Luận án Nghiên cứu thành phần bọ đuôi kìm bắt mồi trên rau cải bắp vùng Hà Nội và Hưng Yên; ñặc ñiểm sinh học, sinh thái học của loài Euborellia annulipes và nhân nuôi sử dụng chúng trên đồng ruộng

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan 3

Lời cảm ơn 4

Mục lục 5

Các ký hiệu và chữ viết tắt trong luận án 9

Danh mục bảng 10

Danh mục hình 13

MỞ ðẦU 1

1 ðặt vấn đề 15

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 16

2.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 16

2.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 16

3 Mục đích, yêu cầu của đề tài 17

3.1 Mục đích 17

3.2 Yêu cầu 17

4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 17

4.1 ðối tượng nghiên cứu 17

4.2 Phạm vi nghiên cứu 18

5 Những đóng góp mới của đề tài 18

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

NGHIÊN CỨU 19

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 19

1.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 21

1.2.1 ða dạng thành phần loài bọ đuôi kìm 21

1.2.2 ðặc điểm hình thái, sinh vật học của bọ đuôi kìm 266

1.2.3 Thiên địch có ý nghĩa quan trọng trong phòng trừ tổng hợp

sâu hại rau họ hoa thập tự 36

1.2.4 Nghiên cứu ứng dụng bọ đuôi kìm bắt mồi phòng chống sâu

hại 38

1.3 Tình hình nghiên cứu trong nước 41

1.3.1 Thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự 41

1.3.2 ða dạng thành phần loài bọ đuôi kìm ở Việt Nam 46

1.3.3 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài bọ

đuôi kìm 48

1.3.4 Nhân nuôi và sử dụng bọ đuôi kìm phòng chống sâu hại 51

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 56

2.1 ðịa điểm nghiên cứu 56

2.2 Thời gian nghiên cứu 57

2.3 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 57

2.3.1 Vật liệu nghiên cứu 57

2.3.2 Dụng cụ nghiên cứu 58

2.4 Nội dung nghiên cứu 59

2.5 Phương pháp nghiên cứu 60

2.5.1 Phương pháp điều tra xác định thành phần bọ đuôi kìm trong

sinh quần ruộng rau cải bắp 60

2.5.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái 61

2.5.3 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học 61

2.5.4 Phương pháp điều tra biến động số lượng bọ đuôi kìm E.

annulipes và sâu hại chủ yếu trên đồng ruộng 64

2.5.5 Phương pháp nghiên cứu nhân nuôi và sử dụng bọ đuôi kìm

trong phòng chống rệp xám, sâu tơ hại cải bắp 64

2.6 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 69

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 717

3.1 Thành phần loài bọ đuôi kìm trên rau cải bắp tại Hà Nội và

Hưng Yên 71

3.2 ðặc điểm hình thái của các loài bọ đuôi kìm trên rau cải bắp 74

3.2.1 Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái cơ bản của loài bọ đuôi

kìm Nala lividipes Dufour 74

3.2.2 Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái cơ bản của loài bọ đuôi

kìm Labidura riparia Pallas 76

3.2.3 ðặc điểm hình thái của loài bọ đuôi kìm Euborellia annulipes

Lucas 77

3.2.4 ðặc điểm hình thái của loài bọ đuôi kìm Euborellia annulata

Fabr. 84

3.3 ðặc điểm sinh học của bọ đuôi kìm E. annulipes và E. annulata 87

3.3.1 Tập tính sống của bọ đuôi kìm E. annulipes và E. annulata 87

3.3.2 Thời gian phát triển, vòng đời của bọ đuôi kìm E. annulipes và

E. annulata 88

3.3.3 ðặc điểm sinh sản của bọ đuôi kìm E. annulipes 96

3.3.4 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến bọ đuôi kìm E. annulipes 104

3.4 ðặc điểm sinh thái học của bọ đuôi kìm E. annulipes 106

3.4.1 Biến động số lượng bọ đuôi kìm E. annulipes trên các trà rau

cải bắp vụ ðông xuân tại Hưng Yên qua ba năm (2008-2011) 106

3.4.2 Diễn biến mật độ bọ đuôi kìm E. annulipes và vật mồi chủ

yếu trên các trà rau cải bắp vụ ðông xuân năm 2010-2011 tại

Hưng Yên 110

3.5 Nghiên cứu nhân nuôi và sử dụng bọ đuôi kìm E. annulipes

phòng trừ sâu hại rau cải bắp tại Hưng Yên 116

3.5.1 ðánh giá khả năng khống chế sâu hại của hai loài bọ đuôi

kìm E. annulipes và E. annulata 116

3.5.2 Nghiên cứu nhân nuôi bọ đuôi kìm E. annulipes 1208

3.5.3 Thử nghiệm thả bọ đuôi kìm E. annulipes phòng chống sâu hại

rau cải bắp trên đồng ruộng tại Hưng Yên 127

3.5.4 Qui trình nhân nuôi và thả bọ đuôi kìm E. annulipes ra đồng

ruộng 130

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 136

1 Kết luận 136

2 ðề nghị 137

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ÐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ðẾN LUẬN ÁN 138

TÀI LIỆU THAM KHẢO 139

pdf196 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thành phần bọ đuôi kìm bắt mồi trên rau cải bắp vùng Hà Nội và Hưng Yên; ñặc ñiểm sinh học, sinh thái học của loài Euborellia annulipes và nhân nuôi sử dụng chúng trên đồng ruộng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u rộng cơ thể trung bình 2,98 ± 0,07 mm. Hình 3.21. Ổ trứng bọ ñuôi kìm E. annulata mới ñẻ Hình 3.22. Trứng loài E. annulata sau 2 ngày tuổi (phóng to) Hình 3.23. Thiếu trùng E. annulata Hình 3.24. Thiếu trùng E. annulata 87 mới nở có màu trắng trong mới lột xác sang tuổi 2 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự mô tả hình thái của nhiều giả. Tuy nhiên chưa thấy có nghiên cứu ngoài nước nào công bố kích thước chi tiết của loài bọ ñuôi kìm E. annulata. Nurnina Nonci (2005) [95] cho biết bọ ñuôi kìm Euborellia annulata trải qua 5 tuổi, chiều dài của ấu trùng ña dạng khác nhau từ 4-13 mm phụ thuộc vào tuổi. Gần ñây, Nguyễn ðức Tùng và cộng sự (2010) [40] công bố kích thước chi tiết của bọ ñuôi kìm E. annulata khi nuôi bằng thức ăn công nghiệp cho chó và mèo. Các kết quả của Nguyễn ðức Tùng và cộng sự khá tương ñồng với kết quả của chúng tôi về kích thước bọ ñuôi kìm E. annulata giai ñoạn trứng, tuổi 1 và 2, tuy nhiên tác giả công bố ấu trùng bọ ñuôi kìm E. annulata có 4 tuổi, kích thước trưởng thành nhỏ hơn. Khi xử lý thống kê so sánh kích thước của từng pha phát dục của 2 loài bọ ñuôi kìm E. annulipes và E. annulata (z-Test) kết quả cho thấy tất cả các pha phát dục của 2 loài bọ ñuôi kìm E. annulipes và E. annulata ñều không sai khác ở ñộ tin cậy P = 0,05. 3.3 ðặc ñiểm sinh học của bọ ñuôi kìm E. annulipes và E. annulata 3.3.1 Tập tính sống của bọ ñuôi kìm E. annulipes và E. annulata Cả 2 loài bọ ñuôi kìm E. annulipes và E. annulata có tập tính sống ưa ẩm (hình 3.25), trưởng thành ñẻ trứng thành ổ dưới ñất, khi bọ ñuôi kìm non mới nở luôn tập trung trong ổ, ít khi bò ra ngoài. Thiếu trùng sang tuổi 2-3 mới bắt ñầu bò ra ngoài kiếm ăn và cũng trở lên linh hoạt hơn. Thiếu trùng tuổi 3 - trưởng thành có khả năng di chuyển rất nhanh, khả năng trườn rất khỏe. ðôi gọng kìm ở bọ ñuôi kìm từ tuổi 3 trở ñi rất linh hoạt, dùng ñể tự vệ và tấn công con mồi. Cả pha thiếu trùng và trưởng thành ñều chui xuống dưới các tàn dư trên ruộng rau, trong bụi cỏ, chui vào kẽ lá hoặc chui xuống ñất ñể ẩn náu vào ban ngày (hình 3.26). Nuôi trong không gian hẹp như hộp nhựa nhỏ thì trưởng 88 thành ñực thường bị chết sau giao phối do trưởng thành cái tấn công. Hình 3.25. Bọ ñuôi kìm luôn sống gần nơi ẩm ướt Hình 3.26. Bọ ñuôi kìm trú ẩn dưới các tàn dư thực vật Kết quả theo dõi một số tập tính sống của loài bọ ñuôi kìm E. annulipes tương tự như miêu tả của nhiều tác giả như Easki và Ishii (1952) [54], Bharadwaj (1966) [47], Langston và Powell (1975) [80], Hoffman (1987) [70], Fabian Hass (1996) [56] hay Richard Leung (2004) [102]. Trong miêu tả của các tác giả trên rõ nét nhất là tập tính hoạt ñộng về ñêm, ăn các côn trùng nhỏ, rệp muội và nhện nhỏ, ñẻ trứng trong ñất thành từng ổ nhỏ. 3.3.2 Thời gian phát triển, vòng ñời của bọ ñuôi kìm E. annulipes và E. annulata 3.3.2.1 Thời gian phát triển của bọ ñuôi kìm E. annulipes khi nuôi bằng rệp xám và cám mèo Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn là cám mèo và rệp xám ñến thời gian phát triển của loài bọ ñuôi kìm E. annulipes ñược tiến hành trong phòng thí nghiệm tại Trung tâm BVTV phía Bắc (Hưng Yên). Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn là cám mèo và rệp xám ñến thời gian phát triển của 89 loài bọ ñuôi kìm E. annulipes ñược trình bày ở các bảng 3.5 và bảng 3.6. Bảng 3.5. Thời gian phát triển của bọ ñuôi kìm E. annulipes nuôi bằng cám mèo (Hưng Yên, 2010) Giai ñoạn phát triển Thời gian phát triển (ngày) Ngắn nhất Dài nhất Trung bình Trứng 5 9 6,93 ± 0,49 Thiếu trùng tuổi 1 6 11 9,03 ± 0,45 Thiếu trùng tuổi 2 7 13 10,03 ± 0,65 Thiếu trùng tuổi 3 7 14 10,43 ± 0,91 Thiếu trùng tuổi 4 8 14 10,57 ± 0,61 Thiếu trùng tuổi 5 8 15 11,03 ± 0,65 Tiền ñẻ trứng 3 6 4,78 ± 0,40 Vòng ñời 49 61 55,61 ± 1,58 Thời gian TT sống Cái 42 62 51,06 ± 3,20 ðực 6 13 9,58 ± 1,39 ðời Cái 93 114 101,89 ± 3,14 ðực 52 68 61,08 ± 3,43 Ghi chú: T0C: 31,3oC, RH: 82,5%; n = 30. Qua số liệu bảng 3.5 cho thấy khi nuôi bằng cám mèo thì bọ ñuôi kìm E. annulipes có thời gian phát triển của trứng trung bình 6,93 ± 0,49 ngày; tuổi 1 trung bình 9,03 ± 0,45 ngày; tuổi 2 trung bình 10,03 ± 0,65 ngày; tuổi 3 trung bình 101,43 ± 0,91 ngày; tuổi 4 trung bình 10,57 ± 0,61 ngày; tuổi 5 trung bình 11,03 ± 0,65 ngày; thời gian từ hóa trưởng thành ñến ñẻ quả trứng ñầu tiên trung bình 4,78 ± 0,40 ngày; vòng ñời trung bình 55,61 ± 1,58 ngày; thời gian sống của trưởng thành cái trung bình 51,06 ± 3,20 ngày còn của trưởng thành ñực là 9,58 ± 1,39 ngày; thời gian một ñời bọ ñuôi kìm cái 90 trung bình 101,89 ± 3,14 ngày trong khi con ñực sống trung bình chỉ 61,08 ± 3,43 ngày. Bảng 3.6. Thời gian phát triển của bọ ñuôi kìm E. annulipes nuôi bằng rệp xám (Hưng Yên, năm 2010) Ghi chú: T0C: 31,5oC, RH: 82,1%; n = 33. Qua số liệu bảng 3.6 cho thấy khi nuôi bằng rệp xám (Brevicoryne brassicae) bọ ñuôi kìm E. annulipes có thời gian phát triển của trứng trung bình 7,94 ± 0,32 ngày; tuổi 1 trung bình 9,36 ± 0,42 ngày; tuổi 2 trung bình 10,42 ± 0,46 ngày; tuổi 3 trung bình 10,94 ± 0,55 ngày; tuổi 4 trung bình 11,27 ± 0,64 ngày; tuổi 5 trung bình 11,52 ± 0,58 ngày; thời gian từ hóa trýởng thành ðến ðẻ quả trứng ðầu tiên tung bình 5,43 ± 0,42 ngày; vòng ñời trung bình 59,10 ± 1,76 ngày; thời gian sống của trưởng thành cái trung bình 61,43 ± 1,96 ngày còn của trưởng thành ñực Giai ñoạn phát triển Thời gian phát triển (ngày) Ngắn nhất Dài nhất Trung bình Trứng 6 9 7,94 ± 0,32 Thiếu trùng tuổi 1 7 11 9,36 ± 0,42 Thiếu trùng tuổi 2 8 13 10,42 ± 0,46 Thiếu trùng tuổi 3 8 14 10,94 ± 0,55 Thiếu trùng tuổi 4 8 15 11,27 ± 0,64 Thiếu trùng tuổi 5 9 15 11,52 ± 0,58 Tiền ñẻ trứng 4 7 5,43 ± 0,42 Vòng ñời 54 67 59,10 ± 1,76 Thời gian TT sống Cái 55 69 61,43 ± 1,96 ðực 9 15 11,75 ± 1,25 ðời Cái 108 130 115,10 ± 2,68 ðực 60 72 65,00 ± 2,33 91 là 11,75 ± 1,25 ngày; thời gian một ñời bọ ñuôi kìm cái trung bình 115,10 ± 2,68 ngày trong khi ñời con ñực sống trung bình chỉ 65,00 ± 2,33 ngày. Kết quả xử lý thống kê so sánh cho thấy có sự sai khác về vòng ñời của bọ ñuôi kìm E. annulipes khi nuôi bằng 2 loại thức ăn cám mèo và rệp xám ở mức ý nghĩa P = 0,05. Langston và Powell (1975) [80] công bố thời gian phát triển trứng là 6- 17 ngày ở ñiều kiện nhiệt ñộ 20-300C, vòng ñời 63 ngày. Bharadwaj (1966) [47] nuôi trong phòng thí nghiệm ở ñiều kiện 200C-290C với thức ăn là thức ăn cho chó vòng ñời là 99 ngày còn kết quả của Lemos và cộng sự (2003) [81] nuôi bọ ñuôi kìm E. annulipes trong phòng thí nghiệm ở 250C và 300C kết quả tuổi thọ trung bình là 198,4 và 149,1 ngày; trong khi Neiswander (1944) [91] nuôi trong ñiều kiện nhà kính ñưa ra kết quả vòng ñời trung bình là 73 ngày. Như vậy vòng ñời của bọ ñuôi kìm E. annulipes biến ñộng tùy theo loại thức ăn, ñiều kiện nuôi và ñiều kiện nhiệt ñộ, ñộ ẩm. Theo Hoffman (1987) [70] trưởng thành bọ ñuôi kìm E. annulipes sống khá dài, có khả năng sống hơn 200 ngày. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có vòng ñời ngắn hơn cả vì nuôi trong ñiều kiện nhiệt ñộ 31,30C và 31,50C. 3.3.2.2 Thời gian phát triển của bọ ñuôi kìm E. annulipes khi nuôi liên tục qua ba thế hệ Chúng tôi tiến hành nuôi bọ ñuôi kìm E. annulipes liên tục qua ba thế hệ trong tủ ñịnh ôn ở ñiều kiện nhiệt ñộ 250C và 300C ñể tìm hiểu ảnh hưởng của ñiều kiện nhiệt ñộ và việc nhân nuôi liên tục tròng phòng ñến thời gian phát triển của chúng, kết quả trình bày ở các bảng 3.7-3.9. Số liệu bảng 3.7 cho thấy ở thế hệ thứ nhất thời gian phát triển của trứng và các tuổi của thiếu trùng ở ñiều ở ñiều nhiệt ñộ 250C dài hơn ở ñiều kiện nhiệt ñộ 300C. Vòng ñời của bọ ñuôi kìm E. annulipes ở ñiều kiện nhiệt ñộ 250C là 74,90 ± 2,15 ngày, ñời bọ ñuôi kìm ñực là 79,75 ± 2,67 ngày còn ñời bọ ñuôi kìm cái 132,90 ± 3,84 ngày. Trong ñiều kiện nhiệt ñộ 300C vòng 92 ñời là 67,22 ± 2,00 ngày, ñời bọ ñuôi kìm ñực là 71,92 ± 3,15 ngày còn bọ ñuôi kìm cái là 112,33 ± 4,05 ngày. Ở ñiều kiện nhiệt ñộ 250C vòng ñời, ñời của bọ ñuôi kìm E. annulipes ñực và cái có thời gian phát triển dài hơn ở nhiệt ñộ 300C. Bảng 3.7. Thời gian phát triển của bọ ñuôi kìm E. annulipes thế hệ thứ nhất nuôi ở các mức nhiệt ñộ khác nhau (Hà Nội, 2010) Giai ñoạn phát triển Nhiệt ñộ 250C Nhiệt ñộ 300C NgN –DN (ngày) Trung bình (ngày) NgN –DN (ngày) Trung bình (ngày) Trứng 7 - 12 8,97 ± 0,45 5 - 11 7,93 ± 0,54 T. trùng tuổi 1 7 - 12 9,78 ± 0,58 7 - 11 8,97 ± 0,63 T. trùng tuổi 2 8 - 13 10,59 ± 0,50 8 - 13 9,30 ± 0,69 T. trùng tuổi 3 9 - 15 11,44 ± 0,56 9 - 13 10,30 ± 0,66 T. trùng tuổi 4 9 - 17 12,78 ± 0,75 9 - 14 11,93 ± 0,71 T. trùng tuổi 5 12 - 18 14,94 ± 0,52 10 - 15 12,80 ± 0,69 Tiền ñẻ trứng 5-9 6,40 ± 0,61 5-8 5,94± 0,43 Vòng ñời 66 -84 74,90 ± 2,15 60 - 74 67,22 ± 2,00 TT Cái 122 - 147 132,90 ± 3,84 98 - 127 112,33 ± 4,05 TT ðực 75 - 86 79,75 ± 2,67 66 - 81 71,92 ± 3,15 Ghi chú: T. trùng: thiếu trùng; NgN: ngắn nhất; DN: dài nhất; TT: trưởng thành; RH: 78,6%; n = 32; thức ăn bằng cám mèo. Số liệu bảng 3.8 cho thấy ở thế hệ thứ hai vòng ñời của bọ ñuôi kìm E. annulipes ở ñiều kiện nhiệt ñộ 250C là 72,06 ± 2,29 ngày, ñời bọ ñuôi kìm ñực là 78,00 ± 2,75 ngày còn bọ ñuôi kìm cái là 129,71 ± 4,19 ngày. Trong ñiều kiện nhiệt ñộ 300C vòng ñời là 65,26 ± 3,36 ngày, ñời bọ ñuôi kìm ñực sống là 73,38 ± 3,20 ngày còn bọ ñuôi kìm cái là 115,89 ± 6,22 ngày. Trong 93 ñiều kiện nhiệt ñộ 250C vòng ñời, ñời của bọ ñuôi kìm E. annulipes ñực và cái ñều có thời gian dài hơn ở ñiều kiện nhiệt ñộ 300C tương tự như ở thế hệ 1. Bảng 3.8. Thời gian phát triển của bọ ñuôi kìm E. annulipes thế hệ thứ hai nuôi ở các mức nhiệt ñộ khác nhau (Hà Nội, 2010) Giai ñoạn phát triển Nhiệt ñộ 250C Nhiệt ñộ 300C NgN –DN (ngày) Trung bình (ngày) NgN –DN (ngày) Trung bình (ngày) Trứng 7-12 8,21 ± 0,50 5 - 11 7,66 ± 0,59 T. trùng tuổi 1 8-11 9,39 ± 0,40 7 - 10 8,58 ± 0,30 T. trùng tuổi 2 9-13 10,11 ± 0,46 7 - 11 9,16 ± 0,34 T. trùng tuổi 3 9-13 10,79 ± 0,51 7 - 13 10,19 ± 0,54 T. trùng tuổi 4 10-16 12,71 ± 0,53 10 - 15 12,10 ± 0,59 T. trùng tuổi 5 12-18 14,50 ± 0,66 10 - 17 12,94 ± 0,60 Tiền ñẻ trứng 5-9 6,24 ± 0,59 4-7 5,42 ± 0,33 Vòng ñời 65-80 72,06 ± 2,29 43 - 75 65,26 ± 3,36 TT Cái 119-148 129,71 ± 4,19 88 - 131 115,89 ± 6,22 TT ðực 72-83 78,00 ± 2,75 64 - 80 73,38 ± 3,20 Ghi chú: T. trùng: thiếu trùng; NgN: ngắn nhất; DN: dài nhất; TT: trưởng thành; RH: 78,6%; n = 28; thức ăn bằng cám mèo. Khi nuôi bọ ñuôi kìm E. annulipes ñến thế hệ thứ 3 trong ñiều kiện nhiệt ñộ 250C và 300C chúng tôi thu ñược kết quả trình bày trong bảng 3.9. Số liệu bảng 3.9 cho thấy ở thế hệ thứ ba vòng ñời của bọ ñuôi kìm E. annulipes ở ñiều kiện nhiệt ñộ 250C là 71,33 ± 1,59 ngày, ñời bọ ñuôi kìm ñực sống là 78,77 ± 2,83 ngày còn bọ ñuôi kìm cái là 127,67 ± 3,58 ngày. Trong ñiều kiện nhiệt ñộ 300C vòng ñời là 65,79 ± 1,93 ngày, ñời bọ ñuôi kìm ñực sống là 72,00 ± 2,96 còn bọ ñuôi kìm cái là 115,21 ± 6,04 ngày. Trong 94 ñiều kiện nhiệt ñộ 250C vòng ñời, ñời của bọ ñuôi kìm E. annulipes ñực và cái ñều có thời gian dài hơn ở ñiều kiện nhiệt ñộ 300C tương tự như ở thế hệ 1 và 2. Bảng 3.9. Thời gian phát triển của bọ ñuôi kìm E. annulipes thế hệ thứ ba nuôi ở các mức nhiệt ñộ khác nhau (Hà Nội, 2010-2011) Giai ñoạn phát triển Nhiệt ñộ 250C Nhiệt ñộ 300C NgN –DN (ngày) Trung bình (ngày) NgN –DN (ngày) Trung bình (ngày) Trứng 6-11 8,03 ± 0,43 5-10 7,52 ± 0,58 T. trùng tuổi 1 8-11 9,44 ± 0,27 8-11 9,10 ± 0,38 T. trùng tuổi 2 8-13 10,06 ± 0,43 8-10 9,32 ± 0,22 T. trùng tuổi 3 9-13 10,85 ± 0,37 8-12 10,13 ± 0,36 T. trùng tuổi 4 11-16 12,62 ± 0,50 9-14 11,65 ± 0,49 T. trùng tuổi 5 12-18 14,97 ± 0,53 10-16 12,74 ± 0,66 Tiền ñẻ trứng 5-8 6,05 ± 0,42 4-7 5,21 ± 0,34 Vòng ñời 67-79 71,33 ± 1,59 56-72 65,79 ± 1,93 TT Cái 112-148 127,67 ±3,58 94-136 115,21 ± 6,04 TT ðực 70-87 78,77 ± 2,83 65-78 72,00 ± 2,96 Ghi chú: T. trùng: thiếu trùng; NgN: ngắn nhất; DN: dài nhất; TT: trưởng thành; RH: 78,6%; n = 34; thức ăn bằng cám mèo. Kết quả xử lý thống kê Anova cho thấy thời gian phát dục của cả pha thiếu trùng bọ ñuôi kìm E. annulipes giữa 2 ñiều kiện nhiệt ñộ 250C và 300C trong mỗi thế hệ ñều có sự sai khác rõ rệt; Thời gian phát dục của cả pha thiếu trùng bọ ñuôi kìm E. annulipes qua 3 thế hệ ở ñiều kiện 250C có sự sai khác ở mức ý nghĩa P = 0,05 nhưng ở ñiều kiện 300C không khác nhau; Vòng ñời của bọ ñuôi kìm E. annulipes qua 3 thế hệ khác nhau ở ñiều kiện 250C nhưng không khác nhau ở ñiều kiện 300C. 3.3.2.3 Thời gian phát dục của bọ ñuôi kìm E. annulata ở các mức nhiệt ñộ khác nhau 95 Bọ ñuôi kìm E. annulata là loài có mức ñộ phổ biến chỉ sau loài bọ ñuôi kìm E. annulipes, tỷ lệ thành phần loài là 36,04% ở Hà Nội và 38,12% ở Hưng Yên (bảng 3.2) do ñó chúng sẽ có ñóng góp không nhỏ trong việc kiểm soát sâu hại trên ñồng ruộng, ñể tìm hiểu thời gian phát dục của bọ ñuôi kìm E. annulata chúng tôi nuôi bọ ñuôi kìm E. annulata trong hai ngưỡng nhiệt ñộ 250C và 300C, kết quả trình bày ở bảng 3.10. Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các mức nhiệt ñộ ñến thời gian phát dục của bọ ñuôi kìm E. annulata (Hà Nội, 2010) Pha phát dục Nhiệt ñộ 250C Nhiệt ñộ 300C NgN –DN Trung bình NgN –DN Trung bình Trứng 7 - 12 9,53 ± 0,76 5 - 8 6,82 ± 0,74 Pha thiếu trùng 47 - 68 58,24 ± 3,28 41 - 58 48,74 ± 2,31 Vòng ñời 65 - 87 72,23 ± 4,25 52 - 69 59,73 ± 4,95 ðời BðK ñực 62 - 218 105,12 ± 6,68 52 - 116 88,39 ± 4,67 ðời BðK cái 114 - 232 182,34 ± 10,76 102 - 189 125,45 ± 3,67 Ghi chú: NgN: ngắn nhất; DN: dài nhất; ẩm ñộ 75,5%; Thức ăn: cám mèo; n = 29; Thời gian phát dục tính bằng ngày. Số liệu bảng 3.10 cho thấy trong ñiều kiện nhiệt ñộ 250C ẩm ñộ 75,5% trứng bọ ñuôi kìm E. annulata có thời gian phát dục trung bình là 9,53 ± 0,76 ngày, pha thiếu trùng 5 tuổi có thời gian là 58,24 ± 3,28 ngày, vòng ñời là 72,23 ± 4,25 ngày, ñời bọ ñuôi kìm ñực sống trung bình 105,12 ± 6,68 ngày, bọ ñuôi kìm cái sống trung bình 182,34 ± 10,76 ngày. Trong ñiều kiện nhiệt ñộ 300C thời gian phát dục các pha rút ngắn, vòng ñời là 59,73±4,95 ngày. Theo Nurnina Nonci (2005) [95] thời gian phát dục của giai ñoạn ấu trùng bọ ñuôi kìm E. annulata từ 39-46 ngày, tuổi thọ của trưởng thành ñực từ 57-75 ngày và tuổi thọ của trưởng thành cái từ 61-89 ngày. Kết quả của chúng tôi khác kết quả của Nurnina Nonci về tuổi thọ của trưởng thành nhưng tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn ðức Tùng và cộng sự (2011) [40] khi nuôi 96 bọ ñuôi kìm E. annulata bằng thức ăn là cám mèo trong ñiều kiện nhiệt ñộ 24,830C, ñộ ẩm 77,67% có vòng ñời là 72,22 ngày. 3.3.3 ðặc ñiểm sinh sản của bọ ñuôi kìm E. annulipes 3.3.3.1 Tập tính ñẻ trứng và chăm sóc con non Loài bọ ñuôi kìm E. annulipes có tập tính ñẻ trứng thành ổ ở nơi ñất ẩm hoặc trên tàn dư cây rau ngoài ñồng và ñẻ ở trên bông ẩm hay ñất ẩm ở trong phòng nuôi. Trưởng thành bọ ñuôi kìm thường ghép ñôi giao phối tập trung nhiều vào buổi trưa và ñẻ trứng vào ban ñêm (hình 3.27). Trưởng thành ñẻ trứng thành từng ổ, thường từ 2-3 ổ trong ñiều kiện nuôi trong hộp chậu kích thước lớn và có lớp ñất ẩm dày; trong ñiều kiện nuôi bằng hộp nhỏ hoặc ñĩa Petri chúng ñẻ trứng ngay cạnh miếng bông ẩm. Hình 3.27. Bọ ñuôi kìm E. annulipes ñang giao phối Hình 3.28. Bọ ñuôi kìm mẹ ñang thu gom trứng Trưởng thành cái sau khi ñẻ trứng thường quanh quẩn bên cạnh ổ trứng, khi thấy có dấu hiệu không an toàn chúng dùng ñôi kìm hoặc miệng di chuyển từng quả trứng ñi nơi khác, khi ổ trứng bị phân tán bọ ñuôi kìm mẹ thu gom lại thành ổ (hình 3.28); khi ñất nơi ñặt ổ trứng bị khô chúng cũng di chuyển toàn bộ ổ trứng ñến nơi có ñất ẩm. Bọ ñuôi kìm non mới nở tập trung trong ổ, ít khi bò ra ngoài 97 còn bọ ñuôi kìm mẹ luôn quanh quẩn bên ổ ñể bảo vệ trứng và bọ ñuôi kìm non mới nở (hình 3.29). Hình 3.29. Bọ ñuôi kìm mẹ ñang canh gác, bảo vệ trứng 3.3.3.2 Sức sinh sản của bọ ñuôi kìm E. annulipes Sức ñẻ trứng, tỷ lệ trứng nở và số trứng trung bình của một bọ ñuôi kìm cái loài E. annulipes khi nuôi bằng cám mèo ñược trình bày trong bảng 3.11. Bảng 3.11. Sức ñẻ trứng và tỷ lệ trứng nở của bọ ñuôi kìm E. annulipes nuôi bằng cám mèo (Hưng Yên, 2009) Số ổ trứng ñẻ ñược Tỷ lệ BðK cái ñẻ trứng (%) Số trứng/ổ (quả) Tỷ lệ nở (%) Ổ trứng thứ nhất 100 IN - NN 33 – 56 83,93 – 100 Trung bình 45,20 ± 2,86 93,51 ± 1,68 Ổ trứng thứ hai 100 IN - NN 29 – 50 75,00-100 Trung bình 38,97 ± 2,15 92,16 ± 2,81 Ổ trứng thứ ba 83,33 IN - NN 12 – 48 72,73 - 100 Trung bình 36,32 ± 3,62 90,12 ± 3,37 98 Tổng số trứng/cái và tỷ lệ nở TB: 114,43 ± 7,33 92,04 ± 1,49 Ghi chú: IN: ít nhất; NN: nhiều nhất; T0C: 31,50C, RH: 84,8% ; n = 30. Bọ ñuôi kìm E. annulipes nuôi theo cặp trong phòng thí nghiệm bằng hộp nhựa thường ñẻ 2-3 ổ trứng. Qua số liệu bảng 3.11 cho thấy khi nuôi bọ ñuôi kìm E. annulipes bằng cám mèo cho 100% số cá thể bọ ñuôi kìm cái ñẻ 2 ổ trứng, có 88,33% số cá thể cái ñẻ ổ trứng thứ 3. Số quả trứng trung bình/ổ ở ổ trứng thứ nhất là 45,20 ± 2,86 quả/ổ, ở ổ trứng thứ hai là 38,97 ± 2,15 quả/ổ còn ổ thứ ba là 36,32 ± 3,62 quả/ổ. Tỷ lệ trứng nở trung bình tương ứng là 93,51 ± 1,68%, 92,16 ± 2,81% và 90,12 ± 3,37%. Tổng số trứng trung bình qua 3 lần ñẻ là 114,43 ± 7,33 quả/bọ ñuôi kìm cái, tỷ lệ nở trung bình là 92,04 ± 1,49%. Số quả trứng/ổ và tỷ lệ nở của trứng có xu hướng giảm dần theo số lần bọ ñuôi kìm cái ñẻ trứng. Kết quả xử lý thống kê cho thấy có sự sai khác số trứng/ổ giữa các lần ñẻ ở mức ý nghĩa P = 0,05 nhưng tỷ lệ trứng nở sai khác không có ý nghĩa. Song song với thí nghiệm nuôi bằng cám mèo, chúng tôi nuôi bọ ñuôi kìm E. annulipes bằng rệp xám (Brevicoryne brassicae) trong phòng thí nghiệm, kết quả sức ñẻ trứng và tỷ lệ trứng nở ñược trình bày trong bảng 3.12. Bảng 3.12. Sức ñẻ trứng và tỷ lệ trứng nở của bọ ñuôi kìm E. annulipes nuôi bằng rệp xám (Hưng Yên, 2009) Số ổ trứng ñẻ ñược Tỷ lệ BðK cái ñẻ trứng (%) Số trứng/ổ (quả) Tỷ lệ nở (%) Ổ trứng thứ nhất 100 IN - NN 34 – 65 85,19 – 100 Trung bình 49,67 ± 3,63 94,05 ± 1,55 Ổ trứng thứ hai 100 IN - NN 30 – 54 77,27-100 Trung bình 40,03 ± 2,34 93,64 ± 2,63 Ổ trứng thứ ba 90,0 IN - NN 25 – 50 75,56 - 100 Trung bình 38,37 ± 2,12 91,28 ± 3,29 99 Tổng số trứng/cái và tỷ lệ nở TB: 124,23 ± 6,10 93,05 ± 1,43 Ghi chú: IN: ít nhất; NN: nhiều nhất; T0C: 31,70C, RH: 85,1%; n= 30. Số liệu trong bảng 3.12 cho thấy khi nuôi bọ ñuôi kìm bằng rệp xám cũng cho 100% cá thể bọ ñuôi kìm cái ñều ñẻ trứng 2 ổ trứng, có tới 90% số cá thể cái ñẻ ổ trứng thứ 3. Số quả trứng/ổ ở ổ trứng thứ nhất trung bình là 49,67 ± 3,63 quả/ổ, ở ổ trứng thứ hai là 40,03 ± 2,34 quả/ổ còn ổ thứ ba là 38,37 ± 2,12 quả/ổ. Tỷ lệ trứng nở trung bình tương ứng là 94,05 ± 1,55%, 93,64 ± 2,63% và 91,28 ± 3,29%. Tổng số trứng trung bình qua 3 lần ñẻ là 124,23 ± 6,10 quả/bọ ñuôi kìm cái, tỷ lệ nở trung bình là 93,05 ± 1,43%. Tương tự như nuôi bằng cám mèo, số quả trứng/ổ và tỷ lệ nở của trứng giảm dần theo số ổ trứng bọ ñuôi kìm ñẻ ñược. Kết quả xử lý thống kê cho thấy có sự sai khác số trứng/ổ giữa các lần ñẻ ở mức ý nghĩa P = 0,05 nhưng tỷ lệ trứng nở sai khác không có ý nghĩa. Kết quả xử lý thống kê z-Test và t-Test so sánh giữa 2 loại thức ăn cám mèo và rệp xám cho thấy có sự sai khác số trứng/ổ ñẻ lần thứ nhất ở mức ý nghĩa P = 0,05 còn số trứng/ổ ñẻ lần thứ 2 và 3 không sai khác; Tỷ lệ trứng nở ở cả 3 lần ñẻ ñều không sai khác. Kết quả nghiên cứu của Bharadwaj (1966) [47] cho biết bọ ñuôi kìm E. annulipes nuôi trong phòng thí nghiệm ở ñiều kiện 200C-290C ñẻ trung bình 52,7 quả/ổ. Một số con cái có khả năng ñẻ 4 ổ trứng, Langston và Powell (1975) [80] cũng cho kết quả tương tự. Lemos và cộng sự (2003) [81] nuôi bọ ñuôi kìm cái E. annulipes trong ñiều kiện phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng chế ñộ ăn nhân tạo cho kết quả số trứng trung bình 206,2 và 306,0 trứng/cái trong ñiều kiện nhiệt ñộ tương ứng là 250C và 300C. Kết quả của chúng tôi nuôi trong ñiều kiện 31,50C và 31,70C cho số trứng ñẻ và số quả/ổ thấp hơn kết quả của các tác giả nêu trên. Thông qua nuôi bọ ñuôi kìm qua 3 thế hệ trong hai ñiều kiện nhiệt ñộ là 100 250C và 300C, chúng tôi theo dõi khả năng ñẻ trứng của bọ ñuôi kìm cái E. annulipes qua các chỉ tiêu số ổ trứng và số trứng ñẻ, số trứng của một ổ và tỷ lệ nở của chúng, kết quả ñược trình bày ở bảng 3.13. Bảng 3.13. Sức ñẻ trứng và tỷ lệ trứng nở của bọ ñuôi kìm E. annulipes nuôi qua ba thế hệ trong hai ñiều kiện nhiệt ñộ (Hà Nội 2010-2011) Chỉ tiêu Thế hệ thứ Nhiệt ñộ 250C Nhiệt ñộ 300C IN - NN Trung bình IN - NN Trung bình Số ổ/con cái 1 2-8 4,77±0,59 3-7 5,03±0,39 2 2-8 4,97±0,55 3-8 5,10±0,50 3 3-8 5,30±0,56 3-8 5,17±0,50 Số trứng/ổ 1 13-53 24,80±3,91 15-38 26,90±2,23 2 14-49 25,58±4,09 15-49 25,79±2,93 3 9-37 19,82±2,54 10-33 19,17±2,37 Số trứng/cái 1 64-158 106,13±8,09 89-175 131,30±8,69 2 71-170 114,63±10,40 90-180 124,67±10,09 3 53-186 101,27±13,70 53-165 94,70±10,92 Tỷ lệ nở (%) 1 84-100 96,14±1,82 79-100 94,41±2,67 2 62-100 85,70±4,45 68-100 88,83±3,85 3 47-100 83,17±5,71 40-91 73,61±6,12 Ghi chú: các ñiều kiện thí nghiệm tương ứng với từng thế hệ ở các bảng 3.7-3.9. Qua số liệu bảng 3.13 cho thấy ở ñiều kiện nhiệt ñộ 250C số trứng ñẻ trung bình của một bọ ñuôi kìm cái E. annulipes qua ba thế hệ tương ñương nhau nhưng ở ñiều kiện 300C có xu hướng giảm rõ rệt. Kết quả xử lý thống kê cho thấy ở ñiều kiện nhiệt ñộ 250C số trứng ñẻ ñược trung bình của một cá thể cái qua 3 thế hệ không sai khác ở mức ý nghĩa P = 0,05 nhưng ở ñiều kiện nhiệt ñộ 300C có sự sai khác. Số ổ trứng/con cái ở ñiều kiện nhiệt ñộ 250C và 300C có xu hướng 101 tăng nhẹ qua từng thế hệ nuôi, số trứng/ổ lại có xu hướng giảm ở cả hai ñiều kiện nhiệt ñộ thí nghiệm. Kết quả xử lý thống kê lại cho thấy số ổ trứng/cái không sai khác giữa 3 thế hệ ở cả 2 ñiều kiện nhiệt ñộ 250C và 300C; Còn số trứng/ổ có sự sai khác rõ nhất ở ñiều kiện nhiệt ñộ 300C ở mức ý nghĩa P = 0,05. Tỷ lệ trứng nở giảm rõ rệt qua từng thế hệ nuôi, ở thế hệ thứ nhất tỷ lệ nở là 96,14±1,82% nhưng sang thế hệ thứ 3 chỉ còn 83,17±5,71% (250C). Ở ñiều kiện 300C tỷ lệ tương ứng là 94,41±2,67% và 73,61±6,12%. Kết quả xử lý thống kê cho thấy ở từng ñiều kiện nhiệt ñộ, tỷ lệ nở qua 3 thế hệ khác nhau ở mức ý nghĩa P = 0,05. 3.3.3.3 Tỷ lệ sống sót của bọ ñuôi kìm E. annulipes qua 3 thế hệ ở các mức nhiệt ñộ khác nhau ðể ñánh giá sự suy giảm tỷ lệ sống sót qua ba thế hệ nuôi bọ ñuôi kìm E. annulipes trong phòng chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ sống sót qua ba thế hệ, số liệu ñược trình bày trong bảng 3.14. Bảng 3.14. Tỷ lệ sống sót của bọ ñuôi kìm E. annulipes nuôi qua ba thế hệ ở các nhiệt ñộ khác nhau (Hà Nội, 2010-2011) Giai ñoạn phát triển Nhiệt ñộ 250C Nhiệt ñộ 300C Thế hệ 1 Thế hệ 2 Thế hệ 3 Thế hệ 1 Thế hệ 2 Thế hệ 3 Tuổi 1 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Tuổi 2 85,00 81,67 81,67 88,33 81,67 78,33 Tuổi 3 75,00 71,67 71,67 81,67 70,00 65,00 Tuổi 4 65,00 60,00 60,00 71,67 61,67 58,33 Tuổi 5 60,00 55,00 55,00 63,33 56,67 53,33 TT 56,67 50,00 50,00 56,67 51,67 50,00 χ2tn = 0,5064; χ 2 tn = 0,1041; Ghi chú: TT: trưởng thành; ðơn vị tính: %; Số liệu tỷ lệ % ñược chuyển ñổi arcsin trước 102 khi xử lý thống kê; Mức sai khác có ý nghĩa P = 0,05. Qua số liệu bảng 3.14 cho thấy tỷ lệ sống sót qua mỗi tuổi giảm dần ở tất cả các thế hệ ở cả hai ñiều kiện nuôi là nhiệt ñộ 250C và 300C. Tuy nhiên khi so sánh giữa các thế hệ cùng ñiều kiện nuôi thì trong ñiều kiện nuôi 250C tỷ lệ sống sót ở thế hệ 2 và 3 tương ñương nhau ở tất cả các pha phát dục nhưng ñều thấp hơn thế hệ thứ nhất; còn ở ñiều kiện nuôi 300C tỷ lệ sống sót giảm liên tục qua từng thế hệ kế tiếp. ðến pha trưởng thành tỷ lệ sống sót chỉ còn 50,00-56,67% số cá thể ban ñầu tham gia thí nghiệm. Kết quả xử lý thống kê Kaplan-Meier survival curves (Logrank test) cho thấy trong cùng ñiều kiện nhiệt ñộ khả năng sống sót của bọ ñuôi kìm E. annulipes ở 3 thế hệ không sai khác ở mức ý nghĩa P = 0,05. 3.3.3.4 Tỷ lệ ñực cái của bọ ñuôi kìm E. annulipes và E. annulata ðể nghiên cứu tỷ lệ ñực cái của 2 loài bọ ñuôi kìm E. annulipes và E. annulata trên ñồng ruộng chúng tôi tiến hành phân tích thu mẫu bọ ñuôi kìm thu ñược trên rau cải bắp tại Hà Nội và Hưng Yên trong 2 năm, kết quả ñược trình bày ở bảng 3.15. Bảng 3.15. Tỷ lệ ñực cái của hai loài E. annulipes và E. annulata trong ñiều kiện tự nhiên (Văn Lâm, Hưng Yên, 2009-2010) Loài bọ ñuôi kìm Năm Số lượng mẫu (con) Tỷ lệ ñực (%) Tỷ lệ cái (%) Tỷ lệ ðực cái E. annulipes 2009 485 18,4 81,6 1:4,4 2010 399 23,8 76,2 1:3,2 TB n = 884 21,1 78,9 1:3,8 E. annulata 2009 366 32,1 67,9 1:2,1 2010 364 36,5 63,5 1:1,7 TB n = 730 34,3 65,7 1:1,9 Ghi chú: Mẫu thu tron

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbvtv_la_bui_xuan_phong_4425_2005377.pdf
Tài liệu liên quan