MỤC LỤC
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình x
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
5 Những đóng góp mới của luận án 4
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1 Khái quát về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 6
1.1.1 Một số khái niệm 6
1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư 13
1.2 Cơ sở lý luận về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 21
1.2.1 Vai trò của đất đai trong mô hình phát triển KTTT định hướng XHCN 21
1.2.2 Bản chất chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta 30
1.2.3 Chính sách phân phối địa tô trong quản lý đất đai theo cơ chế thị trường 31
1.2.4 Quan hệ lợi ích kinh tế - xã hội giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử
dụng đất trong việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 35
1.3 Kinh nghiệm quốc tế về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 37
1.3.1 Kinh nghiệm về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số
quốc gia 37
1.3.2 Kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế 43v
1.3.3 Khả năng áp dụng kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện pháp luật về thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Việt Nam 45
1.4 Tình hình nghiên cứu về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 47
1.4.1 Các công trình nghiên cứu của các tác giả, chuyên gia trong nước 47
1.4.2 Các công trình nghiên cứu của các tác giả, chuyên gia nước ngoài về
pháp luật thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 53
1.5 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện về thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư 57
1.5.1 Xác định phạm vi áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất 57
1.5.2 Cơ chế tạo quỹ đất sạch theo quy hoạch (thu hồi đất theo quy hoạch) 58
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 60
2.1 Nội dung nghiên cứu 60
2.1.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 60
2.1.2 Đánh giá thực trạng về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 60
2.1.3 Đề xuất tiếp tục đổi mới quy địnhvề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư 61
2.2 Phương pháp nghiên cứu 61
2.2.1 Phương pháp tiếp cận đa chiều 61
2.2.2 Phương pháp tiếp cận hệ thống 62
2.2.3 Phương pháp điều tra thu thập số liệu, thông tin 62
2.2.4 Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý số liệu, thông tin 63
2.2.5 Phương pháp chuyên gia 63
2.2.6 Phương pháp kế thừa và phát triển 64
2.2.7 Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức(SWOT) 64
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 65
3.1 Quy định của pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
tại Việt Nam 65
3.1.1 Về thu hồi đất 65
3.1.2 Về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 71vi
3.1.3 Quy định pháp luật có liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư 79
3.1.4 Quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của địa phương 82
3.2 Đánh giá thực trạng thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 83
3.2.1 Biến động đất đai và tình hình thu hồi đất 83
3.2.2 Điều tra, đánh giá việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của
một số địa phương thuộc địa bàn nghiên cứu 90
3.2.3 Nhận xét, đánh giá 111
3.3 Đề xuất tiếp tục đổi mới quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư 126
3.3.1 Những thách thức trong sử dụng đất 126
3.3.2 Quan điểm khoa học về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 130
3.3.3 Phân tích các đề xuất đổi mới 141
3.3.4 Đề xuất tiếp tục đổi mới quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư 145
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 148
1 Kết luận 148
2 Đề nghị 150
Danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án 151
Tài liệu tham khảo 152
Phụ lục 166
215 trang |
Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thực trạng và đề xuất đổi mới pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hợp bồi thƣờng tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng các công
80
trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị thì phƣơng án giải phóng mặt bằng phải bảo đảm
vừa xây dựng đƣợc công trình mới, vừa chỉnh trang đƣợc các công trình mặt phố
theo quy hoạch chi tiết xây dựng đƣợc duyệt.
- Kinh phí bồi thƣờng: Trƣờng hợp giải phóng mặt bằng xây dựng theo quy
hoạch xây dựng đƣợc phê duyệt mà chƣa có dự án đầu tƣ xây dựng công trình thì
kinh phí bồi thƣờng lấy từ ngân sách hoặc huy động và đƣợc thu hồi lại khi giao
đất, cho thuê đất. Trƣờng hợp giải phóng mặt bằng xây dựng theo dự án đầu tƣ xây
dựng công trình có mục đích kinh doanh hoặc dự án đầu tƣ xây dựng công trình
không có mục đích kinh doanh, công trình phục vụ cho cộng đồng thì kinh phí bồi
thƣờng đƣợc lấy trực tiếp từ dự án đầu tƣ (Quốc hội, 2003
b
).
3.1.3.3. Luật Đầu tư năm 2005
Luật Đầu tƣ năm 2005 cũng có các quy định về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ
trợ, tái định cƣ để thực hiện các dự án đầu tƣ nhƣ sau:
- Cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có trách nhiệm thu hồi đất, bồi thƣờng,
giải phóng mặt bằng trƣớc khi giao đất hoặc cho nhà đầu tƣ thuê đất; trƣờng hợp
nhà đầu tƣ đã có thỏa thuận với ngƣời sử dụng đất về việc bồi thƣờng, giải phóng
mặt bằng mà ngƣời sử dụng đất không thực hiện các nghĩa vụ nhƣ đã thỏa thuận thì
Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền nơi có dự án đầu tƣ có trách nhiệm tổ chức
thực hiện giải phóng mặt bằng trƣớc khi bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tƣ theo quy
định của pháp luật.
- Đối với dự án đầu tƣ phù hợp với QHSDĐ đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền phê duyệt thì nhà đầu tƣ đƣợc nhận chuyển nhƣợng, thuê quyền sử
dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình,
cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai mà không phải thực hiện thủ tục
thu hồi đất.
- Chính phủ dành nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách để hỗ trợ đối với các
trƣờng hợp thực hiện bồi thƣờng giải phóng mặt bằng trong các khu chức năng
và tái định cƣ, tái định canh cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất. Thủ
tƣớng Chính phủ quyết định phƣơng thức huy động các nguồn vốn khác để đầu
tƣ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu tái định cƣ
(Quốc hội, 2005
b
).
81
3.1.3.4. Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng
Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về
thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Thông tƣ số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày
06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc
trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, trong
đó quy định tổ chức, cá nhân là chủ dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang
mục đích khác chịu trách nhiệm tổ chức lập phƣơng án trồng rừng thay thế trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt; trƣờng hợp không có quỹ đất để thực hiện trồng rừng
thay thế thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn để bố trí trồng rừng thay thế ở địa phƣơng khác; trƣờng hợp chủ dự án không
có điều kiện tổ chức trồng rừng thay thế theo phƣơng án thiết kế, dự toán đã đƣợc
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì báo cáo rõ lý do với Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và nộp số tiền đó vào quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Trung ƣơng
(Chính phủ, 2006
b
), (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013
a
).
3.1.3.5. Pháp luật về quản lý, bảo vệ đất trồng lúa:
- Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về
quản lý và sử dụng đất trồng lúa, Thông tƣ số 205/2012/TT-BTC ngày 23 tháng 11
năm 2012 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và
phát triển đất trồng lúa quy định: khi thu hồi đất trồng lúa để giao, cho thuê cho tổ
chức, cá nhân để sử dụng vào mục đích khác phải có phƣơng án sử dụng lớp đất
mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nƣớc bị mất do chuyển mục đích
sử dụng; tổ chức, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao, cho thuê đất có thể nộp kinh phí để
tổ chức thực hiện phƣơng án sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất
chuyên trồng lúa nƣớc bị mất tại địa phƣơng; kinh phí đƣợc nộp cho Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng để tổ chức thực hiện khai hoang, phục
hoá, cải tạo các vùng đất trồng lúa kém chất lƣợng, đất trồng trọt khác trên địa bàn;
mức kinh phí phải nộp do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Kinh phí bóc lớp
đất mặt tầng canh tác và bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nƣớc bị mất do
chuyển mục đích sử dụng đƣợc tính vào chi phí đầu tƣ dự án, công trình (Chính
phủ, 2012; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013b; Bộ Tài chính, 2012).
82
3.1.3.6. Các quy định đặc thù về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia nhƣ Công trình thủy
điện Sơn La (Nguyễn Dũng Tiến, 2002), Khu kinh tế Nghi Sơn, các dự án có sử dụng
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA của quốc tế, Thủ tƣớng Chính phủ đã
ban hành các quy định đặc thù về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ có sự khác
biệt so với chính sách hiện hành. Trong đó có những điểm đáng chú ý nhƣ sau:
- Điều kiện đƣợc bồi thƣờng cởi mở hơn so với các quy định đang áp dụng
chung. Vấn đề xem xét về tính hợp pháp của nguồn gốc sử dụng đất, tài sản trên đất
đƣợc thông thoáng hơn, không chặt chẽ nhƣ các dự án khác. Cá biệt nhƣ dự án
Thủy điện Sơn La, khi bồi thƣờng về đất chỉ căn cứ vào số liệu diện tích theo sơ đồ
trích đo tạm thời (diện tích lớn hơn thực tế).
- Mức bồi thƣờng, hỗ trợ cao hơn quy định chung. Đối với các hộ không đủ
điều kiện bồi thƣờng, các hộ nghèo thì mức hỗ trợ vẫn phải đảm bảo để thoát nghèo,
có đủ sinh kế cho cuộc sống.
- Vấn đề tái định cƣ đƣợc quan tâm hơn, khu tái định cƣ đƣợc xây dựng đồng
bộ, có tính đến phong tục, tập quán cộng đồng; nhìn chung đã gắn kết hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội cũng nhƣ các công trình, không gian văn hóa sinh hoạt chung
của cả cộng đồng.
- Việc thực hiện nhiệm vụ bồi thƣờng giải phóng mặt bằng đƣợc tập trung
chỉ đạo thống nhất, có sự quan tâm của cấp lãnh đạo, sự tham gia vào cuộc của cả
hệ thống chính trị.
3.1.4. Quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của địa phương
Theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết, cụ
thể một số nội dung phục vụ cho công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi thu
hồi đất cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của từng địa phƣơng và các địa
phƣơng đã có những quy định cụ thể khá linh hoạt (Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy
ban thƣờng vụ Quốc hội, 2011):
- Về hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cƣ và đất vƣờn ao không đƣợc
công nhận là đất ở: theo quy định, diện tích đất để tính hỗ trợ không quá 5 lần hạn
mức giao đất ở tại địa phƣơng. Một số tỉnh không quy định hạn mức chung cho toàn
83
tỉnh mà quy định hạn mức riêng cho từng khu vực, ví dụ nhƣ tỉnh Đắk Nông quy
định không quá 1.500m2 tại khu vực nông thôn và không quá 800m2 đối với các
phƣờng, thị trấn; tỉnh Phú Thọ quy định diện tích đất hỗ trợ theo tỷ lệ phần trăm của
diện tích đất bị thu hồi; tỉnh Hà Nam quy định hình thức hỗ trợ bằng đất sản xuất,
kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp hoặc đất ở khi thu hồi trên 30% diện tích đất
nông nghiệp, theo đó, diện tích đất phi nông nghiệp đƣợc giao bằng 7% diện tích
đất nông nghiệp bị thu hồi.
- Đối với hỗ trợ đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phƣờng, trong khu
dân cƣ; thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phƣờng, ranh giới khu dân cƣ,
giá đất đƣợc tính để hỗ trợ theo quy định bằng 20% đến 50% giá đất ở trung bình
của khu vực có đất bị thu hồi. Một số tỉnh có mức quy định cụ thể áp dụng chung
trong toàn tỉnh nhƣ tỉnh Phú Thọ quy định mức hỗ trợ bằng tiền là 240.000 đồng/m2
đối với đất thuộc khu vực đô thị, 160.000 đồng/m2 đối với đất thuộc khu vực đồng
bằng 110.000 đồng/m2 đối với đất thuộc khu vực trung du, miền núi.
- Mức hỗ trợ đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp cho các đối tƣợng bị thu hồi
đất nông nghiệp: các địa phƣơng đã có hƣớng dẫn cụ thể, theo đó các mức hỗ trợ
thƣờng chia làm 2 mức: bị mất từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp và mức
trên 70% diện tích đất nông nghiệp; có một số tỉnh nhƣ Hà Nam chia làm 3 mức áp
dụng là từ 30% đến 50%, 50% đến 70% và trên 70%.
3.2. Đánh giá thực trạng thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
3.2.1. Biến động đất đai và tình hình thu hồi đất
3.2.1.1. Biến động sử dụng đất cả nước giai đoạn 2000 - 2010
Tính đến thời điểm 31/12/2010, tổng diện tích đất tự nhiên là 33.095 nghìn
ha, trong đó (Tổng cục Quản lý đất đai, 2011
a
):
- Đất nông nghiệp: 26.226 nghìn ha, chiếm 79,24% diện tích tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp: 3.705 nghìn ha, chiếm 11,20% diện tích tự nhiên.
- Đất chƣa sử dụng: 3.164 nghìn ha, chiếm 9,56% diện tích tự nhiên.
Trong vòng 10 năm, sự biến động về diện tích, cơ cấu các loại đất cho thấy
diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất phi nông nghiệp đều tăng, điều này phù hợp
với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Diện tích đất chƣa sử dụng
84
giảm đáng kể do đƣợc chuyển sang đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Số liệu
cụ thể (thể hiện trong Bảng 3.1):
Bảng 3.1: Biến động sử dụng diện tích đất giai đoạn 2000 – 2010
Đơn vị tính: nghìn ha; Tỷ lệ (%)
Số
TT
Chỉ tiêu
Năm 2000 Năm 2010 Tăng (+),Giảm (-)
Diện
tích
Tỷ lệ
Diện
tích
Tỷ lệ
Diện
tích
Tỷ lệ
1 Đất nông nghiệp 21.532 65,01 26.226 79,24 +4.694 +14,23
2 Đất phi nông nghiệp 2.850 8,60 3.705 11,20 +855 +2,60
3 Đất chƣa sử dụng 8.739 26,39 3.164 9,56 -5.575 -16,83
Diện tích tự nhiên 33.121 100,00 33.095 100,00 -26
(Nguồn: Tổng cục Quản lý đất đai, 2010)
a) Đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2010 có 26.226 nghìn ha, tăng 4.694 nghìn
ha so với năm 2000 (bình quân trong 10 năm gần đây tăng khoảng 470 nghìn ha/năm)
và so với năm 1990 tăng 9.820 nghìn ha. Việc tăng diện tích đất nông nghiệp trong
vòng 20 năm qua là tƣơng đối đồng đều giữa các giai đoạn (thể hiện trong Bảng 3.2).
Bảng 3.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010
Đơn vị tính: Diện tích (nghìn ha); Tỷ lệ (%)
Số
TT
Chỉ tiêu
Năm 2000 Năm 2010 Tăng (+), giảm (-)
Diện tích Tỷ lệ Diện tích Tỷ lệ Diện tích Tỷ lệ
ĐẤT NÔNG NGHIỆP 21.532 100,00 26.226 100,00 +4.694
1 Đất sản xuất nông nghiệp 9.570 44,45 10.126 38,61 +556 -5,84
- Đất trồng cây hàng năm 6.760 31,40 6.438 24,55 -322 -6,85
- Đất trồng cây lâu năm 2.810 13,05 3.688 14,06 +878 +1,01
2 Đất lâm nghiệp 11.575 53,76 15.366 58,59 +3.791 +4,83
- Đất rừng sản xuất 4.734 21,99 7.432 28,34 +2.698 +6,35
- Đất rừng phòng hộ 5.398 25,07 5.795 22,10 +397 -2,97
- Đất rừng đặc dụng 1.443 6,70 2.139 8,16 +696 +1,46
3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 368 1,71 690 2,63 +322 +0,92
4 Đất làm muối 19 0,08 18 0,07 -1 -0,01
5 Đất nông nghiệp còn lại 26 0,10 +26 +0,10
(Nguồn: Tổng cục Quản lý đất đai, 2010)
85
Đất sản xuất nông nghiệp có 10.126 nghìn ha, chiếm 30,60% diện tích tự
nhiên và chiếm 38,61% diện tích đất nông nghiệp của cả nƣớc; tăng 556 nghìn ha so
với năm 2000.
Đất lâm nghiệp có 15.366 nghìn ha, chiếm 46,43% diện tích tự nhiên và
chiếm 58,59% diện tích đất nông nghiệp, tăng 3.790 nghìn ha so với năm 2000.
b) Đất phi nông nghiệp
Năm 2010, diện tích đất phi nông nghiệp là 3.705 nghìn ha chiếm 11,20%
diện tích tự nhiên, tăng 855 nghìn ha so với năm 2000, cụ thể nhƣ sau:
i) Đất ở: Cả nƣớc có 684 nghìn ha, chiếm 18,46% diện tích đất phi nông
nghiệp, gồm:
- Đất ở tại nông thôn: năm 2010, cả nƣớc có 550 nghìn ha, bình quân 91
m
2/ngƣời dân nông thôn, tăng 179 nghìn ha so với năm 2000 (bình quân tăng 17,9
nghìn ha/năm).
- Đất ở tại đô thị: năm 2010, cả nƣớc có 726 đô thị, gồm 5 thành phố trực
thuộc Trung ƣơng, 54 thành phố trực thuộc tỉnh, 43 thị xã và 624 thị trấn. Diện tích
đất đô thị (theo địa giới hành chính phƣờng, thị trấn) có 1.517 nghìn ha, tăng thêm
531 nghìn ha so với năm 2000 (bình quân tăng 53 nghìn ha/năm). Đất ở đô thị năm
2010 là 134 nghìn ha, tăng 62 nghìn ha so với năm 2000 (bình quân tăng trên 6
nghìn ha/năm).
ii) Đất chuyên dùng: năm 2010 có 1.824 nghìn ha, chiếm 49,23% diện tích
đất phi nông nghiệp, tăng 752 nghìn ha so với năm 2000, bao gồm các loại đất sau
(thể hiện trong Bảng 3.3):
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: năm 2010 có 20 nghìn ha, chiếm
1,10% diện tích đất chuyên dùng, tăng 1 nghìn ha so với năm 2000.
- Đất quốc phòng, an ninh: năm 2010 có 338 nghìn ha (gồm đất quốc phòng
289 nghìn ha, đất an ninh 49 nghìn ha), tăng 146 nghìn ha so với năm 2000.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: năm 2010 có 259 nghìn ha,
chiếm 14,20% diện tích đất phi nông nghiệp, tăng 190 nghìn ha so với năm 2000 .
86
Bảng 3.3. Biến động diện tích đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010
Đơn vị tính: Diện tích (nghìn ha); Tỷ lệ (%)
Số
TT
Chỉ tiêu
Năm 2000 Năm 2010 Tăng (+), giảm (-)
Diện
tích
Tỷ lệ
Diện
tích
Tỷ lệ
Diện
tích
Tỷ lệ
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 2.850 100,00 3.705 100,00 +855
1 Đất ở 443 15,54 684 18,46 +241 +2,92
- Đất ở tại nông thôn 371 13,02 550 14,84 +179 +1,82
- Đất ở tại đô thị 72 2,53 134 3,62 +62 +1,09
2 Đất chuyên dùng 1.072 37,61 1.824 49,23 +752 +11,62
- Đất trụ sở cơ quan, CTSN 19 0,67 20 0,54 +1 -0,13
- Đất quốc phòng, an ninh 192 6,74 338 9,12 +146 +2,38
- Đất sản xuất, kinh doanh PNN 69 2,42 259 6,99 +190 +4,57
- Đất có mục đích công cộng 792 27,79 1.207 32,58 +415 +4,79
3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 15 0,40 +15 +0,40
4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 94 3,30 101 2,73 +7 -0,57
5 Đất phi nông nghiệp còn lại 1.241 43,55 1.081 29,18 -160 -14,37
(Nguồn: Tổng cục Quản lý đất đai, 2010)
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng (gồm đất giao thông, đất thủy lợi, đất
năng lƣợng, bƣu chính viễn thông, đất cơ sở văn hóa, đất cơ sở y tế, đất cơ sở giáo
dục - đào tạo, đất cơ sở thể dục - thể thao, đất cơ sở nghiên cứu khoa học, đất cơ sở
dịch vụ về xã hội, đất chợ, đất có di tích danh thắng, đất bãi thải, xử lý chất thải):
năm 2010 có 1.207 nghìn ha, chiếm 32,58% diện tích đất phi nông nghiệp của cả
nƣớc, tăng 415 nghìn ha so với năm 2000 (bình quân tăng 41,5 nghìn ha/năm).
c) Đất chƣa sử dụng
Đất chƣa sử dụng có xu hƣớng giảm mạnh trong những năm qua (bình quân
mỗi năm giảm 557 nghìn ha), chủ yếu đƣa vào mục đích lâm nghiệp cho khoanh
nuôi phục hồi rừng và trồng rừng. Mặc dù, diện tích đất chƣa sử dụng giảm mạnh,
nhƣng hiện cả nƣớc vẫn còn 3.164 nghìn ha, trong đó: đất bằng chƣa sử dụng còn
237 nghìn ha, đất đồi núi chƣa sử dụng còn 2.633 nghìn ha.
87
3.2.1.2. Tình hình thu hồi đất
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế là điều tất yếu. Phát triển đồng bộ với quá trình trên là sự xuất hiện
nhiều đô thị mới, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch, cơ sở hạ tầng cũng cần
mở rộng để đáp ứng đƣợc nhu cầu của thực tiễn. Thực tế cho thấy quỹ đất dành cho
các hạng mục trên hiện có không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của sự phát triển, vì vậy
việc thu hồi những đất đang sử dụng vào các mục đích nhƣ đất nông nghiệp, đất
ở sang đất chuyên dùng là điều không thể tránh khỏi.
a) Diện tích đất thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp, cụ thể nhƣ sau:
- Giai đoạn 2000 - 2005: tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi là 366.440
ha (mỗi năm thu hồi hơn 73 nghìn ha). Trong đó: thu hồi để phát triển công nghiệp,
dịch vụ là 39.556 ha; phát triển đô thị là 70.322 ha; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã
hội là 136.175 ha (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2005
a
).
- Giai đoạn 2006 - 2010: tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi là
220.921 ha (mỗi năm thu hồi khoảng 44 nghìn ha). Trong đó: thu hồi đất để phát
triển công nghiệp, dịch vụ là 94.190 ha; phát triển đô thị là 22.517 ha; xây dựng hạ
tầng kinh tế - xã hội là 104.214 ha, cụ thể nhƣ sau (thể hiện trong Bảng 3.4):
Bảng 3.4: Diện tích đất nông nghiệp thu hồi giai đoạn 2006 - 2010
Đơn vị tính: Diện tích (ha); Tỷ lệ (%)
Mục tiêu thu hồi đất
Tổng số Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010 Diện tích Tỷ lệ
Tổng Diện tích đất
nông nghiệp bị thu hồi
220.921 100,00 35.428 67.534 63.539 25.850 28.570
+ Thu hồi đất để phát
triển CN,DV
94.190 42,64 15.627 31.805 28.511 11.841 6.406
+ Thu hồi đất để phát
triển các khu đô thị
22.517 10,19 3.071 8.272 6.482 1.551 3.141
+ Thu hồi đất để phát
triển hạ tầng KT-XH
104.214 47,17 16.730 27.457 28.546 12.458 19.023
(Nguồn: Tổng cục Quản lý đất đai, 2010)
88
Hình 3.2: Tình hình thu hồi đất để phát triển công nghiệp dịch vụ,
đô thị, hạ tầng
Trong vòng 5 năm, từ năm 2006 đến 2010 đã có 220.921 ha đất nông nghiệp
bị thu hồi, tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi qua các năm là không
đồng đều. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn nhất là vào năm 2007 (67.534
ha), tiếp đó là năm 2008 (63.539 ha), điều này cho thấy vào những năm này tốc độ
phát triển kinh tế - xã hội tƣơng đối cao, đòi hỏi cần nhiều diện tích đất cho các mục
tiêu phát triển. Năm 2009, 2010 diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chỉ bằng gần
một nửa so với năm 2007 do tác động của khủng hoảng kinh tế nên nguồn vốn đầu
tƣ cho các dự án kinh tế không còn đƣợc nhƣ những năm trƣớc đây. Nhận định này
cũng đƣợc thể hiện rõ trong cơ cấu sử dụng diện tích đất thu hồi vào năm 2010, cụ
thể là: trong 28.570 ha đất nông nghiệp bị thu hồi để phát triển hạ tầng KT-XH
chiếm đến 66,60% tổng diện tích đất. Điều này cho thấy nhu cầu của xã hội trong
giai đoạn này bắt đầu chuyển sang mục tiêu xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở và
chỉnh trang lại đô thị. Thu hồi đất để phát triển các khu đô thị năm 2010 chỉ chiếm
một tỷ trọng nhỏ 10,99%, các chủ đầu tƣ gặp khó khăn trong việc huy động vốn để
thực hiện dự án, mặt khác giá bồi thƣờng và các khoản hỗ trợ đƣợc quy định cao
hơn dẫn đến chủ đầu tƣ không đƣa dự án vào triển khai vì không đủ kinh phí để bồi
thƣờng, hoặc đã giải phóng mặt bằng xong nhƣng không còn vốn để tiếp tục đầu tƣ
và không chuyển nhƣợng đƣợc cho thị trƣờng thứ cấp.
(Nguồn: Tổng cục Quản lý đất đai, 2010)
89
b) Diện tích đất phi nông nghiệp thu hồi gồm: đất ở; đất có các công trình
kiến trúc, xây dựng; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; trong đó, chủ yếu là
thu hồi đất ở (khoảng 30 nghìn ha đất ở) để sắp xếp, chỉnh trang khu đô thị, khu dân
cƣ, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.
3.2.1.3. Tồn tại, bất cập trong việc thu hồi đất
Thông qua việc thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử dụng, đã tạo điều
kiện để xây dựng nhiều khu, cụm công nghiệp; mở rộng và xây dựng mới các
khu đô thị; từng bƣớc phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá diễn
ra mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, việc thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử dụng
vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập:
- Việc quy hoạch và phát triển các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp ở một số
địa phƣơng còn dàn trải, thiếu sự thống nhất trên quy mô liên vùng, liên tỉnh; chƣa
xem xét đồng bộ với quy hoạch phát triển khu dân cƣ nông thôn, không phù hợp với
điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội, khả năng và nhu cầu phát triển thực tế. Nhiều khu
đã tiến hành thu hồi san lấp mặt bằng nhiều năm nhƣng tiến độ thực hiện còn chậm,
khả năng thu hút đầu tƣ kém, tỷ lệ lấp đầy thấp, đất đai bị bỏ hoang hoá, lãng phí.
- Việc bố trí đất đai cho các khu, cụm công nghiệp nhiều nơi còn chƣa hợp lý
và tiết kiệm. Một số tỉnh có điều kiện thành lập và xây dựng các khu, cụm công
nghiệp ở những khu vực đồi núi, đất nông nghiệp kém hiệu quả nhƣng vẫn tiến
hành quy hoạch và xin phép thành lập trên những vùng đất thuận tiện về vị trí, hạ
tầng, địa hình bằng phẳng (chủ yếu là đất trồng lúa) để hạn chế phải đầu tƣ hạ tầng.
Nhiều khu, cụm công nghiệp đƣợc xây dựng bám theo các trục giao thông lớn và
nằm sát các khu dân cƣ, gây nên tình trạng ách tắc giao thông.
- Việc phát triển nhanh các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp trong thời gian
qua đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trƣờng. Trong số các khu, cụm công
nghiệp đã thành lập và đi vào hoạt động còn nhiều khu, cụm công nghiệp xả thẳng
nƣớc thải từ các nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ra ô nhiễm môi trƣờng
nƣớc mặt, ảnh hƣởng đến sức khỏe, cuộc sống cộng đồng xung quanh và tác động
xấu đến hệ sinh thái nông nghiệp và thủy sinh.
90
- Việc phát triển nhanh các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp trong thời gian
qua đã tạo sức ép không nhỏ đến tình hình khiếu kiện của những ngƣời bị thu hồi
đất. Tình hình giải quyết khiếu kiện về đất đai, trong đó có khiếu kiện liên quan đến
giải phóng mặt bằng của Tòa án cấp sơ thẩm là 6.382 vụ việc/năm 2004, 9.755 vụ
việc/năm 2005, 11.441 vụ việc/năm 2007, 10.817 vụ việc/năm 2009, 5.828 vụ
việc/8 tháng đầu năm 2010. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã tiếp nhận 6.694 lƣợt
đơn thƣ về đất đai. Ủy ban nhân dân các cấp đã thụ lý và giải quyết đƣợc 62.706 vụ.
- Việc bồi thƣờng khi thu hồi đất thƣờng thấp hơn giá trị thị trƣờng và không
giải quyết có hiệu quả cơ chế hỗ trợ về gián đoạn sinh kế, chuyển đổi nghề nghiệp
nên làm cho ngƣời nông dân bị thu hồi đất có xu hƣớng nghèo đi, khoảng cách giầu
nghèo giữa đô thị và nông thôn, vùng đồng bằng và miền núi ngày càng xa hơn.
Theo Báo cáo đánh giá nghèo tại Việt Nam do Ngân hàng thế giới thực hiện thì tỷ lệ
nghèo năm 2010 của Việt Nam là 20,7%, trong đó tỷ lệ nghèo ở khu vực đô thị là
6,0%, tỷ lệ nghèo ở khu vực nông thôn là 27,0%.
3.2.2. Điều tra, đánh giá việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số
địa phương thuộc địa bàn nghiên cứu
Luận án thực hiện điều tra khảo sát trên địa bàn 7 tỉnh, thành phố, gồm:
thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Vĩnh Phúc,
tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Long An và tỉnh Bình Dƣơng.
Việc lựa chọn các địa bàn khảo sát đƣợc thực hiện theo nguyên tắc lựa chọn
những địa phƣơng có nhiều đổi mới trong việc tổ chức thực hiện công tác thu hồi
đất, giải phóng mặt bằng để so sánh với thực trạng chung trong cả nƣớc. Việc chọn
mẫu điều tra tập trung vào các khu vực có chuyển đổi đất đai, thu hồi đất, tạo quỹ
đất để thực hiện các dự án phát triển khu đô thị, khu dân cƣ mới, khu công nghiệp,
cụm công nghiệp.
Để đánh giá tình hình thực tiễn triển khai công tác thu hồi đất theo quy định
của pháp luật đất đai, Luận án lựa chọn phƣơng pháp điều tra xã hội học để thu
nhận các thông tin đánh giá từ 3 đối tƣợng, gồm 1.445 hộ gia đình, 70 doanh nghiệp
sử dụng đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế và 224 cán bộ địa phƣơng.
Việc điều tra các hộ gia đình đƣợc thực hiện đối với trƣờng hợp bị thu hồi
91
đất ở, đất sản xuất nông nghiệp và bị thiệt hại về nhà cửa, cây lâu năm, hoa màu
trên đất (xem Bảng 3.5).
Bảng 3.5: Tổng hợp chung về các hộ gia đình đƣợc điều tra
TT
Địa bàn
điều tra
Số hộ điều tra Tổng số
nhân khẩu
(ngƣời)
Tổng diện
tích đất sử
dụng (m2)
Tổng số
hộ
Tỷ lệ hộ
nghèo (%)
1 TP Hà Nội 305 6,23 1.342 407.575
2 Vĩnh Phúc 195 1,54 934 351.283
3 Quảng Ninh 195 1,03 786 355.660
4 TP Đà Nẵng 296 2,36 1.296 336.330
5 Long An 202 0,50 905 954.686
6 Bình Dƣơng 105 0,67 499 991.104
7 TP Hồ Chí Minh 147 9,52 661 268.378
Tổng cộng 1.445 3,25 6.423 3.665.016
Trong 1.445 hộ gia đình đƣợc tiến hành điều tra, thu thập thông tin, số hộ bị
thu hồi đất tại thành phố Hà Nội và Đà Nẵng là nhiều nhất. Tuy nhiên, diện tích đất
thu hồi tại Bình Dƣơng lại chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó đến Long An. Điều này
cũng phù hợp với tình hình thực tiễn quy mô đất của mỗi hộ gia đình tại các tỉnh
Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long luôn là những tỉnh có quy mô ruộng
đất cao nhất Nƣớc. Đây cũng sẽ là một khía cạnh cần lƣu ý khi áp dụng chính sách
về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ cần tính đến các yếu tố đặc trƣng
trong sử dụng đất của các khu vực khác nhau.
Việc điều tra các doanh nghiệp đƣợc thực hiện đối với trƣờng hợp đƣợc Nhà
nƣớc giao đất, cho thuê đất hoặc tự nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất để thực
hiện các dự án phát triển khu đô thị, khu dân cƣ mới, khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (xem Bảng 3.6).
Bảng 3.6 cho thấy số lƣợng điều tra đối với các doanh nghiệp đều là 10
doanh nghiệp tại mỗi tỉnh nhƣng diện tích đất bị thu hồi vẫn tập trung vào 2 tỉnh
nhƣ Long An là 1.354,00 ha, Bình Dƣơng là 795,12 và đứng thứ ba là thành phố Hồ
Chí Minh với 652,40 ha. Điều này cho thấy quy mô diện tích tại các dự án khu vực
92
phía Nam luôn lớn hơn so với khu vực phía Bắc, trong đó địa phƣơng có quy mô
diện tích các dự án của các doanh nghiệp thấp nhất là thành phố Hà Nội (186,50 ha)
và thành phố Đà Nẵng (264,10 ha).
Bảng 3.6: Tổng hợp chung các doanh nghiệp đƣợc điều tra
TT Địa bàn điều tra Số doanh nghiệp Diện tích (ha)
1 TP Hà Nội 10 186,50
2 Vĩnh Phúc 10 435,20
3 Quảng Ninh 10 362,30
4 TP Đà Nẵng 10 264,10
5 Long An 10 795,12
6 Bình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- la_qldd_dao_trung_chinh_8862_2005226.pdf