Luận án Nghiên cứu thực trạng và giải pháp cải thiện hoạt động Báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc tại Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

ĐẶT VẤN ĐỀ .1

Chương 1. TỔNG QUAN .4

1.1. Thử nghiệm lâm sàng thuốc và thực trạng triển khai thử nghiệm lâm sàng

thuốc tại Việt Nam .4

1.1.1. Khái niệm thử nghiệm lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng thuốc.4

1.1.2. Tình hình triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc trên Thế giới .4

1.1.3. Thực trạng triển khai và quản lý thử nghiệm lâm sàng thuốc tại Việt Nam 6

1.2. Hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm

sàng thuốc .7

1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến báo cáo biến cố bất lợi trong thử nghiệm

lâm sàng thuốc .8

1.2.2. Qui định về báo cáo bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng .9

1.2.3. Trách nhiệm các bên liên quan trong hoạt động báo cáo biến cố bất lợi

nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng.12

1.2.4. Thực trạng theo dõi, ghi nhận và báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng

trong thử nghiệm lâm sàng trên Thế giới và tại Việt Nam .13

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng

trong thử nghiệm lâm sàng .23

1.3. Các công cụ nghiên cứu về hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng

trong thử nghiệm lâm sàng.27

1.3.1. Đánh giá về tổ chức quản lý hoạt động báo cáo .27

1.3.2. Đánh giá chất lượng báo cáo đơn lẻ biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử

nghiệm lâm sàng .31

pdf206 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thực trạng và giải pháp cải thiện hoạt động Báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức hỗ trợ nghiên cứu; - Việc lấy ý kiến của HĐĐĐ cơ sở khó khăn, gây kéo dài thời gian và chậm trễ trong việc hoàn thành báo cáo. Ý kiến đại diện của người được phỏng vấn theo kết quả nghiên cứu định tính đối với các tồn tại trên được thể hiện trong bảng 3.21. Bảng 3.21. Các tồn tại về quy định, quy trình xử lý báo cáo ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược TT Những tồn tại ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo SAE Ví dụ về ý kiến của nghiên cứu viên 1 Quy định về báo cáo SAE chưa thống nhất với các tham chiếu quốc tế thường được sử dụng trong đề cương nghiên cứu “Chưa thống nhất báo cáo SAE của Bộ y tế thì có 4 trường hợp, còn nhà tài trợ họ dựa vào quy định khác nên không giống” NCV: S16 2 Quy định báo cáo SAE chưa bao phủ hết các tình huống phát sinh trong thực tiễn báo cáo “Hiện tại em biết là có hướng dẫn báo cáo SAE, nhưng nó mới chỉ bao phủ được cho SAE xảy ra ở đây thôi chứ toàn bộ phần khác là chưa có ạ. Ví dụ như SAE của nghiên cứu nhưng xảy ra ở nước ngoài mà mình được thông báo thì có phải báo cáo không” NCV: S10 3 Quy định thời hạn báo cáo SAE quá ngắn, gây áp lực “ HĐĐĐ họ không họp kịp vào ngày nghỉ 79 TT Những tồn tại ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo SAE Ví dụ về ý kiến của nghiên cứu viên về thời gian và khó thực hiện cuối tuần hay nghỉ lễ để mình gửi được văn bản cho Bộ Y tế đúng hạn được trong 7 ngày. Nên để là 7 ngày làm việc” NCV: S5 4 Quy định yêu cầu ý kiến chuyên môn của HĐĐĐ đối với mỗi báo cáo SAE là không cần thiết và không hợp lý “ HĐ cơ sở nhận báo cáo xong thường họ xem rất là qua loa. Nhiều nơi không hề tổ chức họp, nhận báo cáo rồi để đó. Như vậy ý kiến từ HĐĐĐ cơ sở chưa hẳn đúng” NCV: S10 5 Quy trình làm báo cáo SAE tại bệnh viện triển khai TNLS còn phức tạp “Làm báo cáo thì tuỳ theo bệnh viện, có bệnh viện làm rất nhanh do họ phân công nhiệm vụ cho thành viên HĐĐĐ để xem xét báo cáo, có bệnh viện thì không do cơ chế, quy trình làm việc của họ đã như vậy rồi” NCV: S13 6 Bệnh viện không có các quy trình chuẩn, chủ yếu phụ thuộc vào các tổ chức hỗ trợ nghiên cứu “ Không có quy trình. Trước đây các nghiên cứu thời gian mình làm nó có đơn vị hỗ trợ nghiên cứu. Thông thường là họ làm, mình chỉ làm chính sách, xem hồ sơ có gì thì mình thống nhất với bên họ” NCV: S8 7 Quy định gửi báo cáo SAE giấy theo đường công văn chưa thuận tiện “ Hiện nay hệ thống báo cáo chủ yếu là giấy. Thế là mất thì giờ rồi... phải viết lách rồi thì chuyển công văn. Vậy nên là so với thời hạn quy định đôi khi mình không tuân thủ được” NCV: S5 8 Việc lấy ý kiến của HĐĐĐ “ Phải chờ những người có trách nhiệm 80 TT Những tồn tại ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo SAE Ví dụ về ý kiến của nghiên cứu viên cơ sở khó khăn, gây chậm trễ hoàn thành báo cáo trong Hội đồng cơ sở đến để xử lý hồ sơ, xem xét ký duyệt, rồi lại chuyển tiếp. Thế nên là chậm cả một hệ thống” NCV: S5 3.2.1.2. Biểu mẫu báo cáo Theo các NCV tham gia phỏng vấn, biểu mẫu báo cáo SAE đóng vai trò quan trọng tới chất lượng báo cáo và việc tuân thủ thời hạn báo cáo. Các tồn tại trong hệ thống báo cáo SAE hiện tại ở Việt Nam liên quan tới biểu mẫu và ý kiến cụ thể của các NCV được tóm tắt trong bảng 3.22. Bảng 3.22 Các tồn tại về biểu mẫu báo cáo ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược TT Những tồn tại ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo SAE Ví dụ về ý kiến của nghiên cứu viên 1 Biểu mẫu báo cáo của Bộ Y tế còn phức tạp, gây khó khăn cho người làm báo cáo “Mình phải xem lại cái form, làm sao cho nó đơn giản và nó đánh đúng vào cái điểm mà mình cần ấy, tức là đủ thông tin và phải gọn gàng, sẽ dễ thực hiện hơn” NCV: S7 2 Mẫu báo cáo làm trên bản giấy mất nhiều thời gian thực hiện “Hiện nay làm báo cáo vẫn làm trên giấy, theo em nên làm online cho nhanh” NCV: S1 3 Mẫu báo cáo chưa có sự thống nhất giữa đơn vị thử nghiệm, nhà tài trợ và cơ quan quản lý “Thiết kế biểu mẫu như nào đừng để khác nhau quá Mẫu Bộ Y tế lại riêng, nhà tài trợ lại riêng” NCV: S3 81 TT Những tồn tại ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo SAE Ví dụ về ý kiến của nghiên cứu viên 4 Một số thông tin chưa được sắp xếp, thể hiện rõ ràng làm người báo cáo gặp khó khăn “Nên có form mẫu sẵnhỏi rất ngắn gọn thôi, mình chỉ cần tick vào đấy để đánh giá thôi” NCV: S3 5 Một số thông tin yêu cầu chưa phù hợp “Việc yêu cầu thông tin chi tiết về thuốc nghiên cứu như tên, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng rất là bất cập vì với nghiên cứu mù thì lại phải mở mù, làm hỏng thiết kế nghiên cứu” NCV: S3 Nhìn chung, những tồn tại trên bao gồm: - Biểu mẫu báo cáo của Bộ Y tế còn phức tạp, gây khó khăn cho người làm báo cáo; - Mẫu báo cáo làm trên bản giấy mất nhiều thời gian thực hiện; - Mẫu báo cáo chưa có sự thống nhất giữa đơn vị thử nghiệm, nhà tài trợ và cơ quan quản lý; - Một số thông tin yêu cầu trong biểu mẫu còn chưa hợp lý, ảnh hưởng đến việc thực hiện nghiên cứu; - Một số thông tin chưa được sắp xếp rõ ràng làm người báo cáo khó khăn trong việc điền đủ thông tin. 3.2.1.3. Kiến thức và thái độ của nghiên cứu viên Nghiên cứu viên là người trực tiếp tham gia nghiên cứu và cũng là người báo cáo SAE. Do đó hoạt động báo cáo SAE bị ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp bởi kiến thức, kinh nghiệm và thái độ của nghiên cứu viên. Các tồn tại hiện nay bao gồm: 82 - Nghiên cứu viên chưa nhận thức báo cáo SAE là nghĩa vụ/trách nhiệm của mình; - Nghiên cứu viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của báo cáo SAE trong việc giúp bảo đảm an toàn của người bệnh; - Nghiên cứu viên nghĩ rằng báo cáo SAE là công việc mất thời gian; - Nghiên cứu viên gặp khó khăn trong việc nhận định mối quan hệ nhân quả giữa SAE và thuốc nghiên cứu; - Nghiên cứu viên không báo cáo các SAE là diễn biến/kết cục bệnh của bệnh nhân; - Nghiên cứu viên chỉ báo cáo các SAE nghi ngờ gây ra do thuốc nghiên cứu; - Nghiên cứu viên chưa rõ về quy định và quy trình báo cáo; - Nghiên cứu viên chưa được tập huấn kỹ về quy định báo cáo SAE; - Nghiên cứu viên e ngại báo cáo do có thể ảnh hưởng tới tiến độ nghiên cứu hoặc uy tín cá nhân của nghiên cứu viên. Các tồn tại trong hệ thống báo cáo SAE hiện tại ở Việt Nam liên quan tới kiến thức thái độ của nghiên cứu viên, và ý kiến cụ thể của các nghiên cứu viên được tóm tắt trong bảng 3.23. 83 Bảng 3.23 Các tồn tại về biểu mẫu báo cáo và hình thức gửi báo cáo ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược TT Những tồn tại ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo SAE Ví dụ về ý kiến của nghiên cứu viên 1 NCV chưa nhận thức báo cáo SAE là nghĩa vụ/trách nhiệm của mình “Trong đa số trường hợp thì NCV không biết rằng nhiệm vụ của họ là phải đánh giá, báo cáo biến cố mà họ chỉ nghĩ là đấy là biến cố y khoa, chỉ cần xử trí ổn. Họ không nghĩ rằng báo cáo quan trọng” NCV: S10 2 NCV chưa nhận thức được tầm quan trọng của báo cáo SAE trong việc giúp bảo đảm an toàn của người bệnh “ Tập huấn thì cũng tập huấn rồi mà nhiều khi nó không vào đầu. Bác sỹ thì nhiều khi người ta không thấy được tầm quan trọng” NCV: S6 3 NCV nghĩ rằng báo cáo SAE là công việc mất thời gian “Quá nhiều SAE mà nếu như mà phải báo cáo hết như thế thì quá mất thời gian” NCV: S3 4 NCV gặp khó khăn trong nhận định mối liên quan giữa SAE và thuốc nghiên cứu “Cái khó khăn ở đây là đánh giá của NCV xem SAE có liên quan đến thuốc nghiên cứu hay không? Phần đấy rất mơ hồ, tiêu chí ra làm sao, có hướng dẫn nào để đánh giá?...” NCV: S10 5 NCV cho rằng các SAE là diễn biến/kết cục bệnh của “Những nghiên cứu đầu tiên thì bọn chị rất là thắc mắc. Bọn chị bảo là cái này có 84 TT Những tồn tại ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo SAE Ví dụ về ý kiến của nghiên cứu viên bệnh nhân thì không cần báo cáo khi là do bệnh của bệnh nhân nên không báo cáo” NCV: S1 6 NCV chỉ báo cáo các SAE nghi ngờ gây ra do thuốc nghiên cứu “Bệnh nhân quay trở lại thấy có phát hiện nhiễm trùng, phải nhập viện chứ uống thuốc lâu rồi đâu phải tại thuốcnên là không phải báo cáo” NCV: S6 7 NCV chưa rõ về quy định và biểu mẫu báo cáo “Biểu mẫu hướng dẫn báo cáo? Bộ chẳng có biểu mẫu nào cả. Chỉ toàn biểu mẫu của nhà tài trợ thôi” NCV: S8 8 NCV chưa được tập huấn kỹ về quy định báo cáo SAE “Có được đề cập trong tập huấn rồi nhưng mà vẫn chưa chi tiết. Cần rõ hơn nữa, ví dụ đưa ra các tình huống rồi xử trí như thế nào chứ cứ lý thuyết thế này thì thường vào đầu nó sẽ ra.” NCV: S6 9 NCV e ngại báo cáo do có thể ảnh hưởng tới uy tín cá nhân “Như anh biết đấy, đặc điểm của Việt Nam là tốt khoe xấu che, sợ trách nhiệm nên giấu thông tin” NCV: S1 3.2.1.4. Người tham gia nghiên cứu Người tham gia nghiên cứu, tuỳ theo trình độ, kiến thức và mức độ mong muốn tiếp tục được thụ hưởng các điều kiện chăm sóc của nghiên cứu có thể ảnh 85 hưởng tới chất lượng của công tác theo dõi, báo cáo SAE trong TNLS. Các tồn tại trong hệ thống báo cáo SAE hiện tại ở Việt Nam liên quan tới người tham gia nghiên cứu và ý kiến cụ thể của các nghiên cứu viên được tóm tắt trong bảng 3.24. Bảng 3.24 Các tồn tại về người tham gia nghiên cứu ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược TT Những tồn tại ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo SAE Ví dụ về ý kiến của nghiên cứu viên 1 Người tham gia nghiên cứu quên không báo cáo biến cố họ đã gặp cho bác sỹ. “Bệnh nhân có khi bị tai nạn chẳng hạn, họ cũng quên không thông báo cho mình vì họ nghĩ mình là bác sỹ tim mạch thì không liên quan, dù mình đã dặn trước là có bất thường gì cũng phải báo cáo” NCV: S12 2 Người tham gia nghiên cứu chưa được hướng dẫn đầy đủ về các dấu hiệu, triệu chứng cần phải báo cáo cho bác sỹ. “Mình không thông báo với bệnh nhân là anh vào viện cho dù vì bất cứ cái gì anh đều phải thông báo cho tôi” NCV: S3 3 Bệnh nhân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc báo cáo các dấu hiệu, triệu chứng gặp phải cho bác sỹ. “Ví dụ như bệnh nhân người ta cấp cứu không thể đi lên trên này thì người ta sẽ vào bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện huyện, có bệnh nhân người ta cẩn thận người ta đem xét nghiệm lên, còn có bệnh nhân không đem lên. Khi xét nghiệm lại thì lúc đó kết quả lại bình thường rồi” NCV:S2 4 Bệnh nhân không báo cáo SAE cho “Nhiều bác tham gia nghiên cứu COPD rất phấn khởi vì tham gia nghiên cứu được dùng thuốc miễn 86 TT Những tồn tại ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo SAE Ví dụ về ý kiến của nghiên cứu viên NCV vì muốn tiếp tục tham gia TNLS. phí lại được gọi điện thăm hỏi, mời đến khám thường xuyên. Có khi các bác mừng quá gặp SAE cũng không dám báo cáo vì sợ bị cho ra khỏi nghiên cứu” NCV: S8 Nhìn chung, những tồn tại trên bao gồm: - Người tham gia nghiên cứu quên không báo cáo biến cố họ đã gặp cho nghiên cứu viên; - Người tham gia nghiên cứu chưa được hướng dẫn đầy đủ về các dấu hiệu triệu chứng cần phải báo cáo cho nghiên cứu viên; - Người tham gia nghiên cứu chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc báo cáo các dấu hiệu - triệu chứng gặp phải cho nghiên cứu viên; - Người tham gia nghiên cứu không báo cáo SAE cho nghiên cứu viên vì muốn tiếp tục tham gia thử nghiệm. 3.2.1.5. Yếu tố khác Bên cạnh đó, nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra một số tồn tại khác ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo SAE trong TNLS thuốc hóa dược, được tóm tắt trong bảng 3.25. 87 Bảng 3.25 Các tồn tại khác ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược TT Những tồn tại ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo SAE Ví dụ về ý kiến của nghiên cứu viên 1 NCV không nhận được phản hồi khi gửi báo cáo SAE “ Báo cáo cho nhà tài trợ họ rất quan tâm và họ phản hồi nhanh lắm còn gửi lên Bộ Y tế thì không thấy phản hồi, có khi chỉ lưu thế thôi” NCV: S6 2 Công việc chuyên môn của NCV quá tải khiến họ gặp khó khăn để làm tốt báo cáo SAE “ Thật sự là rất vất vả vì tham gia thử nghiệm thường là các bác sỹ điều trị. Làm báo cáo, rồi nhập dữ liệu, phần lớn đều phải làm ngoài giờ,rất mất thời gian khiến cho nhiều khi họ oải” NCV: S7 Những tồn tại trên bao gồm: - NCV không nhận được phản hồi khi gửi báo cáo SAE; - Công việc chuyên môn của NCV quá tải khiến họ gặp khó khăn để làm tốt báo cáo SAE; - Bộ phận chuyên trách hỗ trợ triển khai TNLS nói chung và báo cáo SAE nói riêng tại các bệnh viện chưa có. 3.2.1.6. Khung lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo SAE trong TNLS thuốc hóa dược tại Việt Nam Qua nghiên cứu định tính, giả thuyết về khung lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo SAE trong TNLS thuốc hóa dược tại Việt Nam được xây dựng tại Hình 3.7. 88 Hình 3.7 Khung lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược tại Việt Nam Hoạt động báo cáo SAE trong TNLS thuốc tại Việt Nam Quy định, quy trình báo cáo Biểu mẫu báo cáo Quy định chưa thống nhất quốc tế Quy trình phức tạp qua nhiều bước trung gian Hình thức báo cáo giấy chưa thuận tiện Thời hạn quá ngắn Biểu mẫu phức tạp Biểu mẫu chưa thống nhất Kiến thức, thái độ NCV Người tham gia nghiên cứu NCV chưa nhận thức được tầm quan trọng của báo cáo Chưa được hướng dẫn đầy đủ Sắp xếp thông tin chưa rõ ràng Yếu tố khác NCV thiếu kiến thức về báo cáo SAE dẫn đến báo cáo thiếu NCV e ngại báo cáo SAE ảnh hưởng tiến độ/ uy tín Chưa nhận thức được tầm quan trọng Che giấu vì muốn tiếp tục tham gia NC NCV không nhận được phản hồi NCV quá tải công việc chuyên môn Quên báo cáo 89 3.2.2. Nghiên cứu định lượng một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược Từ giả thuyết về khung lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo SAE trong TNLS thuốc hóa dược tại Việt Nam xác định được từ nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng được tiến hành để khẳng định giả thuyết, xếp loại mức độ ảnh hưởng. 3.2.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Với 215 phiếu khảo sát, sau khi sàng lọc, 13 phiếu bị loại vì khuyết thiếu dữ liệu. Kết quả có 202 phiếu được sử dụng để phân tích dữ liệu. Thông tin về mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.26. Bảng 3.26 Đặc điểm mẫu nghiên cứu (n=202) STT Đặc điểm cá nhân Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính 1 Nam 88 44 2 Nữ 114 56 Độ tuổi 1 19 đến 29 tuổi 57 28 2 30 đến 39 tuổi 84 42 3 40 đến 49 tuổi 41 20 4 ≥ 50 tuổi 20 10 Thời gian làm việc 1 1 đến 5 năm 65 32 2 6 đến 10 năm 61 30 3 Trên 10 năm 76 37 Trình độ chuyên môn 1 Tiến sĩ 13 6 2 Thạc sĩ 69 34 90 STT Đặc điểm cá nhân Tần số Tỷ lệ (%) 3 Đại học 64 32 4 Chuyên khoa 1 31 15 5 Chuyên khoa 2 21 11 6 Cao đẳng 4 2 7 Trung học 0 0 Chuyên ngành tốt nghiệp đại học 1 Dược sĩ 14 7 2 Bác sĩ 158 78 3 Điều dưỡng 20 10 4 Khác 10 5 Số TNLS thuốc hóa dược tham gia đã được nghiệm thu/kết thúc 1 Chưa lần nào 13 6 2 1 nghiên cứu 99 49 3 2 nghiên cứu 47 23 4 3 nghiên cứu 23 12 5 Từ 4 nghiên cứu trở lên 20 10 Số TNLS thuốc hóa dược đang tham gia 1 Không nghiên cứu nào 3 1 2 1 nghiên cứu 105 52 3 2 nghiên cứu 51 25 4 3 nghiên cứu 29 14 5 Từ 4 nghiên cứu trở lên 14 7 Kết quả cho thấy trong 202 NCV tham gia trả lời câu hỏi, tỷ lệ NCV là nam gần tương đương nữ (44% là nam, 56% là nữ). Gần một nửa người tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi (42%); số người có độ tuổi từ 19 đến 29 tuổi tương đương người có độ tuổi từ 40 đến 49 tuổi (chiếm lần lượt là 28% và 91 20%), có 17 NCV chiếm 10% NCV có độ tuổi trên 50 tuổi. Các NCV tham gia trả lời có kinh nghiệm trên 10 năm là nhiều nhất là 76 NCV chiếm 37%. Số NCV có kinh nghiệm từ 1 đến 5 năm tương đương với số NCV có kinh nghiệm từ 6 đến 10 năm lần lượt là 65 NCV và 61 NCV chiếm 32% và 30%. Đa số NCV có trình độ đại học và thạc sỹ chiếm 34% và 32%, trình độ tiến sĩ chiếm 6%, chuyên khoa 1 chiếm 15%, chuyên khoa 2 chiếm 11%, chỉ có 2% NCV là có trình độ cao đẳng, không NCV nào có trình độ trung cấp. Gần 80% NCV (158 NCV) tham gia trả lời câu hỏi là bác sĩ, dược sĩ chiếm 7%, 20 điều dưỡng (10%) và có 10 NCV (5%) là có chuyên ngành khác (Kĩ thuật viên, Công nghệ sinh học). Gần một nửa NCV (99 người) đã tham gia 1 nghiên cứu mà đã nghiệm thu, 23% NCV có 2 TNLS tham gia đã được nghiệm thu/kết thúc, 12% NCV có 3 TNLS và có 10% tương đương 20 NCV có 4 TNLS tham gia đã được nghiệm thu/kết thúc. Số NCV đang tham gia 01 TNLS chiếm một nửa (52%), 25% NCV đang tham gia 2 nghiên cứu, 14 % (29 NCV) đang tham gia 3 nghiên cứu và 7% (14 NCV) đang tham gia tới 4 nghiên cứu. 3.2.2.2. Kiểm định thang đo 25 biến độc lập và 3 biến phụ thuộc được sử dụng để thiết kế bộ câu hỏi sử dụng thang đo Likert khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo SAE trong TNLS thuốc hóa dược được trình bày trong bảng 3.27 dưới đây: Bảng 3.27 Kí hiệu cho các biến quan sát STT Yếu tố ảnh hưởng Kí hiệu 1 Quy định, quy trình gửi báo cáo QĐ (1,2,3...8) 2 Biểu mẫu báo cáo và phương thức gửi BM (1,2,3,4) 3 Kiến thức và thái độ KT(1,2...9) 4 Người bệnh tham gia vào nghiên cứu YTNB (1,2,3,4) 5 Yếu tố khác YTK (1,2) 6 Đánh giá chung ĐGC (1,2,3) 92 Trước khi tiến hành phân tích khám phá nhân tố, độ tin cậy của thang đo được kiểm định. Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của thang đo dùng cho khảo sát. Kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s alpha của các nhóm nhân tố đều lớn hơn 0,6; hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 ngoại trừ 2 biến bị loại (KT1: Báo cáo SAE là nghĩa vụ/trách nhiệm của Nghiên cứu viên và KT2: Việc báo cáo SAE giúp bảo vệ quyền lợi và an toàn của người bệnh). Thang đo đáp ứng được tiêu chí về độ tin cậy để tiến hành phân tích sâu hơn. 3.2.2.3. Phân tích khám phá nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo SAE Kết quả kiểm định Bartlett và hệ số KMO để đánh giá tính phù hợp của phân tích nhân tố và tính tương tương quan tổng thể của 25 biến độc lập được trình bày trong bảng 3.28. Bảng 3.28 Kiểm định Bartlett và hệ số KMO TT Hệ số Giá trị 1 KMO 0,76 2 Sig. 0,000 Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát được trình bày trong bảng 3.29. Bảng 3.29 Hệ số tải nhân tố các biến quan sát trong xác định yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng Biến quan sát Nhân tố 1 2 3 4 5 QĐ4 0.673 QĐ1 0.669 QĐ3 0.659 QĐ5 0.600 QĐ2 0.587 QĐ7 0.583 93 Biến quan sát Nhân tố 1 2 3 4 5 QĐ8 0.569 QĐ6 0.561 BM1 0,799 BM3 0,793 BM4 0,776 BM2 0,752 KT4 0,738 KT3 0,695 KT5 0,665 KT8 0,618 KT6 0,589 KT9 0,587 KT7 0,564 YTNB4 0,800 YTNB3 0,800 YTNB1 0,777 YTNB2 0,722 YTK1 0,863 YTK2 0,843 Giá trị Eigenvalues 4,439 2,942 2,432 1,958 1,425 Phương sai trích cộng dồn 17,755 29,524 39,252 47,083 52,783 Kết quả nghiên cứu cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp để phân tích yếu tố khám phá: hệ số KMO = 0,760 nằm trong khoảng [0,5-1,0]; các biến quan sát có hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5. Các biến có tương quan với nhau trong tổng thể (Mức ý nghĩa thống kê của kiểm định Bartlett <0,01). Phương sai cộng dồn là 52,783% (> 50%). Như vậy có 5 nhân tố được rút ra có ảnh hưởng tới 94 hoạt động báo cáo SAE tại Việt Nam với giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 và giải thích được 52,783% sự biến thiên của phương sai, bao gồm: 1. Quy định, quy trình báo cáo; 2. Biểu mẫu báo cáo và phương thức gửi; 3. Kiến thức và thái độ; 4. Người bệnh tham gia nghiên cứu; 5. Yếu tố khác. 3.2.2.4. Phân tích mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố tới hoạt động báo cáo SAE TNLS thuốc hóa dược Mức độ ảnh hưởng của 5 yếu tố tới hoạt động báo cáo SAE trong TNLS thuốc hóa dược dựa trên kết quả phân tích Hồi quy tuyến tính được trình bày trong bảng 3.30. Bảng 3.30 Phân tích hồi quy tuyến tính các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược Hệ số B Hệ số Beta Sig. VIF Quy định quy trình (X1) 0,38 0,44 <0,01 1,04 Biểu mẫu báo cáo (X2) 0,29 0,42 <0,01 1,09 Kiến thức thái độ NCV (X3) 0,23 0,27 <0,01 1,22 Yếu tố người bệnh (X4) 0,07 0,10 0,02 1,09 Yếu tố khác (X5) 0,07 0,12 0,01 1,11 Hệ số R2 hiệu chỉnh 0,636 Hệ số Sig.F của mô hình 0,000 Kết quả nghiên cứu cho thấy: - 5 yếu tố trong mô hình ảnh hưởng tới 63,6% hoạt động báo cáo SAE trong TNLS thuốc hóa dược tại Việt Nam (R2 hiệu chỉnh bằng 0,636). - Mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được (mức ý nghĩa thống kê của kiểm định F bằng < 0,001). 95 - Cả 05 yếu tố đều ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới hoạt động báo cáo SAE trong TNLS thuốc hóa dược (Mức ý nghĩa thống kê đều <0,05). - Thứ tự mức độ ảnh hưởng từ mạnh nhất tới yếu nhất của các 05 yếu tố tới hoạt động báo cáo SAE trong TNLS theo giá trị của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta là: Quy định, quy trình (0,44) > Biểu mẫu báo cáo (0,42) > Kiến thức và thái độ của nghiên cứu viên (0,27) > Yếu tố khác (0,12) > Yếu tố người bệnh (0,10). - Xin ý kiến chuyên gia về ảnh hưởng của 5 yếu tố trên đối với hoạt động báo cáo SAE trong TNLS thuốc hóa dược tại Việt Nam và lựa chọn yếu tố ưu tiên phù hợp thực tiễn Việt Nam. Từ đó, tư vấn cho Cục KHCN&ĐT làm cơ sở để Cục triển khai một số giải pháp cải thiện hoạt động báo cáo SAE trong TNLS thuốc hóa dược tại Việt Nam. 3.3. Bước đầu đánh giá hiệu quả của một số giải pháp cải thiện hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược tại Việt Nam 3.3.1. Một số giải pháp cải thiện hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược Dựa trên kết quả nghiên cứu về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo SAE trong TNLS thuốc hóa dược tại Việt Nam, Cục KHCN&ĐT - Bộ Y tế đã tiến hành triển khai một số giải pháp cải thiện hoạt động báo cáo SAE trong TNLS thuốc. Các nhóm giải pháp đã triển khai được trình bày trong Bảng 3.31 và nội dung chi tiết được trình bày tại Phụ lục 7. 96 Bảng 3.31 Một số giải pháp cải thiện hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc được đề xuất và thực hiện Nhóm giải pháp Giải pháp do nghiên cứu đề xuất Giải pháp do Cục KHCN&ĐT triển khai Mục đích Tổ chức quản lý, kiểm tra giám sát Ban hành quy định, xây dựng quy trình hướng dẫn báo cáo SAE trong TNLS thuốc Ban hành Quyết định số 62/QĐ- K2ĐT ngày 2/6/2017 của Cục trưởng Cục KHCN&ĐT – Bộ Y tế hướng dẫn báo cáo SAE trong TNLS thuốc (Hiện nay, các nội dung trong Quyết định này đã được đưa vào Thông tư số 29/TT-BYT Quy định về thử thuốc trên lâm sàng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành vào ngày 29/10/2018). Tăng số lượng báo cáo SAE, tăng loại báo cáo SAE có ý nghĩa y khoa trong cơ cấu báo cáo, tăng số báo cáo tuân thủ thời hạn. Ban hành quy trình (SOP) về báo cáo SAE trong TNLS thuốc. Tăng số báo cáo tuân thủ thời hạn, tăng số lượng báo cáo. Xây dựng phần mềm báo cáo SAE online và đưa vào thử nghiệm từ tháng 8/2017. Tăng số báo cáo tuân thủ thời hạn. Sửa đổi, bổ sung biểu mẫu báo cáo SAE trong TNLS thuốc Sửa đổi và ban hành biểu mẫu báo cáo SAE trong TNLS thuốc tại Quyết định số 62/QĐ-K2ĐT ngày 2/6/2017. Tăng số lượng báo cáo SAE, đặc biệt tăng chất lượng báo cáo và số báo cáo tuân thủ thời hạn. 97 Nhóm giải pháp Giải pháp do nghiên cứu đề xuất Giải pháp do Cục KHCN&ĐT triển khai Mục đích Giám sát hỗ trợ kỹ thuật chuyên đề về báo cáo an toàn trong TNLS thuốc Bắt đầu tiến hành các đợt giám sát chuyên đề về báo cáo SAE trong TNLS từ tháng 6/2015, tập trung thường xuyên hơn đối với các TNLS được tài trợ bởi các công ty dược, các bệnh viện chưa thành lập CRU, các TNLS thuốc điều trị ung thư v.v... Tăng số lượng báo cáo, số báo cáo SAE từ các TNLS được tài trợ bởi các công ty dược và các bệnh viện chưa thành lập CRU, các TNLS thuốc điều trị ung thư Nguồn lực Đào tạo, tập huấn về báo cáo an toàn trong TNLS thuốc - Phối hợp các chuyên gia xây dựng chương trình đào tạo chuyên đề về báo cáo an toàn trong TNLS thuốc. - Tiến hành 04 khóa đào tạo cho 180 NCV tham

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_thuc_trang_va_giai_phap_cai_thien_hoat_do.pdf
Tài liệu liên quan