MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài.1
2. Cơ sở khoa học.3
3. Mục tiêu nghiên cứu.4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4
5. Phương pháp nghiên cứu.5
6. Những đóng góp mới của luận án .5
7. Cấu trúc của luận án .5
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG
VÀ CÁC ĐẶC TÍNH CƠ HỌC CỦA BÊ TÔNG SỬ DỤNG CỐT LIỆU BÊ TÔNG
TÁI CHẾ .7
1.1. Chất thải rắn xây dựng: thực trạng quản lý và tái chế.7
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn xây dựng .7
1.1.2. Thực trạng quản lý và tái chế chất thải rắn xây dựng.8
1.2. Tổng quan nghiên cứu về bê tông sử dụng cốt liệu tái chế từ bê tông.19
1.2.1. Tính chất của cốt liệu bê tông tái chế (CLBTTC) .19
1.2.2. Biện pháp nâng cao chất lượng cho CLBTTC.21
1.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của CLBTTC trong hỗn hợp bê tông .23
1.3. Tính chất cơ lý của bê tông sử dụng CLBTTC .26
1.3.1. Cường độ chịu nén của bê tông sử dụng CLBTTC .26
1.3.2. Mô đun đàn hồi của bê tông sử sụng CLBTTC.29iv
1.3.3. Tính co ngót của bê tông sử dụng cốt liệu bê tông tái chế .33
1.3.4. Quan hệ ứng suất và biến dạng của BTTC .35
1.3.5. Biến dạng dài hạn và tính chất của bê tông sử dụng CLBTTC .36
1.4. Kết cấu bê tông sử dụng cốt liệu bê tông tái chế .42
1.4.1. Một số nghiên cứu ứng dụng BTTC trong cấu kiện dầm, cột .42
1.4.2. Tính khả thi của việc ứng dụng bê tông CLBTTC trong cấu kiện cột
.45
1.5. Kết luận .47
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA VẬT
LIỆU BÊ TÔNG SỬ DỤNG CỐT LIỆU BÊ TÔNG TÁI CHẾ .49
2.1. Cốt liệu bê tông tái chế từ CTRXD.49
2.1.1. Xác định tính chất cơ lý của vật liệu bê tông tái chế gốc .49
2.1.2. Quy trình sản xuất cố liệu bê tông tái chế từ CTRXD.51
2.1.3. Tính chất cơ lý của cốt liệu bê tông tái chế .54
2.2. Thiết kế cấp phối bê tông sử dụng CLBTTC.64
2.3. Phương pháp thực nghiệm xác định tính chất cơ lý của bê tông sử dụng
CLBTTC .66
2.3.1. Cường độ chịu nén của bê tông .66
2.3.2. Mô đun đàn hồi theo của bê tông.67
2.3.3. Thí nghiệm co ngót theo thời gian.68
2.3.4. Thí nghiệm từ biến theo thời gian.69
160 trang |
Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 12/01/2023 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thực nghiệm về tính chất cơ lý của bê tông sử dụng cốt liệu lớn tái chế từ chất thải rắn xây dựng và ứng dụng cho cột bê tông cốt thép chịu nén đúng tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cột sử dụng CLBTTC khi chịu nén
đúng tâm với tỷ lệ thay thế cốt liệu là r = 0, 50 và 100% và với tỷ lệ N/X = 0,38.
1.4.2. Tính khả thi của việc ứng dụng bê tông CLBTTC trong cấu kiện cột
So với bê tông thường (100% cốt liệu tự nhiên), bê tông sử dụng CLBTTC có
những bất lợi về tính chất cơ lý và đặc biệt, không thể không nhắc đến những rủi ro
về tính đồng nhất, tính chất nguyên bản của vật liệu nguồn. Do đó, quy trình, tiêu chí
46
kiểm soát chất lượng cốt liệu tái chế từ CTRXD là một trong những chủ đề nghiên
cứu rất được chú trọng. Cũng chính vì vậy, việc ứng dụng bê tông sử dụng CLBTTC
trong kết cấu chịu lực thường được cân nhắc một cách cẩn trọng.
Trong kết cấu nhà, cột là cấu kiện truyền tải trọng theo phương thẳng đứng, đóng
vai trò then chốt để gom tải trọng từ dầm, sàn và truyền xuống móng. Nhóm tác giả
[29] đã tiến hành một loạt thí nghiệm trên cột bê tông sử dụng CLBTTC vào năm
2007 tại Ba Lan, trong đó cả cốt liệu lớn và cốt liệu nhỏ tái chế từ bê tông vỡ đều
được sử dụng. Nguồn phế thải trên được lấy từ các mẫu bê tông đã được chế tạo sẵn
từ những năm 1995-1998. Kết quả thí nghiệm cho thấy cột bê tông sử dụng CLBTTC
có ứng xử hoàn toàn tương tự với cột bê tông thường cho đến khi phá hủy, khả năng
chịu nén có thể nhỏ hơn từ 5-15% tùy theo vật liệu nguồn.
Hình 1.15. Mặt cắt ngang cột BTCLTC cốt thép chịu tải trọng lệch tâm và biểu
đồ phân bố biến dạng tỷ đối [36]
Nhóm tác giả [36] vào năm 2010 đã nghiên cứu về độ tin cậy của cột sử dụng
CLBTTC cốt thép chịu tác dụng của tải trọng lệch tâm (Hình 1.15). Nhóm tác giả đã
tiến hành thí nghiệm trên các loại BTCLTC sử dụng các nguồn bê tông vỡ khác nhau,
và đưa ra kết luận cột BTTC có khả năng chịu nén phân bố trên một dải rộng (đồng
nghĩa với việc có mức độ tin cậy thấp), trừ khi nguồn bê tông vỡ có cường độ cao.
Tại Trung Quốc, tác giả [146] cũng tiến hành một loạt thí nghiệm cột bê tông
CLBTTC chịu tải trọng lệch tâm để xác định sức chịu tải, vẽ ra đường cong liên hệ
giữa lực dọc N và mô-men uốn M (Hình 1.16), phân tích độ tin cậy của cột bê tông
47
CLBTTC và đưa ra những khuyến cáo khi thiết kế với loại cột này. Tác giả cũng tiến
hành thí nghiệm với những tỷ lệ thay thế khác nhau (r=50%, 100%).
Hình 1.16. Đường cong thực nghiệm liên hệ giữa lực dọc N và mô-men uốn M
với các tỷ lệ thay thế cốt liệu tái chế khác nhau [146]
1.5. Kết luận
Mặc dù, khả năng làm việc của kết cấu BTCLTC đã được nghiên cứu rộng rãi,
việc sử dụng BTCLTC cho kết cấu bê tông vẫn còn hạn chế do thiếu thông tin đáng
tin cậy về nguồn gốc của cốt liệu tái chế và khả năng làm việc. Do đó, điều quan trọng
là phải hiểu rõ hơn về kết cấu BTCLTC và các ứng dụng. Do vậy, nghiên cứu này tập
trung đánh giá tính chất cơ lý của vật liệu bê tông sử dụng CLBTTC và khả năng làm
việc của kết cấu cột BTCLTC khi chịu tải trọng.
Từ các nghiên cứu trước có thể thấy, chất lượng của BTCLTC phụ thuộc rất nhiều
vào chất lượng của nguồn vật liệu đầu vào cũng như quá trình trộn và kiểm soát
chất lượng.
Các tiêu chuẩn trên thế giới xây dựng cho các loại vật liệu phù hợp với khu vực
và vật liệu địa phương, trong đó tại Việt Nam hiện mới có tiêu chuẩn cho cốt liệu
lớn tái chế chưa có đặc thù từ bê tông tái chế.
Các loại bê tông tại Việt Nam với đặc tính khác nhau sẽ ảnh hưởng tới quá trình
phát triển cường độ vật liệu cũng như cấu kiện từ bê tông sử dụng CLBTTC khác
48
nhau. Do đó, cần các nghiên cứu chuyên sâu hơn cho BTCLTC phù hợp với yêu
cầu tiêu chuẩn cũng như cần có các hệ số điều chỉnh cho quá trình tính toán và
thiết kế phù hợp tại Việt Nam.
Hiện tại, Việt Nam cũng chưa có quy trình về công nghệ, quản lý cốt liệu lớn sau
quá trình nghiền bê tông phá dỡ và quy trình trộn phù hợp cho bê tông sử dụng
CLBTTC. Do đó, việc nghiên cứu, triển khai thử và xây dựng quy trình này là rất
cần thiết nhằm đưa công tác tái chế và ứng dụng BTCLTC vào thực tiễn.
Cần có nghiên cứu cho BTCLTC từ bê tông phá dỡ và quá trình này cần tính tới
yếu tố phát triển của BTCLTC theo thời gian cũng như sự làm việc của BTCLTC
trên cấu kiện điển hình và so sánh với BTCLTN để có các điều chỉnh và khuyến
cáo phù hợp cho việc sử dụng hiệu quả vật liệu này trong thực tế.
49
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TÍNH CHẤT
CƠ LÝ CỦA VẬT LIỆU BÊ TÔNG SỬ DỤNG CỐT LIỆU BÊ
TÔNG TÁI CHẾ
2.1. Cốt liệu bê tông tái chế từ CTRXD
2.1.1. Xác định tính chất cơ lý của vật liệu bê tông tái chế gốc
Các công trình xây dựng ở Hà Nội đang chuẩn bị phá dỡ đã được khảo sát và triển
khai thu gom nhằm sử dụng như vật liệu bê tông tái chế nhằm chế tạo cốt liệu trong
trong nghiên cứu này.
Công trình được lựa chọn là nhà công nghiệp hai tầng, được xây dựng và đưa vào
sử dụng từ năm 2000, tại Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Cốt liệu được lựa chọn sử dụng
cho nghiên cứu là các khối bê tông cũ được lấy từ kết cấu cột và dầm. Trước khi thu
gom, các mẫu khoan rút lõi được thực hiện ở các cột để xác định cường độ thực tế
của bê tông tại công trình (Hình 2.1).
Hình 2.1. Khoan rút lỗi mẫu bê tông để sử dụng làm CLBTTC
Ba mẫu khoan hình trụ được lấy trên ba cấu kiện cột khác nhau. Mẫu khoan có
đường kính 54 mm, chiều dài > 150 mm. Mẫu thí nghiệm được làm phẳng bề mặt
trong phòng thí nghiệm (Hình 2.2) và được nén trên máy thí nghiệm 200 tấn (Hình
2.3).
50
Hình 2.2. Chuẩn bị mẫu thử thí nghiệm cường độ chịu nén
Hình 2.3. Thí nghiệm nén mẫu khoan lõi trụ CLBTTC gốc
Bảng 2.1 thể hiện kết quả thí nghiệm nén mẫu cho mẫu trụ, trong đó H là chiều
cao mẫu, D là đường kính mẫu. Cường độ bê tông được xác định bởi 𝑅 =
𝑃
𝐹
(MPa)
(P là tải trọng giới hạn, F là tiết diện mẫu). Kết quả thu được cho thấy mẫu bê tông
51
gốc có cấp độ bền C20/25. Cường độ bê tông này được dùng phổ biến cho các kết
cấu BTCT tại Việt Nam.
Bảng 2.1. Cường độ chịu nén của mẫu bê tông khoan
Mẫu Kích
thước
(mm)
P (kN) H/D Hệ số ảnh
hưởng
hướng
khoan
Hệ số cốt
thép
Cường độ
chịu nén
(MPa)
R (MPa)
H D
M1 124 54 40,0 2,30 2,3 1,0 20,8
20,9 M2 110 54 41,0 2,04 2,3 1,0 20,7
M3 98 54 43,5 1,81 2,3 1,0 21,3
2.1.2. Quy trình sản xuất cố liệu bê tông tái chế từ CTRXD
Sau khi phá dỡ, CTRXD được vận chuyển đi với nhiều mục đích khác nhau như:
Chôn lấp, đổ bừa bãi, san lấp mặt bằng nên trong thành phần CTRXD có lẫn rất nhiều
tạp chất khác nhau. Do đó, đối tượng chính được sử dụng trong nghiên cứu này là cốt
liệu bê tông tái chế được nghiền từ bê tông vỡ. Nhằm kiểm soát được chất lượng đầu
vào của CLBTTC, trong quá trình phá dỡ, các loại kết cấu cơ bản như cột, dầm, sàn
đã được sắp xếp ở một khu vực riêng để phân loại lần thứ nhất tránh bị lẫn nhiều tạp
chất từ công trường và được tiến hành tách thép trong cấu kiện (Hình 2.4). Phần thép
tách ra được thu gom bởi nhà thầu và được bán cho một đơn vị khác, phần cốt liệu đã
được tách thép sẽ vận chuyển về trung tâm tái chế thí điểm của dự án SATREPS đặt
tại huyện Đông Anh, Hà Nội để tiến hành nghiền.
Tại trung tâm tái chế thí điểm, các khối cốt liệu bê tông vỡ có kích thước từ 30 -
50 cm. Trước khi tiến hành gia công nghiền CLBTTC, hỗn hợp bê tông vỡ đã được
tách thép lần thứ hai bởi máy kẹp hàm và được nhân công phân loại thêm để loại bỏ
các tạp chất khác như gạch, gỗ, thạch cao, thép rời để thu được hỗn hợp chỉ là các
khối bê tông vỡ từ kết cấu chịu lực (Hình 2.5).
52
Hình 2.4. CLBTTC được phân loại tại cồng trường phá dỡ
Hình 2.5. CLBTTC đã được xử lý tạp chất trước khi nghiền
Hệ thống dây chuyền nghiền cốt liệu (Hình 2.6) được được thiết kế với công suất
40 tấn/giờ. Cốt liệu sau khi đưa vào hệ thống cấp liệu C1 sẽ được nghiền nhỏ tại máy
kẹp hàm A3. Sau đó, cốt liệu sẽ được chuyển đến máy đập búa A4 và gia công đến
khi kích thước hạt < 40 mm sẽ được chuyển đến máy sàng rung A5. Tại đây, hai loại
cốt liệu được sản xuất sẽ đi theo hai băng tải riêng biệt là B3 thu được cỡ hạt 5 – 40
mm và băng tải B4 cỡ hạt 0 – 5 mm (Hình 2.7). Trong nghiên cứu này, CLBTTC có
cỡ hạt 5 – 40 mm được sử dụng.
53
Hình 2.6. Sơ đồ dây chuyền nghiền CLBTTC
Hình 2.7. Cốt liệu lớn tái chế từ CTRXD bằng phương pháp nghiền
Từ quy trình xây dựng và mô hình dây truyền nghiền bê tông, cốt liệu bê tông tái
chế được sản xuất và đáp ứng được điều kiện cho sản xuất công nghiệp. Mô hình và
54
quy trình đáp ứng được yêu cầu triển khai từ vật liệu đầu vào tới sản phẩm đầu ra là
vật liệu BTTC. Quy trình đề xuất là phù hợp và có thể ứng dụng trong thực tế.
2.1.3. Tính chất cơ lý của cốt liệu bê tông tái chế
Thí nghiệm kiểm tra đánh giá chất lượng của cốt liệu này đã được thực hiện trong
phòng thí nghiệm SATREPS, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (ĐHXDHN) theo
tiêu chuẩn TCVN 7572:2006 [16] nhằm xác định chất lượng đầu vào của CLBTTC.
a) Độ ẩm, độ hút nước, khối lượng thể tích
Mẫu bê tông gốc được nghiền thành cục nhỏ, kích thước không nhỏ hơn 40
mm. Cân khoảng 3 kg mẫu đá gốc đã đập hoặc các hạt đá dăm có kích thước lớn
hơn 40 mm. Ngâm trong các dụng cụ chứa phù hợp trong vòng 48 giờ, đảm bảo
mực nước ngập trên bề mặt cốt liệu khoảng 50 mm (Hình 2.8)
Hình 2.8. Mẫu được ngâm trong phòng thí nghiệm
Vớt mẫu, dùng khăn lau ráo mặt ngoài và cân xác định khối lượng mẫu (m2)
ở trạng thái bão hoà nước chính xác đến 0,1 g (Hình 2.9).
55
Ngay khi cân mẫu xong, đưa mẫu vào giỏ chứa của cân thuỷ tinh. Lưu ý mức
nước khi chưa đưa mẫu và sau khi đưa mẫu vào giỏ phải bằng nhau. Cân mẫu (ở
trạng thái bão hoà) tr ong môi trường nước (m3) bằng cân thuỷ tinh chính xác đến
0,1 g (Hình 2.10).
Hình 2.9. Làm khô bề mặt mẫu
Hình 2.10. Cân mẫu trạng thái bão hòa
Vớt mẫu và sấy mẫu đến khối lượng không đổi. Để nguội mẫu đến nhiệt độ
phòng trong bình hút ẩm. Cân xác định khối lượng mẫu khô (m1) chính xác đến
0,1 g.
Các kết quả được tính toán theo các công thức dưới đây:
Độ ẩm của CLBTTC gốc được xác định bằng công thức (2.1)
𝑤𝑖 =
𝑚4− 𝑚1
𝑚1
× 100 (%) (2.1)
Trong đó:
wi là độ ẩm của CLBTTC gốc (%);
56
m4 là khối lượng mẫu ở trạng thái tự nhiên, tính bằng gam (g);
m1 là khối lượng mẫu ở trạng thái khô hoàn toàn, tính bằng gam (g).
Độ hút nước của cốt liệu gốc được tính bằng công thức (2.2):
𝑤 =
𝑚2−𝑚1
𝑚1
× 100 (%) (2.2)
Trong đó:
m1 là khối lượng mẫu ở trạng thái khô hoàn toàn, tính bằng gam (g).
m2 là khối lượng mẫu ở trạng thái bão hoà ngoài không khí, tính bằng gam (g).
Khối lượng thể tích của cốt liệu gốc được tính bằng công thức (2.3):
𝜌𝑣𝑏ℎ = 𝜌𝑛 ×
𝑚2
𝑚2 − 𝑚3
(2.3)
Trong đó:
n là khối lượng riêng của nước, tính bằng gam tr ên centimét khối (g/cm3);
m2 là khối lượng mẫu ở trạng thái bão hoà ngoài không khí, tính bằng gam (g);
m3 là khối lượng mẫu ở trạng thái bão hoà cân trong môi trường nước, tính bằng
gam (g).
b) Độ hao mòn Los Angeles
Độ hao mòn Los Angeles là tổn thất khối lượng của các hạt cốt liệu khi bị va đập
và mài mòn trong thùng quay đựng mẫu cốt liệu và bi thép, tính bằng phần trăm khối
lượng.
Máy thí nghiệm Los Angeles, có kết cấu bằng thép, hình ống trụ rỗng, hai đầu bịt
kín, có kết cấu cửa vững chắc ở thân ống để đưa cốt liệu vào. Chiều dài lòng ống
khoảng 500 mm, đường kính trong khoảng 700 mm, chiều dày thành ống không nhỏ
hơn 12 mm (Hình 2. 11). Máy được đặt trên một trục nằm ngang, quay tròn quanh
trục theo vận tốc xác định;
57
Lẫy mẫu cốt liệu lớn theo tiêu chuẩn TCVN 7572-1:2006 [16]. Tùy theo cấp phối
hạt, khối lượng mẫu thử được qui định trong Bảng 2.2.
Hình 2. 11. Thiết bị xác đinh Los Angeles
Bảng 2.2. Khối lượng mẫu cốt liệu lớn để thử độ mòn va đập
Kích thước mắt
sàng (mm)
Khối lượng các cỡ hạt (g)
Cấp phối
A B C D
Từ 37,5 đến 25 1250 ± 25 - - -
Từ < 25 đến 19 1250 ± 25 - - -
Từ <19 đến 12,5 1250 ± 10 2500 ± 10 - -
Từ <12,5 đến 9,5 1250 ± 10 2500 ±10 - -
Từ <9,5 đến 6,3 - - 2500 ±10 -
Từ <6,3 đến 4,75 - - 2500 ±10 -
Từ <4,75 đến 2,36 - - - 5000 ± 10
Tổng 5000 ±10 5000 ±10 5000 ± 10 5000 ± 10
58
Mẫu thử phải được rửa sạch và sấy đến khối lượng không đổi, sau đó sàng thành
các cỡ hạt có cấp phối theo Bảng 2.2.
Cho mẫu thử và các viên bi thép vào máy thử (Hình 2.12).
Hình 2.12. Mẫu thử và bi thép được cho vào thiết bị
Số lượng viên bi thép cho mỗi phép thử phụ thuộc vào cấp phối hạt của mẫu cốt
liệu theo Bảng 2.3.
Bảng 2.3. Số lượng bi thép sử dụng trong máy Los Angeles
Cấp phối Số lượng bi thép Khối lượng tải của bi (g)
A 12 5000 ± 25
B 11 4584 ± 25
C 8 3330 ± 20
D 6 2500 ±15
59
Cho máy quay 500 vòng với tốc độ từ 30 đến 33 vòng trong 1 phút. Sau đó lấy
vật liệu ra khỏi máy, sàng sơ bộ qua sàng có kích thước lớn hơn 1,7 mm để loại bớt
hạt to.
Lấy phần lọt sàng để sàng tiếp trên sàng 1,7 mm. Toàn bộ phần cốt liệu trên sàng
1,7 mm được rửa sạch, sấy đến khối lượng không đổi và cân với độ chính xác tới 1 g
(Hình 2.13).
Hình 2.13. Lấy và sàng vật liệu sau quá trình quay thiết bị
Phần lọt sàng 1,7 mm được coi là tổn thất khối lượng của mẫu sau khi thí nghiệm.
Để đánh giá được sự đồng nhất của mẫu cốt liệu, có thể xác định tổn thất khối
lượng của mẫu thử sau 100 vòng quay. Sau đó, đổ mẫu kể cả phần lọt sàng 1,7
mm vào máy, chú ý tránh rơi vãi. Sau đó cho máy quay tiếp 400 vòng nữa để xác
định tổn thất khối lượng sau 500 vòng quay như qui trình đã nêu trên.
60
Cốt liệu được coi là có độ cứng đồng nhất, nếu tỷ lệ giữa độ hao hụt khối lượng
sau 100 vòng quay và độ hao hụt khối lượng sau 500 vòng quay không vượt quá 0,2
%.
Độ hao mòn khi va đập (Hm) là hao hụt khối lượng của mẫu trước và sau khi thử,
tính bằng phần trăm khối lượng, theo công thức (2.4):
𝐻𝑚 =
𝑚 − 𝑚1
𝑚
× 100 (%) (2.4)
Trong đó:
m là khối lượng mẫu ban đầu, tính bằng gam (g);
m1 là khối lượng mẫu sau khi thử, tính bằng gam (g).
c) Hàm lượng hạt thoi dẹt
Mẫu được lấy theo tiêu chuẩn TCVN 7572-1 : 2006 và được sấy tới khối lượng
không đổi có Dmax = 40mm. Dùng bộ sàng tiêu chuẩn để sàng hỗn hợp trên (Hình
2.14).
Hình 2.14. Sàng hỗn hợp cốt liệu
61
Quan sát và chọn ra những hạt thấy rõ ràng chiều dày hoặc chiều ngang của nó
nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 chiều dài. Dùng thước kẹp để xác định lại một cách chính xác,
bằng cách đặt chiều dài viên đá vào thước kẹp để xác định khoảng cách L; sau đó cố
định thước ở khoảng cách đó và cho chiều dày hoặc chiều ngang của viên đá lọt qua
khe d (Hình 2.15). Hạt nào lọt qua khe d thì hạt đó là hạt thoi dẹt.
Hình 2.15. Đo kích thước các hạt thoi dẹt
Hàm lượng hạt thoi dẹt của cốt liệu lớn được xác định riêng cho từng cỡ hạt. Đối
với cỡ hạt chỉ chiếm nhỏ hơn 5% khối lượng vật liệu thì không cần phải xác định hàm
lượng hạt thoi dẹt của cỡ hạt đó. Hàm lượng hạt thoi dẹt của mỗi cỡ hạt trong cốt liệu
lớn (Td), tính bằng phần trăm khối lượng, chính xác tới 1%, theo công thức (2.5):
𝑇𝑑 =
𝑚1
𝑚1 + 𝑚2
× 100 (%)
(2.5)
Trong đó:
m1 là khối lượng các hạt thoi dẹt, tính bằng gam (g);
m2 là khối lượng các hạt còn lại, tính bằng gam (g).
Kết quả hàm lượng hạt thoi dẹt của mẫu là trung bình cộng theo quyền (bình
quyền) của các kết quả đã xác định cho từng cỡ hạt.
62
Các tính chất của vật liệu tái chế trong nghiên cứu này được thể hiện trong Bảng
2.4. Các thí nghiệm được tiến hành bao gồm: (i) Độ ẩm, (ii) độ hút nước, (iii) khối
lượng thể tích, (iv) độ hao mòn Los Angeles (LA), (v) hàm lượng hạt thoi dẹt. Từ kết
quả trong Bảng 2.4 cho thấy CLBTTC sử dụng đạt chỉ tiêu loại I của tiêu chuẩn
TCVN 11969:2018 [8] – cốt liệu lớn tái chế cho bê tông và chúng cũng phù hợp với
các tiêu chuẩn đã được công bố rộng rãi trên thế giới.
Bảng 2.4. Tính chất của CLBTTC
Tính chất vật
lý của
CLLBTTC
Kết quả
thí
nghiệm
TCVN
11969:2018
Loại I
GB/T
25177-
2010
(TQ)
Loại 2
JIS A
5022:2018
- Loại M
WBTC
No.12/2002
(Hong
Kong)
Độ ẩm (%) 1,87 - < 2 -
Độ hút nước
(%)
3,53 ≤ 5 < 5 ≤ 5 ≤ 10
Khối lượng
thể tích
(g/cm3)
2,43 ≥ 2,3 > 2,35 ≥ 2,3 ≥ 2,0
Độ hao mòn
Los Angeles,
%
30 ≤ 50 -
Hàm lượng
hạt thoi dẹt, %
12,2 ≤ 35 -
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá chất lượng cốt liệu BTTC được sử
dụng cho từng mục đích khác nhau trong sản xuất bê tông. Tuy nhiên, các tác giả chỉ
xét đến hai yếu tố quan trọng đầu vào là độ hút nước và khối lượng thể tích của vật
63
liệu. Trong một số các nghiên cứu của Silva 2014b [132], tác giả đã thiết lập được
mối quan hệ giữa độ hút nước và khối lượng thể tích vật liệu để phân loại chất lượng
đầu vào của cốt liệu (Hình 2.16). Cũng trong nghiên cứu này, tác giả cũng đã quan
tâm đến độ mài mòn LA của vật liệu tương ứng với từng chất lượng của cốt liệu. Với
vật liệu tại Việt Nam đã được trình bày Bảng 2.4 thì chất lượng CLBTTC phù hợp
với loại IIIA – IB, đây cũng là vùng mà cốt liệu được đánh giá có chất lượng tương
đương với đá tự nhiên trong sản xuất bê tông [132].
Hình 2.16. Mối liên hệ khối lượng thể tích và độ hút nước của vật liệu [132]
Như vậy, vật liệu đầu vào từ một công trình BTCT phá dỡ trên địa bàn thành phố
Hà Nội có thể phân loại, tái chế. Những kết quả thí nghiệm thu được chỉ ra rằng cốt
liệu lớn tái chế từ bê tông phá dỡ đáp ứng được loại IIIA – IB, phù hợp dùng thay thế
cho đá tự nhiên.
64
2.2. Thiết kế cấp phối bê tông sử dụng CLBTTC
Cốt liệu tái chế được dùng cho thí nghiệm với tỷ lệ thay thế (khối lượng) lần lượt
là r = 0%; 50%; 100% theo khối lượng. Tính chất cơ lý theo thời gian của bê tông sử
CLBTTC được nghiên cứu, đánh giá và so sánh với bê tông sử dụng CLTN. Cấp phối
thiết kế bê tông cho cấp độ bền nén B30 được thể hiện trong Bảng 2.5.
Bảng 2.5. Cấp phối B30 cho BTTC và BTTN
Bê tông Xi măng
(kg/m3)
Cát
(kg/m3)
Đá dăm
(kg/m3)
Nước
(kg/m3)
Phụ gia
siêu dẻo
(kg/m3)
CLBTTC
(kg/m3)
CP0 490 700 1050 190 4,9 0
CP50 490 700 525 190 4,9 481
CP100 490 700 0 190 4,9 943
Trong đó: CP0, CP50, CP100 tương ứng BTCLTN và BTCLTC với mức độ thay
thế r = 50% và 100%. Các loại vật liệu khác được lấy theo tiêu chuẩn thiết kế của hỗn
hợp bê tông thông thường.
(a) Xi măng
Xi măng sử dụng trong nghiên cứu là PCB40 của nhà máy Bút Sơn, với các tính
chất kĩ thuật đảm bảo yêu cầu về tính chất và chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN
2682:2009 [12].
(b) Cốt liệu nhỏ
Cốt liệu nhỏ là cát vàng sông Lô, đây là loại cốt liệu phổ biến ở Việt Nam. Cát
được lấy về sàng loại bỏ những hạt có kích thước lớn hơn 5 mm. Các chỉ tiêu kĩ thuật
khác của cát đều đạt tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 [15].
(c) Cốt liệu lớn tự nhiên
65
Cốt liệu lớn được sử dụng là đá dăm Cẩm Phả, Quảng Ninh, có đường kính lớn
nhất là dmax = 20 mm. Các chỉ tiêu kĩ thuật đều đạt tiêu chuẩn TCVN 7572:2006 [16].
(d) Nước
Đề tài sử dụng nước sạch của nhà máy nước Hà Nội, thỏa mãn các yêu cầu kỹ
thuật của tiêu chuẩn TCVN 4506:2012 [14].
(e) Cốt liệu lớn bê tông tái chế (CLLBTTC)
CLLBTTC được sử dụng từ quy trình nghiền và tính chất cơ lý đáp ứng như trong
Bảng 2.4. Cấp phối hạt Dmax = 20mm cũng được sử dụng để phù hợp với tiêu chuẩn
TCVN 11969:2018 [8] (Bảng 2.6 và Hình 2.17).
Bảng 2.6. Thành phần hạt
Kích thước sàng hạt (mm) Min Max Thí nghiệm
40 0 0 0
20 0 10 0
10 40 70 52.38
5 90 100 97
Hình 2.17. Thành phần hạt cốt liệu lớn tái chế
66
Mẫu thử được chế tạo và bảo dưỡng trong phòng thí nghiệm LAS-XD 125,
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (Hình 2.18).
(a) Trộn các cấp phối bê tông
(b) Các mẫu thử được đúc
(c) Làm phẳng bề mặt mẫu
(d) Bảo dưỡng mẫu thử
Hình 2.18. Sản xuất mẫu thử trong phòng thí nghiệm từ CLBTTC
2.3. Phương pháp thực nghiệm xác định tính chất cơ lý của bê tông sử dụng
CLBTTC
2.3.1. Cường độ chịu nén của bê tông
Thí nghiệm chịu nén được thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 3118:1993 [13] nhằm
xác định sự phát triển cường độ chịu nén của mẫu bê tông hình trụ, ở các thời điểm
khác nhau lần lượt là 3, 7, 14, 28, 60, 90, 120 và 360 ngày tuổi. Tất cả các mẫu thử
hình trụ đều được gia công tạo phẳng bề mặt trước khi nén (Hình 2.18c). Trong nghiên
67
cứu này, thí nghiệm nén được thực hiện trên máy nén thủy lực 200 tấn DHR200 (Hình
2.19).
Cường độ chịu nén của bê tông tại thời gian t (ngày), ký hiệu Rt (MPa), được xác
định bằng công thức (2.6), trong đó Pt (kN) là tải trọng phá hoại mẫu, F (mm2) là tiết
diện chịu lực của mẫu. Cường độ chịu nén của bê tông là giá trị trung bình của ba
mẫu thử được chế tạo với cùng một cấp phối và trong cùng một mẻ trộn.
𝑅𝑡 =
𝑃𝑡
𝐹
(MPa) (2.6)
(a) Gia công tạo phẳng bề mặt mẫu
(b) Gia tải nén phá hoại mẫu
Hình 2.19. Thí nghiệm nén bê tông
2.3.2. Mô đun đàn hồi theo của bê tông
Tương tự như cường độ chịu nén, mô đun đàn hồi là một trong những tính chất
cơ lý quan trọng của bê tông. Đối với mỗi mẫu thử hình trụ, ba phiến điện trở có chiều
dài chuẩn đo bằng 60 mm đã được dán dọc theo chiều cao của mẫu, tạo thành một bộ
dụng cụ đo biến dạng tạo với nhau một góc 120o xung quanh mặt bên của mẫu thử
(Hình 2.20a). Biến dạng nén dọc trục của bê tông là giá trị biến dạng trung bình đo
bởi ba phiến điện trở. Thí nghiệm xác định mô đun đàn hồi được thực hiện trên máy
nén thủy lực 50 tấn kết hợp với load-cell đo lực điện tử và bộ xử lý số liệu Data-
logger TDS530, cho phép ghi nhận số liệu liên tục và tự động trong quá trình thí
68
nghiệm (Hình 2.20b). Mẫu thử được gia tải đến lực nén có giá trị bằng 30% của lực
phá hoại mẫu.
(a) Dán tem đo biến dạng
(b) Thí nghiệm mô đun đàn hồi
Hình 2.20. Thí nghiệm xác định mô đun đàn hồi của bê tông
Thí nghiệm mô đun đàn hồi được tiến hành theo hướng dẫn của RILEM CPC8
[125]. Mỗi mẫu thử được nén năm chu kỳ tăng tải và hạ tải với vận tốc không đổi.
Mô đun đàn hồi tại thời gian t (ngày), ký hiệu Et (GPa), được xác định theo công thức
(2.7), trong đó là ứng suất trong bê tông, là biến dạng nén dọc trục của bê tông.
Tại mỗi thời điểm thí nghiệm, mô đun đàn hồi của bê tông là giá trị trung bình của ba
mẫu thử. Các phép đo được thí nghiệm lần lượt tại 3, 7, 14, 28, 60, 90 và 360 ngày
tuổi của bê tông.
𝐸𝑡 =
𝜎𝑡
𝜀𝑡
(2.7)
2.3.3. Thí nghiệm co ngót theo thời gian
Thí nghiệm đo co ngót được thực hiện trên mẫu khối chữ nhật có kích thước 100x
100x400 mm. Với mỗi cấp phối CP0, CP50, CP100 được đúc ba tổ mẫu, tổng cộng
9 mẫu thử được sử dụng đo co ngót.
Ảnh hưởng của tỷ lệ tái chế lên co ngót của bê tông theo thời gian được thể hiện
dưới dạng công thức logrit (2.8).
69
𝑦 = 𝐴 𝐿𝑛(𝑥) + 𝐵 (2.8)
Trong đó: A, B là hệ số tương ứng cho mỗi cấp phối.
Các mẫu thử được lắp đặt trong phòng kín được kiểm soát nhiệt độ và ấp suất ổn
định (Hình 2.21), không chịu tác động từ bên ngoài. Mỗi mẫu thử sử dụng hai thiết
bị đo co ngót ở hai mặt đối diện. Độ co ngót ở các tuổi khác nhau được xác định bằng
công thức (2.9):
𝜀𝑡 =
𝜀∆𝑡
∆𝐿
(2.9)
Trong đó: 𝜀𝑡 là giá trị co ngót mẫu tại thời điểm t ngày;
𝜀∆𝑡 là giá trị tại hai thời điểm đo liên tiếp hiển thị trên thiết bị;
∆𝐿 là khoảng cách gắn chốt và thiết bị đo trên mẫu.
Hình 2.21. Gắn thiết bị đo co ngót trong phòng thí nghiệm
2.3.4. Thí nghiệm từ biến theo thời gian
2.3.4.1. Khái niệm từ biến
Từ biến là hiện tượng tăng biến dạng theo thời gian khi tải trọng không đổi. Hiện
tượng từ biến trong bê tông ảnh hưởng đến tương tác giữa các bộ phận kết cấu (Hình
2.22). Từ biến trong bê tông liên quan đến biến dạng theo thời gian trong các vùng
của kết cấu chịu ứng suất nén thường xuyên. Từ biến phụ thuộc cường độ và thời
70
gian của ứng suất nén, cường độ chịu nén và tuổi của bê tông khi chịu tác dụng lực
lâu dài.
Hình 2.22. Phân tích các thành phần biến dạng của từ biến
Khi kết cấu chịu tải trọng, ở thời điểm chất tải trong kết cấu sẽ phát sinh biến
dạng tức thời theo chiều của ứng suất
0
0
0
E
. Khi tải trọng tiếp tục được duy trì thì
biến dạng sẽ tăng thêm 0 gọi là biến dạng từ biến.
Nếu gia tải đến một thời điểm t = t1, dỡ tải ra khỏi kết cấu thì biến dạng đàn
hồi sẽ phục hồi ngay và biến dạng từ biến có một phần phục hồi theo thời gian v
(biến dạng đàn hồi sau) và một phần biến dạng không có khả năng phục hồi f. Như
vậy biến dạng của từ biến c = v + f.
2.3.4.2. Thiết kế thí nghiệm từ biến
(a) Nguyên lý thí nghiệm
Biến dạng từ biến của bê tông được xác định bằng cách lấy tổng biến dạng đo đạc
trên các mẫu thử có tải trọng trừ đi biến dạng đo đạc trên mẫu thử không tải do các
71
nguyên nhân khác gây ra bao gồm co ngót và biến dạng do nhiệt độ. Tất cả các mẫu
thử được bảo quản và tiến hành thí nghiệm trong cùng điều kiện môi trường (nhiệt
độ, độ ẩm). Tải trọng tác dụng lên các mẫu thử đo từ biến được lấy trong khoảng 0 –
40% cường độ chịu nén của bê tông. Trong nghiên cứu này, tải trọng nén được lấy
bằng 30% cường độ chịu nén của từng loại bê tông ở 28 ngày tuổi.
(b) Thiết bị thí nghiệm
Trong thí nghiệm đo từ biến, khung gia tải là thiết bị thí nghiệm có vai trò duy trì
tải trọng cần thiết trên các mẫu thử trong suốt thời gian thử nghiệm. Kh