MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình xii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
4 Đóng góp mới của đề tài 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở khoa học của sử dụng đất nông nghiệp bền vững 4
1.1.1 Các khái niệm cơ bản 4
1.1.2 Chỉ tiêu đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững 6
1.1.3 Đánh giá, phân hạng đất đai theo FAO 10
1.1.4 Sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên cơ sở biện pháp canh tác 20
1.2 Khái quát về tài nguyên đất nông nghiệp và tình hình sử dụng
đất nông nghiệp vùng ven biển Việt Nam 23
1.2.1 Khái quát đặc điểm đất đai các vùng ven biển Việt Nam 23
1.2.2 Hiện trạng sử dụng đất các huyện vùng ven biển 28
1.2.3 Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất chủ yếu ven
biển Việt Nam 30
1.3 Đánh giá đất trên thế giới và ở Việt Nam 34
1.3.1 Đánh giá đất trên thế giới 34iv
1.3.2 Đánh giá đất ở Việt Nam 36
1.3.3 Những công trình liên quan đến đánh giá đất ở tỉnh Nam Định 38
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1 Nội dung nghiên cứu 39
2.1.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu 39
2.1.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng, tỉnh
Nam Định 39
2.1.3 Đánh giá đất huyện Nghĩa Hưng theo hướng dẫn của FAO 39
2.1.4 Lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng 40
2.1.5 Nghiên cứu các mô hình có sẵn của các loại hình sử dụng đất
được lựa chọn 40
2.1.6 Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững 40
2.2 Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập thông tin 41
2.2.2 Phương pháp điều tra lấy mẫu ngoài thực địa 42
2.2.3 Phương pháp phân tích đất và nước 43
2.2.4 Phương pháp điều tra, phúc tra bản đồ đất 44
2.2.5 Phương pháp chuyên gia 45
2.2.6 Phương pháp tính trọng số AHP (Analytical Hienarchy
Process) của các chỉ tiêu thành phần (yếu tố bản đồ đơn vị
đất đai) đối với các loại hình sử dụng đất 45
2.2.7 Phương pháp đánh giá đất theo FAO 47
2.2.8 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế 48
2.2.9 Phương pháp GIS và bản đồ 49
2.2.10 Phương pháp nghiên cứu các mẫu thực nghiệm đại diện cho
các mô hình được lựa chọn 49
2.2.11 Phương pháp đánh giá chất lượng đất và nước mặt 49v
2.2.12 Phương pháp tiếp cận hệ thống 50
2.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 50
2.3.1 Phạm vi nghiên cứu 50
2.3.2 Đối tượng nghiên cứu 50
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
3.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu 51
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của huyện Nghĩa Hưng 51
3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội 54
3.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng, tỉnh
Nam Định 60
3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Nghĩa Hưng 60
3.2.2 Các loại hình sử dụng đất phổ biến của huyện Nghĩa Hưng 62
3.3 Đánh giá, phân hạng thích hợp đất đai huyện Nghĩa Hưng, tỉnh
Nam Định 63
3.3.1 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 63
3.3.2 Xác định trọng số cho các chỉ tiêu thành phần 83
3.3.3 Phân hạng thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất
nông nghiệp phổ biến huyện Nghĩa Hưng 87
3.3.4 Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai của các loại
hình sử dụng đất nông nghiệp phổ biến huyện Nghĩa Hưng 90
3.3.5 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm sử dụng
đất bền vững huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định 93
3.4 Kết quả theo dõi các mẫu nghiên cứu thực nghiệm của các loại
hình sử dụng đất nông nghiệp có triển vọng huyện Nghĩa Hưng 111
3.4.1 Đánh giá chất lượng đất của các mô hình sử dụng đất nghiên
cứu thực nghiệm 111vi
3.4.2 Đánh giá chất lượng nước của các mô hình sử dụng đất
nghiên cứu thực nghiệm 120
3.5 Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Nghĩa Hưng 129
3.5.1 Xây dựng bản đồ đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững 129
3.5.2 Đề xuất các loại hình sử dụng đất chi tiết 130
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 134
1 Kết luận 134
2 Kiến nghị 137
Danh mục các công trình công bố có liên quan đến luận án 138
Tài liệu tham khảo 139
Phụ lục 149
250 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a chậm chạp. Mặt khác,
do hậu quả giao đất nông nghiệp theo Luật đất đai 1993 và Nghị định 64/CP
của Chính phủ, phương pháp giao là bình quân về diện tích và bình quân về
chất lượng đất, nên đất nông nghiệp bị manh mún. Mặc dù địa phương đã
thực hiện dồn điền, đổi thửa nhưng bình quân mỗi hộ vẫn còn khoảng 4,2
thửa đất/hộ. Phần lớn các nông hộ đều có nhu cầu muốn mở rộng diện tích đất
sản xuất, ao NTTS và thửa ruộng trồng lúa có quy mô rộng hơn, tạo điều kiện
thuận lợi cho sản xuất hàng hóa.
Trồng lúa và trồng các loại cây hoa màu có từ lâu đời, người dân địa
phương đã có kinh nghiệm canh tác, hơn nữa kỹ thuật không quá khó nên dễ
dàng tiếp thu. Các LUT NTTS mới phát triển khoảng 10 năm trở lại đây, kỹ
thuật nuôi trồng khó và phức tạp, 45% số nông hộ phỏng vấn mong muốn được
hỗ trợ về kỹ thuật.
3.3.5.3. Hiệu quả môi trường
Đánh giá hiệu quả môi trường qua việc tổng hợp thông tin từ kết quả
điều tra 170 nông hộ và khảo sát thực địa trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng
như sau:
♦ Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật, thủy
sản ở huyện Nghĩa Hưng
¾ Để đánh giá tình hình sử dụng thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật ,
thủy sản của huyện Nghĩa Hưng, 170 nông hộ được điều tra, kết quả điều tra
được tổng hợp ở bảng 3.38.
107
Bảng 3.38 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các chất kháng sinh
trong nuôi trồng thủy sản ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Phân theo liều lượng
sử dụng (%)
Phân theoThời
gian cách ly (%)
Loại hình sử dụng đất
Tổng số
phiếu
điều tra
(phiếu)
Đúng
quy
định
Thấp
hơn quy
định
Cao
hơn quy
định
Đúng
quy
định
Không
đúng quy
định
2 lúa 40 80 15 5 88 13
Lúa đặc sản 10 70 30 - 80 20
2 lúa 1 màu 26 73 23 4 88 12
2 màu 1 lúa 8 63 25 13 63 38
Chuyên màu 16 75 25 - 75 25
1 lúa 1 NTTS nước ngọt 6 67 33 - 83 17
1 lúa 1 NTTS nước lợ 8 63 38 - 75 25
Chuyên NTTS nước ngọt 12 83 17 - 92 8
Chuyên NTTS nước lợ 24 79 21 - 83 17
Chuyên NTTS nước mặn 20 80 20 - 90 10
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra 170 nông hộ.
Tại huyện Nghĩa Hưng, tất cả các nông hộ điều tra đều sử dụng thuốc
trừ sâu, trừ bệnh hoặc kích thích tăng trưởng trong sản xuất. Những năm gần
đây do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích, thay đổi cơ cấu giống cây trồng nên
tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn, xuất hiện nhiều đối tượng sâu bệnh
hại mới, lạ. Vì vậy, số lượng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng
cũng tăng lên.
Một số nông hộ đã có dấu hiệu lạm dụng thuốc trừ sâu và bảo vệ thực
vật (sử dụng quá liều lượng cho phép, không tuân thủ thời gian cách ly theo
hướng dẫn của nhà sản xuất) ở tất cả các LUT. Vì vậy, dẫn đến hậu quả gây ra
hiện tượng kháng thuốc, có thể để lại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá mức
cho phép trên nông sản (bảng 3.38).
108
♦ Các loại hình sử dụng đất khác nhau thì có sự khác nhau về hệ sinh
thái đồng ruộng
Từ kết quả điều tra nông hộ và khảo sát thực địa ở huyện Nghĩa
Hưng cho thấy, những LUT khác nhau thì có sự khác nhau về môi trường
đất và nước.
- Những khoanh đất chuyên trồng rau màu từ 5 năm trở lên có hiện
tượng thoái hóa đất như đất bị chai cứng dần, năng suất cây trồng giảm, dịch
bệnh tăng lên rõ rệt (trừ cây họ đậu và nấm).
- So sánh những thửa ruộng độc canh 2 vụ lúa, với những thửa ruộng
trồng 2 vụ lúa và thêm 1 vụ đông (tất cả các thửa ruộng này có điều kiện đất
đai và chế độ canh tác ở 2 vụ lúa tương tự nhau) cho thấy:
+ Những ruộng lúa có trồng màu vào vụ đông ít cỏ dại hơn những thửa
ruộng độc canh cây lúa, nên ít phải sử dụng thuốc diệt cỏ và ít tốn công làm
cỏ hơn.
+ Những ruộng lúa có trồng cây trồng cạn vào vụ đông cũng ít bị dịch
rầy nâu và sâu hại lúa, nên dùng lượng thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật ít hơn.
+ Những thửa ruộng trồng cây họ đậu hoặc trồng nấm vào vụ đông từ 5
đến 10 năm trở lên, lượng đạm bón giảm đi 10% nhưng năng suất tương
đương với những thửa ruộng chuyên trồng lúa.
- So sánh các LUT (1 lúa + 1 NTTS) với các LUT chuyên NTTS:
+ Cùng mức đầu tư và điều kiện đất đai thì dịch bệnh thủy sản ở những
ao có trồng luân canh với 1 vụ lúa ít hơn, nước trong ao nuôi không bị phú
dưỡng. Gốc rạ sau khi thu hoạch vụ lúa để lại trên đồng ruộng giúp cho hệ
phiêu sinh vật phát triển, làm tăng độ phì nhiêu cho đất và hạn chế mầm bệnh
gây hại thủy sản, nên sản phẩm thủy sản thường sạch bệnh. Vụ NTTS tạo ra
môi trường dinh dưỡng cho cây lúa; cắt nguồn thức ăn của sâu bệnh hại lúa,
109
nên giảm dịch bệnh, ít sử dụng thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật, chất lượng
lúa cao hơn.
+ Tuy vậy, năng suất lúa ở những thửa ruộng có kết hợp với NTTS
nước lợ thường giảm so với chuyên canh lúa nước. Nguyên nhân do, nông hộ
không coi trọng vụ trồng lúa, kéo dài thời gian vụ NTTS nước lợ, làm ảnh
hưởng đến vụ trồng lúa. Mặt khác, để NTTS nước lợ, phải dẫn nước mặn vào
đồng ruộng, làm đất bị mặn hóa. Những giống lúa được trồng đều là những
giống chịu mặn, nhưng độ mặn quá cao vẫn ảnh hưởng đến năng suất và chất
lượng sản phẩm. Vì vậy, thực tế diện tích LUT lúa kết hợp với thủy sản nước
lợ trên địa bàn huyện không nhiều.
- LUT chuyên cói: Trồng cói có tác dụng cải tạo đất mặn và bảo vệ môi
trường. Tuy vậy, nếu canh tác cói liên tục năng suất cói giảm dần. Vì vậy biện
pháp luân canh cói với lúa chịu mặn luôn được coi trọng.
- Các LUT chuyên NTTS nước lợ, nước mặn
+ Những kết quả đạt được trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao
chất lượng sản phẩm thủy sản ở địa phương:
Trong những năm vừa qua, nhiều vùng nuôi đã sử dụng chế phẩm vi
sinh thay cho các loại hoá chất để làm sạch môi trường nước, loại bỏ các chất
độc, chất hữu cơ thừa trong ao nuôi. Công tác quản lý phòng trừ dịch bệnh trên
thuỷ sản nuôi bước đầu được kiểm soát, mặc dù bệnh trên tôm sú, tôm thẻ chân
trắng, cua, cá bống bớp ở các vùng chuyên canh có nguy cơ tăng nhanh.
Từ tháng 5 năm 2010, huyện Nghĩa Hưng đã đẩy mạnh ứng dụng quy
trình GAqP vào nuôi trồng thuỷ sản. Đây là quy trình góp phần xây dựng một
hệ thống các tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh thực phẩm trong NTTS, nhằm tránh
gây nhiễm các chất không được phép sử dụng, có hại đến người tiêu dùng.
Đối tượng áp dụng quy trình GAqP là những loại thủy sản có giá trị kinh tế
cao, phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu như tôm thẻ chân trắng, cá
110
vược, Các chủ trang trại và nhân viên kỹ thuật được tập huấn quy trình ứng
dụng GAqP với 9 nội dung cơ bản: Lựa chọn địa điểm nuôi, thiết kế xây dựng
trang trại, quản lý thức ăn, quản lý thuốc, hóa chất, quản lý sức khỏe vật nuôi,
vệ sinh trang trại, thu hoạch và phân phối sản phẩm, ghi nhật ký sản xuất và ý
thức cộng đồng của người áp dụng quy trình GAqP.
+ Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế:
Qua điều tra nông hộ và khảo sát thực địa cho thấy, những hộ, trang trại
sử dụng chế phẩm vi sinh và áp dụng quy trình GAqP còn ít (chỉ chiếm
khoảng 18% tổng số nông hộ). Phần lớn các hộ vẫn nuôi trồng thủ công, sử
dụng hóa chất, không xử lý phế thải mà thải trực tiếp ra môi trường.
Các loại hoá chất sử dụng khi có dịch bệnh, hoặc vãi xuống ao đầm
trước khi thả con nuôi thủy sản nhằm diệt những sinh vật có hại còn nhiều.
Đặc biệt có khoảng 4% nông hộ điều tra sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chứa
Cypermethrin để diệt giáp xác trong ao nuôi trước khi thả giống, đây là hóa
chất bị cấm sử dụng trong NTTS. Loại hóa chất này có hiệu quả nhanh và giá
thành rẻ, nhưng có độ độc cao, việc sử dụng không những ảnh hưởng đến sức
khỏe của người tiêu dùng sản phẩm mà còn có thể làm chết thủy sản nuôi.
Việc cải tạo và vệ sinh ao đầm chưa thực sự chú trọng: Theo kết quả
điều tra nông hộ cho thấy, chỉ khoảng 30% số hộ NTTS nước mặn, nước lợ
nạo vét ao nuôi sau mỗi vụ thu hoạch theo đúng quy trình và đảm bảo vệ sinh
nền đáy tốt. Khoảng 35% số hộ có nạo vét nhưng chưa nạo vét triệt để, hoặc
bùn nạo vét được đắp lên bờ ao, hoặc nạo vét không thường xuyên, không
đảm bảo quy chuẩn vệ sinh ao nuôi. Khoảng 35% số hộ không nạo vét nền
đáy sau mỗi vụ thu hoạch.
Các loại hình sử dụng đất khác nhau thì tác động đến môi trường đất và
nước mặt khác nhau, thể hiện ở kết quả theo dõi 29 mẫu nghiên cứu thực nghiệm.
111
3.4 Kết quả theo dõi các mẫu nghiên cứu thực nghiệm của các loại
hình sử dụng đất nông nghiệp có triển vọng huyện Nghĩa Hưng
3.4.1 Đánh giá chất lượng đất của các mô hình sử dụng đất nghiên cứu
thực nghiệm
Để đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến chất lượng môi trường
đất và nước mặt, 29 mẫu nghiên cứu thực nghiệm đã được theo dõi, đại diện
cho 11 mô hình, với 10 LUT khác nhau (xem phụ lục số 13). Đất và nước mặt
đã được lấy mẫu 3 lần để phân tích (mùa mưa 2009, mùa khô 2009 và mùa
mưa 2010). Một số hình ảnh của các mẫu nghiên cứu thực nghiệm (xem phụ
lục số 65).
Đánh giá các chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất
Kết quả phân tích pHH2O và một số chất dinh dưỡng trong đất của các
mẫu nghiên cứu thực nghiệm (xem phụ lục số 66a và 66b). Giá trị trung bình
của pHH2O và một số chất dinh dưỡng trong đất dưới các mô hình sử dụng đất
khác nhau được tổng hợp từ phụ lục số 66a, 66b và thể hiện ở bảng 3.39.
Bảng 3.39 và các phụ lục số 66a, 66b cho thấy:
¾ Đánh giá sự khác biệt về hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất
giữa các mẫu nghiên cứu thực nghiệm
- Phế phẩm trồng nấm có hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao:
+ Hàm lượng các bon hữu cơ tổng số (OC): OC của phế phẩm trồng
nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò so với mẫu số 18 (mẫu có OC cao nhất so với tất
cả các mẫu nghiên cứu thực nghiệm) lần lượt là 6,95, 5,65 và 3,61 lần.
+ Hàm lượng đạm tổng số (N): N của phế phẩm trồng nấm mỡ, nấm
rơm, nấm sò so với mẫu số 18 (mẫu có N cao nhất so với tất cả các mẫu
nghiên cứu thực nghiệm) lần lượt là 6,97, 5,66 và 3,62 lần.
+ Hàm lượng lân (P2O5) tổng số: P2O5 tổng số của phế phẩm trồng nấm
mỡ, nấm rơm, nấm sò so với mẫu số 18 (mẫu có P2O5 tổng số cao nhất so với
tất cả các mẫu nghiên cứu thực nghiệm) lần lượt là 7,48, 5,71 và 4,38 lần.
93
Bảng 3.39 Giá trị trung bình các chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất của các mô hình sử dụng đất khác nhau
Mô hình Chỉ tiêu Đơn vị
MH1 MH2 MH3 MH4 MH5 MH6 MH7 MH8 MH9 MH10 MH11
pHH2O 6,290 6,220 6,220 6,160 6,700 6,150 6,200 6,700 6,750 7,360 7,760
OC 1,770 1,787 2,070 1,740 2,290 1,910 1,050 0,800 1,490 1,030 1,033
N 0,127 0,128 0,148 0,124 0,164 0,136 0,075 0,057 0,106 0,074 0,074
P2O5
%
0,130 0,120 0,130 0,160 0,190 0,130 0,120 0,090 0,100 0,080 0,070
P2O5 17,080 16,800 18,230 20,510 25,670 16,330 15,070 11,670 12,600 10,320 9,290
Mùa mưa
2009
K2O
mg/100g đất
12,270 13,570 12,280 10,030 18,900 8,100 10,770 12,800 14,800 14,370 14,530
pHH2O 6,350 6,620 6,550 6,380 6,600 6,300 6,300 6,900 6,920 7,410 7,870
OC 1,750 1,800 2,163 1,890 2,490 2,070 1,000 0,880 1,600 0,880 1,123
N 0,125 0,129 0,155 0,135 0,178 0,148 0,071 0,063 0,114 0,063 0,080
P2O5
%
0,130 0,120 0,130 0,160 0,200 0,130 0,140 0,060 0,120 0,110 0,090
P2O5 16,840 16,780 17,950 20,610 26,530 16,330 15,270 12,130 13,000 10,020 8,730
Mùa khô
2009
K2O
mg/100g đất
12,290 15,640 12,690 11,240 19,200 8,940 9,970 13,650 14,800 14,630 15,990
pHH2O 6,110 6,380 6,220 6,360 6,500 6,010 6,300 6,700 6,800 7,280 7,750
OC 1,810 1,880 2,253 2,020 2,990 2,290 1,020 0,920 1,700 0,900 1,158
N 0,130 0,134 0,161 0,144 0,196 0,164 0,073 0,066 0,121 0,064 0,083
P2O5
%
0,130 0,120 0,140 0,160 0,190 0,220 0,110 0,120 0,120 0,100 0,090
P2O5 17,230 17,090 18,310 21,280 27,330 16,330 15,070 12,800 13,670 9,910 8,420
Mùa mưa
2010
K2O
mg/100g đất
12,880 15,660 13,680 11,880 20,790 8,510 9,670 12,440 14,750 13,540 14,680
pHH2O 6,240 6,380 6,300 6,290 6,600 6,140 6,260 6,760 6,820 7,300 7,790
OC 1,780 1,820 2,162 1,880 2,590 2,090 1,020 0,867 1,600 0,939 1,104
N 0,127 0,130 0,154 0,134 0,179 0,149 0,073 0,062 0,114 0,067 0,079
P2O5
%
0,130 0,120 0,130 0,170 0,190 0,160 0,120 0,080 0,110 0,110 0,080
P2O5 17,050 16,890 18,160 20,800 26,510 16,330 15,140 12,200 13,090 10,090 8,810
Trung bình
mô hình
K2O
mg/100g đất
12,480 14,960 12,880 11,050 19,630 8,520 10,140 12,960 14,780 14,180 15,070
Nguồn: Tổng hợp từ phụ lục số 66a và 66b
Chú thích: MH1 (mô hình 2 lúa); MH2 (mô hình lúa đặc sản); MH3 (mô hình 2 lúa 1 màu-vụ trồng màu không trồng nấm hoặc cây họ đậu); MH4 (mô hình 2 lúa 1 đậu
tương); MH5 (mô hình lúa xuân - nấm rơm hè thu - nấm sò đông); MH6 (mô hình chuyên màu); MH7 (mô hình chuyên NTTS nước ngọt); MH8 (mô hình 1 lúa 1 NTTS nước
lợ); MH9 (mô hình chuyên cói); MH10 (mô hình chuyên NTTS nước lợ); MH11 (mô hình chuyên NTTS nước mặn)
93
+ Hàm lượng lân (P2O5) dễ tiêu: P2O5 dễ tiêu của phế phẩm trồng nấm
mỡ, nấm rơm, nấm sò so với mẫu số 18 (mẫu có P2O5 dễ tiêu cao nhất so với
tất cả các mẫu nghiên cứu thực nghiệm) lần lượt là 9,82, 7,5 và 5,75 lần.
+ Hàm lượng kali (K2O) dễ tiêu: K2O dễ tiêu của phế phẩm trồng nấm
mỡ, nấm rơm, nấm sò so với mẫu số 18 (mẫu có K2O 5 dễ tiêu cao nhất so với
tất cả các mẫu nghiên cứu thực nghiệm) lần lượt là 51,46, 37,83 và 17,56 lần.
- Mẫu số 18 (mô hình số 5) trồng lúa xuân - nấm rơm hè thu - nấm sò
đông có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao nhất so với tất cả các mẫu nghiên
cứu thực nghiệm. Nguyên nhân do rơm, rạ, mùn cưa, gốc nấm phủ trên mặt
đất giống như một lớp phủ hữu cơ; sau khi thu hoạch, nông hộ đem ủ và vùi
một phần xuống đất.
- Qua kết quả đối chứng nghiên cứu thực nghiệm tại xóm 2, xã Nghĩa
Lạc cho thấy:
+ Mẫu số 8, vãi 5 tạ phế phẩm trồng nấm rơm/sào (tương đương 14
tấn/ha) xuống ruộng lúa, không bón thêm phân hóa học. Mẫu số 7 (ở thửa
ruộng liền kề với mẫu số 8) không vãi phế phẩm trồng nấm, mỗi sào bón 12
kg đạm urê, 25 kg super lân, 5 kg kali clorua. Kết quả năng suất lúa cho thấy
ở 2 mẫu nghiên cứu gần tương đương nhau (xem phụ lục số 13). Hàm lượng
các chất dinh dưỡng trong đất (đạm, lân, kali và các bon hữu cơ tổng số)
mẫu số 8 cao hơn hẳn so với mẫu số 7. Cụ thể là: OC, N, P2O5 tổng số, P2O5
dễ tiêu, K2O dễ tiêu của mẫu số 8 so với mẫu số 7 ở các lần phân tích mùa
mưa 2009, mùa khô 2009 và mùa mưa 2010 lần lượt là: 1,34, 1,42, 1,37; 1,33,
1,42, 1,37; 1,07, 1,14, 1,14; 1,18, 1,14, 1,14; 1,16, 1,23, 1,18 lần.
+ Hiện nay, địa phương đã sử dụng phế phẩm trồng nấm để sản xuất
phân vi sinh, chất lượng của phân rất tốt, đặc biệt loại phân này ngoài việc
cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng còn nâng cao được độ phì nhiêu
cho đất.
114
+ Rơm, rạ sau thu hoạch người dân thường làm chất đốt. Nếu lượng
rơm, rạ này được dùng để sản xuất nấm thì tạo thêm nguồn thu nhập cho nông
dân, phế phẩm trồng nấm làm phân vi sinh hoặc ủ sau đó bón trực tiếp cho
cây trồng, bảo vệ và nâng cao được chất lượng đất. Diện tích trồng lúa của
huyện Nghĩa Hưng chiếm đến 64,4% so với tổng diện tích đất nông nghiệp và
42,17% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Vì vậy, đây là nguồn nguyên liệu
dồi dào để sản xuất nấm.
- So với thang đánh giá hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất (xem
phụ lục số 15) cho thấy:
+ OC tổng số: Mẫu số 8 thuộc mô hình 2 lúa, mẫu số 13 thuộc mô hình
2 lúa 1 màu, mẫu số 18 thuộc mô hình 2 màu 1 lúa ở mức giàu. Các mẫu
NTTS ở mức nghèo. Các mẫu còn lại ở mức trung bình.
+ N tổng số: Các mẫu (20, 23, 26, 29, 21, 25) thuộc các mô hình
chuyên NTTS nước ngọt, chuyên NTTS nước lợ và chuyên NTTS nước mặn
ở mức nghèo. Các mẫu: 5, 22, 24, 4, 28, 27 ở mức trung bình. Các mẫu còn
lại ở mức giàu.
+ P2O5 tổng số: Các mẫu 26, 28 ở mức nghèo. Các mẫu 24, 25, 29 ở
mức trung bình. Các mẫu còn lại ở mức giàu.
¾ Đánh giá sự khác biệt về hàm lượng và xu hướng biến động các chất
dinh dưỡng trong đất của các mô hình nghiên cứu thực nghiệm
- Các mô hình (1 lúa 1 NTTS nước lợ; chuyên cói; chuyên NTTS nước
lợ) có phản ứng trung tính đến kiềm yếu. Mô hình chuyên NTTS nước mặn có
phản ứng ở môi trường kiềm; các mô hình còn lại có phản ứng chua ít.
- Các mô hình (2 lúa và lúa đặc sản) có hàm lượng các chất dinh dưỡng
trong đất gần tương đương nhau, xu hướng biến động ít, tương đối ổn định.
- Mô hình 2 lúa 1 màu có hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất
thường cao hơn mô hình 2 lúa hoặc lúa đặc sản, xu hướng biến động thường theo
115
chiều hướng tăng lên.
- Xu hướng biến động OC tổng số và N tổng số của mô hình 2 lúa 1 đậu
tương tăng lên rõ rệt, do cây đậu tương có khả năng cố định đạm. Thân và rễ
cây đậu, người dân thường ủ hoại mục hoặc đốt thành tro và vùi xuống ruộng
vào vụ lúa.
- Xu hướng biến động tất cả các chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất của mô
hình (lúa xuân - nấm rơm hè thu - nấm sò đông) đều có xu hướng tăng mạnh và
cao nhất so với tất cả các mô hình khác. Điều này cho thấy trồng nấm, sau đó
sử dụng phế phẩm bón cho cây trồng có khả năng cải thiện chất lượng đất cao.
- Hàm lượng OC của mô hình chuyên màu có xu hướng tăng khá, do
trong vụ trồng màu bề mặt ruộng thường được phủ chất hữu cơ. Các chỉ tiêu
dinh dưỡng khác khá ổn định.
- Mô hình (1 lúa 1 NTTS nước lợ) có các chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất
thấp hơn các mô hình (2 lúa; lúa đặc sản; 2 lúa 1 màu, vụ trồng màu không
trồng nấm hoặc cây họ đậu; 2 lúa 1 đậu tương; lúa xuân - nấm rơm hè thu -
nấm sò đông; chuyên màu). Vụ NTTS được nuôi theo hình thức quảng canh,
nền đáy là cát pha, khả năng giữ các chất dinh dưỡng kém.
- Các mô hình nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn có hàm lượng
các chất dinh dưỡng trong đất thấp. Nguyên nhân do, nền đáy chủ yếu là cát
nên khả năng giữ chất dinh dưỡng kém. Riêng K2O dễ tiêu cao hơn hẳn các
mô hình khác, do trong đất mặn có nhiều muối kali.
Đánh giá độ nhiễm mặn trong đất
- Kết quả phân tích các chỉ tiêu đánh giá độ mặn trong đất của các mẫu
nghiên cứu thực nghiệm (xem phụ lục số 67). Giá trị trung bình các chỉ tiêu
đánh giá độ mặn trong đất dưới các mô hình sử dụng đất khác nhau được tổng
hợp từ phụ lục số 67 và thể hiện ở bảng 3.40.
116
Bảng 3.40 Giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá độ mặn trong đất
của các mô hình sử dụng đất khác nhau
Đơn vị: %
Mùa mưa 2009 Mùa khô 2009 Mùa mưa 2010 Mô
hình TSMT SO42- Cl- TSMT SO42- Cl- TSMT SO42- Cl-
MH1 0,13 0,03 0,04 0,18 0,02 0,05 0,16 0,02 0,05
MH2 0,16 0,04 0,05 0,22 0,04 0,08 0,17 0,01 0,06
MH3 0,12 0,03 0,04 0,16 0,03 0,06 0,15 0,01 0,06
MH4 0,08 0,02 0,03 0,13 0,03 0,04 0,09 0,02 0,03
MH5 0,16 0,06 0,05 0,19 0,02 0,05 0,18 0,02 0,04
MH6 0,23 0,03 0,10 0,33 0,01 0,12 0,28 0,02 0,11
MH7 0,09 0,02 0,03 0,11 0,01 0,04 0,10 0,02 0,03
MH8 0,38 0,06 0,15 0,45 0,08 0,24 0,38 0,04 0,19
MH9 0,51 0,08 0,17 0,58 0,09 0,20 0,56 0,04 0,25
MH10 0,70 0,06 0,21 0,83 0,09 0,28 0,76 0,04 0,23
MH11 1,10 0,08 0,44 1,49 0,10 0,53 1,18 0,06 0,42
Nguồn: Tổng hợp từ phụ lục số 67
¾ Đánh giá độ mặn theo các mẫu nghiên cứu thực nghiệm
- So sánh tổng số muối tan trong đất ở các mẫu nghiên cứu thực nghiệm
với thang đánh giá độ mặn trong đất (bảng 3.6) cho thấy:
+ Các mẫu 27, 28, 29 của cả 3 lần phân tích; mẫu 26 của lần phân tích
mùa khô 2009 ở mức mặn nhiều.
+ Các mẫu 23, 24, 25 của cả 3 lần phân tích; mẫu 26 của các lần phân
tích mùa mưa 2009 và 2010 ở mức mặn.
+ Các mẫu số 9, 12, 21 của cả 3 lần phân tích; mẫu 19 của các lần phân
tích mùa khô 2009 và mùa mưa 2010 ở mức mặn trung bình.
+ Các mẫu còn lại ở mức mặn ít.
- So sánh kết quả điều tra năng suất cây trồng tại các mẫu ở phụ lục số
13 với độ nhiễm mặn trong đất cho thấy: Các giống lúa lai, lúa thường rất
117
nhạy cảm với độ mặn, độ mặn càng cao thì năng suất càng giảm rất rõ rệt
(mẫu số 9 có năng suất thấp hơn nhiều so với các mẫu khác trong mô hình 2
lúa). Các giống lúa đặc sản rất thích hợp với đất nhiễm mặn ở mức trung bình.
Các giống thủy sản nước lợ thích hợp với đất ở mức mặn. Các giống thủy sản
nước mặn thích hợp với đất mặn nhiều.
¾ Đánh giá độ mặn theo các mô hình nghiên cứu thực nghiệm
- So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá độ mặn trong đất của
các mô hình sử dụng đất khác nhau ở bảng 3.40 với thang đánh giá độ mặn
trong đất (bảng 3.6) cho thấy:
+ Mô hình chuyên NTTS nước mặn nhiễm mặn cao nhất, ở mức mặn
nhiều; tiếp theo đến các mô hình (chuyên NTTS nước lợ, chuyên cói) ở mức
mặn.
+ Mô hình 1 lúa 1 NTTS nước lợ của cả 3 lần phân tích; mô hình
chuyên màu của lần phân tích mùa khô 2009 và mùa mưa 2010 ở mức mặn
trung bình.
+ Các mô hình còn lại ở mức mặn ít.
- Mô hình chuyên màu có vị trí phân bố gần giống với mô hình chuyên
lúa nhưng độ mặn trong đất thường cao hơn. Nguyên nhân do mô hình trồng
màu canh tác trên đất khô, không ngập nước, muối mặn từ dưới bốc lên bề
mặt và không được rửa mặn. Đất chuyên lúa và lúa màu canh tác trong điều
kiện đất ngập nước ngọt nên thường xuyên được rửa mặn.
- Các mô hình (chuyên NTTS nước mặn; chuyên NTTS nước lợ;
chuyên cói; 1 lúa 1 NTTS nước lợ) mặn hơn nhiều so với các mô hình
chuyên lúa, lúa màu, chuyên màu, nguyên nhân do các mô hình này phân bố
ở gần biển và yêu cầu sinh thái của các loài thủy sản nước mặn, lợ cần nước
có độ mặn cao ở mức thích hợp, nên khi nuôi đã đưa nước biển vào ao nuôi.
118
- Vào mùa khô độ mặn cao hơn mùa mưa rất rõ rệt: Do mùa khô, mực
nước sông thấp, nước mặn từ biển tràn sâu vào lục địa, ít mưa nên bề mặt
không được rửa mặn.
- Tổng số muối tan ở tất cả các mô hình có xu hướng tăng lên, điều này
cho thấy đất của huyện Nghĩa Hưng đang có xu hướng bị mặn hóa. Cụ thể
tổng số muối tan trung bình của mùa khô 2009 và mùa mưa 2010 so với mùa
mưa 2009 tại các mô hình từ 2 lúa đến chuyên NTTS nước mặn (theo thứ tự ở
bảng 3.39) lần lượt là: 1,38, 1,23; 1,38, 1,06; 1,33, 1,25; 1,63, 1,13; 1,19,
1,13; 1,43, 1,22; 1,22, 1,11; 1,18, 1,00; 1,14, 1,10; 1,19, 1,09; 1,35, 1,07 lần.
Đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong đất
- Kết quả phân tích các chỉ tiêu kim loại nặng trong đất của các mẫu
nghiên cứu thực nghiệm (xem phụ lục số 68). Giá trị trung bình các chỉ tiêu
kim loại nặng trong đất dưới các mô hình sử dụng đất khác nhau được tổng
hợp từ phụ lục số 68 và thể hiện ở bảng 3.41.
- Mẫu số 8 của mô hình 2 lúa có hàm lượng kim loại nặng thấp hơn
nhiều so với các mẫu khác cùng mô hình; Cu, Zn và Cd đều có xu hướng
giảm xuống. Các mô hình (lúa xuân - nấm rơm hè thu - nấm sò đông; 2 lúa 1
đậu tương) cũng có hàm lượng kim loại nặng thấp hơn nhiều các mô hình
khác. Điều này chứng tỏ bón phế phẩm trồng nấm và không bón phân hóa
học, trồng nấm hoặc cây họ đậu; so với bón phân hóa học và trồng các loại
cây khác (không phải nấm và cây họ đậu) sẽ ít bị nguy cơ ô nhiễm kim loại
nặng hơn.
- Các chỉ tiêu kim loại nặng tại mô hình chuyên màu cao hơn các mô
hình khác. Nguyên nhân, do nông hộ trồng màu thường sử dụng thuốc trừ
nấm cho cây trồng, loại thuốc này có chứa nhiều Cu, nên đất ở mô hình này
đã bị ô nhiễm Cu.
93
Bảng 3.41 Giá trị trung bình các chỉ tiêu kim loại nặng trong đất của các mô hình sử dụng đất khác nhau
Đơn vị: mg/kg đất
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Cu 31,05 33,43 28,12 20,06 20,22 51,1 34,17 38,43 44,86 35,23 34,11
Pb 39,34 35,57 37,67 28,59 23,26 50,63 37,49 36,60 37,27 53,12 36,79
Zn 58,24 59,09 50,43 38,61 30,33 125,5 76,31 65,28 69,17 88,27 75,25
Mùa khô
2009
Cd 0,76 0,54 0,54 0,33 0,23 1,01 0,80 0,20 0,69 0,63 0,83
Cu 31,36 34,75 28,20 20,24 20,2 51 35,77 32,91 35,84 30,13 29,58
Pb 39,38 40,38 39,01 27,29 23,57 57,64 36,90 39,98 36,08 42,05 32,19
Zn 59,20 61,46 50,56 38,96 30,3 128,8 61,81 69,89 69,22 75,48 61,57
Mùa mưa
2010
Cd 0,80 0,58 0,58 0,29 0,21 1,27 0,70 0,30 0,70 0,59 0,74
Cu 31,20 34,09 28,16 20,15 20,21 51,05 34,97 35,67 40,35 32,68 31,84
Pb 39,36 37,97 38,34 27,94 23,42 54,14 37,20 38,29 36,68 47,59 34,49
Zn 58,72 60,28 50,50 38,78 30,32 127,2 69,06 67,59 69,20 81,88 68,41
Trung bình
mô hình
Cd 0,78 0,56 0,56 0,31 0,22 1,14 0,75 0,25 0,70 0,61 0,78
Nguồn: Tổng hợp từ phụ lục số 68
93
- Hàm lượng kim loại nặng tại các mô hình (2 lúa; lúa đặc sản; 2 lúa 1
màu, vụ trồng màu không trồng nấm hoặc cây họ đậu) có xu hướng tăng nhẹ,
do sử dụng phân hóa học, phân chuồng và thuốc bảo vệ thực vật.
- Hàm lượng kim loại nặng của các mô hình (chuyên NTTS nước mặn;
chuyên NTTS nước lợ) từ mùa khô 2009 đến mùa mưa 2010 giảm dần.
Nguyên nhân, do đầu năm 2010 ao đầm được nạo vét, lớp bùn đáy bị ô nhiễm
đã được vét sạch.
3.4.2 Đánh giá chất lượng nước của các mô hình sử dụng đất nghiên cứu
thực nghiệm
Kết quả phân tích các chỉ tiêu dinh dưỡng trong nước của các mẫu
thuộc các mô hình nghiên cứu thực nghiệm (xem phụ lục số 69). Giá trị trung
bình các chỉ tiêu dinh dưỡng trong nước tại các mô hình nghiên cứu thực
nghiệm được tổng hợp từ phụ lục số 69 và thể hiện ở bảng 3.42.
* So sánh các chỉ tiêu chất lượng nước tại các mẫu của các mô hình
(chuyên NTTS nước lợ, chuyên NTTS nước mặn) với thông số giới hạn nước
biển vùng NTTS ven bờ QCVN 10:2008/BTNMT
- Ôxy hòa tan (DO):
+ Mẫu số 29 của cả 3 lần phân tích, mẫu số 28 của các lần phân tích
mùa mưa 2009 và 2010, mẫu số 24 của lần phân tí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qh_sdd_la_pham_thi_phin_doc_6496_2005413.pdf