Luận văn Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch tại Cù lao chàm – Hội an, Quảng Nam

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .6

3.1. Mục tiêu nghiên cứu .6

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .7

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu .8

6. Cấu trúc đề tài .8

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .10

1.1. Du lịch cộng đồng .10

1.1.1. Khái niệm .10

1.1.1.1. Khái niệm cộng đồng .10

1.1.1.2. Khái niệm du lịch cộng đồng .11

1.1.2. Các thành phần tham gia vào du lịch cộng đồng .12

1.2. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch .14

1.2.1. Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng .14

1.2.2. Các mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch .15

1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch .21

1.2.3.1. Nhân tố thúc đẩy cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch .21

1.2.3.2. Rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch .22

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .24

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .25

2.1. Nội dung nghiên cứu .25

2.2. Mô tả điểm nghiên cứu .25

2.3. Phương pháp nghiên cứu .26

2.3.1. Phương pháp phỏng vấn sâu .26

pdf20 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch tại Cù lao chàm – Hội an, Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............. 26 2.3.1. Phương pháp phỏng vấn sâu .......................................................................... 26 2.3.2. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung ......................................................... 28 2.3.3. Phương pháp điều tra xã hội học .................................................................... 29 2.3.3.1. Thiết kế thang đo ......................................................................................... 29 2.3.3.2. Thiết kế bảng hỏi ......................................................................................... 30 2.3.3.3. Chọn mẫu điều tra ....................................................................................... 33 2.3.3.4. Phân tích kết quả ......................................................................................... 34 2.4. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 35 2.4.1. Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 35 2.4.2. Nghiên cứu thử nghiệm .................................................................................. 35 2.4.3. Nghiên cứu định lượng .................................................................................. 36 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 37 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 38 3.1. Khái quát về hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm ............................................. 38 3.1.1. Khái quát về Cù Lao Chàm ............................................................................ 38 3.1.1.1. Lịch sử hình thành ....................................................................................... 38 3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 39 3.1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội – cơ sở hạ tầng ................................................... 40 3.1.1.4. Hệ thống tài nguyên du lịch ....................................................................... 42 3.1.2. Thực trạng phát triển du lịch tại Cù Lao Chàm ............................................. 46 3.1.2.1. Ban quản lý du lịch Cù Lao Chàm .............................................................. 46 3.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch .................................................................... 47 3.1.2.3. Sản phẩm du lịch ......................................................................................... 50 3.1.2.4. Thị trường khách du lịch ............................................................................. 52 3.2. Nghiên cứu đặc điểm cộng đồng tham gia khảo sát tại Cù Lao Chàm ............. 54 3.2.1. Đặc điểm nhân khẩu học và kinh tế xã hội .................................................... 54 3.2.2. Thực trạng tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm ...... 57 3.3. Nghiên cứu mức độ tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm ................................................................................................................. 58 3.3.1. Cộng đồng tham gia hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch ..... 58 3.3.2. Cộng đồng tham gia hoạt động cung ứng các dịch vụ và lập kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch địa phương .............................................................................. 61 3.3.3. Cộng đồng tham gia hoạt động quảng bá du lịch ........................................... 65 3.3.4. Kết quả khảo sát ý kiến của khách du lịch và công ty lữ hành về hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng ........................................................................... 69 3.4. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm ................................................................................. 72 3.4.1. Nhân tố thúc đẩy cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch ........................ 72 3.4.2. Rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ........... 75 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 79 CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ ......................................... 80 4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................................... 80 4.1.1. Căn cứ vào các văn bản của cơ quản lý nhà nước ......................................... 80 4.1.2. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của đề tài ...................................................... 81 4.2. Đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch tại Cù Lao Chàm ............................................................................................... 82 4.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho cộng đồng địa phương ...................................................................................................................... 82 4.2.2. Giải pháp tăng cường hoạt động đối thoại và gắn kết các bên liên quan để cùng nhận diện rào cản và hạn chế những rào cản đó .............................................. 85 4.2.3. Xây dựng Ban quản lý du lịch đủ mạnh để thực hiện vai trò nhạc trưởng, điều phối các bên liên quan và phát hiện xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch tại địa phương ........................................................................................................... 86 4.2.4. Hỗ trợ cộng đồng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, nâng hạng mức cho vay và quản lý nguồn vốn vay ............................................................................................. 86 4.2.5. Không ngừng tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch địa phương ................. 87 4.2.6. Tổ chức và sắp xếp các hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng tạo sự chuyên nghiệp ...................................................................................................... 88 4.3. Kiến nghị ........................................................................................................... 88 4.3.1. Đối với UBND tỉnh Quảng Nam và UBND thành phố Hội An .................... 88 4.3.2. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam ................................. 89 4.3.3. Đối với UBND xã Tân Hiệp .......................................................................... 89 4.3.4. Đối với Ban quản lý Du lịch xã Tân Hiệp ..................................................... 90 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ........................................................................................... 91 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 94 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 99 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BQL : Ban quản lý CĐĐP : Cộng đồng địa phương DANIDA : Danish International Development Association Hiệp hội phát triển quốc tế từ Đan Mạch DLCĐ : Du lịch cộng đồng GEF : Global Environmental Fun - Quĩ Môi trường toàn cầu KBTB : Khu bảo tồn biển LMPA : Hợp phần sinh kế bền vững tại các khu bảo tồn biển TNDL : Tài nguyên du lịch UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1. Các mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch theo thang đo Sherry Arnstein 16 Bảng 1.2. Các mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch theo thang đo Pretty (1999) 17 Bảng 1.3. Các mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch theo thang đo Cevat Tosun 19 Bảng 1.4. So sánh thang đo Mức độ tham gia của cộng đồng 20 Bảng 2.1. Thang đo về thông tin cá nhân 29 Bảng 2.2. Số mẫu khảo sát theo đơn vị thôn 33 Bảng 3.1. Lượng khách du lịch đến Cù Lao Chàm giai đoạn 2011 – 2015 52 Bảng 3.2. Thông tin nhân khẩu học và kinh tế xã hội của mẫu khảo sát 54 Bảng 3.3. Bình luận kết quả khảo sát ý kiến của khách du lịch và công ty lữ hành về hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng 69 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát các nhân tố thúc đẩy cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm 73 Bảng 3.5. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thúc đẩy cộng đồng tham gia trong hoạt động du lịch 74 Bảng 3.6. Mức độ ảnh hưởng của rào cản đến sự tham gia của cộng đồng trong du lịch 78 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Số hiệu hình, SĐ, BĐ Tên hình, sơ đồ, biểu đồ Trang Hình 2.1 Bản đồ khu vực nghiên cứu Cù Lao Chàm 26 Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu 36 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu Ban quản lý du lịch Cù Lao Chàm 46 Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ người dân gặp gỡ, tiếp xúc hay giúp đỡ khách du lịch 57 Biểu đồ 3.2 Tỉ lệ người dân tham gia hoạt động du lịch 57 Biểu đồ 3.3 Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động BVMT và TNDL 60 Biểu đồ 3.4 Các dịch vụ du lịch có sự tham gia của cộng đồng 62 Biểu đồ 3.5 Mức độ tham gia của cồng đồng vào hoạt động cung ứng các dịch vụ du lịch và lập kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch địa phương 64 Biểu đồ 3.6 Hình thức quảng cáo dịch vụ du lịch do người dân cung cấp 66 Biểu đồ 3.7 Mức độ tham gia của cồng đồng vào hoạt động quảng bá du lịch 67 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 2009, tại đảo Jeju - Hàn Quốc, Ủy ban điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển thế giới của UNESCO đã công nhận Cù Lao Chàm – Hội An là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Điều này vừa là vinh dự vừa đặt ra cho chính quyền và người dân nơi đây rất nhiều thách thức về công tác bảo tồn tài nguyên và tìm nguồn sinh kế thay thế cho cư dân trên đảo. Du lịch cộng đồng được Cù Lao Chàm lựa chọn là hướng đi chính và là sinh kế bền vững để phát triển kinh tế gắn với bảo tồn đa dạng sinh học. Kể từ đó, bức tranh du lịch của Cù Lao Chàm ngày càng tươi sáng hơn hứa hẹn tính bền vững với những chỉ số lạc quan, thể hiện qua tốc độ lượt khách du lịch tăng bình quân hàng năm là 41,66% [16, tr.3] Tại Cù Lao Chàm, du lịch cộng đồng không chỉ giúp tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, cải thiện đời sống cho người dân địa phương mà còn giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm thiểu suy thoái môi trường và phát huy những nét văn hoá bản địa. Tuy nhiên, sự thành công của mô hình du lịch này phụ thuộc rất nhiều vào việc phối hợp giữa các bên liên quan và đặc biệt là sự tham gia hưởng ứng của cộng đồng cư dân địa phương. Bởi vì cộng đồng cư dân có vai trò quan trọng trong vấn đề khai thác tài nguyên du lịch để hình thành nên các loại hình và sản phẩm du lịch. Xét ở góc độ khác, cộng đồng địa phương với vốn tri thức kinh nghiệm và truyền thống văn hóa bản địa của chính họ là tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn khách du lịch. Quyết định của cộng đồng về việc tham gia hay không tham gia, đồng tình hay phản đối hoạt động du lịch ảnh hưởng rất lớn đến tình bền vững của mô hình du lịch cộng đồng tại địa phương. Để đề xuất những giải pháp tăng cường và duy trì sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch lại Cù Lao Chàm, thì việc nghiên cứu mức độ tham gia của người dân nơi đây vào các hoạt động du lịch, cũng như nhận diện những nhân tố thúc đẩy và rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng là việc làm cần thiết. 2 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Tình hình nghiên cứu trên thế giới Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng được hình thành từ những năm 70 của thế kỷ trước ở các nước du lịch phát triển như châu Âu, châu Mỹ, châu Úc. Khái niệm ban đầu của hình thức du lịch này được đưa ra bởi du khách, sau đó thì các nhà quản lý đã nhận thấy rằng tài nguyên càng quý bao nhiêu thì sức thu hút đối với du khách càng lớn bấy nhiêu. Việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng vừa đạt được mục tiêu bảo vệ tài nguyên, ngăn chặn được những hoạt động tiêu cực của dân cư và du khách thông qua việc khuyến khích cộng đồng cung cấp dịch vụ du lịch cho du khách tham quan. Từ đó lý thuyết về du lịch dựa vào cộng đồng dần được hình thành và hoàn thiện bởi các học giả. Trong cuốn Tài liệu hướng dẫn du lịch dựa vào cộng đồng tác giả Häusler và Strasdas cho rằng “ Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” [38,tr.44] trong khái niệm của mình, tác giả đã nhấn mạnh đến vai trò chủ đạo của người dân địa phương trong phát triển du lịch và từ đó hướng dẫn các kỹ thuật tiếp cận phát triển du lịch lấy cộng đồng làm trung tâm. Đồng tình với quan điểm này, trong “Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng”, Quỹ phát triển châu Á cho rằng “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch do chính cộng đồng người tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương” [17,tr. 3]. Như vậy, sự thành công hay thất bại trong loại hình du lịch này phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng. Một thuật ngữ chính được sử dụng trong phát triển du lịch cộng đồng chính là sự tham gia của cộng đồng. Tác giả Brohman trong cuốn “Hướng dẫn cho ngành du lịch ở các nước đang phát triển” cho rằng sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch là một công cụ để giải quyết những vấn đề lớn của ngành du lịch ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu của ông cũng chỉ ra rằng sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch sẽ đạt được sự công bằng trong phân phối lợi ích, khuyến khích việc ra tự quyết 3 và đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng địa phương một cách tốt hơn [36] Để cộng đồng nhận thức được những vấn đề nêu trên và sẵn sàng tham gia vào hoạt động du lịch một cách tự nguyện và tích cực, tác giả Claiborne đã đề cập đến vai trò của vốn xã hội trong cộng đồng ở nghiên cứu “Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch và giá trị của vốn xã hội”. Nghiên cứu đã chỉ ra vốn xã hội trong cộng đồng chính là nhận thức, hiểu biết về du lịch, sự tình nguyện, hợp tác và các sáng kiến tham gia vào các dự án phát triển du lịch tại địa phương. Để kiểm chứng vai trò của vốn xã hội trong cộng đồng, tác giả đã so sánh hai cộng đồng khác nhau tại Panama trong nghiên cứu của mình [48] Những rào cản, thách thức ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng cũng như các mức độ tham gia của họ ở từng phạm vị cụ thể cũng được đề cập trong rất nhiều các nghiên cứu như “Rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong du lịch ở các nước đang phát triển” của tác giả Tosun (1999). Tác giả Worku với đề tài “Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch ở Tigray: Nghiên cứu trường hợp Axum” hay “Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch : Nghiên cứu trường hợp ở Tai O, Hong Kong” của tác giả Mak Kwun-ling, “Rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng ở Shiraz, Iran, Journal” của 2 nhà nghiên cứu Aref & Redzuan. Trong nghiên cứu của mình tại từng địa bàn cụ thể, các tác giả đã chỉ ra được lợi ích khi cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch, sự tham gia đó ở mức độ nào của thang đo, những nhân tố thúc đẩy và những thách thức cản trở sự tham gia. Từ việc phân tích các vấn đề trên, các tác giả đã đề xuất các giải pháp tăng cường sự tham gia của cồng đồng để phát triển du lịch tại địa bàn nghiên cứu. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển cộng đồng là những chỉ dẫn tham khảo rất hữu ích để tăng cường năng lực tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch. Những nghiên cứu về Phát triển cộng đồng có thể kể đến là “Giới thiệu về phát triển cộng đồng” của 2 tác giả Phillips và Pittman, “Phát triển cộng đồng bền vững” của Swisher and Monaghan. “Tài liệu Hướng dẫn phát triển Du lịch cộng đồng” của Quỹ Châu Á và VIRI Việt Nam. Điểm chung của các nghiên cứu này là trình bày các khái niệm liên quan rất súc tích, dễ hiểu. Xây dựng khung tiêu chí đánh giá 4 cộng đồng, tạo một tầm nhìn cho cộng đồng và xây dựng lộ trình công việc để đạt tầm nhìn đó, chỉ dẫn thực hiện giám sát, đánh giá và thực hiện điều chỉnh khi cần thiết. Đây là những chỉ dẫn rất hữu ích cho tác giả trong việc tiếp cận, làm việc với cộng đồng, thăm dò ý kiến, lựa chọn kỹ năng khảo sát phù hợp để nghiên cứu thực trạng về sự tham gia của cộng đồng. Hơn nữa, những nghiên cứu trên đã cung cấp những gợi ý cho việc đề xuất giải pháp trong đề tài nhằm tăng cường năng lực tham gia của cộng đồng địa phương Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Du lịch cộng đồng là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây vì đây là loại hình du lịch được đánh giá là bền vững cả về mặt kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường. Những nghiên cứu về du lịch cộng đồng tại Việt Nam có thể kể đến là tác giả Võ Quế trong cuốn “Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng tập 1” đã hệ thống cơ sở lý luận về du lịch dựa vào cộng đồng và nghiên cứu mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở khu vực châu Á và trong nước. Cũng với chủ đề này nhưng tác giả Bùi Thị Hải Yến trong cuốn “Du lịch cộng đồng” chú trọng nghiên cứu việc quy hoạch phát triển du lịch dựa vào cộng đồng Trong cuốn “Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” tác giả Phạm Trung Lương khẳng định sự cần thiết phải thu hút cộng đồng vào hoạt động du lịch, vấn đề chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch và các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái cũng được nghiên cứu chỉ ra. Góp mặt trong nghiên cứu về DLCĐ tại các khu bảo tồn, tác giả điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu nhất tại từng địa phương cụ thể có nội dung liên quan đến nghiên cứu. Với lập luận DLCĐ đem lại những thay đổi tích cực về đời sống vật chất và tinh thần, đồng thời gắn kết việc phát triển kinh tế với công tác bảo tồn tài nguyên du lịch và là xu hướng phát triển tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn hiện nay. Tác giả Trịnh Ngọc Anh (2013) với nghiên cứu “Phát triển du lịch cộng đồng tại vườn quốc gia U Minh Thượng” đã góp thêm một bằng chứng cho sự đúng đắn của lập luận trên qua việc phân tích các điều kiện phát triển du lịch, vai trò của các bên liên quan và đề xuất các giải pháp phát triển tại vườn quốc gia U Minh 5 Thượng. Trong một nghiên cứu khác, tác giả Vũ Văn Cường với đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa” đưa ra bức tranh tổng quan về du lịch cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Trên cơ sở đó đề tài đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch cộng đồng, góp phần đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương trong việc xóa đói giảm nghèo trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa truyền thống của cộng đồng địa phương. Liên quan đến sự tham gia của cộng đồng, luận án tiến sĩ “Nhận thức của người dân địa phương về tác động của du lịch và sự ủng hộ của họ cho phát triển du lịch: trường hợp vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam” tác giả Phạm Hồng Long đánh giá cao nhận thức của cộng đồng trong hoạt động du lịch, qua việc đề xuất và kiểm nghiệm mô hình nghiên cứu, tác giả muốn chứng minh sự hiểu biết của người dân tác động rất lớn đến quy hoạch, phát triển du lịch và là tài liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu về du lịch ở Hạ Long. Để phân tích, đo lường và đánh giá sự hiểu biết, thái độ, hành động của cộng đồng cư dân tham gia vào hoạt động du lịch tác giả Tạ Tường Vi đã sử dụng phương pháp KAP trong đề tài “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại địa đạo Củ Chi theo phương pháp KAP”. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự tham gia của cộng đồng trên 3 mặt là sự hiểu biết, thái độ và hành động của người dân trong hoạt động du lịch, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của họ. Trong một nghiên cứu khác, tác giả Lê Thị Huệ đã thực hiện việc “Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế” thông qua việc phân tích mức độ tham gia cũng như tìm hiểu sự hiểu biết của cộng đồng về những lợi ích của hoạt động du lịch. Nội dung này cũng được tác giả Phan Thị Thùy Linh đề cập trong “Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong lộ trình tour du lịch sinh thái cộng đồng Dấu ấn Tam Giang, Quảng Điền - Huế”. 6 Tại địa bàn Cù Lao Chàm, sự tham gia của cộng đồng chủ yếu được nghiên cứu nhiều nhất trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học. Trong lĩnh vực du lịch, đáng chú ý có đề tài nghiên cứu về “Lợi ích cộng đồng trong hoạt động du lịch tại khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An - Quảng Nam” do UNESCO phối hợp cùng Ban quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm thực hiện. Nghiên cứu này tập trung phân tích đối tượng hưởng lợi cũng như các lợi ích mang lại từ hoạt động du lịch tại khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm; chỉ ra các nhân tố tác động (tích cực và tiêu cực) tới khả năng khai thác lợi ích từ du lịch của cư dân vùng lõi. Hoạt động du lịch tại nơi đây cũng được tác giả Trần Xuân Mới (2012) đề cập trong nghiên cứu “ Phát triển du lịch sinh thái biển đảo Cù Lao Chàm - tỉnh Quảng Nam”. Ngoài việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận về du lịch sinh thái, tác giả còn phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch nơi đây Nhìn chung có nhiều nghiên cứu về du lịch cộng đồng đã được thực hiện ở Việt Nam, nhưng chủ yếu để đánh giá mức độ phát triển của loại hình du lịch này, việc nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng chỉ mang tính chung chung chưa cụ thể hoặc chỉ tập trung nghiên cứu nhận thức, sự hiểu biết của cộng đồng về những lợi ích do du lịch mang lại để tìm kiếm sự ủng hộ từ họ. Việc nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vẫn chưa chú trọng đến đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng trong từng hoạt động du lịch cụ thể cũng như tìm ra các nhân tố thúc đẩy hay rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia đó. Kết quả nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch của các tác giả trên thế giới và Việt Nam sẽ là nguồn tri thức quí giá cho tôi vận dụng vào nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là khảo sát mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm. Nhận diện những nhân tố thúc đẩy cũng như những rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng. Từ đó, đề xuất những giải pháp giúp tăng cường sự tham gia cũng như hạn chế tác động của rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm 7 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định như sau:  Thu thập và tổng hợp tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu;  Khảo sát, thu thập thông tin của cư dân Cù Lao Chàm liên quan đến nội dung nghiên cứu;  Tham vấn ý kiến của các bên liên quan;  Xử lý số liệu, đánh giá sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch;  Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm; 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mức độ tham gia của cộng đồng trong du lịch, các nhân tố thúc đẩy và rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong từng hoạt động du lịch bao gồm: hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch, hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch và lập kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch tại địa phương, hoạt động quảng bá du lịch. Nghiên cứu các nhân tố đóng vai trò thúc đẩy sự tham gia và những rào cản hạn chế sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm + Về không gian: khảo sát được thực hiện tại Cù Lao Chàm cụ thể ở Bãi Làng, Bãi Hương, Bãi Ông và Thôn Cấm + Về thời gian: đề tài được nghiên cứu từ tháng 10/2015 đến tháng 08/2016. Các thông tin, số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu được giới hạn từ năm 2011 đến năm 2015. 8 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu 5.1. Phương diện lý thuyết Trên phương diện lý thuyết, thứ nhất bài nghiên cứu đã góp phần khẳng định thêm tính hợp lý và hữu ích khi sử dụng phương pháp kết hợp định tính và định lượng để nghiên cứu mức độ tham gia của cộng đồng cũng như các nhân tố thức đẩy, các rào cản hạn chế sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch. Thứ hai, những nghiên cứu lý luận của bài nghiên cứu này có thể giúp ích cho việc xây dựng nền tảng lý thuyết cho các nghiên cứu về mức độ tham gia, rào cản tham gia và nhân tố thúc đẩy liên quan đến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004690_1173_2003055.pdf
Tài liệu liên quan