Vải 27,33 64,67 40,33 8 Hồng 5,77 50,00 49,77 9 Na 38,49 40,00 40,74 76 b. Đối với cây ăn quả Tổng diện tích cây ăn quả năm 2013 đạt 22.851,47 ha tăng so với diện tích trồng năm 2000 là 12.636 ha. Trong đó: 17.810 ha vải thiều, 255 ha hồng, 74 ha na; 580 ha cam, quýt; 91 ha chanh; 825 ha nhãn; 98 ha xoài; và các cây ăn quả khác. Tổng sản lượng quả tươi ước đạt 136.793 tấn tăng 116.143 tấn so với năm 2000. + Cây vải là cây ăn quả thế mạnh của huyện Lục ngạn với diện tích 17.810 ha. Đây là vùng trồng vải tập trung lớn nhất của miền Bắc. Sản lượng vải thiều hàng năm dao động từ 60.000- 80.000 tấn cho giá trị thu nhập từ 500-780 tỷ đồng. Cây vải được trồng ở tất cả các xã trên địa bàn huyện, nhưng tập trung nhiều nhất ở Quý Sơn, Kiên Thành, Nam Dương, Biên Sơn. + Các cây ăn quả hàng hóa khác: Hồng phân bố tập trung ở các xã tiểu vùng 2 như Giáp Sơn, Tân Quang, Thanh Hải, Trù Hựu, Quý Sơn; cây na phân bố ở các xã như Thanh Hải, Trù Hựu, Quý Sơn, Phượng Sơn; cây có múi mới được đưa vào trồng chủ yếu là cam Canh và bưởi Diễn tập trung nhiều ở các xã Tân Quang, Tân Mộc, Hồng Giang, Thanh Hải, Phượng Sơn. Trong 3 loại cây ăn quả là vải, hồng và na (là những loại cây ăn quả có diện tích lớn và ổn định) thì cây vải vẫn là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất với giá trị sản xuất cao (trung bình 76,8 triệu/ha/năm), 51,3 triệu đồng thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công là 128 nghìn đồng và hiệu quả đồng vốn là 2,01 lần. Với 5.700 ha vải canh tác theo quy trình VietGAP hiệu quả kinh tế cao hơn so với canh tác truyền thống từ 1,3-1,5 lần. Trong hai cây ăn quả còn lại là hồng và na thì cây hồng có hiệu quả kinh tế cao hơn na, vì thế người dân lựa chọn trồng hồng nhiều hơn trồng na và diện tích hồng hiện tại cao hơn na 3,4 lần. Cây có múi mới được trồng trên địa bàn huyện vài năm gần đây cũng cho hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần nâng cao thu nhập cho nhiều nông hộ. c.Đối với sản xuất lâm nghiệp Lục Ngạn có diện tích đất lâm nghiệp 38.314,44 ha, chiếm 37,62% tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu tập trung ở tiểu vùng 1. Trong đó, diện tích đất rừng sản xuất 28.260,26 ha, đất rừng phòng hộ 10.054,18 ha, nhưng do quá trình khai thác nhiều năm tài nguyên rừng đã cạn kiệt. Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2013 chỉ chiếm khoảng 3,17% tỷ trọng nhóm ngành Nông - lâm - thủy sản. Rừng 77 trồng chủ yếu là keo nguyên liệu giấy và keo lấy gỗ, tập trung chủ yếu ở các xã vùng cao. Trồng keo nguyên liệu giấy mang lại hiệu quả kinh tế kém hơn trồng keo lấy gỗ nhưng người dân vẫn lựa chọn trồng keo bán làm nguyên liệu giấy chủ yếu do thời gian thu hồi vốn nhanh hơn, hợp với điều kiện kinh tế hạn hẹp của người dân địa phương. Hiện nay, trên địa bàn huyện còn khoảng 7.783,79 ha đất chưa sử dụng và đất lâm nghiệp nhưng chưa trồng rừng (trong đó đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây chiếm 99,42%, còn lại 0,58% là đất bằng chưa sử dụng phân bố nhỏ lẻ, rải rác). Trong giai đoạn tới, cần tăng cường phủ xanh diện tích này bằng rừng trồng để duy trì được môi trường sinh thái bền vững và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ. Những hạn chế trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp là tuy đã có bước phát triển nhưng chưa đủ mạnh, chủ yếu ở những vùng có Dự án hỗ trợ, chưa tận dụng hết tiềm năng sẵn có của địa phương. Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp chủ yếu thực hiện ở khâu “đầu vào”; các cơ sở công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh có quy mô nhỏ, hoạt động kém hiệu quả, lâm sản tiêu thụ chủ yếu ở dạng thô nên chưa nâng cao giá trị lâm sản, khó khăn tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. 3.2.4. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn Theo số liệu của phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn (2013), các loại sử dụng đất của huyện Lục Ngạn tương đối đa dạng, được thể hiện ở bảng 3.9. Bảng 3.9. Diện tích các loại sử dụng đất của huyện TT Các loại sử dụng đất Tổng TV1 TV2 1 Chuyên lúa 950,00 500,00 450,00 2 Lúa màu 4.363,85 981,85 3.382,00 3 Chuyên màu 446,00 332,62 113,38 4 Cây ăn quả 22.851,47 7.600,00 15.251,47 5 Rừng sản xuất 28.260,26 19.166,71 9.093,55 6 Loại sử dụng đất khác 10.387,59 9.488,71 898,88 Tổng diện tích đất nông nghiệp 67.259,17 38.069,89 29.189,28 78 Loại hình sử dụng đất có diện tích lớn nhất là rừng sản xuất với 28.260,26 ha chiếm 42,02% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện. Cây keo được trồng để lấy gỗ và làm nguyên liệu giấy, phần lớn tập trung ở TV1. Thứ hai là cây ăn quả với tổng diện tích 22.851,47 ha chiếm 33,98% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện. Cây ăn quả có diện tích lớn và ổn định trên địa bàn huyện là vải, na, hồng, cam, bưởi. Loại hình sử dụng đất lúa - màu và chuyên lúa chỉ chiếm 7,9% diện tích đất nông nghiệp. Loại hình chuyên màu có tỷ lệ thấp nhất với 0,66% diện tích đất nông nghiệp 1,31% 2,58% 0,87% 19,96% 50,35% 24,92% 1,54% 11,59% 0,39% 52,25% 31,15% 3,08% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Chuyên lúa Lúa màu Chuyên màu Cây ăn quả Rừng sản xuất Loại sử dụng đất khác Hình 3.5. Tỷ lệ diện tích các loại hình sử dụng đất huyện Lục Ngạn năm 2013 a. Hiệu quả kinh tế Từ kết quả điều tra 480 hộ ở 2 tiểu vùng chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của từng cây trồng. Kết quả tổng hợp số liệu điều tra được thể hiện trong phụ lục 7. Theo kết quả tổng hợp, có thể nhận thấy nhóm cây ăn quả lâu năm, nhất là cây vải là cây trồng có diện tích ổn định mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên cả 2 tiểu vùng. Nhóm cây lâm nghiệp như cây keo nguyên liệu là cây có hiệu quả thấp nếu tính đơn thuần về phương diện kinh tế. Đối với các cây hàng năm trồng trên tiểu vùng TV2 có các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế như GTSX cũng như GTGT tính trên 1 ha cao hơn ở TV1. Nguyên nhân chính là các điều kiện sản xuất nói chung kể cả điều kiện tự nhiên, đất đai, nguồn nước tưới và đầu tư thâm canh của người dân ở TV2 tốt hơn so với TV1. 79 * Theo kiểu sử dụng đất Kết quả điều tra cho thấy, TV2 có các kiểu sử dụng đất phong phú đa dạng hơn so với TV1. Trong bảng 3.10 và 3.11 thể hiện những loại hình sử dụng đất phổ biến nhất của 2 tiểu vùng, có 26 kiểu sử dụng đất TV2 so với 20 kiểu sử dụng đất TV1, trong đó nổi bật nhất về tính đa dạng các kiểu sử dụng đất là của loại hình lúa - màu ở TV2 cũng như ở TV1. Về hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất trên 2 tiểu vùng, tổng hợp từ số liệu điều tra có những nhận xét như sau: - Trên cùng kiểu sử dụng đất (kể cả đối tượng cây hàng năm hay lâu năm) các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tính trên 1 đơn vị hecta, trên đồng vốn chi phí sản xuất hay trên công lao động ở tiểu vùng đồi, gò bình quân vẫn cao hơn so với tiểu vùng núi thấp. - Nếu so sánh chung các kiểu sử dụng đất trên cả 2 tiểu vùng, những kiểu sử dụng đất sau đây có chỉ tiêu hiệu quả GTSX/ha và GTGT/ha cao nhất đó là: Đỗ tương - Lúa mùa - Khoai tây (STT 13 trên vùng đồi, gò), tiếp đến là Lúa Xuân - Lúa mùa - Cà chua (STT 9 trên vùng đồi thấp), đứng thứ 3 là Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây (STT 8 trên vùng đồi, gò). Còn hiệu quả sử dụng vốn GTGT/CPTG, kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao nhất thuộc về công thức Đỗ tương - Lạc (STT 19 vùng đồi gò) và tiếp đến là Đỗ tương - Lạc (STT 13 vùng núi thấp), đứng thứ 3 là Lúa Xuân - Đỗ tương - Cải các loại (STT 11 vùng đồi, gò). Chi tiết về hiệu quả các kiểu sử dụng đất còn lại xem ở bảng 3.10 và 3.11. Như vậy các kiểu luân canh cây ngắn ngày với sự có mặt của rau đậu đỗ lạc mang lại hiệu quả cao so với canh tác thuần cây lương thực lúa ngô và cây khoai lang. Số liệu trong bảng 3.10 cho thấy trong 20 kiểu sử dụng đất có 6 kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế đạt ở mức cao với giá trị sản xuất đạt từ 64,41-81,46 triệu/ha/năm, GTGT đạt từ 50,09-61,88 triệu đồng/ha và HQĐV đạt 2,70-3,76 lần. Đó là các kiểu sử dụng đất số 4, 7, 9, 10, 11. Có 8 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình là kiểu số 2, 3, 5, 6, 8, 14, 15, 16. Các kiểu sử dụng đất còn lại đều cho hiệu quả kinh tế ở mức thấp. Trong số các cây ăn quả thì na 80 và hồng cho hiệu quả kinh tế thấp. Chính vì vậy diện tích hai loại cây này nhiều năm nay không được mở rộng trên đất Lục Ngạn. Cây keo (kể cả làm nguyên liệu và lấy gỗ) cũng cho hiệu quả kinh tế thấp. Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 1 STT Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG GTGT HQ đồng vốn Phân cấpTriệu đồng/ha (lần) Loại hình chuyên lúa 1 LX - LM 38,23 14,46 23,77 1,64 L Lúa màu 2 LX - LM - ngô đông 52,53 19,76 32,77 1,66 M 3 LX - LM - Khoai lang 51,13 20,37 30,76 1,51 M 4 LX - LM - lạc 80,23 21,25 58,98 2,78 H 5 LX - LM - cải các loại 69,73 20,38 49,35 2,42 M 6 LX - LM - đỗ tương 60,64 21,19 39,45 1,86 M 7 LX - đỗ tương - cải các loại 75,09 20,28 54,81 2,70 H 8 Đỗ tương - LM - ngô 53,76 18,88 34,88 1,85 M 9 Lạc - LM - ngô 73,35 18,94 54,41 2,87 H 10 LX - lạc - khoai lang 71,95 19,55 52,40 2,68 H 11 Đỗ tương - LM - lạc 81,46 20,37 61,09 3,00 H Chuyên màu 12 Ngô - khoai lang 27,20 11,22 15,98 1,42 L 13 Đỗ tương - lạc 64,41 13,53 50,88 3,76 H Cây ăn quả 14 Vải 75,50 26,20 49,30 1,88 M 15 Cam 68,69 21,25 47,44 2,23 M 16 Bưởi 67,80 20,12 47,68 2,37 M 17 Na 40,00 15,30 24,70 1,61 L 18 Hồng 45,00 17,00 28,00 1,65 L Rừng sản xuất 19 Keo (nguyên liệu) 9,21 2,35 6,86 2,92 L 20 Keo (lấy gỗ) 11,90 3,47 8,43 2,43 L 81 Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 2 STT Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG GTGT HQ đồng vốn Phân cấpTriệu đồng/ha (lần) Chuyên lúa 1 LX-LM 45,05 15,14 29,91 1,98 L Lúa màu 2 LX-LM - ngô đông 58,55 20,56 37,99 1,85 M 3 LX-LM- Khoai lang 58,85 20,15 38,70 1,92 M 4 LX-LM - lạc 85,55 21,06 64,49 3,06 H 5 LX-LM- cải các loại 88,25 21,15 67,10 3,17 H 6 LX-LM- su hào 90,05 33,07 56,98 1,72 H 7 LX-LM - đỗ tương 73,05 21,67 51,38 2,37 H 8 LX-LM - khoai tây 117,20 41,31 75,89 1,84 H 9 LX-LM - cà chua 120,95 43,89 77,06 1,76 H 10 LX-LM - bắp cải 105,05 35,62 69,43 1,95 H 11 LX - đỗ tương - cải các loại 95,50 20,42 75,08 3,68 H 12 Đỗ tương - LM - ngô 62,25 19,22 43,03 2,24 M 13 Đỗ tương - LM - khoai tây 120,90 39,97 80,93 2,02 H 14 Lạc - LM - ngô 74,75 18,61 56,14 3,02 H 15 LX - lạc - khoai lang 75,05 18,20 56,85 3,12 H 16 Đỗ tương - LM - lạc 89,25 19,72 69,53 3,53 H Chuyên màu 17 Ngô - khoai lang 27,30 10,43 16,87 1,62 L 18 Lạc - Khoai tây 112,65 32,09 80,56 2,51 H 19 Đỗ tương - lạc 68,50 12,45 56,05 4,50 H Cây ăn quả 20 Vải 77,50 24,50 53,00 2,16 H 21 Cam 69,80 21,43 48,37 2,26 M 22 Bưởi 68,00 20,10 47,90 2,38 M 23 Na 40,00 15,30 24,70 1,61 L 24 Hồng 45,00 17,00 28,00 1,65 L Rừng sản xuất 25 Keo (nguyên liệu) 8,67 2,35 6,32 2,69 L 26 Keo (lấy gỗ) 10,50 3,47 7,04 2,03 L 82 Số liệu về hiện quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất ở tiểu vùng 2 được thể hiện trong bảng 3.11. Tiểu vùng 2 có điều kiện tự nhiên đặc biệt là điều kiện địa hình và đất đai thuận lợi hơn tiểu vùng một nên chi phí sản xuất ở tiểu vùng này thấp hơn, năng suất cây trồng hàng năm cao hơn. Trong số 26 kiểu sử dụng đất có tới 15 kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao (trong khi tiểu vùng 1 chỉ có 6 kiểu), với GTSX dao động trong khoảng 68,5 - 120,95 triệu đồng/ha/năm, GTGT đạt 51,38 - 80,93 triệu đồng/ha và HQĐV đạt 2,02 - 4,50 lần. Có 5 kiểu sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế trung bình và 6 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế ở mức thấp. Các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế ở mức thấp cũng vẫn rơi vào các công thức luân canh cây lương thực và khoai lang (STT 1, 17). Trong số các cây ăn quả thì na và hồng cho hiệu quả kinh tế thấp riêng vải cho hiệu quả kinh tế ở mức cao. Chính vì vậy diện tích vải trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây luôn được mở rộng ở tiểu vùng này. b. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất ở 2 tiểu vùng được thể hiện ở bảng 3.12 và 3.13. - Xét về khả năng thu hút số lượng ngày công lao động các loại hình sử dụng đất cho thấy: Loại sử dụng đất lúa - rau màu cần nhiều lao động nhất với 670 - 860 công lao động/ha, tiếp đến là chuyên màu và chuyên lúa từ 440 - 480 công lao động/ha; loại hình sử dụng đất cây ăn quả và rừng sản xuất cần ít lao động hơn, cụ thể cây ăn quả cần từ 200 - 400 công lao động/ha, rừng sản xuất cần từ 300 - 360 công lao động/ha. Những loại hình sử dụng đất thu hút nhiều công lao động có thể khẳng định được hiệu quả xã hội cho những vùng mà nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp, chưa thoát khỏi tính tự cấp tự túc như một số xã ở TV1 của huyện Lục Ngạn, khi mà đa phần lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. - Về giá trị ngày công lao động, kết quả điều tra nông hộ cho thấy: hầu hết các kiểu sử dụng đất ở TV 2 cho giá trị cao hơn TV 1. So sánh giá trị ngày công của các loại hình sử dụng đất thì nhìn chung nhóm các LUT trồng cây ăn quả cho giá trị ngày công cao hơn cả, tiếp đến là loại hình lúa - màu, chuyên màu, chuyên lúa. 83 Trong tất cả các kiểu sử dụng đất, kiểu Lạc - Khoai tây (STT 18 ở TV2) có giá trị ngày công cao nhất, rừng sản xuất ở cả 2 TV cho giá trị ngày công thấp nhất. Như vậy, có thể thấy, ở những vùng gò đồi loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả cho giá trị ngày công cao, hơn nữa số công lao động/ha thấp nên cây ăn quả vẫn được người dân trên địa bàn huyện tập trung đầu tư hơn các loại sử dụng đất khác, giúp cho việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Bảng 3.12. Đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 1 huyện Lục Ngạn STT Kiểu sử dụng đất Công LĐ(công/ha) GTNC (1000 đ) Sự lựa chọn của người dân (%) Phân cấp Chuyên lúa 1 LX - LM 480 49,53 55,00 L Lúa màu 2 LX - LM - ngô đông 750 43,69 45,00 L 3 LX - LM - Khoai lang 730 42,14 40,00 L 4 LX - LM - lạc 710 83,07 72,00 H 5 LX - LM - cải các loại 850 58,06 90,00 H 6 LX - LM - đỗ tương 730 54,04 75,00 H 7 LX - đỗ tương - cải các loại 860 63,74 80,00 H 8 Đỗ tương - LM - ngô 760 45,89 73,00 L 9 Lạc - LM - ngô 740 73,53 71,00 H 10 LX - lạc - khoai lang 720 72,78 60,00 H 11 Đỗ tương - LM - lạc 720 84,85 80,00 H Chuyên màu 12 Ngô - khoai lang 520 30,73 48,00 L 13 Đỗ tương - lạc 480 106,00 56,00 M Cây ăn quả 14 Vải 400 123,25 98,00 H 15 Cam 410 115,71 90,00 H 16 Bưởi 405 117,73 90,00 H 17 Na 360 68,61 43,00 L 18 Hồng 230 121,74 45,00 L Rừng sản xuất 19 Keo (nguyên liệu) 300 22,87 98,00 L 20 Keo (lấy gỗ) 360 23,43 75,00 L Ghi chú: H: cao; M: trung bình; L: thấp 84 Bảng 3.13. Đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất ở tiểu vùng 2 huyện Lục Ngạn STT Kiểu sử dụng đất Công LĐ(công/ha) GTNC (1.000 đồng) Sự lựa chọn của người dân (%) Phân cấp Chuyên lúa 1 LX-LM 440 67,97 60,00 M Lúa màu 2 LX-LM - ngô đông 700 54,27 40,00 L 3 LX-LM- Khoai lang 690 56,08 40,00 L 4 LX-LM - lạc 670 96,25 75,00 H 5 LX-LM- cải các loại 810 82,84 95,00 H 6 LX-LM- su hào 770 74,00 75,00 H 7 LX-LM - đỗ tương 690 74,46 75,00 H 8 LX-LM - khoai tây 730 103,96 85,00 H 9 LX-LM - cà chua 800 96,32 82,00 H 10 LX-LM - bắp cải 800 86,78 74,00 H 11 LX - đỗ tương - cải các loại 840 89,38 80,00 H 12 Đỗ tương - LM - ngô 730 58,95 73,00 H 13 Đỗ tương - LM - khoai tây 760 106,49 71,00 H 14 Lạc - LM - ngô 710 79,07 71,00 H 15 LX - lạc - khoai lang 700 81,22 60,00 M 16 Đỗ tương - LM - lạc 700 99,33 80,00 H Chuyên màu 17 Ngô - khoai lang 510 33,07 48,00 L 18 Lạc - Khoai tây 520 154,92 65,00 M 19 Đỗ tương - lạc 480 116,77 56,00 M Cây ăn quả 20 Vải 400 132,50 80,00 H 21 Cam 410 117,97 90,00 H 22 Bưởi 405 118,27 90,00 H 23 Na 300 82,33 40,00 L 24 Hồng 200 140,00 45,00 L Rừng sản xuất 25 Keo (nguyên liệu) 300,00 21,06 98,00 L 26 Keo (lấy gỗ) 360,00 19,54 60,00 L Ghi chú: H: cao; M: trung bình; L: thấp 85 c. Hiệu quả môi trường Để đánh giá hiệu quả môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn, chúng tôi đánh giá thông qua: tỷ lệ thời gian che phủ trong năm; mức đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; năng suất sinh học hoặc sinh khối (tấn/ha/năm). Số liệu chi tiết về các chỉ tiêu phân cấp cho từng tiểu vùng được thể hiện trong phụ lục số 11. Kết quả phân cấp tổng hợp hiệu quả về môi trường cho cả hai tiểu vùng được thể hiện trong bảng 3.14. - Xét về tỷ lệ thời gian che phủ trong năm cho thấy: Trong 5 loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Lục Ngạn, loại hình cây ăn quả và rừng sản xuất có tỷ lệ thời gian che phủ trong năm đạt 100%. Riêng đối với rừng sản xuất, Lục Ngạn đã chú trọng phát triển lâm nghiệp không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nghề rừng mà góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Diện tích đất lâm nghiệp tăng lên 1,5 lần, độ che phủ rừng trên địa bàn huyện đã tăng từ 23,82% năm 2000 lên 48,8% năm 2013. Loại hình sử dụng đất lúa màu cũng có tỷ lệ thời gian che phủ trong năm cao từ 59-90%. Loại hình chuyên màu có tỷ lệ thời gian che phủ trong năm thấp từ 52-60%. Chuyên lúa có tỷ lệ che phủ thấp nhất đạt 52%. Tỷ lệ thời gian che phủ được thể hiện ở Phụ lục số 11. - Mức đầu tư phân bón: Kết quả tổng kết của FAO trên phạm vi toàn thế giới cho thấy bón phân không cân đối có thể làm giảm 20-50% năng suất cây trồng. Từ kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề về mức bón phân trên địa bàn huyện như sau: Các hộ dân đã sử dụng kết hợp đủ cả 3 loại phân bón là đạm, lân và kali. Hầu hết các loại cây trồng đều được bón lượng phân bón hóa học trong khoảng được khuyến cáo của Cục trồng trọt nhưng lượng phân chuồng được bón lại thấp hơn tiêu chuẩn đối với nhiều cây trồng, chủ yếu là cây rau màu như khoai lang, cà chua, na. Cây trồng được bón phân chuồng gần với tiêu chuẩn nhất là cây lúa, ngô và một số cây ăn quả như cam, bưởi. Mức bón phân của các cây trồng được thể hiện tại phụ lục số 8. 86 Bảng 3.14. Kết quả phân cấp hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất của huyện Lục Ngạn STT Kiểu sử dụng đất Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Phân cấp Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Phân cấp Chuyên lúa 1 LX-LM M H M M M H M M Lúa màu 2 LX-LM - ngô đông M H H H M H H H 3 LX-LM- Khoai lang M L H L M L H L 4 LX-LM - lạc H H H H H H H H 5 LX-LM- cải các loại M H H H M H H H 6 LX-LM- su hào - - - - M H H H 7 LX-LM - đỗ tương M H H H M H H H 8 LX-LM - khoai tây - - - - M H H H 9 LX-LM - cà chua - - - - H L H L 10 LX-LM - bắp cải - - - - M H H H 11 LX - ĐT - cải các loại M H H H M H H H 12 ĐT - LM - ngô M H H H M H H H 13 ĐT-LM-khoai tây - - - - M H H H 14 Lạc - LM - ngô H H H H H H H H 15 LX - lạc - khoai lang H M H H H M H H 16 ĐT - LM - lạc M H M M M H M M Chuyên màu 17 Ngô - khoai lang M L H L M L H L 18 Lạc - Khoai tây M H H H 19 Đỗ tương - lạc M H L L M H L L Cây ăn quả 20 Vải H H M H H H M H 21 Cam H H M H H H M H 22 Bưởi H H M H H H M H 23 Na H L M L H L M L 24 Hồng H H M H H H M H Rừng sản xuất 25 Keo (nguyên liệu) H H H H H H H H 26 Keo (lấy gỗ) H H H H H H H H Ghi chú: Tiêu chí 1: Độ che phủ; Tiêu chí 2: Mức độ duy trì và cải thiện độ phì đất; Tiêu chí 3: Năng suất sinh học (tấn/ha/năm);H: cao; M: trung bình; L: thấp Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ về mức bón phân so với khuyến cáo, có thể thấy: mức bón phân đối với loại hình sử dụng đất chuyên lúa đúng khuyến 87 cáo; loại hình sử dụng đất lúa - màu có kiểu sử dụng đất không đúng so với khuyến cáo là lúa xuân - lúa mùa - khoai lang, lúa xuân - lúa mùa - cà chua, lúa xuân - lạc - khoai lang; loại hình sử dụng đất chuyên màu có 1 kiểu sử dụng đất không đúng so với khuyến cáo là ngô - khoai lang; loại hình sử dụng đất cây ăn quả có 1 kiểu sử dụng đất không đúng so với khuyến cáo là cây na. Bên cạnh yếu tố sử dụng phân bón thì vấn đề thuốc bảo vệ thực vật đang là vấn đề quan tâm hiện nay. Đối với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Lục Ngạn, hiện nay người dân thường dùng chủ yếu là: thuốc chữa bệnh (bệnh uốn lá, rầy nâu... trên lúa và các cây hàng năm khác. Bệnh Sương Mai, bệnh khô cành đối với cây ăn quả); thuốc trừ sâu chủ yếu là bọ xít, sâu đục thân, đục quả; phân bón lá. Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên địa bàn huyện đều nằm trong danh mục cho phép và theo khuyến cáo của khuyến nông huyện. Về mức độ thích hợp của các cây trồng trên địa bàn huyện, chúng tôi nhận thấy, canh tác lúa và cây họ đậu của người dân trên địa bàn có truyền thống từ lâu, canh tác thuần thục, cho năng suất ổn định, đặc biệt cây họ đậu còn có tác dụng cải tạo đất. Khi luân canh cây lúa với cây họ đậu sẽ làm giảm sự suy thoái đất vì sự thay đổi chế độ nước và cây trồng sẽ giảm mầm bệnh, chế độ ô xy hóa khử thay đổi cũng giúp chất hữu cơ trong đất khoáng hóa tốt hơn giải phóng dinh dưỡng cho cây trồng. Hơn nữa cây họ đậu có tác dụng cải tạo đất rất tốt do có khả năng cố định Nitơ phân tử, làm giảm được việc sử dụng đạm vô cơ. - Chỉ tiêu năng suất sinh học cho biết khả năng sản xuất của cây trồng trên đất. Năng suất sinh học lớn đồng nghĩa với việc tăng cường lượng chất hữu cơ cho đất mặt. Trên địa bàn huyện, các loại hình sử dụng đất có năng suất sinh học cao là rừng sản xuất và lúa - màu; nhóm cây ăn quả và loại hình sử dụng đất chuyên lúa có năng suất sinh học ở mức trung bình; kiểu sử dụng đất có năng suất sinh học thấp là đỗ tương - lạc. Kết quả phân cấp hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất được thể hiện ở bảng 3.14. Các kiểu sử dụng đất 2 lúa - cây vụ đông (ngô, lạc, đỗ tương, rau, khoai tây), Lúa xuân - Đậu tương - cải các loại, Đậu tương - Lúa mùa - ngô, Lúa xuân - lạc - khoai lang, lạc - khoai tây, cam, bưởi, vải, hồng và rừng trồng đều có 88 hiệu quả môi trường ở mức cao. Các kiểu sử dụng đất có hiệu quả môi trường ở mức thấp đều do bón phân không hợp lý và thời gian che phủ quá thấp. 3.3. Đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện Lục Ngạn 3.3.1. Đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp a. Các tiêu chí đánh giá tính bền vững Tính bền vững của các LUT được đánh giá qua 5 nguyên tắc sử dụng đất bền vững của Smyth và Dumanski (1993), bao gồm: - Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất. - Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất - Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái hoá chất lượng đất và nước - Khả thi về mặt kinh tế - Được xã hội chấp nhận (1) Khả năng duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất được đánh giá qua tính ổn định và tăng năng suất của các cây trồng trong LUT. Xét năng suất các cây trồng chủ lực và ổn định trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2010- 2013 có thể thấy: các cây trồng cho năng suất có xu hướng tăng là lúa xuân, nhóm cây rau, màu (cải các loại, cà chua, khoai tây, bắp cải, xu hào), cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương), cây ăn quả (cam, bưởi); các cây trồng cho năng suất ổn định là vải, na, hồng, lúa mùa, keo; các cây trồng cho năng suất có xu hướng giảm là ngô, khoai lang. Kết quả đánh giá năng suất cây trồng của kiểu sử dụng đất để phân cấp chỉ tiêu về “Khả năng duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất” được trình bày trong phụ lục số 14. Kết quả đánh giá năng suất cây trồng tham gia vào các LUT cho thấy: Tiểu vùng 1: có 9 kiểu sử dụng đất có năng suất có xu hướng tăn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfqldd_la_vu_thi_thuong_7718_2005197.pdf
Tài liệu liên quan