Bọ trĩ F.intonsa thuộc học Thripidae: bộ phụ Terebrantia các giai đoạn
phát dục gồm trứng, sâu non tuổi 1 và tuổi 2, tiền nhộng, nhộng và trưởng
thành. Trứng được đẻ trong mô lá hoặc hoa, sâu non hoạt động dũa hút trên
bề mặt dưới của lá và hoa, khi đẫy sức (giai đoạn cuối tuổi 2) chúng tìm nơi
thích hợp để hóa nhộng. Phần lớn bọ trĩ hóa nhộng trong đất (Lewis 1997)
[58]. Từ tập tính đó đã phần nào chứng minh rằng các kiểu chân đất có ảnh
hưởng tới quần thể bọ trĩ nói chung và loài F. intonsa nói riêng.
Tiến hành điều tra mật độ của bọ trĩ F. intonsa trên giống lạc L14 ở ba
chân đất: đất cát, đất cát pha, đất thịt tại Nghi Lộc - Nghệ An. Kết quả thu
được chúng tôi trình bày tại hình 3.18
Tại hình 3.18 cho thấy mật độ bọ trĩ cao ở chân đất cát là 1,69 con/lá,
thấp nhất là đất thịt là 1,06 con/lá. Sở dĩ có kết quả chân đất cát có mật độ
cao hơn đất thịt là do đất cát có thành phần cơ giới nhẹ, thoáng tạo điều kiện
thích hợp để sâu non đẫy sức hóa nhộng.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch của chúng, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài Frankliniella intonsa Trybom và biện pháp phòng trừ ở Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đó H là hiệu lực của thuốc (%)
Ta
là số bọ trĩ sống sót ở công thức thí nghiệm sau phun thuốc
Tb là số bọ trĩ sống sót ở công thức thí nghiệm trước phun thuốc
Ca là số bọ trĩ sống sót ở công thức đối chứng sau phun thuốc
Cb là số bọ trĩ sống sót ở công thức đối chứng trước phun thuốc
2.6 Phương pháp tính toán số liệu
Số liệu sẽ được tính toán và xử lý theo chương chình thống kê Excel
( X ở độ tin cậy 95%, =
n
tS .
) trong đó là sai số ước lượng, S là độ
lệch chuẩn, t= 1,96 (giá trị tra bảng Student ở mức ý nghĩa =0,05); n là
dung lượng mẫu thí nghiệm) và các chỉ tiêu khác được xử lý theo chương
trình IRRISTAT dùng cho khối Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật
Dùng phương pháp thống kê so sánh Duncan giữa các công thức thí
nghiệm ở xác suất P 0,05 và P 0,01.
` 56
ơ 3
KẾ QUẢ Ê ỨU V ẢO LUẬ
3.1 Kết quả nghiên cứu về thành phần loài, phạm vi ký chủ, tác hại và
triệu trứng của bọ trĩ hại lạc
3.1.1 Thành phần bọ trĩ gây hại lạc tại Nghệ An
Tiến hành điều tra thu thập toàn bộ các mẫu bọ trĩ gây hại trên nõn, lá,
hoa, quả non lạc từ năm 2008 đến năm 2010 tại Nghệ An để xác định thành
phần bọ trĩ hại lạc. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.1.
Bả 3.1. à p ầ b trĩ ạ ây lạ ăm 2008 - 2010 tạ ệ A
TT Tên khoa học của loài Mức độ phổ biến Bộ phận bị hại
Terebrantia: Thripidae
1 Frankliniella intonsa Trybom +++ Hoa
2 Frankliniella schultzei Trybom + Lá, hoa
3 Megalurothrips usitatus Bagnall +++ Lá và hoa
4 Megalurothrips sjostedti Trybom + Hoa
5 Scirtothrips dorsalis Hood ++ Lá
6 Thrips palmi Karny + Lá, hoa
7 Thrips tabaci Lindeman + Lá, hoa
8 Thrips hawaiiensis Morgan + Hoa
Tubulifera: Phlaeothripidae
9 Haplothrips gowdeyi Franklin - Ngọn, lá, hoa
Ghi chú:
- : Rất ít phổ biến (với độ thường gặp < 5%);
+ : Ít phổ biến (với độ thường gặp 5 - 25%);
++ : Phổ biến (với độ thường gặp 26 - 50%);
+++ : Rất phổ biến (với độ thường gặp >50%).
` 57
Như vậy, trong quá trình điều tra theo dõi chúng tôi đã thu thập và xác
định được 9 loài bọ trĩ đó là: Frankliniella intonsa Trybom, Frankliniella
schultzei Trybom, Megalurothrips usitatus Bagnall, Megalurothrips sjostedti
Trybom, Scirtothrips dorsalis Hood, Thrips palmi Karny, Thrips tabaci
Lindeman, Thrips hawaiiensis Morgan và Haplothrips gowdeyi Franklin
thuộc 2 họ Thripidae và Phlaeothripidae và thuộc 2 phân bộ Terebrantia và
Tubulifera. Trong đó, họ Thripidae có 8 loài và chỉ có một loài duy nhất
thuộc họ Phlaeothripidae.
Cả bọ trĩ trưởng thành và bọ trĩ non của 9 loài bọ trĩ mà đã thu thập
được đều gây hại chủ yếu trên lá, hoa và ngọn. Trong đó, loài Frankliniella
intonsa Trybom gây hại hoa ở mức độ rất phổ biến trên lạc vụ xuân tại
Nghệ An.
Hai loài Frankliniella intonsa Trybom và Megalurothrips usitatus
Bagnall đều phát sinh ở mức độ rất phổ biến trên cây lạc từ khi cây lạc còn
nhỏ đến khi kết thúc giai đoạn đâm tia, hình thành quả tại Nghệ An. Hai loài
này chiếm tỷ lệ lớn số lượng bọ trĩ gây hại trên hoa.
Ngoài ra, loài bọ trĩ vàng Scirtothrips dorsalis Hood trong suốt quá
trình điều tra thu thập mẫu chúng tôi chỉ thu bắt được loài này ở trên lá lạc ở
mức độ phổ biến (độ thường gặp > 25 - 50%).
Hai loài Thrips hawaiiensis Morgan và loài Megalurothrips sjostedti
Trybom chúng tôi thu được ở trên hoa với mức độ ít phổ biến (độ thường gặp
5 - 25%). Các loài còn lại chúng tôi thu bắt được trên lá, hoa hoặc ngọn.
Đặc biệt loài Haplothrips gowdeyi Franklin gây hại cả trên hoa, lá và ngọn.
Cho đến nay đã có một số kết quả nghiên cứu công bố thành phần bọ
trĩ hại cây lạc ở nước ta (Ngô Quỳnh Hoa, 2007;Viện Bảo vệ thực vật, 1999;
Phạm Thị Vượng, 1998). Tập hợp các kết quả này cho thấy có 13 loài bọ trĩ
đã ghi nhận hại cây lạc ở Việt Nam (bảng 3.2).
` 58
Bả 3.2 à p ầ l à b trĩ ạ lạ đã ậ đ ợ ở V ệt m
Tên khoa học của bọ trĩ
Nguồn tài liệu công bố
Nguyễn
Đức
Thắng
(2010)
Ngô
Quỳnh
Hoa
(2007)
Phạm
Thị
Vượng
(1998)
Viện Bảo
vệ thực vật
(1999)
Calliothrips indicus Bagnall - - - +
Frankliniella intonsa Trybom + + - -
Frankliniella schultzei Trybom + - + -
Megalurothrips usitatus Bagnall + - + -
Megalurothrips sjostedti Trybom + - - -
Megalurothrips sp. - + - -
Scirtothrips dorsalis Hood + + + +
Thrips palmi Karny + + + -
Thrips tabaci Lindeman + + - -
Thrips hawaiiensis Morgan + + - -
Haplothrips aculeatus Fabricius - - - +
Haplothrips gowdeyi Franklin + - - -
Haplothrips sp. - + - -
Ghi chú: + : đã được phát hiện;
- : không phát hiện được
Bảng 3.2 cho thấy có 7 loài phát hiện được trong các năm 2008-2010
tại Nghệ An trùng với các kết quả đã công bố ở trên và kết quả công bố của
Lưu Tham Mưu và cộng sự (2009)[13] ; đồng thời có 2 loài lần đầu tiên ghi
nhận bổ sung cho thành phần bọ trĩ hại lạc ở Việt Nam. Đó là loài
Megalurothrips sjostedti (Thripidae) và Haplothrips gowdeyi
(Phlaeothripidae). Ngược lại, chúng tôi chưa phát hiện thấy các loài bọ trĩ
Haplothrips aculeatus, Calliothrips indicus, Megalurothrips sp. và loài
Haplothrips sp. mà các tài liệu khác đã ghi nhận được.
` 59
3.1.2 Bảng định loại pha trưởng thành cái các loài bọ trĩ hại lạc tại Nghệ An
Dựa vào đặc điểm hình thái của 09 loài bọ trĩ hại lạc thu được tại Nghệ
An, chúng tôi đã bước đầu xây dựng khóa định loại đến loài của pha trưởng
thành bọ trĩ như sau:
1. - Cơ thể trưởng thành có đốt cuối bụng kéo dài dạng ống.........................10
- Cơ thể trường thành có đốt cuối bụng không kéo dài dạng ống................2
2. - Mép bên của bụng không có mảnh lược (ctenidia). Cánh màu nâu, ¼ phía
gốc cánh màu sáng và xen kẽ sẫm và nhạt; Mép sau đốt bụng VIII có hàng
lông dạng lược nhỏ và mảnh ở hai bên, phần giữa không có dạng lông
này.......................................................................................................... ........9
- Mép bên của đốt bụng VI-VIII có đôi mảnh lược (ctenidia). Cánh màu
nhạt với lông màu đậm tạo thành 2 đường vân kéo dài đến cuối cánh.............3
3- Râu đầu có 8 đốt (hoặc 7 đốt), đốt bụng thứ V-VII có những hàng lông nhỏ
ở 2 bên sườn............................................................................................................5
- Râu đầu có 8 đốt (hoặc 7 đốt), đốt bụng thứ V-VII kh ông có những hàng
lông nhỏ ở 2 bên sườn.............................................................................................6
5.- Râu đầu có 8 đốt, đốt bụng thứ V-VII có những hàng lông nhỏ ở 2 bên sườn,
Đốt bụng thứ VIII có những hàng lông nhỏ ở giữa. Cánh trước có lông ở mép
trước, gân thứ 2 chỉ có 2 lông. giữa bụng có màu đậm, râu đầu có 8 đốt, màu nhạt,
đầu có 1 đôi lông nằm giữa 2 mắt đơn phía sau, mảnh lưng ngực trước có 4 đôi
lông ở mép sau, mảnh lưng ngực giữa có sọc ngang chạy dài. Lông ở mảnh lưng
ngực sau không nằm sát mép trước.................................Scirtothrips dorsalis Hood
- Râu đầu 8 đốt, màu nâu, nhưng đốt thứ III và gốc đốt thứ IV màu vàng
Cánh trước màu nâu, gốc cánh màu nhạt; Hàng gân thứ nhất của cánh trước có 3
lông nằm ở khoảng giữa cánh đến ngọn cánh. Mép sau của mặt lưng đốt bụng
thứ VIII có hàng lông dạng lược ngắn và mảnh.........Thrips hawaiiensis Morgan
6. - Râu đầu có 8 đốt; Mép bên của đốt bụng VI-VIII có đôi mảnh lược
` 60
(ctenidia) nằm trước lỗ thở...............................................................................7
- Râu đầu có 7 đốt (đôi khi 8 đốt), Mép bên của đốt bụng VI-VIII có đôi
mảnh lược (ctenidia) nằm sau lỗ thở tính từ mép bụng vào giữa bụng...........8
7. - Đốt râu III đến V màu vàng ở phần gốc, đốt râu VI-VIII nâu, đốt VIII
dài hơn đốt VII; mép sau của đốt bụng VIII có hàng lông dạng lược cùn hơi
phình ra ở gốc...................................................Frankliniella schultzei Trybom
- Đốt râu I và đốt II màu nâu (đốt II đậm hơn), đốt thứ III - V màu vàng
đậm, đỉnh đốt IV và đốt V màu nâu đậm, đốt VI - VIII màu nâu; chiều dài
của đốt VII và đốt VIII bằng ½ đốt VI. Chân màu vàng, chày chân sau có
hàng lông gai ở mép trong. mép sau của mặt lưng đốt bụng thứ VIII có hàng
lông dạng lược mảnh và dài................................Frankliniella intonsa Trybom
8. - Râu đầu 7 đốt; râu đầu đốt thứ III màu đậm ở đỉnh; đốt thứ IV, thứ V
đậm nhưng nhạt ở gốc; đốt thứ VI và thứ VII đậm; đốt râu thứ III và thứ IV
có cơ quan cảm giác hình nón chia 2 nhánh. Cánh trước: hàng gân thứ nhất
của cánh trước có 7 lông ở gốc và 2 hoặc 3 lông ở ngọn, hàng gân thứ hai có
12 lông xếp thành hàng ngang, mép sau của mặt lưng đốt bụng thứ VIII có
hàng lông dạng lược dài......................................................Thrips palmi Karny
- Râu đầu có 7 đốt, màu nhạt, mỗi đốt râu đều có 2 màu (phần gốc màu
nhạt, phần ngọn màu đậm hơn) trừ đốt gốc; đốt râu thứ VII dài bằng 1/3
chiều dài đốt VI. Cánh trước có lông ở mép trước, gân thứ nhất có 3 lông ở
gần cuối cánh, gân thứ 2 có 14 lông, đốt bụng thứ V có những hàng lông nhỏ
ở 2 bên sườn, mép sau của mặt lưng đốt bụng thứ VIII có hàng lông dạng
lược mảnh và dài........................................................ .Thrips tabaci Lindeman
9. - Mảnh lưng ngực trước có 2 đôi lông dài ở mép trước, mép sau có 3 đôi
lông. Đường vân thứ nhất của cánh có lông dài và chỗ màu nhạt gần cuối
cánh chỉ có 1 lông, màu sẫm cuối cánh có 1 lông; gân thứ 2 có 13-15 lông.
Mép mép sau đốt bụng VIII có hàng lược mảnh ở hai bên mép, ở phần giữa
` 61
bụng không có hàng lược này.........................Megalurothrips usitatus Bagnall
- Gân cánh thứ nhất có hàng lông đứt đến cuối có 2 lông, gân thứ hai kéo dài
đến cuối cánh ...................................... Loài Megalurothrips sjostedti Trybom
10. - Râu đầu 8 đốt; râu đầu đốt thứ VII, VIII và đốt gốc màu đậm; đốt thứ
II đậm nhưng nhạt phần sát với đốt III; đốt thứ III đến đốt thứ VI màu nhạt.
Giữa mảnh lưng ngực sau xương hình chữ U. đốt cuối bụng kéo dài dạng
ống. Cánh trước và cánh sau: không màu, trong suốt, có lông dài xung quanh
cánh....................................................................Haplothrips gowdeyi Franklin
3.1.3 Đặc điểm hình thái của các loài bọ trĩ hại lạc tại Nghệ An
3.1.3.1 Loài Frankliniella intonsa Trybom (Hình 3.1)
* Pha trứng
Trứng của bọ trĩ có màu trắng nhạt, vàng hoặc nâu tối, hình trụ hoặc
dạng hình quả đậu. Các quả trứng được đẻ đơn lẻ vào trong mô lá nhờ máng
đẻ trứng. Trứng có chiều dài lớn nhất là 0,25 mm, nhờ nhất là 0,23 mm trung
bình là 0,224 ± 0,01 mm.
* Pha bọ trĩ non
Bọ trĩ non có 2 tuổi, cũng giống như ở các loài côn trùng khác bọ trĩ
non lớn lên một cách nhanh chóng ngay sau khi trứng nở. Bọ trĩ non tuổi 1
lúc mới nở có màu trắng sữa về sau chuyển sang màu trắng đục kích thước cơ
thể lớn hơn. Bọ trĩ non tuổi 1 có chiều dài lớn nhất 0,57 mm, nhỏ nhất
0,40mm, trung bình 0,470 ± 0,02 mm. Bọ trĩ non tuổi 2 có chiều dài lớn nhất
0,82mm, chiều dài nhỏ nhất 0,70mm, trung bình 0,760 ± 0,01 mm. Bọ trĩ
non tuổi1, 2 giống như bọ trĩ trưởng thành chỉ khác ở chỗ bọ trĩ trưởng thành
có cánh và cơ quan sinh dục. Cả Bọ trĩ non tuổi 1 và 2 đều có 2 phần phụ
miệng giũa hút với 2 mảnh nghiền trong và hàm trên bên trái phát triển. Sự
khác nhau giữa Bọ trĩ non tuổi 1 và 2 là kích thước cơ thể lớn hơn, bụng
phình to và có màu vàng còn bọ trĩ non tuổi 1 có màu trắng sữa.
` 62
Bọ trĩ non tuổi 2 râu đầu có thể nhìn thấy rõ và mắt kép có màu hơi đỏ.
* Tiền nhộng và nhộng giả
Là giai đoạn không ăn nằm bất động. Mắt kép, mắt đơn cánh trước,
cánh sau đang phát triển và ống đẻ trứng của bọ trĩ trưởng thành xuất hiện rõ
qua lớp cu tin của giai đoạn nhộng. Đốt ngực trước và đốt ngực sau của
nhộng nối vững chắc hơn so với bọ trĩ trưởng thành.
Giai đoạn tiền nhộng hình thái bên ngoài gần giống như bọ trĩ non tuổi
2, nhưng nó ít di chuyển hơn. Giai đoạn này được phân biệt bởi hai đôi mầm
cánh, đôi mầm cánh trước kéo dài đến đốt bụng thứ ba.
Giai đoạn nhộng giả phân biệt với giai đoạn tiền nhộng nhờ đôi mầm
cánh trước kéo dài đến đốt bụng thứ 8 và râu đầu quặt chặt về phía sau.
Giai đoạn nhộng giả bất động, sự thay đổi cấu trúc phù hợp với côn
trùng có cánh.
* Bọ trĩ trưởng thành
Bọ trĩ trưởng thành đực cũng tương tự như con cái nhưng kích thước
nhỏ hơn.Cơ thể trưởng thành dài khoảng 1,5 đến 1,8 mm, rộng khoảng 0,3
đến 0,4 mm; đầu và ngực màu nâu vàng sẫm, ngực giữa và ngực sau màu
đậm hơn, bụng màu màu nâu đen; râu đầu có 8 đốt, trong đó có đốt 1 và đốt 2
màu nâu (đốt 2 đậm hơn), đốt thứ 3 - 5 màu vàng đậm, đỉnh đốt 4 và đốt 5
màu nâu đậm, đốt 6 - 8 màu nâu, đốt râu 3 và 4 đều có cơ quan cảm giác chia
2 nhánh, đầu chiều rộng lớn hơn chiều dài, phình ra ở phần gốc, chiều dài của
đốt 7 và đốt 8 bằng ½ đốt 6. Chiều dài của đầu ngắn hơn ½ của mảnh lưng
ngực trước. Lông ở giữa 2 mắt đơn sau rất phát triển. Chân màu vàng, chày
chân sau có hàng lông gai ở mép trong, trên mảnh ngực trước có 5 đôi lông
dài, lông ở góc trước hơi dài hơn lông ở mép trước, các đôi lông ở góc sau
dài hơn đôi lông ở giữa, mảnh lưng ngực sau có 1 đôi lông dài nằm sát mép
trước, cánh trước màu vàng, gân đều có lông dài và màu đậm, diềm lông mép
` 63
sau lượn sóng, mép sau của mặt lưng đốt bụng thứ VIII có hàng lông dạng
lược mảnh và phình ra ở gốc; mảnh lược (ctenidia) nằm trước lỗ thở tính từ
mép bụng vào giữa bụng, mép sau của mặt lưng đốt bụng thứ VIII có hàng
lông dạng lược mảnh và dài. Loài này chỉ xuất hiện trên cây lạc ở giai đoạn
ra hoa nhưng mật độ không cao, chúng dần dần biến mất ở giai đoạn cuối vụ
thu hoạch. Kích thước cơ thể của loài bọ trĩ Frankliniella intonsa Trybom
được chúng tôi trình bày bảng 3.3.
Bả 3.3. Kí t ơ t ể á p p át ụ ủ b trĩ Frankliniella
intonsa ryb m (V ệ K K Bắ ru Bộ, 2009)
p át ụ
ều à (mm)
ỏ ất L ất Trung bình
Trứng 0,23 0,25 0,244 ± 0,01
Bọ trĩ non tuổi 1 0,40 0,57 0,470 ± 0,02
Bọ trĩ non tuổi 2 0,70 0,82 0,760 ± 0,01
Tiền nhộng 0,80 0,85 0,760 ± 0,03
Nhộng giả 0,87 0,90 0,870 ± 0,01
Trưởng thành cái 0,77 1,26 1,010 ± 0,01
Trưởng thành đực 0,82 1,01 0,880 ± 0,02
Kết quả mô tả đặc điểm hình thái loài F. intonsa của chúng tôi chi tiết
hơn so với mô tả của Hà Quang Dũng và Hà Quang Hùng (2005)[3]. Đặc biệt
khác so với công bố của các tác giả này, đối với pha trưởng thành chúng tôi
đã đo được kích thước của trưởng thành đực và trưởng thành cái; kích thước
các pha phát dục loài F. intonsa hại lạc đều nhỏ hơn so với kích thước của
loài này hại trên cây cam, quýt (trứng là 0,26±0,014 mm; bọ trĩ non tuổi 1 là
0,78±0,023 mm; bọ trĩ non tuổi 2 là 1,18±0,027 mm; tiền nhộng là
1,29±0,022 mm; nhộng giả là 1,31±0,010 mm và trưởng thành là
1,457±0,003 mm)
` 64
A. r ở t à á B. âu đầu
. ầu D. Mả l ự tr
E. Mả l ự ữ và s u F. á tr
G. ốt bụ t ứ V F. intonsa
. ì ạ mút bụ ủ tr ở
thành cái
Hình 3.1 Đặc điểm hình thái của Frankliniella intonsa (Trybom)
(Nguồn: Hà Thanh Hương và Nguyễn Đức Thắng 2010 )
` 65
A. r ở t à á
B. ầu, râu và mả l ự
tr
. Mả l ự ữ và s u D. á tr
E. ốt bụ t ứ V
F. ì ạ mút bụ ủ
tr ở t à á
Hình 3.2 Đặc điểm hình thái của Frankliniella schultzei Trybom
` 66
A. r ở t à á B. âu đầu
. ầu D. Mả l ự tr c
E. Mả l ự ữ và s u F. á tr
. ốt bụ t ứ V . ì ạ mút bụ ủ t à á
Hình 3.3 Đặc điểm hình thái của Megalurothrips usitatus Bagnall
` 67
3.1.3.2 Loài Frankliniella schultzei Trybom (Hình 2.2)
Cơ thể trưởng thành cái màu nâu, mảnh lưng ngực trước màu sáng
hơn. Râu đầu có 8 đốt, màu nâu, đốt râu III đến V màu vàng ở phần gốc của
mỗi đốt và đều có cơ quan cảm giác chia 2 nhánh, đốt râu VI-VIII nâu, đốt
VIII dài hơn đốt VII. Đầu có chiều rộng lớn hơn chiều dài, có 3 đôi lông ở
mắt đơn, đôi lông thứ 3 sát với mép trước của mắt đơn sau. Mảnh lưng ngực
có 5 đôi lông chính, mảnh lưng ngực giữa có 2 đôi lông ở mép trước. Cánh
màu nhạt với lông màu đậm tạo thành 2 đường vân kéo dài đến cuối cánh.
Mép bên của đốt bụng VI-VIII có đôi mảnh lược (ctenidia) nằm trước lỗ thở,
mép sau của đốt bụng VIII có hàng lông dạng lược cùn hơi phình ra ở gốc.
Trưởng thành đực tương tự trưởng thành cái nhưng kích thước nhỏ
hơn, mép bên của đốt bụng VIII có một vài răng ở mép trước, đốt IX ở giữa
có đôi lông ngắn hơn ở mép bên.
3.1.3.3 Loài Megalurothrips usitatus Bagnall (Hình 3.3)
Trưởng thành cái cơ thể màu nâu, bàn và đầu của chày chân giữa và
sau và chày chân trước màu vàng. Râu đầu có 8 đốt, đốt III và đến nâu sáng,
đốt III và IV có cơ quan cảm giác chia 2 nhánh. Đầu chiều rộng bằng chiều
dài, có 3 đôi lông của mắt đoen, đôi lông thứ 3 nằm trên mép trước của cạnh
tam giác mắt đơn và dài hơn khoảng cách giữa các mắt kép, lông mép sau
ngắn. Mảnh lưng ngức trước có 2 đôi lông dài ở mép trước, mép sau có 3 đôi
lông. Cánh màu nâu, ¼ phía gốc cánh màu sáng và xen kẽ sẫm và nhạt,
đường vân thứ nhất có lông dài và chỗ màu nhạt gần cuối cánh chỉ có 1 lông,
màu sẫm cuối cánh có 1 lông; gân thứ 2 có 13-15 lông (trưởng thành cái).
Mép bên của bụng không có mảnh lược (ctenidia), mép sau đốt bụng VIII có
hàng lược mảnh ở hai bên mép, ở phần giữa bụng không có hàng lược này.
3.1.3.4 Loài Megalurothrips sjostedti Trybom (hình 3.4)
Trưởng thành cái màu nâu, bàn chân, đốt chày chân trước và râu đầu đốt
` 68
3 màu sáng. Cánh màu nâu, ¼ về phía gốc màu sáng và xen kẽ màu sáng và
sẫm. Râu đầu có 8 đốt. Đầu chiều rộng bằng chiều dài, có 3 đôi lông của mắt
đơn, đôi lông thứ 3 dài dài đến mép trước của tam giác mắt đơn. Mảnh lưng
ngực trước có 2 đôi lông mép trước, mép sau có 3 đôi lông. Gân cánh thứ nhất
có hàng lông đứt đến cuối có 2 lông, gân thứ hai kéo dài đến cuối cánh. Mép
bên của bụng không có mảnh lược (ctenidia). Mép sau đốt bụng 8 có hàng
lông dạng lược nhỏ và mảnh ở hai bên, phần giữa không có dạng lông này.
Trưởng thành đực nhỏ và màu sáng, râu đầu mảnh, chân thường
màu vàng.
3.1.3.5 Loài Scirtothrips dorsalis Hood (Hình 3.5)
Cơ thể mới vũ hoá màu trắng, sau chuyển thành màu vàng đậm, giữa
bụng có màu đậm, râu đầu có 8 đốt, màu nhạt, đầu có 1 đôi lông nằm giữa 2 mắt
đơn phía sau, mảnh lưng ngực trước có 4 đôi lông ở mép sau, mảnh lưng ngực
giữa có những sọc ngang chạy dài. Lông ở mảnh lưng ngực sau không nằm sát
mép trước, Cánh trước có lông ở mép trước, gân thứ 2 chỉ có 2 lông, đốt bụng
thứ V-VII có những hàng lông nhỏ ở 2 bên sườn (đây là đặc điểm phân biệt của
giống Scitothrips), Đốt bụng thứ VIII có những hàng lông nhỏ ở giữa.
3.1.3.6 Loài Thrips palmi Karny (Hình 3.6)
Cơ thể màu vàng nhạt, râu đầu 7 đốt; râu đầu đốt thứ III màu đậm ở
đỉnh; đốt thứ IV, thứ V đậm nhưng nhạt ở gốc; đốt thứ VI và thứ VII đậm;
đốt râu thứ III và thứ IV có cơ quan cảm giác hình nón chia 2 nhánh, đầu có 1
đôi lông ở gần mắt đơn thứ nhất và 1 đôi lông nhỏ hơn ở gần mắt kép, mảnh
lưng ngực trước có 2 đôi lông ở góc mép sau, giữa mảnh lưng ngực sau có 1
đôi lông, Cánh trước: hàng gân thứ nhất của cánh trước có 7 lông ở gốc và 2
hoặc 3 lông ở ngọn, hàng gân thứ hai có 12 lông xếp thành hàng ngang, mép
sau của mặt lưng đốt bụng thứ VIII có hàng lông dạng lược dài và mảnh lược
(ctenidia) nằm sau lỗ thở tính từ mép bụng vào giữa bụng.
` 69
A. r ở t à á B. âu đầu
. ầu D. Mả l ự tr
E. Mả l ự s u
F. á tr
. ốt bụ t ứ V . ì ạ mút bụ
ủ tr ở t à á
Hình 3.4 Đặc điểm hình t á ủ Megalurothrips sjostedti Trybom
` 70
A. r ở t à á B. âu đầu
. ầu D. Mả l ự tr E. Mả l ự s u
F. á tr . ốt bụ V-VII
. ốt bụ t ứ V . ì ạ mút bụ ủ tr ở t à á
Hình 3.5 Đặc điểm hình thái của Scirtothrips dorsalis Hood
(Nguồn. Laurence A. Mound và Hà Thanh Hương)
` 71
A. r ở t à á B. âu đầu
. ầu D. Mả l ự tr
E. Mả l ự s u F. á tr
. ốt bụ t ứ V
Hình 3.6 Đặc điểm hình thái của Thrips palmi Karny
(Nguồn: Laurence A. Mound và Hà Thanh Hương 2009)
` 72
A. r ở t à á B. âu đầu
. ầu D. Mả l ự tr
E. Mả l ự s u F. á tr
. ốt bụ V . ốt bụ t ứ V
Hình 3.7 Đặc điểm hình thái của Thrips tabaci Lindeman
(Nguồn: Laurence A. Mound và Hà Thanh Hương 2009)
` 73
A. r ở t à á B. âu đầu
. ầu D. Mả l ự tr
E. Mả l ự s u F. Cánh tr
. ốt bụ t ứ V
H. ì ạ mút bụ
ủ tr ở t à á
Hình 3.8 Đặc điểm hình thái của Thrips hawaiiensis Morgan
` 74
A. r ở t à á B. âu đầu
. ầu D. Mả l ự tr
E. Mả l ự s u F. á tr
. ốt bụ uố
Hình 3.9 Đặc điểm hình thái của Haplothrips gowdeyi Franklin
` 75
3.1.3.7 Loài Thrips tabaci Lindeman (Hình 3.7)
Cơ thể trưởng thành mới vũ hoá màu trắng, sau chuyển thành màu
vàng hơi nâu, cơ thê dài 1mm. Râu đầu có 7 đốt, màu nhạt, mỗi đốt râu đều
có 2 màu (phần gốc màu nhạt, phần ngọn màu đậm hơn) trừ đốt gốc; đốt râu
thứ 7 dài bằng 1/3 chiều dài đốt 6. Đầu có 1 đôi lông nằm dưới 2 mắt đơn
phía sau, chiều dài của đầu và mảnh lưng ngực trước gần bằng nhau. Mảnh
lưng ngực trước có 3 đôi lông dài ở mép sau, mảnh lưng ngực giữa có 2 đôi
lông ở mảnh lưng ngực sau nằm sát mép trước, Cánh trước có lông ở mép
trước, gân thứ nhất có 3 lông ở gần cuối cánh, gân thứ 2 có 14 lông, đốt bụng
thứ V có những hàng lông nhỏ ở 2 bên sườn, mép sau của mặt lưng đốt bụng
thứ VIII có hàng lông dạng lược mảnh và dài.
Bọ trĩ T. tabaci xuất hiện sớm ngay từ khi cây lạc ở giai đoạn 3-4 lá
thật, mới đầu chúng xuất hiện trên mặt dưới của lá, sau đó mật độ tăng dần
nhưng ở mức độ thấp (0,5 con trên lá). Khi cây lạc ra hoa, quần thể bọ trĩ T.
tabaci chủ yếu được tìm thấy trong hoa và sau đó vào giai đoạn thu hoạch thì
quần thể bọ trĩ T. tabaci hoàn toàn biến mất.
3.1.3.8 Loài Thrips hawaiiensis Morgan (Hình 3.8)
Trưởng thành cái:
- Cơ thể dài khoảng 1,5 mm; màu nâu hoặc có 2 màu (đầu và ngực
màu vàng đến da cam, bụng màu nâu); phủ lông màu nâu. Râu đầu 7 hoặc 8
đốt, màu nâu, nhưng đốt thứ III và gốc đốt thứ IV màu vàng. Đầu chiều rộng
lớn hơn chiều dài; không có đôi lông ở gần với mắt đơn thứ nhất. Mảnh lưng
ngực trước có 2 đôi lông dài ở góc mép sau, 3 hoặc 4 đôi lông nhỏ hơn chạy
dọc theo mép sau. Giữa mảnh lưng ngực sau có 1 đôi lông nằm gần mép
trước. Cánh trước màu nâu, gốc cánh màu nhạt; Hàng gân thứ nhất của cánh
trước có 3 lông nằm ở khoảng giữa cánh đến ngọn cánh. Mép sau của mặt
lưng đốt bụng thứ VIII có hàng lông dạng lược ngắn và mảnh; mảnh lược
(ctenidia) nằm sau lỗ thở tính từ mép bụng vào giữa bụng.
` 76
3.1.3.9 Loài Haplothrips gowdeyi Franklin (Hình 3.9)
Trưởng thành cái:
- Cơ thể màu nâu sẫm. Râu đầu 8 đốt; râu đầu đốt thứ VII, VIII và đốt
gốc màu đậm; đốt thứ II đậm nhưng nhạt phần sát với đốt III; đốt thứ III đến
đốt thứ VI màu nhạt. Đầu có chiều dài dài hơn chiều rộng. Mảnh lưng ngực
trước có 2 đôi lông ở mép trước và 2 đôi lông ở mép sau. Giữa mảnh lưng
ngực sau xương hình chữ U. Cánh trước và cánh sau không màu, trong suốt,
có lông dài xung quanh cánh. Đốt cuối bụng kéo dài dạng ống.
3.2 Đặc điểm sinh học của loài bọ trĩ Frankliniella intonsa Trybom
3.2.1 Ký chủ và mức độ gây hại của bọ trĩ Frankliniella intonsa Trybom
Bả 3.4. à p ầ ây ý ủ và mứ độ ây ạ ủ b trĩ F. intonsa
tạ ệ A ăm 2008
TT
ê V ệt
Nam
ê
Mứ độ ây ạ qu á t á tr ăm 2008
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 Cà chua
Lycopersicon
esculentum
+ ++ +++ ++ + + ++ ++ + +
2 Lạc Arachis hypogaea + +++ +++ + ++ ++ +
3 Ớt Capsicum annuum + + ++ ++ + + + +
4 Đậu trạch Phaseolus vulgaris + + + ++ ++ +++ + +
5 Đậu cô ve Phaseolus vulgaris + ++ ++ + + +
6 Đậu đũa Vigna unguiculata + + + + +
7 Đậu xanh Vigna aurea + + + +
8 Đậu tương Glycine max + + + + +
9 Đơn buốt Bidens pilosa + + + ++ ++ ++ + + ++ ++ ++ +
10 Lúa Oryzae sativa + + + + + + +
11 Hoa cúc Chrysanthemum
indicum
++ ++ ++ ++ + + ++ ++ ++ ++ ++
12 Hoa hồng Rosa spp ++ ++ ++ ++ ++ + + ++ ++ ++
* Ghi chú: + gây hại nhẹ, ++ gây hại trung bình, +++ gây hại nặng
` 77
Theo kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy bọ trĩ Frankliniella intonsa
là loài sâu hại tấn công lên nhiều loại cây trồng khác nhau gồm 146 loài cây
trồng khác nhau. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bọ trĩ F. intonsa
gây hại ở 12 loại cây ký chủ.
Kết quả điều tra của chúng tôi cũng cho thấy trên cây lạc bọ trĩ F.
intonsa gây hại nặng trong tháng 4 và tháng 5 (trong thời kỳ cuối vụ xuân và
đầu vụ hè) và trong tháng 10 và 11 gây hại trung bình; còn tháng 3, 6 và 12
trong năm thì mức gây hại của bọ trĩ F. intonsa là không đáng kể. Khi không
có cây lạc trên ruộng, bọ trĩ F. intonsa chuyển lên gây hại các cây ký chủ
khác. Tháng 12, 1 và 2 loài bọ trĩ này gây hại trên cây đơn buốt, hoa cúc và
hoa hồng, chờ đợi để tấn công lên cây lạc vào vụ xuân tiếp theo.
Sự gây hại của bọ trĩ F. intonsa cũng giống như các loài côn trùng hại
khác thuộc bộ cánh tơ Thysanoptera, chúng gây hại trên các bộ phận cây
bằng con đường dũa hút. Chúng hút dịch lá cây làm cho bề mặt lá xuất hiện
những chấm đốm li ti, về sau những đốm này chuyển thành màu nâu vàng.
Khi bị bọ trĩ gây hại nặng lá bị biến dạng cong queo, giảm khả năng quang
hợp của cây.
Hình 3.10.a Mặt trước lá không
bị hại
Hình 3.10.b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bvtv_la_nguyen_duc_thang_4923_2005289.pdf