Luận văn Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ đến kinh tế - Xã hội lưu vực sông bến Hải – Thạch Hãn trong bối cảnh biến đổi khí hậu

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.1

Chương 1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN , KINH TẾ XÃ HỘI LưU VỰC SÔNG

BẾN HẢI – THẠCH HÃN.3

1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ.3

1.2. ĐỊA HÌNH ĐỊA MẠO.4

1.3. ĐỊA CHẤT THỔ NHưỠNG .5

1.4. THẢM PHỦ THỰC VẬT.6

1.5. KHÍ HẬU .6

1.5.1. Mưa.6

1.5.2. Nhiệt độ không khí .7

1.5.3. Độ ẩm tương đối .7

1.5.4. Bốc hơi .7

1.5.5. Số giờ nắng .7

1.5.6. Gió và bão .7

1.6. THỦY VĂN .8

1.7. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI.10

1.7.1. Dân số .10

1.7.2. Cơ cấu kinh tế của tỉnh .11

1.7.3. Cơ sở hạ tầng .11

1.8. LŨ LỤT VÀ NHỮNG TỔN THưƠNG TRÊN LưU VỰC SÔNG BẾN HẢI

- THẠCH HÃN .13

Chương 2. PHưƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THưƠNG DO LŨ.15

2.1. TỔNG QUAN .15

pdf58 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ đến kinh tế - Xã hội lưu vực sông bến Hải – Thạch Hãn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng kê của Ban PCLB và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn tỉnh Quảng Trị thì mức độ thiệt hại do lũ lụt trên địa bản tỉnh Quảng Trị đƣợc thể hiện trên hình 1.3 và hình 1.4. Với tình hình phát triển kinh tế hiện tại thì với các trận lũ lớn thì ngƣời dân không thể khống chế hay làm giảm lũ lụt mà chỉ có thể tránh và chủ động làm giảm mức thiệt hại do lũ gây ra. Do đó các biện pháp phi công trình nhƣ: cảnh báo lũ sớm, chủ động thu hoạch hoa màu khi có lũ, lập các phƣơng án ứng cứu khẩn cấp, nâng cao nhận thức của ngƣời dân về lũ vvđóng vai trò chủ đạo trong công tác phòng chống lũ lụt trong tỉnh cũng nhƣ trên các lƣu vực sông [3]. 15 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO LŨ 2.1. TỔNG QUAN 2.1.1. Khái niệm chung về tính dễ tổn thƣơng Mục đích của việc đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng nhằm cung cấp cho các nhà ra quyết định hay các bên liên quan về những lựa chọn nhằm giảm thiểu ảnh hƣởng của những mối nguy hiểm do lũ lụt. Nghiên cứu tính dễ bị tổn thƣơng là để đƣa ra những hành động chính xác có thể làm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Sự cần thiết của việc phân tích, đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng đã đƣợc trình bày trong nhiều tài liệu khoa học với các khái niệm bao gồm: tính dễ bị tổn thương tự nhiên, tính dễ tổn thương xã hội và những tổn thương kinh tế. Khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng đã có nhiều thay đổi trong 20 năm qua. Đã có nhiều hƣớng nghiên cứu khác nhau nhằm phân loại các thành phần, yếu tố để đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuật ngữ liên quan đến tính dễ bị tổn thƣơng giữa các ngành, lĩnh vực nghiên cứu vẫn còn nhiều tranh cãi trong các cộng đồng, các hƣớng nghiên cứu khoa học khác nhau. Trong ngành khoa học kinh tế - xã hội: Với cách tiếp cận của Ramade (1989) [3 ] thì tính dễ bị tổn thƣơng bao gồm cả con ngƣời và kinh tế - xã hội, liên quan đến khuynh hƣớng hàng hóa, con ngƣời, cơ sở hạ tầng, các hoạt động bị thiệt hại, sức đề kháng của cộng đồng, khi đƣợc giới thiệu trong một số nghiên cứu địa lý vào những năm 1980. Nhƣng nghiên cứu đó lại không đề cập đến mặt tự nhiên, mức độ, tần suất xuất hiện của các hiện tƣợng thiên tai. Trong nghiên cứu gần đây [4] lĩnh vực này đã giải thích tính dễ bị tổn thƣơng của một hệ thống địa lý, vùng lãnh thổ là kết quả của các hoạt động, khả năng chống chịu khác nhau xã hội, bối cảnh kinh tế và công nghệ không đồng nhất. Watts và Bohle (1993)[3] đã xem xét đến bối cảnh xã hội của các mối nguy hiểm và liên hệ tính dễ bị tổn thƣơng xã hội tới khả năng phục hồi, chống chịu của cộng đồng. Họ đã cố gắng tìm mọi cách dễ dàng hơn để hiểu và đơn giản hóa khái niệm đó thông qua các nghiên cứu sâu hơn về nền tảng xã hội. 16 Tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc mô tả bởi tổ chức chiến lƣợc giảm nhẹ thiên tai thế giới (ISDR, 2004)[3] nhƣ là các điều kiện xác định bởi các yếu tố vật lý, xã hội, kinh tế và môi trƣờng hay các quá trình, làm tăng tính nhạy của cộng đồng dƣới tác động của thiên tai. Trong cách tiếp cận của ngành khoa học xã hội, thì tính dễ bị tổn thƣơng lại tập trung vào năng lực của con ngƣời để đối phó với mối nguy hiểm và kịp thời khôi phục lại các thiệt hại và những tổn thất. Cách tiếp cận này đòi hỏi ít kiến thức về hệ thống địa lý vì mục tiêu của nghiên cứu là giải thích các hành vi xã hội. Ngành khoa học tự nhiên có một điểm khác để giải thích tính dễ bị tổn thƣơng, họ tập trung vào các hệ thống vật lý để xác định tính dễ bị tổn thƣơng mà ban đầu ít xét đến những đặc điểm kinh tế - xã hội của hệ thống. Trong lĩnh vực vật lý, ngành khoa học tự nhiên đã giải thích tính dễ bị tổn thƣơng do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu. Hội đồng quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC) đã phát triển các định nghĩa về tính dễ bị tổn thƣơng qua nhiều năm. Năm 1992, họ xác định tính dễ bị tổn thƣơng nhƣ mức độ không có khả năng đối phó với những hậu quả của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng. Năm 1996, SAR [3] đã xác định tính dễ bị tổn thƣơng nhƣ mức độ mà biến đổi khí hậu có thể gây tổn hại hay bất lợi cho hệ thống; không chỉ phụ thuộc vào độ nhạy của hệ thống mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của cộng đồng với điều kiện khí hậu mới. Đƣợc xem nhƣ những tác động còn lại của biến đổi khí hậu sau khi các biện pháp thích ứng đƣợc thực hiện (Downing, 2005)[3]. Định nghĩa này bao gồm sự lộ diện, tính nhạy, khả năng phục hồi của hệ thống để chống lại các mối nguy hiểm do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu. IPCC TAR (2001)[4] đã giải thích khái niệm tính dễ bị tổn thƣơng nhƣ mức độ dễ bị ảnh hƣởng của hệ thống hoặc khả năng không thể đối phó đƣợc với các tác động của biến đổi khí hậu. Tính dễ bị tổn thƣơng là một hàm đặc trƣng của cƣờng độ, tốc độ biến đổi khí hậu khi hệ thống bị lộ diện, bao gồm cả độ nhạy và khả năng thích ứng. Các định nghĩa này đã thể hiện sự phát triển, với định nghĩa của SAR và TAR đã bao gồm các thành phần xã hội để giải thích tính dễ bị tổn thƣơng. Trong 17 những năm 1980 và đặc biệt là những năm 1990 thì những nghiên cứu về mối quan hệ giữa các hoạt động con ngƣời và tác động của thiên tai theo chiều hƣớng tổn thƣơng kinh tế xã hội đã tăng lên. Các định nghĩa về tính dễ bị tổn thƣơng đã dần đƣợc cải thiện thể hiện một cái nhìn toàn diện của xã hội, liên quan đến lĩnh vực tự nhiên và kinh tế xã hội của hệ thống. 2.1.2. Tổn thƣơng do lũ lụt Trong các định nghĩa về tính dễ bị tổn thƣơng đề cập ở trên, có những định nghĩa đƣợc đƣa ra cho những hiện tƣợng thiên tai nhất định nhƣ: biến đổi khí hậu, (IPCC, 1992, 1996, 2001) [3] hay các hiểm họa môi trƣờng (ISDR, 2004) [3], nhƣng nghiên cứu này đi sâu vào hƣớng nghiên cứu tính dễ tổn thƣơng do lũ lụt. Khái niệm tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc sử dụng dựa trên khái niệm của UNESCO - IHE [3] “ Tính dễ bị tổn thương là mức độ gây hại có thể được xác định trong những những điều kiện nhất định thông qua tính nhạy, sự tổn thất và khả năng phục hồi”. Để tăng cƣờng tính ứng dụng của các nghiên cứu trong thực tế, đặc biệt là trong chủ động đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do lũ thì Janet Edwards (2007) [3] đã đƣa ra một khái niệm là bản đồ tính dễ bị tổn thƣơng do lũ “là bản đồ cho biết vị trí các vùng nơi mà con người, môi trường thiên nhiên, của cải gặp rủi ro do các thảm hoạ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thiệt hại về người, gây ô nhiễm môi trường”. Khi định lƣợng đƣợc tính dễ bị tổn thƣơng của một vùng nào đó thì nó sẽ cung cấp những thông tin cần thiết hỗ trợ trong việc ra quyết định nhằm chống lại các mối nguy hiểm do lũ lụt gây ra mà xã hội phải hứng chịu. 2.1.3. Sự cần thiết để đánh gía tính tổn thƣơng lũ Trong những năm qua việc quản lý lũ bằng các phƣơng án công trình nhƣ đê và hồ chứa, đƣợc thiết kế với các trận lũ có tấn suất khác nhau đã chiếm ƣu thế. Đây là cách tiếp cận nhằm giảm thiên tai lũ, nghĩa là giảm xác suất xuất hiện, cƣờng độ lƣu lƣợng lũ, cũng nhƣ giảm diện ngập lụt. 18 Nhƣng trong thời gian gần đây đã có sự phát triển quan trọng đó là chuyển mục tiêu quản lý thiên tai sang quản lý rủi ro lũ, trong đó rủi ro lũ là những thiệt hại do lũ lụt gây ra với một tần suất nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Vì thế, việc đánh giá những thiệt hại, tổn thƣơng lũ cần đƣợc nghiên cứu một cách cẩn trọng trong quản lý rủi ro lũ.Việc đánh giá thiệt hại, tổn thƣơng lũ đang đạt đƣợc những kết quả quan trọng phục vụ cho việc đƣa ra các quyết định trong quản lý rủi ro lũ thông qua các bƣớc sau: Đánh giá tổn thương lũ: Các đối tƣợng trong vùng lũ nhƣ nhà ở, cộng đồng, công trình vv. bị tổn thƣơng một cách biến động không chỉ theo không gian, thời gian mà còn phụ thuộc vào khả năng chống chịu của ngƣời dân tại đó. Ví dụ, các cộng đồng phải thƣờng xuyên đối mặt với lũ lụt, họ sẽ phát triển các chiến lƣợc đối phó với các hiện tƣợng đó. Còn các cộng đồng không phải đối mặt với các trận lũ lụt thƣờng bỏ qua việc thích nghi với các nguy cơ lũ, vì thế họ sẽ bị tổn thƣơng lớn hơn khi phải đối diện với lũ. Do đó, những đánh giá về tổn thƣơng lũ đóng vai trò quan trọng trong bài toán xác định phƣơng án giảm rủi ro thích hợp, nhƣ phát triển các kế hoạch khẩn cấp và thực hiện các bài tập trong tình huống khẩn cấp. Bản đồ hóa tổn thương lũ: Bản đồ tổn thƣơng lũ là một phần quan trọng trong quản lý rủi ro lũ, cung cấp những thông tin về đối tƣợng, thể hiện một cách trực quan về những rủi ro tiềm tàng trong vùng có nguy cơ lũ. Quyết định tối ưu cho các phương án giảm nhẹ lũ: An toàn lũ và giảm thiểu tổn thƣơng lũ là mục đích của bài toán, do vậy việc lựa chọn các phƣơng án giảm thiểu tổn thƣơng lũ phải đƣợc xác định, và những lợi ích, chi phí cho các lựa chọn khác phải đƣợc định lƣợng và so sánh. Những bƣớc này nhằm sử dụng chi phí quản lý rủi ro một cách hiệu quả, do vậy những đánh giá thiệt hại, tổn thƣơng lũ là một yếu tố quan trọng. Đánh giá tài chính ngay sau lũ: đƣợc thực hiện khi lũ xảy ra, cơ quan quản lý thiên tai và Chính phủ cần đánh giá nhanh những thiệt hại, tổn thƣơng do lũ, để dự thảo ngân sách và đƣa ra các quyết định về bồi thƣờng thiệt hại cho các đối tƣợng trong vùng bị lũ lụt [4]. 19 2.1.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc Trong khoảng 30 năm trở lại đây, thì tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc các nhà khoa học tập trung nghiên cứu nhiều trong các lĩnh vực nhƣ: kinh tế - xã hội, môi trƣờng, tự nhiên, thiên taiTuy nhiên các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thƣơng do ngập lụt thì mới đƣợc nghiên cứu trong những năm gần đây theo các cách tiếp cận khác nhau nhƣ: Trong nghiên cứu của Viet Trinh (2010) [4] về “Đánh giá rủi ro do lũ cho lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị”, tác giả đã đánh giá rủi ro do lũ dựa trên bản đồ nguy cơ do lũ và bản đồ tính dễ bị tổn thƣơng, coi tính dễ tổn thƣơng do lũ là một hàm của bản đồ sử dụng đất và mật độ dân số chƣa xét đến khả năng chống chịu của cộng đồng. Với cách tiếp cận này [4], Viet Trinh chỉ dựa trên mật độ giá trị của các vùng khác nhau trong khu vực nghiên cứu, dựa trên giả thiết tính dễ bị tổn thƣơng của cộng đồng với cùng các điều kiện kinh tế xã hội là giống nhau. Với nghiên cứu “ Đánh giá các thông số rủi ro lũ ở vùng ngập lụt sông Đáy, đồng bằng sông Hồng, Việt Nam” của Mai Dang (2010) [4] thì khái niệm tính dễ bị tổn thƣơng đã đƣợc mở rộng, bao gồm các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Trong nghiên cứu đó, tác giả đã đánh giá trọng số ảnh hƣởng của các yếu tố đến tính dễ tổn thƣơng lũ nhƣ: mật độ dân số, nhận thức của cộng đồng, các công trình phòng lũ, sự ô nhiễm, sự xói mòn và nhiều yếu tố khác. Trong khi Birkman (2006) [3] lại đƣa thêm các thành phần liên quan đến các tổ chức xã hội để xác định tổn thƣơng lũ. Với các cách tiếp cận ở trên, tuy đã sử dụng khía cạnh kinh tế để đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng lũ, nhƣng chƣa tính đến khả năng chống chịu của cộng đồng cũng nhƣ sự hiểu biết, khả năng nhận thức rủi ro, sự chuẩn bị, các công trình và biện pháp phòng chống lũ vv Các yếu tố này, thực chất rất quan trọng trong việc đánh giá các tổn thƣơng do lũ. Một hƣớng nghiên cứu khác đánh giá tổn thƣơng lũ dựa vào bản thân cộng đồng dân cƣ mà không xét đến sự p h ơ i n h i ễ m của cộng đồng đó trƣớc nguy cơ lũ. Nghiên cứu của Conner (2007) [4] đã đƣa các biện pháp công trình 20 và phi công trình vào tính toán chỉ số tổn thƣơng lũ, thể hiện khả năng chống chịu của cộng đồng dân cƣ. Sebastian (2010) [4] đã xác định tính tổn thƣơng lũ là sự kết hợp giữa xác suất tác động (thiệt hại) và khả năng chống chịu. Theo cách tiếp cận này thì tính tổn thƣơng lũ của các cộng đồng sống ven sông ngang bằng với những cộng đồng sống ở vùng cao. Các cách tiếp cận đánh giá tổn thƣơng lũ ở trên chỉ xem tính tổn thƣơng lũ là một yếu tố trong việc xác định rủi ro lũ và chỉ tập trung vào một mặt nhất định nhƣ kinh tế hay khả năng chống chịu của cộng đồng. Trong nghiên cứu của Villagra‟n de Leo‟n JC (2006) [4] và UNESCO – IHE (2007) [4] thì tổn thƣơng lũ đƣợc xác định qua khả năng chống chịu, tính nhạy và sự phơi nhiễm của các đối tƣợng trƣớc nguy cơ lũ, và đó cũng là hƣớng lựa chọn để tiệm cận nghiên cứu của luận văn này. 2.2. LỰA CHỌN PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 2.2.1. Các phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do lũ Có rất nhiều phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do lũ và đã đƣợc nhiều tác giả đƣa ra tính toán. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Sơn, Cấn Thu Văn [2], có 5 phƣơng pháp đánh giá, cụ thể nhƣ sau: Phƣơng pháp thứ nhất: Có ba mô-đun trong mô hình FVI: mô-đun thích ứng, mô-đul tổn thƣơng xã hội và mô-đul thiệt hại. Chức năng mô-đun thích ứng có cả chức năng của 2 mô-đul còn lại: đầu tiên nó cho thấy mối quan hệ giữa nguy cơ lũ lụt, sự phơi nhiễm và các yếu tố dễ bị tổn thƣơng xã hội, dựa vào các khu vực ngập lụt đƣợc chia thành các khu vực rủi ro khác nhau. Thứ hai, nó tạo ra các kết quả đầu ra trung gian cho hai mô-đun kia. Ba mô-đun này đƣợc kết hợp và tích hợp trong môi trƣờng của các hệ thống thông tin địa lý để xác định các thành phần phân bố không gian tổn thƣơng. Mô-đul thích ứng: Thành phần động là các dữ liệu động đƣợc lấy từ việc mô phỏng lũ lụt: độ sâu ngập lụt lớn nhất, thời gian và tốc độ lũ lụt. Thành phần tĩnh là các yếu tố tĩnh là những yếu tố dễ bị tổn thƣơng xã hội trong pha thích ứng. Trong mô-đun này, bốn yếu tố đƣợc xem xét là:Tổn thƣơng vật lý về ngƣời, tổn thƣơng về 21 cơ sở vật chất, về giao thông - liên lạc, phƣơng tiện sơ tán. + Mô-đul tổn thƣơng xã hội: Phân tích tổn thƣơng tài chính và tổn thƣơng về các dân tộc ít ngƣời. Mô-đul thiệt hại: Áp dụng mô hình HIS-SSM bằng việc chập các bản đồ sử dụng đất, bản đồ ngập lụt, bản đồ tổn thất, giá trị vận tốc dòng chảy đƣợc sử dụng cho việc tính toán thiệt hại (vận tốc lớn thì thiệt hại nhiều và ngƣợc lại). Để xây dựng chỉ số dễ bị tổn thƣơng sử dụng số liệu thống kê G cho giá trị cao hay thấp và so sánh với các giá trị trong khu vực nghiên cứu. Điểm - Z đƣợc đƣa ra nhƣ một biện pháp tham khảo về mức độ có ý nghĩa (trung bình của số không và độ lệch tiêu chuẩn của 1). Cao hơn (hoặc thấp hơn) số điểm Z, mạnh hơn cƣờng độ của nhóm. Một điểm số -Z gần bằng không cho thấy không có phân nhóm rõ ràng trong khu vực nghiên cứu. Z số điểm tích cực cho thấy nhóm các giá trị cao. Điểm Z tiêu cực cho thấy nhóm các giá trị thấp. Phƣơng pháp thứ 2: Dữ liệu trong nghiên cứu đƣợc thu thập từ các nguồn chính và phụ. Nguồn dữ liệu chính đƣợc thực hiện thông qua việc quản lý hình thức thiết kế bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế bao gồm các tham số: Chỉ số kinh tế - xã hội: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập hàng tháng và nghề nghiệp; Chỉ số nhạy cảm: Cấu trúc nhà, thời gian ở trong khu vực ảnh hƣởng lũ, kinh nghiệm đối phó với lũ, nhận thức về nguy cơ lũ lụt, nhận thức về rủi ro lũ lụt, sự chuẩn bị cho việc xuất hiện lũ; Chỉ số phơi nhiễm: khoảng cách từ nhà tới dòng sông, suối, độ sâu ngập lũ; Chỉ số chống chịu: năng lực đối phó, quản lý và sự cứu trợ, hỗ trợ có thể nhận đƣợc. Sau khi có phiếu trả lời của các hộ dân trong vùng nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích mô tả tất cả các chỉ số dễ bị tổn thƣơng thông qua các bảng câu hỏi khảo sát đƣợc. Công đoạn tiếp theo là phân tích tƣơng quan và lập bảng chéo các chỉ số đƣợc lựa chọn. Các kết quả thu đƣợc đã đƣợc thử nghiệm cho ý nghĩa bằng cách sử dụng đƣờng Pearson cho việc phân tích mối tƣơng quan. Kết quả sẽ đƣợc thử nghiệm cho ý nghĩa ở mức 0,01 và 0,05. Phƣơng pháp thứ 3: Hƣớng tiếp cận của tác giả “Tính dễ bị tổn thƣơng bao gồm tiếp xúc, nhạy cảm và khả năng của các đơn vị nghiên cứu trong mối nguy 22 hiểm cụ thể hoặc bối cảnh căng thẳng”. Tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc giải quyết bằng các chỉ số dễ bị tổn thƣơng nhằm dự báo các thảm họa tiềm năng. Tính dễ bị tổn thƣơng có các thành phần: Sự phơi nhiễm (Là các yếu tố nhạy cảm trong khu vực nguy hiểm); Tính nhạy (là đặc trƣng cho biết ngƣời hoặc nhóm ngƣời mà khả năng chống chịu kém trƣớc áp lực và các mối đe dọa); Khả năng chống chịu (là những đặc trƣng chống đỡ, đối đầu và ứng phó trƣớc, trong và sau khi thiên tai xảy ra). Chỉ số SIFVI đặc trƣng bởi phƣơng trình trọng số 3 thành phần là: SSI – Chỉ số nhạy của xã hội; IDI – Chỉ số mật độ cơ sở hạ tầng; EI – Chỉ số phơi nhiễm: SIFVI = (SSI-3) x 100 x (EI) x (IDI) Phƣơng pháp thứ 4: Theo chƣơng trình Rừng và cuộc sống đã đề xuất quan hệ giữa tổn thƣơng nhƣ sau: Chỉ số dễ bị tổn thương = (tần suất lũ + phơi nhiễm) x mức độ nghiêm trọng. Phƣơng pháp này không tính đến những tác động xã hội của lũ lụt Phƣơng pháp thứ 5: Từ năm 2006, Villagran de Leon [2] đã đề xuất quan hệ giữa tính dễ bị tổn thƣơng, tiếp xúc, nhạy cảm và khả năng đối phó nhƣ sau: í ă Trong khi đó UNESCO – IHE [4] lại đƣa ra một cách tính khác Tổn thƣơng lũ = Sự phơi nhiễm + Tính nhạy – Khả năng phục hồi Trong đó, sự phơi nhiễm đƣợc hiểu nhƣ là mối đe dọa trực tiếp, bao hàm tính chất, mức độ thay đổi các yếu tố cực đoan của khu vực nhƣ: bản đồ tự nhiên, bản đồ sử dụng đất, bản đồ ngập lũ, dân số, tỷ lệ dân cư nông thôn, thành thị, dân tộc thiểu số, phong tục, tập quán, tỷ lệ ngành nghề sản xuất. Tính nhạy: mô tả các điều kiện môi trƣờng của con ngƣời có thể làm trầm trọng thêm mức độ nguy hiểm, cải thiện những mối nguy hiểm hoặc gây ra một tác động nào đó nhƣ: Thu nhập, chi tiêu hộ gia đình, tỷ lệ giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, giáo dục, hệ thống giao thông, liên lạc, thời gian ở trong khu vực ảnh hưởng lũ, kinh nghiệm đối phó với lũ, nhận thức về nguy cơ lũ lụt, nhận thức về rủi ro lũ lụt, sự chuẩn bị cho việc xuất hiện lũ. Khả năng ứng phó: là khả năng thực hiện các biện pháp thích ứng nhằm ngăn 23 chặn các tác động tiềm năng nhƣ: Năng lực đối phó, quản lý và sự cứu trợ, hỗ trợ có thể nhận được từ chính quyền địa phương, Cấu trúc nhà ở, hệ thống đê điều phòng và chống lũ, dịch vụ y tế công cộng, hiện trạng hệ sinh thái. 2.2.2. Lựa chọn phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do lũ cho lƣu vực sông Bến Hải - Thạch Hãn Trong tình hình thực tế, rất khó khăn để đánh giá tính nhạy cảm, khả năng phục hồi và khả năng đối phó một cách riêng biệt cho các cộng đồng, do vậy những khía cạnh đó có thể đƣợc kết hợp thành khả năng chống chịu, khi đó tổn thƣơng lũ đƣợc tính nhƣ sau: Tổn thƣơng = Sự phơi nhiễm – Khả năng chống chịu Hình 2.1. Các bƣớc xác định tính dễ bị tổn thƣơng do lũ Nếu nhƣ sự phơi nhiễm thể hiện sự phơi bày của tài sản, con ngƣời trƣớc nguy cơ lũ thì khả năng chống chịu lại đặc trƣng cho các biện pháp mà con ngƣời sử dụng trƣớc thiên tai nhằm chống lại những thƣơng tổn do lũ gây ra. Khả năng chống chịu phụ thuộc vào sự nhận thức của cộng đồng, các biện pháp phòng chống lũ, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, công tác cảnh báo lũ, sự phục hồi sau lũ. Qua hình 2.1, để xây dựng đƣợc bản đồ tổn thƣơng lũ cần xác định đƣợc sự phơi 24 nhiễm của các đối tƣợng trƣớc lũ và khả năng chống chịu của cộng đồng. Trong đó sự phơi nhiễm của các đối tƣợng trƣớc lũ đƣợc thành lập dựa trên bản đồ nguy cơ lũ 1% và bản đồ sử dụng đất. Bản đồ nguy cơ lũ đƣợc tích hợp dựa trên ba bản đồ: bản đồ độ sâu ngập, bản đồ thời gian ngập, bản đồ vận tốc đỉnh lũ. Trong các yếu tố đó thì độ sâu ngập lụt, vận tốc đỉnh lũ, thời gian ngập lụt đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định các thiệt hại về lũ. Sự tích hợp giữa độ sâu ngập và vận tốc đỉnh lũ thể hiện khả năng phá hủy các đối tƣợng trên vùng mà lũ đi qua, ảnh hƣởng trực tiếp đến các đối tƣợng nhƣ nhà cửa, các công trình, tính mạng của ngƣời dân và sức khỏe của cộng đồng. Thời gian ngập lụt lại ảnh hƣởng gián tiếp đến sự phá hủy nhƣ làm ngập úng hoa màu, gián đoạn các hoạt động kinh tế xã hội, gây ô nhiễm, bệnh dịch vv Dựa trên phƣơng pháp chồng xếp bản đồ độ sâu ngập, vận tốc lũ, thời gian ngập tiến hành xây dựng bản đồ nguy cơ lũ 1% cho vùng nghiên cứu. Các giá trị độ sâu ngập, vận tốc ngập, thời gian ngập đƣợc lấy từ kết quả đầu ra của mô hình Mike flood. Mô hình này là sự kết nối mô hình Mike 11 và Mike 21 đã đƣợc Đặng Đình Khá tiến hành xây dựng vào năm 2011 [3]. 25 Chƣơng 3 ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG DO LŨ LƢU VỰC SÔNG THẠCH HÃN - BẾN HẢI TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA CỘNG ĐỒNG Khả năng chống chịu hay khả năng thích nghi thể hiện qua các giải pháp mà con ngƣời sử dụng trƣớc, trong hoặc sau thiên tai để đối phó với các hậu quả bất lợi và là một hàm của các yếu tố xã hội [3]. Dựa vào bản đồ nguy cơ lũ 1% xác định đƣợc các xã có nguy cơ lũ cao và các xã có nguy cơ lũ thấp, vùng thƣợng lƣu, hạ lƣu để tiến hành phân tích. Ngoài việc phân tích các giá trị về kinh tế xã hội ( mật độ, tỷ lệ, vùng dân cƣ) tiến hành khảo sát thực địa các vùng trọng điểm và các khu vực lân cận để tiến hành đánh giá khả năng chống chịu. 3.1.1. Phân tích bản đồ nguy cơ lũ 1% để lựa chọn các vùng có nguy cơ tổn thƣơng Kế thừa bản đồ ngập lụt lƣu vực sông Bến Hải – Thạch Hãn tần suất 1% với hình dạng lũ là con lũ ngày 28/9 đến ngày 1/10 năm 2009 của tác giả Đặng Đình Khá [3]: có các giá trị độ sâu lớn nhất, vận tốc đỉnh lũ, thời gian ngập sâu. Lần lƣợt xây dựng các bản đồ độ sâu ngập lụt, vận tốc đỉnh lũ lớn nhất, thời gian ngập. Trên cơ sở dữ liệu giá trị độ sâu ngập lớn nhất, đƣa dữ liệu về dạng điểm thông qua phần mềm xây dựng bản đồ. Sau đó đƣa dạng điểm về dạng vùng ngập lụt và phân chia cấp độ cho hợp lý đƣợc bản đồ độ sâu ngập lụt ứng với tần suất 1% (hình 3.1). Trên hình 3.1 có thể thấy, diện ngập tập trung chủ yếu tại vùng hạ lƣu của lƣu vực cụ thể là: vùng hạ lƣu của sông Bến Hải và sông Sa Lung ngập sâu nhất từ 4 - 6m ở các xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Lâm, TT Hồ Xá. Ngập sâu 3 - 4m ở các xã Trung Hải, Vĩnh Giang, Gio Mỹ, Gio Thành, vùng tả ngạn sông Hiếu, phía Đông quốc lộ 1A, ngập sâu từ 2 - 3m. Vùng tả ngạn sông Thạch Hãn, từ thành Quảng Trị đến ngã ba sông Cam Lộ nằm giữa đƣờng sắt và sông, rộng 1,5 - 3km ngập sâu 1 - 2,5m. Vùng hữu ngạn sông Thạch Hãn, từ Cửa Việt ở phía Bắc đến tuyến đê Hải Lăng ở phía Nam, là vùng kinh tế trù phú nhất của tỉnh Quảng Trị, nhƣng là vùng trũng: sâu từ 2 - 2,5m tại thành cổ Quảng Trị, từ 2 - 3m ở Triệu Long, Triệu Hòa, Triệu Đông và từ 3 - 4m ở Triệu Độ và Triệu Đại. 26 Hình 3.1 Bản đồ độ sâu ngập lụt ứng với tần suất 1% Tƣơng tự cách làm nhƣ trên xây dựng đƣợc bản đồ vận tốc đỉnh lũ hình 3.2. Từ bản đồ vận tốc đỉnh lũ ( hình 3.2) có thể thấy: với vùng tả ngạn sông Cam Lộ và vùng tả ngạn sông Thạch Hãn, khi lũ xuống thì nƣớc tiêu úng nhanh chóng theo độ dốc ra sông. Đối với vùng hữu ngạn sông Thạch Hãn, có 2 đƣờng tiêu thoát ra biển theo 2 nhánh của sông Vĩnh Định: một hƣớng ra Cửa Việt, một hƣớng về phía Phá 27 Tam Giang. Lƣu vực sông Bến Hải và sông Sa Lung là nơi có vận tốc đỉnh lũ lớn nhất khoảng 1 - 3m/s. Các nơi khác thì vận tốc đỉnh lũ khoảng 0.2 - 0.5 m/s. Hình 3.2 Bản đồ vận tốc đỉnh lũ với tần suất 1% Thời gian ngập lụt trên địa bàn lƣu vực sông Bến Hải và Thạch Hãn là khá dài, đặc biệt là các xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Lâm, TT Hồ Xá, Vĩnh Thành của huyện Vĩnh Linh có độ dài ngập lụt lớn hơn 5 ngày. Các xã Gio Mai, Gio Thành, Gio Việt 28 của huyện Gio Linh; Triệu Phƣớc, Triệu Đông, Triệu Đại, Triệu Đô, Triệu Hòa, Triệu Tài, Triệu Thƣợng của huyện Triệu Phong; ngập lụt kéo dài 3 - 5 ngày, các xã còn lại thì ngập lụt kéo dài khoảng 1 đến 3 ngày (hình 3.3). Hình 3.3 Bản đồ thời gian ngập với tần suất 1% Do các giá trị độ sâu lớn nhất, vận tốc đỉnh lũ, thời gian ngập không cùng thứ nguyên nên để tính giá trị nguy cơ lũ, luận văn kế thừa bộ trọng số trong nghiên cứu của Mai Dang (2010) [3] đƣợc thể hiện trong bảng 3.1 29 Bảng 3.1. Trọng số của các yếu tố tạo lên nguy cơ lũ Cấp độ Độ sâu ngập Thời gian ngập Vận tốc đỉnh lũ Trọng số 0.0974 0.5695 0.3331 (m) Trọng số (ngày) Trọng số (m/s) Trọng số 1 0.5 0.0282 1 0.0425 0.0–1.0 0.0286 2 0.5–1.2 0.0596 1–5 0.0853 1.0–2.0 0.0633 3 1.2–2.0 0.1588 5–10 0.2241 2.0–3.8 0.1174 4 2.0–3.0 0.2744 >10 0.6482 3.8–5.8 0.2344 5 >3.0 0.4800 >5.8 0.5563 Trong đó, thời gian ngập lụt kéo dài với trọng số lớn là nhân tố chủ yếu trong việc xác định nguy cơ lũ do gây ra ứ đọng nƣớc lâu ngày làm ngập úng hoa màu, nhà cửa, chết vật nuôi và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội. Độ sâu ngập có trọng số là 0.0974, còn vận tốc lũ có trọng số là 0.3332 đóng vai trò quan trọng thứ 2 trong nguy cơ lũ bởi với vận tốc dòng lũ lớn sẽ quấn trôi các vật liệu nhƣ đất đá, cây cối, nhà cửa, các công trình gây nguy hiểm cho ngƣời và thiệt hại lớn về kinh tế. Kết hợp ba bản đồ trên cùng bảng trọng số ta tiến hành chồng ghép, xây dựng đƣợc bản đồ nguy cơ lũ 1% hình 3.4. Trên bản đồ nguy cơ lũ (hình 3.4) có thể thấy các xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thanh, Trung Hải, Gio Mỹ, Gio Quang, Gio Thành, Gio Mai, Triệu Độ, Triệu Đại, Triệu Hòa, là những nơi có mức nguy cơ lũ cao nhất, bởi đây là những nơi có vận tốc dòng lũ lớn và có thời gian ngập lụt kéo dài, do đó những nơi này

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvanthacsi_chuaphanloai_135_8202_1870005.pdf
Tài liệu liên quan