MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Những đóng góp mới của luận án 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 5
1.1.1 Một số thuật ngữ 5
1.1.2 Sử dụng đất đai 5
1.1.3 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 8
1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông thôn 13
1.2.1 Lý thuyết về nông nghiệp, nông thôn trên thế giới 13
1.2.2 Khái quát mô hình thực tiễn về nông nghiệp, nông thôn 14
1.2.3 Quan hệ giữa sử dụng đất với phát triển nông nghiệp, nông thôn 17
1.3 Kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của một số nước trên thế
giới, vùng lãnh thổ và ở Việt Nam 19
1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và vùng lãnh thổ 19
1.3.2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam 22
1.4 Tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến nông
nghiệp, nông thôn 27
1.4.1 Tác động đến kinh tế 28iv
1.4.2 Tác động đến xã hội 33
1.4.3 Tác động đến môi trường nông thôn 40
1.5 Nhận xét chung và định hướng nghiên cứu 41
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1 Nội dung nghiên cứu 44
2.1.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu 44
2.1.2 Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 44
2.1.3 Đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến nông
nghiệp, nông thôn 44
2.1.4 Kiểm chứng theo dõi một số mô hình sử dụng đất phục vụ đề xuất
hướng sử dụng 45
2.1.5 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện 45
2.2 Phương pháp nghiên cứu 47
2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 47
2.2.2 Phương pháp phân vùng và chọn điểm nghiên cứu 47
2.2.3 Phương pháp điều tra và phỏng vấn 48
2.2.4 Phương pháp lựa chọn theo dõi mô hình sử dụng đất phục vụ đề xuất
sử dụng đất 49
2.2.5 Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất 49
2.2.6 Phương pháp lấy mẫu phân tích 50
2.2.7 Phương pháp so sánh 51
2.2.8 Phương pháp đánh giá tác động 52
2.2.9 Phương pháp xử lý số liệu 53
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55
3.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu 55
3.1.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu 55
3.1.2 Các nguồn tài nguyên 56
3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội huyện Văn Lâm 58
3.2 Đánh giá thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 59v
3.2.1 Hiện trạng và biến động sử dụng đất huyện Văn Lâm 59
3.2.2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất huyện Văn Lâm giai đoạn 2000 - 2010 64
3.3 Tác động của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến nông nghiệp, nông thôn 72
3.3.1 Tác động về mặt kinh tế 72
3.3.2 Tác động về mặt xã hội 85
3.3.3 Tác động về mặt môi trường 101
3.3.4 Xác định mức độ tác động của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát
triển nông nghiệp, nông thôn 113
3.3.5 Đánh giá chung 119
3.4 Kiểm chứng theo dõi một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp phục
vụ đề xuất hướng sử dụng 122
3.4.1 Thông tin về các mô hình theo dõi 123
3.4.2 Hiệu quả của các mô hình theo dõi 124
3.5 Giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. 128
3.5.1 Giải pháp về chính sách 128
3.5.2 Nhóm giải pháp về kinh tế 128
3.5.3 Nhóm giải pháp về xã hội 131
3.5.4 Nhóm giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái 133
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 135
1 Kết luận 135
2 Kiến nghị 137
Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án 138
Tài liệu tham khảo 139
Phụ lục 14
217 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
0.050
0.060
H
a/
ng
ư
ời
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm
Toàn huyện
Tiểu vùng 1
Tiểu vùng 2
Hình 3.7. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người
phân theo các tiểu vùng
Một thực tế không thể phủ nhận đó là dân số ngày càng gia tăng, diện tích
đất nông nghiệp của huyện có xu hướng ngày càng giảm như theo phân tích ở trên.
Vì vậy, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người trên cả huyện có xu hướng
giảm mạnh. Cụ thể: năm 2000 là 0,0540 ha/người cao hơn so với vùng đồng bằng
sông Hồng (0,05 ha/người) nhưng đến năm 2010 chỉ còn 0,034 ha/người thấp hơn
so với vùng đồng bằng sông Hồng (0,04 ha/người). Trong đó tiểu vùng 1 có xu
hướng giảm mạnh hơn nhiều so với tiểu vùng 2.
b) Thu nhữp và nguữn thu nhữp cữa mữt bữ phữn ngữữi dân bữ giữm
Phân tích kết quả điều tra cho thấy, vẫn còn 33,16% số hộ của huyện Văn
Lâm có thu nhập giảm sau chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất (bảng 3.8), tập trung chủ yếu
vào nhóm hộ 1,2 tại các tiểu vùng trong đó tiểu vùng 2 (17,72%) cao hơn so với tiểu
vùng 1. Điều này có thể lý giải như sau: Mặc dù được hưởng lợi từ quá trình chuyển
đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp nhưng vẫn còn một bộ phận người dân trình độ học
vấn thấp, không có tay nghề, không có vốn để tự tổ chức sản xuất; hơn nữa, do cách
nghĩ, cách làm, lối sống của họ còn mang nặng sắc thái văn hóa nông thôn làng, xã
84
truyền thống nên hạn chế trong khả năng thiết lập các mối quan hệ công ăn, việc làm,
khả năng tiếp cận các dịch vụ việc làm, khả năng hội nhập với cuộc sống đô thị. Vì
vậy, họ đã không tiếp cận được với những thành quả của quá trình này, họ có tâm lý
ngại thay đổi nghề nghiệp nên cố bám trụ trên diện tích đất nông nghiệp còn lại mặc dù
họ biết ngành sản xuất nông nghiệp là ngành có rủi ro cao mà thu nhập lại thấp.
c) Vữn đữu tữ cho nông nghiữp bữ hữn chữ
Có thể thấy, xu hướng chung vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của huyện
Văn Lâm giảm dần sau chuyển đổi mặc dù giá trị tuyệt đối ngày một tăng lên.
Bảng 3.10 . Vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010
Trước chuyển đổi Sau chuyển đổi
Năm 1999* Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Giá trị
(tỷ đồng)
Cơ
cấu
(%)
Giá trị
(tỷ
đồng)
Cơ
cấu
(%)
Giá trị
(tỷ
đồng)
Cơ
cấu
(%)
Giá trị
(tỷ
đồng)
Cơ
cấu
(%)
Tổng vốn đầu tư
phát triển
165,7 100 175,1 100 535,9 100 1297,5 100
Vốn đầu tư cho
nông nghiệp
33,31 20,1 31,87 18,2 46,62 8,7 88,23 6,8
Thực tế, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn chiếm 12,65% trong
tổng ngành kinh tế trong khi đó vốn đầu tư phát triển nông nghiệp vào khoảng 88,23
tỷ đồng (năm 2010), chiếm 6,8% vốn đầu tư dành cho nền kinh tế của huyện.
Phân tích kết quả điều tra về sự thay đổi vốn đầu tư cho nông nghiệp có thể
thấy đa số các hộ gia đình tại huyện Văn Lâm đều không muốn bỏ vốn ra để đầu tư
cho sản xuất nông nghiệp; số hộ đầu tư không đổi và giảm đi cho lĩnh vực này
chiếm tới 72,46%, chỉ còn lại 27,54% số hộ tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp (bảng
3.11). Sự giảm đầu tư vốn cho nông nghiệp tập trung chủ yếu tại tiểu vùng 1 nơi có tốc
độ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất mạnh, đặc biệt là ở nhóm hộ bị thu hồi nhiều đất.
Tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp lại chiếm tỷ lệ nhiều hơn ở tiểu vùng 2 (toàn huyện
chiếm 13,46%, tiểu vùng 2 chiếm 10,33%), điều này cho thấy tốc độ thay đổi cơ cấu sử
85
dụng đất ảnh hưởng trực tiếp đến mức đầu tư vốn cho sản xuất nông nghiệp.
Bảng 3.11. So sánh vốn đầu tư cho nông nghiệp của hộ gia đình trước và sau
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
ĐVT: %
TT Khu vực
Đánh giá
Giảm
nhiều
Giảm
Không
đổi
Có tăng
Tăng
nhiều
Toàn huyện 15,94 28,44 28,08 14,08 13,46
1 Tiểu vùng 1 14,69 17,82 15,31 5,01 3,13
1.1 Nhóm hộ 1 3,44 4,69 3,75 2,19 0,94
1.2 Nhóm hộ 2 2,81 2,19 3,44 1,56 1,88
1.3 Nhóm hộ 3 5,00 5,63 5,31 0,63
1.4 Nhóm hộ 4 3,44 5,31 2,81 0,63 0,31
2 Tiểu vùng 2 1,25 10,62 12,77 9,07 10,33
2.1 Nhóm hộ 1 3,44 2,50 2,19 1,88
2.2 Nhóm hộ 2 0,94 1,56 2,77 1,88 4,38
2.3 Nhóm hộ 3 1,56 4,06 3,44 0,63
2.4 Nhóm hộ 4 0,31 4,06 3,44 1,56 3,44
Sự sụt giảm vốn đầu tư cho nông nghiệp thời gian qua không chỉ riêng ở
huyện Văn Lâm mà nó xảy ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Nguyên
nhân chủ yếu có thể dễ dàng nhận thấy là đầu tư vào nông nghiệp là đầu tư vào một
lĩnh vực có khả năng sinh lời thấp trong khi chi phí lại cao và nhiều rủi ro. Điều này
rất khó hấp dẫn các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
3.3.2. Tác đếng vế mết xã hếi
Tác động của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến xã hội thông qua nhóm chỉ
tiêu sau: Biến đổi việc làm, thay đổi cơ cấu lao động, kết cấu hạ tầng nông thôn,
thiết chế xã hội nông thôn.
3.3.2.1. Tác đô ̣ng Ach cực
a) Thay đô ̉i cơ cấu lao đô ̣ng theo chiều hướng có lợi
Quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất không chỉ làm cho Văn Lâm tăng
trưởng về mặt kinh tế, mà còn giúp chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm nhanh
hơn. Lao động làm việc trong trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng nhanh, trong lĩnh
86
vực nông nghiệp giảm xuống, theo đó cơ cấu lao động, ngành nghề cũng thay đổi.
Trước chuyển đổi, số lao động nông nghiệp vẫn chiếm đa số trong tổng số lao
động trong toàn huyện (84,52%). Tỷ lệ này càng giảm đi rõ rệt khi tốc độ chuyển
đổi ngày càng tăng. Cụ thể: Năm 1999 tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm
đến 84,52% trong tổng số lao động trong toàn huyện, đến năm 2005 lao động trong
ngành này chỉ còn 40,87% và đến năm 2010 chỉ còn 27,09%. Tương tự như vậy, lao
động trong các lĩnh vực như công nghiệp tăng từ 6,52%, lên 37,09%; thương mại
dịch vụ tăng 1,98% lên 6,42%, và ngành nghề khác tăng từ 1,98% lên 29,40%.
Bảng 3.12. Cơ cấu lao động theo ngành ở Văn Lâm trước và sau chuyển đổi
Chỉ tiêu
Trước chuyển đổi
(Năm 1999)
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Số
lượng
(Người)
Cơ
cấu
(%)
Số
lượng
(Người)
Cơ
cấu
(%)
Số
lượng
(Người)
Cơ
cấu
(%)
Số
lượng
(Người)
Cơ
cấu
(%)
Tổng số lao động
trong độ tuổi
26.513 100 31.176 100 54.492 100 65.175 100
Nông nghiệp,
thủy sản
24.409 84,52 24.940 79,98 22.269 40,87 17.655 27,09
Công nghiệp 1.729 6,52 3.118 10,00 12.529 22,99 24.173 37,09
Thương mại,
dịch vụ
525 1,98 624 2,00 2.375 4,36 4.186 6,42
Ngành nghề khác 231 6,98 2.494 8,02 17.319 31,78 19.161 29,40
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
b) Biến đô ̉i viê ̣c làm theo chiữu hữững tích cữc
Kết quả điều tra năm 2011 cho thấy, việc làm của nông dân đang chuyển
biến theo những hướng sau: Việc làm thuần nông vẫn tiếp tục được duy trì theo
thời vụ nhưng đang giảm dần về số lượng, một số chuyển hẳn sang thực hiện mô
hình kinh tế nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn như phát triển trang trại, phát
triển các vùng chuyên canh cây hàng hóa, tuy nhiên số này vẫn còn ít. Một số
khác chuyển sang tìm cơ hội việc làm phi nông nghiệp ngoài thời vụ nông
nghiệp hoặc chuyển hẳn sang ngành nghề khác. Nhìn chung, nông dân trên địa
bàn huyện vẫn làm các công việc mang tính chất thủ công và thời vụ. Vào đúng
87
vụ sản xuất nông nghiệp, công việc của họ là thuần nông, ngoài thời vụ họ
chuyển sang các lao động phổ thông khác. Điều này đã góp phần nâng cao thu
nhập cho những người dân nông thôn.
Bảng 3.13. Biến đổi việc làm của người nông dân trước và sau thu hồi đất
Sinh kế và các nguồn
thu nhập
Trước chuyển đổi
(trước năm 2000)
Sau chuyển đổi
(Từ năm 2000 đến nay)
Làm nông nghiệp - Làm nông nghiệp là chính,
thu từ trồng lúa và chăn nuôi
lợn, bò, gia cầm... chiếm 80
- 85 % thu nhập của hộ gia
đình.
- Thu từ làm nông nghiệp chỉ
còn chiếm khoảng 53 - 55 %,
thu từ trồng lúa, rau màu,
chăn nuôi theo kiểu trang trại,
ít nuôi nhỏ lẻ.
Làm nghề phụ: Thợ mộc thợ
xây, chở vật liệu xây dựng,
thu gom phế liệu, xe ôm,
bán hàng thuê, giúp việc...
- Làm thêm phụ hồ, chủ yếu
là nam giới (số lượng ít)
- Đối với nam giới: phụ hồ, xe
ôm, thu nhập không ổn định.
- Thu gom phế liệu, giúp việc
(chiếm số đông phụ nữ trên
35 tuổi). Thu nhập không ổn
định, giao động từ 30 - 70
nghìn đồng/ngày.
Làm công nhân trong các
khu công nghiệp
- Lao động làm trong các
khu công nghiệp địa phương
rất ít hoặc hầu như không có
- Một số lao động đã vào
làm việc trong các khu công
nghiệp địa phương. Mức thu
nhập bình quân từ 1,5 - 2
triệu đồng/người/tháng
Xuất khẩu lao động - Chiếm số ít - Chiếm số ít
c) Hiê ̣u quả xã hô ̣i sử dụng đất nông nghiê ̣p đữữc đữm bữo
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đã tạo điều kiện thuận lợi đưa tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; thu hút lao động và giải quyết công ăn việc
làm cho các nông hộ; đảm bảo an ninh lương thực, đa dạng các loại nông sản hàng
hóa. Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thông tin liên lạc được cải thiện, do người
dân sớm tiếp cận được với thị trường và những tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật
sản xuất. Việc cung cấp và tiếp nhận vật tư kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp cũng
88
thuận lợi hơn. Tuy nhiên, đối với mỗi loại hình sử dụng đất khác nhau có hiệu quả
xã hội khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu này, hiệu quả sử dụng đất về mặt xã
hội được thể hiện qua mức đầu tư công lao động, giá trị ngày công của mỗi LUT kết
hợp đưa ra các chỉ tiêu định tính đối với từng LUT.
Bảng 3.14. Hiệu quả xã hội của một số loại hình sử dụng đất chính
Loại
hình
SDĐ
(LUT)
Chỉ tiêu định lượng
Chỉ tiêu định tính
Công
LĐ/ha
(công)
GTGT/
công (1000
đồng)
LUT1 410 112,74
- Phù hợp với năng lực sản xuất của hộ;
- Tạo ra sản phẩm, đảm bảo ATLT;
- Thu nhập thấp, nhiều hộ không nhiệt tình sản xuất.
LUT2 698 132,22
- Phù hợp với năng lực sản xuất của hộ khá
- Có sự đầu tư thâm canh;
- Tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập, đảm bảo ATLT;
- Hộ trung bình và hộ nghèo đã có sự tập trung đầu tư
sản xuất
LUT3 746 163,23
- Phù hợp với năng lực sản xuất của hộ khá,
- Có trình độ sản xuất hàng hóa;
- Có sự đầu tư thâm canh tăng vụ;
- Sản phẩm có giá trị cao nhưng khả năng đảm bảo
ATLT thấp;
- Thu nhập cao, tạo việc làm tại chỗ. Thị trường không
ổn định.
LUT4 828 213,29
- Trình độ thâm canh cao; không tạo ra sản phẩm
lương thực;
- Phù hợp với các hộ có khả năng đầu tư; giá trị sản
phẩm lớn, nâng cao thu nhập;
- Sản phẩm mang tính hàng hóa cao, thị trường tiêu
thụ chưa ổn định.
LUT5 553 193,07
- Phù hợp với năng lực sản xuất của hộ khá;
- Trình độ kỹ thuật cao, nâng cao thu nhập;
- Sản phẩm mang tính hàng hóa cao, thị trường tiêu
thụ chưa ổn định.
LUT6 980 224,80 - Trình độ kỹ thuật, vốn đầu tư ban đầu cao;
89
- Tạo ra sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thực phẩm;
- Thu nhập cao, tạo việc làm tại chỗ.
+ Giải quyết lao động: Những LUT thu hút nhiều công lao động là LUT6
(980 công/ha/năm), LUT4 (828 công /ha/năm); các LUT sử dụng lao động có sự ổn
định là LUT 3 (746 công/ha/năm), LUT2 (698 công/ha/năm); các LUT sử dụng thời
gian lao động thấp là LUT1, LUT5.
+ GTGT/ công lao động và kỹ năng lao động: LUT4, LUT5, LUT6 cho giá
trị ngày công tương đối cao, sản phẩm mang tính hàng hóa, thu nhập cao. Tuy
nhiên, để đạt được hiệu quả người dân phải có sự tính toán, phải nắm được kiến
thức về các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, thông tin thị trường, vốn đầu tư lớn
LUT1, LUT2 có khả năng cao về sản xuất lương thực, mang tính ổn định,
đòi hỏi kỹ năng sản xuất không cao, phù hợp với năng lực sản xuất của đa số các hộ
nông dân. Tuy nhiên, nếu chỉ sản xuất theo LUT này thì hộ nông dân có thu nhập
thấp, khó làm giàu nên họ không nhiệt tình với chúng.
Như vậy, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất thúc đẩy người sản xuất chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, cần phải tính đến lợi thế so sánh giữa các
hoạt động sản xuất trên diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp.
d) Thay đữi kữt cữu hữ tững, kinh tữ - xã hữi ữ nông thôn theo chiữu hữững có lữi
* Điện nông thôn
Các địa phương trong huyện rất chú trọng đầu tư cho mạng lưới điện tại
nông thôn, đặc biệt là các địa phương tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp và các
vùng có tốc độ đô thị hóa cao. Đến năm 2010, 100% các hộ gia đình trong huyện đã
được dùng điện sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, đánh giá tình hình cung cấp điện của
các hộ chỉ ở khía cạnh tình trạng cung cấp điện có liên tục đầy đủ hay không. Trên
thực tế, ngoài việc cung cấp điện cho sinh hoạt thì một lượng tương đối công suất
điện cung cấp cho hoạt động của nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn. Kết quả
khảo sát cho thấy: đã có sự biến động lớn về nguồn thắp sáng trước và sau chuyển
đổi cơ cấu sử dụng đất.
Như vậy, nguồn cung cấp điện của huyện chủ yếu là từ điện lưới quốc gia
nên việc sử dụng điện cho sinh hoạt và sản xuất được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên,
90
tình trạng “ăn đèn, ngủ điện” khiến hàng loạt hộ chăn nuôi, sản xuất rơi vào khốn
đốn vẫn còn.
Bảng 3.15. Biến động tỷ lệ hộ dùng nguồn thắp sáng chính huyện Văn Lâm
Đơn vị tính: %
Nguồn cung cấp điện
Trước
chuyển đổi
(năm 1999)
Chuyển đổi
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Điện lưới quốc gia 72,5 75,6 90,4 99,8
Điện ắc quy, máy nổ 3,5 3,2 1,7 0,1
Đèn dầu các loại 17,2 15,7 3,4 0
Khác 6,8 5,5 4,5 0,1
* Điều kiện giao thông
Chất lượng đường sá, giao thông ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế -
xã hội, đặc biệt là đối với Văn Lâm, một huyện có tốc độ chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất mạnh. Hầu hết các doanh nghiệp đều đánh giá chất lượng giao thông kém là rào
cản lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Chính vì vậy, những nơi được
bố trí xây dựng các khu cụm công nghiệp thì việc làm đầu tiên của các doanh
nghiệp là họ quan tâm đến hệ thống giao thông và điện.
Kết quả thống kê về tình trạng giao thông trên địa bàn huyện cho thấy:
Trước chuyển đổi (trước năm 2000) hệ thống giao thông chưa được đầu tư quan
tâm đúng mức. Mặc dù địa phương đã cố gắng đảm bảo giao thông xuyên suốt
trong huyện nhưng một số tuyến đường chưa được nâng cấp nên mặt đường còn
xấu (đường 19 đoạn qua Lương Tài; đường liên xã lương Tài, Việt Hưng);
một số cầu, cống trên đường giao thông đã lạc hậu, hỏng chưa được cải tạo, sửa
chữa kịp thời gây ách tắc giao thông. Đến năm 2000 (bắt đầu quá trình chuyển
đổi), hệ thống giao thông cũng đã bắt đầu được đầu tư, đáp ứng tốt hơn việc đi
lại giao lưu hàng hóa trong huyện nhưng việc triển khai xây dựng các tuyến
đường huyện còn chậm, 1 số trục đường huyện, xã xuống cấp chưa khắc phục
kịp thời; diện tích đường đất chủ yếu là giao thông nội đồng. Tính đến thời điểm
91
năm 2010, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã được cải thiện đáng kể và
được phân bổ khá hợp lý: Ngoài 8,4 km đường quốc lộ 5a kéo dài từ thị trấn Như
Quỳnh đến hết địa phận xã Trưng Trắc còn có đường tỉnh lộ 196 từ Mỹ Hào đến
cầu Gáy, huyện lộ 19, 198, 206, 196b, 207, 180, 5b cùng hệ thống giao thông
liên thôn, xã và đường nội đồng. Đến nay toàn bộ hệ thống các trục đường chính
đều được kiên cố hoá như trải nhựa, bê tông hoặc đá cộn. Hệ thống giao thông đã
đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và trao đổi hàng hóa của người dân.
* Điều kiện khám chữa bệnh
Chăm sóc y tế là loại dịch vụ xã hội cơ bản quan trọng đối với bảo vệ sức
khỏe và phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực của các vùng đặc biệt là các
vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Vấn đề này cũng được các địa phương quan
tâm nên các đánh giá về các vấn đề này cũng rất khả quan. Văn Lâm là địa phương
hiện đang có tốc độ ĐTH - CNH cao, vì vậy sự đối chứng giữa các điều kiện về y tế
giữa nơi cũ và mới có sự chênh lệch rất rõ rệt mà chúng ta dễ dàng nhận thấy được.
Cụ thể: Trước chuyển đổi (trước năm 2000) do cơ sở vật chất, năng lực chuyên môn
của đội ngũ thày thuốc còn hạn chế nên tỷ lệ người khám, chữa bệnh tại các trung
tâm y tế trên địa bàn huyện còn rất thấp, y tế cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu của
nhân dân (năm 1999 khám và chữa bệnh cho 16.288/21.996 lượt người đạt 74% kế
hoạch), việc khám chữa bệnh tư chưa được quản lý chặt chẽ, công tác dân số
KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên chưa được quan tâm thường
xuyên. Đến năm 2000, cơ sở vật chất và bổ sung đội ngũ cho ngành y tế đã bước
đầu được quan tâm (toàn huyện đã có 17 bác sỹ, trong đó có 5 bác sỹ tuyến xã),
chất lượng điều trị được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, tình trạng
bệnh nhân vượt tuyến còn nhiều, y tế tuyến cơ sở hoạt động còn nghèo nàn, quản lý
các hoạt động y tế tư nhân cần được quan tâm hơn. Tính đến năm 2005, trên địa bàn
huyện có một bệnh viện trung tâm, 13 cơ sở y tế. Gồm có 111 người làm công tác
khám, chữa bệnh cho nhân dân trong huyện. Đến thời điểm năm 2010, ngành y tế
của huyện đã duy trì tốt 10/11 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế và chăm sóc tốt sức
khoẻ cho nhân dân, khám cho 34.390/15.000 đạt 229%, đã chủ động công tác phòng
92
chống dịch, không để dịch xảy ra, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, công tác Dân
số KHHGĐ được chỉ đạo chặt chẽ, tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm nhanh.
* Điều kiện trường học
Khoa học công nghệ là động lực của nền kinh tế, thì giáo dục đào tạo là chìa
khoá của khoa học và công nghệ. Giáo dục đào tạo được xác định là quốc sách hàng
đầu. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đồng
nghĩa với việc thúc đẩy quá trình CNH - ĐTH phát triển. Tác động của quá trình
này không chỉ thể hiện ở sự phát triển đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ngành giáo
dục mà còn biểu hiện ở nhận thức của nhân dân về nhu cầu đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực trên địa bàn. Kết quả điều tra điều kiện trường học trước và sau
chuyển đổi như sau:
Bảng 3.16. Điều kiện trường học trước và sau chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
huyện Văn Lâm
STT
Chỉ tiêu
Trước chuyển
đổi (tính đến
năm 1999)
Chuyển đổi
Năm
2000
Năm
2005
Năm
2010
1 Tổng số trường học 34 34 39 39
2 Tỷ lệ phòng học kiên cố (%) 57,62 68,5 71,2 100
3 Tỷ lệ trẻ đến trường ở các độ tuổi 76,42 83,05 86,42 97,93
4 Số trường đạt chuẩn quốc gia 0 1/34 12/39 22/39
Như vậy, mặc dù số trường học tăng lên không đáng kể nhưng chất lượng giáo
dục trên địa bàn huyện đã được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức. Tính đến
năm 2010 có 100% tỷ lệ phòng học được xây dựng kiên cố (tăng 31,5% so với trước
chuyển đổi), đáp ứng đủ phòng cho tất cả các lớp ở các bậc học. Tỷ lệ trẻ em đến
trường ngày càng tăng (97,93% tăng 21,51% so với trước chuyển đổi); số trường đạt
chuẩn quốc gia tăng cao (22/39 trường tăng 22 trường so với trước chuyển đổi).
Phân tích kết quả đánh giá của các hộ gia đình về kết cấu hạ tầng nông thôn có
thể thấy rằng đa số các hộ gia đình đều đánh giá kết cấu hạ tầng nông thôn sau
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất tốt hơn so với trước kia: Điện nông thôn 46,25% tốt
93
lên, 29,37% không đổi; hệ thống giao thông 41,55% tốt lên, 20,32% không đổi;
46,55% tốt lên, 32,50% không đổi; điều kiện y tế 64,68% tốt lên, 22,19% không đổi;
điều kiện trường học 39,99% tốt lên, 35,69% không đổi. Tỷ lệ hộ cho rằng các điều
kiện này tốt lên và tốt lên nhiều tập trung chủ yếu tại tiểu vùng 1, tiểu vùng có tốc độ
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhanh hơn. Như vậy, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
có ảnh hưởng đến việc thay đổi kết cấu hạ tầng nông thôn theo chiều hướng tốt lên.
Bảng 3.17. So sánh kết cấu hạ tầng nông thôn của hộ gia đình trước và sau
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
ĐVT: %
TT Tiêu chí
Đánh giá
Xấu đi
nhiều
Xấu
đi
Không
đổi
Tốt
lên
Tốt lên
nhiều
1 Toàn huyện
1.1 Hệ thống điện nông thôn 4,69 19,69 29,37 32,50 13,75
1.2 Hệ thống giao thông 16,57 21,56 20,32 20,94 20,61
1.3 Tình hình cung cấp nước sạch 10,63 10,32 32,50 33,74 12,81
1.4 Điều kiện y tế 6,25 6,88 22,19 32,18 32,50
1.5 Điều kiện trường học 15,63 8,69 35,69 27,49 12,50
2 Tiểu vùng 1
2.1 Hệ thống điện nông thôn 2,19 8,75 17,81 17,50 8,75
2.2 Hệ thống giao thông 8,44 6,88 8,44 12,81 13,44
2.3 Tình hình cung cấp nước sạch 3,75 2,19 17,19 16,88 10,00
2.4 Điều kiện y tế 6,25 3,44 17,19 14,38 20,31
2.5 Điều kiện trường học 6,88 3,38 17,56 17,19 10,00
3 Tiểu vùng 2
3.1 Hệ thống điện nông thôn 2,5 10,94 11,56 15,00 5,00
3.2 Hệ thống giao thông 8,13 12,81 11,88 8,13 7,17
3.3 Tình hình cung cấp nước sạch 6,88 8,13 15,31 16,86 2,81
3.4 Điều kiện y tế 3,44 5,0 17,80 12,19
3.5 Điều kiện trường học 8,75 5,31 18,13 10,30 2,50
3.3.2.2. Tác đô ̣ng Eêu cực
a) Tình trạng việc làm của lao động hộ bị thu hồi đất
+ Theo nhóm tuổi: Xem xét lao động chưa có việc làm cho thấy, tỷ lệ lao động
chưa có việc làm sau thu hồi đất rất cao ở các nhóm tuổi 16-18 chiếm 80,83% và từ
94
19 - 25 chiếm 36,25% trong khi các nhóm tuổi khác có tỷ lệ thấp hơn như nhóm tuổi
26 - 35 và nhóm tuổi > 35 lần lượt là 15,42% và 13,33%. Qua số liệu điều tra ta thấy
sau khi thu hồi đất, tình trạng việc làm của lao động các hộ bị thu hồi đất là rất đáng
báo động, thể hiện ở tỷ lệ lao động đủ việc làm và lao động có việc làm không đầy đủ
có xu hướng giảm xuống, tỷ lệ lao động chưa có việc làm tăng lên từ nhóm tuổi 26
trở lên. Do đó, trong thực hiện các biện pháp tạo việc làm cho lao động hộ bị thu hồi
đất cần có sự quan tâm lớn đến việc làm cho lao động trong nhóm tuổi này.
Bảng 3.18. Tình trạng việc làm trước và sau khi thu hồi đất của người lao động
Đơn vị tính: %
CHỈ TIÊU
Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất
Đủ việc
làm
Không đủ
việc làm
Chưa có
việc làm
Đủ việc
làm
Không đủ
việc làm
Chưa có
việc làm
1.Theo
nhóm
tuổi
16- 18 1,25 12,50 86,25 2,50 16,67 80,83
19 - 25 25,42 52,08 22,50 27,50 56,25 16,25
26 - 35 36,25 51,25 12,50 24,17 60,41 15,42
≥ 35 27,92 67,50 4,58 16,67 70,00 13,33
2.
Theo
trình
độ học
vấn
Chưa TN
tiểu học
6,67 7,92 2,50 2,50 10,00 5,83
TN tiểu học 15,42 17,50 12,50 14,17 17,92 14,17
TN PTCS 28,33 59,58 40,83 30,00 54,58 36,25
TN PTTH 49,58 15,00 44,17 53,33 17,50 43,75
+ Theo trình độ học vấn: Cơ cấu việc làm của lao động bị thu hồi đất nông
nghiệp theo trình độ học vấn đã có sự thay đổi đáng kể. Đối với lao động có trình độ
học vấn thấp xu hướng chung là tỷ lệ lao động chưa có việc làm (thất nghiệp) tăng
lên. Nguyên nhân chính là do việc thu hút lao động trình độ học vấn thấp từ các hộ
bị thu hồi đất nông nghiệp tham gia vào thị trường lao động và hỗ trợ cho họ tự tạo
ra việc làm là vấn đề xã hội bức xúc và khó khăn tại các thị trường lao động như:
trình độ học vấn thấp, không đủ điều kiện để tham gia vào đào tạo chuyển đổi nghề,
thiếu ý tưởng kinh doanh, không tham gia được vào thị trường xuất khẩu lao
động Trong khi đó, đa số lao động có trình độ học vấn thấp lại rơi vào những hộ
95
có thu nhập thấp thuộc các hộ thuần nông, điều kiện kinh tế khó khăn. Do đó, để
giúp lao động trình độ học vấn thấp của các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp vươn lên
đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động, cần chú trọng đến vấn đề hỗ trợ nâng
cao trình độ học vấn dưới các hình thức khác nhau.
Thực tế trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ nông nghiệp sang
mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn huyện khó khăn về vấn đề việc làm thường
gặp phải là:
+ Người dân chưa kịp chuẩn bị để kiếm một nghề mới, kể cả về tư tưởng, thái
độ, ý thức, nghề nghiệp do vậy, hầu như khi đột ngột mất đất, mất việc làm có
gắn với đất thì họ không có khả năng nhanh chóng tìm việc làm tạo thu nhập. Tình
trạng thất nghiệp toàn phần và thất nghiệp một phần là rất gay gắt, là vấn đề xã hội
bức xúc của các vùng có chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
+ Việc cấp tốc đào tạo nghề là rất khó, do thanh niên các vùng chuyển đổi mục
đích sử dụng đất nông nghiệp đa số mới tốt nghiệp phổ thông cơ sở, trong khi các
nghề đáp ứng chỗ làm việc trong các doanh nghiệp phần lớn yêu cầu phải tốt nghiệp
phải tốt phổ thông trung học.
+ Số tiền hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho mỗi lao động là ít, người lao động
chỉ có thể tham gia một khóa đào tạo ngắn hạn với các ngành nghề đơn giản, khó có
thể thay thế nghề trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp mà họ đã gắn bó và có kinh
nghiệm từ nhiều năm. Do đó, họ có rất ít cơ hội để được thu hút vào khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu dịch vụ
+ Các cơ sở dạy nghề tại các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp
không đủ năng lực tiếp nhận hết con em nông dân mất đất, lại chưa có trang thiết bị cần
thiết nên chất lượng dạy nghề thấp. Do đó, con em nông dân mất đất khó cạnh tranh
với những lao động được đào tạo ở các thành phố lớn đến tìm việc làm.
+ Dân cư chưa hình dung được được những yêu cầu của cuộc sống và những
thói quen mới trong đời sống xã hội khi sống trong một tiểu vùng có mật độ công
nghiệp tập trung cao, nên rất lúng túng trong định hướng cho tham gia đào tạo, tìm
việc làm và cuộc sống.
+ Các doanh nghiệp thường có xu hướng tuyển dụng lao động trẻ, khỏe (đa số
96
doanh nghiệp chỉ tuyển lao động trong độ tuổi từ 18-25). Do vậy, những lao động lớn
tuổi (thường khó học nghề mới hoặc khó tìm việc làm ở những địa phương khác) và
thậm chí lao động 26-35 tu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qldd_la_nguyen_thi_hong_hanh_792_2005309.pdf